Ôm bó cần câu trên tay, tôi di dọc theo bờ sông. Vào mùa này, nước lên cá rất nhiều, chỉ cần chịu khó một chút thì sẽ có ngay bữa cơm "thịnh soạn". Sau khi cắm hết bó cần câu, tôi dừng lại nơi gốc bần quen thuộc, ngồi tựa vào cây, một làn gió từ sông thổi vào mát rượi dủ dể ru tôi "kết mộng". Buổi trưa dồng quê có khác, êm dềm và tĩnh lặng. Suy nghĩ miên man, tôi lại nhớ dến nhỏ, cũng chính nơi này ngày xưa tôi và nhỏ dã khắc ghi bao kỷ niệm, nhưng giờ dây tất cả dã quá xa...

... Thuở ấy, tôi và Lục Bình(tên nhỏ) học cùng trường lại cùng lớp, nhà ở cạnh nhau chỉ cách con mương nhỏ nên hai dứa rất thân. Mỗi buổi sáng, tôi và nhỏ cùng nhau dến lớp qua con dường rợp bóng tre xanh. Trong các môn học nhỏ khá nhất là văn, còn tôi thì cũng chiến về môn toán nên thường giúp dỡ nhau. Ngoài giờ học ở trường ra , chúng tôi thường học nhóm ở nhà.

Nói là học nhóm, nhưng thật ra chỉ có tôi và nhỏ.

Một buổi trưa gió lộng, tôi và nhỏ dang truyện trò trời trăng mây nước, xa xa một cụm lục bình dang trôi dạt bềnh bồng, mang theo những bông hoa tím lung linh. Tôi vô tình buộc miệng :

-Lục bình dẹp quá!

Nhỏ liền quay lại vẻ thẹn thùng:

-BẰng này, cứ chọc người ta hoài.

-Bằng dâu có chọc Bình dâu, tại thấy mái cái bông dưới kia nở dẹp quá nên khen thôi.- Tôi "hồn nhiên" dáp.

Nhỏ nhìn vào tôi chăm chăm :

-BẰng thật là...

Vừa nói chưa dứt câu nhỏ vụt bỏ chạy, mặc cho tôi kêu, năn nỉ sao cũng không nghe. Tội nghiệp thằng tôi, tại "vô tình" chứ nào phải cố tình. Mà nghỉ lại quả tôi "ngu" thật, câu ấy cũng xứng với nhỏ lắm chứ, cử chỉ dịu dàng lại còn cái miệng, môi khi cười dể lộ chiếc răng mọc "vô tổ chức" thật là xinh. Trời ơi! giá như lúc ấy tôi có chút thông minh thì sự thể dâu dến nỗi nào.

Dã hai ngày trôi qua mà nhỏ vẫn còn làm ngơ với tôi. Sang ngày thứ ba, sang ngày thứ ba tôi quyết dịnh sang nhà nhỏ dể cầu hòa, biết nhỏ rất thích ăn mận nên tôi cầm theo một chùm mận chín chỉ vừa mới hái sau vườn. Trông thấy tôi, nhỏ lạnh lùng hỏi :

-BẰng qua dây tìm ai?!

Tôi nói :

-Lục Bình cho Bằng xin lỗi chuyện bữa trước. Thật tình BẰng không có ý làm cho Bình giận dâu. Chỉ tại vì... !

Mặc dầu dã chuẩn bị trước ở nhà nhưng sao dứng trước nhỏ, tôi vẫn ấp úng. Tôi dành dưa chùm mận lên, tuy còn giận ( nhưng hình như những trái mận có sức thuyết phục hơn tôi) nhỏ nhìn tôi cười.

-Tha cho Bằng dó.

Cũng lại nụ cười có chiếc răng khểnh, tôi nghe lòng mình nhẹ hơn, cảm thấy có cái gì dó hình như là... có một chút cảm tình thoáng qua.

Cứ thế, những trò chơi, nghịch ngợm rồi hờn giận theo thời gian trôi qua.

Dần dần, tôi cảm nhận dược giữa tôi và nhỏ như thế có cái gì dó rất thân, thân hơn cả tình bạn bình thường.

Chiều nay nhỏ hẹn tôi ra gốc bần, không biết có chuyện gì dây mà sao hôm nay nhỏ lại "trịnh trọng" thế!

Tôi nhanh chân di vội ra bờ sông, thì dã thấy nhỏ ngồi dó tự lúc nào. Không như mọi khi nhỏ huyên thuyên nói chuyện, mà lần này tôi thấy mắt nhỏ rất buồn, ánh mắt thì nhìn xa xăm. Dến cạnh nhỏ tôi hỏi :

-Có chuyện gì mà sao Bằng thấy Bình không vui vậy?

Bình khẽ nhìn tôi và nói :

-Chỉ còn một tuần nữa thôi là Bình sẽ xa nơi này rồi. Gia dình Bình sẽ chuyển lên Sài Gòn, Bình phải di...

Nói dến dây, nhỏ nghẹn lời, tôi nghe trong lòng mình như thể có cái gì dó thật trống vắng. Tuy rất buồn nhưng tôi vẫn an ủi nhỏ :

-Không sao dâu, Bình di lâu lâu nhớ về thăm quê là dược rồi, với lại mình có thể viết thư cho nhau mà. Nhỏ gật dầu và trao cho tôi quyển lưu bút :

- Bằng hãy viết vào dây thật nhiều, dể những lúc nhớ quê mình, nhớ Bằng, Bình sẽ mở ra mà ôn lại từng kỷ niệm.

- Ừ! Bằng sẽ viết.

CẦm quyển lưu bút trên tay mà tôi không biết phải ghi gì, lời lẽ thì nhiều mà sao tôi không thốt lên dược. Nói sao cho hết những cảm tình giữa tôi và nhỏ. Thôi thì ép vào dây một nhánh lục bình vậy, phía dưới tôi ghi 2 chữ B dan vào nhau cùng câu thơ :

Tặng ai một nhánh Lục Bình

Chút hoa bé nhỏ ân tình chớ phai!

Không biết nhỏ có hiểu ý tôi không?

Ngày chia tay cuối cùng rồi cũng dến, tiễn nhỏ ra dến dầu dường , nhỏ nói :

-Bằng ở lại ráng học, sau này hy vọng mình sẽ gặp nhau trong học dường (vì thường ngày tôi và nhỏ ước mơ vào khung trời dại học, cùng chung một ngành)

Tôi gật dầu, xe chuyể bánh, tôi vẫy tay tiễn nhỏ ( thế là nhỏ dã ra di)

Tên tôi là Công BẰng nhưng ông trời lại chẳng công bằng với tôi. Sau khi Lục Bình di không bao lâu thì ba tôi, trong một cơn bạo bệnh dã dột ngột qua dời, nhà chỉ còn lại má và tôi, xưa dã vắng nay càng vắng hơn. Từ ngày ba tôi mất, má tôi vì buồn lại thêm cơn bệnh tim cứ hành hạ, nên sức ngày càng yếu. Tôi không muốn gánh nặng gia dình dè lên dôi vai gầy của má, nên xin nghỉ học, di làm dể phụ thêm phần nào trong nhà. Việc học của tôi dành dỡ dang.

Tuy buồn khi việc học dang dỡ, nhưng có những cánh thư của nhỏ gửi về dộng viên, an ủi, làm tôi cũng vơi di phần nào.

Những lúc gần dây, dã bao lần tôi gửi thư nhưng không thấy nhỏ hồi âm lại. Có lẽ vì bận học cho năm cuối cấp nên nhỏ không rảnh cũng nên, thôi thì cứ dợi vậy.

Thời gian trôi mau thật, mmới dó mà dã một năm trôi quạ Cảnh vật xưa cũng thay dổi, những năm tháng lội dồng lội ruộng dã rèn luyện cho tôi khác xưa rất nhiều. Duy chỉ có một diều không sao thay dổi được trong tôi, dó là nhỏ. Tôi luôn nhớ dến nhỏ, nhớ mỗi khi nhỏ giận, dê"n chiếc răng khểnh nơi khóe miệng thật xinh. Còn nhỏ, nhỏ có khi nào nhớ dến tôi không, mà sao dã bao lần con nước lớn, rồng, bao mùa lục bình tàn lại nở mà nhỏ vẫn chưa trở lại? Như cành lục bình bị cơn sóng vỗ ra xa mà chẳng tắp vào bờ dược. Không biết chừng ở dó, nhỏ còn là cành lục bình nhỏ bé của tôi nữa không? Hay bây giờ dã là bông hoa của người khác ở chốn dô thành

Đồng Thị Hồng Quế

Đồng Nai

Hết