Ông Bình có cái giếng trong nhất xóm. Bên giếng có cây khế ngọt, mỗi năm hai mùa, mùa nào cũng sai quả. Bọn trẻ chúng tôi thường rủ nhau, sau khi đi học về là sang nhà ông Bình gánh nước. Thường khi nhà ông vắng người, thế nào chúng tôi cũng vặt trộm dăm ba quả khế nhét vào túi quần, về nhà đánh chén. Ông có con Liên, tuổi mới 11, 12 như bọn tôi nhưng tính xởi lởi, khi bắt gặp bọn này hái trộm nó cũng cho quạ Có lần nó còn dấu bố mẹ hái thêm cho chúng tôi nữa.

Bố mẹ nó giàu, có nhà mái bằng, sân láng xi măng. Hệ thống nhà bếp, nhà vệ sinh mới xây, quét màu xanh da trời trông mát mắt. Quanh vườn nhà nó đủ cái loại cây trái trong xóm ít người có, như hồng xiêm, táo, mận, vú sữa, đào Huế. Hàng rào quanh vườn không xây tường mà trồng chè mạn hảo dày gang tay, cắt xén thẳng băng. Ngoài đường vào sân có cổng sắt, hai bên có cột hoa giấy đỏ rực quanh năm. Bọn tôi chỉ biết nhà ông Bình giàu có, ăn ở ngăn nắp, sạch sẽ. Những người ở thành phố về thăm quê cứ gọi nhà ông là biệt thự.

Từ hôm có mệ nó về ở, trông con Liên vui hẳn lên. Khi nào cũng nghe nó gọi: "Mệ Ơi! Cháu mặc áo này có đẹp không? Mệ Ơi! Đem cháu múc nước chọ Mệ Ơi! Mời mệ vô ăn cơm".

Nhưng trái lại, hai vợ chồng ông Bình thì cáu gắt luôn. Ngày nào bọn tôi cũng chứng kiến nhiều cảnh lạ mà trước đây không thấy. Ông làm cán bộ thuế trên huyện, bà có sạp vải trên chợ. Trước đây, nhà cửa ông cũng loàng xoàng như hầu hết các nhà trong xóm. Ba năm trở lại đây, ông giàu hẳn lên, người ta bảo nhất nhì trong xã.

Ông có hai người con. Anh trai đầu, đang học đại học tài chính hệ B ngoài Bắc. Còn Liên thì học cấp hai trường làng với bọn tôi.

Có khi Liên đang giúp mệ múc nước giặt quần áo thì ông gọi gắt lên: "Để mệ làm, mày vào học bài đi". Khi mệ nấu cơm, nó giúp chẻ củi, nhen lửa ông cũng không cho: "Mày ra quét nhà, quét sân đi, mỗi người một việc". Mẹ nó còn ác hơn, mệ thèm trầu, mẹ nó không mua, bảo không còn tiền lẻ. Mùa rét mệ chỉ mặc mỗi một cái áo bông cũ từ hồi nảo hồi nào. Mệ phải lum khum vá lại những chỗ sờn vai, bông lòi ra. Thế mà mẹ nó chẳng mua cho mệ cái áo khác. Ba nó thì sợ mẹ nó một phép, bỏ mặc mệ sống lay lắt qua ngày.

Thấy ba mẹ đối xử với mệ như vậy, con Liên buồn lắm. Khi bố mẹ nó đi làm, nó cố sao để giúp mệ đỡ khổ, mỗi lần thấy mệ chảy nước mắt, nó dỗ mệ nín đi. Nó lấy khăn lau nước mắt cho mệ rồi gạn hỏi: "Vì sao mệ khóc? Mệ ghét cháu phải không?". Mệ Ôm lấy nó, hai tay vỗ vỗ vào lưng rồi hôn lên đầu nó". Mệ không ghét gì cháu cả. Mệ thương hơn thì có".

- Hay bố mẹ cháu không thương mệ?

- Bố mẹ cháu thương mệ nên cho mệ về ở với cháu.

- Sao mẹ không mua áo quần mới cho mệ? Nó hỏi dồn, mệ trả lời không kịp.

- Rồi mệ sẽ mua, ngoài chợ họ chưa bán. Mẹ mặc như ri cũng ấm rồi.

- Rứa mệ có ở mãi với cháu không?

Hai tay bà cụ run run, vỗ về nó, nước mắt lại ứa ra:

-Các chú Bằng, chú Thành cũng thương mệ nên mệ phải ở mỗi nhà một tháng.

Nghe mệ nói, nó hình dung cảnh bà mệ già đã bảy mươi, phải chống gậy đi từ xóm này qua xòm khác, mùa nẵng cũng như mùa mưa. rồi nó liên tưởng đến mẹ nó, đến nó nữa cũng chịu số phận như thế hay sao? Nó chưa hiểu hết nỗi cực nhọc của mệ. Chỉ nghe mệ Chư bên xóm kể rằng: Mệ Bình sinh năm lần, chỉ nuôi được bạ Khi bố lên mười lăm và chú Thành lên ba thì ông nội mất. Một mình mệ mò cua bắt ốc nuôi con. Đời mệ cực nhất làng. Nay đứa con nào cũng ăn nên làm ra, nhà cao cửa rộng, trong nhà không thiếu gì, mà người sinh ra mình thì sống như vậy!

Nó mong làm sao mau lớn để nuôi mệ Ở với mình một chỗ mệ khỏi phải đi lại.

Rồi một hôm, bọn tôi sang gánh nước như mọi hôm. Mệ đang quét dọn quanh giếng, bỗng ngưng tay nhìn lên trời rồi hỏi chung một câu:

- Hôm nay ngày mấy tây rồi các cháu. Chúng tôi ngơ ngác chẳng biết mệ hỏi ngày tháng để làm gì. Con Vân nhanh miệng thưa lại:

- Hôm nay thứ sáu, ngày 30 tháng 9 rồi mệ ạ!

Mệ chỉ ở hai tiếng nho nhỏ rồi lại cúi đầu cầm chổi quét. Mờ sáng hôm sau, khi bọn tôi sắp đi học thì nghe phía nhà ông Bình có tiếng khóc. Đúng là tiếng khóc của con Liên:

- Mệ Ơi! Mệ đừng đi!

Hết