Học Sinh Chuyển Lớp P3 - Chương 00

INTRO: NGÀY ĐẦU XA NHÀ!

Đặt chân xuống bến xe Miền Đông vào những ngàytháng Tám, tôi vươn vai cho thoải mái vì người ngợm ê ẩm sau những giờ đồng hồ vật vã trên chuyến xe hơn tám tiếng đồng hồ. Cảm giác Sài Gòn trở nên lạ lẫm hơn so với những lần tôi vào chơi trước đó.

-Ừ,cũng phải, vì mình là sinh viên mà!

Vai mang balo, chàng tân sinh viên lắc đầu từ chối mọi lời mời gọi của các bác xe ôm đang đon đả chào khách, cố lách mình rađám đông ồn ào, tiếng còi xe văng vẳng bên tai nhốn nháo. Nó tiến lại lần đài phun nước ở cổng chính và ngồi chờ đợi.

Năm giờ sáng, thành phố đang rục rịch thức giấc ở bên ngoài đường phố. Dòng xe cộ bắt đầu đông hơn, đông hơn rồi như một dải lụa kéo dài. Nó thở dài, nhìn đồng hồ.

-”Chết tiệt cái lão này, ngủ quên à?”.

Thằng sinh viên chưa nhập trường ngồi thơ thẩn chờ đợi. Vai mang balo, nhưng nó cứ cảm tưởng rằng nó mang theo những gửi gắm kì vọng, ăn học thành tài của gia đình. Nó đưa tay siết sợi quai ghì chặt, mộtsự quyết tâm không nói thành lời.

-Ring….ring….!-Chiếc điện thoại trong túi quần reo lên.

-Alo…..đâu rồi lão?

-Cổng chính, đây, giơ tay thấy chưa?

Nó quay lại hướng cổng, nhận ra gương mặt quen thuộc của lão anh trai, đứng dậy, đeo balo, xách túi xách cồng kềnh. Nó hoà mình vào dòng người, những người xuống thành phố học như nó, cũng gồng mình xách đồ đạc như nó.

-Hề hề.!

-Ôngl àm cái gì mà muộn thế?-Nó hơi bực vì lão anh của nó muộn giờ hẹn gần một tiếng đồng hồ. Chẳng cần câu trả lời, cứ nhìn cái kiểu ngái ngủ là đủ biết là như thế nào rồi.

Leo lên xe, ngồi đằng sau, buổi sáng Sài Gòn mát lạnh. Hai anh em theo đường Xa Lộ Hà Nội chạy xuống Thủ Đức, hoà mình vào dải lụa đường phố.

-Mày hành tao mệt cả người, đăng kí kí túc xá thì xuống sớm đi, cứ lừ chừ ở nhà cho lắm!

-Bớt nóng, bớt nóng, anh em có tí việc mà cũng kể công?-Nó ngồi đằng sau hừ mũi.

-Cái đầu mày ấy, lo mà ăn học đàng hoàng.

Nó bỏ ngoài tai lời ông anh trai hơn nó hai tuổi, cũng phải thầm cảm ơn ổng vì thay mình đăng kí kí túc xá trước, giờ xuống nạp tiền ở nên cũng đỡ phải cơ cực chạy đi chạy lại lo lắng. Cơ mà giữa nơi đất khách quê người, có khi vất vả cũng chẳng xong việc ấy chứ.

-Xuống!

-Ơ,đã tới đâu!

-Mày xuống giờ này có chơi với ma à? Xuống nhà Bác rồi tính!-Ông anh trai ngáp cái rõ dài, hắng giọng.

Làm theo như một cái máy, nó xách balo đi theo ông anh vào nhà Bác nó. Vì thỉnh thoảng vẫn xuống chơi nên chẳng có gì lạ lẫm.Vào nhà, chào hỏi, tiếp chuyện rồi hai anh em đi ăn sáng. Đến 8h lại xách đồ xuống kí túc.

-Xuống,giấy tờ đây!-Lão anh trai dừng xe trước cổng kí túc xá Làng Đại Học, cộc cằn lên tiếng.

-Ơ,thế về à?

-Chiều tao còn học, về sớm ngủ thêm giấc nữa?

-Thế đống giấy tờ này?

-Lớn rồi tự lập cho quen!-Lão lừ mắt nhìn nó.

-Thế ở lại uống nước cho mát rồi về.

-Khỏi,đừng có dụ tao như con nít, tao về!-Lão nói rồi đề nổ máy xe, không giằng co nữa.

-”Anh trai thế đấy?”.

Nó ngó quanh ngó quẩn, giữa cái kí túc xá rộng mênh mang được quy hoạch rõ ràng,nó quá nhỏ bé, biết đường nào mà lần bây giờ.

Cái bảng chỉ dẫn đập vào mắt. Thả túi xách và balo xuống, nó cố gắng ghi nhớ và định vị vị trí đang đứng. Ghi nhớ xong xuôi, lại xách đồ đạc lên lết tiếp. Nắng bụi ở đây muốn làm người ta điên người.

Cuối cùng cũng mò được tới cái nơi mà người ta gắn bảng: Phòng quản lý kí túc xá. Nói nghe cho hoành tráng vậy thôi, chứ cáiphòng bé tẹo, chỉ có ba người đang hối hả làm hồ sơ, giải quyết cho các sinh viên xuống ở.

Khu ký túc xá ở đây như một khu chung cư hơn,rộng rãi, có cây xanh. Những dãy nhà kí túc xá nằm cạnh nhau, bên cạnh còn cónhững sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền. Còn có cả những căn-tin, quán nước nữa. Nói chung là một khu liên hợp sinh viên, vì ở đây không chỉ là sinh viên của trường nó không. Đó là những dãy trên, còn kí túc xá của nó là những dãynhà cấp 4, trông cũng được, nhưng không thể so bì về độ cao cấp hơn những dãy nhà kia.

-Cháu ở phòng 12 dãy A nhé.

-Dạ!

Nó cầm tờ giấy biên lai đóng tiền, lại xách đồđi về phòng. Hoá ra phòng nó đối diện với dãy nữ, nghe có vẻ khó sống rồi đây.

-”Đây rồi”!

Nó đưa mắt theo bảng tên từng phòng, dừng lại ở con số 12. Cửa phòng nó mở, chứng tỏ đã có tay nào vào trước nó rồi. Nó để dép ngoài cửa, nhìn tổng quan cái phòng. Ba cái giường tầng, tức là phòng sáu thằng. Năm chiếc giường trống, mộtchiếc có chủ.

Đặt balo vào giường trên, nó leo lên. Vị trí thật đặc biệt vì nó sát ngay cửa sổ, không phải vì muốn nhìn các bạn nữ cách đónăm mét, mà vì nó muốn ở gần nơi gió lùa vào, mát rượi.

Nghe tiếng động, kẻ đầu tiên vào phòng thò đầura. Nó gật đầu chào, nói trống không:

-Mình mới vào!

Kẻ đầu tiên đóng sập cửa phòng tắm lại, hờhững không thèm đáp.

Lôi chăn mền mới ra, nó trải ra giường, đánhmột giấc. Trong cơn mơ màng, nó nghĩ tới cái thời áo trắng học sinh, nó chuyển lớp qua lớp mới học, được quen với bạn mới, trải qua những rung rinh đầu đời .Hình như trong giấc ngủ nó cười.

Tiết trời ở đây thật lạ, nó bật dậy trong cơn nóng hầm hập chỉ chờ xâu xé kẻ trú ngụ. Nó bật dậy, mồ hôi vã ra như mưa. Nhìn quanh, phòng trống không, kẻ đầu tiên cũng đi đâu mất. Nó thừ người ra.

Trên cái bàn máy tính duy nhất ở trong phòng,có mẩu giấy trắng. Nó nhảy từ giường xuống đất cái bịch, chẳng thèm leo cầu thang.

-”Chìa khoá phòng, đi đâu khoá lại dùm, chìa khoá sơ cua thôi, mình có chìa khoá rồi”.

Kể ra người ta cũng biết ý, thấy nó mệt nên không đánh thức dậy. Hơn nữa, sợ nó chờ cửa không đi đâu nên cũng dặn dò, chu đáo đấy nhỉ.

Nó vươn vai vào phòng tắm, xối những gáo nước nặc mùi lạ. Đúng là cuộc sống mới, đến cả nước dùng cũng khó khăn vậy hả trời?

Với điện thoại. 12h trưa và cả chục cuộc gọinhỡ. Tám cuộc gọi của Ba và Mẹ, và hai cuộc của tụi bạn cấp III.

-Dạ,Mẹ gọi con ạ?

-Tới phòng chưa, sao không gọi cho Ba Mẹ yên tâm!

-Dạ,tới rồi ạ, con mệt quá nên…!

Một tràng những câu hỏi vang lên bên kia đầu dây, nào là ở đó ra sao, không khí thế nào, phòng có vui vẻ không, có xa nơi trường học không? Đến nỗi nhiều khi nó trả lời còn chưa xong. Mãi đến khi nhắc đến đi ăn trưa, Mẹ nó mới chúc ngon miệng và cúp máy.

Nó tiếp tục bấm máy, nhắn tin cho Dung. Chẳng hiểu sao nữa, nhưng nó muốn thế.

“Tớ tới kí túc rồi nhá, chán lắm”.

Nó cũng định gửi tin nhắn cho Yên, nhưng sợ cô nàng buồn rầu vì cái nguyện vọng I không thành nên thận trọng trong từng câu chữ:

“Tín tới nơi rồi nhé. Hơi chán, bữa nào xuống thì nhắn tin nha”.

An tâm, nó mới lững thững đi ăn cơm. Vừa đi vừa ngẩn ngơ nghĩ ra những vật dụng cần mua.

Cơm sinh viên, một định nghĩa đúng chất cho những bữa cơm buồn cười nhất mà tôi đã từng nghe kể, nhưng giờ đây chính mình phải nếm thử. Ban đầu là mua phiếu, sau đó dùng phiếu đổi cơm trưa.

Nó trệu trạo nhai dĩa cơm khô rốc trong thời tiết nóng bức, cố gắng múc nhanh những thìa canh màu xanh nhạt. Chẳng hiểu đây có phải là rau trụng nước sôi không nữa. Ngao ngán thở dài với bữa cơm lần đầu tiên xa gia đình.

Xong cơm trưa,  lỉnh kỉnh tha về một đống thứ: Quạt, bàn học, đèn, ấm đunnước…những thứ nó cho là cần thiết cho mình nhất. Trở về phòng, mở khoá và thẩn thờ leo lên giường. Gác tay lên trán ngồi chờ cơn buồn ngủ kéo đến.

-Vào đi Con!

Nó ngoái ra phía cửa, một thằng trạc tuổi và một người đàn ông nữa đang bước vào phòng. Chắc là thành viên thứ ba, và phụ huynh nó dẫn đi đây mà.

-Dạ,cháu chào bác ạ!

-Ừ,Bác dẫn bạn vào học, có gì hai đứa giúp đỡ nhau nghen!

-Dạ!

Giọng bậc phụ huynh nghe thật lạ tai, và đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe được giọng nói của người miền Tây. Một chât giọng lạ và nghe rất êm tai.

Thành viên thứ ba xem chừng cũng có vẻ lầm lì và thêm chút bặm trợn. Nhìn cái mái tóc dài, hơi hoe vàng thì nó đoán thằng nàycũng nghịch ngợm lắm chứ chẳng phải tay vừa. Nó ngồi khó chịu khi Ba nó dặn dò mọi thứ.

-Bác về nghen con!

-Dạ,cháu chào Bác ạ!

Nó cười thật tươi, chào. Còn thằng bạn mới cùng phòng lầm lì nằm ra giường thẫn thờ. Nó cũng không hỏi gì, nằm xuống giường nhìn lên trần nhà.

-Tên gì vậy?

-Tín!Nó quay đầu nhìn xuống chiếc giường dưới của dãy đối diện.

-Tuấn!-Nóchắc giọng.

-Ồ!-Nóchỉ biết thốt lên như vậy.

Có lẽ với nó, cái chất giọng lạ tai và siêu dễ thương của thằng Tuấn có chút ấn tượng, hoặc là do tâm trạng của hai thằng con trai nên dễ làm quen hơn.

-Quê ở đây vậy?-Nó hỏi lại.

-Đồng Tháp.

-Daklak!

-Là ở đâu?-Thằng Tuấn ngơ ngác hỏi.

-Là ở Tây Nguyên chứ ở đâu?-Nó nhắc lại.

Nhưng nhìn cái vẻ mặt bất lực của thằng Tuấnđang lục lọi kí ức địa lý thì có vẻ nó không biết Daklak là ở đâu thật.

Hai thằng con trai lại nhìn ra xa mông lung. Bên kia dãy hành lang, mấy đứa con gái dãy B cũng thưa thớt.

-Ê,mua quạt ở đâu vậy?

-Trên hội quán cổng vào!

-Ờ..!-ThằngTuấn nói rồi lục bóp, nhét vào túi quần. Tôi lại nhìn lên trần nhà.

-Đi không?

-Đi đâu?

-Đi lên hội quán chứ đi đâu?

-……..?

-Ở phòng có gì làm đâu?

Thế đấy, con trai đơn giản làm quen chỉ là như thế. Nó đóng cửa phòng, bấm chốt và đi cạnh thằng Tuấn. Hai thằng bắt đầu vào hội quán chọn lựa đồ, đi qua chỗ làm chìa, làm luôn chìa khoá cửa cho nó và những người vào sau.

-Đi đâu vậy mày?

-Nóngthì vào uống nước!

Nó lắc đầu cười lấy lệ, rồi cũng lẽo đẽo đi theo thằng bạn mới quen vào quán nước.Hai thằng hỏi han trên trời dưới đất về trường đại học sắp học, rồi quê quán. Chán chê đến chiều mới chịu trở lại phòng. Coi như nó với Tuấn trở thành một đôi bạn mới quen.

Tối hôm đó, nó và Tuấn cũng biết được tên kẻ đến đầu tiên là Khánh, quê ở Tiền Giang. Ngày hôm sau, phòng nó

vào thêm ba thằng nữa. Trung, Sơn, Việt. Phòng trọ đủ sáu người, sáu thằng bằng tuổi nhau nên cũng dễ thân.

Những ngày cuối tháng tám, sáu thằng ăn không ngồi rồi chuẩn bị cho cuộc đời mới, cuộc đời sinh viên.

Sinh viên kí túc xá, sáu thằng con trai cùng một phòng, đối diện dãy con gái, và những oái ăm bắt đầu xảy ra.