Ngồi trên xe đò hai giờ, đón đò qua sông và đi bộ thêm ba mươi phút nữa là tô i đã đứng trước cỗng nhà bà ngoại. Ngôi nhà gạch cất theo kiểu xưa vẫn không có gì thay đổi, mảnh sân phía trước đầy hoa kiểng và ngay chỗ tôi đứng là mộ t cây nhãn "da bò" xum xuê. Tôi hơi thất vọng khi trên cây trái non bằng đầu ngón tay út. "Ngoại ơi!" Tôi chạy cò cò vào nhà , cất tiếng gọi to. Không có tiếng ngoại trả lời, cửa nhà đóng kín, vậy là ngoại vắng nhà. Tôi ra sau vườn tìm ngoại và bất ngờ thấy mình chìm ngợp trong một rừng hương hoa nhãn. Hoa trắng xóa cả một vùng, những chú ong hút mật vội vã đậu vào rồi lại bay đi trông thật bận rộn. Thế l giấc mơ về nhà ngồi được đắm mình trong hương nhãn, khuya theo dì Út đi đuổi dơi rồi bơi xuồng chở nhãn đi bán.

"Chị tìm dì Út hả?" Tôi giật bắn mình vì tiếng của một tên con trai bỗng vang lên sau lưng. Đó là một thằng nhóc khoảng bằng tuổi tôi, nhìn cũng sáng sủa và không "bặm trợn" như những thanh niên ở đây. Tôi nhìn hắn với ánh mắt của một chủ nhà: "Còn bạn?". "Chị Ở SaiGon về phải không?". Hắn không những không trả lời tôi mà còn hỏi lại, gì chứ kiểu đó thì tôi chúa ghét. "Chị tên Hoa phải không?". Đúng là dai như đỉa nhưng... lần này thì hắn đã làm tôi ngạc nhiên vô cùng. Vậy mà tên con trai còn chưa chịu buông tha tôi, hắn ra một đòn cuối cùng: " Không phải chỉ một mà có rất nhiều hoa phải không chị?". Tôi trừng mắt nhìn hắn nhưng chợt mềm lòng vì ánh mắt rất dịu dàng và nụ cười quá đổi hiền lành của hắn. Rõ ràng hắn không hề có ý muốn gây sự như tôi tưởng. Cuối cùng tôi cũng biết được dì Út đi qua nhà cậu Tư ở tận cù lao xa xôi, còn ngoại thì đang ở nhà bà Ba, một người bà con xa nhưng rất thân thiết với ngoại. Hè nào tôi về đây ngoại cũng dắt tôi lên nhà bà chơi. Tên nhóc tự xưng là cháu bà, vậy mà tôi chưa hề biết hắn.

Sau một lúc thuyết phục lẫn "hù dọa" đủ điều, hắn đã "dụ" được tôi đi tìm ngoại. Đường lên nhà bà Ba nhiều cầu khỉ vô kể, tôi bặm môi đi qua và thầm cám ơn tên nhóc vì hắn đã xách dùm tôi chiếc ba lô.

Thật khác với vườn nhãn nhà ngoại, những cây nhãn ở nhà bà Ban nặng trĩu những chùm quả no tròn và thơm ngào ngạt. Tôi hít một hơi dài và cảm thấy mùi hương tinh khiết này thật riêng biệt, có lẽ, chỉ những vườn nhãn nơi đây mới có được. Ngoại chỉ mỉm cười khi nghe tôi nói điều ấy. Ngoại âu yếm vuốt mái tóc đã khá dài của tôi: "Lớn bộn rồi mà còn con nít lắm, bằng tuổi này là mẹ con theo ba con về bên nội rồi đó". Tôi bối rối khi nhìn thấy Bình, tên nhóc, cứ đứng nhìn tôi cười tủm tỉm. Hình như Bình chưa bao giờ thấy cảnh một con nhỏ mười bảy tuổi, tóc dài tha thướt mà lại nhỏng nhẽo. Những cô gái ở đây thường lấy chồng rất sớm, khi còn là một thiếu nữ thì họ đã lập gia đình, và chấm dứt chuỗi ngày mộng mơ, nũng nụi trong vòng tay cha mẹ.

Bình hái cho tôi chùm nhãn đầu mùa thơm ngát: "Mùi hương riêng biệt, chắc là vị ngọt cũng vậy há?". Tôi nhìn hắn bằng nữa con mắt: "Dường như phải ăn hết vườn nhãn này mới biết được". "Và cả vườn nhà ngoại chị nữa chứ?". Tôi nhìn kỹ Bình, người ta nói "đàn ông miệng rộng thì sang", còn Bình miệng rộng thì rất hay hỏi. "Nhưng lúc nhãn ở nhà ngoại chị chín thì chị đã về Sài Gòn rồi". Tôi nhăn mặt : "Không đâu, phải ăn hết hai vườn nhãn mới về". Bình trợn mắt: "Chị không được xạo đó". Tôi vênh mặt: "Người lớn thì không bao giờ xạo".

Bỗng dưng Bình trở thành "hướng dẫn viên" tích cực của tôi. Hắn dắt tôi đi lòng vòng khắp xóm, có khi còn lấy cả xuồng bơi ra sông hái hoa lục bình. Có bao nhiều trò hắn cho là hay thì đều giới thiệu tận tình với tôi.

"Chiều nay em với chị đi hái phượng nha". Bình rủ. "- đâu?". "Ngoài đình làng. - đó đẹp lắm, cho chị mặc sức mơ mộng". "Bình không sợ Ông thần đình hả?". Bình cười: "không, ông thần hiền lắm. Khi nghĩ hè em cũng leo hái cho mấy nhỏ trong lớp một nhánh phượng lớn ơi là lớn, có sao đâu". Tôi cười : "Bình ga lăng quá hé". Bình mắc cỡ: "Đâu có, tại tụi nó nhờ, nên em mới hái". Cây phượng ở đình rất lớn, chỉ một nhánh của nó đã che rợp một khoảng rộng. Rễ phượng bò ngoằn ngoèo trên mặt đất tạo thành những chỗ ngồi lý tưởng. Những cơn gió nhè nhẹ từ con sông cái ngoài xa thổi vào mát rượi, nắng chiều rải vàng lấp lánh trên mặt sông.

Bình xăn tay áo lên: "Để em hái phượng cho chị nhả". Tôi lắc đầu: " Thôi chị không giống như mấy nhỏ lớp em đâu. Chị không thích phượng. Mình ngồi đây hóng gió thích hơn. À, Bình học lớp mấy?". "Năm tới em lên 12". "Đã, mười hai?". "Dạ, còn chị?". "Chị, à tui... cũng lên mười hai". Tôi nghe mặt mình ê ê, người ta học bằng mình mà mình cứ "chị chị, em em". Có lúc "cưng" nữa chứ. Nhưng tại sao Bình lại "em-chị" với tôi tỉnh bơ như vậy. Qua ngoại, Bình biết khá rõ về tôi, chắc hẳn hắn cũng biết tôi học bằng hắn mà. Hứ, muốn làm em hả, được thôi. Tôi làm mặt tỉnh hỏi Bình: "Em tuổi con gì? " "Dạ con khỉ ". " Á!". Tôi buột miệng kêu lên. Bình giật mình: " Chị sao vậy ? ". Hắn hơn tôi một tuổi thì có sao đâu, vẫn là em tuốt - Tôi tự nhủ. "Hình như có con sâu rớt xuống tóc chị". Bình vội đứng dậy, chăm chú tìm và nhón tay lấy xuống một cánh phượng đã tàn. "Không phải sâu đâu, phượng". Điều đó thì tôi biết từ lâu rồi vì chính tay tôi đã cài cánh hoa này lên tóc.

Nắng sắp tắt, thủy triều đang dâng lên. Những xác hoa muộn màng rơi xuống mặt sông, lững lờ trôi theo dòng nước ngầu đục. Tôi ném cánh phượng xuống nước để nó chở nốt một chút hè đi cùng bạn bè.

"Mình về đi Bình". "Chị chán gió sông rồi hả?". "Ừ, lạnh lắm". " Chị Hoa nè, chị học sớm một tuổi phải không?" " Ừ!" " Chị giỏi quá há ". Tôi nhìn Bình châm chọc: " Đâu có giỏi bằng những kẻ lớn hơn người khác một tuổi mà còn gọi người ta là chị, xưng em ngọt như nhãn". Bình có vẻ bối rối. " Thật tình không ai muốn như vậy, nhưng ngoại nói phải kêu bằng chị vì vai vế giữa hai nhà. Mặc dù biết Ngân Hoa nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn phải gọi chị, thật là tức". Tôi bật cười vì tính trẻ con của Bình. "Hè nào Hoa cũng về sao không gặp BÌnh hả?". "Bình chỉ mới về ở ngoại một năm thôi. Vậy mà đã biết rất nhiều về Hoa đó. Vì Bình hay qua nhà ngoại Hoa chơi, bao giờ ngoại cũng kể về Hoa cặn kẽ đến nỗi, nhìn phía sau thôi là Bình đã nhận ra đó". "Chỉ giỏi xạo. Thôi mình về đi trời tối rồi kìa".

Hoàng hôn ở đây buông xuống rất nhanh và những tháng ngày êm đềm đã trôi qua vùn vụt. Nhãn nhà ngoại vẫn chưa chín, riêng cây nhãn gia bò đã có trái mọng nước. Bình hái cho tôi những trái đầu tiên, chúng cũng ngon ngọt như những trái ở vườn nhà bà Ba. Tuy nhãn của ngoại chưa chín nhưng tôi vẫn được hái nhãn, bơi xuồng đi bán và ăn thỏa thích vì vườn nhãn nhà bà Ba lớn gấp đôi vườn nhãn của ngoại. Cả tháng qua tôi sống trong hương nhãn dìu dịu êm đềm. Tôi yêu hương nhãn, tôi yêu miền quê này, miền quê có ngoại, bà Ba, mấy cậu dì và bây giờ có Bình nữa. Bình rất ư là dễ thương, dịu dàng và luôn tìm mọi cách để tôi vui. Vậy mà đã đến lúc tôi từ giã tất cả. Năm học mới đã gần kề mà tôi thì chưa chuẩn bị gì cả. Có lẽ giờ đây, bạn bè tôi đã náo nức cho ngày tựu trường của năm học cuối cấp đầy ý nghĩa.

Chiều, tôi và ngoại qua nhà bà Ba để chào bà vì ngày mai tôi sẽ về.

Cả nhà bà đang quây quần lựa ra những trái nhãn tiêu trong đống nhãn thơm ngát. Thảo, cháu nội của bà Ba quay sang hỏi tôi: "Khuya nay chị Hoa đi chợ không? "Tôi lắc đầu: " Sao hôm nay chị buồn ngủ quá ". Thật tình tôi không dám nói mình về lại Sài Gòn khi chợt thấy Bình buồn một cách lạ lùng. Thảo chun mũi: "Vậy là chị Hoa không đi rồi. Em nói chị Hoa nghe nè, không đi uổng lắm đó". " Sao vậy Thảo?". "Tại vì đây là lần cuối cùng đi chợ khuya bán nhãn". Tôi chưng hửng, bà Ba giải thích: "Năm nay nhãn nhà bà chín, được giá nên bán nhanh. À, mà sao con không đi chợ với mấy em cho vuỉ". Tôi im lặng, ngoại đở lời: "Ngày mai nó về Sài Gòn để đi học. -, còn phải lo tập sách quần áo. Thằng Bình với con Thảo cũng lo là vừa rồi đó con. Ngày mai đi rồi, con nên nghỉ sớm cho khỏe. Sáng sớm mai bà kêu Bình hái ít nhãn để con làm quà cho gia đình".

Đêm cuối cùng ở đây tôi không sao ngủ được và ngoại cũng vậy, chốc chốc, tôi lại nghe ngoại thở dài. Hương nhãn chín ngoài ngỏ theo gió bay vào cữa sổ quấn quít. Cây nhãn gia bò đa chín khá nhiều. Tôi thiếp đi trong mùi hương ngọt ngào và tinh khiết.

Khi tôi thức giấc, trời hãy còn mờ đất nhưng đã thấy ngoại ngồi đun nước. Ngoại nhìn tôi đầy thương yêu: "Rửa mặt đi con. Bình nó đang chờ con đi hái nhãn đó". Tôi và Bình chạy lúp xúp trên con đường làng còn ngái ngủ. Sương từ những cành lá trên cao rớt xuống lộp độp, lạnh buốt. Vườn nhãn bây giờ trông xơ xác đến tội nghiệp, duy chỉ có cây nhãn to cuối vườn vẫn trĩu quả. "Ngoại để dành cho Hoa đó". Bình nói với ánh mắt đượm buồn. Mùi hương của những trái nhãn cuối cùng, nồng nàn trong sương sớm.

Tôi rung một cành nhãn cho sương rơi xuống tóc: "Hái ít thôi nha Bình". "Nhãn nhà ngoại Hoa chưa chín mà Hoa đã đi rồi". Bình nói có vẽ trách móc, tôi cười nhỏ: "Vậy là Hoa ba xạo rồi há". "Hoa nè". "Gì vậy Bình". " Mùa nhãn tới Hoa lại về đây nữa nha". "Chắc chắn là về mà". " Bình sẽ ra thị trấn đón Hoa". Nhìn giỏ nhãn đã đầy ấp, tôi vội kêu " Thôi đi Bình. Hoa xách không nỗi đâu". Bình đưa tay vuốt những giọt sương bám đầy trên tóc: "Rồi Hoa sẽ không quên hương nhãn này chứ?".

Tôi nhắm mắt, hít một hơi dài mùi hương ngọt ngào thấm đượm trong làn gió rờm, nhè nhẹ gật đầu trả lời Bình.

Đúng vậy, dù chỉ vài giờ nữa tôi trở về cuộc sống quen thuộc của mình nơi đô thị sầm uất, dù cho quanh tôi có bao thú vui khác cùng đám bạn vui nhộn, dù cho chín tháng ròng rã sách vở ở phía trước và dù cho Bình với cuộc sống êm đềm nơi đây, rúi rít bên những cô bé thích hoa phượng trong ngôi trường rêu phong cổ kính ngoài thị trấn, tôi vẫn tin rằng chúng tôi sẽ lại cùng nhau rong ruổi nơi đây trong mùa nhãn tới. Bởi những hương nhãn thì không bao giờ thay đổi, phải không Bình?

Hết