" Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

" Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"

(Chinh Phụ Ngâm)

Buổi họp báo cáo công tác hàng tuần của các khu và ban vẫn tiến hành tại văn phòng trại. Khi bước vào phòng họp Hoàng nhận thấy có một khuôn mặt mới nhưng lại trông rất quen: một phụ nữ trạc 35 tuổi ngồi bên phải của trưởng trại Hùng. Anh này mau mắn giới thiệu:

- Anh Hoàng đến trễ nên tôi xin giới thiệu với anh, đây là chị Nguyễn thị Hường, tân trưởng ban thông tin thay cho chị Yến đã rời trại. Còn đây là anh Võ Tấn Hoàng, trưởng khu C.

> Bốn mắt nhìn nhau. Hoàng trông thấy vẻ ngạc nhiên trong đôi mắt của người đàn bà đẹp. Quả thật là trái đất tròn! Nguyễn thị Hường, hoa khôi của xứ Trà Vinh ngày nào đây mà!

Người đàn bà buột miệng:

- Thầy... anh Hoàng.

Cuốn phim dĩ vãng của gần hai mươi năm trước như được chiếu lại trong óc của Hoàng.

Ngày ấy anh là một thầy giáo trẻ mới ra trường, còn nàng là nữ sinh lớp đệ nhị của trường công lập Vĩnh Bình. Anh đã nhận thấy ngay vẻ đẹp trội hẵn cuả nàng giữa hơn bốn mươi cô gái khác dù trong số đó có nhiều cô cũng rất xinh đẹp.

Anh là giáo sư hướng dẫn cuả lớp nên nắm rõ lý lịch cuả từng người đẹp.Riêng nàng là con gái của thầy giáo Tư, dạy tiểu học, nhà có nấu cơm tháng cho quân nhân, công chức và giáo sư đến ăn. Những cô con gái của thầy giáo Tư nổi tiếng là đẹp nhất thị xã Phú Vinh này. Do đó quán cơm trọ của ông rất đắt khách. Buổi trưa và chiều nào nhà ông cũng đặt nghẹt người. Những anh sĩ quan sư đoàn 9 bôngmai sáng chói trên ve áo ngồi xen kẻ với các ông trưởng ty áo quần bảnh. Các vị giáo sư thì lúc nào đến ăn cơm cũng cravate chĩnh tề như đi dạy học vậy. Rồi thì các ái nữ xinh đẹp của thầy giáo Tư lần lượt bước lên xe hoa về nhà chồng.Cô thì lấy ông kỹ sư trưởng ty nông nghiêp, cô thì lấy ông phó quân châu thànhcòn cô chị kế của Hường thì lấy ông đại úy trưởng phòng tuyễn mộ nhập ngũ. Chắcchắn trong số các "cây si" ăn cơm ở nhà thầy giáo Tư, không ít người đã mangvết thương lòng khi thấy người trong mộng của mình thuộc về người khác. Giờ chỉ còn lại đoá hoa Hường cuối cùng mà biết bao ong bướm dập dìu gấm ghé. Cóđiều làm cho các tay lăm le bắn sẻ ghen tức là mỗi lần Hoàng đến ăn cơm thìHường tơ ra săn đón anh tận tình. Không biết đó là vì tình nghĩa thầy trò haynàng có ý gì với anh chăng? Hoàng chỉ sợ mình lầm lẫn. Được làm chủ một đoáhoa xinh đẹp đó thì còn gì diễm phúc hơn? Nhưng trước các cặp mắt dò xét củacác đối thủ Hoàng chỉ biết dùng câu nói lịch sự, khách sáo và "bề trên" là"cám ơn em" mỗi khi nàng mang thức ăn đến cho anh. Còn các anh chàng "thợ săn"khác thì không bỏ một cơ hội nhỏ nào mỗi khi nàng đến bàn của họ để tán tĩnh.

Ngay trong những giờ học hay những buổi sinh hoạt hướng dẫn, Hoàng thường bắtgặp ánh mắt đắm đuối của nàng dành cho anh. Nhưng lúc nào cũng vậy, khi bốn mắtgặp nhau thì Hoàng là người đầu tiên quay nhìn chỗ khác. Anh sợ các cô học tròtrông thấy nghi anh có tình ý riêng với Hường. Có lần anh cho một bài toán khócả lớp không ai làm được. Khi chàng hỏi ai giải được bài toán đó thì Cúc, côhọc trò tinh nghịch nhứt lớp lên tiếng:" Thưa thầy, toán của thầy chỉ có chịHường giải được thôi". Hoàng đỏ mặt quay mặt về phía bảng loay hoay giải bàitrong khi Hường mắng bạn :"Đồ quỷ, phá tao hoài". Hoàng nghe trong câu mắng cócái gì hài lòng nếu không nói là hãnh diện.

Lần khác, Hoàng cho bài làm tại lớp, khi anh đi xuống xem các học trò làmra sao, đi ngang qua chỗ Hường anh bắt gặp nàng đang vẽ hay chữ H lồng vào nhauthay gì lo làm bài. Hoàng vẫn làm thinh không dám có thái độ gì chỉ sợ các côhọc trò các càng nghi ngờ tình ý giữa anh và Hường. Nhưng anh càng tránh néchừng nào thì đám nữ sinh quỹ quái đó càng gán ghép và chọc ghẹo anh với Hường chừng ấy.

Các bạn đồng nghiệp thân với Hoàng tuy có người dạy lớp Hường, có người không nhưng đều biết Hường và tình ý giữa anh và nàng. Họ khuyến khích anh bước tới. Năm ấy Hoàng được 22 tuổi vừa mới tốt nghiệp, độc thân, khá bãnh trai và là dân Sài Gòn. Còn nàng vừa tròn 18, sắp sữa thi Tú Tài phần một, học lực trên trung bình nhưng nỗi tiếng là người đẹp nhứt trường. Đúng là "trai tài gái sắc" như các bạn anh thường nói đùa.

"Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Hoàng chẵng biết phải bắt đầu như thế nào. Anh cũng không dám vấn kế các bạn đồng nghiệp vì sợ họ cười anh. Vậy mà có người còn nói đùa rằng anh nên nhờ ông Hiệu trưởng dẫn anh đến nhà thầy giáo Tư để dạm hỏi nàng. Ông Hiệu trưởng, tuổi ngoài 4O, rất có cảm tình với anh và rất cỡi mở, hỏi anh có muốn nhờ ông giúp không. Hoàng chỉ biết đỏ mặt cười.

Một buổi chiều gần cuối niên học, khi Hoàng vừa quẹo xe Honda vào sân nhà chợt trông thấy Hường ngồi ở salon nói chuyện với Quang, bạn đồng nghiệp trọ chung nhà với anh. Khi anh dắt xe vào nhà và dựng ở hông nhà thì Quang đã nói vọng ra:

- Hoàng ơi, hôm nay ông có khách đến thăm.

Hoàng bước vào phòng khách. Hường vội đứng lên chào. Anh trông thấy vẻ mặt nàng rất buồn. Quang tế nhị đứng lên nói với Hoàng:

- Tôi ra quán kiếm một gói thuốc lá, hết thuốc từ trưa đến giờ.

Đoạn anh quay sang Hường:

- Em ở chơi nói chuyện với thầy Hoàng nhé.

Hường đã nhiều lần đến đây nhưng lần nào cũng có một vài người bạn cùng lớp đi chung. Lần này nàng đến một mình mà không được vui, chắc có chuỵện quan trọng và là chuyện buồn. Hoàng cố giữ bình tĩnh ra dấu cho Hường ngồi xuống. Nàng bật khóc khi cả hai vừa ngồi xuống đối diện nhau. Nàng nói với giọng nghẹn ngào:

- Em đến xin thầy ngày mai em nghỉ học một buổi kể cả giờ toán của thầy.

Suốt gần một niên học chưa bao giờ Hường nghỉ giờ toán của Hoàng,nhưng chẵngngờ hôm nay nàng lại xin phép nghỉ giờ của anh. Hoàng hỏi:

-Em xin nghỉ học vì lý do gì?

Nàng bật khóc:

-Ngày mai là ngày đám hỏi của em.

Thật là một tin sét đánh nhưng Hoàng cố giữ bình tĩnh:

-Vậy là ngày vui nhứt cưa đời em nhưng tại sao em lại khóc?

Hướng ngưng khóc và đứng bật dậy :

-Thật thầy quá vô tình. Thôi em xin vĩnh biệt thầy.

Nói xong Hường chạy nhanh ra sân lấy xe đạp chạy thẳng ra cỗng. Hoàng bị rơi vào một tình huống quá bất ngờ nên không kịp phản ứng gì cả.

Kể từ ngày hôm sau Hoàng không gặp Hường trong lớp học cũng như tại nhà nàngkhi anh đến đó ăn cơm. Mỗi lần anh dạy lớp của Hường, các cô học trò thường chụmđầu vào với nhau thì thầm và liếc nhìn anh. Mấy ngày đầu anh còn điểm danh tênHường, các cô "tiểu quỷ" nhao nhao lên:

-"Ấp xe" đi lấy chồng rồi thầy ơi.

Rồi các cô cất tiếng hát:

-Tôi đưa em sang sông

Bằng xe hơi hay xe bò...

Về sau, Hoàng không điểm danh tên nàng nữa, lũ học trò gái cũng không tha:

-Thầy ơi, thầy điểm sót tên của "cố nhân" rồi.

Có cô ê a ngâm:

-Nếu biết rằng tôi đã có chồng

Trời ơi người ấy có buồn không?...

Anh được biết ba má Hường gả nàng cho thiếu tá Bình tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/14 của sư đoàn 9.

Một tuần sau ngày gặp gỡ cuối cùng, Cúc, cô bạn thân nhất của Hường chuyển chocho anh bức thư của nàng. Nội dung đại khái cũng như mọi bức "tuyệt tình thư"khác: nàng trách Hoàng vô tình không đáp lại tình yêu của nàng, không tiến bướctới để nàng phải vâng lời cha mẹ lấy một người không yêu...

Riêng về phần Hoàng, anh thấy mình đã lỡ mất một dịp may đẻ có một cô vợ đẹp. Nhưng thật ra sự mất mát ấy cũng không lấy gì trầm trọng vì anh còn quá trẻ lại có một chỗ đứng khá tốt trong nấc thang xã hội lúc bấy giờ, lo gì không tìm được một cô vợ như Hường sau này.

Rồi thời cuộc thay đổi. Hoàng bị động viên. Anh tham gia vào cuộc chiến và được biệt phái trở về dạy học với hai vết sẹo trên người. Đấy, thân phận củangười con trai thời chiến là như thế. Anh nghĩ mình vẫn còn may mắn hơn baonhiêu người thanh niên khác đã nằm xuống biết đâu trong đó có chồng của Hường.Và như vậy thân phận của người đàn bà trong thời buổi ly loạn cũng khôngkém phần khắc nghiệt mà mấy trăm năm trước Đặng Trần Côn đã nói tới trong Chinh Phụ Ngâm Khúc.

Cuộc chiến được kết thúc bằng sự tan rã cuả chính quyền và quân đội miền Nam sau sự phản bội trắng trợn của nước Đồng Minh mạnh nhất và cũng "yếu bóngvía" nhất hoàn cầu: Hoa Kỳ. Cái giá phải trả cho sự chiến bại ấy quá đắt:mấy trăm ngàn công chức và quân nhân miền Nam bị lưu đày, hàng triệu đồng bàobỏ nước ra đi và nhất là cả đất nước bị đẩy lùi lại hàng thế kỷ !

Hoàng nếm mùi lao tù cộng sản hơn ba năm, sau đó anh quyết tìm đường vượt thoát. Ngờ đâu trên vùng đất tạm cư này anh gặp lại "cố nhân".

Sau buổi họp đó Hoàng mời Hường lên căng-tin uống nước. Qua câu chuyện trao đổi anh được biết sau khi thôi học đi lấy chồng, nàng phải theo chồngtừng bước thuyên chuyển trên hầu hết bốn vùng chiến thuật. Nhiệm sở cuốicùng của ông ta là Quận trưởng kiêm chi khu trưởng Củ Chi, "đất thép thànhđồng" của bọn cộng sản. Không hỗ danh là một sĩ quan hiện dịch Đà Lạt ông đãchiến đấu đến giờ phút cuối cùng, mãi đến khi biết các cấp chỉ huy của mình đã hèn nhát bỏ chạy trước ông mới cho lệnh tan hàng để tiết kiệm xương máucủa thuộc cấp còn mình chịu bị bắt. Nhưng một cấp chỉ huy can đảm ngoài mặttrận sau mười năm dâp vùi trong lao tù cộng sản, khi trở về với vợ con để làmkẻ ăn bám, ông đã trở thành người đầy mặc cảm, cố chấp và ghen tương vô lối.

Hường không chịu đựng nỗi với tánh tình thay đổi của chồng nên sự gãy đổ đã xãy ra: hai người ly dị. Ít lâu sau Hương nghe nói chồng cũ nàng đã vượt biên tới Thái Lan. Rồi đến lượt nàng vì tương lai của hai con, một gái 16 tuổi và một trai 14 tuổi, nàng mang hai con tìm tự do. Hiện nàng ở khu thanh nữ độc thân.

Uống nước xong, Hường dẫn Hoàng đến thăm chỗ ở của ba mẹ con nàng. Gia đình nàng khiêm tốn chiếm một góc của căn nhà tiền chế trong khu dành cho con gái chưa chồng hoặc phụ nữ không có chồng cùng đi và có con trai nhỏ hơn 16 tuổi. Nàng ngủ ở cái giường trong góc có che rideau, còn hai con nàng thì ngủ dưới sàn phía trước. Hai đứa trẻ lễ phép vòng tay chào Hoàng. Anh nhận thấy đứa con gái giống hệt như Hường và đẹp không kém nàng khi còn là nữ sinh của trường trung học Vĩnh Bình. Còn đứa con trai thì hiện là học sinh lớp Anh văn anh đangphụ trách ở trường A.

Hoàng nói với Hường cho hai đứa con nàng xuống nhà anh mỗi tối để anh kèm Anh văn cho chúng.

Từ đó mỗi tối, Hường dẫn hai con xuống nhà Hoàng để hai đứa con nàng học thêm Anh văn với Hoàng. Khi hai đứa trẻ học xong, nàng bảo hai con về trước còn nàng ở lại nói chuyện với Hoàng. Mối tình của mười mấy năm về trước, tưởng đã bị vùi lấp với thời gian, nay lại bừng dậy trong tim của hai kẻ ly hương. Trông ánh mắt và cử chỉ của Hường, Hoàng biết nàng sẵn sàng ngã vào vòng tay của anh nếu anh đáp lại sự mời mọc của nàng. Hoàng cũng là một người đàn ông tầm thường như bao người đàn ông khác, nhứt là trong hoàn cảnh sống ở trại tỵ nạn thiếu thốn và thèm khát nhiều thứ trong đó dĩ nhiên là có nhu cầu sinh lý, hơn nữa Hường đang ở vào lứa tuổi chín muồi của người đàn bà mà lại là môt người đàn bà có nét đẹp đài các của một mệnh phụ phu nhân, anh tránh sao không khỏi có ý định chiếm đoạt lại đoá hoa hồng ngày nào đã vuột thoát tay anh.

Nhưng, nghĩ đến vợ và hai con anh còn ở lại Việt Nam, ý định phản bội vụt tan biến. Vợ anh đã bán hết tài sản dành dụm do bao nhiêu năm buôn tão bán tần khi anh còn ở trong trại cãi tạo để lo cho chuyến vượt thoát của anh. Hình ảnh tiều tụy của vợ và nét mặt bơ vơ của hai con trong bức ảnh từ Việt Nam gởi qua khiến anh không có can đảm nhận những đề nghị "nối lại tìmh xưa" của Hường.

Hường nói rằng nàng vẫn còn yêu anh như ngày xưa, nếu anh không chê nàng đã tàn tạ nàng sẵn sàng dẫn hai con theo anh định cư ở bất cứ một quốc gia nào. Hường và hai con có diện Mỹ vì là vợ con của quân nhân, còn anh có em gái ở Canada nên phải đi Canada theo diện đoàn tụ. Hường sẵn sàng xin Mỹ "xù" để theo anh đi Canada. Nàng còn táo bạo hơn đề nghị anh xin cố vấn trường Pháp văn cho anh và mẹ con nàng cùng đi Pháp.

Hoàng từ tốn giải thích với Hường hoàn cảnh hiện nay của anh. Hường đau khổ vì không thuyết phục được Hoàng. Từ đó, nàng cố ý lánh mặt anh. Hoàng nghĩ rằng thà như vậy anh sẽ giữ vững được lòng chung thuỷ với vợ nhà. Còn Hường vẫn là một hình ảnh đẹp trong tâm tưởng của anh cho đến một hôm...

Buổi chiều hôm đó, Hoàng thả lên công viên khu B hóng mát. Nơi đây có tiếng là " vườn ái ân ", chỗ hẹn hò của những cặp nhân tình. Lác đác trong những buội cây bóng dáng những đôi nam nữ quấn quít lấy nhau. Hoàng định lên dốc đến bên hông trường Pháp văn, sát hàng rào để đứng nhìn ra ngoài trại, ngắm xe cộ di chuyển cho đỡ buồn. Chợt anh bắt gặp hai bóng người đang nhấp nhô trong động tác "tình yêu nguyên thuỷ". Người đàn bà , đôi mắt nhắm nghiền trong hoan lạc, chính là Hường.

Hoàng quay gót trở lui. Anh thấy tim mình đau nhói. Dù quan hệ giữa anh và nàng chẵng có gì đậm đà, nhưng anh vẫn thấy như mình mất nàng lần thứ hai.

Chính anh đã từ chối sự dâng hiến cuả nàng mà giờ đây anh lại thấý tiếc khi thấy nàng trao thân cho kẻ khác.

Thế mới thấy lời người xưa nói về những người đẹp chẵng sai. Kiếp má hồng nào lại chẵng nổi trôi. Hường cũng không có gì đáng trách. Một người đàn bà đẹp đơn độc với hai con nhỏ phai? tìm một chỗ dựa trước phong ba bão táp của cuộc đời. Để quên đi mối tình không bao giờ thành với Hường, Hoàng thấy mình nên tập trung tâm trí về một người đàn bà khác : vợ anh.

Hết