Tập 1

Sáng nay ông Sĩ Nhân dậy muộn, vì tiết trời đột ngột thay đổi làm cơ thể ông uể oải.

Nhìn đường sá đông nghịt những xe ông khẽ lắc đầu đưa tay nhìn đồng hồ rồi bảo gã tài xế:

− Chà! Ráng tránh giờ cao điểm nhưng cũng không khỏi.

− Dạ. Không sao, qua hết đoạn đường này tôi sẽ chạy sang đường nhánh ít xe hơn.

Bác tài vừa đáp dứt câu bỗng nhiên chiếc xe đạp từ bên lề phải đâm ra chờn vờn trước đầu xe du lịch. Bác tài xế giật mình đạp thắng né tránh làm ông Sĩ Nhân mất thăng bằng ngã chúi về phía trước.

Không dằn được nóng nảy, bác tài xế thò đầu ra hét:

− Cái cô kiạ. bộ muốn hốt xác hả?

Cô gái đi xe đạp e dè cúi mặt, tỏ ra biết lỗi.

Ông Sĩ Nhần lầu bầu:

− Chạy xe mà lơ đãng kiểu đó chắc về chầu Diêm Vương sớm.

− Dạ..... chẳng những hại mình mà còn làm luỵ đến người khác nữa.

− Ừm ! Đúng rồi. Thôi đường vắng xe rồi, tranh thủ đến công ty sớm đi chú. Bữa nay tôi có hẹn để phỏng vấn những người xin việc.

Bác tài gật nhẹ rồi tăng ga vọt nhanh. Chẳng mấy chốc đến nơi, bước vào văn phòng giám đốc, ông Sĩ Nhân đã thấy có vài người ngồi đợi.

Không để họ chờ lâu, ông lân lượt gọi vào. Sau khi tìm hiểu khả năng và kiến thức chuyên môn của đối tượng. Ông Sĩ Nhân chọn được hai thanh niên tốt nghiệp đại học để làm việc văn phòng. Những người khác đều thất vọng vì bị từ chối nên đành ra về.

Xong cuộc phỏng vấn, ông Sĩ Nhân ngả mình ra ghế dựa thoải mái châm điếu thuốc. Nhưng chưa kịp rít hơi nào đã có người chạy vô báo cáo:

− Thưa giám đốc ! Có một cô gái tới trể xin được gặp ông để được phỏng vấn.

Ông Sĩ Nhân nhăn mặt gắt gỏng:

− Nói với cô ta, hết giờ rồi, về đi!

Bác bảo vệ đáp:

− Dạ tôi đã nói vậy rồi mà cô ấy vẫn cứ năn nỉ.

− Anh cứ bảo tôi đã chọn được người đạt đúng tiêu chẩn rồi. Đừng có ỉ ôi vô ích.

Bác bảo vệ dạ nhỏ quay ra.

Tưởng đã rảnh nợ ai ngờ vài phút sau gã lại trở vô:

− Thưa sếp ! Cô ta nhất định không chịu đi, nằng nặc xin được vào gặp mặt sếp.

Ông Sĩ Nhân định qúat bác bảo vệ, bỗng thấy cô gái nối bước theo sau sẵn trớn ông nạt lớn:

− Đã bảo chọn được người rồi, cô còn vào đây làm gì nửa. Hừ... đi phỏng vấn mà giờ này mới tới.

Cô gái nhỏ nhẹ:

− Dạ..... tại cháu đi xe đạp, đường phố lại đông xe vì nhằm giờ cao điểm. Mong giám đốc thông cảm.

Ông Nhân ngó cô gái chăm chú, đột nhiên ông hỏi:

− Ạ.. có phải lúc nảy khi không cô đâm sầm vào đầu xe du lịch đúng không?

Cô gái lấm lét ngó ông, khẽ gật:

− Dạ.... tại cháu quá lo xa, sợ lần phỏng vấn này bị từ chối nữa nên tinh thần không tập trung ạ.

− Ừm ! Suýt chút nửa cô bị cán dẹp lép như con tép, còn tôi thì cũng bị vạ lây. Lần sau, nhớ khi ra đường phải cẩn thận một chút.

Nghe giọng ông dịu hẳn đi, cô gái chợt hy vọng:

− Thưa giám đốc ! Lổi bất cẩn ấy cháu xin nhạn. Hôm nay cháu tới đây với tất cả lòng mong đợị.... Ông Nhân gật đầu cắt ngang:

− Tôi hiểu ! Nhưng công ty chỉ cần hai người thôi, nhận đủ số rồi. Cháu nên đến nơi khác − Cháu đã đi khắp cả chẳng còn thiếu chổ nào, nhưng điều bị từ chối. Thưa giám đốc, cháu có thể làm mọi công việc không nhất thiết ngồi văn phòng. Miễn đồng lương khá dã cháu sống được.

Ông Sĩ Nhân nhìn cô:

− Tạp dịch, lao công cháu làm không?

Cô gái hăng hái gật đầu:

− Vâng ! Cháu không kén đâu, đó cũng là công việc lương thiện mà.

− Ừ! Cháu học đến đâu?

− Dạ vừa tốt nghiệp phổ thông ... Có bằng vi tính văn phòng, có bằng A Anh văn..... Ông Sĩ Nhân bật cười:

− Trình độ chỉ ngần ấy thì thấm tháp gì. Thời nay hàng khối người tốt nghiệpp đại học, đủ thứ bằng cấp mà vẩn còn ngồi chơi xơi nước đấy. Việc làm khó tìm lắm.

Ngừng một chút ông hỏi tiếp:

− Thế còn gia đình quê quán của cháu?

Co gái đáp giọng buồn buồn:

− Quê cháu ở tận Di Linh. Mẹ đã mất, chỉ còn người cha và một số anh trai.

− Như vậy cháu là con gái út, được cưng nhiều rồi?

− Dạ không đâu, ngược lại cháu bị gia đình ghét bỏ.

Ong Nhan trừng mat:

− Sao lại thế?

− Tại vì khi sinh cháu, mẹ cháu phải bị giải phẩu . Cuối cùng vì yếu sức mẹ cháu đã chết, gia đình đổ tội do cháu tất cả.

NGhe qua ông Nhân có vẽ cảm động khi đôi mặt cô gái ươn ướt, bổng dưng ông muốn giúp đở:

− Nãy giờ nói chuyện mà tôi vẩn chưa biết được tên cháu?

− Dạ..... cháu tên Thuý An − Ừm ! Bây giờ tôi hỏi cháu hãy trả lời cho thành thật . Nếu có một công việc cho cháu nhưng không phải ở công ty này mà là một nơi khác, cháu có đồng ý nhận không?

Thuý An đáp ngay:

− Dạ nhận ! Miễn công việc ấy không quá sức của cháụ.. thưạ.. nơi ấy là đâu ạ?

Ông Sĩ Nhân không ngần ngại:

− Ở nhà của tôi!

Thúy An ngạc nhiên:

− Dạ..... sao lại nơi đó?

Ông từ tốn bảo:

− Cháu nghe cho rỏ đâỵ.... tôi có đứa con trai không may gặp tai nạn bị chấn thương cột sống nên phải ngồi xe lăn. Vì mặc cảm thương tật nên nó thay đổi tính tình. Tôi nghĩ cháu có thể giúp tôi nhận lời chăm sóc an ủi nó, để nó vui vẽ mà sống.

Thúy An nhè nhẹ thở ra:

− Nhưng cháu chưa từng làm công việc ấy bao giờ. Cháu sợ mình sẽ không tròn trách nhiện.

− Không đâu ! Nảy giờ tiếp xúc với cháu, tôi biết cháu có thừa khả năng. Ở cháu tôi thất toát ra một ý chí kiên cường rất mực, khiến ktôi tin tưởng.

Thuý An cắn môi suy nghĩ:

"Công việc tuy khó khăn đòi hỏi phải có nghị lực phi thường. nhưng nếu từ chối thì liệu cô có còn cơ hội nào nửa hay không?" Trong khi Thuý An đắn đo, chưa dứt khoát tư tưởng thì ông Nhân thúc giục thêm:

− Với hoàn cảnh hiện tại cua cháu, tôi nghĩ cháu nên nhận lời vì ngoài số lương hậu hỉnh cháu còn có nơi để ở, có cơm ăn mỗi ngày mà không mất tiền, công việc ấy lại là việc lương thiện nữa.

Sau một hồi suy nghĩ, Thuý An can đảm gật đầu:

− Vâng ! Cháu đồng ý ! Xin cho cháu thử việc một tháng.

Ông Nhân mừng rỡ:

− Bác rất vui vì cháu nhận lời. Từ nay đừng gọi giám đốc nữa. Mà cứ gọi là bác Tư nha. Bây giờ cháu giữ giấy này, ngày mai theo địa chỉ ghi trong đó đến nhà bác.

Thuý An tiếp lấy:

− Thưạ.... nhà bác có dễ tìm không ạ?

− Rất dễ, trên con lộ chính ở mặt tiền. bác sẽ nói trước với gia đình để khi cháu đến khỏi bở ngỡ.

Thuý An mím miệng chào ông Nhân với tâm trạng phân vân, cô biết công việc mới không đơn giản mà đầy những gay go thách thức . Dù vậy Thuý An vẩn nhủ lòng hãy hết sức cố gắng không được nản.

[center]-[/center] Tuyên tiển Mỹ Linh ra tận cổng, giọng cô nàng nhão nhoẹt trách cứ:

− Bửa nay bỏ người ta về một mình hà... ghét ghê đi.

Tuyên nhỏ nhẹ:

− Thông cảm cho anh mà. Bửa nay ba bảo anh phải ở nhà để chờ cô bé Thuý An nào đó dẩn cô ấy lên với Toàn.

Mỹ Linh thắc mắc:

− Để làm chi vậy?

− Thì chăm sóc cho nó chứ còn chi nửa mà hỏi.

− Đã bao nhiêu người đến rồi đi. Có ai chịu được lâu đâu, giỏi lắm cũng chỉ vài ngày là cùng.

Tuyên nhún vai:

− Dù vậy, vẫn phải tiếp tục tìm người để chăm sóc cho Toàn . Thiết nghĩ việc ấy rất cần . Biết đâu sẽ gặp được đối tượng kiên nhẩn như gia đình anh mong muốn.

Mỹ Linh cười mũi:

− Những người từng đến đây điều có tuổi tác và kinh nghiệm, nhưng họ còn phải bái chào. Huống chi cô bé nào đó mà ba anh vừa mướn.

Tuyên lắc đầu:

− Đời có nhiều điều bất ngờ làm sao biết trước được. Theo anh, có lẽ cô gái kia vừa ý ba anh ở điểm nào đó nên ông mới nhận.

Mỹ Linh cười nhếch môi. Vẩy tay với Tuyên rồi chạy thẳng. Vừa định trở vào nhà thì Tuyên kịp trông thấy một cô gái đi xe đạp trờ tới ngừng trước cổng sợ Tuyên quay đi cô ta gọi lớn:

− Anh ơi ! Làm ơn cho em hỏi thăm..... có phải nhà của giám đốc Nhân ở đây không ạ?

Tuyên ngó cô gái không chớp mắt rồi gật:

− Cô là Thuý An?

− Vang tôi được bác Nhân giới thiệu đến đây.

Tuyên cắt ngang:

− Ba tôi có nói . Cô theo tôi vào nhà đi.

Thuý An lẽo đẽo dắt xe đạp theo sau. Vào đến nhà thì gặp một người đàn bà hơi đứng tuổi .

Tuyên nói liền:

− Mẹ tôi đấy .

Thuý An gật đầu chào như một cái máy.

Bà Nhân tươi cười bảo:

− Hôm qua ông nhà tôi có nói đã tìm được người chăm sóc cho con trai tôi. Là cô đây phải không?

Thuý An lễ phép:

− Dạ ! Công việc này mới mẽ với cháu qúa. Chẳng biết cháu có tròn bổn phận không nữa.

Bà Nhân xua tay dễ dãi:

− Không sao ! Được thì làm, không được thì thôi. Cô đừng có ngại .

Dứt câu bà nói với Tuyên:

− Con đưa cô ấy lên phòng của Toàn đi.

Thuý An ngó chiếc xe đạp có treo túi xách lũng lẵng. Hiểu ý, bà Nhân bảo:

− Xe cô cứ để đó còn đồ đạc thì mang vào đây. Yên tâm không mất mát đâu mà sợ.

Thuý An nói nhỏ:

− Dạ. Giám đốc cho cháu thử việc một tháng.

− À phải ! Tôi đã chẩn bị chổ ở cho cô. Cô cứ lên gặp con trai tôi rồi trở xuống tôi chỉ chổ cho.

Yên tâm Thuý An bước từng bậc cầu thang sau lưng Tuyên.

Vừa đến hành lang trần trên, cô đã thấy người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn từ lúc nào. Nghe tiếng chân nét mặt anh vẩn thản nhiên không hề quay lại.

Tuyên buộc lòng phá tan im lặng ấy:

− Chạ.... định ngắm cảnh làm thơ hay sao vậy thi sỹ?

Toàn vẩn làm thin thất động, Tuyên vổ vai em trai:

− Này đừng vô tình như thế với phụ nữ. Quay mặt lại cho anh giới thiệu coi nào.

Bỗng dưng Toàn nạt lớn:

− Dẹp đi ! Đừng bày cái trò trẻ con đó với tôi nữa.

Dường như quá quan thuộc với phản ứng bất thường ấy nên Tuyên vẩn cười:

− Sao thế? Em làm cho Thuý An quê rồi kìa. Cô ấy giận cho xem.

Toàn vẩn cứng giọng:

− Bảo cô ta về đi. Để tôi nổi nóng lên thì đừng trách.

Tuyên vẩn ôn tồn:

− Nào ..... bình tỉnh lại Toàn. Hãy nhìn Thuý An kỹ xem. Theo anh cô ta có hao hao Trúc Ly đấy.

Qua lời nói của Tuyên có sức thuyết phục, Toàn quay ngoắt lại mặt đối mặt với Thuý An, một thoáng bối rối lẫn ngạc nhiên trong đôi mắt Toàn rồi bất thần long lên sáng quắc:

− Tôi cắm anh nhắc đến tên con người bội bạc ấy. Ai giống cô ta tôi sẽ thù luôn cả họ.

Tuyên nhíu mày:

− Sao lại vô lý như vậy chứ? Thuý An đến đây là để giúp đở em mà.

− Cám ơn ! Tôi không cần . Mọi việc đã có bác Tám.

− Nhưng ổng già rồi, tầm hồn cằn cỏi, làm sao hợp với tuổi trẻ để hiểu được những gì u uất trong em mà an ủi.

Toàn la lớn át giọng Tuyên:

Tôi sống bây giờ giống như một kiếp sống thừa, còn thua cả loài cây cỏ. Những lời an ủi tôi là những lời giả dối. Đi hết đi ! Hãy để cho tôi yên.

Tuyên chán nản cố nuốt tiếng thở dài - Sợ Thuý An nghe thấy và ghê tai nói khẻ với cô:

Tạm thời xuống dưới phòng khách, đợi dịp khác. Cô ráng kiên nhẫn nhá.

Thuý An lặng lẽ bước theo Tuyên. Vừa đi vừa nghĩ:

"Liệu cô có thể cận kề bên Toàn được không? Một gã đàn ông vừa bị thương tật vừa thất tình. Sống dở, chết dở như thế thật quá khó đối với cô".

Xuống gần hết cầu thang, Tuyên chợt hỏi:

− Cô nghĩ thế nào ? Vẫn kiên nhẩn ở lại đây chứ?

Thuý An thở ra:

− Tôi thấy khó quá! Việt ấy ngoài khả năng của tôi.

− Sao chưa chi đã vội nản lòng ? Nếu tôi đoán không lầm ... cô là người có sức chịu đựng.

− Nhưng sao anh bảo tôi giống cô Trúc Ly nào đó, làmcho em trai của anh ác cảm với toi:

Tuyên nhún vai:

− Sự thật là vậy, tôi không thể nói khác đi được. Trúc Ly là người yêu xưa kia của Toàn. Khi thấy em tôi tật nguyền, cô ta đã phụ rẫy.

Thuý An chép miệng:

− Bởi thế, nhắc đến Trúc Ly như vô tình anh khơi lại vết thương của em trai anh.

− Nó phản ứng mạnh mẽ là đúng. Vì còn thù hận là còn yêu. Nét mặt hao hao giống Trúng Ly là một lợi thế cho cô để cô dễ dàng tiếp cận nó.

Ngừng một chút, Tuyên tiếp tục uốn lưỡi thuyết phục:

− Cô Thuý An, hãy cố gắng giúp gia đình tôi. Người ta bảo sự bất quá tam kia mà... huống chi chỉ mới có một lần. Tôi nghĩ... có lẽ những lần sau sẽ khá hơn.

Thuý An cúi đầu phân vân. Bà Nhân đón cả hai ngay chân cầu thang:

− Kết quả ra sao hở con?

Tuyên lắc đầu:

− Cũng giống như những người khác, nó phản ứng rất dử dội.

Bà Nhân thất vọng ngồi phịch xuống ghế:

− Nếu tâm trí nó nặng nề u uất mãi chắc có lẽ một ngày nào đó nó sẽ hoá điên mất thôi.

− Không đến nỗi như thế đâu. Điều cần nhất bây giờ là mẹ nên động viên cho Thuý An ở lại. Theo con, nếu cô ấy kiên nhẫn sẽ giúp gia đình ta có nhiều hy vọng.

Bà Nhân tin tưởng lời nói của con trai quay sang nắm tay Thuý An ân cần:

− Cháu ơi ! R'ang can đảm giúp bác cứu sống một mạng người bằng công đức xây năm bảy chùa chiền. Gia đình bác đặt hết hy vọng vào cháu.

Thuý An cảm động gật đầu:

− Vâng! Bác hãy yên tâm, cháu hứa sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng mong đợi của gia đình.

Bà Nhân tươi tắn nét mặt lại:

− Mang túi xách theo bác để biết chổ ở. Bác dành cho cháu một phòng đặc biệt ở dãy nhà bên nay.

Thuý An máng túi lên vai:

− Còn chiếc xe đạp? Cháu dẫn theo được không?

Bà Nhân mĩm cười:

− Được chứ ! Tài sản của cháu chỉ có ngần ấy thôi à?

− Dạ! Tuy nó cà tàng nhưng là vật bất ly thân của cháu. Nhờ vậy mà cháu đở tốn biết bao nhiêu tiền khi phải đi đây đi đó để xin việc.

Bà nhân đưa Thuý An đến căn phòng thoáng mát, không sang trọng nhưng đầy đủ giường chiếu chăn màn. Bấy nhiêu đó cũng khiến cô thoả dạ lắm rồi. Từ nay hy vọng cô sẽ được yên thân, không còn những ngày tất bật lo tiền nhà tiền điện nước trong tháng nữa.

Bà Nhân kéo tay Thuý An ngồi xuống giường:

− Này, hai bác đã bàn bạc thống nhất với nhau tiền cơm, chỗ ở cháu không phải tốn, lương của cháu ngang bằng với lương của thư ký văn phòng. Chỉ mong sao cháu làm hết sức mình để cho Toàn được sự an ủi.

Thuý An đáp nhỏ:

− Hai bác tin tưởng cháu quá, chẳng biết cháu có làm nên trò trống gì không. Có đôi lúc mình muốn thế nhưng lực bất lòng tâm bác ạ.

Bà Nhân gật nhẹ:

− Bác hiểu ! Công việc của cháu là chăm sóc, gần gũi khuyên lơn Toàn. Ngoài ra cháu không phải làm điều gì khác. Tuy đơn giản vậy mà rất khó. Với một người tính khí bất thường đòi hỏi người săn sóc phải kiên trì nhẩn nhục. Nếu cháu nhớ điều ấy chắc sẽ thành công.

− Vâng ! Cháu sẽ cố gắng hết khả năng để cảm hoá anh ấy.

− Ừm ! Cháu nghỉ ngơi đi rồi giúp bác mang thức an trưa lên lầu cho Toàn.

Bà Nhân rời khỏi phòng, bước chân xa dần. Thuý An ngả mình xuống một cách uể oải, gác tay lên trán suy nghĩ tìm phương cách. Nhất quyết cô không chịu thua Toàn. Phải có giải pháp nào đó thật đặc biệt khiến cho anh ta phải khuất phục.

Thuý An khệ nệ bưng mâm cơm lên lầu. Vừa bước vào phòng đã gặp ngay ánh mắt của Toàn chiếu hung quanh về phía cô.

Anh ta nạt lớn:

− Ai cho phép cô ngang nhiên vào phòng tôi? Đi ra nga!

Thuý An vẫn tỉnh bơ đáp:

− Tôi có bổn phận mang cơm đến cho ông chứ thích thú gì tiếp xúc với một người thô lỗ.

− Đúng ! Tôi thô lỗ lắm . Vậy thì hãy cút đi, đừng để tôi thấy mặt.

Thuý An trả lời lại:

− Tôi cũng chẳng muốn nhìn ông đâu. Nhưng chẳng lẽ ông không biết đói?

− Thái độ của cô làm tôi no đến tận cổ rồi. Ăn uống gì nổi nữa.

− Ăn hay không tùy ông. Tôi không có ý kiến. Bây giờ tôi ra ngoài, nửa tiếng sau tôi sẽ trở vào dọn dẹp. Dứt câu Thuý An quày quả quay lưng.

Toàn tức tối nhìn theo không chớp, giơ tay lên định hất mâm cơm xuống nhà. Nhưng không hiểu sau bàn tay anh ta lại chuyển sang cái gạt tàn. Một âm thanh khô lạnh vang lên.

Thuý An đang đứng ngoài hành lang, bỗng nhiên nghe tiếng xoảng thật lớn, giật mình tim cô đập mạnh, ngỡ Toàn đạp bể mâm cơn. Thuý An bước nhẹ tới, nhìn lén vào khe cửa. Ồ không ! Anh ta đang an cơm kia mà. Có thế chứ, Thuý An chợt mỉm cười.

Ở trong phòng, Toàn vừa ăn vừa ngẫm nghĩ:

"Từ lúc bị tai nạn đến giờ hầu hết mọi người điều chiều chuộng mình. Ngay cả ba mẹ cũng đối xử dịu dàng chẳng bao giờ dám làm cho mình bực dọc. Vậy mà hôm nay chả hiểu ông bà tìm đâu ra một cô gái lì lợm, mặt cứ trơ ra như đá mỗi khi mình qúat nạt. Hừm, thật là dễ ghét. Để xem cô ta gai góc được bao lâu".

Vì bận tâm nghĩ ngợi đâu đâu, Toàn ăn hết cơn lúc nào chả hay. Đến chén cuối cùng định xúc nữa thì trong liễn đã hết sạch.

Đúng hẹn, Thuý An đẩy cửa bước vào. Toàn không nói không rằng quay mặt đi chỗ khác. Trước khi bưng mâm ra, cô quyét dọn tàn thuốc rơi vãi trên nền, đôi tay khéo léo nhanh nhẹn. Toàn chẳng thèm quan tâm tới. Đến khi Thuý An dợm bước rời khỏi phòng Toàn mới nói với theo:

− Nàỵ.. tôi không có nhu cầu chăm sóc đâu. Chiều nay hãy để bác Tam mang cơm vào cho tôi.

Thuý An giả bộ điếc đặc làm ngơ xuống tới nhà bếp. Nhìn măm cơm bà Nhân mừng rỡ:

− Eo ơi ! Bữa nay Toàn ăn được nhiều quá. Mọi hôm liễn cơm chỉ vơi có phân nửa. Chắc nó vui lắm phải không? Ồ... Cháu thật là giỏi!

Bà Nhân nói một hơi. Thuý An cúi đầu mỉm miệng, vì chả biết trả lời thế nào nữa. Buổi trưa hôm đó dùng cơm chung với gia đình nhật vui. Ai cũng xúm lại khen Thuý An khéo nhịn nhục chiều chuộng. Có mấy người hiểu được cô đang ở trong tình trạng căng thẳng thần kính.

− -- Chiều đến, khi mặt trời vừa lặn về hướng Tây, ánh sáng còn vương lại qua chòm mây đỏ ối. Theo thường lệ Toàn lăn xe ra ban công hóng mát. Nơi đây anh có thể trải rộng tầm mắt khắp nơi để giải sầu. Cuộc đời của Toàn quả là không may mắn, vừa với tay tới hạnh phúc chưa được gì thì đã bị tan vỡ. Thậm chí thân thế cũng không còn nguyên vẹn. Bây giờ cứ kéo lê kiếp sống vô vị hày chẳng biết đến chừng nào mới được kết thúc. Chán nản Toàn lấy điếu thuốc châm lửa gắn lên môi. Bất chợt có tiếng nói cất lên từ phía sau làm anh giật mình:

− Điến giờ cơm rồi sao ông lại hút thuốc?

Toàn đáp cụt lủn:

− Mặc tôi!

− Nhưng tôi có bổn phận phải nhắc!

Toàn lại trợn mắt:

− Không cần! Cô có quyền gì ? Đã bảo là hãy cút đi, đừng lải nhải mãi bên tai tôi nữa.

Chẳng nói chẳng rằng Thuý An sấn tới giật điếu thuốc vứt đi. Cô hành đột bất ngờ qúa khiến Toàn không sao phản ứng kịp chỉ còn biết trơ mắt ngồi nhìn. Vài giâu sau anh mới nghiến răng:

− Cô dám vô lễ với tôi như vậy à? Dứt lời Toàn giơ tay lên. Thuý An đứng yên không né tránh, có vẻ như sẵn sàng nhận cái tát của Toàn. Nhưng rồi bỗng dưng nét mặt Toàn giản ra, cánh tay từ từ hạ xuống.

Thuy An nhìn anh:

− Sao ông không đánh tôi cho hả giận?

− Cô đừng trách tôi! Chẳng phải tôi sợ cô đâu, chỉ vì tôi không nở thôi.

− À... thì ra ông vẫn còn chút lương tâm của một con người.

Toàn quắc mắt:

− Chẳng lẽ tôi là dã thú?

− Nếu nghĩ được như vậy thì rất tốt.

− Nàỵ.. nói cho mà biết... xưa giờ chưa một ai dám hành động với tôi như cô đâu.

Thuý An đáp tỉnh rụi:

− Thì ông cứ xem tôi là trường hợp ngoại lệ đi.

− Không ngờ là con gái mà cô lỳ lợm gai góc đến như vậy.

− Đời dạy tôi như thế đó, thưa ông. Cuộc sống nghiệt ngã đã làm tôi trở nên chai lỳ trước mọi nghịch cảnh.

Toàn chợt ngước lên nhìn cô gái đứng đối diện với mình. Bây giờ anh mới chăm chút ngó cô, tuy hơi giống Trúc Ly nhưng nét mặt cô có vẻ như già dặn hơn.

Bỗng dưng Toàn hỏi:

− Thế nào là nghiệt ngã?

− Vì tôi luôn luôn phải đấu tranh để vượt lên số phận . Thế mà tôi vẩn cứ thất bại .

− Thất bại là mẹ của thành công. Nhưng theo tôi, cô có ý chí lắm đó chứ.

Thuý An đáp:

− Với ông, phải như vậy thôi.

Đột nhiên Toàn bật cười thành tiếng nụ cười làm khuôn mặt anh mất đi vẻ trầm uất và khắc khổ.

Thuý An ngó Toàn:

− Sao khi không ông lại cười?

− Tôi cười sự ngây thơ của cô ! Bộ cô tưởng đã bắt nạt được tôi đấy hỡ. Lầm to rồi.

Thuý An mín mím môi:

− Lầm hay không thì chưa kết luận được. Nhưng bằng chứng là ông đã chịu mở miệt ra để trò chuyện với tôi.

Toàn đáp nhỏ nhẹ:

− Chẳng qua tôi không muốn nhìn thấy cô khóc.

− Còn lâu ông mới thấy được giọt nước mắt của tôi.

− Cứng cỏi đến thế ư ? Vậy cô thiếu nữ tính rồi.

Thuý An choàng tay lên ban công:

− Tôi chúa ghét con gái hở ra là khóc, có giải quyết được gì đâu.

− Nhưng đó là khí giới trời phú cho con gái, phải biết tận dụng chứ.

Thuý An bĩu môi:

− Tôi chả thèm dùng vũ khí yếu mềm ấy đâu. Với tôi là sự chống trả, ý chí, nghị lực.

Toàn làm thinh không nói, lát sau hỏi:

− Gia cảnh cô thế nào?

Thuý An lắc đầu:

− Ông tìm hiểu để làm chi. Chỉ nên hiểu vì nghèo tôi phải xin làm thuê. Thế thôi!

− Giờ tới phiên cô làm khó tôi rồi. Vậy hãy nói cho tôi biết, ai đã nhận cô vào đây?

− Ba của ông.

Toàn ngó cô:

− Nhân dịp nào?

− Tôi đã nộp đơn xin vào làm trong công ty du lịch của ông.

− Nhưng bị ông từ chối phải không?

Thuý An lơ đãng nhìn xa xa:

− Đúng ! Vì ông chê tôi thiếu trình độ.

− Cô học đến đâu?

− Mới tốt nghiệp mười hai thôi. Thật ra, tôi chỉ mong được giao một công việc nào đó không phân biệt sang hèn. Miễn sao có tiền lương mỗi tháng để sống.

Toàn gật gù như thông cảm:

− Sao chưa biết tôi là người như thế nào mà cô dám đồng ý?

− Ban đầu hơi ngại, tôi cũng từ chối đấy chứ.

− Nhưng ba tôi cứ năn nỉ cô phải không?

Toàn mỉm miệng:

− Đúng! Và cuối cùng thì tôi đã xiêu lòng . Nếu biết ông khó khăn quát tháo như vậy tôi không thèm đến.

− Thì bây giờ cô vẫn có thể nghỉ. Làm hay không là quyền của cô kia mà.

− Nhưng đã nhận lời thì tôi sẽ làm đến cùng. Ông đừng hòng chờ cho tôi nản.

Toàn nghiêm mặt ngó chổ khác.

− Chắc ông ghét tôi lắm thì phải - Thuý An nói.

− Không ! Nhưng cô là một cô gái bướng bỉnh.

− Và rất khó nữa. Sao ông không nói luôn đi.

Toàn mỉm miệng:

− Chuyện đó thì còn chờ thời gian. Bây giờ tôi đã đói, cô có cho tôi ăn cơm không thì bảo?

Thuý An cũng cười:

− Ừa ! Tôi nhớ lúc trưa ông ăn nhiều lắm mà . Sao đói mau vậy?

− Ai bảo cô chọc giận tôi!

− Lạ ghê há ! Khi giận người ta thường bị no hơi còn ông thì ngược lại. Vậy mai mốt tôi cứ làm cho ông tức để ông ăn được nhiều hơn.

Toàn khoát tay:

− Hổng dám đâu ! Có ngày tôi sẽ bị đau dạ dày đất.

− Thôi ông trở vào phòng đi tôi sẽ mang cơm lên.

Toàn gật đầu mắt nhìn theo dáng Thuý An cho đến khi khuất dưới cầu thang. Từ lúc bị tai nạn đến giờ, chiều hôm nay là lần đầu tiên anh thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thư thái. Bao nhiêu u uẩn chất chứa trong lòng như chấp cánh bay xa, quả là một chiều đáng nhớ.

Khi Thuý An trở lên Toàn vẫn còn ngồi đó, bóng tối tràn ngập chung quanh anh.

− Kìa sao ông chưa chịu vào phòng ? Bộ muốn hiến máu cho bầy muỗi đói hay sao ? - Thuý An hỏi.

− Cô bật đèn hộ tôi đi.

Thuý An làm theo lời, ánh sáng toả lan khắc căn phòng. Toàn lăn xe từ từ vào.

Ngồi vào bàn anh hỏi:

− Cô ăn cơm chưa?

Thuý An lắc đầu:

− Bổn phận tôi là phải ăn sau ông!

− Sao lại phân biệt như vậy? Hay cô cùng ăn với tôi nhá?

− Cám ơn ông ! Suất ăn đặc biệt này chỉ dành riêng cho ông thôi. Tôi mạnh lành ăn món gì cũng được.

Toàn cãi lại:

− Nhưng tôi bình thường có bệnh hoạn gì đâu. Chỉ bị chấn thương cột sống thôi.

− Như vậy cũng đủ làm cho ông yếu ớt rồi. Ráng bồi dưỡng nhiều vào .

Vừa nói Thuý An vừa xúc cơm vô chén cho Toàn:

− Eo ôi ! Sao đầy thế?

− Ông phải ăn mỗi bửa ba chén như thế này mới có sức khoẻ .

− Sống chắng lợi ích gì chỉ làm bận lòng thêm mọi người thì ăn nhiều làm chi?

Thuý An chép miệng:

− Ông không nghĩ ngày nào đó, khoa học tiến bộ, cột sống của ông sẽ được chữa lành sao?

− Chẳng còn hy vọng gì nữa. Ba mẹ tôi đã tốn biết bao nhiêu tiền rồi.

− Theo tôi, ông không nên bị quan qúa. Đôi khi tinh thần vui vẽ cũng giúp cho bệnh chóng khỏi.

Toàn gật đầu:

− Đúng ! Nhưng đối với những bệnh khác kìa. Còn tôi thì vô phương.

Thuý An lái sang đề tài khác, cô chỉ vào đĩa:

− Ông ăn nhiều cá đi. Đó là thực phẩm giàu đạm mà ít chất béo nên dể tiêu.

− Tôi cũng rất thích cá đồng. Tuy ngon miệng nhưng bao tử tôi có giới hạn chứa.

Dù nói vậy Toàn cũng ăn được ba chén đầy.

− Bửa nay tại cô mà tôi đã phá lệ, vượt chỉ tiêu. Không khéo trong thời gian ngắn tôi sẽ phì lên như cái "thùng phuy" cho xem.

Thuý An bật cười:

− Thì tốt chứ có sao! Đó là tín hiệu đáng mừng .

Toàn gác đũa. Thuý An đưa chuối cho anh:

− Dùng thêm tr'ai cây cho đầy đủ chất Vitamine đi ông.

− Ái chà ! Tôi no muốn nứt bụng đây. Để hôm sau ăn bù vậy.

Thuý An nhíu mày:

− Không được hẹn!

− Chao ơi ! Ép dầu ép mở chứ ai nở ép ăn thế.

− Nghe ông than qúa tôi cũng không nỡ. Thì thôi.

Toàn mừng rở nhe răng:

− Cám ơn nhe ! Hổng hiểu sao đột nhiên tôi lại sợ cô đến vậy.

− --- Ngày nghĩ, ông Nhân ung dung ngồi uống trà ngắm lan.

Nhờ có chút kinh nghiệm nên vườn cây cảnh của ông lúc nào cũng đầy đủ màu sắc. Thấy chồng ngồi nghỉ một mình, bà Nhân cũng đến ngồi đối diện.

Hớp một ngụm trà bà nói:

− Thằng Toàn tính tình giống ông . Khi chưa bị thương tật, sáng sáng nó thường đến vườn đứng hàng giờ để ngắm nhìn những đóa phong lan vừa hé nở. Còn bây giờ thì..... Đến đó bà chợt ngưng giọng.

Ông Nhân chợt quay qua nhìn vợ:

− À ... nói tới thằng Toàn tôi mới nhớ. Hổm rày nó ra sao rồi? Có chịu để cho con bé ấy chăm sóc phục vụ không?

Bà gật nhẹ:

− Bữa đầu nó cự dữ lắm. Nhưng hôm qua bỗng dưng đổi khác . Nó ăn cơm được nhiều hơn thường lệ.

− Vậy thì đáng mừng đó. Con bé ấy xem thế mà được việc.

− Chẳng ngờ ông cũng có tài nhận xét quá chứ. Chỉ mong sao cho Toàn có người thích hợp để chuyện trò, quên đi buồn bã để mà sống.

Ông Nhân nén tiếng thở dài :

− Bệnh tình của nó các bác sĩ đã bất lực, hoạ chăng có phép mầu nào đó.

− Bởi vậy làm sao nó khỏi chán nản . Tìm được Thuý An quả là gia đình mình thật may mắn.

− Ừm ! Bà có dành cho nó một phòng tốt để ở không? Nhớ đối xử đàng hoàng tử tết để giữ chân nó lại.

Bà Nhân gật đầu:

− Thì tôi đã làm đúng theo lời ông dặn. Cho nó ở dãy nhà gần kho chứa đồ. Chổ ấy coi vậy mà thoáng mát lắm.

Ông Nhân nhăn mặt:

− Sao lại thế ? Nơi đó lâu rồi không dọn dẹp, bụi bám nhện giăng.

Theo tôi mình nên ưu tiên cho Thuý An một chút. Hơn nữa phải cho nó ở ần phòng của thằng Toàn mới tiện bề qua lại chăm sóc được chứ.

Bà Nhân đồng ý ngay:

− Ừm ! Ông nói đúng ! Tại bữa mới tới đâu có biết phản ứng của con trai mình ra sao.

Hai ông bà đang trò chuyện thì Tuyên và Mỹ Linh về tới.

Bà Nhân xởi lởi:

− Ngồi đây với hai bác cho vui đi cháu.

Mỹ Linh mỉm cười:

− Nhà mình có vườn lan đẹp quá. Chắc bác trai đã dày công chăm bón.

− Ừ ! Thú vui của ông ấy là ngắm lan và uống trà. Mỗi lần thấy ông ấy ngồi một mình bác đến ngồi chung.

Riết rồi đâm cũng ghiền ngắm lan giống như ổng.

Mỹ Linh nói lấy lòng:

− Cháu cũng thấy chơi lan là thú vui tao nhã của người quân tử . Nó làm cho tâm trí nhẹ nhành, giảm stress được đó bác.

Truyên đùa cợt:

− Chà ... xem bộ em am hiểu về tâm lý quá há . Học lóm ở sách báo nào vậy?

Mỹ Linh lườm Tuyên:

− Xí ! Anh chỉ giỏi coi thường em!

− Hôm nay cháu rảnh rổi à? Ở lại chơi rồi cùng dùng cơm với bác luôn thể.

− Dạ ! Chở em đi chợ mua thức an nghe anh Tuyên.

Tuyên gật:

− Ừm ! Để em trổ tài nấu nướng phải không? Đi thì đi chứ, miễn đừng bắt anh xuống bếp là được.

Bà Nhân cười giòn:

− Mai mốt cưới nhau rồi con cũng phải phụ vợ một tay chứ . Cả hai cùng đi làm thì phải biết chia sớt công việc.

Mỹ Linh được bà Nhân bênh vực thích chí mỉm miệng.

Bà nói tiếp:

− Đây cháu cầm thêm ít tiền để mua món nào là lạ để nấy cho Toàn ăn. Lúc này nó đã chịu bồi dưỡng.

− À ... với lại them một khẩu phần nữa cho Thuý An.

Mỹ Linh nhíu mày:

− Thuý An là ai ạ?

− Đó là cô gái có bổn phận chăm sóc cho Toàn - Tuyên đáp.

− Ừm ... cũng nhờ vậy mà Toàn bớt buồn bã cháu ạ - Bà Nhân kịp phụ hoạ với Tuyên.

Đột nhiên nét mặt Mỹ Linh không được vui . Chẳng thèm hỏi thêm nữa Mỹ Linh hối Tuyên:

− Thôi đi nhanh lên kẻo trưa!

Tuyên chợt bảo:

− Hay em cùng đi chợ với mẹ anh đi, để hai người bàn bạc mua thức ăn cho dẽ.

Mỹ Linh không thích nhưng chả dám lắc đầu sợ làm mất lòng bà Nhân nên ráng gượng cười:

− Cũng được ! Để cháu lái Honda đưa bác đi.

Tuyên thoải mái vì rảnh nợ, định quay vào phòng thì ông bảo:

− Con gọi Thuý An đến cho ba gặp một chút.

− Chi vậy ba?

− Ba định kêu cô ấy dọn đồ lên ở căn phòng trên lầu gần bên Toàn cho tiện.

Tuyên gật:

− Để con bảo Thuý An cho.

− Ừ ! Với lại hỏi xem cổ có yêu cầu điều gì không, nếu có thể được mình cứ đáp ứng. Thật ra tìm được một người hợp ý Toàn không dể đâu.

− Dạ ! Con biết mà ba.

Ông nhân đằng hắng:

− Ráng chiều chuộng giúp đở đi. Hoàn cảnh của Thuý An cũng không được may mắn lắm.

− Từ hôm cô ta đến giúp Toàn tới giờ con chưa có dịp trò chuyện. Để con tiếp xúc Thuý An một lần thử xem.

Ông Nhân gật:

− Ừm ! Con bé rất khôn ngoan và dễ thương.

− Theo con, hình như cô ta hơi giống Trúc Ly.

Ông Nhân nhíu mày:

− Trúc Ly là ai?

− Là bạn gái khi trước của Toàn.

− Ủa, sao từ khi Toàn bị tai nạn ba không thấy Trúc Ly đến thăm?

Tuyên chép miệng:

− Cô ta sợ lây chồng bị thương tật nên cắt đứt tình cảm sớm chừng nào càng tốt chừng nấy chứ sao ba!

Ông Nhân lắc đầu:

− Hừm ! Cái thứ bạc tình. Thảo nào thằng Toàn không chán nản sao được . Thật bất hạnh cho con trai tôi.

− May mà mình phát hiện ra được. Âu cũng là phúc cho thằng Toàn. - Tuyên nói.

Ông Nhân gật nhẹ:

− Bởi vậy con nên lấy đó làm gương. Phải tìm hiểu bạn gái của mình cho thật rõ ràng.

− Chuyện ấy con đã rút kinh nghiệm. Ba yên tâm đi. Thôi để con đến gặp Thuý An một chút.

− Ừm ! Nhớ động viên cởi mở với cô ta nghe.

Trước khi bước vô, Tuyên lịch sự gõ cửa.

Thuý An ngó ra khẽ gật đầu chào.

Thấy cô ngồi trước chồng sách báo cao chất ngất Tuyên ứng tiếng:

− Chà ... sách là sách . Cô định nghiên cứu gì đây?

Mỉm cười Thuý An đáp:

− Tôi mới mượn ở thư viện về. Định chọn bộ nào bay đọc cho ông Toàn nghe để giải buồn.

− Ừ ! Cô rất sáng kiến ! Em trai tôi cũng thích đọc sách lắm . Nhưng sao cô đọc làm chi cho mất công, nó tự xem sẽ thú hơn chứ?

− Tôi thấy ông ấy hơi lười. Vả lại đọc hai người cùng nghe rồi bàn bạc phân tích với nhau sẽ thích hơn chứ.

Tuyên ngó Thuý An:

− Cũng đúng ! Này cô không mời tôi ngồi sao? Nở để tôi đứng như vậy à?

− Xin hỗi ... tôi quên. Ghế đây xin mời ông ngồi!

Tuyên toạ vị:

− Nghe nói cô đã thuyết phục được em tôi vui sống trở lại, gia đình tôi rất mừng, xem cô như một ân nhân. Vì vậy cho nên ba tôi quyết định dành cho cô một chỗ tốt hơn nữa là ở trên lầu.

Thuý An nhỏ nhẹ:

− Tôi sống sở đây cũng tiện rồi. Gia đình ông ưu đãi nhiều quá tôi ngại lắm.

− Không đâu ! Tìm được một người hiểu được tâm trạng của bệnh nhân và chăm sóc chu đáo như cô đâu phải dễ.

− Ông khen qúa lời ! Tôi rành rẽ tâm lý chi đâu, chẳng qua tôi gặp may thôi.

Thuyên bảo:

− Em tôi lúc chưa bị tai nạn nó đã khó tính rồi. Bây giờ nó lại càng khó hơn nữa.

Những tưởng không ai có thể làm nó đổi thay được, ai ngờ đâu lại gặp được cô.

Thuý An chép miệng:

− Thật ra tại ai cũng quá quan tâm chiều chuộn cho nên ông ấy càng thêm thấy mình quan trọng. Và dể tủi thân. Theo tôi nên có thái độ thật bình thường với ổng như những người khác. Có khi như thế lại hay hơn.

Tuyên gục gặc:

− Ạ ... vậy là cô đã áp dụng theo cách nghĩ của cô và đã có kết quả. Đúng quá!

Cô có năng khiếu về tâm lý học. Nghề này thích hợp với cô đó.

Thuý An mỉm cười:

− Tôi thật lòng, ông lại ngạo tôi rồi.

− Lúc trước cô làm ở đâu?

− Rất nhiều công việc khác nhau. Nhưng không bền lâu được.

Tuyên nhìn cô:

− Cô có thừa kiên nhễn mà!

− Những việc ấy rất nặng nhọc, quá sức của tôi.

− Chẳng hạn như việc gì?

Thuý An đáp nhỏ:

− Phụ hồ ! Khuân gạch ! Gánh mướn.

Tuyên tặc lưỡi:

− Bộ hết việc làm rồi sao? Theo tôi cô có thể xin một việc khác nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ như một chân bán hàng hay kèm trẻ ở tư gia cũng được vậy.

− Khó lắm ông à ! Tôi đâu có quen với ai để được người khác giới thiệu.

Thuyên mỉm miệng:

− Phải chi tôi gặp cô trước khi cô vào đây tôi sẽ xin việc giúp cho cô. Nhưng thôi, cô chăm sóc cho Toàn cũng tốt rồi .

− Ông với ông ấy, ai là anh ?

− Chúng tôi là cặp song sinh. Hai đứa ra đời cách nhau chỉ vài giây nên chẳng phân lớn nhỏ mà bằng nhau cả.

Thuý An ngó Tuyên:

− Thường thường những cặp song sinh giống nhau như khuôn đúc. Nhưng sao hai người chỉ hơi từa tựa thôi?

− Tôi cũng chẳng biết. Chúng tôi tính tình cũng hơi khác nhau.

− Vâng ! Ông ấy có vẻ trầm lặng hơn ông.

Tuyên gật:

− Có lẽ vì bệnh tật nên Toàn bị ức chế tâm lý. Còn tôi? Cô thấy thế nào?

− Ông vui ve cởi mở hơn.

Tuyên cười mỉm:

− Cám ơn ! Bây giờ chúng ta cùng dọn đồ lên lầu chứ?

− Không dám làm phiền ông ! Tôi tự làm cũng được.

− Nhưng thêm tay thì sẽ nhanh hơn . Đở tốn thời gian.

Vừa nói Tuyên vừa ông những chồng sách lên ngực.

Thuý An bảo:

− Khoan đã ! Để chờ tôi cột lại cho gọn bỏ vào thùng giấy rồi hãy khuân.

− Chà ... sách nhiều quá để dưới gạch thế này coi chừng bị mối mọt đục phá.

Hôm nào tôi sẽ mang lên cho cô một kệ sách. Tha hồ mà chất.

Ngừng một chút, Tuyên đưa tay chỉ chiếc xe đạp:

− Còn chiếc xe cũ kỹ này?

− Của tôi đó ! Nó là bạn đồng hành chung thuỷ suốt bao năm với tôi.

Tuyên nói:

− Nếu không xài tới thì cứ để nó ở đây đi nhé.

Thuý An ngần ngừ:

− Nó là vậy bất ly thân của tôi mà.

− Không sao đâu. Bảo đảm với cô nó sẽ không mất.

− Cũng được ! Tạm thời gửi đó vậy.

Tuyên chỉ xấp giấy màu đỏ thẩm:

− Cô mua giấy ấy chi nhiều thế ? Để dùng vào việc gì?

− Để làm hoa hồng. Tôi tận dụng thời gian rảnh rỗi làm hoa để bán.

− Cô khéo tay quá vậy ! Nhưng làm ra có chỗ để tiêu thụ không?

Thuý An đáp:

− Chỉ được một hai nơi thôi!

− Sao thế?

− Tại vì bây giờ người ta sản xuất hiện đại hơn. Hoa nylon được làm ra hàng loạt.

Vừa bền lại vừa rẻ.

Tuyên tủm tỉm:

− Tôi chưa thấy hoa giấy cô làm bao giờ cả nên không thể đánh giá được hoa nào đẹp hơn.

− Khi nào có dịp tôi sẽ cho xem để ông so sách.

− Rồi ! Nếu đẹp tôi sẽ tìm mối tiêu thụ cho cô.

Thuý An cười nhẹ:

− Ai dám làm phiền ông.

− Chứ bây giờ thì tôi đang giúp ai đây?

− À ... bữa nay là trường hợp đặc biệt, mà ông tự nguyện chứ bộ.

Tuyên mím môi, khệ nệ ôm thùng giấy bước lên từng bậc thang. Thuý An đi theo sau.

Bỗng có tiếng gọi lớn:

− Anh Tuyên ! Anh đi đâu đó?

Quay lại thấy Mỹ Linh, Tuyên đáp:

− Anh dọn đồ phụ cô An, một chút anh xuống liền.

Mỹ Linh chạy tới:

− Cho em đi với!

− Ừm ! Cũng được ! Tôi xin giới thiệu, Mỹ Linh - bạn gái của tôi ! Còn đây là Thuý An - người chăm sóc cho Toàn.

Mỹ Linh nhìn cô gái đối diện một cách xa lạ. Thuý An định cười làm quen nhưng cô chợt nghiêm lại.

− Sao dời tới dời lui cho cực khố vậy?

Mỹ Linh hỏi.

Tuyên đáp:

− Tại Toàn ở trên lầu nên cô ấy dọn lên ở gần cho tiện.

− Biết Toàn có đồng ý không?

− Không chịu cũng phải chịu. Vì đây là ý kiến của ba mẹ.

Chợt Mỹ Linh quay sang hởi Thuý An:

− Liệu cô có thể chịu đựng được bao lâu? Có nhiều người đến chỉ hai ngày rồi cuốn gói ngay.

Thuý An khoanh tay điềm nhiên trả lời:

− Còn tôi có thể ở dài dài . Nói chắc cô không tin.

Mỹ Linh vênh lên:

− Gan lì như thế cơ à?

− Không phải gan nhưng ở đời đâu có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.

Mỹ Linh bĩu môi:

− Thì cứ thử đi. Nói thôi thì ai nói không được?

Tuyên xen vô:

− Nhưng cô ấy xem như đã thành công hơn hai phần ba rồi.

− Phải không? Còn lâu à!

− Thôi em xuống mà phụ làm cơm với mẹ anh đi.

Mỹ Linh nhìn Tuyên:

− Còn anh?

− Xong việc anh sẽ xuống.

− Không thèm!

Tuyên hơi nhíu mày:

− Em nhõng nhẽo quá đi ! Vậy thì cùng lên.

Mỹ Linh thản nhiên cặp tay Tuyên thân mật như sợ người khác cướp mất.

Nghe động tịch ở phòng bên, Toàn lăn xe qua nhìn.

Tuyên lên tiếng:

− Ba mẹ bảo Thuý An dời chỗ ở lên gần đây cho tiện.

Toàn không đáp mà ngó Mỹ Linh chằm chằm:

− Còn cô kia? Ai cho phép cô lên chổ này?

Quê độ Mỹ Linh ngó chổ khác, Tuyên đở lời:

− Cô ấy có ý tốt, muốn phụ giúp một tay đó mà.

− Nhưng tôi không thích ! Ngoài Thuý An ra, không một cô gái nào được quền bén mãng tới đây.

Mỹ Linh tự ái quay lưng đi một nước. Tuyên nói với Thuý An:

− Đồ đạc chỉ có bấy nhiêu phải không?

− Vâng ! Cám ơn ông.

Tuyên lập tức biến rời khỏi phòng. Toàn nhìn theo, ánh mắt không mấy gì thích.

− Sao ông lại toả ra khó chịu với co6 Mỹ Linh?

Toàn gằn giọng:

− Tôi cũng chẳng hiểu tại sao nửa?

Chỉ mường tượng rằng cô ta có liên quan đến tai nạn của tôi.

− Ông có bằng chứng gì không?

Toàn lắc đầu:

− Nếu có thì làm gì cô ta được yên thân.

− Vậy ông không nên nghi ngờ. Như thế sẽ có tội.

Toàn mím môi:

− Tôi không nghĩ rằng cô ta vô can. Nhất định một ngày nào đó sẽ lòi ra mặt chuột.

− Thôi, bỏ qua chuyện ấy đi. Nhớ tới xem bộ ông không vui.

Toàn lái qua đề tài khác:

− Cô nhờ Tuyên khuân giúp đồ đạc đó à?

− Không ! Ông ta tự nguyện ấy chứ.

− Nhưng nếu không thích cô cũng có quyền từ chối mà.

Thuý An mỉm miệng như trêu:

− Ai lại bất lịch sự vậy ? Vả lại người ấy cũng là anh em với ông!

− Điều đó chả quan trọng. Cô nên nhớ tôi không muốn gặp ai ngoài cô ra.

− Ông đừng nên làm thế. Chẳng lẽ cả ba mẹ của ông nữa sao?

Toàn chép miệng:

− À ... ba mẹ tôi thì khác. Mà này, sao đồ đạc của cô ít thế?

− Cuộc sống chưa ổn định, sắm sửa nhiều chỉ thêm cực. Hơn nữa tôi đầu có dư tiền .

Toàn chỉ đống thùng giấy:

− Cô đựng cái gì ở trong đó?

− Chỉ toàn là sách. Chẳng có gì khác cả.

− Bên phòng tôi còn có chiếu tủ trống. Cố cứ lấy mà xài.

Thuý An nói:

− Ông Tuyên hứa cho tôi cái kệ. Chắc nay mai ổng mang lên.

Toàn ngó chổ khác vẻ như không bằng lòng:

− Mang từ ở dưới lên sẽ cực. Chi bằng gần ở sát bên đây. Không tiện hơn sao?

− Nhưng ông ấy đã nói trước với tôi rồi.

Toàn lắc đầu:

− Vấn đề không phải trước hay sau. Mà điều gì đở nhọc sức thì nên làm.

Thuý An cười nhẹ:

− Ý o6ng bảo. Sáng kiến của ông là có lý hơn phải không? Được thôi ! Tôi đồng ý . Vì xem bộ cô Mỹ Linh chẳng mấy thích tôi .

Toàn thoả dạ:

− Cô biết vậy thì tốt. Nào hãy thực hiện đi mang sách qua chất vào tủ.

− Vâng từ từ cũng được mà. Ông có thích đọc sách không? Tôi có nhiều truyện văn học hay lắm.

Toàn gật:

− Tôi rất thích ! Nhất là truyện trinh thám và khoa học viễn tưởng.

− Ôi ! Vậy là tôi và ông có điểm tương đồng rồi đấy. Loại sách đó thì tôi có rất nhiều. Để hôm nào rảnh tôi sẽ đọc cho ông nghe.

Toàn cười thành tiếng:

− Tôi bị thương cột sống chứ đâu có mù đâu mà bắt cô phải đọc. Thời gian ấy để cô làm chuyện khác có ích hơn. Tôi nói có đúng không?

Thuý An nhoẻm miệng cười:

− Ông thì lúc nào mà không đúng. À ... cũng phải đó, tôi sẽ tận dụng những giờ rảnh rỗi làm hoa hồng để kiếm thêm thu nhập . Số tiền đó dành mua thêm sách cho ông đọc há.

Toàn vui vẻ:

− Cám ơn lòng tốt của cô. Nào, bây giờ cô làm đi cho tôi xem với.

− Ông không đọc sách sao?

− Lúc nào đọc không được ! Tôi có cả khối thời gian. Hay cô sợ tôi học nghề của cô?

Thuý An mỉm miệng:

− Không đâu ! Nếu ông làm được tôi càng mừng. Vì có thêm người phụ với tôi.

Nhưng bây giờ chưa có mối để tiêu thụ. Làm rồi biết để ở đâu?

− Dể thôi ! Sẽ để chung trong phòng của tôi, trong phòng cô. Đó cũng là cách mình giới thiệu sản phẩm.

− Có lý đó ! Vậy thì chúng ta bắt tay vào việc nhá.

Dứt lời Thuý An bày giấy và dụng cụ ra. Cô lấy giấy màu cắt thành hình trái tim đỏ từ nhỏ đế lớn.

Thuý An giải thích:

− Đây là những cánh hồng. Lát nửa nó sẽ được kết lại thành những đoá hoa.

Toàn nhìn bàn tay của cô không chớp mắt, với sự khéo léo các mảnh giấy trái tim bị cắt rời rạc khi nãyđược Thuý An uốn cong thành những cánh hoa mũm mĩm. Và chỉ trong phút chốc Thuý An đã biến chúng thành ra một cành hoa hồn xinh xắn.

Toàn cầm lên ngắm rồi tặc lưỡi:

− Ôi chao ! Cô có khiếu thẩm mỹ thật... Để tôi bắt chước làm thử nhá.

Thuý An cười nhẹ:

− Dể thôi ! Chắc ông sẽ làm được mà.

Toàn nhìn theo bàn tay thoă thoắt của Thuý An để học. Thật lâu trong khi cô đã làm được nhiều vô số mà Toàn vẩ chưa được một cái nào. Những cánh hoa không chịu nằm yên mà cứ rớt rơi lả tả.

Nản lòng Toàn buông xuống:

− Coi vậy mà khó thật. Tôi chịu thua cô đấy.

− Lúc mới tập làm tôi cũng như ông chứ hơn gì. Việc tỷ mỷ cần phải có kiên nhẫn. Vả lại bụng đói thì đầu gối phải bò. Thời gian bị thất nghiệp tôi nhờ nghề này mà sống đó ông.

Toàn chép miệng:

− Phải chi biết cô sớm hơn, tôi sẽ không để cho cô khổ.

− Nhưng cũng nhờ những cực nhọc khó khăn trong cuộc sống mà tôi có thêm được kinh nghiệm quý báo để trưởng thành hơn.

Ngừng một chút Thuý An tiếp:

− Tôi sinh ra dưới một vì sao xấu. Có cha mẹ và anh em nhưng lại giống như một trẻ mồ côi. Mọi việc tôi phải tự lo một mình. Tôi biết thân phận kể từ khi còn rất nhỏ.

Toàn im lặng nghe, ánh mắt xa vời như hoà nhập vào sự bất hạnh của Thuý An.

Lát sau cô chợt hỏi:

− Biết hoàn cảnh không may và sự nghèo khó của tôi, ông có khinh tôi không?

Toàn lắc đầu:

− Trái lại. Theo tôi cô là người có tâm hồn, có cá tính, đáng được tô trọng.

Toàn mỉm cười chua chát:

− Chắc chỉ mình ông nghĩ như vậy. Ở đời người ta thường quý chuộng kẻ giàu có quyền uy nhiều hơn.

− Thật ra, khi xưa lúc chưa bị tai nạn tôi nhìn đời qua lăng kính màu hồng, thấy cái gì cũng đẹp cũng xinh. Bây giờ thu mình trong căn phòng nhỏ hẹp suốt ngày tôi mới cảm nhận được sự cô đơn sự phản bôi đầy dối trá của lòng người.

Thuý An chép miệng:

− Giọng nói của ông dường như uất hận trách hờn người nào đó đã làm cho ông đau khổ. Phải thế không?

Đôi mắt Toàn vụt long lên:

− Đúng ! Nó là một con đàn bà lang tâm trắc nết. Khi tôi bị thương tật thi `cô ả xa lánh ruồng rẫy tôi. Cho nên tôi thề chẳng bao giờ tin một người nào nữa.

− Sao ông lại vơ đũa cả nắm. Sống trên đời cần biết đâu phải ai cũng giống ai.

Người xất người tốt luôn luôn lẫn lộn.

− Nhưng tôi nghĩ thời buổi này chỉ toàn là thực dụng cả.

Thuý An lặng thinh không đáp.

Toàn ngó cô, giọng bổng trầm xuống:

− Dù vậy, nhưng trong tôi vẫn còn hy vọng giữa đám vàng thau lẫn lộn ấy tôi sẽ tìm thấy một người chân thật, không xem trọng vẽ bề ngoài.

Thuý An ngó chỗ khác tránh áh mắt Toàn, cô chuyển đề tài:

− Nếu ông thấy buồn vì ngồi không thì phụ quấn nhuỵ hộ tôi đi.

− Sẵn sàng thôi nhưng cô chỉ cho tôi đi. Tay tôi vụng về lắm, sợ làm không vừa ý cô.

− Rất dễ ! Đây ông nhìn, cứ lấy một miếng giấy màu bọc đầu kẽm lại rồi quấn mấy vòng chỉ. Cứ thế, công đoạn còn lại tôi sẽ tiếp tục.

Toàn hớn hở:

− Có vậy thì dể quá. Tôi sẽ thực hiện liền. Đố cô làm lại tôi.

Thuý An mỉm cười:

− Có người hứa tìm nơi tiêu thụ giúp tôi đấy.

− Ai vậy?

Cô đưa tay lên môi:

− Suỵt ! Bí mật!

Toàn ngầu mặt:

− Nếu cô giấu tôi, tôi sẽ giận không thèm trò chuyện với cô nữa.

− Ấy đừng đừng ! Trước sau thì rồi ông cũng biết mà.

− Nhưng tôi nóng lòng muốn biết bây giờ.

Thuý An đáp:

− À thì cũng được thôi ! Tại việc chưa có kết quả ... nên ...

− Đừng dài dòng nữa ! Là ai vậy?

− Ông Tuyên đó ! Chứ có ai xa lạ đâu.

Toàn lại hỏi:

− Nó hứa với cô lúc nào?

− Mới khi nãy, lúc dọn đồ phụ với tôi. Sao ? Ông không thích ư?

Toàn vội nói chữa:

− Đâu có ! Tuyên giúp cô cũng tốt thôi. Nhưng tôi chỉ ngại Mỹ Linh, xem bộ cô ta không thích cô đây.

Thuý An làm thinh đáp.

− Này ... bộ cô không thấy điều đó sao?

− Có chứ . Tôi đâu có mù. Mặc cô ta, tôi thích trêu cho cô ta tức.

− Nhưng tôi không thích. Tôi muốn cô nhờ người khác thì hơn.

Thuý An chép miệng:

− Tôi còn quen ai nữa đâu.

Toàn nhanh miệng:

− Để tôi nóoi với mẹ tôi cho.

− Ý đừng ! Nếu ông nói e tôi sẽ bị rầy.

− Sao cô lại sợ?

Thuý An đáp:

− Tại vì công việc của tôi là chăm sóc cho ông chứ đâu phải để làm việc đó.

− Không ! Theo tôi cô chẳng có lỗi gì cả. Cô làm thêm trong giờ rảnh rỗi mà. Tôi nghĩ, có lẽ mẹ tôi sẽ mến cô thêm về tính chịu khó đấy.

Thuý An vẫn thoái thác:

− Nhưng thoi ! Ông đừng nói sẽ hay hơn.

− Nghĩa là cô muốn Mỹ Linh đố kỵ với cô? Làm như thế cô được gì nào.

Thuý An im lìm, bàn tay cô vẫn tiếp tục se những cánh ồng vào nhánh.

Lát sau cô ngẩng lên nhìn Toàn:

− Việc riêng của tôi ông chen vào làm chi cho mệt vậy?

− Tại vì tôi muốn mọi người ở đây điều thương mến cô đế cô được ở đây lâu dài.

− Thế à ! Nhưng Mỹ Linh đâu phải là người thân của ông?

Thuý An gật:

− Đành vậy ! Nhưng trong tương lai cô ta sẽ là dâu của ba mẹ tôi, và cũng là một thành viên trong gia đình.

− Vậy mà tôi thấy dường như ông không mấy ưa cô ta.

− Thì lý do tôi đã nói với cô rồi. Thôi, tôi nghe trong bụng như có tiếng réo gọi.

Cô không cảm thấy đói ư?

Thuý An mỉm chi:

− Tôi có tật lớn, làm việc mê say thì quên ăn.

− Để tôi dẹp với cô cho nhanh. Bữa nay nhất định cô phải dùng cơm chung nghe.

− Cũng được ! Nhưng tôi ăn nhiều lắm, ông không sợ tôi giành hết phần của ông sao?

Toàn bật cười:

− Tôi chấp cô đấy ! Phần đồng các cô gái đều giữ eo. Ăn nhiều vòng hai sẽ nới ra, đố cô dám.

Thuý An cũng cười khúc khích:

− Nhưng ông nên nhớ tôi đâu phải là người mẫu. Nên ăn uống cứ thoải mái, tội gì phải nhịn.

− Đúng ! Tôi cũng muốn thấy cô mập thêm chút nữa vì trông cô hơi gầy.

Bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên, duy chỉ thiếu có Thuý An và Toàn.

Mỹ Linh đã quá quen thuộc, tự nhiên cầm đũa lên mời ông bà Nhân:

− Con mời hai bác dùng cơm ạ!

Ông bà tươi cười vui vẽ:

− Chà hôm nay có cháu Mỹ Linh đứng bếp, thức ăn chắc là ngon lắm đây!

− Dạ cũng bình thường thôi bác! Bác dùng món tôm lăn bột này thử - Mỹ Linh gắp bỏ vào chén ông Nhân.

Nếm một miếng, ông khẽ gục gặc:

− Ừm ! Ngon đấy mà lại đẹp nữa.

Cháu thật khéo tay.

Tuyên được dịp khoe người yêu của mình:

− Mỹ Linh đã học qua lớp nữ công gia chánh mà ba. Ở cơ quan có tiệc tùng là cô ấy đảm trách tất cả.

− Giỏi quá nhỉ. - Bà Nhânkhen - cái tài làm bếp ấy cũng là một trong những bí quyết giữ chân các ông chồng.

Tuyên nhìn Mỹ Linh:

− Thấy chưa ! Em đã được mẹ chấm điểm cao rồi đó . Ráng đi, chỉ còn một điều nữa chưa hoàn toàn lắm.

Mỹ Linh nguýt Toàn:

− Điều gì?

− Em không được hiền lắm. Đúng không?

Mỹ Linh ngoe nguẫy:

− Vậy mới vừa với anh ! Mai mốt bày đặt léng phéng thì biết tay em.

Tuyên cười to:

− Ba mẹ thấy không? Thế mà bảo dữ, cô ấy không chịu.

Ông bà Nhân cười xoà:

− Thời nay con gái cũng phải lanh lợi đôi chút. Hiền quá dễ bị người khác bắt nạt.

Mỹ Linh khoái chí vì được bênh vực:

− Thấy chưa ! Hai bác không có ý kiến. Vậy thì anh miễn bàn.

Bà Nhân mỉm miệng:

− Nếu muốn sau này sống với nhau đuợc nhiều hạnh phúc thì lúc quen nhau phải tìm hiểu cho kỹ càng. Liệu sức có thể chịu đựng được các tật xấu của nhau rồi hãy cưới.

Tuyên đùa:

− Con chẳng có tật xấu gì cả. Chỉ có Mỹ Linh thôi.

Dứt lời, Tuyên bị hứng ngay những cú véo nên thân:

− Lẻo mép này ! Để con kể một tội lớn nhất của anh cho hai bác nghẹ.. đó là tội mê gái.

Tuyên đưa tay lên:

− Đâu có ! Con xin thề.

− Thiệt không ? Mới hồi nãy đó, nhớ không?

Bà Nhân ngó con trai:

− Ủa ? Nãy giờ có cô gái nào lạ đâu.

Tuyên đưa nắm đấm lên doạ Mỹ Linh:

− Nói bậy coi chừng bị anh trừng trị đó nghe.

− Nguýt Tuyên sắc bén, Mỹ Linh sa sầm nét mặt.

Tuyên vội mỉm cười làm lành:

− Giỡn chút mà đã giận rồi. Thôi ! Uống nước đi kẻo bị mắc nghẹn.

Ông Nhân chợt hỏi:

− Ủa quên nữa ! Sao bữa cơm lại vắng mặt Thuý An?

Bà đáp:

− À... từ nay Toàn yêu cầu để cô ấy ăn cơm chung với nó.

− Vậy thì tốt quá rồi ! Tôi rất mừng vì Thuý An đã làm thay đổi được tính nết của Toàn - giọng ông Nhân thật vui.

Tuyên nói xen vô:

− Lúc nãy con đã giúp cô ấy dọn đồ lên trần trên.

Ông Nhân gật gù:

− Ừ ! Vậy cho tiện. Toàn cũng đở quạnh quẽ cô đơn.

Tuyên tiếp:

− Thuý An chăm sóc Toàn rất nhiệt tâm, cô ấy có thật nhiều sách, nghe nói lúc rỗi rảnh sẽ đọc truyện cho Toàn giải khuây.

− Ừm! Đó cũng là cách giúp cho Toàn thư giãn, đở nhàm chán. - Bà Nhân nói.

− Cô ấy cũng rất khéo tay, làm ra những đóa hồng thật đẹp.

Mỹ Linh lườm Tuyên vẻ không bằng lòng:

− Sao anh biết ? Anh thấy hồi nào chưa?

− Chưa thấy ! Nhưng anh đoán chắc như vậy.

− Giỏi quá há ! Anh liệu cẩn thật lời nói đó nghe - Mỹ Linh hăm he.

Tuyên rụt cổ:

− Chà chà ! Ghê quá ! Ba mẹ thấy không? Chưa chi mà cô ấy ăn hiếp con rồi.

Mỹ Linh đưa tay xỉ trán Tuyên:

− Này, mai mốt không được khen cô gái nào trước mặt em nghe chưa? Cấm tuyệt đối đó.

Ông bà Nhân bật cười.

Tuyên rùng mình:

− Thật đúng là bà chằn lửa. Lỡ dại kiếp này thôi. Kiếp sau xin xá dài.

Ông bà Nhân lại phá lên cười, bà đùa cợt:

− Kiếp này tại mắc nợ phải không? Thôi ráng trả cho xong đi con.

Mỹ Linh nói mát:

− Nhiều người mắc nợ con cứ năn nỉ xin được trả nhưng con chưa chịu đó bác.

Nếu anh Tuyên rút chân ra sẽ có người thay thế ngay thôi.

Tuyên trêu già:

− Thì để thử xem nhé?

− Ừm ! Ngoéo tay đi ! Nhanh lên!

Bà Nhân rầy ra:

− Đừng nói gở. Con có được người yêu trẻ đẹp dễ thương như Mỹ Linh là phước rồi. Đừng kén chọn nữa. Hai đứa muốn chừng nào tổ chứ lễ cưới?

Mỹ Linh ngó Tuyên, nhường câu trả lời:

− Để thêm một thời gian nửa đi mẹ. Cho Mỹ Linh tìm hiểu cho kỹ kẻo sau này sẽ hối hận.

Tuyên vừa nói vừa cười.

Bà Nhân bảo:

− Quen nhau khá lâu, gần hai năm rồi còn gì. Cưới nhau là vừa rồi đấy, kéo dài quá không tốt đâu.

Tuyên đáp:

− Toàn còn bệnh hoạn như vậy, tổ chức lễ cưới coi sao được . Làm thế khiến nó tủi thân thêm.

− Duyên ai trước người ấy hưởng. Valải căn bệnh của nó thuộc loại nan y. Chờ nó mạnh biết đến khi nào?

Ông Nhân gật đầu:

− Ừm ! Mẹ con nói đúng đó. Con biết nghĩ đến tìm cảm anh em, ba mẹ rất vui.

Nhưng cũng đừng vì Toàn mà bắt Mỹ Linh phải chờ đợi lâu. Vả lại lúc này dường như nó không còn bị ức chế tâm lý nữa.

Tuyên đáp:

− Nhiều khi con chợt nghĩ bệnh của Toàn có cơ may chữa khỏi. Mình ráng đợi đến lúc ấy tổ chức lễ cưới sẽ vui hơn. Biết đâu Toàn cũng cưới vợ một lượt với con thì sao.

Bà Nhân lắc đầu:

− Chuyện đó biết lúc nào mới xảy ra? Nằm mơ cũng không có được.

Mỹ Linh dằn dỗi:

− Thôi thì mặc ảnh ! Hai bác khuyên làm chi. Con cũng sẽ cố gắng, chờ đợi mãi không được thì lúc ấy con sẽ đi lấy chồng.

Tuyên cười giả lả:

− Đố em dám ! Em không biết anh là thằng liều mạng sao? Lạng quạng anh sẽ bắt cóc cô dâu giữa tiệc cưới cho chút rể khóc ròng đó.

Mỹ Linh nguýt Tuyên dài ngoằng.

Bà Nhân nhắc:

− Eo ôi ! Ai cũng mê chuyện trò nên nồi cơm còn y nguyên. Mỹ Linh ráng ăn đi chứ làm khách coi chừng đói nghen cháu.

Bữa cơm tàm thì Thuý An bê mâm xuống . Mọi người nhìn vào, Tuyên bảo:

− Chà ... hôm nay thức ăn bộ ngon lắm hay sau mà chén đĩa đều sạch trơn thế?

Thuý An chúm chím cười:

− Ông ấy khen các món ăn đều lạ mẹing nên ăn được ba chén cơm đầy.

− Cô có biết ai nấy không? Mỹ Linh đấy!

Thuý An ngó cô gái đối diện:

− Cô rất khéo léo!

− Cám ơn ! - Mỹ Linh đáp cụt ngủn.

Ông Nhân bảo Thuý An:

− Này ... cháu ở đây đã lâu nên hai bác xem cháu như người thân trong gia đình. Từ nay cháu đừng gọi Toàn hay Tuyên bằng ông nữa. Nghe xa lạ lắm. Chúng nó đáng tuổi anh của cháu thôi.

− Dạ.... nếu hai bác cho phép. Cháu chỉ sợ mình không xứng đáng để được hai bác ưu ái như vậy.

Bà Nhân bật cười:

− Cháu nói quá lời rồi ! Từ ngày cháu đến chăm sóc cho Toàn, tâm hồn nó như được thổi vào một luồng gió mới. Từ bi quan trở thành lạc quan, gia đình bác cảm ơn cháu mới phải.

Mỹ Linh cười khinh khỉnh ngó chỗ khác . Bà Nhân nắm tay Thuý An:

− Ngồi xuống đây đi cháu. Từ hôm cháu đến đây bác chưa có dịp nói chuyện với cháu nhiều . Nghe nói cháu khép tay lắm phải không?

Thuý An nhỏ nhẹ:

− Cháu biết chút ít về nghề thủ công để kiếm thêm thu nhập. Hoàn cảnh bắt buộc cháu phải thế.

− Chịu khó như cháu rất tốt. Nhưng cháu ở đây đã có hai bác lo. Làm thêm chi cho mệt. Hay tại lương tháng bác gửi cháu ít quá?

− Dạ không đâu ! Bao nhiêu đó đã nhiều lắm rồi. Tại cháu thấy còn thời gian rảnh, vả lại anh Toàn cũng muốn làm cùng cháu cho vui.

Bà Nhân vồn vã:

− À... ra vậy ! Thế sản xuất ra đã có chỗ tiêu thụ chưa?

− Dạ chưa!

Tuyên nhanh miệng nói:

− Con có quen với nhiều cửa hành bán tạp hoá. Để con tìm mối giúp cho cô ấy.

Mỹ Linh bĩu môi:

− Sao việc gì cũng có anh hết vậy?

Người gì mà ham ôm đồm vào thân chuyện của thiên hạ.

Tuyên nhíu mày nhìn bạn gái:

− Mặc xác anh ! Nhưng chuyện này sao có thể gỏi là chuyện thiên hạ được?

Ông Nhân lên tiếng:

− Thôi ! Mỹ Linh nói cũng phải . Đàn ông như con đi tìm nơi tiêu thụ hoa giấy không tiện đâu. Hãy để mẹ con đi tìm dùm cho.

− Ừm ! Làm xong cứ để đó . Thủng thẳng rồi cũng có nơi mua mà lo gì. - Bà Nhân nói.

Tuyên cụt hứng nín thinh.

Lát sau Tuyên bảo Mỹ Linh:

− Em về bây giờ chưa? Đã đến giờ nghỉ trưa của ba mẹ rồi.

Bà Nhân nhìn cả hai:

− Chắc Mỹ Linh cũng mệt, thôi con đưa Mỹ Linh về đi.

− Dạ.... để con dọn bát đĩa xuống bếp đã bác.

− Thôi việc dọn dẹp đã có chị Năm. Cháu về đi kẻo nắng.

Mỹ Linh vâng dạ chào mọi người.

Bà Nhân nói với theo:

− Hôm nào rảnh sang chơi nữa nhá.

− -- Đưa Mỹ Linh về dưới trời nắng chang chang. Dù không được nghỉ trưa nhưng Tuyên vẫn không thấy mệt, trong lòng Tuyên như có một động cơ thúc đẩy, đôi mắt lúc nào cũng dáo dác nhìn hai bên đường như tìm kiếm.

− Ạ.. kia rồi!

Đột nhiên Tuyên kiêu lên nho nhỏ rồi nhanh nhẹn ghét vào một shop bán tranh ảnh lưu niệm.

Cô chỉ lên tiếng chào mời:

− Anh muốn mua quá để trang trí nhà hay đi tân gia? Ở đây em có nhiều mặt hàng đẹp và sang lắm.

Tuyên thọc tay vào túi quần đưa mắt nhìn một loạt khắp nơi.

− Anh cứ tuỳ ý chọn lựa, thích ảnh nào hay tranh nào em sẽ lấy cho - Cô gái đon đả.

Tuyên vẫn lắc đầu ngó sang những chậu ho nylon trong tủ kính.

Cô nàng như hiểu ý:

− Hay anh muốn mua hoa về chưng trên bàn? Đây em có đủ cả, nào là phong lan, cúc, đào, cẩm chướng . Đẹp chẳng kém gì hoa thật.

Tuyên chưa trả lời vội, chỉ nhoẻn miệng cười tủm tỉm.

Cô hàng nhìn người khách:

− Chắc anh ngại mua hoa không vừa lòng bà xã chứ gì. Vậy thì để em chọn cho.

Tuyên mỉm cười, vội cải chính:

− Tôi chưa có gia đình.

− Ồ... xin lỗi! thết hì còn dễ nữa, em sẽ lựa cho anh một chậu hoa thật đẹp để làm quen nhá.

Tuyên lật đật xua tay:

− Không không ! Tôi chẳng có ý mua mà chỉ muốn hỏi cô sao ở đây cô bán lại thiếu hoa hồng?

− À... lúc trước thì có nhưng đã hết sạch.

− Sao cô không lấy thêm cho có đủ mặt hàng?

Cô chủ lắc đầu:

− Em có cô bạn gái chuyên làm hoa hồng bằng vả bỏ mối cho em. Nhưng lúc này cô ấy đã lấy chồng nên không còn rảnh rỗi nữa.

Tuyên chộp ngay cơ hội:

− Tôi biết một chổ làm hoa hồng giấy rất đẹp. Nếu cô cần tôi sẽ giới thiệu cho.

Cô hàng chần chừ:

− Thì em cần đấy ! Nhưng biết có đẹp như hoa vải không?

Truyên nói qủa quyết:

− Bảo đảm với cô bằng hoặc hơn chứ không kém đâu.

− Vậy anh chịu khó lấy cho em xem thử đi. Nếu được thì em sẽ nhận.

Tuyên mừng rỡ, nói thêm:

− Nhưng chỉ có cành thôi chứ chưa có chậu.

− Ở đây em có chậu sẵn.

− À... cô hãy đưa cho tôi mượn cắm thử để mang đến đây.

Cô hàng gật đầu trao cho Tuyên một chậu thạch cao màu trắng, anh chỉ tay bảo:

− Chiếc bình cao kia nửa. Hai loại đi cho kiểu dáng thêm phong phú.

Cô gái mỉm cười:

− Cắm hoa là một nghệ thuật. Bình hoa có sinh động hay không cũng còn tuỳ vào người cắm.

Tuyên gật gù:

− Đúng ! Hy vọng mặt hàng của tôi giới thiệu cô sẽ hài lòng.

Và Tuyên nói thêm:

− Nếu đạt yêu cần, cô nhận kha khá hộ nhé?

Cô chủ chúm chím cười:

− Chà... bộ người làm hoa thân thiết với anh lắm hay sao mà nhiệt tình quá vậy.

Được thôi ! Ở đây nhận vào, em còn phân phối cho những nơi khác nữa chứ. Chỉ sợ anh cung cấp không đủ đấy chứ.

Tuyên khấp khởi mừng:

− Ôi ! Được thế thì còn gì bằng. Tôi sẽ bảo cô ấy cố gắng hết sức để không phụ lòng cô.

− Ồ... cuối cùng thì anh cũng đã bật mí cho em biết người làm hoa là một cô gái.

Và nếu em đóan không lầm thì cô ấy là bạn gái của anh?

Tuyên hơi bực bội vì sự tò mà của người bán hàng, nhưng vẫn giữ hét tươi vui:

− Không đâu ! Tại thấy cô ta có hoàn cảnh khó khăn nên tôi giúp cho cổ có thêm thu nhập.

− À... ra vậy ! Anh có tấm lòng quá nhỉ.

Tuyên nở nụ cười rồi khẽ gật nhẹ:

− Chào cô nhé ! Ngày mai tôi sẽ mang hàng đến cho cô xem thử . Xin được cảm ơn cô trước.

− Vâng ! Nếu vậy em sẽ giao thêm cho anh chậu và bình không.

Quên cả giấc ngủ trưa Tuyên hí hứng nhảy lên các bậc thang thật nhanh nhẹn như đứa trẻ. Đến trước cửa phòng của Thuý An, do dự một chút Tuyên đưa tay lên gỏ .

Bỗng đâu có tiếng xe lăn từ phòng bên chạy ra, giọng Toàn trầm trầm:

− Gọi có chi không? Cô ấy vừa mới chợp mắt được vài phút .

Đột nhiên Tuyên thấy ngượng ngập xoa xoa đầu:

− Định hỏi Thuý An có chút chuyện .

Toàn hất hàm xẵng tiếng:

− Chuyện gì ? Quan trọng lắm không?

Tuyên khẽ lắc đầu:

− Không ! Chỉ muốn báo tin vui thôi.

Toàn chẳng hỏi lắng tai nghe, Tuyên nói tiếp:

Đã tìm được chỗ nhận mua hoa hồng rồi .

Toàn vẫn thản nhiên:

− Thế à ! Nhưng hình như Thuý An đa6u có nhờ Tuyên?

Từ lúc bị tai nạn đến giờ, lần thứ nhất Toàn vẫn dịu giọng với Tuyên, dù việt đó Toàn không hài lòng .

Tuyên cũng ôn tồn lại:

− Cần gì đợi cô ấy nhờ . Thấy việc gì có thể giúp được thì mình cứ giúp .

Toàn ngó chổ kh'ac làm thinh, bỗng nhiên Thuý An mở cửa phòng bước ra.

Cô bảo:

− Xin lỗi ... lúc nãy dường như tôi nghe có tiếng gỏ cửa ?

Toàn nói ngay:

− À ... Tuyên muốn gặp cô có chuyện cần . Nhưng sao cô ngủ ít thế ?

− Buổi trưa tôi chỉ chợp mắt một chút là đủ . Vả lại cũng cần phải dậy sớm để xem ông có sai bảo gì không.

Tuyên nhìn Thuý An:

− Tôi mang đến cho cô một tin vui. Có nơi đồng ý nhận hoa hồng của cô lành với điều kiện là cô phải cho họ xem thử .

Đôi mắt Thuý An mở to lên:

− Ôi ! Cám ơn ông thật nhiều . Rõ ràng thật bất ngờ đối với tôi. Đương nhiên phải gửi mẫu đến để chào hàng chứ .

Tuyên lấy trong túi nylon ra hai chiếc bình không:

− Đây ... cô cầm đi ! Họ yêu cầu cô cắm hoa sao cho hài hoà, đẹp mắt tuỳ theo kiểu dáng của từng loại bình . Nếu được họ sẽ thương lượng giá cả với cô sau:

Thuý An nhận lấy rồi quay sang hỏi Toàn:

− Ông thấy sao?

Toàn gật nhẹ:

− Rất tốt cho cô. Công việc mở đầu quá thuận lợi còn gì nữa .

Tuyên bảo:

− Tôi hẹn với chủ shop hoa ngày mai sẽ mang mẫu hàng tới . Cô cố gắng chưng sao cho bắt mắt nhé .

Thuý An mỉm miệng:

− Vâng ! Tôi sẽ cố gắng để đạt được yêu cầu về thẩm mỹ . Nhưng họ nhận hay không còn tuỳ vào sự may nắm nữa .

Tuyên gật đầu cười:

− Đúng ! Vậy bảo Toàn hãy chúc lành cho cô đi.

Toàn nhe răng, nét cau có thường ngày biến mất:

− Tôi luôn mong mỏi cho Thuý An thành công đấy chứ .

− Vì như thế, tôi và ông sẽ tận dụng được khoảng thời gian thừa thải để làm kinh tế phụ .

Tuyên chợt bảo:

− Này, bây giờ có một đề nghị nho nhỏ .

Toàn và Thuý An im lặng nghe.

Tuyên tiếp:

− Thuý An đến gia đình chúng tôi tuy không bao lâu nhưng đã quá quen thuộc rồi, đâu còn xa lạ gì nữa mà sao cứ gọi chúng tôi bằng ông hoài thế . Nghe khách sáu qúa phải không Toàn ?

Mỉm môi cười, Toàn không đáp .

− Yêu cầu Thuý An đổi lại cách xưng hô cho thân mật đi. Tôi với Toàn sẽ gọi cô bằng tên. Ngược lại cô gọi tụi tui bằng anh được rồi . Có già cả chi đâu mà kêu tới bằng ông.

Thuý An ngó Toàn như thầm hỏi .

Hiểu ý Toàn gật nhẹ:

Đề nghị của Tuyên rất đúng . Tôi cũng thấy mình quá gìa mỗi khi nghe cô gọi .

Cả ba cùng cười.

Đợi mãi chẳng thấy ai mời mình vào phòng Tuyên nói:

− Thôi, tôi có việc phải đi. Hẹn ngày mai gặp An để lấy mẫu hàng.

Đợi Tuyên khuất dạng dưới cầu thang rồi Toàn mới bảo:

− An có học qua khóa "Nghệ thuật cắm hoa" không?

Thuý An lắc đầu:

− Chưa rừng. Nhưng tôi có thể làm được ! Chỉ cần mình có tâm hồn và cặp mắt thẩm mỹ một tí.

− Vậy thì hãy bắt đầu tay vào việcn ngay bây giờ đi.

− Anh còn nôn nao hơn cả tôi nữa.

Toàn chép miệng:

− Tại tôi muốn cho An vui.

− Và anh cũng vui nữa. Phải không?

− Tôi thấy mình vô dụng quá ! Chả giúp ích được gì cho An cả.

Thuý An bật cười:

− Eo ơi ! Tôi có bổn phận phải phục vụ cho anh chứ đâu phải anh phục vụ lại cho tôi.

− Đồng ý rằng thế ! Nhưng tôi có cảm giác như mình bất lực, thua kém người khác quá xa.

− Không đâu. Anh đã cho tôi tận dụng được thời gian để làm thêm là điều rất tốt rồi.

Hai người đi vào phòng. Thuý An ngắm hai chiếc bình, cô nói:

− Muốn cắm hoa cho dễ cần phải có những miếng xốp bằng nhựa đặt trong mình miệng rộng. Chắc tôi phải đi mua.

Toàn nhanh nhẩu:

− Tôi có thứ đó. Cô cần bao nhiêu cũng đáp ứng đủ. Cả một thùng to cất trên trần nhà kia.

Thuý An ngó theo tay Toàn:

− Ở đâu anh có nhiều thế?

− Thì tích luỹ qua những lần mua hàng hoá, máy móc . Biết có ngày sẽ cần đến nó mà.

Thuý An mang ghế đến lấy xuống.

Toàn đùa cợt:

− Khéo đấy ! Cô mà trợt chân tôi không thể đở được đâu.

− Anh khỏi lo ! Leo trèo là nghề của tôi mà.

− Chắc An tuổi Thân phải không?

Cô gật nhẹ:

− Bởi vậy, con khỉ thì làm sao ngã cho được.

Toàn bật cười thành tiếng. Thuý An leo lên lấy chiếc thùng carton xuống gọn hơ.

Toàn khen:

− Cô giỏi thật đấy . Mai mốt có thấy nghiệp về miệt vườn hán trái cây mướn cũng không sợ đói.

Thuý An đáp:

− Anh bỏ tiền ra mua đất trồng cây lập vườn đi, tôi sẽ chăm sóc trông coi cho.

− An hứa thì nhớ nhé . Bao giờ hết bệnh tôi sẽ thực hiện cho xem.

− Quân tử nhất ngôn mà . Một lời hứa đã nói như đinh đóng cột.

Toàn mỉm miệng nhìn Thuý An lấy mấy miếng nhựa trắng tinh ra cắt thành từng miếng nhỏ đặt vào trong chiếc bình miệng rộng . Kế tiếp co6 cắm những cành hồng với vị trí cao thấp đối xứng hài hoà nhau. Chẳng mất bao nhiêu công cán, chỉ một thóng sau chiếc bình hoa trở nên tươi tắn sinh động hẳn lên.

Toàn đẩy xe ra hơi xa nghiêng đầu ngắm nghía ..... Anh không khỏi buột miệng:

− Ôi ! Thật xinh đẹp . Thuý An khéo léo lắm.

Hy vọng sẽ được chủ hàng nhận phải không anh?

Toàn gật ngay:

− Vâng ! Nếy là tôi, tôi sẽ mua hết với giá thật cao đấy.

− Cao quá thì làm sao có lãi ! Yêu cầu giá tương đối được rồi.

− Phải chi tôi đừng bị chấn thương cột sống, tôi sẽ đem hai bình hoa đến giao cho bọ ngay.

Thuý An cười nhẹ:

− Tôi còn sốt ruột hơn cả anh nữa . Nhưng thôi, từ từ đã . Nhiều khi " dục tốt bất đạt". Biết đâu trong khoảng thời gian còn lại tôi sẽ nảy sinh thêm sáng kiến trang trí cho bình hoa càng trở nên đẹp mắt hơn.

− An nói cũng có lý đấy !

− Bây giờ tôi sẽ tiếp tục làm thêm những đóa hồng.

Toàn tiếp ngay:

− Còn tôi sẽ cắt hộ cho An những miếng nhựa để đặt vào bình nhá.

− Thôi ! Anh nên nghĩ ngơi cho khoẻ đi. Buổi trưa nay hình như anh chưa ngả lưng một tí nào.

− Có chứ ! Vả lại ở không cũng buồn.

Thuý An bảo:

− Thì anh cứ đọc sách báo. Đó cũng là việc bổ ích cho trí tuệ.

− Tôi đã xem chẳng còn sót một chữ nào. Hơn nữa tôi thích lao động chân tay để phụ với cô.

Thuý An đáp:

− Tôi chỉ sợ ông bà chủ thấy được sẽ bị rầy la.

− Không hề gì ! Tại tôi tự nguyện chứ đâu phải bị cô ép buộc.

− Đồng ý rằng tôi không có quyền ép anh. Nhưng tôi ngại ông bà nghĩ khác.

Toàn lắc đầu:

− An khỏi lo ! Tôi sẽ chịu trách nhiệm việc tôi làm.

Sau lời giới thiệu của người dẫn chương trình Mẫn Đạt bước ra sân khấu cúi đầu thật thấp chao khán giả .

Nhạc bắt đầu nổi lên dồn dập ồn ào . Mẫn Đạt cùng với nhóm vũ công uống éo lượn lờ thân hình một hồi rồi mới cất tiếng hát . Đám trẻ ngồi dưới sân bãi huý sáo, hét la ầm ĩ tỏ lòng ái mộ . Chứng kiến cảnh đó Trúc Ly vô cùng hãnh diện vì đối tượng của mình được khán giả nhiệt liệt ủng hộ .

Chờ cho Mẫn Đạt hiểu diển xong, Truýc Ly nhanh chân chạy vào bên trong đó . Phải chen lấn với đám người bu quanh xin chữ ký một lúc lâu mới tiếp cận được với ca sĩ, Trúc Ly níu áo Mẫn Đạt, giọng nũng nịu:

− Anh ! Em chờ anh nãy giờ muốn rụt cả chân luôn. Thôi mình đi đi anh.

Đám đông ngóai đầu lại nhìn Trúc Ly với ánh mắt tò mò .

Mẫn Đạt gật đầu lia lịa:

− Ừm ! Anh biết . Nhưng chờ anh thêm vào phút nữa đi cưng.

Trúc Ly nhăn nhó:

− Hổng thèm ! Bắt em chờ lâu em giận cho xem.

Mẫn Đạt vợi hý hoáy ký vài cuốn sổ nữa rồi vẹt đám đông bước ra ngoài, bỏ lại sau lưng những cái nhìn thất vọng của các khán giả trẻ . Khẻ âu yếm choàng tay hang hông của Trúc Ly, Mẫn Đạt dịu giọng:

− Đừng giận dỗi nữa nhé ! Hãy thông cảm cho anh bé cưng.

Trúc Ly nũng nịu:

− Ghét ghê ! Bữa nào cũng bắt người ta chực chờ đến rũ cả xương.

− Ai bảo em chọn người yêu là ca sĩ làm chi. Anh đã nói trước rồi mà .

− Em chấp nhận nhưng cũng vừa phải thôi. Hình như anh cũng khoái mấy con bé choai choai lắm phải không? Này liệu hồn đấy .

Mẫn Đạt gật đầu cười trừ:

− Anh biết lúc nào cặp mắt em cũng theo dõi anh nên anh đâu dám léng phéng .

− Ừm ! Vậy là khôn đấy ! Nào bây giờ chúng mình đi đâu đây ?

− Tuỳ em ! Anh dành ưu tiên cho em luôn chứ gi?

Mẫn Đạt bật cười:

− Ráng dùm anh đi. Một thời gian ngắn nữa thôi. Sau khi tung ra CD lần này xong thu nhập khá anh sẽ giao hết số vốn lẫn lời cho em giữ mà .

− Hừ ... chỉ toàn là hứa chứ em chưa thấy đồng bạc nào cả .

− Hì hì ! Cằn nhằn hoài vậy nhỏ . Báo cho em biết rất nhiều bà giàu sụ mê anh đó nghe. Chỉ cần anh gật đầu đồng ý thôi là tha hồ ...

Trúc Ly nhéo vào hông Mẫn Đạt:

− Này dám chọc tức người ta ! Thách anh đấy ! Mụ già nào ba đầu sáu tay thì cứ nhào vô.

Mẫn Đạt suýt xoa:

− Ái da ! Chắc bầm tím quá . Đùa với em cho vui chứ anh dâu có dám . Em là nhất rồi ..... − Còn gì nữa ?

− Trẻ này, đẹp này, giàu này .

Trúc Ly cười đe doạ:

Biết vậy thì nhớ nhé . Chừa tật đứng núi này trông núi nọ đi.

− Ừm ! Anh xin chấp hành cả hai tay luôn.

Trúc Ly hả dạ cùng Mẫn Đạt bước lên xe con bóng lộng đã chờ sẵn từ khi nào:

− Anh còn "sô" nào nữa không? - Trúc Ly hỏi .

− Hai nơi nữa cũng gần đây. Chúng ta rảnh được hơn ba mươi phút .

− Vậy tìm chỗ nào ăn lót dạ đi . Em thấy đói quá .

Mẫn Đạt gật:

− Còn anh chỉ thấy khác nước .

− Thì anh cũng phải ăn chút gì để lấy sức chứ . Bác tài ơi ! Bác rành chổ nào bán đồ ăn ngon đưa tụi tôi đi đi.

Người tài xế vâng dạ, chiếc xe lướt qua những ngả đường tràn ngập ánh đèn .

Chẳng bao lâu, anh ta ngừng trước một hiệu ăn thóang mát .

Mẫn Đạt cùng sánh vao Trúc Ly bước vô. Kh'ac đến trược nhận ra anh chàng ca sĩ ngoái cổ nhìn mê mệt . Trúc Ly lại được dịp hãnh diện với mọi người . Thức uống dành cho Mẫn Đạt là một ly cam tươi .

Đẩy về phía bên phải, Trúc Ly nói:

− Đặc biệt cho anh đây ! Uống in ít thôi để bụng còn ăn cháo thập cẩm nữa .

Mẫn Đạt nâng ly lên kề vào môi Trúc Ly:

− Em uống trước đi rôi anh uống mới ngon.

Khẽ hớp ngụm nhỏ cho Mẫn Đạt vui lòng xong Trúc Ly trao lại:

− Lúc nào cũng nịnh đầm . Làm như yêu người ta lắm vậy .

Tô cháo nóng hổi được mang ra, cả hai vừa xụp húp vừa khen ngon. Trúc Ly múc thịt bỏ sang tô của Mẫn Đạt ra chiều chăm sóc:

− Anh ráng ăn cho hết để có sức ma ca.

− Cám ơn em ! Nhờ em ủng hộ tinh thần lẫn vật chất nên anh được khích lệ rất nhiều . Sau này thành danh giàu có, anh nhất định không bao giờ phụ em.

Trúc Ly lườm Mẫn Đạt sắc hơn dao:

− Nói nhiều qúa mà không biết có làm được điều gì không. Em cũng ráng chờ đợi thử xem.

− Sao em cứ nghi ngờ anh hoài thế ? Không lẽ đợi anh mổ bụng móc ruột ra em mới chịu tin à ?

− Anh không nghe người ta thường bảo:

Ca sĩ thay người yêu như thay áo sao? Huống chi anh đang có nhiều người vây theo.

Mẫn Đạt nói cứng:

− Mặc họ ! Anh chỉ biết có em thôi. Nhưng em cũng phải hiểu mà thông cảm cho anh. Vì anh là người của công chúng nên anh rất cần họ . Thiếu họ anh hát cho ai nghe đây?

− Đồng ý ! Nhưng bản tính của những người làm nghệ thuật rất lãng mạn . Cùng một lúc, họ có thể yêu nhiều người .

Mẫn đạt lắc đầu:

− Em đừng vơ đũa cả nắm . Cho dù em đúng thì canh vẫn ở trường hợp ngoại lệ .

− Em cũng hy vọng như vậy . À ... ông bầu của anh đâu, sao bữa nay em không thấy ?

− Lúc này ổng bận túi bụi vì đang lăng xê cho những ca sĩ mới .

Trúc Ly chép miệng:

− Tiền cát xê ổng ăn chia với anh ra sao?

− Ít lắm ! Chỉ phần nào thôi, còn bao nhiêu ổng lấy hết .

− Sao anh không đặt điều kiện với ổng ? Lý ra phải chi đôi chứ kẻ có của, người có công.

Mẫn Đạt tỏ ra bực bội:

− Bởi vậy nhiều khi nghĩ cũng tức thật . Tại anh yếy thế vì ít tiền nên cứ bị họ lợi dụng để bắt chẹt .

− Nhưng bây giờ tên tuổi của anh cũng đã lệ thuộc vào ổng nữa ?

− Hừm, sao không? Mấy năm nay đi hát, tiền cát xê chỉ đủ sống, anh đa6u có dư để bứt ra làm ca sĩ độc lập .

Trúc Ly ngẫm nghĩ lời Mẫn Đạt nói .

− Thì ra, anh có tiếng mà không có miếng . Hồi nào giờ em cứ nghĩ anh có thật nhiều tiền gửi ở ngân hàng .

Mẫn Đạt phì cười:

− Lầm to rồi em ơi ! Nếu không bị ông ta ép chế thì cũng có thể anh giàu như em nói .

− Em nhớ anh cũng ra nhiều đĩa riêng bán chạy lắm mà .

− Đành vậy ! Nhưng vốn của ổng bỏ ra ne6n lời lãi ổng ôm gọi . Anh giống như một gã hát mướn thôi.

Trúc Ly tặt lưỡi:

− Thật mất công bằng ! Thế anh có muốn thoát khỏi kềm kẹp của ông ta để trở thành một ca sĩ độc lập không?

− Sao lại không? Được như vậy còn gì hơn . Em hỏi câu ấy thừa rồi .

Trúc Ly chúm chím cười .

Mẫn Đạt lại tiếp:

− Em không giúp anh mà cười trên sự đau khổ của anh đó ư?

− Anh nghĩ em có đủ khả năng à ?

Mẫn Đạt cười vang:

− Em trúng kế anh rồi ! Anh nói khích em đấy .

Trúc Ly đấm thù thụp lên vai Mẫn Đạt:

− Mưu mô, giăng bẫy này . Anh ghê thật .

− Nào bây giờ đồng ý giúp anh nhá !

− Ừm ! Nhưng với vài điều kiện .

Mẫn Đạt nói ngay:

− Sao cũng đưỢc . Dù gì em cũng không nỡ xử tệ với anh như thằng cha bầu show.

− Đương nhiên ! Vậy thì lắng nghe đây:

Thứ nhất:

Ngoài em ra không được léng phéng với bất kỳ cô gái nào . Nếu em bắt được thì anh chết đấy .

Mẫn Đạt gật nhẹ:

− Cái đó thì nhất trí ro6`i .

Trúc Ly tiếp:

− Thứ hai:

Đi diễn ở đâu cũng phải cho em theo bên cạnh .

Mẫn Đạt nhăn mặt:

− Eo ơi ! Gì mà đeo dính như sam thế ? Đôi lúc anh đi diễn ở ngoại ô thành phố hoặc các tỉnh thì sao?

− Em cũng đi luôn !

− À ... thì tuỳ em . Nhưng anh báo trước vất vả lắm đấy .

− Mặc kệ em.

Mẫn Đạt đành gặt:

− Ừm ! Được luôn !

Trúc Ly tiếp:

− Còn điều cuối cùng rất quan trọng nghe cho kỹ nhé . Mọi chi phí em đều bỏ ra cả . Tiền thu được trong những buổi diễn cũng như bán các CD riêng của anh trừ vốn ra lại chia đôi .

Mẫn Đạt nhanh nhẩu:

− Ồ ! Anh đồng ý cả hai tay. Vậy còn gì bằng .

− Khoang em nói chưa hết . Tiền của anh thì chỉ nên bỏ túi một ít thôi, còn bao nhiêu gửi em giữ cho. Mình tích luỹ để còn lo cuộc sống trương lai cho hai đứa nữa chứ .

Mẫn Đạt nhăn mặt:

− Vậy cũng như không ! Anh có được tự do gì đâu .

Trúc Ly cười mơn:

− Em hứa danh dự . Lúc nào anh cần em đưa lại ngay . Bộ sợ em giật à ?

− Hổng phải ! Nhưng anh ..... − Thôi được ! Tiền của hai đứa sẽ cất chung trong tủ . Chìa kh'a mỗi người một chiếc . Nhưng anh lấy tiền phải báo cho em biết là đã lấy bao nhiêu và dùng vào việc gì nghe.

Mẫn Đạt ngó cô bạn gái:

− Em tính chúng mình ở chung à ?

− Ừm ... đúng !

− Em có nhà riêng ?

Trúc Ly gật nhẹ:

− Em mới mua lại của nhỏ bạn, rất rộng rải thoáng đãng .

− Ồ ... vậy thì tốt qúa . Nhưng em không sợ bị người ta dị nghị vì sống với anh sao?

− Nghề của anh đi suốt . Chỉ khuya lắc khuya lơ anh mới về . Thiên hạ hơi đâu rình rập chõ mũi vào cho mệt .

Mẫn Đạt vẫn còn thắc mắc:

− Nhưng còn gia đình em? Anh ngại bị mang tiếng dụ dỗ lắm nghen.

Trúc Ly phì cười:

− Vô lý ghê chưa ! Năm nay em đã trên tuổi trưởn thành rồi . Em có quyền tự do riêng chứ bộ . Hơn nữa ba mẹ em đâu có đây, ông bà ở tận dưới quê.

Mẫn Đạt nịnh đầm:

− Em gốc ở tỉnh mà anh thất gót chân em đâu có đóng phèn . Nhìn cứ ngỡ dân thành phố chính hiệu .

− em lên đây ở với người ba con từ nhỏ . Buôn bán với bà ấy một thời gian gom đủ vốn em tách ra làm ăn riêng một mình . Nhờ vậy mau khá .

Mẫn Đạt nói đùa:

− Buôn bán mặt hàng gì mà mau giàu thế ? Đồ quốc cấm phải không, hêrôin hả ?

Trúc Ly trợn mắt:

− Ê ! Không được nói giỡn như vậy nhe bạn . Người khác nghe được em bị ở tù như chơi đó .

Mẫn Đạt cười nhỏ:

− Nhầm nhò gì . Em ở tù thì anh đi thăm nuôi . Miễn sao tài sản nằm gọn trong tay anh là được rồi .

Trúc Ly chằng miệng:

− Nói chuyện xúi quẩy không nên đâu đó . Em mà bị bắt em khai luôn cả anh chứ đừng hòng ở ngoài phè phỡ .

Mẫn Đạt cười toe toé nhìn đồng hồ:

− Thôi ! Đến giờ chạy show rồi, anh phải đi.

− Ừ ! Đưa em về trước đã, em buồn ngủ quá chừng rồi .

Hôm nay chủ nhật đợi mãi chẳng nghe Tuyên "phôn" tới rủ đi chơi, buồn tình . Mỹ Linh chạy đến cô bạn thân tâm sự cho khuây khoả .

Vừa thấy bạn mình vừa dừng xe trước cửa, Minh Thư đã reo lên:

− Ôi ... mày bị người ta bắt cóc cả tuần giờ mới được thả ra phải không?

Mỹ Linh bĩu môi:

− Hỗng dám đâu nhỏ ! Ai có thể giam cầm tao được . Tại bận công việc bù đầu .

− Ừm ! Biết rồi ! Mày đang nỗ lực làm giàu mà .

− Đúng ! Tiền là trên hết . Không có nó mọi sinh hoạt đều tê liệt .

Minh Thư dài giọng:

− Nhưng cũng vừa vừa, phải phải thôi. Tham quá mau gìa .

Mỹ Linh giật mình:

− Hả ! Bộ lúc này trông tao già lắm hả ?

− Chứ gì nữa ! Mày có vẻ ốm và đen hơn trước .

− Nhiều hay ít ?

Minh Thư mím miệng:

− Nghe nó sợ rồi phải hôn? Cũng chưa đến nỗi giống người Campuchia đâu.

Đấm vào vai bạn . Mỹ Linh chửi:

− Đồ qủi ! Chỉ giỏi tài ghẹo . Lúc này buôn bán ra sao?

− Cũng bình thường . Tao định ra thêm shop quần áo thời trang nữa để tăng thêm thu nhật .

Mỹ Linh buột miệng:

− Eo ơi ! Nói tao, mày cũng y chang. Có khi còn tham lam hơn nữa .

− Hì hì ! Tạo hoá nên đàn bà bản tính giống hệt nhau thích làm giàu, thích sang trọng, thích xinh đẹp .

− Đúng ! Vậy thì ráng mà cua gấp mấy gã công tử để sống sung sướng một đời .

Rồi Mỹ Linh bật cười tiếp luôn:

− Tao thì có rồi . Còn mày cố lên đi!

− Ai thế ? Bồ của mày mà mày giấu kỹ quá . Tao chưa hân hạnh diện kiến lần nào cả .

− Con của một giám đốc ! Sắp được thay thế chức vụ của ổng và hưởng quyền thừa kế một tài sản khổng lồ .

Minh Thư chép miệng:

− Ngon quá ta ! Giống như chuột sa hũ nếp . Mà này, hắn còn em trai nào không?

− Đế giới thiệu cho mày chứ gì ?

− Ừ ! Thông minh ghê ! Hai đứa mình là chị em dâu há .

Mỹ Linh gật nhẹ:

− Được thôi ! Tao chỉ sợ gặp rồi mày sẽ chê.

− Sao vậy ! Bộ anh ta xấu lắm à ?

− Không ! Rất đẹp trai nhưng bị tàn tật .

Minh Thư chắp hai tay:

− Thôi, cho em xin ! Tao không có can đảm chịu đấm ăn xôi đâu.

Mỹ Linh cười giòn tan:

− Nhỏ này tối tính ghê ! Mày cu8' giả vờ ưng anh ta rồi tìm cách nào đó làm cho anh ta chết sớm mà hưởng gia tài .

Minh Thư rùng mình:

− Đừng xúi tao làm chuyện ác nghe mày . Nhưng anh ta bị tật bẩm sinh à ?

− Không ! Bị tai nạn xe hơi làm chấn thương cột sống mới chừng hai năm nay?

− Tội qúa há ! Chắc anh ta buồn bã chán đời lắm ?

Mỹ Linh gật:

− Ừm ! Ngày xưa hắn có cô bạn gái rất xinh. Từ khi bị tàn phế cô ta đã bỏ rơi hắn .

− Ác quá vậy ! Như thế hắn còn hy vọng nào để sống ?

− Ai nghe cũng bất bình rủa sả cô ta thậm tệ . Nhưng xét cho cùng có ai dám hy sinh để sống với kẻ tật nguyền suốt đời không?

Minh Thư chép miệng:

− Ừm ! Nói thì ai nói cũng được nhưng làm thì rất khó . À gia đình giàu có quá sao không chạy chữa ?

− Đã đưa đi khắp nơi, tốn cả khối tiền mà tật vẫn còn mang. Giờ thì đành chịu .

− Nghe nói những người bị bất hạnh như vậy tính tình rất khó phải không?

Mỹ Linh ngồi phịch xuống ghế:

− Thì đương nhiên ! Bị ức chế tâm lý nên đâm ra cau có gắt gỏng . Gia đình đã thuê rất nhiều người để chăm sóc nhưng chẳng có ai chịu đựng anh ta được một tuần lễ .

Minh Thư chú ý lắng nghe:

− Nhưng duy chỉ có một đứa con gái - Mỹ Linh tiếp .

− Cô ta bao lớn ?

− Chắc bằng tụi mình hoặc nhỏ hơn chừng một hai tuổi gì đó .

− Chắc cô ta nghèo nên mới nhận công việc khó khăn này phải không?

Mỹ Linh trề môi dài cả tất:

− Còn phải hỏi ! Nghèo rớt mồng tơi nghèo xơ nghèo xác . Bởi vậy nên mới lỳ lợm .

Minh Thư nhướng mày:

− Ủa, sao giọng điệu của mày gắt gỏng vậy ? Đáng lý mày nên mừng cho anh ta có người chia sẽ nỗi bất hạnh . Vì mày sắp làm chị dâu rồi mà .

− Mốc xì ! Tao ghét thêm thì có .

− Sao kỳ thế ?

Mỹ Linh nói với vẻ ấm ức:

− Hồi xưa không có cô ta, tao là nhất trong gia đình đó . Bây giờ tao là kẻ thừa .

− Ra là vậy ! Mày ganh ư ? Sao mày không cố gắng để được mọi người chú ý như cô ta?

− Tao chả thèm ! Một mình Tuyên yêu tao cũng đã đủ rồi . Tao cũng không muốn để ý chi cho nặng nề đầu óc . Nhưng khổ nổi nó cứ đập vào mắt, dội vào tai.

− Thì cứ xem như không thấy, không nghe là xong chứ gì ?

Minh Thư mỉm cười rót cho bạn một ly nước mát:

− Uống vào cho hạ hoả đi. Nóng quá coi chừng nổi mụn làm xấu xí dung nhan đó mày .

Mỹ Linh nâng ly dốc một hơi, vừa để xuống nét mặt bỗng đổi sắc khi thấy có người đàn ông bước vào cửa hàng .

Mỹ Linh đi nhanh ra:

− Ủa ! Anh Tuyên ! Anh đinh mua gì vậy ?

Tuyên lúng túng với hai bình hoa hồng trên tay chưa biết trả lời ra sao thì Minh Thư nói thay:

− Ông ấy đến chào hàng cho tao. Người quen của mày à ?

− Ừm ! Người mà tao nhắc khi nãy ! Minh Thư xoa tay:

− Vậy mà tao đâu biết . Xin lỗi hai người nha!

Mỹ Linh khoát tay:

− Hề gì ! Tại tao chưa có dịp để giới thiệu .

Dứt lời Mỹ Linh quay sang Tuyên:

− Anh mang hoa đến chào hàng dùm con nhỏ Thuý An phải không?

Tuyên làm thinh, lẳng lặng đặt lên bàn:

− Rảnh rỗi để làm chuyện tào lao. Nhiệt tình quá há ? - Mỹ Linh lại chì chiết .

− Giúp đở người khác là một việc nên làm, sao lại gọi là tào lao? - Tuyên rắn giọng .

Minh Thư không muốn hai người gây nhau nên ứng tiếng:

− Xong rồi hở anh ! Được lắm tôi sẽ nhận . Giá cả thì cũng bằng như các chổ khi trước của tôi. Đây anh cứ xem bảng giá nếu không tin .

Tuyên xua tay:

− Thôi khỏi ! Tôi đồng ý ! Vậy cô có thể nhận bao nhiêu ?

− Không giới hạn ! Số lượng tuỳ thuộc vào anh. Vì tôic òn bỏ mối cho các chổ khác .

− Vâng ! Ngày mai tôi sẽ mang đến đây một số . Vài ba ngày sau sẽ tiếp tục, có bao nhiêu đem tới bấy nhiêu.

Minh Thư gật:

− Nhớ bảo cô ấy làm cho đủ màu sắc như đỏ, trắng, vàng cảm để người mua dễ chọn lựa nhá .

Thấy việc mua bán xong xuôi, Mỹ Linh bước đến khiều vai Tuyên:

− Em cần nói chuyện với anh một chút . Chúng ta đến quán nước đằng kia đi.

Đến nơi, hai người chọn chiếc bàn ngoài bóng cây, khuất tầm nhìn của những người khách.

Vừa ngồi xuống Mỹ Linh chất vấn ngay:

− Anh nhận làm việc ấy hay nhỏ Thuý An nhờ anh?

Tuyên đáp không chút e dè:

− Anh Tự nguyện!

− Hừm ! Động lực nào vậy ?

− Tất cả vì Toàn . Anh muốn Toàn được vui.

Mỹ Linh xẵng giọng:

− Anh nghĩ rằng em trai của anh sẽ vui ư ? Chưa chắc, mà có thể sẽ ngược lại .

− Sai rồi ! Thuý An là người chăm sóc cho Toàn, cô ấy biết nghề thủ công này rất có ích . Vì nhờ làm phụ với Thuý An Toàn đã quên được ít nhiều sự buồn chán .

− Nhưng em thấy hình như ý của anh không phải vì Toàn . Mà vì một người khác .

Tuyên ngó thẳng Mỹ Linh:

− Người khác là ai ?

− Thuý An ! Đừng có giả vờ nữa . Em biết tỏng trong ruột anh rồi .

− Nói bậy ! Anh chẳng có ý gì với cô ấy cả . - Tuyên nạt .

− Làm sao chứng minh lời nói của anh là thật ? Hừm ..... một đứa con gái chẳng ra gì mà hai gã đàn ông đeo đuổi cùng một lúc . Thật là buồn cười .

Tuyên không nhịn được quát:

− Nói năng thật hồ đồ . Cô có câm miệng lại không?

− Anh lấy quyền gì mà ra lệnh cho tôi ? Tôi tức phải cho tôi nói chứ . Cũng vì con nhỏ đó mà anh lạnh nhạt với tôi.

Dứt cầu, Mỹ Linh khóc rấm rức như chưa từng được khóc . Nhìn đôi vai nhỏ rung rung theo tiếng nất Tuyên cầm lòng không được vổ về:

− Nín đi em ! Anh hứa yêu em hoài không bao giờ phụ bạc . Đừng tự làm khổ mình nữa .

− Ngày nào nhỏ Thuý An còn ở trong nhà anh thì ngày ấy em còn lo sợ .

Tuyên nhướng mày:

− Chứ em bảo anh phải làm sao ? Hổng lẽ đuổi việc cô ta?

− Nếy anh làm được chuyện ấy thì em mới tin.

− Đừng có vô lý ! Người ta phạm lỗi gì, hơn nữa anh đâu có quyền .

Mỹ Linh cay cú:

− Tại không muốn nên nói vậy thôi !

− Sao em có ác cảm với Thuý An vậy ? Nhờ cô ấy mà Toàn đã thay đổi tâm tính .

Em có biết gia đình anh mừng và quý trọng Thuý An lắm không?

− Bởi vậy cho nên em đâu được ba mẹ anh ân cần niềm nở như lúc trước .

Tuyên hất hàm hỏi:

− Bằng chứng nào em nói thế ?

− Em chỉ cảm nhận được . Hay đúng hơn là trực giác .

− Chuyện tầm phào . Thôi bỏ qua đi, uống nước vào cho trôi cụt tức xuống .

Mỹ Linh vùng vằng:

− Cả tuần nay anh đi đâu mà không thấy mặt ?

− Anh bận làm phụ với ba trong công ty. Lúc này xuất khẩu hàng liên tục đi các nước .

Mỹ Linh tươi ngay nét mặt:

− Tiền vô như nước sướng nhĩ ! Anh được ba anh chia bao nhiêu phần trăm ?

− Cần gì chia chác ! Của ba anh là của anh. Bây giờ việc chính là phải lo học nghề của ông già để mai mốt kế nghiệp ổng .

− Bác có nói chừng nào không? Thôi ấy nên về hưu cho khoẻ .

Tuyên đáp:

− Có lẽ khoảng một đôi năm nữa càng lâu càng tốt, đợi khi nào anh rành rẽ công việc đã .

Mỹ Linh dài giọng:

− Làm giám đốc có gì đâu mà khó . Chỉ ký tên thôi cần gì phải học .

− Em hiểu cán cợt qúa ! Nếu không có óc lãnh đạo vào khéo lép trong tính toán thì công ty dễ bị thua lỗ đi đến giải thể như chơi .

Mỹ Linh chép miệng:

− Khó khăn bước đầu ba anh đã vượt qua hết rồi . Bây giờ anh chỉ làm y theo khuôn mẫu là được .

Tuyên nhún vai:

− Theo anh, tuổi trẻ phảibiết sáng tạo càng đầu tư chất xám cành thu nhật được nhiều của cải vật chất .

− Ở đời sao có người lại thích đày đoạ mình nhỉ ? Mâm cỗ đã dọn sẵn chỉ ngồi vào bàn để ăn thôi mà lại không chịu .

− Em là loại người chỉ thích hưởng thụ chứ không thích làm . Nói tóm lại là muốn ngồi nhà mát ăn bát vàng . Vậy hai đứa mình không hợp nhau rồi .

Mỹ Linh nguýt Tuyên:

− Người ta thương anh sợ anh cực thân tội nghiệp . Anh càng giàu thì càng sung sướng chứ thiệt hại gì em đâu .

Tuyên đùa cợt:

− Thôi, có người vợ chỉ biết ăn không ngồi rồi, tối ngày cứ lo ăn diện, chăm sóc sắc đ.ep chắc anh bị tán gia bại sản .

Mỹ Linh đâm thùm thụp vào vai Tuyên:

− Nói như vậy đó hả ? Cưới được em là anh có phước ba đời .

− Anh chưa đánh tiếng cưới hỏi em bao giờ à nhe.

− Phải rồi ! Tôi đâu có bằng con nhỏ làm thuê làm mướn kia . Nó sống lang thang vất vưởng nên già đời, có nhiều ngón nghề để làm đàn ông bị mê hoặc .

Tuyên nghiêm mặt:

− Sao em cứ lôi người ta vào mà sĩ vả hoài vậy . Người gì mà nói chuyện nọ lại xọ chuyện kia . Thật là kỳ khôi!

− Ừ ! Nó chắng mắc mới gì tôi cả . Nhưng tại nó gieo cho tôi ấn tượng xấu rồi .

− Đó chẳng qua vì em ganh với Thuý An thôi. Nếu thấy bị thua kém người ta về mặt nào đó thì hãy cố gắng làm cho hơn mới hay chứ .

Mỹ Linh nhăn mũi:

− Anh bảo tôi phải hoá thân làm con nhỏ nghèo xơ nghèo xác, sống cù bơ cù bất, giơ bàn tay chai sạn ra lao động . Kiếm miếng ăn đế được tiếng là người vượt khó có ý chí, có nghị lực . Hừ ... đó là những danh hão, tôi đâu có ngốc anh Tuyên.

Tuyên mỉm miệng:

− Anh đâu có bắt em phải làm thế . Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, công việc mình làm sẽ thể hiện được bản tính con người của mình .

Mỹ Linh nhíu mày:

− Em không hiểu anh muốn nói gì nữa .

− Thì để anh giải thích . Em có nhớ anh hay khuyên em nên cố gắng bền bỉ với công việc không? Vì em chẳng làm ở nơi nào lâu cả . Cứ được một hai tháng là nghỉ .

Mỹ Linh chằng miệng:

− Ừm ! Vậy đó . Không vừa bụng thì tội gì phải làm . Tôi cũng có trình độ chứ đâu phải dốt nát mà sợ thất nghiệp .

− Em đừng ỷ lại thái quá . Nhiều người học cao hơn em có cấp bằng này nọ mà chỉ vì kén chọn việc nên cũng thất nghiệp thôi .

Mỹ Linh bĩu môi:

− Có nhiều mơi trả lương thì ít mà ép người ta phải làm nhiều . Lương công nhân như vậy có ma nó làm cho .

− Đôi khi người ta từ những nhân viên mới vào để xem ai siêng năng cần mẫn để người ta không lầm khi chọn lựa . Đến lúc nhận chính thức rồi thì đồng lương sẽ tương ứng với công việc chứ .

− Khó tin ! Đợi được như vậy chắc dài cả cổ .

Tuyên phì cười:

− Bởi thế em mới là người thiếu kiên nhẫn .

− Ừ ... thì anh cứ chê đi. Cứ hạ em xuống thấp mà đưa người khác lên cao.

− Đừng hiểu lầm . Anh chỉ muốn khuyên em khi làm điều gì hãy làm hết sức mình . Chớ nữa vời rồi bỏ . Nếu cứ như vậy mãi thì suốt đời chẳng bao giờ thành công .

Mỹ Linh lắc đầu nguầy nguậy:

− Đầy tai rồi, em không can đảm để nghe nữa đâu .

Tuyên không giận mà cười nhẹ:

− Không muốn nghe nữa thì về . Trưa rồi .

Mỹ Linh vùng vằng:

− Còn chuyện kia thì sao ?

− Chuyện gì ?

− Thì chuyện anh đi làm không công cho nhỏ Thuý An đó .

Tuyên gằng giọng:

− Ý em muốn thế nào ?

− Cứ để tự nó đi bỏ mối . Nó đâu có cùi giò mà anh phải đi thế .

− Mặc anh ! Đó là quyền của anh. Em không được xía vào .

Mỹ Linh giận dỗi xô ghế đứng lên:

− Được rồi ! Nếu anh thích thì cứ làm . Tôi không nói nữa . Nhưng mai mốt có gì thì đừng trách .

Tuyên ngó thắng Mỹ Linh:

− Em hăm doạ anh đó à ? Đừng có quá đáng nghe.

Không thèm trả lời, Mỹ Linh lên xe đề máy . Tiếng gọi của Tuyên rơi vào khoảng không.

Hội chợ triển lãm bày bán những mặt hàng chất lượng cao được khách tiêu dùng hưởng ứng đông đảo .

Sau lúc sáng cãi cọ với Tuyên, Mỹ Linh cảm thấy buồn chán, mua sắm cho khuây khoả . Qua nhiều gian hàng rồi mà vẫn chưa chọn được món vừa ý, Mỹ Linh tự hỏi:

"Không biết tại hàng sản xuất chưa đặc yêu cầu hay bởi sự bực bội làm cho cô khó tính ?" Chân vẫn bước đều đến chỗ có khách vây thật đông, tò mò Mỹ Linh xen vào nhìn . Thi ra mọi người đang chơi tranh cát . Những tấm tranh mẫu được vẽ sẵn trên giấy cứng, chỉ cần gỡ mảng giấy phía trên, bên trong bề mặt được phủ chất dính .

Người chơi tuỳ ý chọn lựa màu cát phù hợp với bức tranh rồi trải đều lên từng chỗ .

Thấy cũng ngồ ngộ, Mỹ Linh bỏ tiền ra mua một tấm làm hoạ sĩ bất đắc dĩ để thư giãn đầu óc . Đang lúi húi bên những thau cát màu, bỗng có bàn tay ai đập nhẹ vào vai:

− Tập tành làm tranh cát hở nhỏ?

Giọng nói nghe quen quen, Mỹ Linh quay lại rồi kêu lên:

− Ủa ! Trúc Ly ! Mày cũng có mặt nơi đông đáo này nữa à ?

Trúc Ly cười tươi, đáp lại cũng bằng câu hỏi:

− Đi với ai thế ?

− Một mình ! Còn mày ?

− Cũng vậy ! Đã mua được món gì rồi ?

Mỹ Linh lắc đầu:

− Chẳng thấy gì vừa ý cả .

− Giỏ của tao cũng còn rỗng tuếch . Kỳ này hội chợ có nhiều tay gian manh trà trộn bán hàng dỏm .

− Ừm ! Tao thấy cũng giống y như mày .

Trúc Ly rủ rê:

− Thôi, về nhà tao ăn tối rồi mình tâm sự với nhau còn có lý hơn.

− Được đó ! Lâu ghê tụi mình mới gặp lại .

Cả hai chạy Honda bên nhau nói nói cười cười, gió đêm lùa vào tóc mát rượi .

Đến ngã rẽ Mỹ Linh chạy thẳng, Trúc Ly bảo:

− Ê ! Ngoặt xe qua đây !

− Ủa ! Tao nhớ nhà mày chạy hết đường này mà .

− Tao mua nhà mới, dời đi rồi .

Mỹ Linh tặc lưỡi:

− Chà ! Nay phát tài, giàu có lên há . Trúng mánh phải không?

Trúc Ly cười mỉm:

− Chẳng lẽ gặp vận đen hoài .

Đến nơi Mỹ Linh ngắm nghía căn nhà một hồi rồi tấm tắc khen:

− Đẹp nhỉ ! Rộng rãi thoáng mát . Biết bao giờ tao sắm được như mày .

− Lo gì ! Ông Tuyên thừa hưởng gia tài to tướng . Mai mốt mày tha hồ .

Mỹ Linh bĩu môi:

− Thôi ! Đừng nhắc tới thằng chả nữa . Chán bỏ xừ .

− Sao vậy ?

− Tụi tao mới cải nhau hồi sáng . Tao giận bỏ đi luôn mặc cho hắn gọi .

Trúc Ly vỗ vỗ ghế salon:

− Ngồi xuống nói cho tao nghe xem.

Mỹ Linh buông người cái phịch:

− Cũng tại con quỷ sứ kia xen vào . Tao chẳng biết phải trừ nó bằng cách nào cho rảnh .

− Ai thế ? Mày nói gì tao không hiểu .

Ngả đầu ra sau, dáng mỏi mệt Mỹ Linh đáp:

− Mày có tin ông Tuyên, ông Toàn cùng khoái nhỏ con gái ấy không?

Trúc Ly nhướng mày:

− Bộ nó đẹp lắm à ?

− Xí ! Xấu còn hơn ma lem .

− Vậy chắc nó chơi bùa chứ gì ?

Mỹ Linh lắc đầu:

− Thời này mà mày còn mê tín sau?

− Chứ hổn glẽ nó tầm thường mà mày lại chịu thua. Nhưng con nhỏ ấy làm gì và ở đâu?

− Ôi ! Một đứa đầu đường xó chợ được gia đình mướn vào để chăm sáoc cho Toàn .

Trúc Ly trề môi:

− Như vậy mày dở ơi là dở . Gặp tao hả ..... ê lê hất một ngày là ra khỏi ngay .

− Mày chỉ giỏi cái miệng . Tao đâu có dịp được gần gũi bên họ như nó .

− Thì mày phải tìm cách chinh phục gia đình . Tao thấy mày đủ điều kiện mà .

Mỹ Linh nhão giọng:

− Mày bảo tao muối mặt nhào vô chăm sóc Toàn hở . Tao đâu phải hạng làm thuê làm nướn . Lý ra mày làm việc ấy đúng hơn đó .

Trúc Ly nhún vai:

− Thôi ! Dứt ra được tao đã mừng muốn chết rồi . Lạng quạng lộ tẩy thì khốn .

− Mốc xì ! Chuyện đã qua một thời gian dài đâu ai còn nhắc tới nữa . Mày xung phong chăm sóc cho Toàn . Như vậy khi Toàn chết đi mày mới được chia gia tài chứ .

Trúc Ly khoát tay:

− Mày đừng xúi dại . Tự nguyện nuôi thằng chả để chôn vùi cuộc đời xuân sắc của tao hả ?

− Thì mày chịu đựng qua một thời gian thôi .

− Hổng dám đâu ! Chỉ bị chấn thương cột sống không đi được chứ ngoài ra đâu có bệnh gì . Biết chừng nào hắn mới nghoẻo .

Mỹ Linh đáp:

− Muốn ăn thì phải lăn vô bếp .

− Khỏi cần lăn tao cũng có được thằng bồ đủ điều kiện còn hơn Toàn gấp mấy lần .

− Mày tìm ở đâu ra vậy ? Hắn làm nghề gì ? Đạp trai giàu có không?

Mỹ Linh hỏi một hơi không kịp thở, Trúc Ly hãnh diện trả lời:

− Một tay ca sĩ cừa nổi tiếng, bô trai, hào hoa. Ngôi nhà này là tổ uyên ương của tụi tao đó .

− Ngon há ! Hắn bỏ tiền ra mua phải không?

Trúc Ly ừ yếu xìu .

− Tụi bây định chừng nào mời tao ăn cưới ?

− Tụi tao chưa nghĩ tới . Vả lại ca sĩ lấy vợ sớm sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp . Có người yêu còn không dám công khai cho khán giả biết nữa là .

Mỹ Linh trề môi:

− Vậy mày được danh dự gì ? Yêu nhau mà lén lút thà không yêu còn hơn .

− Cần gì ai biết ! Trái tim của Mẫn Đạt thuộc về tao là đủ .

− Này ... nghệ sĩ lãng mạn lắm đó con ! Chưa chắc hắn là của riêng mày đâu. Coi chừng đó . Đừng vội mừng .

Trúc Ly chép miệng:

− Chuyện ấy mày khỏi phải nhắc . Đương nhiên tao có cách giữ Mẫn Đạt chứ .

− Lấy chồng ca sĩ khổ cả một đời mày ơi . Suy nghĩ kỹ lại đi. Họ chẳng chung tình với ai cả đời đâu.

Trúc Ly làm mặt giận:

− Sao mày cản ngăn tao hoài . Lý ra mày phải mừng cho tao mới đúng chứ .

− Đừng tưởng tao ganh với mày . Tại thương mày tao mới khuyên thế thôi .

− Cám ơn ! Nhưng tao đã quyết định rồi . Sao này có khổ tao cũng cam.

Mỹ Linh nhún vai:

− Được ! Mày không thích thì tao không nói nữa . Bây giờ mời tao tới nhà rồi định bỏ đói tao phải không?

Trúc Ly bật cười:

− Quên nữa ! Mau xuống nhà sau với tao. Có món này đãi mày ngon lắm .

− Món gì vậy ?

− Thịt bò bít tết ăn với khoai tây chiên.

Mỹ Linh xoa tay ngồi vào bàn:

− Chà ... nhỏ này sang dữ ta. Bữa nay chắc tao có lộc ăn.

− Ừ . cứ ngồi yên đó mà chờ . Thịt đã ướp sẵn để trong ngăn lạnh . Chỉ vài phút là có ngay.

Vừa nói Trúc Ly vừa đặt chảo lên bếp gaz, bỏ một ít bơ vào . Đợi bơ tan ra, Trúc Ly bỏ từng miếng thịt bò ô, cháo bốc khói thơm lựng . Nhanh tay trở vàng hai mặt rồi gắp ra bỏ vào đĩa . Đẩy đến trước mặt bạn, Trúc Ly nói:

− Xong ... ăn đi nhỏ . Thưởng thức trúc tài nấy bếp của tao xem có ngon không.

Mỹ Linh cắt từng miếng nhỏ cho vào miệng rồi gật gù:

− Rất tuyệt ! Mày giỏi hơn tao nhiều .

Mẫn Đạt cũng khen tài nấy nướng của tao. Dự tiệc đâu đâu cũng dành bụng về nhà ăn cơm.

Mỹ Linh bảo:

− Đàn bà giỏi nội trợ cũng là một bí quyết đế giữ chồng đó mày .

− Ừ ! Rất đúng !

− Mẫn Đạt thường về đây ngủ chứ ?

Trúc Ly gật:

− Ngày nào cũng có mặt . Chỉ trừ khi đi lưu diễn các nơi xa .

− Mày có đi theo không?

− Theo làm gì mệt xác . Cùng lắm cũng chỉ vài ngày là về .

Mỹ Linh nói đùa:

Mày không sợ thả lỏng, hắn ta sẽ cặp bồ sao ?

− Bồ bịch gì, tiền bạc tao nắm hết cả .

− Mày lần ! Cần gì tiền ? Mấy đứa con gái choai choai chỉ yêu ngoại hình, yêu tiếng hát .

− Tao chấp chúng nó . Vả lại Mẫn Đạt cũng cần có những Fan hâm mộ mình chứ .

Nếu làm chúng thất vọng chúng sẽ tẩy chay.

Mỹ Linh gục gặc:

− Mày nói cũng phải ! Chuyện tình cảm của mày vậy là vui rồi . Còn tao thì chán thật . Đôi lúc tao muốn chia tay với Tuyên cho rồi .

− Tao khuyên mày đừng nóng . Chuyện đâu còn có đó . Theo tao, Tuyên yêu mày thật lòng mà .

− Lúc trước thì vậy, nhưng bây giờ đã khác . Mày xem con nhỏ ấy làm hoa hồng Tuyên tự ý bỏ công tìm kiếm nơi bỏ mối cho nó .

Trúc Ly nhíu mày:

− Tuyên chịu khó đến vậy sao? Nhưng công việc chính của nó là chăm sóc Toàn mà .

− Bởi vậy mới nói . Nó bày đặt ra chuyện làm hoa để khoe tài rồi lại dụ khị Toàn cùng làm nữa chứ .

Ngừng một chút, Mỹ Linh tiếp:

− Thế mà cả nhà đồng tình, chẳng có phản ứng gì cả . Mày nghĩ xem có tức không?

− À ... dễ hiểu thôi. tại vì việc làm nhẹ nhàng đó giúp cho tin thần của Toàn được thoải mái để quên đi sự buồn chán . Có ích lắm đó chứ .

− Cả mày cũng cho là vậy nữa à ? Mỹ Linh nói với giọng giận hờn .

Trúc Ly cười mơn:

− Thôi ! tạm quên chuyện ấy đi đế ăn cho ngon. Hạ hồi phân giải, tức tối coi chừng bị mắc nghẹn à nhe.

− Buồn quá tìm đến mày để được an ủi ngờ đâu mày nói làm tao chán thêm.

− Vậy thì cho tao xin lỗi . Bây giờ để tao bày kế này cho mày hả giận nghe.

Mỹ Linh hỏi ngay:

− Kế gì ? tao đang chờ nghe đây.

− Mày biết chổ Tuyên gửi hoa bán dùm Thuý An không?

− Biết ! Nhỏ Minh Thư mua chứ ai.

Trúc Ly mách nước:

− Vậy dễ ợt . Mày phá họ bằng cách bỏ nhỏ ấy đừng mua nữa . Thế là họ hổng giò, việc làm hoa hồng sẽ ngưng lại ngay.

− Rồi Tuyên cũng sẽ tìm mối khác .

− Đương nhiên, nhưng mày cũng đõ tức phần nào . Đúng không?

Mỹ Linh gật ngay:

− Ừm ! Thà vậy ! Thôi khuya rồi tao về đây, để rủi bồ mày về lại ganh tỵ .

− Mẫn Đạt chưa về giờ này đâu. Đên nào cũng từ một giờ sáng .

− Mày thức đợi để mở cửa à ?

Trúc Ly lắc đầu:

− Tao cứ ngủ . Tội gì phải đợi chờ . Mỗi đứa giữ riêng chìa khoá mà .

− Ừ ... thế cũng tiện . Này hôm nào rảnh đến giả bộ thăm Toàn để nhìn mặt nhỏ Thuý An cho biết đi.

Trúc Ly lắc đầu nguầy nguậy:

− Tao chả thèm . Cô ta đâu dính dấp gì với tao nữa .

Mỹ Linh nguýt bạn dài ngoằng trước khi ra cổng .

Thuý An chất những chậu hoa vào chiếc bao lớn . Toàn cầm miệng bao cho cô bỏ vào .

Hai người loay hoay mãi mà vẫn không thể chất hết vào được .

Tuyên bước vào nói:

− Coi chừng chúng đè lên nhau gãy cả đó nhe. Thôi, chịu khó đưa từ từ ra xe đi.

Toàn ngước lên hỏi:

− Định chở bằng xe hơi à ?

Thuý An cũng ngước nhìn Tuyên.

Ngó cô, Tuyên hỏi lại:

− Chứ Thuý An tính chở bằng gì ?

− Bằng xe đạp ! - Cô đáp .

− Eo ơi ! Không tiện đâu ! Nhiều qúa chở một lần sao hết được ?

Thuý An đáp:

− Thì chịu khó chở nhiều lần .

− Đường xa lắm đó ! Khoảng mấy chục cây số lận .

− Bao nhiêu ấy thì thấm tháp gì . Đối với tôi như vậy là thường .

Tuyên nói:

− Để lần sau, nếu cô muốn đi xe đạp thì đi. Còn bây giờ không lẽ người đi xe máy phải chạy chậm chờ người đi xe đạp ?

Thuý An chần chừ .

Tuyên tiếp:

− Cứ đi với tôi lần đầu cho biết đã .

− Hay anh cho địa chỉ đi. Tôi sẽ tìm tới đó .

Tuyên không đáp, ngó Toàn đợi ý kiến . Dù không mấy thích Toàn vẫn nói:

− Thuý An nên đi xe với Tuyên cho tiện . Cồng kềnh qúa rất khó chở bằng xe đạp .

Nể Toàn cô bằng lòng . Phụ với Tuyên mang hết các chậu hoa chất vào cốp xe xong, cô vào băng sau ngồi .

Tuyên không cản, nhưng nói đùa:

− Như vậy Thuý An trở nên cô chủ còn tôi hoá thành tài xế đó nghe.

Cô cũng cười đáp lại:

− Anh thông cảm cho tôi đổi ngôi bữa nay đi nhé .

Tuyên bật cười theo, hai người im lặng một lúc lâu, Tuyên lên tiếng hỏi:

− Qua một thời gian sống ở nhà tôi và chăm sóc Toàn, có điều gì làm cho cô bất mãn không?

Thuý An chép miệng:

− Ban đầu có khó khăn nhưng về sau mọi việc điều tốt . Vả lại tôi thuộc dạng làm thuê, làm gì dám tỏ ra bất mãn . Còn anh, nhật xét về tôi thế nào ?

− Cô là người rất can đảm và có ý chí .

− Không phải đâu ! Tại tôi khổ quá nên phải cố gắng thôi .

− Những người đến trước cô họ cũng nghèo đó chứ . Sao họ không kiên nhẩn được như cô.

Thuý An bảo:

− Có thể người ta còn có chỗ khác để nương tựa . Còn tôi thì không. Nhưng nhờ vậy mà tôi không bị thất nghiệp, lại may mắn được anh giúp đỡ để có thêm thu nhập nữa .

− Tôi chỉ giúp lời . Cô siêng năng thì mới có ra tiền chứ . Ước chi bạn gái của tôi cũng chịu khó làm việc như cô nhỉ .

− Anh có cô bạn gái xinh ghê ! Nhưng sao dạo này ít thấy cô ấy đến ?

Tuyên đáp:

− Có chứ ! Mà chỉ thỉnh thoảng vì tôi bận bịu suốt . Đôi khi Mỹ Linh không hiểu cứ trách tôi lơ là .

− Để cổ khỏi phiền trách, hai người cưới nhau là xong ngay.

Tuyên lắc đầu:

− Tôi còn yêu tự do, chưa muốn bị ràng buộc .

− Nhưng con gái thì chỉ có một thời . Bắt người ta đợi hoài cũng khó lắm đó .

− Nếu chung thuỷ với nhau thì đâu có gì phải lo. Tôi luôn quan niện dồi dào kinh tế thì gia đình mới hạnh phúc .

Thuý An mỉm miệng:

− Anh cần gì phải lo. Cơ sở làm ăn đã có sẵn . Vả lại, anh gần như con trai độc nhất .

− Không đâu ! Còn Toàn nữa chi.

− Anh Toàn đã là phế nhân. Hoạ may có phép nhiệm mầu nào .

Tuyên nhíu mày:

− Câu ấy cô chỉ được nói với tôi thôi. Không được quyền nói với nó . Là người chăm sóc cô phải khuyên nhủ an ủi để Toàn còn có hy vọng mà sống chứ .

Thuý An cúi đầu lặng thinh.

Tuyên nhìn cô trong kính chiếu hậu:

− Sao đột nhiên im thin thít vậy ? Cô giận tôi à ?

Thuý An mỉm miệng:

− Không ! Anh noi rất đúng, cớ gì tôi lại giận anh. Nhưng việc ấy anh không nói tôi cũng hiểu .

Tuyên hài lòng gật:

− Biết vậy nhưng tôi vẫn nhắc . Từ hôm có Thuý An, em tôi bỗng dưng thay đổi tính tình . Không phải do nơi nó đâu mà tất cả là nhờ cô. Cô là ân nhân của gia đình tôi.

Thuý An lắc đầu:

− Anh nói qúa lời rồi ! Tôi chỉ làm bổn phận của tôi thôi, chẳng qua anh ấy là người có nghị lức .

Cuộc trò chuyện giữa hai người gián đoạn khi xe của Tuyên đã đến nơi.

Minh Thư bước ra tươi cười:

− Eo ơi ! Chở hoa bằng xe du lịch, sang qúa thế !

Tuyên giới thiệu ngay:

− Đây là người làm ra những chậu hoa đó, cô chủ .

Thuý An khẻ gật đầu chào . Minh Thư đáp lễ lại .

Tuyên bảo:

− Hôm nay tôi đưa cô ấy đến để cho cổ biết chổ .

Minh Thư nhìn Thuý An:

− Chị khéo tay lắm . Ở đây tôi cần số lượng không hạn chế . Càng nhiều càng tốt .

− Vâng ! Tôi sẽ cố gắng .

− Ngoài hoa hồng, chị conlàm được những hoa khác không?

Thuý An gật:

− Được ! Tôi có thể làm hoa cúc, phong lan, cẩm chướng ...

− Vậy thì tốt qúa . Chị làm cho tôi nhiều loại đi. Vì khách hàng mỗi người mỗi ý mà .

Thuý An ngập ngừng ngó Tuyên:

− Nhưng tôi không được thoải mái về thời gian. Vả lại, làm các loại hoa vải thì phải sắm thêm dụng cụ .

Tuyên nói ngay:

− Cứ nhận lời đi. Mọi việc tôi sẽ giúp cô.

Thuý An lắc đầu:

− Không được đâu . Đây chilả công việc phụ, tôi chỉ tận dụng những giờ rỗi rảnh .

− Tôi thấy không hề gì . Được bao nhiêu giao hàng bấy nhiêu. Đúng không cô chủ ?

Minh Thư đáp lời Tuyên:

− Dạ ! Tuỳ nơi chị ấy .

− Tôi không dám hứa đâu ạ .

Cả Tuyên và Minh Thư cùng cười:

− Đã bảo yên tâm. Chả ai ép đâu mà . - Tuyên bảo .

− Tôi nghĩ chị thật may mắn, vì làm hoa mà có người hổ trợ cho việc tiếp thị rồi lại bỏ công ra chuyên chở nữa . Nếu như tôi chắc là tôi hăng hái làm được nhiều lắm đấy .

Thuý An ngó Minh Thư tủm tỉm đáp:

− Anh Tuyên giúp tôi rất nhiều . Đúng là tôi đã quá làm phiền ảnh đến đây cho biết chổ, để mai mốt tôi sẽ tự mang tới cho ảnh khỏi mất công.

Minh Thu nói đùa:

− Để sau này không phải mang ơn anh ấy chứ gì ?

− Thì đã mang ơn rồi còn gì nữa . Nhưng mỗi chút mỗi nhờ thì ngại lắm . Vả lại anh ấy giúp đến đây xem như từ đầu đến cuối rồi .

− Tôi mà được một người đàn ông nhiệt tình như vậy chắc là tôi quý lắm .

Thuý An lắc đầu, cử chỉ của cô khiến Minh Thư ngạc nhiên:

− Chị chưa có bạn trai ư ? - Thuý An hỏi .

Minh Thư nhún vai:

− Có ! Nhưng chưa thân thiết lắm .

− Vì sao?

− Tại vì chưa hợp . Tôi thích mẫu người lịch lãm và hơi tếu một chút . Nhưng chưa gặp . Hay nói đúng ra là gặp rồi nhưng ..... Thuý An hỏi thúc:

− Nhưng thế nào ?

− HÌnh như người ta đã có người .

Vừa đáp Minh Thư vừa liếc nhanh qua Tuyên.

− Sao chị biết ? - Thuý An lém lỉnh .

Minh Thư chúm chím:

− Tôi đóan như vậy thôi .

− Chưa chắc lắm đâu . Vả lại mới chỉ là bạn thì còn có thể thay đổi mà .

Tuyên nhìn hai cô gái:

− Chà ... hai người nói tôi nghe chả hiểu gì cả . Có vẻ nhưng đang ám chỉ ai đó thì phải .

Thuý An không đáp, nhìn ra ngoài trời cô hối Tuyên:

− Thôi, trưa rồi, chúng ta về đi kẻo Toàn đợi .

Minh Thư lấy máy tính ra, nhanh nhẹn bấm phím tính tiền:

− Đây xin gửi cho hai người . Ai là người nhận đây?

Tuyên chỉ Thuý An, đùa cợt:

− Đương nhiên là cô ấy . Tôi chỉ là người chở mướn thôi.

− --- Ông Nhân chấp tay sau lưng qua lại bên những khóm hồng . Vừa đi ông vừa ngắm nghía có vẻ như mãn nguyện .

− Ông ơi ! Trà sen tôi đã pha rồi đây . Ông vào mà uống .

Nghe tiếng vợ gọi ông quay lại gật đầu thay cho lời đáp, rồi ông vẫn tiếp tục vòng vòng quanh vườn . Hương thơm của nhiều loại hoa hoà quyện trong gió ông cảm thấy tâm hồn ông lâng lâng đến nổi không thể rời bước .

Thấy chồng lâu qá không vào, bà Nhân cũng bước ra:

− Trà nguội hếty rồi ông ơi . - Bà nhắc nhở .

Ông đưa tay vẩy:

− Bà lại đây mà xem. Hoa hôm nay nở đầy trời này . Đẹp không!

Chầm chậm bước tới, bà Nhân khẻ xoay người ngắm nghía:

− Ừm ! Rất đẹp! Thật không uổng công ông chăm sóc . Hay là đế tôi mang trà ra đây để ông vừa uống vừa ngắm .

− Ừ ! Phải đó . - ông đáp .

Bà Nhân quay lưng đi thoăn thoắt . Vài phút sau hai ông bà ngồi đối diện nhau trên chiến bàn đá dưới gốc cây ngọn lan.

Khẽ nhấp một ngụm trà, ông Nhân nói với vợ:

− Bà còn nhớ không, lúc đầu mình trồng hoa, chăm sóc thật kỹ càng, vậy mà nó vẫn cứ chết .

Bà gật nhẹ:

− À .. bây giờ thì vườn tược xanh rờn . Hoa nở muôn màu muôn vẻ . Ông thật là hay đó .

Ông Nhân mỉm cười hài lòng:

− Được như ngày nay tôi phải bỏ ra nhiều công cán . Đó là nhưng kinh nghiệm xương máu đó bà .

Mỉm cười bà Nhân đáp:

− Càng lâu với công việc thì càng tích luỹ sự hiểu biết nhiều hơn . Nhưng chăm sóc là chuyện của ông còn tôi thì chỉ biết ngắm hoa thôi nghe.

− Ừm ! Mỗi người mỗi công việc riêng chứ . Bà thì chỉ đảm trách trong nhà, còn bên ngoài thì để cho tôi.

− À, hôm nay thứ bảy ông không vào công ty sao?

Ông Nhân rót thêm trà vào ly:

− Lý ra tôi phải đi đó chứ . Nhưng tôi muốn ở nhà đế nói chuyện với thằng Tuyên một chút . Nó đâu rồi hở bà ?

− Tôi cũng chả biết nữa . Lúc sáng sớm tôi bận đi chợ .

− À ... Còn chiếc xe con đâu ?

Bà Nhân chợt nói:

− Ôi ... ông hỏi tôi mới nhớ . Bữa nay Tuyên lấy xe chở mấy chậu hoa hồng mang đến cửa hàng dùm Thuý An.

Ông Nhân làm thin một lát rồi bảo:

− Sao khi không nó nhiệt tình với con bé ấy quá vậy ?

− Theo tôi ... có lẽ nó muốn cho thằng Toàn vui vì được dịp làm phụ với Thuý An để giết thời gian.

− Biết phải vậy không hay vì một điều khác ?

Bà Nhân nhíu mày:

− Ông muốn nói đến điều gì ?

− À ... tôi thấy lúc này coi bộ thằng Tuyên có vẻ lạ lắm . Dường như nó chán con bé Mỹ Linh hay sao ấy .

− Nhìn vào đâu mà ông nói thế ?

Ông Nhân đáp:

− Dạo này tụi nó ít gặp nhau. Mà con bé đó cũng chẳng thấy đến nhà mình chơi nữa .

− Có lẽ Mỹ Linh cũng bận bịu công việc . Chắc đã xin được việc làm rồi .

− Chưa chắc ! Nghe thằng Tuyên bảo bạn gái nó không được kiên nhẫn lắm . Làm nơi nào cũng chẳng bền .

Bà Nhân gật nhẹ:

− Ừm ! Người như vậy rất khó thành công trong cuộc sống . Nhưng dẫu sao thì chúng nó cũng đã yêu nhau ông ạ .

− Nếu thằng Tuyên không tìm hiểu kỹ tôi e sau này chúng nó khó có hạnh phúc .

− Hai đứa quen nhau đã mấy năm nay, còn lạ lùng gì nhau nữa đâu. Một khi đã thương nhau rồi thì lỗi lầm gì chúng cũng khoả lấp cho nhau được cả .

Ông Nhân chép miệng:

− Người ta bảo ... non sông dễ đổi bản tính khó dời . Bây giờ đang trong giai đoạn yêu nhau thì sao cũng được cả, nhưng khi cưới rồi thì bất mãn lắm . Toàn là chịu đựng và chịu đựng .

Vừa nói đến đó thì chợt nghe có tiếng xe hơi nghiến trên đá sỏi, hai ông bà nhìn ra:

− Kìa ! Chúng đã về - Bà Nhân bảo .

Ông đưa tay vẫy:

− Tuyên ! Đem xe vào rồi ra đây nhá .

Nghe gọi Thuý An cũng quay lại nhìn rồi le lưỡi rụt vai.

Hiểu ý Tuyên trấn an:

− Cô sợ à ? Không hề gì đâu.

− Có lẽ hai bác đã thấy - An nói .

− Ba mẹ tôi biết lâu rồi .

Thuý An chép miệng:

− Thì chỉ biết tôi tận dụng thời gian rảnh để làm hoạ.. chứ còn việc anh giúp tôi tìm mối và chở đi thì ..... Tuyên cước lời:

− Thì đã sao nào ? Đã bảo đừng lo. Tôi có cách nói của tôi . Vả lại ba mẹ tôi là ngườ rất thông cảm .

− Nhưng tôi vẫn thấy ngại ngạy sao ấy .

− Ừm .. nếu không tin cô cứ đi với tôi lại gặp ba mẹ tôi.

Thuý An lắc đầu nguầy nguậy . Tuyên định chụp tai cô lôi đi, cô nhanh nhẹn tránh né miêng la bai bải:

− Thôi thôi ! HổNg đám đâu. Đừng ép buộc tôi.

Tuyên bật cười:

− Coi vậy mà nhát gan dữ há . Thôi lần này tha cho cô.

Vừa nói Tuyên vừa mở cửa xe bước xuống . Thuý An cũng bước theo:

− À quên ! Còn tiền bán hoa này tính sao anh Tuyên ?

− Thì tiền của cô, cô giữ đi.

− Còn xăng nhớt, công cán của anh nữa chi?

Tuyên mỉm miệng đùa cợt:

− Thì để đó . Lâu lâu tích luỹ lại lấy cho nó nhiều .

Dứt lời Tuyên quay lưng.

Ông Nhân nhìn con trai từ đàn xa.

Đến gần, không đợi Tuyên kịp ngồi xuống ông đã hỏi:

− Con với Thuý An đi đâu về vậy ?

− Dạ ... con chở dùm cô ấy mấy chậu hoa đem đến cửa hàng .

− Nhiều không mà phải dùng đến xe hơi?

Tuyên đáp hơi ngập ngừng:

− Cũng không nhiều mấy, nhưng chở bằng xe đạp rất bất tiện vì hơi cồng kềnh .

− À ... nếu vậy thì phải chịu khó đi nhiều lần .

Tuyên nói nhỏ:

− Nhưng đường xa mấy chục cây số lận ba.

− Ba hiểu ! Nhưng ví dụ như Thuý An ở nơi khác thì cô ta sẽ nhờ ai?

− Thưa ba ! Thuý An không giống những người khác đâu. Cô ấy rất tự trọng . Việc chở bằng xe hơi là do con tự nguyện để được giúp cổ .

Ông Nhân gật gù:

− Nghĩa là Thuý An từ chối nhưng con cố nài nỉ phải không? Vậy con trai của ba qúa nhiệt tình đó .

Tuyên cúi đầu im lặng . Ông Nhân kín đáo ngó Tuyên dò xét:

− Này .. nghe ba nói ... con có ý tốt giúp đở người gặp hoàn cảnh kho khăn. Điều ấy ba không ngăn cấm .

Ngừng một chút ông tiếp:

− Nhưng ba muốn nhắc nhở con . Đừng có tỏ ra qúa quan tâm đến Thuý An coi chựng bị em coi hiểu lầm . Ba không cần nói chắc con cũng biết, nhờ có Thuý An bên cạnh mà Toàn mới thấy cuộc sống có ý nghĩa .

Tuyên gật nhẹ:

− Vâng ! Ba hãy an tâm . Con hứa sẽ không bao giờ làm cho Toàn buồn vì con cả . Từ nay con sẽ ráng dè dặt hơn .

Ông Nhân mỉm cười hài lòng:

− Còn Mỹ Linh ? Lúc này sao ba ít thấy cô ấy đến chơi ?

− Chắc cô ấy bận bịu việc làm mới nên không có thơi gian.

Ông Nhân nhìn Tuyên như dò xét:

− Nói thật cho ba nghe đi ... hai đứa có buồn gì nhau không?

Tuyên im lặng một chút rồi đáp:

− Con thấy dường như con với Mỹ Linh không hợp nhau.

− Lạ không ! Quen nhau mấy năm nay rồi con mới phát hiện ra điều đó ư?

− Dạ con thấy đã lâu, nhưng cứ ngỡ có thể khoả lấp được . Không ngờ càng ngày lại càng ..... Ông Nhân tiếp lời:

− Khó hoà đồng chứ gì ! Ngộ há ! Sao ngày xưa con chịu đựng được mà bây giờ lại không? Ba biết lý do rồi, tại vì lúc này con đã có đối tược để so sánh .

Ngừng một chút, ông Nhân nhìn thẳng vào mặt con trai hỏi:

− Đúng không?

Tuyên hơi bối rối bởi ánh mắt nghiêm nghị ấy .

Hai người nín thin một lúc lâu, bà Nhân đã bỏ vào nhà từ khi nào vì muốn đế cho cha con dể dàng tâm sự .

Lát sau ông Nhân dịu giọng:

− Ba biết con rất thương Toàn nên ba khuyên con phải thương nó nhiều hơn nữa .

Hãy nhường nó tất cả vì nó bất hạnh hơn con. Con dám hứa điều đó với ba không?

Tuyên ngó xuống đất như suy nghĩ rồi gật:

− Dạ ... con sẽ làm đúng điều ba dạy . Nhưng xin ba đừng cản trở con vì con muốn giúp Thuý An phát xuất từ ý tốt .

− Được ! Ba chấp nhận ! Nhưng nhớ đừng nhiệt tâm qúa . Chỉ thỉnh thoảng thôi.

− Vâng ! Còn chuyện gì nữa không ba?

Ông Nhân đáp:

− Còn chứ ! Chuyện sau cùng không kém quan trọng hơn chuyện trước .

Tuyên im lặng lắng tai nghe.

Ông Nhân đằng hắng:

− Như ba nói từ lâu, ba chỉ có hai đứa con trai thôi . Nhưng thằng Toàn đã tàn phế rồi nên tất cả sự nghiệp này ba muốn kế tục .

Ngừng lại hớp một ngụm trà rồi ông tiếp:

− Vậy mà thấy còn cứ dửng dưng làm như con chẳng thích .

Tuyên từ tốn trả lời:

− Khi xưa ba bảo Toàn có năng khiếu lãnh đạo hơn con nên sau này nó sẽ thay ba điều hành xí nghiệp . Còn con thì ba cho được quyền chọn ngành nào con thích .

Ông Nhân gật đầu:

− Ừm ! Đúng ! Nhưng con đã thấy ... tai nạn xảy ra bất ngờ cho Toàn nên bây giờ nó chẳng thể nhận công việc ấy được .

Tuyên dựa ra ghế :

− Con đã tốt nghiệp ngành địa chất vậy mà con chẳng được theo đuổi nghê mà con đam mê .

− Ba cũng biết tính con hiếu động, muốn đi đây đi đó để thám hiểm . Còn đảm trách công ty thì chỉ quanh quẩn có một chỗ mà con cảm thấy tù túng . Nhưng bây giờ hoàn cảnh gia đình mình như thế thì biết làm sao.

Tuyên nhìn vào khoảng không trước mặt, suy nghĩ miên man. Năm nay ba Tuyên gìa đi nhiều, bởi việc không may đưa tới làm cho đứa con trai trở nên tật nguyền .

Phần phải gánh vác công việc của công ty. Lý ra vào tuổi của ông phải được về hưu để an dưỡng tinh thần chứ đâu còn bận bịu lo toan nữa .

Nghĩ vậy, Tuyên quyết định dứt khoát hoài bãi của mình mà nói với cha:

− Lâu nay sẽ dĩ để cho ba buồn lòng vì con vẫn chưa có can đảm từ bỏ ước vọng của mình . Nãy giờ qua lời ba nói, con cảm thấy thấm thía, biết con đã sai lầm vì chỉ nghĩ đến bản thân.

Ông Nhân gật nhẹ, nét mặt giản ra.

Tuyên nói một hơi dài:

− Bắt đầu từ hôm nay con xin hứa sẽ đến công ty để tập sự thay ba. Và con sẽ cố gắng làm cho ba hài lòng .

Ông Nhân mỉm cười sung sướng:

− Trình độ của con dư sức đảm nhận công việc . Ba biết con rất cần mẫn và tháo vát . Rồi con sẽ bị cuốn hút vào cho mà xem.

Tuyên thích chú tủm tỉm .