Tiếng chổi soàn soạt dưới chân dãy tập thể đánh thức mọi người. Không cần nhòm ra nhưng họ biết chắc là lão Quỳ. Cả khu tập thể chẳng ai biết lão Quỳ làm việc ở đây từ bao giờ. Họ quen với hình ảnh lão cặm cụi với cây chổi và đôi quang gánh cần mẫn bất kể trời mưa hay nắng. Hễ thấy cái dáng hơi gù, lềnh lệch, bước thấp bước cao thấp thoáng quanh khu tập thể, người ta lại réo tên lão khi cần thuê dọn cái gì đó. Lão làm rất chu đáo và nhanh. Người ta cũng chỉ cần lão lúc ấy, bởi chẳng ai dám gần lão vì lão bẩn thỉu, lại còn ngây ngây một cách đáng sợ. Lão Quỳ cũng chẳng dám phiền ai. Cầm những đồng tiền công sức của mình chẳng bao giờ lão biết đó là bao nhiêu, thấy nhiều thì lão thích hơn. Chẳng thế mà đám sinh viên ranh ma toàn trả những tờ 200 đồng. Tiền kiếm được đến bữa, lão mang bát đến nhà ăn tập thể để người ta bán cho một suất cơm thương hại. Đêm đêm lão nghỉ tại một căn nhà chật hẹp như cái nhà kho ở cuối dãy tập thể mà nhà trường phân chọ Hình như cả đời lão chỉ gắn với công việc dọn vệ sinh để kiếm sống. Lão sống bằng cái nghề này bao năm rồi lão chẳng buồn biết. Thế nhưng lão đâu có yến ổn bằng cái nghề nhỏ mọn của mình. Trường đã tuyển hẳn những lao công mình mẫn, có sức khoẻ để vệ sinh quanh trường. Lão mất việc làm. Người ta thấy lão phải nhặt nhạnh rác rưởi, lúc đôi dép nhựa hỏng, lúc thì cái quần rách ai vứt... Có người thương hại lão thỉnh thoảng gọi lên thuê dọn nhà vệ sinh. Những lúc ấy nhìn lão rạng rỡ như trẻ con. Những đông tiền 200 cũng dần làm cho suất cơm của lão vơi đi trong thời buổi kinh tế thị trường. Bẵng đi một thời gian người ta không thất lão đâu nữa. Họ chỉ ngạc nhiên, nhưng không ai bàn luận. Lão ốm, có người bảo vậy. Lão ốm cũng phải thôi vì lão đã già lắm rồi, hơn nữa những đồng 200 ít ỏi không đủ cho lão qua ngày. Không biết có ai đặt câu hỏi làm sao lão sống được trong những ngày đó. Người như lão làm sao mà có vợ con, còn anh em thì ai biết đâu được. người ta dần quên lão. Chỉ khi nhìn thấy đống rác ngập ngụa, bất giác mới có người nhớ đến lão mà thôi. Đó là chuyện của lão Quỳ ở khu tập thể tôi ở. Nhưng có một lần tôi đã sững sờ khi thấy một lão Quỳ thứ hai ở khu tập thể khác. Cũng cái điệu ngây ngô, dáng đi lềnh lệch với cây chổi trên taỵ Tôi buột miệng gọi "lão Quỳ". Lập tức ông già kia quay lại, nhe răng cười ngây ngô: "Cô muốn dọn vệ sinh hả?". Tôi ngỡ ngàng, còn lão giả thích: "Quỳ ốm ở nhà rồi, không làm được nữa, tôi phải đi làm nuôi ông ấy". Câu nói trong dáng vẻ ngây ngô mà chẳng ngây ngô chút nào lại thản nhiên đến mức tôi cảm thấy nghèn ngẹn nơi cổ. Hóa ra lão Quỳ còn có anh em, mặc dù không phải ruột thịt. Họ chỉ cùng hoàn cảnh, cùng nghề kiếm sống biết tìm đến nhau, dựa vào nhau mà sống. Lão Quỳ anh lao động đến lúc kiệt sức, còn lão Quỳ em nữa? Và lão Quỳ anh chết thật. Người ta bắt đầu công nhận sự trong sạch của lão. Không bao giờ lão ăn cắp hay làm một việc gì bậy bạ. Chuyện kể về lão: Một gia đình trong khu tập thể bất đắc dĩ phải gửi lão ít đồi cũ, vô giá trị chưa mang hết về nơi ở mới. Họ không tin lão, vả lại nghĩ lão nghèo, nên không quay trở lại. Một thời gian dài tình cờ gặp, họ vẫn thất đồ của mình cồng kênh nguyên vẹn trong gian nhà chật chội nghèo nàn của lão. Phải! Đến lúc lão chết người ta mới nhận ra lão trong sạch. Lão đã sống bằng chính sức lao động tàn tật của mình. Chắc rằng nơi chín suối lão sẽ không tủi hổ cho cuộc đời làm người. May mắn, ông trời cho lão cầm cái chổi chứ không phải cái khác. Nhưng biết đâu lão có thể cầm được cái khác tốt đẹp hơn nếu người ta sớm nhận ra lão trong sạch, lão biết sông lưong thiện trong cái vẻ ngoài bẩn thỉu. ... Tiếng chổi soàn sạot, soàn soạt... cần mẫn, đều đều, cái lưng gù lềnh lệch nhòa nhoẹt trong buổi sớm tinh mợ Người ta giật mình: "Hình như ma của lão Quỳ, lão chết rồi cơ mà". Không ai hiểu rằng vẫn còn kiếp người như thế đang làm phận sự kiếm sống của mình. Liệu người ta có nhận ra sự trong sạch, lương thiện của lão Quỳ em không nhỉ? Hay phải đợi đến lúc lão chết?