Chương 1

Những ánh nắng vàng vọt của buổi chiều sắp tắt lịm. Hoàng hôn đang chập chờn buông xuống, bao trùm lấy khu phố ngoại ô yên ả. Tiếng đàn Piano vang lên khi trầm, khi bổng khiến ai nghe thấy đều não lòng. Một cô gái với gương mặt buồn bã đã say sưa đàn mà quên cả thời khắc giao chuyển giữa ngày và đêm.

Từ phía sau của một ngôi nhà xinh đẹp nằm ven đường, giọng một người đàn bà vẫy gọi:

- Nhã Thư! Ăn cơm thôi, con à.

Nhã Thư vẫn miên man đưa tay lướt đều trên những phím đàn như không nghe thấy tiếng gọi.

- Mẹ gọi con, con có nghe không Nhã Thư?

Đến lúc này, Nhã Thư mới nhẹ giọng:

- Con nghe rồi, nhưng mẹ hãy ăn cơm trước đi, con chưa muốn ăn đâu.

Bà Ngọc Trâm định bỏ mặc đứa con gái yêu của mình. Bà ngồi vào bàn ăn với vẻ mặt nghiêm nghị, nhưng đầy phúc hậu. Bà cầm lấy chén cơm mà không sao nuốt nổi những hạt cơm nóng hổi kia. Bà nhẹ nhàng đến chỗ Nhã Thư:

- Con đừng mãi đàn như thế. Tiếng đàn không làm con vơi được nỗi buồn đâu. Điều quan trọng bây giờ là con phải biết giữ gìn sức khỏe và biết vươn lên trong cuộc sống này.

Tiếng đàn ngưng hẳn. Nhã Thư với đôi mắt tròn xoe buồn xa xăm. Bà Ngọc Trâm ôm Nhã Thư nói tiếp:

- Hoàn cảnh nhà mình không còn giàu có như trước nữa. Sản nghiệp cùng với ngưới cha của con đã ra đi vĩnh viễn. Rất may là mẹ vẫn còn có con cùng ngôi nhà nhỏ bé này.

Nhã Thư khóc nức nở trong vòng tay mẹ:

- Thôi, mẹ đừng nói nữa! Con đã biết mình phải làm gì trong thời gian sắp tới rồi.

- Giờ con hãy vì mẹ mà dùng cơm đi nhé.

Nhã Thư đi bên mẹ đến bàn ăn. Bao nỗi âu lo đang vây lấy cô. Từ một tiểu thư ngày nào, giờ đây Nhã Thư phải tự tay lo cho cuộc sống của mình và cả cuộc sống của bà Ngọc Trâm nữa. Thật khó khăn ... Càng nghĩ, Nhã Thư càng không thể nào ăn thêm một miếng cơm nào.

Bà Ngọc Trâm gắng ép:

- Ăn thêm đi con. Mới ăn có một chén thì làm sao no được.

Nhìn mẹ, Nhã Thư gượng cười:

- Con no rồi, mẹ cứ ăn đi.

- Nói thật không đấy? Hay dối mẹ để ăn kiêng?

- Mẹ không thấy dạo này con ốm đi nhiều rồi sao mà ăn kiêng?

- Mẹ nói cho vui vậy mà. Con còn phải cố ăn nhiều hơn nữa kìa.

Nhã Thư rời khỏi bàn ăn. Cô đến nhà khách lấy ra một chồng báo. Cô xem hết tờ báo này đến tờ báo khác, và chỉ để mắt ngắm nghía vào những trang tuyển dụng người làm. Nhã Thư xem xong hết những tờ báo, nhưng cứ lắc đầu.

- Tìm việc sao khó khăn thế này? Giá như cha ta còn sống thì đâu phải vất vả.

- Con lẩm bẩm chuyện gì thế?

- Con đang tìm một công việc từ báo chí, nhưng thật khó mẹ ạ.

- Thật tội nghiệp cho con! Mẹ cứ nghĩ trong đời con sẽ luôn được sung sướng chứ đâu phải bận bịu từ những chuyện này.

Nhã Thư nhắm nghiền mắt lại xua tan bao nỗi lo âu, mong sẽ kéo lại cho tâm hồn mình chút thanh thản.

- Đừng bận tâm về con, mẹ hãy nghĩ về mình chút đi. Có bao giờ mẹ làm việc gì đâu mà giờ đây một tay mẹ phải gánh lấy mọi công việc nhà. Nghĩ mà con cảm thấy xót xa cho mẹ. Công việc có làm cho mẹ mệt không?

Bà Ngọc Trâm đưa tay vuốt nhẹ mái tóc Nhã Thư. Bà sung sướng khi được con quan tâm đến mình. Bà mỉm cười:

- Chính con và công việc đã làm cho mẹ sống không nhàm chán. Nếu không, chắc mẹ đã ngã gục.

Nhã Thư đến vén bức màn cửa sổ đưa mắt ngắm bầu trời đầy sao. Đôi mắt long lanh như giọt sương đêm chất chứa nỗi u buồn của Nhã Thư.

- Con luôn nhớ đến cuộc sống trước đây của gia đình mình, thật vui, thật hạnh phúc ... ấm áp trong tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng rồi mọi thứ đã ra đi chỉ còn lại mẹ con ta trong sự đơn côi. Quả là cuộc đời như một giấc chiêm bao, không ai có thể đoán trước được điều gì. Sau giấc chiêm bao ấy là gì, hả mẹ?

- Là cuộc sống thật mà con phải đối diện.

Nhã Thư cười buồn:

- Con đã sống quá ỷ lại nên con đã phải chới với, lúng túng như lúc này. Giá như trước đây con biết tự lập thì mọi chuyện đã tốt hơn nhiều.

Bà Ngọc Trâm cười đầy lạc quan:

- Đừng quá bi quan, con gái ạ. Dẫu sao con cũng đã chuẩn bị tốt cho cuộc đời của mình bằng tấm bằng đại học, khả năng ngoại ngữ và cả kiến thức vi tính .... Chẳng lẽ những thứ ấy không giúp cho con tìm một việc làm tốt sao?

Không tin vào khả năng của mình, Nhã Thư nhún vai:

- Con là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học, trong khi đó các nhà tuyển dụng thì đa số đòi hỏi những người xin việc phải có kinh nghiệm. Vả lại, từ trước tới giờ, con chỉ biết ăn rồi học, luôn là một tiểu thư ru rú ở trong nhà bên cha mẹ ... Coi bộ mọi chuyện đối với con phức tạm đấy, nhưng con vẫn luôn hy vọng vào điều may mắn.

- Mẹ rất vui khi thấy con biết suy nghĩ thế. Bắt đầu từ ngày mai, mẹ sẽ làm một cái gì đó có ý nghĩa hơn.

Hơi ngạc nhiên, Nhã Thư trố mắt nhìn mẹ:

- Mẹ có thể làm gì?

- Mẹ sẽ làm bất cứ việc gì nếu có thể. Bắt đầu từ ngày mai, mẹ sẽ đi tìm và lãnh hàng về nhà may hoặc thêu gia công gì đó. Đó là nghề truyền thống mà ông bà ngoại đã dạy lại cho mẹ, nhưng từ khi về làm vợ ba con, mẹ không phải may vá gì cả.

Nắm lấy tay mẹ, Nhã Thư buồn bã:

- Thật tội nghiệp cho mẹ!

- Và cả con nữa chứ.

- Mẹ ngồi xuống đi, con sẽ đàn cho mẹ nghe.

- Quả là mẹ không hổ thẹn về con chút nào, một đứa con gái quá tài giỏi.

- Mẹ quá khen, chứ con có tài giỏi gì.

Nhã Thư nhẹ nhàng ngồi xuống bên chiếc đàn Piano - kỷ vật duy nhất mà cha cô đã để lại cho cô. Tiếng đàn vang lên theo một điệu nhạc buồn. Qua tiếng đàn, bà đã thấy và hiểu được nỗi lòng của Nhã Thư. Bà nghe mà lòng buồn càng thêm buồn.

Màn đêm buông xuống bao trùm vùng ngoại ô yên tĩnh. Từng cơn gió thổi vào ô cửa sổ khiến Nhã Thư lạnh đến run người. Tay cô run run gõ nhẹ từng phiếm đàn. Bà Ngọc Trâm choàng nhẹ chiếc áo len qua đôi vai nhỏ nhắn của cô con gái:

- Trời rất lạnh, con hãy mặc chiếc áo này vào.

Nhã Thư từ tốn:

- Cám ơn mẹ. Mẹ nên đi nghỉ sớm để ngày mai chuẩn bị cho công việc tốt hơn.

Bà Ngọc Trâm vẻ lo âu:

- Từ lúc công ty nhà mình phá sản, rồi cha con mất, mẹ con mình chuyển ra vùng ngoại ô này sinh sống chỉ hơn tháng nay, sao mẹ chẳng thấy bạn bè con lui tới chơi?

Suy nghĩ một lát, Nhã Thư trầm ngâm:

- Con không biết. Nhưng con không trách họ. Dẫu sao cuộc sống yên ổn đối với con lúc này sẽ dễ chịu hơn.

- Chắc có lẽ những anh chàng từng đeo đuổi con khi nghe tin nhà mình làm ăn suy sụp thì đã rút lui hết rồi chứ gì? Thời buổi kinh tế thị trường, mẹ thấy hình như tình yêu cũng chạy theo lợi nhuận.

- Mẹ đừng vội kết luận như thế. Vả lại, con làm gì có anh chàng nào khi mà luôn phải chịu sự giám sát của mẹ.

- Con trách mẹ à?

- Không. Ngược lại, mẹ đã đem đến cho con những điều tốt lành.

Nhìn Nhã Thư một hồi lâu, bà Ngọc Trâm buông giọng xót xa:

- Dạo này con ốm quá. Con đừng mải mê đàn mà quên đi những giấc ngủ. Điều đó sẽ rất có hại cho sức khỏe.

- Mẹ nhắc con phải tranh thủ đi ngủ chứ gì? Thế còn mẹ?

Bà Ngọc Trâm mỉm cười:

- Con nhỏ này ... thì giờ mẹ đi ngủ đây.

Bà Ngọc Trâm vừa bước đi thì bỗng nghe tiếng gõ cửa.

Cốc ... Cốc ... Cốc ...

Từ lúc chuyển đến căn nhà ngoại ô này sống, bà Ngọc Trâm chưa đón bất kỳ người thân hay người bạn nào đến thăm kể cả Nhã Thư cũng thế. Tiếng gõ cửa vào lúc ban đêm này, khiến hai mẹ con bà Ngọc Trâm ngạc nhiên nhìn nhau.

- Con hẹn bạn đến nhà sao?

- Dạ không. Con có hẹn ai đâu.

Tiếng gõ cửa bên ngoài cứ vang lên. Vẻ sợ hãi, bà Ngọc Trâm cất giọng hỏi:

- Ai? Ai ở ngoài cửa đấy?

Giọng một người thanh niên từ cửa nói vọng vào:

- Con đây. Con là Đứa Huy đây mà, sao bác có vẻ hoảng sợ vậy?

Hai mẹ con bà Ngọc Trâm thở phào nhẹ nhõm khi biết đó là Đức Huy, con của ông bà Đông Hà vừa là người bạn láng giềng trong khu phố cũ, lại là người bạn thân của gia đình bà. Mừng rỡ, Nhã Thư không ngần ngại mở toang cánh cửa.

- Đức Huy! Ngọn gió nào đã đưa anh đến đây vậy?

Tay bắt mặt mừng, Đức Huy bảo khẽ:

- Vào nhà đi, rồi chúng ta sẽ nói chuyện.

Bà Ngọc Trâm vui vẻ:

- Bác rất mừng khi được con đến đây thăm mẹ con bác. Con hãy ngồi xuống đi.

Đức Huy nhẹ nhàng:

- Cám ơn bác. Bác cứ để con tự nhiên.

- Anh dùng nước đi, Đức Huy.

- Cám ơn em.

Bà Ngọc Trâm tỏ ra rất vui mừng khi gặp lại Đức Huy. Bà luôn miệng hỏi:

- Dạo này, ba mẹ con có khỏe không?

- Dạ, ba mẹ con vẫn khỏe và luôn nhắc đến bác cùng Nhã Thư. Ba mẹ con còn nói, khi nào rảnh sẽ đến thăm bác. Bác và Nhã Thư sống ở đây như thế nào?

- So với hoàn cảnh trước đây của gia đình bác, thì với căn nhà nhỏ này cùng bao tiện nghi đó, quả là một trời một vực. Nhưng những gì còn sót lại sau việc làm ăn thất bại ... như thế này đối với bác là tốt lắm rồi. Nói chung về đây sống, bác thấy mọi thứ ở đây đều mới mẻ, bác và Nhã Thư sẽ cố gắng thích nghi. Còn con, công việc ra sao rồi?

- Khi bác và Nhã Thư dọn đi, con rất lo lắng. Nhã Thư có cho con địa chỉ, nhưng con không có thời gian rảnh để đến thăm bác và Nhã Thư được. Nói thật là con vừa tốt nghiệp đại học và xin được việc làm ở một bệnh viện công lập, lương cũng đủ sống, bác ạ.

Nghe Đức Huy noi thế, bà Ngọc Trâm chợt nghĩ đến Nhã Thư. Bà chắt lưỡi:

- Với tướng mạo cao ráo, điển trai như con cùng tấm bằng đại học Y khoa thì nói sao con không dễ tìm được việc làm chứ. Còn Nhã Thư nhà bác ...

Đức Huy nở nụ cười tươi:

- Bác cứ yên tâm, con sẽ cố gắng giúp Nhã Thư.

- Con nói thế thì bác cũng yên lòng. Thôi, bác phải vào nghỉ đây. Hai đứa cứ tự nhiên nói chuyện. Thỉnh thoảng, con ghé lại đây với mẹ con bác.

- Vâng, con sẽ ghé.

Bà Ngọc Trâm bước đi, bỏ lại không gian vắng lặng nơi nhà khác chỉ có Đức Huy và Nhã Thư. Họ đã từng là bạn láng giềng của nhau từ thuở ấu thơ cho đến trưởng thành. Vì hoàn cảnh, Nhã Thư đã chia tay người bạn Đức Huy cùng khu phố ngày nào để đến sống nơi ngoại ô xa lạ này. Cuộc hội ngộ này làm cho Nhã Thư hơi ngỡ ngàng. Còn Đức Huy thì rất vui mừng khi gặp lại Nhã Thư, cô bạn láng giềng dễ thương ngày nào. Anh cứ đi tới, đi lui ngắm nghía thật kỹ từng ngõ ngách của ngôi nhà. Ngôi nhà tuy chật hẹp, nhưng là nơi tốt nhất còn sót lại cho Nhã Thư.

Giọng nhẹ nhàng, Nhã Thư hỏi:

- Sao anh đến muốn thế?

- Anh đã tranh thủ lắm rồi đấy.

- Dạo này, anh bận bịu đến thế sao?

- Thì cứ cho là bận bịu.

Sự trả lời cộc lốc của Đức Huy khiến Nhã Thư lấy làm lạ:

- Anh trai hôm nay sao vậy? Gặp lại em gái không mừng sao?

Đức Huy tỏ ra bực tức:

- Mừng gì mà mừng? Em dọn đến đây hơn tháng nay mà chẳng gọi điện hay viết thư gì cho anh.

Nhã Thư cười khì:

- Thì ra là thế. Em thấy cuộc sống của mẹ con em ở đây cũng đã tạm ổn, nên cũng chẳng muốn làm phiền đến anh. Anh cũng đừng nên cáu gắt thế chứ. Em đang có nhiều việc cần đến anh đây. À, quên nữa! Xin chúc mừng tân bác sĩ nghen.

- Thôi, đừng đùa nữa. Anh thấy bác và em có cuộc sống thế này, là anh vui lắm rồi. Chắc ba mẹ anh sẽ rất mừng khi biết được điều này. Còn em định làm gì trong thời gian tới?

Nhã Thư nghiêm giọng:

- Em muốn có một việc làm, đó là điều em cần nhất vào lúc này. Vì có việc làm phần nào giúp em giải quyết được vấn đề tài chính của gia đình.

- Không ngờ em cũng là một cô gái biết vươn lên, chứ không như anh tưởng ... Với lối sống tiểu thư, ỷ lại sẽ làm em không gượng nổi.

Nhã Thư nhìn xa xăm:

- Thời thế đã thay đổi thì con người cũng phải thay đổi để thích nghi. Em còn nhớ lúc cha vừa mất, sản nghiệp nhà em tiêu tan, em cứ tưởng mình đã gục ngã. Nếu cứ vì đau khổ mà gục ngã thì trên đời này sẽ không còn những nỗi khổ nữa, phải không anh?

Đức Huy thở dài:

- Nghĩ ngợi làm gì những chuyện đã qua, nó chỉ làm cho vế thương lòng thêm rạn nứt. Hãy xem đó như một kỷ niệm buồn rồi theo thời gian, nó sẽ trôi vào quá khứ. Anh rất khâm phục vào ý chí của em.

Nhã Thư cười tươi:

- Anh nói chuyện hay lắm! Là bác sĩ mà em cứ ngỡ anh là một chàng thi sĩ.

- Cứ chọc ghẹo anh hoài. Đôi lúc, chúng ta cần phải thi vị hóa cuộc sống, để sự sống này không tẻ nhạt chứ em.

Trời càng về khuya càng lạnh, Nhã Thư vội đi pha một ly trà nóng:

- Anh uống nước đi. Ly trà nóng này sẽ làm anh ấm lòng hơn.

- Cám ơn em, em rất chu đáo.

Cầm ly trà, Đức Huy bước nhẹ ra cửa. Từng cơn gió hất nhẹ mái tóc làm anh lạnh đến run cả người.

- Ở đây lạnh quá, em nhỉ?

- Vâng, ở đây lạnh lắm. Vậy mà những cơn gió cứ thổi mãi. Em cứ tưởng sự lạnh lẽo đang len lỏi vào tận tâm hồn. Em vẫn nhớ trước đây trong phố cũ, khi bước ra đường, em được mọi người gọi là "Nhã tiểu thư", thế mà bây giờ ..

Đức Huy đến ngồi cạnh Nhã Thư, ân cần:

- Anh có cảm tưởng rằng em đang rất bi quan.

Nhã Thư trố mắt:

- Không bi quan sao được khi mọi chuyện xảy ra quá đột ngột?

- Anh hiểu. Rồi thời gian sẽ làm em nguôi ngoai. Em cũng đừng quá bức xúc về việc làm. Hãy từ từ giải quyết mọi chuyện, rồi đâu sẽ vào đấy thôi, anh tin là như thế.

Không gian yên tĩnh đôi lúc bị phá vỡ bởi tiếng của một số côn trùng nào đó cất lên. Thỉnh thoảng, tiếng xe đạp lộc cộc, tiếng xe máy nổ cùng ánh sáng của đèn xe phá tan màn đêm bao trùm lên con lộ đá đỏ nhỏ, dẫn vào nhà Nhã Thư. Mọi cảnh vật hình như lạ lẫm lắm đối với một chàng trai thành phố chưa một lần tận hưởng không khí ban đêm vùng ngoại ô như Đức Huy. Anh cứ đứng, mắt dõi ra ngoài đường. Nhã Thư như biết được tâm trạng của Đức Huy.

- Anh thấy ban đêm ở ngoại ô có khác gì ở thành phố không?

Đức Huy mỉm cười:

- Chẳng khác gì lắm đâu. Chỉ có điều nơi đây yên tĩnh quá.

- Anh có muốn nghe em đàn không?

Dù rất muốn thưởng thức tiếng đàn của Nhã Thư, nhưng bỗng tiếng chuông đồng hồ reo lên khiến Đức Huy mất cả hứng. Anh nuốt vội miếng nước còn sót lại trong ly.

- Đã mười một giờ rồi, anh phải về thôi.

Nhã Thư đắn đo:

- Hay là anh ở lại ngủ. Đừng ngại, anh hãy xem nhà em cũng như nhà anh.

Đức Huy khoát tay:

- Anh rất biết tình cảm của bác và em dành cho anh. Anh không ngại, nhưng anh không thể ở lại được. Nếu cần gì, em cứ gọi điện hoặc viết thư cho anh. Anh sẵn sàng giúp em trong bất cứ hoàn cảnh nào. Còn chuyện tìm việc làm cho em, thì bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ tranh thủ đi tìm. Có tin gì mới, anh sẽ báo cho em sau, nhưng cũng cần sự nỗ lực của bản thân em. Gắng lên em nhé.

- Cám ơn anh, em sẽ cố gắng. Dẫu sao anh cũng đã mang đến cho em chút niềm tin. Em và mẹ sẽ rất vui mừng nếu được anh thường xuyên ghé thăm.

- Nhất định rồi.

Nhã Thư nhìn Đức Huy mỉm cười thân thiện.

- Tạm biệt anh trai. Cho em gởi lời thăm sức khỏe đến hai bác.

- Vâng, anh sẽ nói lại. Còn giờ anh về nhé.

Nhã Thư im lặng gật đầu. Đức Huy cho xe lướt nhẹ và khuất dần trong màn đêm.

Đóng nhẹ cánh cửa, Nhã thư tựa người vào vách tường ngẩng đầu nhìn lên trần nhà với bao suy nghĩ miên man. Anh trai cũng là người tốt. Từ lúc dời nhà đến đây, có đứa bạn nào thèm đến thăm mình. Nhớ lúc nhỏ, mình và Đức Huy chơi đùa hay cãi nhau, đến lúc lớn lên mọi người trong khu phố đều trêu chọc mình bằng cách gọi "Nhã tiểu thư" chỉ có anh mỉm cười thông cảm. Rồi gia đình mình và gia đình anh ngoài tình hàng xóm còn là chỗ thân hữu. Mình đã nhận anh là anh trai kết nghĩa, nhưng sao Đức Huy chẳng bao giờ chịu như thế cả. Thật là khó hiểu.

Nhã Thư thở dài. Chưa bao giờ cô cảm thấy vui kể từ khi cô và mẹ đến đây sinh sống. Mặc dù đêm nay có Đức Huy ghé thăm làm thay đổi chút không khí, nhưng khi anh ra về thì đối với Nhã Thư đêm nay cũng như bao đêm trước, chẳng khác gì hơn.

Càng về khuya , trời càng lạnh , Nhã Thư buồn bã thiếu não . Cô không sao ngủ được khi nhưñg hình ảnh ấm áp của gia đình trước kia cứ vương vâñ mãi trong đầu .

Nhã Thư lại chơi đàn . Cô chỉ muốn gởi nỗi lòng mình vào tiếng đàn du dương kia . Càng đàn , Nhã Thư càng say sưa . Cô mải mê đàn , mặc cho những giọt nước mắt cứ tuôn trào trên đôi gò má ửng hồng .

Bà Ngọc Trâm trở giấc nghe văng vẳng tiếng đàn . Bà biết ngay Nhã Thư vẫn chưa ngủ . Bà vén màn, bước ra khỏi giường ngủ .

-Nhã Thư ! Con có biết bây giờ là mấy giờ chưa ?

Nhã Thư như không nghe thấy lời của mẹ . Nhã Thư cứ đàn ...

Bà Ngọc Trâm đi nhè nhẹ đến bên cạnh , Nhã Thư . Bà cầm lấy , giữ chặt đôi tay nhỏ bé trắng ngần của cô con gái .

-Thôi , con đừng đàn nữa .

Nhã Thư vung mạnh tay mẹ .

-Mẹ hãy mặc con .

Nhã Thư lấy tay đánh mạnh và nhanh vào nhưñg phiếm đàn . Tiếng đàn vang lên trống rỗng ... Cô gục đầu khóc nửc nở .

Bà Ngọc Trâm dỗ dành và dìu Nhã Thư vào giường ngủ . Bà an ủi :

-Con đừng khóc như một đứa con nít như thế . Nghe mẹ , uống viên thuốc này và nằm ngủ một giấc . Sáng ra , con sẽ thấy mọi chuyện khác hơn . Với tuổi tác của con , mẹ muốn nhìn thấy một Nhã Thư mạnh mẽ , cứng rắn . Chẳng phải con đã từng nói : khóc không thể giải quyết được gì đó sao ? Hãy cố lên con ạ !

-Con sẽ làm theo nhưñg gì mẹ nói . Còn giờ thì mẹ cuñg nên ngủ đi .

Bà Ngọc Trâm nhìn Nhã Thư với ánh mắt yêu thương .

-Con hãy , hứa với mẹ là sẽ không chơi đàn khuya nữa . Có như thế , mẹ mới an tâm ngủ được .

-Vâng , con xin hứa .

Mọi ánh sáng trong nhà tắt lịm , chỉ còn đó chiếc đèn ngủ toả sáng mờ ảo . Nằm cạnh mẹ , Nhã Thư vẫn còn miên man nghĩ ngợi . Mẹ đã sưởi ấm cô trong nhưñg đêm giá lạnh thế này . Có như thế con đã thấy được lòng mẹ thật bao la . Con sẽ sống hết mình vì mẹ , mẹ yêu ạ .

Bà Ngọc Trâm thức dậy từ sáng sớm . Bà sửa soạn định đi đâu đó , nhưng bà không thể đi khi Nhã Thư chưa thức dậy . Hình như bà có hẹn với ai cứ nôn nóng đi tới đi lui . Cuối cùng , bà quyết định phải đi khi Nhã Thư chưa thức dậy . Bà viết lại một màu giấy nhỏ để lại trên bàn cho Nhã Thư . Trước khi đi bà đã không quên hôn nhẹ lên trán đứa con gái yêu của mình .

Nhã Thư thức dậy nhìn xung quanh chẳng thấy bà Ngọc Trâm đâu . Cô cứ luôn miệng gọi :

-Mẹ ơi , mẹ !

Nhã Thư nhìn trên bàn thi thấy mấu giấy của mẹ cô để lại . Cô nhặt lấy và chậm rãi đọc .

"Con yêu dấu của mẹ !

Mẹ có công chuyện gấp phải ra ngoài sớm . Mẹ không nỡ nói với con khi con vẫn còn mê ngủ . Mẹ sẽ tranh thử về sớm bên con . Bưã ăn sáng mẹ đã chuẩn bị trên bàn ăn . Chúc con ngon miệng !

Hy vọng khi trở về , mẹ sẽ mang theo niềm vui .

Tạm biệt con .

Mẹ "

Đọc xong , Nhã Thư nhướng mày mỉm cười :

-Mẹ là thế đấy .

Nhã Thư sung sướng , thưởng thức bữa ăn sáng . Cô tự hỏi :

-Có phải có mẹ là có tất cả không ? Đối với mình , đúng là như thế .

Bữa ăn sáng hôm nay . Nhã Thư cảm thấy ngon hơn rất nhiều . Đang ăn , Nhã Thư bôñg nghe tiếng rao bán báo của một đứa trẻ .

-Báo đây ...Báo mới với nhưñg tin hấp dẫn đây .

Nhã Thư mở vội cửa :

-Em bán báo ơi !

Thằng bé lanh lẹ :

-Chị mua báo gì ? Em lấy cho .

-Em cho chị tờ Tuổi Trẻ .

Cầm tờ báo trên tay , Nhã Thư trở vào nhà . Cô cứ đưa mắt ngắm mãi vào mẫu tin tuyển dụng với nội dụng :

"Câu lạc bộ âm nhạc ...

Cần gấp : Một người biết đàn Piano , Tuổi không quá ba mươi ..

Đến với chúng tôi , các bạn sẽ có cơ hợi phát hay tài năng âm nhạc của mình .

Mọi chi tiết xin liên hệ địa chỉ : số ..nhà ..đường ..điện thoại ..."

Nhã Thư mừng thầm , nhưng cô lo nggại khi nghĩ đến mẹ . Không biết mẹ có đồng ý để mình đi đến Câu lạc bộ Âm nhạc này không ?

Nhã Thư băn khoăn lo nghĩ thì tiếng một chiếc xe máy bỗng tắt trước nhà . Tiếng xe Max rất quen thuộc . Nhã Thư biết ngay là mẹ về .

-Mẹ mang gì nhiều thế ạ ? Để con phụ cho .

Bà Ngọc Trâm thở hồn hến :

-Mẹ mệt quá !

Nhã Thư liền rót nước cho mẹ .

-Mẹ uống nước đi .

Bà Ngọc Trâm nhìn con gái với ánh mắt rạng rỡ :

-Từ nay , mẹ đã có việc làm rồi . Mẹ con ta chẳng phải lo lắng nhiều về tiền nong nưã đâu .

Nhã Thư ngạc nhiên gặng hỏi :

-Việc làm .Mẹ sẽ làm gì ?

-Bao nhiêu vải vóc này là công việc của mẹ .

Nhã Thư nóng lòng :

-Mẹ nói rõ hơn có được không ? Con chẳng hiểu mẹ đang nói gì cả .

-Chẳng lẽ con đã quên nhưñg gì mẹ nói rồi sao ? Mẹ đã từng nói với con rằng : mẹ sẽ nhận hàng về đế may , thêu gia công . Và hôm nay , mẹ đã làm rồi đấy .

-Con không ngờ mẹ thực hiện nhưñg dự định của mình nhanh đến thế .

-Có như thế thì mới nắm bắt được mọi cơ hội trong cuộc sống , con ạ .

Nghe lời nói của bà Ngọc Trâm , Nhã Thư như chợt nhớ ra đìều gì . Cô vừa chạy đi, vừa nói vọng lại với mẹ :

-Con phải đi nắm bắt cơ hội đây .

Trước thái độ của Nhã Thư , bà Ngọc Trâm ngạc nhiên :

-Cơ hội gì ?

Nhã Thư chẳng chú ý gì đến câu hỏi của mẹ . Từ bên trong ,cô bước ra với chiếc áo sơ mi trắng được bỏ vào trong chiếc quần tây màu lông chuột . Trông cô giản dị , nhưng rất chưñg chạc và thanh thoát . Cô dắt chiếc Max ra khỏi cửa , quay lại nhoẻn cười :

-Mẹ cứ an tâm ở nhà . Con đi chút xỉu sẽ về ngay .

-Nhưng con đi đâu ?

Không kịp trả lời , Nhã Thư đã cho xe ụt chạy , để lại bà Ngọc Trâm với cái lắc đầu thật khó hiểu về đứa con gái duy nhất của mình .