Chương 1

– Làm gì mà ở ngoài sàn suốt vậy Thể My? Con vô phụ mẹ dọn cơm với chứ!

Thể My luyến tiếc vuốt nhẹ bộ lông của những chú thỏ xinh xắn, trước khi thả vào chuồng và thì thầm hẹn:

– Mấy cưng ở đây ngoan nhé. Chiều rảnh chị lại ra chơi.

Chạy vòng bên hông nhà để chui tọt vào bếp bằng cửa sau, Thể My ôm vai mẹ hù to và cười khanh khách:

– Mẹ làm gì mà hối cơn dữ vậy Mọi bữa vào giờ này con vẫn cho thỏ ăn, mười lăm phút nữa mới tới giờ dọn bàn chứ.

Bà Diệu Loan quay lại nhìn con, mắng yêu:

– Trưa rồi thì phải tự biết việc mà làm chứ đợi mẹ nhắc hoài sao? Lúc này chú Tư về nhà ăn cơm thường xuyên nên phải canh giờ dọn sớm một chút, biết chưa cô nương.

Thể My thè lưỡi dài giọng:

– Chà chà, “một người lo bằng kho người làm”. Một mình chú mà oai hơn chục người nộp lại, lo lắng phục vụ từng chút một mà cứ sợ chút không hài lòng.

Bà Diệu Loan cau mày, tỏ ý không vui trước câu phát biểu của con dù âm thanh vẫn dịu nhẹ:

– Cả nhà này đều là đàn bà, con gái, không phục tùng chú thì còn ai để lo nữa Chứ? Đừng nói bậy, không hay đâu.

Thể My xịu mặt, lẩm bẩm:

– Mẹ cứ suốt ngày đề cao “tam tòng, tứ đức” nên nhìn đời qua lăng kính đó mà bắt bẻ người ta. Khổ ghê vậy đó?

Tuy không nghe rõ đoạn độc thoại của cô con gái rượu nhưng bà Diệu Loan vẫn đoán được ý nghĩ của con nên trừng mắt, tỏ ra nghiêm khắc:

– “Cá không ăn muối cá ươn ...”, con cứ thích cãi lời mẹ là sao hả Thể My.

Dĩ nhiên là Thể My không đám tỏ thái độ bướng bỉnh tiếp tục trước mặt mẹ mình nữa rồi.

Trình đã ngồi sẵn bên bàn ăn từ lúc với tờ báo trên tay. Với vẻ đạo mao trọc khoát lên người cho xứng tầm của một ông chủ thầu xây dựng có cỡ ở một tỉnh lớn thuộc miền tây này, trông anh già hơn tuổi 40 của mình, nhất là thân hình đã chớm phát phì qua những buổi tiệc tùng liên miên càng cho thấy rõ lối sống xa lạ với thể thao của chủ nhân.

Ngước mắt lên nhìn Thể My khi nghe tiếng chân, Trình hỏi trống không:

– Thím Tư đâu?

Thể My đặt tô canh nóng lên bàn, thuận miệng đáp luôn:

– Dạ con không biết.

Trình cau mày gắt:

– Mày ở nhà cả buổi chiều mà không biết chuyện gì hết là sao?

Bà Diệu Loan vừa từ bếp lên, nghe lọt câu hỏi liền vội vã trả lời thay con:

– Thím đang ở trên phòng, để tôi đi kêu.

Trình xua tay:

– Thôi, chị đừng đi, để Thể My lên mời được rồi.

Không đợi chờ nghe kêu đích danh, Thể My xoay lưng đi thẳng một mạch để tránh không khí khó chịu đang vây bữa gian phòng ăn.

Vừa bước lên thang lầu, cô vừa nói thầm cho mình nghe:

– Chìu vợ thấy phát sợ luôn? Nếu đàn ông nào trên đời cũng vậy thì chẳng cần lập ngày 8 tháng 3 cho mất công.

Nói dứt câu thì cô cũng vừa đặt chân trước cửa phòng Cúc Hương vợ Trình.

Thận trọng gõ nhè nhẹ lên cửa, Thể My gọi khe khẽ:

– Thím tư ơi, mời thím xuống dùng cơm.

Không nghe tiếng trả lời nhưng có tiếng bước chân, rồi cánh cửa bật mở:

Một phụ nữ khoảng gần 40 nhưng trông trẻ hơn tuổi xuất hiện.

Với gương mặt đẹp như tranh nhưng đồng thời cũng vô hồn. Cúc Hương hỏi lại:

– Chú Tư về rồi à?

Thể My gật đầu thay câu trả lời rồi nép sang một bên nhường đường cho người thím dì xuống lầu trước.

Đi sau lưng Cúc Hương, Thể My tha hồ chiêm ngưỡng dáng vóc uyển chuyển, thon thả của thím mà không sợ bị ai hay biết. Cô luôn ngưỡng mộ sắc đẹp tuyệt vời của người thím dầu và thầm tiếc cho sự lạnh lẽo của người thiếu phụ. Phải chi Cúc Hương sống cởi mở hơn thì biết bao người sẽ phải ganh tị với sự hoàn mỹ cả người lẫn nết như thế này không?

Chắc ông trời cũng đã sắp đặt như thế để đừng khỏi có ai đạt đến sự toàn bích chăng.

Kẻ trước người sau như thế rồi hai thím cháu cũng xuống đến phòng ăn. Bà Diệu Loan đã ngồi vào ghế với thái độ im lìm, nhẫn nhục cố hữu từ mấy mươi năm qua, còn Trình thì thay đổi hẳn thái độ khi vừa trông thấy vợ.

Không còn vẻ khệnh khạng từ nảy đến giờ Trình xăng xái đỡ vợ ngồi xuống chiếc ghế cạnh mình, hỏi liến miệng:

– Em bệnh hay sao mà nằm hoài trên phòng vậy? Để anh đưa em đi bác sĩ nha? Hay em muốn đi xa nghỉ ngơi cho khỏe? Mình đi Đà Lạt, Phan Thiết hay Sapa? Em muốn đi Thái Lan, Singapore chơi không?

Đáp lại cả tràng dài hỏi han biểu lộ sự quan tâm quá mức ấy là cái lắc đầu thờ ơ của Cúc Hương. Cô uể oải trả lời:

– Em mệt lắm, không thích nghe nói nhiều đâu. Anh đừng hỏi nữa.

Vậy là Trình vội vã gật đầu, tuân theo rõ điều kiện, chỉ luôn tay gắp thức ăn vào chén vợ chứ không dám mở miệng thốt lên tiếng nào nữa.

Cảnh tượng haì hước trước mặt làm Thể My xốn mắt. Chan canh vào chén, cô nói bâng quơ:

– Nấu canh phải dằm chút đường mới ngon nhưng lố tay thì thành chè mất ngon luôn.

Cúc Hương vẫn lãnh đạm như người thuộc thế giới khác, chẳng quan tâm gì đến những việc xảy ra quanh mình nhưng Trình thì bực bội ra mặt, trừng mắt hỏi cháu:

– Cho mày học nhiều vô rồi ngộ chữ bạ đậu phô trương đó phải không Thể My? Muốn ám chỉ gì vậy hả?

Thể My nhìn trả lại chú bằng ánh mắt tự tin, bình thản trả lời:

– Chú là chú của con, làm sao con dám qua mặt chú dược. Tại chú cứ suy nghĩ cao xa nên thấy khó hiểu đó thôi.

Trình không hài lòng. với lời đáp ấy nhưng đuổi lý đành ngưng được nẹt.

Tuy vậy, vẫn hậm hực buông một câu dằn mặt:

– Đúng là “giỏ nhà nào, quai nhà ấy”. Cái kiểu lý luận cao siêu, ám chỉ này nọ giống hệt ông Hoan, không sai một nét.

Mặt bà Diệu Loan tái mét, tay run rẩy làm đổ luôn cơm ra bàn vẫn không biết.

Ngước nhìn người em chồng, bà kêu lên đầy đau đớn:

– Tôi xin chú mà chú Tư, “Mũi dại lái chịu đòn”. Có gì chú cứ nói thẳng tôi là được rồi, đừng lôi ai xài xể hết. Thể My là con của tôi mà thôi.

Trình có vẻ hối hận vì lời nói của mình nên không nói gì nữa, lẳng lặng xới cơm vào chén, tiếp tục ăn.

Cúc Hương buông chén, đứng dậy đi thẳng lên lầu.

Trình cuống quít gọi với theo:

– Em mệt hả Cúc Hương? Sao chưa ăn hết chén cơm mà bỏ ngang vậy?

Cúc Hương lắc đầu buông thõng:

– Em no rồi.

Cơn giận vừa xẹp xuống của Trình lại bùng lên theo, thái độ của vợ. Anh chàng cũng xô ghế đứng lên theo, xẵng giọng nói trổng:

– Dọn luôn đi. Tôi không ăn nữa đâu.

Thể My tức nghẹn không sao nuốt trôi chén cơm được nữa. Cô cành uất ức hơn nữa khi chứng kiến cảnh mẹ mình nhẫn nhục thu dọn bàn cơm như một kẻ giúp việc chứ chắng có tư thế của người dâu trưởng trong dòng họ chút nào hết.

Vừa xắn tay áo phụ dọn, cô vừa ấm ức hỏi mẹ:

– Gì thì gì chú thím Tư cũng phải nể nang mẹ một chút chứ. Tại sao mẹ để người ta lấn lướt mình đữ vậy?

Bà Diệu Loan lặng lẽ đáp lại:

– Chuyện bình thường thôi, mẹ đã quen rồi. Con cũng thuần tính lại đi. Càng lớn cành khác, không buông tuồng như hồì nhỏ được đâu chẳng ai bênh vực hết.

Chà thật mạnh khăn lên bàn như muốn trút hết nỗi tức giận vào đấy, Thể My bật lên câu hỏi:

– Đây là nhà của ông bà nội, chứ đâu phải của riêng chú Tư mà lại phân hiệt đối xử như vậy?

Bà Diệu Loan khô khan đáp lại:

– Phận mẹ góa con côi, thì phải chịu. vậy thôi Thể My sửng người nhìn mẹ khá lâu. Mãi một lúc sau mới thốt lên lời:

– Ba con đâu đã chết mà mẹ cực đoan như vậy?

Mặt bà Diệu Loan vụt cứng đơ hẳn lại như vừa đeo chiếc mặt nạ gỗ lên trên, đanh giọng buông từng từ sắc lạnh:

– Ông ấy chẳng còn tồi tại trên đời này nữa đối với mẹ con mình, thì sống hay chết có khác gì nhau chứ ?

Thể My lạnh người vì sắc diện cũng như thái độ oán hận sâu cay của mẹ mình giành cho cha nhưng cô không thể cãi lại bởi cô hiểu nỗi hận lòng nặng nề, mà bà phải ôm trong lòng suốt mười mấy năm nay, vì thế cô nén lòng không nói thêm tiếng nào mà lúi húi thu dọn nữa cho xong sớm dể mau thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt này.

Có một góc vườn thơm ngát hương ngợc Lan là nơi Thể My thích chui vào ngồi từ thuở bé để tìm sự yên tĩnh cho riêng mình kể từ ngày cô đủ trí khôn để nhận biết tấm bi kịch hôn nhân của cha mẹ mình, và nó đã tác động không nhỏ đến cuộc đời cô, biến một con bé hay cười hay nói trở nên già giặn trước tuổi, luôn ôm ấp sự hoài nghi trong lòng về tình yêu và hạnh phúc.

Ngồi bệt xuống mặt cỏ mịn màng mát lạnh sương đêm, Thể My ngửa mặt nhìn lên bầu trời vằng vặc ánh sao, thở dài ước ao “Phải chi mình được tự do thực hiện mọi mơ ước vô tư sung sướng như bao vì tinh tú lấp lánh trên không trung kia nhỉ?”.

Dòng suy nghĩ đầy lãng mạn của cô bị cắt ngang bởi hồi chuông cửa kêu inh ỏi. Cụt hứng vì bị quấy rầy, Thể My mang bộ mặt không lấy gì làm dễ ưa lắm của mình ra mở cổng. Thế nhưng vừa trông thấy nhân vật cả gan phá đám ấy thì cô đã mừng quýnh lên, hớn hở reo ầm ĩ:

– Hoan hô, nàng Jane đã rời bỏ rừng xanh với chàng Tarzan đẹp trai để quay về thành thị rồi! Phải ăn mừng mới được.

Đáp Iại sự phấn khích của cô là nụ cười tươi tấn của cô gái nọ cùng câu thúc giục:

– Muốn ăn uống gì, cũng duyệt nhưng phải mở cửa cho chị vô nhà trước đã.

Bẽn lẽn cười vì sự vô ý của mình, Thể My nhanh tay mở cổng và xăng xái phụ cô gái nọ mang mấy túi xách lỉnh kinh vào để chuộc lỗi. Vừa sãi bước đi, cô vừa ríu rít hỏi:

– Sao chị về trễ quá vậy chị Tú Liên ? Chừng nào chị trở lên lâm trường nữa?

Hất những sợi tóc ngắn lòa xòa trên trán xuống phía sau cho gọn gàng, Tú Liên đáp xắn tắt:

– Chị không đi nữa, nhóc ạ.

Tròn xoe mắt ngạc nhiên, Thể My hỏi dồn dập:

– Tại sao vậy chị? Chị thích rừng núi lắm kia mà? Chính chị đã chọn ngành kỹ sư lâm nghiệp mặc cho bao nhiêu người phản đối khuyên can, sao bây giờ lại đổi ý chứ?

Tú Liên nhoẻn nụ cười xinh xắn để lộ chiếc răng khểnh, ân cần giải thích:

– Chị vẫn giữ nguyên niễm đam mê với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ đấy chứ. Chính vì vậy mà chị kết thúc công việc ở lâm trường để về nhà bắt tay vào dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của tỉnh mình nè.

Thể My vui vẻ reo vang:

– Thích quá, vậy là em được ở gần chị luôn rồi, không còn lo buồn tẻ nữa.

Không thôi cứ đi ra đi vô cái nhà lặng ngắt này một mình riết phát chán luôn.

Tú Liên xua tay:

– Chưa chắc đâu vì chị phải có mặt ở hiện trường thường xuyên chứ không ngồi nhà được.

Xịu mặt xuống vì thất vọng nhưng lại tươi lên ngay sau đó, Thể My nói liến thoáng:

– Không sao hết, hễ có giờ rảnh thì em lên đó chơi với chị.

Tú Liên chỉ cười chứ không có ý kiến gì, chuyển sang giọng tâm tình hỏi cô em họ:

– Ở nhà có gì lạ không My? Mợ Ba với cậu mợ Tư vẫn khỏe chứ?

Thể My thở hắt ra, bắt giọng tỉ tê:

– Chẳng có gì thay đổi! Vẫn một người ủ ê cạnh một người trịnh trọng và thêm một nhân vật lặng thầm như chiếc bông.

Tứ Liên tiếp lời.

– Còn một con bé bướng bỉnh hay tủi thân khóc nhè nữa chứ.

Thể My phụng phịu:

– Em lớn rồi chứ bộ.

Tú Liên tủm tỉm cười:

– Ừ, chị cũng nghỉ rằng em đã lớn. Đã có anh chàng nào lọt sổ chưa vậy?

Thể My lắc đầu lia lịa, nói giọng kiên quyết:

– Không bao gìờ! Em không tin bọn đàn ông. Họ dối trá lắm.

Tú Liên nhẹ nhàng phản đối:

– Đừng “quơ đũa cả nắm”- chứ em. Đàn ông, đàn bà gì cũng có kẻ tốt kẻ xấu chứ.

Thể My vẫn ương bướng, bảo vệ quan điểm của mình:

– Chỉ tốt lúc đầu thôi chị ơi, hoặc là màu mè quá đáng. Còn không thì bạc nhược quì lạy. Em nhìn cảnh đó hoài đến phát chán, chẳng thấy hay ho chổ nào hết.

Tú Liên đoán ra ngay điều cô em họ vừa dẫn chứng nên không nén được cười, hỏi thêm cho rõ:

– “Pho tượng sáp” vẫn phiêu diêu thả hồn vào cõi mộng cả ngày sao?

Thể My gật đầu xác nhận rồi nhăn mặt bảo chị:

– Nói chuyện khác đi chị. Em ngán nhắc lại lắm rồi.

Hai chị em đã men theo hông nhà đi vào trong bước lên thang lầu. Tú Liên vừa cười Vừa trả lời:

– Được thôi, chuyện chị cần lúc này là tắm rửa rồi ngủ một giấc cho lại sức để sáng mai đi ăn bún nước lèo, chịu không?.

Thể My cười hớn hở, gật đầu ngay:

– Em xuống cho chị ngủ. Nhớ sáng dậy sớm nha, em chờ.

Dứt lời, cô thoăn thoắt vẫy tay chào rồi đi ngược cánh bên trái của ngôi nhà xưa nơi ở của hai mẹ con.

Tú Liên nhìn theo cười thương mến rồi mới đóng cửa phòng lại.