Tôi quen gia đình chị Hoàng hồi ở trại tị nạn Pulau Bidong. Má chị mất trên đường vượt biển, còn lại bốn đứa em với ông già. Người em trai kế tên Hải, tiếp theo cô Hoa, tuổi tôi, cô Cúc mười tám và đứa em trai mười bốn. Năm đó tôi hai mươi hai tuổi, chị Hoàng không bao giờ cho tôi biết tuổi, tôi đoán chừng chị không dưới ba mươi. Chuyện xãy ra gần hai chục năm rồi chớ ít ỏi gì. Mãi tới hôm nay tôi vẫn chưa biết chuyện tình cảm giữa tôi và chị ấy ra làm sao nữa. Hễ đi xa thì tôi quên bẳng. Nhưng mỗi khi trở lại Hamburg, nhứt la những chiều nhìn tàu đò chở du khách ngược xuôi trên dòng sông Elbe, thì lòng tôi chạnh nhớ, nhớ vô cùng.
Năm 1980 gia đình chị Hoàng sang Đức định cự Trong một căng nhà lớn, ở ngoại ô thành
phố Hamburg. Tánh chị trầm tỉnh, nghiêm nghị, ít khi cười nói ồn ào như hai cô em kế. Nhan sắc chị vừa phải; thân hình mảnh mai, trang phục giảng dị và giỏi tài nội trợ. Dạo đó con gái sang đây lèo tèo dâm ba mống, còn con trai lủ khủ, cả đống. Vì vậy hễ nghe chổ nào có gái, bất kể đẹp xấu, dầu ở xa xôi cách trở, bọn đực rựa sẵn sàng vượt đường xe lửa, băng xa lộ tìm tới. Tuy chị Hoàng hơi lớn tuổi nhưng vẫn có nhiều anh tới lui săn đón, mời đi chơi nhưng không bao giờ chị nhận lời. Các anh theo riết thấy không chấm mút được gì, cháng không đeo đuổi nữa. Chị dững dưng, lạnh lùng với mọi người, ngày lo chuyện bếp nút, dọn dẹp nhà cửa, tối giữ nhà cho mấy đứa em đi chơi.
Trong thời gian đó, tôi sang định cư ở Hòa Lan. Những ngày rảnh rổi tôi đáp xe lửa qua thăm. Chuyện thăm viếng gia đình chỉ là cái cớ để tôi săn đón hai cô em kế, chớ tôi đâu có để ý tới cái bà chị lỡ thời mà khó tánh ấy. Lần nào tôi qua khách khứa cũng chật nhà, toàn là con trai cùng lứa, mặt mài người nào cũng sáng láng, đầu tóc mướt rượt, áo quần bảnh bao, ra vẻ học thức và có đứa đã sắm xe hơi. Tôi thua họ xa lắc. Hồi ở Việt nam tôi làm biển, da ăn nắng đen thui, lại mắc chứng mụng bọc mặt mài nổi u nổi cục, rổ chằng rổ chịt. Tôi không rành thời trang, ăn bận lè phè, nói năn không biết chao chuốt nên bị chúng bạn sửa lưng hoài. Hôm ra hội chợ chơi bắng súng, tôi bắng điểm cao, lấy được con gấu và con khỉ nhồi bông bằng chiếc gối ôm, tôi tặng Hoa con gấu, Cúc con khỉ. Dạo đó tôi còn cà nhổng thất nghiệp, có đủ tiền mua vé xe lửa bận đi, bận về là quá lắm rồi, còn tiền đâu quà với cáp. May nhờ tài thiện xạ, tôi có được quà đắc giá tặng cho hai em.
Tuy nhiên chuyện quà cáp không quan trọng bằng tài bắng súng. Hễ mỗi lần nhắc tới hội chợ hai cô em khen tài bắng súng của tôi đáo để. Nghe khen làm tôi nở lỗ mũi và hảnh diện quá chừng. Không ngờ chuyện như vậy làm mấy đứa bạn đi chung đâm ra khó chịu, sẵn thấy mặt con gấu có chấm đen đen, các bạn liền kêu tôi là chàng Mặt Gấu.
Rất tiết tài của tôi chỉ trổ được một lần trong hội chợ. Vì lần sau ra hội chợ chúng bạn cho xe vô đường Reeperbahn, trong khu St.Pauli, kêu tôi xuống. Diện cớ tôi ở Hòa Lan qua chơi, nên tham quang khu nầy cho biết và hẹn tôi đúng mười hai giờ ra chỗ cũ đứng chờ. Dầu có khù khờ cách mấy đi nữa, tôi cũng đoán được trong bụng chúng bạn toan tính những gì. Dĩ nhiên các bạn lo ngại tài tác xạ bá phát bá trúng của tôi, biết đâu tôi day qua bắng trúng một trong hai trái tim của hai em thì phiền quá !
Mùa hè, bảy tám giờ đêm trời vẫn còn sáng. Người ta chen chút nhau đi trên đường phố, các bà các cô bận đồ mát mẻ, mặt mài hớn hở vui tươi, nhiều cặp ngực, cặp đùi, rúng và bụng các cô để lộ ra ngoài. Mấy thuở mới được đi dạo khu ăn chơi nổi tiếng Hamburg, nhưng bực mình mấy thằng bạn chơi xỏ lá nên tôi đâu còn lòng dạ nào mà dạo mà chơi. Tôi không dại gì đợi tới mười hai giờ mới ra chỗ hẹn, có chờ chắc gì tụi nó tới rước. Tôi xuống xe điện ngầm tìm đưởng về nhà. Thề, kể từ đây trở đi tôi sẽ không giao du với mấy tên cà chớn đó nữa.
Sang xe điện, đổi xe bus và bị lạc hết mấy trạm xe, hơn một tiến đồng hồ sau mới lót tót về tới nhà. Tôi bấm chuông, chị Hoàng ra mở cửa. Vừa thấy tôi chị trố mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao anh dìa mình ên vậy? Còn mấy người kia đâu?
Tôi trả lời:
- Mấy người kia chắc ra hội chợ.
- Sao anh hổng theo chơi mà bỏ dìa ngang xương vậy?
Không biết trả lời sao, chuyện chẳng hay ho nói ra thêm mắc cở. Tôi nín lặng lách người bước vô nhà. Chị cũng không hỏi gì thêm, nhẹ gót bước qua nhà bếp, rót hai ly nước cam bưng ra chiếc bàn tròn sau vườn, mời tôi ngồi uống với chị.
- Nhà đi đâu hết rồi chị? Tôi hỏi.
- Ba với thằng Út ngủ trên phòng.
Chị nhìn tôi mĩm cười. Sao hôm nay tôi thấy cái nhìn của chị rất để dải và nụ cười của chị thật tươi, làm tôi quên hết mọi chuyện phiền phức vừa rồi. Tuy nhiên, tôi có tánh mặc cảm về gương mặt mụng của mình, hễ gặp ai ngó thẳng mặt thì tôi ngượng. Để tránh cái nhìn của chị tôi ngó mông lung. Trên trời mây không gợn, sao thưa thớt, không biết đêm nay mùng mấy mà trăng khuyết một bên, ánh sáng chang hoà cùng bóng đêm làm nhạt nhòa cỏ cây hoa lá.
- Qua đây thường chắc anh biết nhiều cảnh đẹp của Hamburg?
Nghe chị hỏi tôi ngoái lại, nói:
- Đâu có chị, ngoài bến xe lửa, nhà chị và cái hội chợ ra tui hổng biết chổ nào khác hết.
- Hamburg có nhiều cảnh đẹp lắm mà.
- Qua đây đi xe ké, ai chở đâu thì đi đó chớ biết gì đâu.
Chị bưng ly nước cam lên nhấp một cái, nhẹ nhàng để ly xuống rồi ngã ngưới dựa lưng ghế, chị đưa lưỡi rà vị nước cam còn đọng bên vành môi và chị mím môi lại ra chiều suy nghĩ. Hồi sao chị nói:
- Sáng mai anh đi chợ mua cá với Hoàng nghen.
- Cá biển hả chị?
Chị cười một cái:
- Ỏ bên nầy làm gì có cá đồng.
Tôi cười:
- Mấy giờ đi chị?
- Sớm chừng nào tốt chừng nấy, mình đi sớm mới mua được cá tươi.
Chúng tôi bắt qua chuyện về cá tôm hồi còn ở quê nhà. Đúng ra chị kể nhiều về chuyện quê hương Bạc Liêu của chị. Trong lúc chị nói tôi nhìn chị được tự nhiên. Thật ra tôi thích nhìn chị hơn là nghe chị nói. Quê tôi ở Cà Mau, giáp giới Bạc Liêu, sinh hoạt sông nước miệt nầy tôi đâu lạ gì. Những địa danh trong vùng chị nói ra ít nhiều tôi cũng biết. Chị bận bộ đồ vải bông áo tay ngắn, ôm sát thân hình mảnh mai của chị, rất hợp với câu chuyện kể và cảnh trăng đêm naỵ Chị khoanh tay, hai bàng tay vén tay áo lên xoa xoa vuốt vuốt đôi vai, hai cánh tay chị suôn nhưng không gầy guộc, trắng bật giữa bóng đêm lờ mờ,. Thấy tôi nhìn, chị tưởng tôi chăm chú nghe chuyện, nên hăng hái kể, càng kể tôi thấy chị càng duyên dáng, chưa bao giờ tôi thấy chị xinh đẹp như đêm naỵ Khi kể hết chuyện, chị hỏi tôi:
- Anh có tới Bạc Liêu lần nào chưa?
- Có chị, ở một tháng và đi ngang nhiều lần bằng đường xe lẩn đường sông.
Tôi muốn chị ngồi lại kể chuyện, để tôi được ngắm chị thêm hồi nữa, nhưng chị đứng dậy dọn hai cái ly, rồi kêu tôi đi ngủ và nhắc tôi sáng mai thức sớm đi chợ mua cá với chị.
Chị dịu dàng bước vô nhà bếp xả nước rửa lỵ Tôi lên phòng tắm đánh răng, rửa mặt. Khi trở về phòng, tôi nghe tiếng mấy người kia vừa đưa Hồng và Cúc về. Mặt kệ, tôi nghĩ mình cũng không nên dây vào bọn họ làm gì. Tôi leo lên giường nằm vắt tay lên tráng, chưa biết chuyện ngã ngũ ra sao, mà trí óc tôi tính toán đủ điều. Tôi chọn lựa giữa chị Hoàng, Hoa và Cúc. Cuối cùng hình ảnh chị Hoàng hiện trong đầu tôi rất đậm. Cảm giác vừa rạo rực vừa thích thú chạy khắp thân thể làm suốt đêm tôi trằng trọc và giấc ngủ cứ chập chờn...
... Đến khi nghe tiếng giựt nước trong phòng tắm. Tôi mở mắt ra, thấy ánh sáng bên ngoài xuyên qua màng cửa sổ, tôi biết chị Hoàng đã thức. Chờ tiếng chưn chị đi xuống cầu thang tôi tốc mền ngồi dậy, xỏ dép đi qua phòng tắm. Đầu óc tôi tù mù, tôi bèn xả nước đầy chậu, rồi cúi xuống nhún nguyên đầu vô, nước lạnh giúp tôi đôi phần tỉnh táo. Đánh răng, rửa mặt, thay áo quần, mang dày dớ. Xong. Tôi đi xuống, thấy chị đứng pha cà phê trong bếp. Tôi chưa kịp chào, chị đã ngước lên hỏi:
- Hồi hôn anh ngủ ngon hông?
Tôi cười:
- Ngon chị.
Tôi nghe mùi thuốc lá trong phòng khách, biết ba chị đã thức, tôi tới hỏi chị bưng cà phê lên cho ông. Tôi bưng cà phê qua phòng khách, chào ông già một cái, mời ông ly cà phê, hỏi vài câu vấn an. Sau đó tôi trở xuống ngồi uống cà phê với chị trên chiếc bàn nhỏ kê trong góc nhà bếp.
Khi chúng tôi ra khỏi nhà, thì mặt trời đã lên khỏi đọt cây. Sáng nay tôi thấy cỏ cây tươi, không khí sạch, trời trong và nghe nhiều tiếng chim gọi nhau trên những cành cây xanh lá...
Sang một lần xe bus, hai lần xe điện mới tới nơi. Chợ cá nằm bên bờ sông Elbe, dác nầy người đi thưa thớt, chuyện mua cá rất dễ dàng. Cá còn tươi rói chị ham quá lựa mua, nhét vô giỏ một hồi sau chiếc giỏ phình bụng ra như có chửa. Thấy chị khệ nệ rinh giỏ cá một cách nặng nề, tôi biểu chị đưa tôi xách phụ. Đã vậy chị còn ráng mua thêm mấy con cua biển nữa. Sau đó chị nắm tay tôi dẩn ra bờ sông. Chúng tôi đứng ngắm sông và nghỉ mệt. Nắng sớm mai tỏa vàng trên thành phố cảng, sinh hoạt trên sông bắt đầu nhộn nhịp lên. Những chiếc tàu đò ngược xuôi theo giòng, làng nước chao động, chưng vịt tàu quấy nước đục ngầu. Chị nghĩ gì trong đầu tôi không biết, nhưng sao chị cứ nắm chặt tay tôi, đứng lặng yên ngắm cảnh dòng sông. Một hồi sao chị ghì tôi sát lại, ngước mặt lên nói:
- Đi mua một mớ rau rồi dìa, trưa nay cơm nước xong, mình ra đây chơi.
Tay bên nầy xách giỏ cá nặng trịch, nhưng tôi không muốn đổi, vì tay bên kia được chị nắm chặt trong bàn tay mềm mại của chị, như sợ chị buông ra rồi tôi không còn cơ hội nào để nắm lại lần nữa.
Trưa hôm đó không hẹn mà tôi và chị Hoàng bận đồ gần như giống nhau; quần Jean, áo thung cổ rộng, chưn mang dày thể thao, chỉ khác nhau áo tôi màu xanh cứt ngựa, áo chị màu trắng. Lúc chúng tôi ra khỏi cửa, mấy người khách hôm qua cũng vừa dậu xe trước bãi. Chị phớt lờ, câu tay tôi đi thẳng ra bến xe bus.
Khác với tánh dịu dàng trước kia, chị nhanh nhẹn như con sóc. Sang xe bus, xuống xe điện ra bến đò. Mua vé, chị nắm tay tôi lên mui tàu ngồi ngắm cảnh trên sông và hải cảng. Khi tàu ghé bến ngoài. Chúng tôi leo lên đi bộ hết khu phố nầy qua khu phố khác. Khi chưn mỏi, cổ khô, vô quán dọc đường ngồi nghỉ, mua nước uống; đói bụng ăn Hamburger, khoai tây chiêng xốt mayonaise.
Khi không còn biết chỗ nào để đi nữa, chúng tôi xuống đò trở vô phố. Nắng chiều vẫn còn trải vàng lên thành phố cảng. Tôi với chị ngồi trên mui tàu với nhiều du khách. Gió trên sông phất phơ mát rượi, tóc chị phả qua mặt tôi mơn trớn, tôi choàng tay qua vai chị, chị ngã đầu lên vai tôi. Chợt nhiên chị ngó xuống ngực, tôi ngó theo, cổ áo chi hở, ngực chị dẹp lép, áo ngực xệ xuống, chi thọc hai ngón tay kẹp vành áo ngực kéo lên, rồi ngữa mặt nhìn tôi mĩm cười.
Hồi sau chị hỏi tôi:
- Chừng nào anh dìa?
Tôi nói:
- Định mốt dìa, nhưng vui quá chắc ở thêm vài ngày nữa.
Chị muốn nói gì đó nhưng thôi. Chị day người, ngã đầu trở lại vai tôi. Tôi choàng tay xoa xoa vai chị, da thịt chị mềm mại làm tôi đê mệ Chị vẫn ngồi yên, mắt mơ màng hướng ra mặt sông, nơi có nhiều chim nhàn đương sớt cá. Phút dây thần tiên ấy trôi qua khi con tàu cặp bến cuối cùng và chúng tôi là người lên sau chót.
Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào chị cũng sắp xếp dẩn tôi đi chơi. Lúc đi rừng, khi vô khu phố lạ, đến những khu du lịch mướn thuyền đạp nước. Chị nói, nhiều nơi chị cũng không biết, nhưng cứ đi cho biết. Chuyện đi chơi, thắng cảnh đối với tôi bây giờ không thành vấn đề. Được lẻo đẽo theo chị, được chị cặp kè đi dạo là tôi thấy đời lên hương rồi. Tôi quên bẳng những toan tính đầu, thật ra tôi cũng có để ý tới Hoa và Cúc vài lần, nhưng sao tôi thấy trong lòng không còn háo hức như trước nữa.
Ngày tôi trở về Hoà Lan chị Hoàng theo tiển. Trước khi lên xe tôi hôn lên hai bên má chị, chị cũng hôn lại tôi và ân cần dặn tôi nhớ sang chơi thường, khi xe chạy một đoạn xa, tôi thấy chị vẫn còn đứng bên kè đá nhón giò, giơ thẳng cánh tay lên vẫy vẫy.
Về lại Hoà Lan tôi xin được chưn thủy thủ, hải hành một năm sau tôi trở lại. Tôi vừa ngạc nhiên vừa ngỡ ngàng khi biết chị là sinh viên đại học. Tuy bận rộn học hành, nhưng chị cũng dành một ít thởi giờ dẫn tôi đi chơi và xem trường học của chị. Chị giới thiệu những người bạn sinh viên chung lớp, toàn là con trai ngoại quốc, chị nói chuyện với họ bằng tiếng Đức. Tôi nghe như vịt nghe sấm, chỉ biết nhe răng ra cười khi người đối diện chìa tay ra bắt. Tới giờ ăn, chị rủ tôi vô căn tin thưởng thức món ăn sinh viên với chị. Chị cư xử với tôi rất thâm tình. Nhưng tôi cảm thấy không tự nhiên lắm. Khỏi bận tâm tính toán nữa. Tôi biết tới lúc mình phải rời khỏi nơi đây, đi càng xa càng tốt. Tôi náng lại chơi một tuần. Sau đó tôi trở về Hoà Lan tiếp tục đi, đi miết...
Hơn hai năm sau, tôi nhận được thiệp cưới của chị. Đọc thiệp tôi mới biết chị lấy chồng ngoại quốc. Tôi đoán người cưới chị là một trong những anh sinh viên chung trường chung lớp. Không nhớ lúc nhận thiệp trong người tôi vui hay buồn? Tôi nhớ là, tôi không qua dự đám cưới mặt dầu lúc đó tôi đương nghỉ dài hạng trên đất liền.
*
* *
Những năm sau nầy tôi đi tuyến Bắc Âu. Tàu ghé cảng Hamburg hàng tuần. Một năm bốn bận đi, về. Mỗi bận tôi đều sang xe ở nhà ga trung tâm Hamburg. Thành phố nầy đối với tôi không còn lạ nữa và khu St. Pauli tôi đã thuộc lòng, nhưng tôi không có địa chỉ chị Hoàng. Thỉnh thoảng tôi đi dạo phố hoặc ngồi chờ xe lửa ở nhà ga, tôi thường ngó quanh, ngó quất mong tìm người Việt hỏi dò, may ra có người biết địa chỉ của gia đình chị. Nhưng mấy năm rồi tôi không thấy người Việt đi dạo phố, hoặc tiển đưa hay chờ đón người thân nơi sân ga như hai mươi năm về trước.
Sau nầy tôi mới nghiệm ra. Chị Hoàng cũng như nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản hồi đó. Bây giờ ai cũng có xe hơi, đâu còn dùng xe công cộng nữa. Đời sống máy móc Tây phương bắt họ phải chạy theo. Có dư thời giờ dành lo chuyện nhà cửa, con cái muốn hụt hơi rảnh đâu đi dạo. Chỉ có tôi, không nhà cửa, không bận chuyện gia đình nên mới dư thời giờ đi lang thang, đầu óc rảnh rang nghĩ ngợi chuyện tình cảm cũ xì và cái kỹ niệm xa lơ xa lắc.