Chương 1

Mẫu tin trên tờ báo đập vào mắt Hiểu Khanh.

"Cần một cô gái trẻ, tốt nghiệp Đại học, thật tài giỏi đặc biệt không trang điểm, không chưng diện se sua . Hỏi bà Tâm Ý giám đốc Công Ty sản xuất tàu biển Hướng Dương".

Đọc mẫu tin cần người quái gở của bà giám đốc nào đó mà Hiểu Khanh thấy buồn cười . Có cô gái trẻ nào trình độ Đại học tài giỏi lại không trang điểm, không chưng diện ? Ông trời sinh ra con gái là để chưng diện, để làm đẹp. Con gái là bông hoa xinh xắn . Con gái cần phải trang điểm cuộc đời, cho mọi người ngắm nhìn . Có ai không thích ngắm một bông hoa xinh đẹp. Có ai làm ngơ trước một cô gái nhan sắc mỹ miều đâu . Con gái mà không trang điểm không chưng diện thì làm sao xinh đẹp mỹ miều được chứ . Từ xưa ông bà ta đã khẳng định rồi "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Qúa rõ ràng rồi, con gái đẹp là nhờ trang điểm, lụa là chưng diện.

Làm con gái mà không cho trang điểm, chưng diện thì ai mà chịu. Hàng ngày đến cơ quan làm việc là cơ hội để con gái chưng diện quần áo mô đen, lụa là son phấn. Các nhà thiết kế thời trang và sản xuất mỹ phẩm là để cho con gái, vì con gái.

Bà giám đốc Tâm Ý chờ dài cổ ra cũng không có ma nào tới gõ cửa xin việc đâu . Ôi ai mà đáp ứng yêu cầu quá ư khắc nghiệt, quái đản, khác thường của bà Tâm Ý . Bà cũng là phụ nữ kia mà . Hiểu Khanh chợt tò mò . Còn bà thì sao nhỉ ? Có tuân thủ theo mẫu tin cần người của bà không nhỉ ? Chắc chắn là không bởi vì Hiểu Khanh thấy các bà giám đốc đều rất chưng diện và sang trọng.

Định ném tờ báo xuống bàn, nhưng ngẫm nghĩ lại, mẫu tin này cũng rất phù hợp với Hiểu Khanh . Thế là đọc lại một lần nữa . Cô gái trẻ trình độ Đại học. Hiểu Khanh đã tốt nghiệp Đại học đang xin việc làm . Không bà con, không quen biết ai, không thân thế, chạy vạy mãi nộp đơn và chờ đợi. Chẳng biết mấy tờ đơn của HIểu Khanh có ai chiếu cố hay nó nằm trong sọt rác hết rồi . Hiểu Khanh thấy buồn tủi làm sao.

Hiểu Khanh nghiên cứu mẫu tin . Tiêu chuẩn thứ nhất còn trẻ, tốt nghiệp Đại học Hiểu Khanh đã đạt rồi . Còn tiêu chuẩn thứ hai . Hiểu Khanh thấy mình cũng đạt so với bạn bè cô là con nhỏ không chưng diện cũng không son phấn.

Gương mặt Hiểu Khanh hồng hào một cách tự nhiên . Tịnh Đoan đưa ngón tay quệt quệt hai gò má của Hiểu Khanh:

-Mi không đánh phấn sao da mịn quá vậy ?

Hiểu Khanh đùa trả:

-Nhờ ta luôn ăn rau nên da mới mịn đó.

Con nhỏ Gia Tần thì bảo:

-Chớ không phải mi lười biếng và không có thì giờ trang điểm.

Môi Hiểu Khanh nở nụ cười đắc ý:

-Nhờ thế mà ta không tốn tiền son phấn đấy.

Và Hiểu Khanh khe khẽ đọc:

-"Có đi qua xin em đừng đánh phấn.

Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai".

Thế là Tịnh Đoan truy ngay:

-A, vậy là mi thực hiện lời yêu cầu của anh ta! Anh chàng nào cấm mi đánh phấn vậy ? Khai mau!

Hiểu Khanh kêu lên:

-Ối anh chàng nào đâu ? Tại ta chưa muốn đấy chứ!

Gia Tân lẩm bẩm:

- Để rồi xem mai mốt hết lứa tuổi ô mai, ra đi làm rồi mi có son phấn không thì biết.

Tịnh Đoan bồi thêm:

-Mi nên nhớ "Người đẹp vì phấn lúa tốt vì phân".

Hiểu Khanh hất mặt hỏi lại:

-Ai cho mi sửa câu của người xưa, lụa chứ không phải phấn.

Tịnh Đoan tóet miệng cãi lại:

-Ta nói không phải sao ? Son phấn làm cho ta đẹp trước tiên rồi rồi mới đến lụa là.

Tịnh Đoan nói cũng chí lý đấy. Nhưng tại Hiểu Khanh thấy mình không đến nỗi nào nên cô chẳng quan tâm đến việc trang điểm làm gì.

Đứng trước cổng của một tòa cao ốc uy nghị Hiểu Khanh chợt bâng khuâng lưỡng lự . Có nên vào hay không? Không chừng đây là mẫu tin... vịt ai đó. Ai đó đã đăng báo đùa vui một cách tùy hứng. Hiểu Khanh biết đến, biết đâu chỉ làm trò cười cho người tạ Đúng là một trò đùa tai quái, gây sự chú ý cho những kẻ xin việc làm như Hiểu Khanh nhưng chắc không ai dẫn xác tới đây. Tới đây là thừa nhận mình không đẹp . Không trang điểm, không chưng diện thì có nổi bật với ai. Nhưng điều đó không làm Hiểu Khanh phân vân nhiều . Mẫu tin đáng ngờ không nói rõ cần người làm gì.

Đứng tần ngần nhìn công ty sản xuất tàu biển một lúc, Hiểu Khanh định quay ra, nhưng đôi mắt của bác bảo vệ gác cổng đã nhìn thấy cộ Thì ra nãy giờ Hiểu Khanh đã tiến sát bên "căn phòng" làm việc của bác bảo vệ . Bác bảo vệ có gương mặt dễ mến, trông vui tính xởi lởi, nhìn Hiểu Khanh, ông nhanh nhảu hỏi ngay:

-Cháu cần gặp ai?

Đúng là giọng điệu niềm nở, vui tươi của người luôn đón khách đến công tỵ Thái độ của ông khác với những ông gác cổng khác . Theo kinh nghiệm của Hiểu Khanh thì những ông gác cổng luôn có gương mặt khó đăm đăm, có nhiều ông còn đằng đằng sát khí nữa, nhìn là phát sợ luôn.

Có dấu hiệu của điềm lành từ bác bảo vệ, Hiểu Khanh phấn chấn đôi chút . Đưa tờ báo có mẫu tin cho ông, Hiểu Khanh nhũn nhặn:

Đạ con cần gặp giám đốc công ty.

Ông bảo vệ nheo nheo mắt nhìn tờ báo chứ không đọc (có lẽ cần có đôi mục kính ông mới đọc được).

Trả lại tờ báo cho Hiểu Khanh, ông quan tâm hỏi:

-Có chuyện gì không cháu ?

Đạ, con thấy mẫu tin, con muốn đến xin việc.

Hiểu Khanh có thói quen xưng con rất tự nhiên với tất cả những người lớn tuổi, đáng cha mẹ . Cô thích tiếng con gần gũi êm ái hơn tiếng cháu.

Đáp lời Hiểu Khanh bác bảo vệ đưa tay ra chỉ:

-Tầng bốn rẽ phải . Cháu cứ đi lên sẽ gặp.

Theo sự hướng dẫn của bác bảo vệ cuối cùng Hiểu Khanh dừng chân trước một căn phòng sang trọng, cửa kiếng bọc nhung xanh đang đóng kín mít.

Đưa tay, gõ nhẹ lên cánh cửa mà Hiểu Khanh hồi hộp khác thường, một giọng lanh lảnh phát ra làm cô phát run:

-Cứ vào!

Cố trấn tỉnh, Hiểu Khanh mang một dáng vẻ hiên ngang bước vào trong. Căn phòng có gắn máy lạnh khiến cho Hiểu Khanh thêm phát rét sau khi đã phát run.

Có lúc Hiểu Khanh nghĩ đây là trò đùa quái dị của một lão giám đốc lạ kỳ nên cô hình dung sẽ gặp một ông hói đầu, đường bệ, bụng to, có hai hàng ria mép tỉa tót.

Nhưng không trước mặt Hiểu Khanh là một người đàn bà kiêu sa quyền quí có cái nhìn hững hờ lãnh đạm chứ không vui vẻ, phúc hậu như bác bảo vệ. Ôi sao Hiểu Khanh lại so sánh bà giám đốc công ty với bác bảo vệ nhỉ. Bà ta mà biết cái đầu Hiểu Khanh nghĩ gì chắc sẽ gầm gừ gọi ông gió thổi cô bay ra khỏi cửa.

Bà Tâm Ý ngồi sau chiếc bàn gương hình ô van. Mái tóc búi cao. Đôi mắt kiếng làm cho bà vừa trí thức vừa cao sang. Gương mặt bà có đánh phấn không nhỉ? Hiểu Khanh suýt bật cười vì chợt nhớ đến mẫu tin.

Thoáng quay nhanh khỏi khuôn mặt bà Tâm Ý, Hiểu Khanh tiếp tục quan sát bà. Chiếc áo dài nhung đen bà mặc có thêu hoa hướng dương vàng rực. Hoa hướng dương biểu tượng của công tỵ Có lẽ bà yêu loài hoa chói lọi này lắm. Nhưng bông hoa tươi thắm đã giảm bớt đi sự tối sầm của chiếc áo, nhưng sao vẫn không xóa được khuôn mặt cau có của bà.

Hít thật sâu để lấy lại bản lĩnh thường ngày sau mấy phút phát rét vì máy lạnh, Hiểu Khanh lịch sự:

-Thưa bà, cháu tìm bà giám đốc.

Nhướng mày, bà Tâm Ý rít giọng:

-Cô vào ngay văn phòng giám đốc rồi còn hỏi gì nữa. Chính tôi đây.

Phải hỏi vì lịch sự chứ. Hiểu Khanh thầm nhủ. Thật là cách giới thiệu đầy ấn tượng.

Gỡ cặp kiếng xuống nhìn vào mặt Hiểu Khanh bằng ánh mắt soi mói khó chịu, bà Tâm Ý hất hàm hỏi:

-Cô tìm tôi có việc gì?

Từ tốn Hiểu Khanh khẽ đáp:

Đạ, con đến đây để xin việc!

Bĩu môi với một vẻ bất cần đời, bà Tâm Ý thản nhiên nói:

-Công ty đâu có đợt tuyển nhân viên.

Thôi đúng là trò đùa quái ác nào đó rồi. Sao mà Hiểu Khanh cả tin quá. Tin làm chi tờ báo chết tiệt để rồi trở thành nạn nhân thế này.

Nếu Hiểu Khanh không cao chạy xa bay khỏi văn phòng này không khéo bà Tâm Ý sẽ nổi trận lôi đình là lãnh đủ. Nhìn thái độ phớt đời và nét mặt khó khăn đăm đăm thiếu vắng nụ cười của bà là Hiểu Khanh phát ớn.

Mắt đang nhìn xuống nền gạch hoa, Hiểu Khanh bỗng ngước lên khẽ liếc bà Tâm Ý. Việc quái gì phải sợ bà. Bà là giám đốc của người khác có phải của cô đâu mà sợ. Hơn nữa là Hiểu Khanh có làm gì động chạm, xúc phạm đến bà mà lo.

Phớt tỉnh, Hiểu Khanh mở chiếc túi xách lấy tờ báo đưa cho bà Tâm Ý, giọng lễ phép:

-Thưa bà, do mẫu tin trong báo nên con mới đến đây!

Đeo mắt kiếng vào, bà Tâm Ý đọc lướt qua tờ báo rồi gỡ kiếng mắt hướng sang Hiểu Khanh, nhếch môi:

-Cô tin những lời này à?

Trước ánh mắt đầy vẻ giễu cợt của bà Tâm Ý, thiếu điều Hiểu Khanh muốn bay ra khỏi cửa cho rồi.

Nguyền rủa mình là nạn nhân của trò đùa quái ác. Chẳng biết trò đùa của bà hay người nào? Tuy nhiên Hiểu Khanh cũng đủ tỉnh táo để không biến thành nạn nhân, cô rắn rỏi đáp:

-Vâng, con tin vì bà là giám đốc nên làm nghiêm túc!

-Hừm! Hay nhỉ!

Trời! Không biết là bà khen hay chê vì nét mặt lạnh như băng giá của bà không chút biểu lộ tình cảm. Chưa biết câu này cô nên trả lời thế nào, Hiểu Khanh còn đứng nín thinh, thoáng nhìn cô bà Tâm Ý cất giọng khô rang kèm cái phẩy tay:

-Cô ngồi xuống đi!

-Vâng...

Ngồi xuống chiếc ghế đối diện cùng bà Tâm Ý, Hiểu Khanh cảm thấy vừa làm theo một mệnh lệnh. Và cô vội cụp mắt khi bắt gặp ánh mắt bà đang lom nhìn cô.

Hiểu Khanh rùng mình. Lỡ leo lên lưng cọp rồi phải ngồi yên chịu trận. Thật ra cô chỉ muốn bay ra khỏi cửa. Không hiểu sao cô thấy bà dữ như cọp. Chiếc áo dài hiền hậu, dịu dàng như thế mà không làm cho bà hiền dịu chút nào.

-Cô nghĩ là có đáp ứng yêu cầu của tôi đưa ra à?

Giọng bà Tâm Ý sang sảng vang lên làm Hiểu Khanh giật mình. Nhận ra câu hỏi có về chế nhạo của bà, Hiểu Khanh điềm tĩnh đối phó:

-Vâng, thưa bà! Con đạt yêu cầu bà đòi hỏi ạ!

-Cô bảo sao?

Hơi chồm về phía trước bà Tâm Ý hỏi nhanh. Hiểu Khanh đáp ngay với giọng chắc nịch:

-Con còn trẻ, vừa tốt nghiệp Đại học...

Chưa dứt lời lập tức Hiểu Khanh bị bà Tâm Ý chận ngang:

-Thế cô nhận cô tài giỏi ư? Tài giỏi thế nào?

Thật ra tự nhận mình tài giỏi thì đâu có khiêm tốn nhưng đối với bà giám đốc này, Hiểu Khanh đâu thể làm khác. Giọng cô cố nhỏ nhẹ để tránh khỏi sự khiêu khích:

-Thưa bà, con học rất giỏi từ nhỏ đến lớn.

Bà Tâm Ý nhân mày:

-Hừ! Tôi hỏi việc làm kìa!

Bằng một giọng hết sức thản nhiên, Hiểu Khanh đáp:

-Con sẽ làm tốt tất cả mọi việc.

-Như vậy là cô chưa làm việc sao biết được tài cán thế nào?

Lại giễu cợt nữa. Đến phiên Hiểu Khanh nhăn mày, cô phân bua:

-Con mới vừa tốt nghiệp Đại học.

-Cô tốt nghiệp Đại học nào?

Cảm thấy bắt đầu vào cuộc phỏng vấn, Hiểu Khanh đưa phong bì hồ sơ cho bà Tâm Ý:

Đạ, hồ sơ của con đây ạ, ghi đầy đủ cả.

Bà Tâm Ý hư mũi:

-Tôi chưa có thời gian đọc hồ sợ Tôi hỏi và cô nên trả lời ngắn gọn. Cô tốt nghiệp Đại học nào?

Hiểu Khanh đáp thật khẽ:

- Đại học kinh tế ạ!

-Trình độ Tiếng Việt của cô thế nào?

Thiếu điều Hiểu Khanh muốn rơi bật khỏi ghế ngồi. Mắt cố nhìn bà Tâm Ý không chớp. Và nghĩ là mình nghe nhầm cô vội giới thiệu và phân tích tập hồ sơ.

-Con tốt nghiệp Đại học và có đầy đủ các văn bằng. Bằng C Anh Văn, Vi tính, cả ngoại ngữ pháp văn nữa ạ!

Bà Tâm Ý tức tối gắt lên:

-Tôi hỏi cô có biết Tiếng Việt không?

Rồi không thèm chờ nghe Hiểu Khanh trả lời, bà tuôn một tràng dài:

-Tôi còn lạ gì mấy người xưng có bằng ngoại ngữ, bằng này nọ mà Tiếng Việt thì không rành, viết sai chính tả tùm lum, không biết dùng từ ngay cả viết đơn cũng trật lất.

Không cần biết bà Tâm Ý đang chỉ trích ai. Cơn tức đang bốc lên tới đầu Hiểu Khanh rồi. Cô đáp với giọng rắn rỏi:

-Thời phổ thông con học rất giỏi Tiếng Việt.

Bà Tâm Ý nhếch môi:

-Thế à?

Được đà, Hiểu Khanh tiếp:

-Con từng tham gia câu lạc bộ Văn học.

Ánh mắt bà Tâm Ý thoáng tia nhìn chế nhạo Hiểu Khanh:

-Tham gia xem người ta sinh hoạt đó hả ? Tôi còn lạ gì những người viết đọc lên cho người nghe.

Tức cành hông, Hiểu Khanh không muốn nói nữa. Những điều cô nói đều đúng sự thật. Những ngày học phổ thông, Hiểu Khanh cũng yêu thích môn Văn Tiếng Việt lắm. Cô đã tham gia thơ văn trong câu lạc bộ. Nhưng thôi bà Tâm Ý tin hay không cũng chẳng sao.

Bất ngờ Hiểu Khanh ném cho bà Tâm Ý một câu thật ranh mãnh:

-Tiếc là môn Tiếng Việt con không có văn bằng để cho bà tin.

Một giây tròn mắt trước câu nói khôn khéo của Hiểu Khanh, bà Tâm Ý thấy cô gái có đôi mắt bồ câu đen láy này bướng bỉnh không vừa. Cho nên bà vội uy hiếp cô ngay:

-Văn bằng không bao giờ chính xác, bằng thực tế. Mà cô chẳng có chút thực tế nào.

Nghe giọng nói có vẻ khinh thường mình, Hiểu Khanh nhấn mạnh:

-Lúc làm việc con sẽ chứng tỏ năng lực của mình.

Bà Tâm Ý nheo mắt:

-Cô tự nhận mình có năng lực à?

Rồi bà hạ giọng chê bai:

-Cô còn trẻ quá! Không có kinh nghiệm.

Lạ chưa? Trong mẫu tin bà cần cô gái trẻ mà. Đúng là trở giọng, không nhận thì thôi để cho con về bà giám đốc ơi!

Nhưng Hiểu Khanh không làm theo ý nghĩ mà cô lại phản bác lời bà Tâm Ý:

-Trẻ đâu là cái tội. Trẻ nhưng con vẫn làm tốt mọi công việc.

Bà Tâm Ý dài giọng phê phán:

-Người nào xin việc mà chẳng nói mình tốt.

Hiểu Khanh chớp hàng mi cong, đôi mắt bồ câu của cô sáng long lanh. Không muốn những cô vẫn phải phân trần với bà Tâm Ý:

-Con nghĩ tốt hay xấu bà cũng đánh giá được qua nhân cách biểu hiện của mỗi người.

-Theo cô nhân cách là quan trọng?

-Vâng!

-Vậy nhân cách của cô thế nào?

Ánh mắt bồ câu nhìn bà Tâm Ý thật lạ, Hiểu Khanh trầm giọng trả lời:

-Con đâu thể nói về mình. Nhân cách do mọi người chung quanh đánh giá.

Không nói gì, lật hồ sơ của Hiểu Khanh xem một lúc, rồi bà Tâm Ý cất giọng khinh khỉnh:

-Hồ sơ của cô chính xác cả chứ?

-Vâng ạ!

Bà Tâm Ý hỏi tiếp:

-Hòan cảnh gia đình cô thế nào?

Giọng Hiểu Khanh chùng xuống:

Đạ con mồ côi cha mẹ!

Một thoáng ngạc nhiên trong mắt bà Tâm Ý:

-Thế ai nuôi cô ăn học?

-Con sống với người cậu họ xạ Lên Đại học, suốt bốn năm đã tự lập.

Bà Tâm Ý chế giễu:

-Tự lập thế nào? Hay nhỉ? Bọn trẻ hay nói thế cho oai chứ làm được tích sự gì.

Quãng đời đầy gian truân vất vả của bốn năm Đại học như hiện ra trước mắt Hiểu Khanh không muốn nhắc lại nhưng phải cho bà Tâm Ý biết là cô đâu có vô tích sự.

-Con từng làm gia sư, tiếp thị, buôn bán hàng, thậm chí là bưng bê thức ăn nữa. Nhưng có nói bà cũng không tin. Vả lại điều đó có liên quan gì khi con xin làm ở đây. Bà cần người mà con không đáp ứng thì thôi. Không tin người khác làm tốt công việc thì sao bà tìm được người.

Nói xong Hiểu Khanh bình thản nhìn bà Tâm Ý. Bà cũng nhìn lại cô, ánh mắt không biểu hiện điều gì.

Làm giám đốc mà khó khăn quá hay là mọi người giám đốc đều khó khăn như bà? Như là một chuyến đi thực tế xin việc làm được hay không đối với Hiểu Khanh biết chắc bà Tâm Ý sẽ không nhận cô, khi cô là một con bé chẳng ra gì mà bướng bỉnh nói năng với bà không có sự trọng vọng lại thiếu cả những lời đầu môi tâng bốc mà những người giám đốc rất thích nghe.

Đúng như Hiểu Khanh nghĩ bà Tâm Ý bỗng cười khẩy chì chiết cô ngay:

- Đi xin việc mà nói năng cứ như là ta đây.

Thế là đã có câu trả lời. Thật ra Hiểu Khanh cũng chẳng mong bà Tâm Ý nhận cộ Làm việc với người đàn bà này không dễ chịu chút nào đâu.

Trao tập hồ sơ cho Hiểu Khanh bà Tâm Ý cao giọng:

-Cầm lấy! Cô là người thứ tư đấy!

Người thứ tư bị từ chối. Hiểu Khanh đứng bật dậy khỏi ghế, giọng lịch sự:

-Chào bà! Xin lỗi đã làm mất thời gian của bà!

Nụ cười vẫn thiếu vắng trên gương mặt bà Tâm Ý, câu hỏi bỗng bật ra:

-Cô tưởng tôi không nhận cô sao?

Đôi mắt bồ câu mở lớn. Chẳng lẽ bà Tâm Ý nhận Hiểu Khanh. Bà tiếp tục giọng chắc như đinh đóng cột:

-Cô là người thứ tư đến đây không từ chối vì đạt yêu cầu. Tôi tuyển dụng cô.

Lời tuyên bố dõng dạc của bà Tâm Ý như lời phán của vị lãnh chúa khiến Hiểu Khanh choáng váng. Không biết nên buồn hay vui đây? Giọng cô ngơ ngẩn hỏi:

-Bà đã đồng ý nhận con?

Thiếu sự ngọt ngào, mặt bà thoáng nhăn:

-Tôi vừa nói rồi mà!

Hiểu Khanh nao nao. Được việc làm, thôi thì cũng mừng vậy cứ để cho niềm vui lan toả.

Giọng bà Tâm Ý vang vang:

-Kể như xong. Cô nộp hồ sơ lại phòng tổ chức.

-Vâng, con cám ơn bà.

Bà Tâm Ý phẩy tay:

-Khỏi cám ơn!

Rồi bà nhìn thật sâu vào đôi mắt bồ câu của Hiểu Khanh đang chớp chớp nói chậm rãi:

-Cô sẽ dạy Tiếng Việt cho con tôi.

Ngó sững bà Tâm Ý, Hiểu Khanh ngạc nhiên tột độ chẳng biết mình có nghe lầm không? Khổ công tìm một người tốt nghiệp đại học phải thật tài giỏi chỉ để dạy tiếng Việt cho con mình. Lạ thật! Nhưng có cái gì mà bà già lập dị này không làm được đâu.

Thấy Hiểu Khanh ngồi lặng thinh, bà Tâm Ý dài giọng mỉa mai:

-Tốt nghiệp Đại học chắc cô không chịu dạy tiếng Việt cho con tôi?

Có sau đâu, Hiểu Khanh đã từng làm gia sư kèm tiếng Việt cho một đứa trẻ. Ái chà có lẽ cậu ấm hay cô chiêu của bà giám đốc dở tiếng Việt lắm đây? Hiểu Khanh đã dạy ngoại ngữ bao năm huống hồ là tiếng Việt.

Nhìn thắng bà Tâm Ý, Hiểu Khanh kiêu hãnh đáng:

-Con đồng ý dạy ạ!

Bà Tâm Ý dọa dẫm:

- Đồng ý thì không được thay đổi đó nghe. Chẳng phải ai tôi cũng nhận đâu.

Ấm ức vì nghe bà Tâm Ý nói cái giọng ban ơn Hiểu Khanh, muốn từ chối phắt cho xong. Thế nhưng bà Tâm Ý không để cho cô có dịp, bà lanh lảnh phán gọn:

-Ngày mai đúng 7 giờ 30 phút cô có mặt ở đây.

-Ở công ty?

Thấy ánh mắt bồ câu tròn xoe ngạc nhiên bà Tâm Ý gật đầu:

-Cứ đến đây!

*

* *

Tòa biệt thự Hướng Dương nguy nga tráng lệ nằm gần bờ biển quanh năm nghe sóng vỗ rì rào, rì rào...

Giàn hoa cát đằng nở tím trước cổng. Khuôn viên bên trong sân nhà trồng đủ các loại hoa, nhiều nhất là Hướng dương. Hướng dương vàng rực hai bên lối đi, hướng dương nở khắp từ sân trước đến vườn sau.

Chứng tỏ nữ chủ nhân rất yêu thích hoa hướng dương. Hiểu Khanh mỉm cười công ty Hướng Dương, biệt thự cũng Hướng Dương, không chừng học trò của cô cũng tên Hướng Dương mất.

Bắt gặp nụ cười trên đôi môi tươi tắn của Hiểu Khanh, bà Tâm Ý chao mày hỏi:

-Cô cười gì vậy?

Trời đất, chẳng lẽ bắt Hiểu Khanh phải có bộ mặt luôn cau có như bà. Tuổi trẻ vui tươi thích cười bà cũng không cho sao?

Hiểu Khanh đáp vội:

-Con thấy hoa hướng dương nhà bà nhiều và đẹp quá!

Giọng bà hơi gắt:

-Có gì cười!

Đúng là bà Tâm Ý thiếu nụ cười, nên muốn ai cũng giống bà. Hiểu Khanh sửa soạn một bộ mặt nghiêm trang để đối phó. Bất chợt bà Tâm Ý bảo:

-Cứ gọi tôi là bác, đừng gọi bằng bà!

Giấu nụ cười trong tóc, Hiểu Khanh liếc vội bà Tâm Ý một cái. Gọi bằng bà giống bà nội bà ngoại già chát, bà không thích chứ gì. Hay bà ban ơn cho cô được gọi một cách thân thiết hơn. Dù sao Hiểu Khanh cũng không lạm dụng sự thân thiết đâu.

Bà Tâm Ý bấm chuông cửa rung rung. Lát sau bà quản gia xuất hiện mở cổng, chú Lập tài xế lướt xe vào trong. Bà Tâm Ý và Hiểu Khanh tản bộ vào nhà.

-Khương Bằng chuẩn bị xong chưa bà Nhu.

Nghe bà chủ hỏi bà quản gia lật đật đáp:

-Cậu Khương Bằng còn ngủ.

Khương Bằng, chứ không phải Hướng Dương. Phải rồi con trai sao đặt tên các loại hoa. Hiểu Khanh lại cười thầm trong tóc. Cô giật mình khi nghe bà Tâm Ý phàn nàn cậu quý tử:

-Trời đất, giờ này mà còn ngủ. Nó không biết mấy giờ rồi sao?

Bà Nhu bênh vực cho cậu chủ:

-Chắc tại đêm qua cậu ấy thức khuya quá!

Vẫn giọng lạnh lùng bà Tâm Ý bảo bà quản gia:

-Bà lên gọi Khương Bằng xuống đây cho tôi.

Bà Nhu vừa đi khuất, bà Tâm Ý phẩy tay ra hiệu cho Hiểu Khanh:

-Cô ngồi xuống đi!

Hiểu Khanh khép nép ngồi xuống chiếc salon to đùng lưng bọc nhung vàng sậm, màu cửa hoa hướng dương.

Ánh mắt bồ câu đen lay láy của cô đảo nhanh phòng khách của tòa biệt thự sang trọng, trang trí nội thất tuyệt đẹp, đồ đạc bày trí hài hoà khéo léo.

Thu hút tầm nhìn của Hiểu Khanh là bức tranh treo trên tường. Trên nền bức tranh là hình ảnh những hàng cây đổ dài ngút mắt trên con đường vắng lặng ngập xác lá vàng rơi. Cảnh mùa thu buồn và đẹp làm sao!

-Sao cô thấy thế nào? Con trai tôi trang trí nội thất đấy. Cũng phải công nhận rằng nó có khiếu thẩm mỹ.

Giọng khoe một cách tự hào của bà Tâm Ý vang lên khiến Hiểu Khanh giật mình quay lại. Cũng vừa lúc đó ở cầu thang xuất hiện một chàng trai. Trông anh chàng thật ngổ ngáo. Quần Jean bạc, áo pull màu cỏ úa. Mái tóc rối bồng của kẻ lãng tử, nụ cười nửa miệng thật ngạo mạn và hàng ria mép đỏm đáng khẽ giật như muốn trêu chọc ai.