Chương 1
Tôi sắp sửa đóng cửa phòng triển lãm thì người thiếu nữ bước vào. Khi nhận thấy chỉ có tôi, ngồi ở chiếc bàn cuối phòng, nàng do dự, định trở ra. Tôi nhanh trí chào lớn, "Bonjour!" Nàng đứng khựng lại, rồi gật đầu chào. Hình như là người Việt. Nhưng không hiểu sao tôi nghĩ nàng không nói tiếng Việt. Tôi tìm thiện cảm, "Vous savez, je n'aurais vraiment aucun moyen de vous retenir" (#1). Nàng không cười, cũng không trả lời. Chỉ đi về phía bức tranh gần nhất, bước chân ngượng ngùng.Như thường lệ tôi không đứng dậy, để người xem tranh được tự nhiên. Lại phải lấy giấy bút ra vẽ nguệch ngoạc để chờ. Nhưng người thiếu nữ không làm tôi dửng dưng. Nàng đẹp. Còn là người Việt Nam đầu tiên đến triển lãm của tôi. Phải thú thật, cho tới hôm nay chẳng có mấy người đến xem, chưa bán được gì. Tôi kín đáo quan sát cô khách quý. Nàng ăn mặc lạ thường, một áo thêu nhiều màu như của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, một quần đen ống thật rộng bó lại ở gót chân, một chiếc khăn quấn vải đen trên mái tóc để dài. Khoảng 30 tuổi, chắc nàng không thuộc loại con gái Việt Nam sinh trưởng ở đây. Nhưng tôi đoán nàng sống ngoài cộng đồng người Việt, có chồng Pháp cũng không đáng ngạc nhiên. Lại một cô trí thức, đến với hội họa như một thứ văn hóa cần có để nói chuyện trong giới của mình. Và chỉ chú ý đến nghệ sĩ đồng hương trước một chuyến du lịch quê hương.Tôi thấy nàng đi từ bức tranh này qua bức tranh khác khá nhanh. Nàng đang làm cái tối thiểu của phép lịch sự, trước khi chạy. Nhưng tôi không thất vọng lâu, sau một lúc tốc độ thưởng thức của nàng giảm dần. Và nàng ngừng hẳn trước bức tranh tôi vừa ý nhất trong lần triển lãm này. Cũng được một điểm gặp gỡ. Tôi chỉ biết vẽ trừu tượng, bức tranh không có tựa, ai muốn gửi gì vào đó cũng được. Nàng đứng lâu trước một sự khắc khoải của tôi, không biết nàng nghĩ gì. Nhờ vậy tôi có thể ngắm nhìn mái tóc đen láy chảy dài xuống quá nửa phần lưng. Ở chỗ đó nàng đã bất ngờ quay lại nhìn tôi. Hình như có chút dao động trên nét mặt. Một cái gì đó làm hai cặp mắt vướng nhau, vừa muốn tránh, vừa không chịu thua. Khoảng khắc đủ dài để nàng trở về kịp sự lạnh lùng. Từ đó tôi chỉ nhìn được lưng nàng trước những bức tranh cuối cùng.Khi xong, người thiếu nữ gật đầu chào nhanh, tiến thẳng về phía cửa. Tôi rút danh thiếp, nói với theo,"S'il vous plait... (#2) " Nàng quay phắt lại, giọng khó chịu, "Ông có thể nói tiếng Việt". Tôi bị bất ngờ, "... Xin lỗi cộVì tôi không chắc cô là người Việt". Tôi đứng dậy, đi về phía nàng. Nàng quay hẳn người lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, sẵn sàng.Tôi chọn một câu hỏi chuyên nghiệp:"Tôi muốn hỏi, qua tờ báo nào cô đã biết có triển lãm này?- Tôi đến thăm bạn ở gần đây. Đi qua thấy có tranh của người Việt thì vào.- Thật là hân hạnh cho bản thân tôi.- Ông đừng mỉa mai. Ông hỏi thì tôi trả lời. Tôi ít đọc những bài báo phê bình nghệ thuật.Không có lý do gì tôi để cô này ngổ ngáo như vậy. Nhưng tôi vẫn tạm cười hòa:- Cô có lý, đọc phê bình nghệ thuật nhiều khi chẳng hiểu gì cả. Tôi chỉ thích đọc những bài nói về tôi. Để coi người ta hiểu được tranh mình đến đâu.Nàng tưởng cần phải có ý kiến về những tranh mới coi:- Tranh của anh... hơi lạnh. Nhưng có lẽ vì tôi không đủ trình độ thưởng thức.- Cái khéo của cô là chê mà người ta không biết. Nhưng như vậy hơi mất công. Đã chê thì phải làm cho người ta đau điếng.Cái suýt cười của nàng làm không khí chợt hòa giải, ngoài ý muốn của tôi. Đến gần nàng hơn, tôi mất hiếu chiến, thiếu nữ không thể đáng ghét như những câu nói của nàng. Nàng và tôi cùng thiếu lời nói tiếp. Im lặng làm nàng phải nhìn lại một vòng căn phòng. Tôi nói qua chuyện khác:- Tôi có cảm tưởng cô ở Pháp đã lâu. Cô đừng trả lời nếu câu hỏi thọc mạch vô duyên.- Anh nói năng đúng là Bắc kỳ. Em qua Pháp từ năm 10 tuổi... Nhưng sao tôi đi kể đời tôi cho ông nghẻ"Nàng đã lỡ xưng em. Tôi lấy giọng thản nhiên:- Anh thấy trong trường hợp đó những người ở đây thường quên tiếng Việt, nói tiếng Pháp.- Em giữ tiếng Việt để thư từ với mẹ em còn ở Việt Nam. Và mấy năm gần đây, em về đó làm việc mỗi năm nhiều lần.- Anh chưa về lần nào từ khi qua đây. Từ năm 1967. Em làm việc gì ở Việt Nam? Anh không tưởng tượng em là một bà Việt kiều đi buôn hột xoàn hay đồ cổ.- Họa sĩ như anh thì có hơn gì. Em làm nghề điện ảnh. Chỉ mới phụ tá đạo diễn được hai phim rẻ tiền ở đây. Nhưng em đang muốn làm phim ở Việt Nam, nên về nhà thường xuyên. Thôi em về.- Em đã đọc tên họ anh trên cửa vào. Nguyễn văn Khải. Em cầm danh thiếp này, có thêm địa chỉ và điện thoại. Anh thấy cần một hôm khác để chúng mình trao đổi về những gặp gỡ giữa điện ảnh và hội họa.Nàng lấy trên tay tôi quyển sổ và bút chì, ghi tên và số điện thoại của mình:- Em ở một mình. Nếu em đi vắng, anh được quyền để lại một vài câu pha trò, đừng quá vô duyên. - Em tên Mân? Tên lạ.- Anh muốn nói là quê mùa? Cũng không sai. Gia đình em là nông dân, sống ở Hòa Bình."ở thành phố Paris này, tôi chưa từng gặp một người di tản đến từ nông thôn miền bắc Việt Nam. Chuyện người Việt ở đây quả thật có nhiều cuộc đời kỳ lạ. Tôi ngẩn ngơ nhìn theo Mân, cho đến khi nàng bước xuống trạm métro đầu đường.Chú thích: (1-) Cô biết không, tôi thật sự không có cách nào giữ cô ở lại (2-) Thưa cô