Mãi đến năm 1960 luật hôn nhân và gia đình ra đời mới qui định chế độ một vợ một chồng.
- Bố không yêu mẹ, tại sao lại có con?
- Ai nói với con thế?
- Bà ngoại nói. Con hỏi bà ngoại: "Tại sao bố không ở cùng với ba mẹ con con?" Bà bảo: "Mẹ cháu tuy là vợ cả nhưng không có con trai. Bố chau có hai vợ nữa, bà nào cũng có con trai nên cả hai bà được ở nhà của bà nội cháu. Còn mẹ, vì không có con trai nên mẹ cháu bị hắt hủi ghê gớm, không chịu được mẹ cháu phải gánh hai chị em cháu cùng bộ quần áo rách ra Hà Nội kiếm sống... "
- Trời ơi! Con đừng nói nữa...
Bà mẹ Ôm chặt đứa con gái bé bỏng khóc nấc lên, rồi bà vội vàng buông taỵ Một cơn mưa rào bất chợt ập đến, căn nhà lợp lá cọ dột nát lung tung. Loáng cái, nước mưa đã chảy lênh láng trên nền đất.
Đây là chuyện của ngày xưa, từ hồi chị Lệ là cô bé 10 tuổi hàng ngày lằng nhằng bám theo mẹ đến hiệu may ông Lành phố Khâm Thiên. Mẹ cô là thợ phụ của ông. Những vải vụn xin được, cô đem chắp vá khâu thành những chiếc váy áo búp bệ Những cô công chúa búp bê bước ra từ những chuyện cổ tích, nhẹ nhàng đi vào giấc mơ của cô bé.
Làng của bà nội và bà ngoại chỉ cách nhau có con sông. Thỉnh thoảng Lệ được theo mẹ về thăm quệ Bao giờ mẹ con cũng phải về thăm bà nội trước rồi mới xin phép bà để sang sông thăm bà ngoại. Có lần nó thấy bà nội lầm bầm: "Đàn bà mà chả biết đẻ đái gì, được hai mống con gái thì tịt hẳn. Nếu không có hai con mẹ kia thì nhà này lấy ai thừa tự". Nó hiểu bà đang nói về mẹ, nó biết bà chỉ có bố nó là trai, nhà bà giàu sang nên bà lần lượt lấy những ba vợ cho bố. Suỵt! Chuyện người lớn chớ có bép xép nhiều mà ăn đòn. Còn bà ngoại, có lúc bà ôm nó vào lòng vuốt vuốt sống lưng dô lên của nó mà xuýt xoa: "Bà tham giàu bà gả cho nhà giàu, để bây giờ cháu bà khác gì cảnh côi cút... ". Thi thoảng bố cũng ra Hà Nội với ba mẹ con Lệ, nhưng là để mua cho cậu ấm con bà hai cái này, cậu ấm con bà ba cái kia. Khối lần Lệ bắt gặp mẹ khóc ngầm khóc vụng. Lệ biết mẹ khổ lắm. Chìm nổi mãi mới có được ngôi nhà tre lợp là cọ; đời mẹ đã bao giờ biết đến miếng ăn ngon. Khi mẹ mở được một hiệu may nho nhỏ, chị Thủy đã tốt nghiệp phổ thông, còn Lệ vào cấp 3.
- Mẹ Ơi! Tại sao mỗi lần bố ở quê ra, con lại thấy mẹ buồn mẹ khóc? Nếu bố làm mẹ buồn, mẹ bảo bố đừng ra nữa. Ba mẹ con mình không có bố vẫn sống được đấy thôi.
- Không được con ạ. Đời mẹ coi như đã qua, mẹ lo cho các con. Người đàn bà cần có dáng thoáng của người đàn ông trong nhà. Các con cần có người để gọi bằng bố, cũng như cây cối, cây nào cũng có gốc rễ. Bố tuy không được bằng người ta, nhưng vẫn là bố của các con.
- Con ấy à. Con sẽ không cam chịu như mẹ đâu.
Lệ học giỏi, giỏi hơn tất cả bọn con trai cùng lớp. Cô nuôi một ý chí trở thành thợ may giỏi, người tạo mốt có tiếng tăm. Mỗi lần nghe mẹ than thở, câu cửa miệng bao giờ cũng là : "Ôi chao! Cái kiếp đàn bà", Lệ càng thấy quyết tâm hơn nữa.
Hồi ấy, đã làm gì có nghề tạo mốt.
Khi Lệ tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật, một khối u ác tính đã vĩnh viễn cướp đi mẹ. Lệ gục hẳn tưởng chừng không gượng dậy được nữa.
Trong những ngày đau đớn ây, Lệ bỗng nghĩ đến cái hiệu may của mẹ. Ước mơ đem lại cho mẹ cuộc sống sung sướng lúc tuổi già không thành, chị quyết tâm biến hiệu may của mẹ thành một nhà may lớn.
Ngày ấy, ở phố Hai Bà Trưng có một cái ngõ sâu hun hút, quặt trái, đến cuối ngõ, cạnh chân cầu thang có một căn phòng nhỏ, có hai chị em làm nghề may đo quần áo. Cô em cắt may, vẽ mẫu, cô chị phụ việc. Khách khứa lúc nào cũng tấp nập. Trong số ấy có rất nhiều người trong giới văn nghệ sỹ.
Chị Thủy lấy chồng, nhưng vẫn đến phụ việc cho cô em. Chồng Thủy là kỹ sư xây dựng, yêu vợ và ghen đến mức quái đản. Có lần đến, thấy vợ đang đo người khách là nam diễn viên nổi tiếng, anh về nhốt vợ 3 ngày không cho ra khỏi nhà. Thủy chỉ biết khóc ngầm khóc vụng.
Lệ bực lắm, quát lên:
- Anh ấy có quyền gì mà hành hạ chị thế. Không làm ăn lấy gì nuôi con, trông vào đồng lương kỹ sư để chết đói à? Qúa quắt lắm, bỏ quách lão đi, đem cháu về em nuôi.
- Không được em ạ. Anh ấy tuy thế nhưng thương vợ con lắm, chỉ phải cái hay ghen. Còn hơn chồng bà Bảy, suốt ngày say rượu vác ghế đuổi vợ. Chồng bà Nụ đánh bạc bán cả nhà. Quanh mình vó biết bao nhiêu người đàn bà cơ cực vì chồng.
- Trời ơi! Lại đàn bà! Kiếp đàn bà!
Sao cứ phải khổ mãi thế - Nhật Lệ Ôm đầu nhìn lên trời, những vì sao nhấp nháy một niềm cảm thông khích lệ.
Góp mặt trong chương trình "Giấc mộng xanh" đêm nay là các mẫu trang phục xuân hè của nhà tạo mốt Nhật Lệ. Chị là tác giả của nhiều mẫu áo quần độc đáo, đặc biệt dành cho phái đẹp. Chị là người bảo trợ nhiều chương trình vì phụ nữ và trẻ em...
Tiếng vỗ tay nổi lên như sấm. Tự tin trong chiếc áo dài màu thiên thanh, từ hàng ghế đầu, Nhật Lệ đứng lên chào khán giả. Tiếng vỗ tay càng vang dội. Đôi ngũ các người mẫu bước đi trong tiếng nhạc. Khoác lên mình những bộ váy áo tươi tắn, các cô lướt nhẹ như mùa xuân ban phát lộc xanh cho đời. Các bà các chị lớn tuổi bỗng chốc thấy mình rạng rỡ, trẻ trung, mắt sáng long lanh. Một tốp khác với trang phục váy ngắn, áo pul sáng màu, tai cài hoa nắng rực rỡ, trông các cô như tia sáng mặt trời. Khát vọng về mùa xuân, tình yêu và hạnh phúc như trào ra từ động tác biểu diễn. Cả rạp im phăng phắc, chỉ có tiếng nhạc êm ái dặt dìu. Nhật Lệ nhìn vào những gương mặt bừng sáng kia, những cặp mắt long lanh, tự tin, lòng chị xốn xang biết bao niềm cảm xúc. Đã có lúc, cuộc đời tưởng không còn mỉm cười với chị nữa. ấy là khi chị đã thành lập được 1 xưởng may xuất khẩu quần áo cho Liên Xộ Đùng một cái, Liên Xô tan vỡ, các hợp đồng ký kết cũng tan theo. Chị phải bán nhà, bán máy để trả nợ. Rồi thuê cửa hàng may đo, làm lại từ đầu. Có tiền, chị đầu tư bào bất động sản rồi lập nên nhà mốt Thiên Trang.
Chị nghĩ đến mẹ, đến cuộc đời buồn tủi nhẫn nhục của mẹ. Chị nghĩ đễn những lời chì chiết ghen tuông của anh rể với vợ, nghĩ đến cảnh sống của những người đàn bà trong cuộc đời... Và hiển hiện ngay trước mắt chị là cái đẹp mà chính chị là người đã góp phần tạo dựng để đem đến cho đời. Cái đẹp không gì thay thế ấy phải chăng cũng được tạo nên bởi bao nỗi đau âm thầm của kiếp đàn bà. Nước mắt của những người đàn bà từ đời này sang đời khác đã tưới tắm cho hạt hảy mầm, để ngày hôm nay các cây đời xanh tươi ấy đã tìm thấy chỗ đứng, vươn lên trong sự thay đổi diệu kỳ của cuộc sống.
Và giật mình nhìn lại . Chị đã bước xang tuổi 38 mà chưa kịp nghĩ đến hạnh phúc riêng.