Chương 1

Thời gian cấp bách lắm rồi. Vấn nạn Y2K gần kề bên đít. Trước kia, có thể nhẩn nha chờ thời gian giải quyết. Bây giờ, nước sắp đến trôn, không lo sao được? Chính quyền địa phương lập lờ trấn an, nhưng không có một tuyên bố nào chính thức. Một số người am hiểu tình hình, thì khuyên nên đề phòng những bất trắc vào đầu năm hai ngàn.

Gia đình ông Lâm trú ngụ nơi miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Mùa đông ở đây, nói theo nghĩa đen lẫn bóng, thật là tái tê rùng rợn. Nếu chưa điều chỉnh xong hai con số không cuối cùng của năm hai ngàn trong máy điện toán, thì tai họa lớn không biết chừng nào mà kể. Mất điện, nhà không có sưởi, con người sẽ trở thành một khối thịt đông lạnh. Không phải chết một cái rụp, mà chết từ từ mới đáng sợ. Hàng tháng, công ty điện lực gởi hóa đơn về, có kèm theo cái thông báo, rằng ngành điện đã giải quyết xong vấn nạn Y2K. Ngoài thông báo ấy, lại có thêm một tờ quảng cáo máy phát điện loại nhỏ, dùng cho gia đình. Sao lạ thế? Đã giải quyết xong Y2K, nghĩa là sự cung cấp điện không bị trục trặc. Ai cần mua máy phát điện làm chỉ Có chuyện mờ ám gì đây? ông Lâm cứ lẩn thẩn suy nghĩ, rồi nghi ngờ cái thông báo của công ty điện lực, và nghi ngờ luôn cả chính quyền địa phương cố tình ém nhẹm những bất trắc có thể xảy ra, để tránh tình trạng xao động xã hội trước năm hai ngàn. Nguy tới nơi rồi! Nếu không, tại sao có lệnh cho các chuyên viên điện toán toàn quốc phải túc trực tại nhiệm sở trong cái đêm giao thừa trọng đại, bắt đầu một thiên niên kỷ mới? Chuyện này không tin ai được hết. Ông cần phải bàn lại với vợ một phương cách cứu nguy gia đình. Và ông nóng lòng đi ra đi vào, chờ vợ đi làm về, để nói với bà những suy nghĩ của ông, cùng nhau lo liệu.

Lúc vợ vừa bước chân vô cửa, ông Lâm nói ngay: “Bà ngồi xuống đây, có chuyện này quan trọng lắm.” ông níu bà ngồi lại phòng khách.

Nhưng bà phủi tay ông, đi thẳng xuống bếp: “Chuyện gì thì chuyện. Cũng phải để tôi cất mấy thứ lỉnh kỉnh này đã.”

ông Lâm ngồi chờ. Nghe tiếng bà la: “Trời ơi, một chậu chén dĩa chưa rửa. Thấy mà khiếp. Cha con ông cứ bày ra đó. Tôi đi làm về mệt, còn phải rửa ráy dọn dẹp nữa sao?”

ông nói vọng xuống bếp: “Thì để đó.”

“Rồi ai rửa?”

“Lúc nào rảnh... bà rửa cũng được. Đâu cần phải gấp. Bà lên đây ngay, tôi có chuyện này.”

“Sao cái nồi cơm trống không vậy? Chỉ vo gạo, cắm điện vào, là có ăn. Ông cũng không làm. Chắc chờ tôi nấu xong, dâng lên tới miệng?”

Đúng là đàn bà không biết lo xạ Chỉ nghĩ đến cái ăn cái uống. Ông Lâm cằn nhằn, đi xuống bếp. Ông ngồi, kéo thêm chiếc ghế cho bà.

“Lại đây.” ông nói.

Bà đang rửa chén dĩa, khua rổn rảng: “Tôi vừa làm vừa nghe. Có gì nói đị”

“Sắp có vấn đề lớn.”

“Trời sập hả?”

“Cũng gần như vậy.”

“Tôi chỉ sợ trời sập. Ngoài ra không có chuyện gì đáng sợ.”

“Sợ chết không?”

"Tôi đang mạnh khỏe. Mắc mớ chi mà sợ chết!”

“Già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà. Ai không biết lo xa, đều phải chết kỳ này.”

Bà mỉa: “Tiếc quá! Ở Mỹ không có Sơn Đông mãi võ, bán thuốc cao đơn hoàn tán phòng bệnh cho nam phụ lão ấu.”

ông Lâm nổi nóng: “Bà đừng đi lạc đề. Chết thật đấy. Không đùa đâu. Bà biết vấn đề nan giải Y2K sắp tới không?”

“Y2K là cái quỷ quái gì?” Bà ngoảnh lại, ngó ông.

“Tiếng Mỹ là Year 2000.”

“Thì sao?”

“Người ta chưa giải quyết xong hai con số không cuối cùng của con số hai ngàn, trong máy điện toán.”

Bà đi lại, đặt bàn tay ướt lên trán ông, thăm dò.

ông hất tay bà ra: “Làm cái gì kỳ vậy?”

“Nhiệt độ bình thường. Ông đâu mê sảng mà lo chuyện bao đồng thiên hạ. Người ta chưa giải quyết xong, thì có liên quan chi đến ông?”

ông trừng mắt: “Sao không? Rắc rối lớn đấy. Cái đầu của bà quá đơn giản, không có tầm nhìn xa, nên không thấy trước được vấn đề nguy hiểm. Thời buổi văn minh hiện đại, bất cứ kỹ thuật gì, người ta cũng sử dụng điện toán, nếu chưa điều chỉnh xong, điều gì sẽ xảy rả Này nhé, vào đúng cái giây phút giao thừa đầu tiên của năm hai ngàn, hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử của các nước tân tiến sẽ phóng ào ào lên không gian. Tất cả các loại vũ khí giết người hàng loạt, nổ bùng một lượt, thì quả đất này sẽ biến thành trái cầu lửa... ”

“Thiên hạ chết hết phải không?”

“Đúng vậy.”

“Chết đông. Vui!” Bà cười.

ông nạt: “Tôi đang nói chuyện đàng hoàng. Đừng giỡn mặt nghen!”

“Nguyên tử nổ, dù ông có đào lỗ mà chui, cũng chẳng thoát chết. Hãy bình tâm, sống tới đâu hay đó.”

“Còn nữa. Nếu bom nguyên tử không nổ, cũng chưa yên đâu.”

Bà nổi cáu: “ông lẩm cẩm vừa thôi! Tôi đi làm, về nhà còn phải dọn dẹp, rửa ráy, nấu cơm, làm đồ ăn. Ông ở nhà chỉ việc đưa đón mấy đứa nhỏ đến trường. Thì giờ còn lại, ông ngồi hút thuốc phun khói đầy nhà, rồi tưởng tượng ra đủ điều chết chóc, bắt tôi phải nghe. Muốn hù tôi hả?”

“Hù? Tôi lo cho bà và mấy đứa nhỏ. Chứ cái thân già của tôi, kể chỉ”

“ông khỏi lo cho tôi. Còn mấy đứa nhỏ, để đó tôi lọ”

ông Lâm đứng dậy, bỏ lên nhà trên, ném lại sự hằn học: “Tức chết! Chẳng khi nào bàn luận êm thắm được điều gì với bà. Có đầu thai lại kiếp sau, cũng đừng nhìn mặt nhau nữa nhé.”

Bà nói vói theo: “Sống chung một kiếp này, cũng ê chề quá rồi. Kiếp sau, vừa thoáng thấy mặt ông, tôi bỏ chạy.”

ông ngồi tại phòng khách, gát chân lên bàn, hút thuốc. Nỗi bực mình chưa kịp lắng, tiếng bà vọng lên.

“Tôi nghe mùi khói rồi đấy. Làm ơn mở cửa sổ, vặn máy hút giùm. Một mình ông hút thuốc, cả nhà bị ung thư phổi.”

ông la lớn: “Tất cả sẽ chết hết, trước khi phát bệnh ung thự”

Lúc lâu sau. Bà đi lên phòng khách, nói: “Mấy đứa nhỏ đang học bài. Ông với tôi, ăn cơm trước.”

ông ngoảnh mặt làm ngơ, không ngó bà.

“Đàn ông gì mà hay hờn mát còn hơn đàn bà. Xuống ăn cơm đị” Bà cười giả lả.

“Địa ngục!” ông xẵng giọng.

Bà hỏi: “Tự nhiên nói địa ngục, là sao?”

“Bà biến gia đình này thành địa ngục.”

Bà cười hắc hắc: “Ở đâu có địa ngục, là ở đó có những mặt mày nhăn nhó, cằn nhằn. Tôi đang đem tiếng cười vào địa ngục của ông, nhưng ông khó quá. Ai chịu nổi? Bây giờ ăn cơm không?”

“Không! Tức gần trào máu họng. Ăn sao vổ”