Anh hùng kháng Pháp, tức Hoàng Hoa Thám. Thuở trẻ còn có tên là Trương Văn Nghĩa, con Trương Văn Thân và Lương Thị Minh, quê làng Dị Chiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc Hải Hưng).
Ông lập chiến khu ở vùng Yên Thế thuộc Bắc Giang (nay là Hà Bắc) nghiễm nhiên là vị Đề lĩnh kiệt hiệt trong phong trào Cần vương, nên tục gọi là Đề Thám với hỗn danh là Hùm xám Yên Thế.
Từ năm 1886, ông trở thành lãnh tụ nghĩa quân Yên Thế với chiến khu và địa bàn hoạt động quanh vùng Bắc Giang - Thái Nguyên - Hưng Hóa, khiến giặc Pháp kinh hoàng. Giặc Pháp phối hợp với Tổng đốc tay sai Lê Hoan một mặt đàn áp một mặt chiêu hàng, nhưng chúng vẫn không dẹp được ông. Đến năm 1894 chúng chịu điều đình và cắt nhượng cho ông 6 tổng gồm 22 làng ở Phồn Xương để ông lập đồn điền, lập khu tự trị đưa đến giải trừ quân bị.
Nhưng thật sự Ông chỉ trá hàng chứ không buông vũ khí. Năm 1905 sau khi tiếp xúc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Văn Ngôn (Tú Nghệ) ông lại vùng lên kháng chiến chống Pháp quyết liệt hơn trước, địa bàn hoạt động cũng mở rộng hơn với tổ chức" Đảng Nghĩa Hưn"g và" Trung chân ứng nghĩa đạ"o do ông làm lãnh tụ, từ đấy suốt 8 năm ông tiếp tục chiến đấu, gay tổn thất nặng cho quân Pháp và toán quân tay sai do Lê Hoan cầm đầu.
Cuối cùng đêm 10-2 năm Qúi sửu (18-3-1915) ông bị thuộc hạ là Lương Tam Kì phản bội ám sát ông tại một nơi cách chợ Gồ 2 cây số, hưởng dương 55 tuổi.