Tập 1
Chị Ti Gôn mến thương!Em là một khán giả rất thân thuộc của chương trình "Qùa tặng âm nhạc" do chị phụ trách. Hôm nay, em yêu cầu nhạc gửi tặng anh Hai em - một người đang tuyệt vọng vì bệnh năng.Em mong rằng âm nhạc sẽ giúp anh Hai em bình tâm, thanh thản lại và có thêm nghị lực để chống chọi với căn bệnh quái ác đang hoành hạnhAnh Hai em yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn và các bài hát mang âm hướng dân ca, như: Tình nhớ, Biển nhớ, Tình xa, Ru tình, Ru ta ngậm ngùi, Cát bụi, Một cõi đi về, Ca dao em và tôi, Tiếng hát chim đa đa, Điệu buồn phương Nam...Em xin chị vui lòng sắp xếp cho phát sóng các bài hát em vừa nêu để anh Hai em nghe và quên sầu não. Em cám ơn chị Ti Gôn thật nhiều nghe. Chúc chị trẻ đẹp mãi và chúc chương trình quà tặng âm nhạc tiến bộ mãi không ngừng, để đem niềm vui tươi đến cho mọi người. Em gái Thường Vy. Lá thư gửi về mục "Qùa tặng âm nhạc" của cô bé Thường Vy khiến Ti Gôn bần thần nghĩ ngợi suốt mấy ngày nay. Là biên tập viên phụ trách và giới thiệu chương trình âm nhạc của đài truyền hình Đà Lạt, mỗi ngày, Ti Gôn nhận rất nhiều thư. Lá thư của Thường Vy thật sự gây xúc động cho Ti Gôn. Đây là lá thư đặt biệt hơn bao lá thư khạc Thường người yêu cầu "Qùa tặng âm nhạc" là để chúc mừng sinh nhật, thi đậu, mới quen, kỷ niệm... Nói chung là cho những niềm vui hoặc để nhớ... Riêng cô bé Thường Vy tặng người bênh. Một chứng bệnh... Bệnh gi? Lẽ nào là bệnh ung thư? Nghĩ đến căn bệnh ung thư, Ti Gôn thoáng rùng mịnh Căn bệnh ám ảnh cô suốt đời. Ti Gôn không muốn thấy ai ra đi vì căn bệnh ung thư cả. Đừng, xin đừng! Ti Gôn thực hiện ngay yêu cầu của cô bé Thường Vy cho phát sóng bài "Ru tình". Ôi, âm nhạc huyền điệu! Âm nhạc hãy đem niềm tin yêu đến cho người bệnh. Âm nhạc hãy giúp người bệnh thắng được bệnh tật và cái chết. Ti Gôn tưởng tượng nhu đang nhìn thấy hình ảnh anh Hai của Thường Vy đang nằm trên giường bệnh, ánh mắt mơ mành sáng lên nụ cười nở trên môi héo hắt khi nghe những bài hát mà em gái thân tặng. Ti Gôn cũng muốn làm một chút gì đó cho người bệnh không quen biết. Vẫn bồi hồi với lá thư của Thường Vy, từ đài truyền hình ra về, tâm trạng Ti Gôn chơi vơi... chơi vơi...Buổi chiều. Đà Lạt lạnh nhiều. Ánh nắng nhạt nhòa đã biến mất từ lâu. Những làn sương màu trắng sữa bành bạc giăng ngang lưng trời. Trên đường phố đầy những chiếc áo len đủ kiểu, đủ màu sắc. Ti Gôn thong thả chạy xe một mình. Tự hào về Đà Lạt thơ mộng, Đà Lạt bồng bềnh sương khói. Đà Lạt của ngàn thông xanh, của ngàn hoa rực rỡ. Xe của Ti Gôn lướt qua những căn biệt thự lộng lẫy sang trọng. Nhà nào cũng có hoa. Hoa từ trên lầu cao đổ xuống sắc vàng, tím, trắng, đỏ, lung linh, lung linh. Trên đường về nhà Ti Gôn đầy những cây mimôsa. Vào cuối thu, hoa mimôsa từng chùm li ti vàng áng nở rộ tuyệt đẹp. Chạy xe mà đầu óc Ti Gôn vẫn nghĩ ngợi miên man. Dường như hình ảnh anh Hai của Thường Vy vẫn không rời khỏi tâm trí Ti Gôn. Một người đang tràn trề sức sống bỗng bị cơn bệnh quái ác quật ngã làm mất niềm tin yêu vào cuộc sống. Ở đời, có những điều buồn phiền như thế đấy. Không ai được vui hay trọn vẹn hạnh phúc cả. Tại sao? Tòa lâu đài ở Suối Vàng hiện ra. Cứ mỗi chiểu đi làm về, Ti Gôn ngậm ngùi nhìn tòa lâu đài cổ kính trang nghiêm mà bà ngoại và Ti Gôn đang sống. Tòa nhà dễ đã được xây cất hàng mấy trăm năm rồi, rêu phong đã phủ. Cây cối xanh um xung quanh càng làm tòa lâu đài có vẻ huyền bí. Đặc biệt là những giàn hoa ti - gôn phủ giăng từ ngoài sân đến khắp nhà rất là đẹp. Ti Gôn yêu thích loài hoa mang tên cô. Hay là chính cô mang tên loài hoa mà khi cô sinh ra thì hoa đã phủ khắp tòa nhà rồi. Tòa nhà rộng rãi thênh thang chỉ có bà ngoại với Ti Gôn và vú Ngân sống nên rất quạnh quẽ buồn vắng. Ba người lớn đều có công việc riêng của mình và không ai làm cho ngôi nhà vui hơn được. Chỉ có Ti Gôn và mấy đứa bạn thỉnh thoảng khuấy động một chút lên thôi. Mấy đứa bạn của Ti Gôn khi đến chơi thường nói thầm: "Tòa lâu đài có ma". Thật vậy, quanh tòa lâu đài của bà cháu Ti Gôn, người ta kể bao nhiêu chuyện ly kỳ. Có lần Ti Gôn đề nghị bán tòa lâu đài rồi về chợ mua nhà mới ở, bà Tịnh Yên đã la cô:− Ngôi nhà của tổ tiên để lại, bà cháu ta phải giữ gìn không được bán. Bà Tịnh Yên thuộc dòng dõi quý tộc ngày xưa. Bà rất chuộng thanh danh. Ti Gôn biết bà rất tự hào họ "Tôn Nữ" của bà. Ngôi nhà cổ hoang vắng đã xuống cấp rồi, nhưng bà không chịu bán. Bà còn nói với Ti Gôn:− Tòa lâu đài này mà bán cũng không ai mua đâu. Ti Gôn không chịu:− Sao không ai mua hở ngoại? Nhà cổ xưa quý hiếm lắm đó. Bà Tịnh Yên trả lời:− Người ta bây giờ ở biệt thự nguy nag, có ai thi1ch căn nhà hoang vắng chỉ có trong cổ tích này?Ti Gôn cố thuyết phục:− Có trong cổ tích mới là nhà xưa, nhà quý chứ ngoại. Bà Tịnh Yên hỏi lại:− Con không nghe người ta đồn đãi thêu dệt đu thứ chuyện về tòa nhà của bà cháu mình sao?Ti Gôn biết quá nhiều về những lời đồn đãi xung quanh tòa lâu đài ma. Thật ra cũng có những chuyện xảy ra trong tòa nhà. Cậu Phúc Đông bài bạc thua, cầm cố đồn điền trà của ông bà ngoại. Ông cay đắng rầy la chú mãi. Cậu giận bỏ ra đi. Sau đó chú buồn bã thắt cổ tự tử chết.Cậu Phúc Vinh thì bỏ nhà ra đi vì thất tình. Cậu yêu một người phụ nữ không môn đang hộ đối với gia đình. Ông bà ngoại không đồng ý. Cậu thuyết phục mãi chẵng được. Bị Ông bà ngoại bắt cưới vợ, cậu buồn tức giận bỏ đi tiệt tâm. Ti Gôn không biết cậu Phúc Vinh phiêu bạt giang hô nơi dâu, mà bao năm qua cậu không liên lạc với gia đình. Bà ngoại thỉnh thỏang có nhắc đến cậu. Trong lòng bà, giờ đây đâu còn nỗi oán giận phiền trách cậu nữa. Câu chuyệnn về tòa lâu đài không dừng lại ở đó, mà còn nữa… còn nữa…Chuyện về cha mẹ Ti Gôn. Ti Gôn ngậm ngùi nghĩ đến ông Liên Phong ba cô đã vĩnh viễn ra đi vì tai nạn giao thông. Mấy năm sau, mẹ Ti Gôn bị căn bệnh ung thư quái ác cướp đi mạng sống. Ba Tịnh Xuân từ giã cõi đời khi Ti Gôn vừa mười lăm tuổi. Lứa tuổi mới lớn cần mẹ biết bao. Ti Gôn thèm được tâm sự với mẹ những điều thầm kín riêng tư. Nhưng mẹ đa nằm xuống ngòai khu đồi đầy hoa dã quỳ vàng ánh. Mẹ đã mãi mãi xa lìa Ti Gôn.Trở thành đứa trẻ mồ côi, Ti Gôn được ông bà ngoại dưỡng nuôi.Ông ngoại – cây cùng cây bách của gia đình, chủ nhân của tòa lâu dài nguy nga một thưở vàng son trong phút chốc mất tất cả. Ông gục ngã vì héo hon muộn phiền.Ti Gôn chỉ còn bà ngoại. Bà là nguồn an ủi yêu thương cô. Ti Gôn không còn mẹ, chỉ biết được nằm trong vòng tay ấm áp của bà. Bà là nguồn suối mát dịu êm của cô.Bà Tịnh Yên buồn bã vì bao biến cố dồn dập rồi cũng vượt qua được tất cả. Bản lỉnh của một người phụ nữ quý tộc cao ngạo, kiên cường giúp bà bình tỉnh lại, ổn định cuộc sống. Cuộc sống của bà và Ti Gôn, đứa cháu duy nhất của gia đình. Bà Tịnh Yến đã chăm sóc và lo cho Ti Gôn vào đại học và ra đi làm. Thật là một kỳ công. Cùng với bà Tịnh Yến là vú Ngần. Vú là người quản gia rất trung thành mà cả gia đình đều quý mến. Bà ngoại yêu thương vú Ngần như người em. Cuộc sống của hai bà cháu Ti Gôn có cực thiếu thốn, nhưng vú Ngần nhất định không rời hai bà cháu. Vú săn sóc lo lắng cho Ti Gôn đủ mọi bề.Nếu không có bà ngoại và vú Ngần, cuộc đời của Ti Gôn cũng chẳng còn gì nữa.Những cái chết xung quanh tòa lâu đài là như thế. Ti Gôn nghĩ những cái chết đó chẳng liên quan gi đến tòa lâu đài. Thế mà người đời đồn đãi mãi không thôi: Tòa lâu đài có ma. Những hồn ma về tòa lâu đài vui chơi hoặc gào thét kêu la ầm ĩ. Làm gì có chuyện đó. Ti Gôn chẳng thấy gì. Cô cũng mong gặp được những người thân. Ba mẹ, ngoại, cậu Phúc Đông lắm. Và Ti Gôn chỉ gặp họ trong cơn chiêm bao lặng lẽ. Bao năm rồi, Ti Gôn chỉ biết hình dung khuôn mặt ba mẹ, ông ngọai để mà nhớ, mà thương. Lá thư của Thường Vy lại đến nữa. Ti Gôn cảm thấy khoắc khoải không yên. Thế là cô rủ Thủy Giao – cô bạn đồng nghiệp – cùng đi đến nhà Thường Vy, nhưng Thủy Giao có hẹn.Một mình Ti Gôn phóng xe đến nhà Thường Vy theo địa chỉ cô bé ghi trên bì thư. Nhà Thường Vy ở trên đồi. Con đường đến đó cũng đầy những cây mimôsa hoa li ti từng chùm nở vàng rực. Sao mà giống con đường về nhà Ti Gôn quá nhỉ? Dường như con đường Đà Lạt nào cũng đầy những cây mimôsa.Và điều làm Ti Gôn ngạc nhiên đến độ ngỡ ngàng là nhà Thường Vy cũng có những giàn ti-gôn trắng phủ đầy trước sân giống nhà Ti Gôn quá. Bất giác, bài hát 'Ti – gôn trắng' chợt hiện lên trong tâm trí:'Dịu dàng như ngọc lung linh.Hạt sương lấp lánh trên nhành ti –gôn. Bâng khuâng giọt nắng nhẹ lăn.Mùa thu mây đậu tím ngần vai em.Xôn xao áo lụa qua thềm.Ti – gôn trắng rợp ngòai hiên nhà nàng.Ta về nỗi nhớ vương mang.Nhói lòng đau, vì muộn màng… tiếng yêu.Ti – gôn nở trắng trời chiều.Em đi để lại hắt hiu tháng ngày. Em về hoa nở hương bay.Ti – gôn trắng xóa cho ai sững sờ.Ti – gôn dạo ấy bơ vơ.Để sầu mấy kiếp câu thơ nhạt nhòa.Em về hoa nở hồn ta.Trăm năm hát mãi bài ca… hẹn hò'. Phụ trách mục quà tặng âm nhạc và biên tập nhiều chương trình ca nhạc, Ti Gôn thuộc rất nhiều bài hát. Cô đang tự hỏi đã có bao nhiêu người yêu cầu bài 'Ti – gôn trắng'. Chắc chắn nhạc sĩ viết bài 'Ti – gôn trắng' này đã nhìn thấy những giàn ti – gôn giăng phủ các ngôi nhà ơ đây và đã viết. Viết cho Đà Lạt, về Đà Lạt, và các bạn trẻ yêu cầu cũng là người Đà Lạt. Mải suy nghĩ vẩn vơ, có người ra mà Ti Gôn không hay.Chính Thường Vy ra mở cổng khi nghe tiếng chuông. Cô bé mừng rối rít khi thấy Ti Gôn. − Ối! Chị Ti Gôn đấy ư? Chị đẹp hơn trong truyền hình nhiều.Ti Gôn chưa kịp lên tiếng thì Thường Vy vui vẻ bồi thêm với giọng liến thoắng:− Nhìn thấy chị trên đài, nghe giọng nói ngọt dịu của chị, nay mới được gặp chị bằng xương bằng thịt, em rất vui. Ôi! Chị quá bộ đến đây thật là hạnh phúc cho em.Ti Gôn tươi cười:− Chị chạy xe chứ có đi bộ đâu.Thường Vy nhìn Ti Gôn với ánh mắt trìu mến, ngưỡng mộ:− Biết chị đến đây, em đã đi rước chị rồi.Thấy vẻ nhiệt tình của Thường Vy, nhưng Ti Gôn lại lắc đầu, xua tay:− Thôi. Chị có phải 'ông lớn' đâu mà Thường Vy đòi đón rước.Thường Vy hỏi lại:− Bộ làm 'ông lớn' mới được đón rước sao chị?Ti Gôn gật:− Thì Thường Vy xem trên tivi đó. Mỗi lần các 'ông lớn' đi đến đâu là được nơi ấy long trọng đón rước.Thường Vy buông giọng tinh nghịch:− Vậy chị cũng là 'ông lớn' đến nhà em, để em long trọng đón rước.Nói rồi, Thường Vy thân thiện nắm tay Ti Gôn đưa vào nhà.Ti Gôn bước theo Thường Vy, nhẹ giọng nói:− Chị đến xem âm nhạc có tác dụng thế nào với người bệnh.Rồi Ti Gôn vỗ vai Thường Vy:− Em gái yêu cầu nhạc tặng anh Hai, hiếm lắm đó nghe.Thường Vy mỉm cười bẽn lẽn:− Thế mà anh Hai em đâu có chịu.Chưa nói hết câu, cô bé vội im bặt. Ti Gôn tò mò hỏi nhanh:− Anh Hai em không chịu nghe hả?Không trả lời mà Thường Vy bảo:− Chị cứ gặp anh Hai em sẽ thấy.Rất tự nhiên, Thường Vy đưa Ti Gôn đến phòng anh Hai va Ti Gôn cũng rất tự nhiên theo chân cô bé.Thường Vy gõ cửa phòng anh trai, cất giọng véo von:− Anh Hai ơi! Có khách.Miệng nói, tay Thường Vy đẩy cửa bước vào phòng, chủ động giới thiệu với Ti Gôn.− Đây là anh Thường Đăng, anh Hai em.Cũng giọng nhanh nhảu của cô bé:− Đây là chị Ti Gôn - phát thanh viên của đài truyền hình thành phố Đà Lạt mình đó anh.Tất nhiên Thường Vy không giới thiệu Thường Đăng cũng biết vì Ti Gôn luôn xuất hiện trên đài. Nhưng cô bé muốn nhấn mạnh với anh trai về việc Ti Gôn đến tận đây.Thường Đăng đang ngối nhìn trừng trên trần nhà, nghe Thường Vy giới thiệu vội quay lại đối diện với Ti Gôn.Trước mặt Ti Gôn là một gã con trai có gương mặt tiều tụy, ánh mắt buồn dịu vợi, tóc rụng lưa thưa.Ti Gôn nhoi nhói lòng. Cô buột miệng với giộng tự nhiên:− Chào anh Thường Đăng. Anh khỏe chứ?Một thoáng cau mày, Thường Đăng đáp với giọng cay đắng:− Tôi không khỏe bằng cô đâu.Ti Gôn cố giữ giọng đùa vui:− Anh là phái mạnh tất nhiên phải khỏe hơn tôi là phái yếu chứ.Mặt mày Thường Đăng nhăn nhó một cách thảm hại:− - Cô thừa biết tôi là người bệnh mà.− Rồi anh sẽ khỏe thôi. Y học ngày càng tiến bộ, bệnh của anh sẽ được chữa khỏi.Ti Gôn nói một hơi theo ý cô mà chẳng biết Thường Đăng bị bệnh gì. Thường Đăng nhìn cô, vẻ cay cú:− Cô nói giống như mấy ông bác sĩ và gia đình tôi vậy. Tại sao ai cũng nói với tôi những điều trái sự thật như thế, tưởng tôi không chịu được hả?Ti Gôn ngồi xuống chiếc ghế mà Thường Đăng vừa đem lại, giọng cô nhẹ nhàng an ủi Thường Đăng.− Bình tĩnh lại đi, anh Thường Đăng. Ai cũng mong anh được khỏi bệnh. Anh nên có niềm tin.Thường Đăng khó chịu kêu lên:− Cô đến đây thuyết giáo tôi nữa à? Hằng ngày nghe đầy tai, tôi chán ngấy những lời này rồi. Cô hãy im cho tôi nhé.Ti Gôn nín thinh nhìn Thường Đăng. Ai mượn cô đến đây? Ai mượn cô nói những lời an ủi động viên anh chàng bệnh họan này, để nghe hắn trút giận?Thường Đăng vẫn chưa thôi:− Nhỏ Thường Vy kỳ thật, biết tôi bị bệnh sắp chết mà cũng không để tôi yên.Ti Gôn lên tiếng:− Thường Vy có làm gì sai đâu? Cô bé chỉ mong điều tốt lành cho anh.Thường Đăng gằn mạnh:− Tốt lành à? Tôi có mượn nó yêu cầu nhạc cho tôi nghe đâu. Suốt ngày nghe Tình nhớ, Biển nhớ, Ru tình… tôi phát điên lên mất. Cuộc sống này có còn gì cho tôi đâu.Thường Vy chen vô phân trần:− Bình thường, anh rất thích nghe nhạc. Em muốn anh được nghe hòai những bài hát anh tâm đắc. Ti Gôn bổ sung thêm: − Thường Vy muốn anh nghe nhạc để lòng anh dịu thôi.Thường Đăng lắc đầu vẻ khổ sở:− Tôi chẳng muốn nghe gì cả. Tôi chỉ mong thời gian đừng hành hạ tôi nữa.Ti Gôn dịu dàng thuyết phục:− Thì anh cứ nghe nhạc để lòng thanh thản và quên hết ưu phiền. Anh đừng nghĩ gì cả.Giọng Thường Đăng thật khô khan:− Sự thật là thế, cô bảo tôi không nghĩ đến sao được? Căn bệnh của tôi…Ti Gôn ngắt lời Thường Đăng:− Chính anh phải có ý chí để chiến thắng căn bệnh của anh.Thường Đăng không tán đồng:− Cô nói mới dễ nghe. Chỉ cần có ý chí là chiến thắng bệnh ư? Tôi đã ở bệnh viện bao ngày, đã phẫu thuật… mà vẫn không thắng được bệnh. − Anh phải kiên trì.Ti Gôn vừa dứt lời, Thường Đăng gắt lên:− Kiên trì chờ cái chết hả? Tôi không chờ nổi.Ti Gôn ái ngại nhìn Thường Đăng. Một người bệnh đang bị kích động. Cô biết những lời mình nói chẳng có tác dụng với Thường Đăng, nhưng vẫn cứ nói:− Anh kiên trì và có niềm tin để chiến thắng căn bệnh. Dẫu có sắp chết thì cũng phải sống vui vẻ, có ích trước khi chết.Thường Đăng trừng mắt với Ti Gôn:− Cô là ai mà dám nói với tôi những lời này? Ai mượn cô đến đây?Sợ anh trai nổi nóng lên làm phiền Ti Gôn, Thường Vy nhỏ nhẹ lên tiếng:− Anh kỳ ghê! Chị Ti Gôn quan tâm đến anh mới ghé đây. Lẽ ra, anh phải cảm kích những lời của chị ấy nói.Thường Đăng phàn nàn:− Cảm kích à? Rặt lời thuyết giáo? Em bảo cô ấy đến đây phải không?Không trả lời anh trai, Thường Vy nắm tay Ti Gôn:− Đi chị! Mình ra ngòai nói chuyện.Ti Gôn theo Thường Vy trở ra phòng khách. Ông Thường, bà Bội Hà - ba mẹ Thường Đăng - đang ngồi trò chuyện.Thấy Ti Gôn, hai ông bà rất niềm nở, ông Thường lên tiếng trước:− Cô Ti Gôn đến đây thật quý hóa. Chúng tôi chỉ là khán giả của đài mà lại được cô quan tâm. Ti Gôn mỉm cười nhã nhặn:− Khán giả cũng như người trong gia đình, bác ạ. Lá thư của Thường Vy làm cho cháu chú ý. Bà Bội Hà tiếp lời:− Nghe Thường Vy bảo có cô đến chơi, chúng tôi rất vui. Nãy giờ cô trò chuyện với Thường Đăng, nó có nói gì phiền cô không?Thường Vy trả lời thay Ti Gôn:− Anh Hai cứ phàn nàn ca cắm mãi. Chị Ti Gôn là khách, mà anh ấy cũng cự nự. Bà Bội Hà bật kêu lên:− Chết chưa! Thường Đăng cự nự cô à? Mong cô đừng chấp nó.Sợ bà Bội Hà ái ngại, Ti Gôn lên tiếng ngay cho bà yên lòng:− Không có sao đâu bác. Anh Thường Đăng bực dọc, day dứt, nói ra được có lẽ sẽ nhẹ lòng hơn. Cháu rất hiểu những trường hợp như vậy.Bà Bội Hà xởi lởi:− Được cô thông cảm, chúng tôi đỡ lo.Ti Gôn nói thêm:− Có điều phải làm sao cho anh Thường Đăng luôn thỏai mái, đừng nghĩ ngợi buồn phiền.Ông Thường chép miệng than: − Khổ nỗi, người mang chứng bệnh ngặt nghèo sao thoải mái được cô?Ti Gôn nhẹ giọng:− Hai bác cứ trò chuyện an ủi mãi và tạo điệu kiện cho anh ấy khuây khỏa mà quên căn bệnh.Ông Thường giơ tay tỏ ra ngán ngẩm:− Thường Đăng có bao giờ quên được bệnh của nó đâu cô?Ti Gôn bật hỏi:− Anh Thường Đăng bệnh sao hả bác?Bà Bội Hà trả lời thay chồng:− Đầu tiên, Thường Đăng phát hiện ở chân nổi một hạch to, không đau gì cả. Khám ở bệnh viện Đa Khoa, bác sĩ bảo là khối u phải mổ cắt bỏ. Đến khi mổ phát hiện là ung thư, họ chuyển vào Trung tâm Ung Bướu trong Sài Gòn. Thôi thì hóa trị, xạ trị đủ thứ, bây giờ vẫn điều trị. Tình hình đã tạm ổn, nhưng Thường Đăng bi quan quá, nó nghĩ rằng nó sắp chết. Ti Gôn lắng nghe chuyện rồi đáp lời:− Các bác sĩ vẫn trị hóa chất cho anh Thường Đăng thì tình hình có khả quan đó. Hai bác làm sao cho anh ấy đừng ám ảnh bởi chứng ung thư và cái chết. Ý chí và nghị lực cũng giúp người ta khỏi bệnh đó bác.Ông Thường gật đầu:− Chữa chạy cho Thường Đăng, chúng tôi luôn hy vọng, chỉ mong các bác sĩ xét nghiệm định bệnh thật chính xác. Ti Gôn biết ông Thường nói thế vì buổi đầu việc xét nghiệm căn bệnh của Thường Đăng chưa rõ ràng chính xác.Thường Vy mang chiếc khay khảm xà cừ xinh xắn có đặt mấy ly nước trái vải đến để lên bàn mời mọi người dùng.Bà Bội Hà bảo:− Thôi, đừng nhắc chuyện Thường Đăng nữa. Cô Ti Gôn đến đây chơi, chúng ta hãy nói chuyện gì vui vẻ đi.Bà đặt ly nước trước mặt Ti Gôn:− Mời cô dùng nước.Ti Gôn mời lại hai ông bà rồi bưng ly trái vải hớp một ngụm.Thương Vy lại mang đĩa mứt mận ra, giọng vui vẻ:− Mời chị Ti Gôn thưởng thức mứt mận, mẹ em làm đấy.Ti Gôn nheo mắt với Thường Vy:− Chứ không phải Thường Vy làm hả?Thường Vy nhe răng cười:− Em chỉ biết ăn thôi, chả biết làm.Bà Bội Hà la con gái:− Thế mà còn khoe, không sợ chị Ti Gôn cười con gái tệ khâu 'khéo tay hay làm'. Ti Gôn buông gọn một câu:− Cháu cũng vậy, nên chẳng dám cười Thường Vy.Thường Vy thích chí reo lên:− Mẹ thấy chưa? Chi Ti Gôn cũng như con. Bà Bội Hà lắc đầu:− Mẹ không tin chị Ti Gôn như con đâu. Người phụ nữ tài giỏi thì cũng 'khéo tay hay làm' lắm, phải không Ti Gôn?Đến lượt Ti Gôn lắc đầu:− Cháu lại không như bác nói đâu.Ông Thường góp lời:− Thời nào cũng có những phụ nữ khéo léo giỏi gia chánh, đàn ông mới có những món ăn ngon chứ.Mọi người cười xòa. Ông Thường quay sang Thường Vy, gõ tay trước trán con gai:− Con liệu đấy, không 'khéo tay hay làm' thì nguy to đấy.Thường Vy làm bộ hỏi ông Thường:− Nguy sao hả ba?Ông Thường cười khà khà:− Thì ế chứ sao?− Ế con còn mừng nữa.− Trời đất!Ông Thường kêu lên rồi quay sang bà Bội Hà:− Bà nghe nó nói không? Ế mà mừng.Thường Vy giải thích:− Thì con ở vói ba mẹ.Ông Thường lắc đầu:− Thôi, ba mẹ không mong điều đó.− Vậy ba mẹ mong tống khứ con ra khỏi nhà hả?Ông Thường gật nhẹ xác nhận lời của Thường Vy:− Đúng. Con gái đâu có ở nhà ba mẹ.Thường Vy lí lắc hỏi lại:− Thế ba mẹ xây nhà lên để ở một mình ư?Ông Thường cười cười không đáp. Thường Vy hướng mắt sang Ti Gôn, phân trần:− Chị thì sao, hở chị Ti Gôn? Ba mẹ chị có xây nhà để ở một mình, lúc nào cũng muốn tống khứ chị ra ở bên ngòai như ba em không?− Chị khác.Ti Gôn trả lời chỉ có thế rồi im lặng. Ba mẹ có còn đâu để tống khứ Ti Gôn ra khỏi nhà một cách đùa vui như ba mẹ Thường Vy.Gia đình Thường Vy thật hạnh phúc, không khí rất đầm ấm vui tươi. Giá như Thường Đăng đừng bệnh thì tuyệt vô cùng.Không nghe Ti Gôn nói gì, Thường Vy hỏi lại:− Chị sao hả, có bị tống khứ như em không?− Nhà chị rộng thenh thang hà. Chị mà bị tống khứ đi thì nhà vắng lắm, đâu thế được. Ti Gôn đáp lời Thường Vy và nghĩ đến tòa lâu đài cổ rêu phong của mình. Phải bao nhiêu người đến ở để cho tòa lâu đài không hoang phế đây?Bỗng dưng, Thường Vy thốt lên:− Vậy em bị ba em tống khứ, em đến ở chung với chị cho nhà đỡ vắng nghe.Ông Thường cười hềnh hệch, đáp lời con gái thay Ti Gôn:− Ba đảm bảo cô Ti Gôn không chứa chấp con đâu.Thường Vy kêu ca:− Sao vậy ba? Con là công dân lương thiện mà.− Lương thiện mà đến nhà người khác ở?− Tại con bị ba tống khứ đi.− Chứ không phải con bị truy nã sao?Bà Bội Hà lên tiếng ngăn lại:− Hai cha con ông nói mà không sợ cô Ti Gôn cười cho. Ai đời nhà có khách, mà cha con lại…Ông Thường nở nụ cười hóm hỉnh:− Cha con tôi nói chuyện vui mà bà la?Ti Gôn buông lời nhận định:− Bác trai rất vui tính.Ông Thường đắc ý nhìn vợ:− Bà nghe chưa? Cô Ti Gôn cũng nói tôi vui.Bà Bội Hà bẻ lại:− Tại ông bông đùa.Ông Thương khẳng định:− Sống phải vui, phải bông đùa chứ. Bà nên nhớ ai cũng thích nghe chuyện vui để… cười. Phải thế không, cô Ti Gôn?− Dạ.Ti Gôn dạ rõ to, Bà Bội Hà cũng cười theo:− Cô mà nghe lời ông ấy thì…− Thì sao hả mẹ?Thường Vy tinh nghịch hỏi bà Bội Hà. Bà thản nhiên đáp:− Thì cái miệng sẽ dài ra vì cười đấy.Ông Thường kêu lên:Ong Thuong keu len:− Nè, bà đừng đổ thừa miệng rộng miệng dài là tại tôi nghe.Bà Bội Hà không nói gì. Cầm nĩa ghim miếng mứt mận đưa cho Ti Gôn:− Ăn mứt đi Ti Gôn.Thường Vy xía vô:− Mứt mận ngon lắm chị. Anh Hai em rất thích món này.Nhắc đến Thường Đăng, không khí đang vui lại chùng xuống. Mọi người trở nên trầm tư nghĩ ngợi và mọi ý nghĩ đó đều hướng về Thường Đăng.Sau đây mục quà tặng âm nhạc xin gửi đến anh Thường Đăng bài hát 'Ti Gôn Trắng', mong anh hãy vui lên và quên hết bao ưu phiền. Thành phố Đà Lạt thơ mộng và đầy những màu hoa. Hoa mimôsa, dã quỳ, sao nhái nở vàng lối đi. Những giàn tigon hồng, trắng rung rinh trước ngõ. Thành phố tràn đầy sức sống. Anh hãy ngắm nhìn hoa và hãy vui sống – Ti Gôn. … Dịu dàng như ngọc lung linh.Hạt sương lấp lánh trên nhành ti-gôn Bâng khuâng giọt nắng nhẹ lăn.Mùa thu mây đậu tím ngần vai em.Xôn xao áo lụa qua thềm.Ti-gôn trắng rợp ngòai hiên nhà nàng.Ta về nỗi nhớ vương mang.Nhói lòng đau vì muộn màng… tiếng yêu.Ti-gôn nở trắng trời chiều.Em đi để lại hắt hiu tháng ngày.Em về hoa nở hương bay.Ti-gôn trắng xóa cho ai sững sờ.Ti-gôn dạo ấy bơ vơ.Để sầu mấy kiếp câu thơ nhạt nhòa.Em về hoa nở hồn ta.Trăm năm hát mãi bài ca… hẹn hò…Giọng hát của người ca sĩ cất lên mượt mà như nhung dịu êm như tiếng gió thì thào ngọt ngào hơn mật ngọt. Thường Đăng ngẩn ngơ và muốn nghe nữa. Bài hát của thằng bạn thân sáng tác thời còn sinh viên khi ghé chơi nhà Thường Đăng, Thường Đăng rất thích. Đa bao ngày không nghe, hôm nay anh cảm thấy lời bài hát như có gì quyến rũ khiến anh ngây ngất:'Hạt sương lấp lánh trên nhành ti-gôn.Ti-gôn trắng xóa cho anh sững sờ…Bỗng dưng Thường Đăng chợt nhớ giàn hoa ti-gôn trước nhà.Thành phô Đà Lạt, nơi nào cũng có hoa ti-gôn. Nhiều nhà trồng ti-gôn buông rủ trước ngõ như nhà Thường Đăng. Bất chợt, Thường Đăng muốn nhìn ngắm những đóa ti-gôn lung linh trong nắng. Đã bao ngày, Thường Đăng nhốt mình trong phòng kín, không ra khỏi thềm nhà.Trong giây phút hứng khởi, Thường Đăng thay quần áo phóng ra khỏi phòng.Giàn ti-gôn trước nhà bồng bềnh trong gió. Những cành hoa nhỏ li ti như cố vươn mình ra khoe sắc thắm hồng tươi, trắng mịn thật tươi tắn.Không dừng lại nơi cổng nhà, Thường Đăng chạy xe ra ngoài. Trời bên ngoài tươi đẹp biết bao. Thành phố Đà Lạt vẫn nên thơ cuốn hút. Ngàn thông xanh vẫn reo vi vu. Hoa vẫn rực rỡ trong nắng vàng. Thác vẫn đổ rền vang trắng xóa. Đà Lạt chờn vờn khói sương. Đà Lạt đầy sức sống như cô gái xuân thì má hồng môi đỏ.Đà Lạt thơ mộng nồng nàn như thế mà Thường Đăng thì héo hắt. Chỉ có Thường Đăng là héo hắt. Vì đâu? Vì đâu? Căn bệnh quái ác đã ám ảnh anh, đã quật ngã anh.Thường Đăng có muốn thế đâu. Một thanh niên trẻ trung tràn đầy sức sống, một kiến trúc sư tài giỏi sáng tạo, tương lai tươi sáng phía trước. Thường Đăng phơi phới yêu đời. Thế mà tất cả như bọt nước vỡ tan nhanh, Thường Đăng bị bệnh. Bệnh ung thư bướu. Và anh chỉ thấy cái chết đang chờ trước mắt.Ông trời thật bất công với Thường Đăng. Tại sao anh lại mắc bệnh như thế? Anh đã tự hỏi mình hàng trăm hàng ngàn lần mà vẫn không có câu trả lời. Căn bệnh đã làm Thường Đăng suy sụp hòan toàn. Thường Đăng không nghĩ là chạy chữa mà chẳng có kết quả gì, nên đã buông xuôi tất cả. Bỏ mặc những lời khuyên như động viên, không còn hy vọng. Thường Đăng mất luôn cả ý chí.Thường Đăng muốn phát điên lên được. Giữa lúc mọi người đang vui sống mà anh thì chờ chết. Thử hỏi làm sao Thường Đăng chịu đựng nổi. Lời ca tiếng hát cũng không làm anh quên hết ưu phiền. Công việc còn dở dang, các bản thiết kế còn chờ anh về. Thường Đăng không còn niềm tin để làm việc. Anh thật sự đã chết khi biết căn bệnh của mình.Những ngày tháng nằm viện, rồi về nhà điều trị, rồi tái khám, Thường Đăng thực hiện như một cái máy. Anh không còn chủ động bất cứ điều gì, mà nhất nhất đều làm theo ý người thân.Chán chường, tuyệt vọng, Thường Đăng như cái xác không hồn. Bạn bè đến với anh rồi cũng trở về với nhiệm vụ của mình. Chẳng ai có thời gian dành trọn vẹn cho anh. Mà dành cho Thường Đăng sao được, khi anh có còn gì đâu.Thường Đăng tự giam hãm mình trong phòng, không muốn nghe những lời hỏi han, không muốn nhìn thấy những ánh mắt thương hai của ai cả. Chính Thượng Đăng đã tự cô lập mình.Thường Vy yêu cầu các bài hát tặng Thường Đăng và cố ý mở tivi để anh xem. Anh nghe, nhưng anh chẳng muốn nghe và cứ cằn nhằn Thường Vy mãi.Tuy nhiên, khi Ti Gôn tặng bài 'Ti-gôn trắng' thì Thường Đăng lắng nghe và thấy lòng dịu lại.Bài hát thời sinh vien, Thường Đăng rất yêu thích 'Ti-gôn trắng trời chiềú.'Ti-gôn trắng xóa cho ai sững sờ.Ti-gôn dạo ấy bơ vơ…'.Chẳng biết tâm sự của thằng bạn hay của Thường Đăng đây? Thật sự, bây giờ Thường Đăng đang sững sờ trước hoa đẹp, trước Đà Lạt đầy đam mê quyến rũ.Đường phố đầy bóng người qua lại và mọi người vẫn làm việc bình thường. Chỉ có Thường Đăng ngày tháng qua sống trong tẻ nhạt phí hòai.Những chiếc xe chở khách tham quan lao vút qua. Người phương xa đến ngắm Đà Lạt, còn Thường Đăng ở tại Đà Lạt, mà lại giam mình trong nhà bấy lâu.Dường như nuối tiếc những ngày tháng qua, Thường Đăng cứ chạy xe chầm chậm rong ruổi mãi trên đường phố.Đà Lạt mượt mà xanh với bầu trời trong xanh, với hàng cây lá biếc ven đường. Gió lao xao, một chút lạnh đủ để kéo cho cổ áo và xúyt xoa. Thường Đăng ghé vào quán cà phê gọi tách cà phê đen nhâm nhi. Tách cà phê bốc khói thơm lừng. Ngụm cà phê thật ngon sau bao ngày không uống. Nhỏ Thường Vy không cho anh uống cà phê và hút thuốc lá. Thường Vy bảo bác sĩ dặn… Thường Đăng cũng chẳng thiết tha gì. Thì hãy làm theo lời bác sĩ đi. Nhưng làm theo lời bác sĩ mà Thường Đăng có khỏi bệnh không? Thường Đăng chẳng màng, anh cứ hút va cứ bị ba mẹ, Thường Vy thuyết giáo. Cuối cùng, trong nhà chẳng có một điếu thuốc, Thường Đăng đành chịu.Những bài hát trẻ trung sôi động vang lên từ dàn máy CD. Quán đông người, phần nhiều là những lứa đôi. Họ vào quán, đầu sát bên đầu thì thầm tâm sự cùng nhau.Thường Đăng thèm có một người bên cạnh để trò chuyện. Lúc nãy đi, quên rủ nhỏ Thường Vy theo. Mà đi với Thường Vy chẳng thoải mái gì đâu. Nhỏ như là cô hộ lý khó tính của anh, lúc nào củng buộc anh phải thế này, thế nọ. Phải tuân thủ hàng lô hàng lốc điều mà anh chẳng muốn thực hiện chút nào.Thường Đăng trả tiền cà phê và rời khỏi quán phóng xe đến nhà Nam Thọai – thằng bạn thân. Nhưng Nam Thoại đi làm chưa về. Lại lang thang ngoài đường phố. Trời Đà Lạt lành lạnh. Thường Đăng không khoác áo gió, nếu ở nhà đã bị bà Bội Hà và Thường Vy nhắc nhở rồi. Mặc áo gió kè kè bên mình, anh cũng chẳng thoải mái gì.Thường Đăng ngẩng lên nhìn bầu trời xanh bao la và hít căng vào lồng ngực luồng không khí mát dịu thơm mùi hoa cỏ. Lại nhớ bài hát 'Ti-gôn trắng'. 'Dịu dàng như ngọc lung linhHạt sương lấp lánh trên nhành ti-gôn…'Chiếc xe vẫn lướt êm trên phố. Không chút nghĩ ngợi, Thường Đăng đến đài truyền hình. Một nhân viên bảo Thường Đăng ngồi chơi, vì Ti Gôn bận biên tập. Thường Đăng thấy mình đường đột khi vào đây, nhưng chẳng lẽ giờ lại bước ra. Cô nhân viên tốt bụng của đài bảo:− Ti Gôn sắp xong rồi. Anh chờ chút xíu nữa thôi.Thường Đăng ráng chờ vậy. Chút xíu hay bao lâu cũng được, miễn anh được gặp Ti Gôn.Ôi! Giây phút chờ đợi sao dài thăm thẩm, dù chờ đợi một người mới quen. Thường Đăng cảm thấy thời gian như ngừng trôi.Cho đến khi Ti Gôn xuất hiện thì anh quá đỗi ngỡ ngàng. Ti Gôn rạng rỡ như đóa ti-gôn tươi đẹp. Có lẽ vì cô mặc chiếc áo trắng có điểm những cánh hoa nhỏ li ti màu hồng phấn thật xinh mà anh liên tưởng đến đóa ti-gôn.Ánh mắt Ti Gôn nhìn Thường Đăng đầy vẻ ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì không tưởng tượng được người tìm cô là Thường Đăng.Anh chàng chịu rời nơi trú ẩn để ghé đây ư? Ghé đây làm gì? Định lên lớp Ti Gôn về việc chen vào khuấy động cuộc sống 'chết" của anh chứ gì? Chẳng sao, Ti Gôn sẵn sàng nghe, sẵn sàng đối đáp với anh. Anh cứ nói, cứ chì chiết cho hả dạ, Ti Gôn chẳng thèm chấp người bệnh đâu.Im lặng… chờ đợi… và Ti Gôn chẳng nghe Thường Đăng lên tiếng. Cuối cùng, Ti Gôn là người lên tiếng trước.− Anh Thường Đăng tìm tôi đấy à?Mắt Thường Đăng bỗng sáng lấp lánh:− À, cô Ti Gôn! Tôi muốn gặp cô.Ti Gôn buột miệng nói nhanh:− Anh vẫn còn ấm ức, tức tối nên muốn gặp tôi để trút giận chứ gì?Thường Đăng chưa có phản ứng thì Ti Gôn nói tiếp:− Anh có muốn gây sự hay trút giận thì cứ trút đi. Tôi sẵn sàng nghe.− Tôi mới vừa nghe bài 'Ti-gôn trắng' mà cô gửi tặng. Cám ơn cô.Không ngờ trước câu trả lời của Thường Đăng, nên Ti Gôn bối rối. Thường Đăng tiếp tục với giọng nhẹ nhàng:− Bài hát tuyệt. Cám ơn cô Ti Gôn đã có nhã ý. Tôi rất thích.Bài hát không nằm trong danh sách những bản nhạc Thường Vy yêu cầu tặng Thường Đăng.Ti Gôn thấy nó dễ thương, cô yêu thích nên muốn chia sẻ cùng Thường Đăng, để anh thấy rằng hoa ở thành phố Đà Lạt rất đáng yêu và cuộc sống rất đáng yêu.Ánh mắt Ti Gôn thoáng nét vui:− Thế à? Anh cũng thích bài 'Ti-gôn trắng'.− Bài hát ruột thời sinh viên của tôi đấy. Bài ca về ti-gôn của thành phố Đà Lạt mộng mơ.Thường Đăng cởi mở đáp, nhưng không nói rõ bài hát của bạn thân anh viết.Ti Gôn khẽ bảo:− Anh có thấy nhà anh ở và những con đường anh đi, ti-gôn vẫn nở hoài, nở mãi. Giọng Thường Đăng bỗng trầm hẳn xuống:− Thế nhưng trong tôi, hoa ti-gôn đã tàn héo lâu rồi.Con ốc vừa mới chui ra khỏi vỏ óc lại muốn trở vào. Thường Đăng làm cho Ti Gôn mừng hụt. Anh vẫn chưa chịu rời khỏi tháp ngà cô đơn, day dứt. Anh còn chìm trong cơn trầm uất đến bao giờ.Nhìn thẳng vào mắt Thường Đăng, Ti Gôn nói nhanh:− Tàn héo là do anh nghĩ thôi, chứ hoa vẫn tươi mãi trên đường.Thường Đăng đột ngột đề nghị:− Vậy Ti Gôn hãy cùng tôi dạo trên đường để xem hoa Đà Lạt nở nhé.Làm sao có thể từ chối lời yêu cầu của một người bệnh. Ti Gôn nhìn đồng hồ. Sắp đến giờ nghỉ. Cô nói với Thủy Giao rồi cùng Thường Đăng rời khỏi đài truyền hình ra ngoài phố.Hai chiếc xe chạy song song, máy xe nổ vang nên chẳng nói được gì.Chạy một lúc, Thường Đăng dừng xe trước một quán ăn và bảo Ti Gôn:− Chúng ta ăn chút gì nhé Ti Gôn? Tôi đi từ lúc nghe chương trình 'Qùa tặng âm nhạc' đến giờ.Ti Gôn trố mắt nhìn Thường Đăng. Lời đề nghị của một kẻ yêu đời chứ có chán chường u uất gì đâu. Ti Gon gật đầu. Hình như cô thích làm theo yêu cầu của Thường Đăng.Vào quán, Thường Đăng hỏi Ti Gôn:− Cô ăn gì, chọn đi.− Gì cũng được anh ạ. Tôi thích nhanh gọn.Thường Đăng gật đầu tán thành:− Tôi cũng thích vậy. Chúng ta ăn xong còn lên đồi trò chuyện.Rõ ràng, Thường Đăng có kế họach cho buổi đi này. Ti Gôn lặng thinh nhìn anh. Mong rằng anh mãi tươi tắn thế này. Rất tự nhiên, Thường Đăng gọi hai đĩa cơm sườn ram và hai ly nước trái cây cho hai người. Bữa ăn đơn giản nhưng Thường Đăng thấy ngon miệng hơn những lúc ăn ở nhà nhiều.Ở nhà, lúc nào bà Bội Hà cũng nhắc:− Con phải ráng ăn. Ăn uống được mới bảo vệ được sức khoẻ.Nghe vậy, Thường Đăng chua xót nghĩ: mình sắp chết còn bảo vệ sức khoẻ làm gì? Có khoẻ nửa đâu mà bảo vệ. Và bao giờ anh cũng ăn cơm với vẻ uể oải bắt buộc vậy. Hôm nay thì khác. Thường Đăng ăn cơm với một người con gái mới quen. Người con gái mà lúc mới đến nhà anh chẳng chút hoan nghênh.Ti Gôn ăn chậm hơn Thường Đăng. Anh đã xong mà đĩa cơm của cô chỉ vơi phân nửa. Chỉ đĩa cơm của Ti Gôn, Thường Đăng mỉm cười:− Cô chưa xong hả? Thế mà bảo thích nhanh gọn.Ti Gôn chống chế:− Tại tôi thích nhìn anh ăn.− Trời đất! Tôi đâu có bảo cô nhìn?− Tại tôi thích.Giọng Thường Đăng có vẻ chế nhạo:− Cô thích nhiều thứ quá chứ?Ti Gôn nghiêm mặt:− Vẫn có điều tôi không thích đấy.Thường Đăng tò mò:− Điều gì?Rất thản nhiên, Ti Gôn đáp:− Tôi không thích những người bi quan chán chường, gặp trở ngại là buông xuôi cả cuộc sống.Thường Đăng mím môi:− Cô nói tôi đấy à?Nghe giọng điệu không thoải mái của Thường Đăng, Ti Gôn vội im bặt vì biết mình lỡ lời. Cô nhìn Thường Đăng, mong cơn giông tố đừng xảy ra để gương mặt kia đừng ủ dột.− Tôi tin anh không là người như thế.Ti Gôn nói nhanh rồi tiếp tục giải quyết cho xong đĩa cơm.Rời khỏi quán, hai người chạy xe thong thả trên đường. Thường Đăng rủ.− Chúng ta lên đồi dạo chơi nhé. Lâu quá tôi không đi phố cũng chẳng lên đồi.Vì anh mãi bận giam mình trong phòng kín, xa lánh tất cả và chờ chết. Ti Gôn định phê phán nhưng kịp im tiếng. Cô không muốn làm Thường Đăng tổn thương.Anh đang vui vẻ phóng xe lên khu đồi hoa vắng lặng.Xuống xe nhìn quanh đồi, ánh mắt Thường Đăng sáng lấp lánh:− Ở đây hoa dã quỳ nhiều quá, cả mimôsa nữa.Ti Gôn gật nhẹ:− Dã quỳ cùng màu vàng như mimôsa. Cả hai rực rỡ óng ả hơn ti-gôn, anh nhỉ?Mắt Thường Đăng ánh nét mơ màng:− Mỗi lòai hoa có một vẻ đẹp riêng. Thiên nhiên thật ưu ái, Đà Lạt mình nơi nào cũng có hoa.Ti Gôn bổ sung lời Thường Đăng:− Đà Lạt có hoa và có nhiều thứ khác hấp dẫn mọi người nữa.Mặt Thường Đăng giãn ra có vẻ tươi tắn. Anh gật nhẹ tán đồng lời Ti Gôn:− Đúng đấy. Đà Lạt còn nhiều thứ khác hấp dẫn. Tôi rất thích nhìn dòng thác chảy tung nước trắng xóa như dải lụa mềm.Và rất tự nhiên, anh rủ Ti Gôn:− Bây giờ chiều rồi. Hôm nào cô tham quan thác Cam Ly, thác Pren với tôi nhé. Lâu rồi, tôi chưa đến đó. Anh thì lâu rồi nơi nào cũng không đến. Ngoài căn phòng yên vắng của anh ra, anh có bước chân đến đâu. Cuộc sống thật sôi động nhưng anh héo hắt từ lâu rồi.Ti Gôn đưa mắt nhìn Thường Đăng. Trông anh hớn hở lạ thường. Khu đồi còn vương chút nắng như đang cuốn hút hồn anh.Bất chợt, giọng Thường Đăng vang lên xa vắng:− Cuộc sống sôi động như thế , mà tôi thì không được sống.Nghe giọng điệu than oán của Thường Đăng, Ti Gôn nói nhanh:− Anh đừng nói thế, anh vẫn sống kia mà.Thường Đăng nhếch mép chua xót:− Tôi sống được mấy ngày hả cô?− Anh đang điều trị có kết quả mà.− Khi y học bó tay thì tôi chẳng tin gì nữa. Ti Gôn động viên:− Anh hãy tin vào điều kỳ diệu của y học. Thường Đăng bật hỏi:− Cô bảo tôi phải làm gì đẩyTi Gôn ngồi xuống thảm cỏ xanh rì trước măt. Thường Đăng cũng ngồi xuống cùng cô. Và anh hỏi lại với giọng đầy bất lực:− Tôi phải làm gì đây khi cuộc sống sắp chấm dứt?Nhìn thẳng vào mắt Thường Đăng, Ti Gôn đáp nhanh:− Anh cứ sống và làm việc bình thường như bao người khác.− Tôi còn biết bao nhiêu việc phải làm đành bỏ dở.− Anh hãy tiếp tục làm đi, đừng bỏ dở. Làm việc, anh sẽ vui vẻ hứng thú, không còn chán nản nữa.Buông lời khuyên sắc gọn, Ti Gôn chợt tò mò hỏi Thường Đăng:− Thế anh làm gỉ Anh ngưng công việc không ảnh hưởng gì sảo− Tôi thiết kế các công trình, nhà cửa.Ti Gôn reo lên:− Ố! Anh là kiến trúc sư à? Tuyệt quá! Thành phố du lịch của mình cần có những công trình mới lạ thu hút khách tham quan. Anh hãy thiết kế đi !Thường Đăng hứng khởi:− Tôi đang thiết kế một kiểu khách sạn mới lạ và lãng mạn, cả khu vui chơi nữa. Thường Đăng thích thú: (chắc là tác giả type lộn tên)− Hay quá! Chắc đẹp lắm. Anh tiến hành xong chưa?− Tôi đang lên bảng vẽ, nhưng chán nản quá.Ti Gôn nôn nóng:− Anh bỏ dở chứ gì? Không được, hãy tiếp tục vẽ đi!Thường Đăng nói với vẻ thiếu tự tin: ngược lại, nếu mình ở trong tình cảnh đó thì sao? Ti Gôn lắc đầu, không dám nghĩ đến điều bất hạnh đó.Thường Đăng bỗng xoay người lại nhìn thẳng Ti Gôn, giọng chế giễu:− Cô không trả lời được, phải không? Vậy cũng bày đặt khuyên tôi phải có niềm tin, có ý chí. Niềm tin và ý chí mà chữa được bệnh à? Ti Gôn ấp úng:− Tôi nghĩ và tin như thế.− Cô nghĩ thì có được gì? Giọng Thường Đăng đầy bất mãn. Ti Gôn im lặng một lúc cô thở ra một hơi dài thườn thượt:− Điều bất hạnh xảy ra bao giờ cũng đáng sợ. Thường Đăng cắt ngang lời cô:− Nhưng nó không xảy ra với cô.− Tôi không muốn nó xảy ra với ai cả. Mặt Thường Đăng phủ một đám mây u ám:− Nó đã xảy ra với tôi rồi đó. Tôi đâu thể chối bỏ sự thật này. Lại trầm tư lại u uất. Không lẽ việc Thường Đăng đến tìm Ti Gôn, rủ Ti Gôn dạo chơi khu đồi thế này chẳng có ý nghĩa gì sao? Ti Gôn nhìn Thường Đăng, nhỏ nhẹ bảo:− Dù anh bị gì, anh cũng hãy bình thản. Sống và làm việc sẽ có lợi cho anh. Giọng Thường Đăng bớt nặng nề hơn:− Nghe bài hát cô gửi tặng, tôi cũng có suy nghĩ. Chúng ta không thể ngồi chờ điều xấu xảy đến với mình. Ti Gôn rất mừng khi Thường Đăng thốt lên những lời đó. Nhưng thái độ của anh bất thường quá. Thường Đăng lúc thế này, lúc thể khác thay đổi luôn, khiến cô muốn hụt hơi. Ti Gôn tiếp theo lời của Thường Đăng:− Và chúng ta phải biết xua tan điều xấu đi. − Đúng, xua tan điều xấu đi. Chẳng biết Thường Đăng có xua tan được điều xấu đi khỏi đời mình không? Tuy nhiên lời anh nói bớt vẻ bi quan cũng đáng mừng rồi. Như nhà tiên tri, Ti Gôn tuyên bố: − Yên tâm đi, điều xấu không xảy ra cho anh đâu.Thường Đăng mỉm cười, nụ cười thật hiểm hoi nở trên đôi môi héo hắt của anh. − Ước gì những lời cô nói là sự thật.− Là sự thật. Anh cứ tin đi. − Tôi cũng muốn tin lắm. Thường Đăng đáp và nghĩ đến công việc sắp tới. Anh phải hoàn tất bản thiết kế khách sạn ổ nhện giăng tơ - Kiểu kiến trúc mới lạ. Còn khu vui chơi kiểu dáng hoa quỳ nữa. Và còn nhiều bản thiết kế mà anh đang sáng tạo. Thường Đăng muốn bắt tay ngay vào việc. Anh nói với Ti Gôn:− Cám ơn cô đã đi dạo với tôi chiều nay. Ti Gôn cười phô hàm răng trắng ngần:− Tôi chẳng làm gì giúp được anh, nhưng thấy anh vui là tôi rất mừng. Thường Đăng nhấn mạnh:− Cô đã làm cho tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa đấy. Ti Gôn bổ sung lời Thường Đăng: − Dù cuộc sống ngắn ngủi cũng phải sống có ý nghĩa. Thường Đăng đáp một cách nhẹ nhõm:− Vâng. Làm việc và sống tốt.Ti Gôn còn nhắc:− Khi nào anh làm việc quá căng thẳng hãy nghe nhạc, anh sẽ thấy thanh thản ngay. − Nhất là nghe bài "Ti - gôn trắng" tuyệt hay của cô. Ti Gôn lên tiếng thanh minh ngay:− Của nhạc sĩ Bằng Lăng chứ tôi đâu. Anh nói mà không sợ tác giả kiện tôi. Đưa tay ngắt một ngọn cỏ, Thường Đăng đáp một cách tự nhiên:− Cô tặng cho tôi nghe, nên tôi có cảm giác chính cô sáng tác. Ti Gôn lắc đầu mấy cái:− Tôi không dám cướp công của nhạc sĩ Bằng Lăng đâu.− Cô có công phát sóng cho tôi nghe. Vừa nói, Thường Đăng vừa cất tiếng hát trầm ấm:'' Dịu dàng như ngọc lung linh. Hạt sương lấp lánh trên nhành ti - gôn. Băng khuâng giọt nắng nhẹ lănMùa thu mây đậu tim ngần vai em". Ti Gôn về nhà với một cảm giác lâng lâng. Âm nhạc đã có tác dụng. Âm nhạc đem lại sự diệu kỳ. Thường Đăng đã bớt vẻ phiền muộn, đã có chút yêu đời để làm việc. Ti Gôn thấy vui. Cô sẽ phát sóng nhiều bài hát cho Thường Đăng nghe nữa. Tòa lâu đài phủ đầy những giàn ti -gôn hồng trắng hiện ra. Ti Gôn mỉm cười nhẹ vu vơ khi nhớ đến bài hát "Ti - gôn trắng". Bài hát phù hợp với những giàn ti - gôn ở nhà Ti Gôn nhiều hơn. Không biết nhạc sĩ Bằng Lăng viết về hiên nhà nàng nào nhỉ? Hẳn là ông đã có một nàng rồi nhỉ? ... Xôn xao áo lụa qua thềmTi -gôn trắng rợp ngoài hiên nhà nàngTa về nỗi nhớ vương mang. Nhói lòng đau vì muộn màng... tiếng yêu.Ti -gôn nở trắng trời chiều...Ti -gôn nhà cô phát thanh viên. Ti -gôn đang nở trắng trời chiều. "Ti -gôn trắng xóa cho ai sữn sờ" đây. Giá mà nhạc sĩ Bằng Lăng nhìn thấy giàn ti -gôn trắng phủ đầy tòa nhà cô của cô gái Ti Gôn và gặp mặt cô gái Ti Gôn, có lẽ ông sững sờ kinh ngạc mất. Mải nghĩ ngợi miên man, Ti Gôn không nhìn thấy một gã thanh niên từ trong sân nhà nhìn cô với ánh mắt khó chịu, giọng cất lên cũng khó chịu. − Em đi làm mà giờ này mới về ư? Muộn quá vậy? Đang dựng xe dưới gốc cây kiểng. Ti Gôn giật mình ngước lên. Thấy gã con trai, ánh mắt cô cũng thoáng nét khó chịu nhưng giọng vẫn nhũn nhặn. − Ủa! Anh Mẫn Khôi mới đến hả? Mẫn Khôi là con trai của ông bà Mẫn Dương, chỗ thân thiết với ba mẹ và bà ngoại Ti Gôn. Tình thân của hai gia đình trên mức bình thường, nhưng với Ti Gôn thì chẳng có gì đặc biệt. Nhiều lúc thấy Mẫn Khôi có vẻ thái quá, Ti Gôn bực mình ghê lắm, như lúc này chẳng hạn. Câ hỏi của Mẫn Khôi làm Ti Gôn tức anh ách. Mẫn Khôi ngồi trên chiếc băng đá cùng với bà Tịnh Yên. Bà đã lên tiếng khi nghe Ti Gôn hỏi. − Mẫn Khôi đến khá lâu. Chờ con suốt cả buổi, nó sốt ruột đi tìm con, không chịu ở nhà. Ngoại bảo ra đây đón đó. Con ít có bao giờ về trễ thế này. Ti Gôn đáp lời bà ngoại:− Con có chút công việc, ngoại ạ. Mẫn Khôi nhăn mặt bảo Ti Gôn:− Hết giờ thì em phải lo về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Qúa giờ giấc rồi, còn công việc gì nữa? Giọng điệu của Mẩn Khôi như là hạch hỏi Ti Gôn vậy. Cố nén bực tức, cô thản nhiên đáp trả:− Công việc sau giờ làm.Mẫn Khôi cáu kỉnh kêu lên:− Trời ạ! Việc gì sau giờ làm?Hỏi rồi Mẫn Khôi tự kết luận:− Có nghĩa là sau giờ làm, em đi chơi?Ti Gôn buông gọn:− Việc riêng của tôi.Mẩn Khôi cau mày:− Giờ này em còn phân biệt... việc riêng của em cũng là của anh đó.Ti Gôn nhăn trán phản ứng:− Anh nói mới lạ. Việc của tôi sao là của anh được?Mẫn Khôi cao giọng:− Anh lo cho em từ chút, không là của anh sao được? Anh đến đây từ sớm, định đưa em đi ăn cơm mà em thì còn mãi đi đâu đâu. − Đi đâu thì tôi vẫn về ăn cơm với bà. Anh khỏi lo cho tôi.Mẫn Khôi bất mãn hỏi:− Em nói thế mà nghe được ư?Bà Tịnh Yên chen vào nhắc nhở:− Thỉnh thoảng, Mẫn Khôi đến, con cũng nên đi chơi, đi ăn với Mẫn Khôi. Ngoại ở nhà với vú Ngần có sao đâu?Ti Gôn nhăn mày:− Anh Mẫn Khôi ở nhà nói chuyện với ngoại cũng được vậy. Con có bao nhiêu việc phải giải quyết. Mẫn Khôi kêu lên:− Việc gì em cũng ngưng khi đã kết giờ. Anh đến đây để gặp em mà. Ti Gôn nín thinh. Cô không muốn đôi co với Mẫn Khôi, gã đàn ông đầy vẻ gia trưởng mà Ti Gông chẳng ưa. Không hiểu sao, bà ngoại lại mến mộ hắn. Mẫn Khôi cứ hay chen vào cuộc sống yên tĩnh của cô. Mẫn Khôi không chịu để Ti Gôn vào nhà, anh ta tiếp tục truy vấn:− Thế chiều nay em đi đâu mà về trễ? Ti Gôn vênh cằm lên trả lời hắn:− Tôi đi dạo với một khán giả của đài.− Có chuyện đó ư? Lạ nhỉ?− Có gì lạ đâu, người ta cần thì mình quan tâm.Mẫn Khôi vẫn thắc mắc:− Sao lại có khán giả đi tìm phát thanh viên? Đàn ông hay đàn bà vậy?− Đàn ông hay đàn bà gì cũng đâu quan trọng. Đàn ông đấy. Mẫn Khôi muống bật ra khỏi chỗ ngồi, khi nghe Ti Gôn đáp một cách thản nhiên:− Trời ạ! Em bị gã đàn ông nào quấy rầy vậy? Hắn bảo em đi đâu? Sao không gọi điện cho anh?Ti Gôn nhìn Mẫn Khôi giọng nhẹ tênh: − Tôi không bị gì cả, việc gì gọi điện cho anh. Bà Tịnh Yên thắc mắt chen vô:− Con nói khán giả nào vậy? Phải đề phòng đấy, bây giờ nhiều người ghê lắm. Ti Gôn mỉm cười:− Không có gì đáng lo đâ ngoại. Anh ta tội nghiệp lắm. Như bị kiến đốt khắp cả người, Mẫn Khôi cựa quậy trên ghế, giọng đầy vẻ bực dọc, gay gắt:− Em tội nghiệp hắn ta rồi đi chơi với hắn, rồi còn gì nữa. Thật khó hiểu. Chiếu thẳng vào Mẫn Khôi một cái nhìn lạnh lẽo, Ti Gôn nghiêm mặt:− Anh đừng phê phán, việc tôi làm tôi hiểu. Bà Tịnh Yên chợt hỏi:− Có phải con nói người bệnh gì đó không?Ti Gôn hướng mắt sang bà Tịnh Yên:− Đúng đó ngoại. Anh ấy bệnh nhưng không đến nỗi nào đâu. Mẫn Khôi nhìn Ti Gôn, giọng bất bình:− Em đi với người bệnh, không sợ bị lây bệnh hay hắn nổi cơn bất tử sao? Ti Gôn phân trần:− Anh Thường Đăng đâu có bị bệnh tâm thần mà sợ lên cơn? Chẳng quan tâm đến lời Ti Gôn, Mẫn Khôi phán gọn:− Anh muốn em từ nay về sau đừng đi với hắn nữa. Ti Gôn hất mặt lên hỏi:− Anh làm gì mà ngăn cản tôi?Nghe giọng của Ti Gôn có vẻ gay gắt, bà Tịnh Yên can thiệp:− Mẫn Khôi chỉ muốn tốt cho con thôi. Đừng cãi nhau chứ. Nó đợi con lâu nên sốt ruột đăm lo, bây giờ con về rồi, phải làm cho nó vui, sao lại gây?Ti Gôn phân giải với bà ngoại:− Con chẳng muốn gây làm gì. Nhưng con không muốn anh Mẫn Khôi cứ chen vào cuộc sống và công việc của con. Bà Tịnh Yên đáp xuôi:− Có gì đâu, Mẫn Khôi quan tâm đến con mà. Ti Gôn trả lời bà ngoại, nhưng vẫn muốn cho Mẫn Khôi nghe:− Quan tâm mà bắt con phải làm theo ý của anh ấy à?Mẫn Khôi nhìn Ti Gôn, nói với giọng tự phụ:− Quan tâm đến em, anh mới nói thế. Đừng tưởng ai anh cũng quan tâm đâu. Mặt mày nóng ran, núi tức dâng lên tận cổ Ti Gôn.− Anh quan tâm đến ai cũng được, trừ tôi ra. Tôi chỉ muốn tự do theo ý mình. Mẫn Khôi cười khẩy, bẻ lại:− Tự do là em muốn đi đâu thì đi, về giờ nào thi về à?Ti Gôn nghênh mặt lên hỏi:− Chẳng lẽ tôi phải lệ thuộc vào ai?Bà Tịnh Yên đưa mắt nhìn cháu gái:− Đúng là con phải có người "kềm chân", Ti Gôn ạ. Và giọng bà thẳng thừng bảo:− Người đó là Mẫn Khôi đấy. Ti Gôn giãy nảy lên:− Không đâu, con nhất định không chịu ai cầm chân cả. Nụ cười nở trên đôi môi ngạo nghễ của Mẫn Khôi. Thật đáng nghét!− Không cho cầm chân thì cầm tay vậy.Ti Gôn lườm Mẫn Khôi bằng ánh mắt sắc gọn:− Anh nên nghiêm túc, đừng có đùa với tôi. Bà Tịnh Yên bênh Mẫn Khôi chằm chằm:− Mẫn Khôi giỡn cho vui cửa vui nhà mà con cũng la nữa sao? Nhỏ này kỳ hết biết.Mẫn Khôi hướng mắt sang bà Tịnh Yên:− Ngoại thất đó, Ti Gôn cứ luôn bắt nạt con. Ti Gôn hứ nhẹ:− Ai mà bắt nạt anh. Anh bắt tôi thì có. Mẫn Khôi giơ tay lên giọng chắc nịch. − Anh không bắt nạt em đâu. Anh sẽ chiều em hết mình. − Tôi không mong điều đó. Bà Tịnh Yên kêu lên:− Con nhỏ này! Cái gì cũng không chịu là sao?Rồi bà con hăm he Ti Gôn nữa:− Đừng có mè nheo! Mẫn Khôi chiều con, chứ ngoại thì không đâu. Ti Gôn muốn gắt lên nhưng đành im vì có bà ngoại nơi đây. Tại sao Mẫn Khôi nói gì, bà cũng tán đồng anh ta vậy. Ti Gôn biết ý của bà Ngoại và của Mẫn Khôi. Đừng hòng, Ti Gôn chẳng chịu đâu. Ti Gôn không thích sự có mặt của Mẫn Khôi trong nhà, nhưng hắn cứ hay đến. Mỗi lần hắn xuất hiện là cô có cảm giác không thoải mái. Mẫn Khôi thích quyền lực. Thích điều khiển và áp đặt người khác làm theo ý hắn. Ti Gôn có cuộc sống riêng của cô, đừng ép buộc cô làm theo ý anh. Ti Gôn định vào nhà, để bà ngoại và Mẫn Khôi trò chuyện. Hai người có vẻ tâm đắc hợp nhau cứ tha hò trò chuyện, đừng bắt Ti Gôn phải nghe. Vừa lúc đó, vú Ngàn ra đến mời mọi người vào ăn cơm. Thấy Ti Gôn, vú bảo:− Con về rồi à. Con vào tắm rửa rồi ăn cơm. Mẫn Khôi lên tiếng:− Con định đưa Ti Gôn đi ăn tiệm. Đi ăn với Mẫn Khôi ư? Không. Ti Gôn chẳng có hứng thú gì. Ở nhà cũng phải ăn với hắn, đành chịu vậy. Bà Tịnh Yên vội bảo:− Thôi, tối rồi, con ở đây ăn với hai bà cháu cho vui. Khi khác đi! Vú Ngần cũng góp lời:− Cậu ở lại ăn cơm, chứ đi là chê tài nấu ăn của tôi đó. Ba người cười xòa cùng đi vào nhà, Ti Gôn đã phóng vào trong trước rồi. Bữa cơm của bà cháu Ti Gôn cùng vú Ngần rất đơn giản, canh củ dền hầm sườn heo và cá chiên. Bà ngoại mời Mẫn Khôi, Ti Gôn ái ngại hết sức. Nhưng biết sao? Bao năm nay, cuộc sống của hai bà cháu rất đạm bạc. Thu nhập chẳng có gì ngoài tiền lương của Ti Gôn và tiền bán hoa. Vườn hoa nhỏ thôi, do vú Ngần và Ti Gôn trông nom. Có lẽ bà Tịnh Yên không thấy sự ái ngại của đứa cháu ngoại, bà vui vẻ mời Mẫn Khôi ăn cơm tối với vẻ thân mật. Ti Gôn nhìn bà mà thấy xót xa. Qúa khứ vàng son đã qua. Bà một thời sống trong nhung lụa huy hoàng. Cuộc sống lam lũ cơ cực với đứa cháu vẫn không làm mất đi vẻ quý phái nơi bà. − Ti Gôn ăn đi, sao ngồi thừ ra đấy?Lời nhắc nhở của Mẫn Khôi vang lên làm Ti Gôn giật mình. Hắn cứ chiếu tướng đến cô mãi, cả những lúc suy nghĩ cũng không được tự do. Cô khó chịu bưng chén cơm lên. Mẫn Khôi nào có chịu để cho Ti Gôn yên. Hắn tiếp tục truy vấn:− Em với tên khán giả đi chơi ở đâu. Bộ hắn bệnh hả? Bệnh gì vậy?Ti Gôn trả lời cụt ngủn:− Lên đồi. Mẫn Khôi nhướng mày lên khó chịu:− Khi không hắn rủ em lên đồi chơi à? Điên thật!Bà Tịnh Yên cũng cất tiếng hỏi:− Phải cái thằng bị bệnh nặng mà con kể với ngoại không? Nó hết bệnh rồi à? Ti Gôn chỉ trả lời bà ngoại:− Chưa hết, nhưng anh ấy muốn được đi dạo. Mẫn Khôi cướp lời cô:− Trời đất! Rồi hắn tự tiện rủ em và em chịu đi với hắn à?Ti Gôn thản nhiên:− Tôi không thể từ chối một người bệnh. Mẫn Khôi xẵng giọng:− Em có phải là bác sĩ đâu. Em phải biết từ chối chứ. − Tôi biết việc tôi làm. Ti Gôn trả lời rồi bưng chén và miếng cơm. Bà ngoại lại nhắc nhở:− Lại sắp cãi nữa rồi đấy. Thôi, ăn cơm đi, đừng nhắc chuyện này nữa. Đừng nhắc nữa... Cớ sao Mẫn Khôi cứ nhắc hoài vậy? Dường như chuyện này chưa rời khỏi tâm trí hắn được. Chương trình giới thiệu và trình diễn thời trang trẻ của nhà thiết kế thời trang Thư Bằng được đài truyền hình quay trực tiếp. Thư Bằng từ Sài Gòn ra cùng với mấy người mẫu. Thủy Giao và Thuần Trung được giao nhiệm vụ giới thiệu chương trình. Thủy Giao bị bệnh đột xuất, Ti Gôn được chỉ định thay thế. Giới thiệu buổi biểu diễn thời trang là việc làm không có gì mới mẻ, nhưng với Ti Gôn là việc làm trái khoáy, vì cô chẳng mặn mà gì lắm với thời trang. Ngay từ nhỏ, Ti Gôn đã được bà ngoại giám sát chặt chẽ việc ăn mặc. Ti Gôn xem bà là một mệnh phụ phong kiến. Bà cổ xưa như chính tòa lâu đài cổ xưa của bà vậy. Tai Ti Gôn đầy những lời giáo huấn của bà:− Con gái phải ăn mặc đàng hoàng kín đáo. Nhìn quần áo, người ta đánh giá tư cách của mình đấy. Người đứng đắn không bao giờ mặc hở hang. Bao giờ, bà cũng ngợi ca chiếc á dài:− Chiếc áo dài đẹp quý phái sang trọng, kín đáo, là cái duyên của người phụ nữ Việt Nam, là truyền thống tốt đẹp phải được giữ gìn. Có khi bà hỏi với giọng gay gắt mà chẳng biết hỏi ai:− Thế giới người ta cũng khen ngợi chiếc áo dài phụ nữ, tại sao mình là người Việt Nam mà không mặc?Ti Gôn thường nói với bà Tịnh Yên:− Nghe ngoại nói, biết chắc ngoại là người hoài cổ. Bà Tịnh Yên giận dỗi hỏi lại:− Con nói ngoại hoài cổ là cổ lỗ sĩ không tiến bộ hả? Nào Ti Gôn có dám nói ý đó. Cô mỉm cười, đính chính với bà. − Con nói ngoại là người suốt đời trung thành với chiếc áo dài. Nếu có quyền hạn, con sẽ cấp giấy khen cho ngoại. Bà Tịnh Yên nhìn Ti Gôn, phàn nàn:− Con chế nhạo ngoại đấy à?− Đâu có, con nó thật mà. Ngoại xứng đáng được nhận giấy khen là người bảo tồn văn hóa dân tộc. Rồi cô tinh nghịch nháy mắt với bà: − Ngoại mà dự thi "bà lão mặc áo dài duyên dáng", ngoại sẽ đoạt giải nhất đấy. Bà Tịnh Yên cười vui có vẻ hài lòng:− Ngoại già rồi lo cho lớp trẻ của tụi bây kìa. − Lớp trẻ của tụi con sao hở ngoại?− Làm mai một chiếc áo dài đi. Ti Gôn xoay người yểu điệu trước mặt bà Tịnh Yên:− Cháu của ngoại vẫn mặc chiếc áo dài truyền thống đấy chứ, có làm mai một đâu. Bà Tịnh Yên chỉ vào tivi, phê phán:− Ngoại thấy người ta sửa đổi kiểu cách tùm lum khó nhìn quá. Chiếc áo dài tha thướt rất đẹp, đừng cách tân gì nữa. Bà ngoại là như thế đấy. Xem thường chương trình biểu diễn thời trang hoặc chương trình ca nhạc bà phê phán dữ lắm. − Phụ nữ bây giờ ăn mặc kỳ quái quá, ngoại coi không được. Con mà ăn mặc như thế, ngoại từ luôn. Ti Gôn nhăn nhó mặt mày, đáp lời bà Tịnh Yên:− Lúc nào ngoại cũng bắt con ăn mặc kín từ đầu đến chân như mấy bà ma - sơ trong tu viện, trong trường dòng. Bà Tịnh Yên cười hấp háy đôi mắt. − Ngoại có bắt con giống mấy ma -sơ đâu. Con mặc áo dài, ngoại thấy rất duyên dáng, rất đẹp. Ti Gôn chun mũi lại:− Chỉ có mình ngoại khen con. − Chứ con muốn ai nữa? Chẳng lẽ mọi người đều phải khen con?Bà Tịnh Yên bật hỏi rồi hóm hỉnh bảo Ti Gôn:− Cũng có khi người ta khen thầm mà con không biết đấy.Ti Gôn nũng nịu ôm vai bà ngoại:− Khen thầm, con không chịu đâu, khen trước mặt hà. − Khen trước mặt để thằng Mẫn Khôi khen con. Bà Tịnh Yên vừa dứt câu, Ti Gôn kêu lên:− Con chẳng cần anh Mẫn Khôi khen đâu. − Không thì thôi vậy. Ngoại luôn mong con sống tốt và được khen, được nhiều người mến mộ. Có phải vì thế mà bà Thịnh Yên luôn giám sát các ăn mặc của Ti Gôn. Thật ra, bà cũng không khắt khe cấm đoán gì Ti Gôn nhiều. Bà chỉ luôn bảo:− Người phụ nữ đứng đắn không bao giờ ăn mặc hở hang kỳ dị. Con là phát thanh viên giới thiệu chương trình, mặc áo dài đẹp và phù hợp nhất. Ngoài áo dài, Ti Gôn mặc váy dài, đầm xoè, đầm dài, nhưng không mặc mini jupe. Không biết thời trang mà Thư Bằng thiết kế như thế nào? Có kinh dị quái đản không? Ti Gôn thấy nhiều bộ trang phục người ta chỉ mặc trên sàn diễn thôi chứ chẳng ai dám mặc ra đường. Như vậy thì thiết kế làm chi, có ích lợi gì nhỉ?Bà ngoại mà xem chương trình biểu diễn thời trang do Ti Gôn giới thiệu, bà sẽ ngạc nhiên lắm đấy. Đứa cháu ngoại giống ma -sơ trong trường dòng, trong tu viện của bà vừa giới thiệu vừa khen ngợi những bộ trang phục... kỳ quái lạ lùng chắc bà xỉu mất. Bà sẽ tẩy chay những thứ đó ngay. Ti Gôn hơi lo, tuy nhiên nhớ lại, cô chỉ giới thiệu chứ có mặc đâu mà sợ ngoại la. Nề nếp gia giáo, Ti Gôn quen với nếp sống lời giáo huấn của bà ngoại, cô chẳng bao giờ chạy theo "mốt". Ti Gôn chỉ ăn mặc theo phong cách của mình, miễn không thấy quê là được. Ở đài, ai cũng khen Ti Gôn giản dị nhưng rất sang đó chớ. Ti Gôn cùng Thuần Trung liên hệ với Thư Bằng nắm các mẩu thời trang của Thư Bằng để giới thiệu. Nói chung, Thư Bằng thiết kế thời trang cho giới trẻ. Bộ sưu tập áo dài theo chủ đề. Những mẫu vẽ, những bộ trang phục cho nam nữ sinh viên học sinh đi học, đi chơi. Ti Gôn tin là giới trẻ sẽ thích và chọn những trang phục này. Đài truyền hình trực tiếp giới thiệu biểu diễn, sau đó Thư Bằng mở triển lãm luôn, cũng ngay tại Nhà Văn hóa thành phố Đà Lạt. Bà ngoại xem chương trình giới thiệu xong đã buông câu bình phẩm:− Đà Lạt là xứ lạnh mà thiết kế thời trang cực ngắn, chẳng ai thèm mặc đâu. Ti Gôn chêm vô chọc bà: − Cực ngắn thì mang vớ, chẳng lạnh đâu, ngoại ơi. Bà Tịnh Yên gõ trán Ti Gôn :− Con nhỏ này. Mang vớ bó sát đưa nguyên cặp đùi ra hay lắm há?Nói nữa sẽ bị bà ngoại thuyết giáo một tràng dài, Ti Gôn làm thinh, ra trước hiên nhà đứng săm soi giàn ti - gôn trắng rủ. − Hù!Kèm theo tiếng "hù" lớn là giọng ngâm nga:− Chưa gặp em ta vẫn nghĩ rằng... Có nàng thiếu nữ đẹp hơn hoạ..Ti Gôn xoay người lại nhìn thấy Thường Vy. − Thường Vy đến hồi nào vậy? Làm chị hết hồn hà. Thường Vy lém lỉnh hỏi lại:− Chị đang nghĩ đến anh chàng nào bị em bắt gặp quả tang sao hết hồn?− Nghe Thường Vy ngâm nga, chị hết hồn đó chớ. Ti Gôn đáp lại. Thường Vy tươi cười:− Thấy chị đứng bên hoa đẹp quá, em tức cảnh sinh tình đọc thơ con cóc cho chị nghe đó. Hay hôn?Rồi Thường Vy trịnh trọng đọc:− Ti Gôn đứng ngắm ti -gôn. Ti Gôn chép miệng reo lên:− Ái chà! Lại còn làm quan lại ra vế đối thử tài thư sinh nữa à?Thường Vy lí lắc bảo:− Chị thữ trổ tài làm thư sinh đối lại xem nào.Ti Gôn lắc đầu:− Chị qua thời làm thư sinh rồi, không đối lại đâu. − Chứ không phải chị đối không được?− Vậy Thường Vy đối được không?− Em... bí.− Thế mà cũng ra vế đối. − Em có ra đâu. Tại xuất khẩu thành vế đối đó chứ. Ti Gôn cười kéo tay Thường Vy lại ngồi xuống chiếc ghế đá cũ kỹ. Thường Vy nhìn quanh quất. Nhà chị giống tòa lâu đài trong chuyện cổ tích ghê. Ti Gôn nhe răng dọa Thường Vy:− Tòa lâu đài có mụ phù thủy nè. Thường Vy nghiêng đầu ngắm nghía Ti Gôn, cười cười đáp:− Có mụ phù thủy xinh đẹp như chị là em muốn gặp ngay. Ti Gôn lắc đầu:− Thôi, chị không làm mụ phù thủy xinh đẹp đâu.− Chứ làm gì? Cô phát thanh viên xinh đẹp phải không?Ti Gôn đáp gọn:− Bây giờ không là phát thanh viên, mà là chủ nhà. Rồi cô hỏi Thường Vy:− Sao em tìm nhà chị hay vậy?− Em ghé đài không gặp chị, hỏi địa chỉ, các anh chị Ở đài cho em biết đó. Đúng là nhà chị rộng thênh thang. Ti Gôn nháy mắt với Thường Vy:− Định khen để chị cho tá túc đấy à?Thường Vy bật hỏi:− Vậy chị có cho em tá túc không?− Không! Thường Vy mà bị hai bác tống khứ ra khỏi nhà, thì người khác chứa chấp chứ không phải chị đâu. Thường Vy vờ phụng phịu:− Chị ích kỷ quá. Ti Gôn cười khì:− Chị chứa chấp để bị người khác kiện chị sao?− Ai dám kiện chứ?− Một anh chàng nào đó. − Chị này...Thường Vy vỗ lên vai Ti Gôn. Bất chợt, cô bé hạ giọng báo:− Chị biết không? Anh Hai em lại chán nản nữ rồi. − Sao? Chị nghĩ anh Thường Đăng đang vui vẻ làm việc mà. Thường Vy kể:− Sau hôm anh Hai em ra ngoài đi dạo về nhà, anh ấy hào hứng lắm. Anh ấy mải miết bên bản vẽ, còn khoe với em là sẽ thiết kế một công trình mới lạ theo truyền thuyết trong khu vui chơi. Em rất mừng thấy âm nhạc đã tác động tích cực đến anh Hai em. Nhưng rồi chỉ một tuần là anh ấy ủ dột trở lại. Đúng là con người thay đổi thất thường, bất chợt buồn, bất chợt vui... Ti Gôn nhíu mày nghĩ đến Thường Đăng. Nhưng cũng không thể trách anh chàng đang khổ tâm vì bệnh được. Ti Gôn chép miệng nói như than:− Khổ quá! Sao anh Hai của em không chịu quên căn bệnh của mình. − Em tưởng mải miết vô bản vẽ, anh ấy sẽ quên hết u sầu. Nào ngờ... anh ấy vứt bỏ qua một bên.Ti Gôn chợt hỏi:− Anh Thường Đăng có tin là các bản thiết kế của anh ấy sẽ được thi công?Thường Vy gật đầu:− Có chứ chị. Lúc trước các bản thiết kế của anh ấy đã được thi công. − Vậy mà lại buông xuôi. Để chị gặp anh Thường Đăng xem sao?Thường Vy lại kể:− Hôm nọ, chị Tần My người yêu của anh Hai đến chơi. Hai người ngồi dưới giàn hoa ti -gôn nói chuyện vui vẻ lắm. Ti Gôn buông gọn:− Vậy hãy nói chị Tần My đến chơi thường xuyên. − Chị Tần My là hướng dẫn viên du lịch cũng bận rộn lắm, có rảnh đâu. − Chẳng biết phải động viên anh Thường Đăng thế nào đây?Ti Gôn buột miệng hỏi mà cũng chẳng biết hỏi ai.Như quên chuyện đó, Thường Vy đưa tay ra chỉ những giàn ti -gôn phủ quanh tòa nhà cất giọng véo von:− Nhà chị có hoa ti -gôn như ở nhà em, nhưng nhiều vô tận. Ti Gôn mỉm cười thoải mái:− Nhà chị có cả rừng hoa ti -gôn lận, bởi vậy chị mới tên Ti Gôn. Thường Vy nhận định:− Tên chị không trùng với ai cả. Ba mẹ chị hẳn là yêu hoa ti -gôn lắm. Ba mẹ hay bà ngoại, ai đã cho Ti Gôn cái tên hoa chẳng giống ai này?Giới thiệu với cô, đây là Bằng Lăng tác giả bài hát "Ti -gôn trắng" mà cô đã tặng tôi trong chương trình quà tặng âm nhạc đó. Nhạc sĩ Băng Lăng đấy ư? Ti Gôn trố mắt nhìn gã đàn ông đang ngồi cùng Thường Đăng dưới giàn ti -gôn trắng. Gã đàn ông cũng nhìn Ti Gôn không chớp. Thường Đăng làm nhiệm vu giới thiệu tiếp. Đưa tay chỉ Ti Gôn, anh nói với Thư Bằng: − Đây là Ti Gôn, phát thanh viên đài truyền hình. − Biết rồi. Giọng Thư Bằng vang lên cắt ngang lời Thường Đăng làm Ti Gôn lộ vẻ khó chịu. Con người có vẻ tự phụ. Anh chàng biết Ti Gôn cũng phải thôi, cô giới thiệu chương trình thời trang của anh. Có điều cô đâu ngờ Thư Bằng là nhạc sĩ Bằng Lăng. Dường như có hai con người trước mắt cô. Thường Đăng kêu lên với giọng ngạc nhiên:− Mày biết Ti Gôn à? Hay thế? Biết hồi nào vậy?Thư Bằng liếc nhìn Ti Gôn:− Mới biết. Ti Gôn vọt miệng đáp trả:− Còn tôi lại không biết nhạc sĩ Bằng Lăng. Thường Đăng nhẹ bảo:− Bây giờ cô biết rồi đó. Đúng là bây giờ Ti Gôn mới biết. Từng giới thiệu bài "Ti gôn trắng" trên đài, bây giờ mới được biết tác giả bài hát. Bằng Lăng tên một loài hoa tím. Thì ra hắn là nhà thiết kế Thư Bằng bạn của Thường Đăng. Thường Đăng cũng tệ, hôm nọ không nói cho cô biết Bằng Lăng là bạn anh. Cũng giọng Thường Đăng vang lên:− Sao trùng hợp thế này? Một người là hoa Bằng Lăng, một người là hoa Ti Gôn. − Thích gì đặt nấy vậy mà. Tại Bằng Lăng có tên tôi trong đó. Thư Bằng trả lời Thường Đăng rồi quay sang Ti Gôn, hất đầu hỏi: − Còn cô chắc là thích hoa ti -gôn nên chọn...Ti Gôn nghiêm nghị:− Tên tôi do ba mẹ đặt. Thường Đăng cười bảo Thư Bằng:− Giá như mày ký tên Ti Gôn dưới bài "Ti -gôn trắng" thì ly kỳ lắm. − Phải ly kỳ thật. Bây giờ Ti gôn gặp Ti Gôn. Ti Gôn suýt bật cười khi nhớ đến vế đối của Thường Vy : "Ti Gôn đứng ngắm ti -gôn". Nhưng cô không cười với anh chàng cao ngạo đáng ghét này. Trong khi đó, Thường Đăng cao hứng nhắc lại với Ti Gôn có vẻ tự hào:− Thư Bằng sáng tác bài "Ti -gôn trắng" dưới giàn ti -gôn này để tặng tôi, không ngờ có nhiều người thích. − Thế mà tôi tưởng tâm sự của nhạc sĩ. − Chẳng tâm sự của ai cả, cao hứng tôi viết thế thôi. Thư Bằng lên tiếng giải thích. Thường Đăng hỏi lại:− Thế mày có cao hứng viết bài "Bằng Lăng tím" không? − Có chứ, tên hiệu của mình mà. Thư Bằng trả lời rồi nói tiếp:− Ngày xưa, thời còn đi học hay cao hứng sáng tác. Bây giờ bận rộn chẳng có thời gian. Ti Gôn bổ sung lời Thư Bằng:− Bây giờ anh bận rộn thiết kế thời trang?Thư Bằng gật gù tán đồng lời Ti Gôn:− Thiết kế thời trang là nỗi đam mê của tôi. Thường Đăng hỏi lại:− Mày vừa nói với tao là ra đây triển lãm đó hả? Thời trang của mày thiết kế thời nào, có mát mẻ kinh dị không?Thư Bằng chỉ Ti Gôn:− Mày hỏi cô Ti Gôn sẽ rõ. Ti Gôn lắc đầu từ chối:− Tôi không am hiểu thời trang. − Cô bảo sao? Thư Bằng ngạc nhiên nhìn Ti Gôn như nhìn một hành tinh lạ nói tiếp:− Cô vừa làm chương trình giới thiệu thời trang mà. − Không có nghĩa là tôi phải am hiểu thời trang. − Nếu không am hiểu sao cô giới thiệu? − Tôi giới thiệu thế nhỏ bạn tôi thôi. − Tôi không tin là cô chẳng biết gì về thời trang. Thường Đăng bỗng hỏi Ti Gôn:− Cô thấy các mẫu thiết kế của Thư Bằng thế nào?− Nói chung đẹp, phù hợp. − Còn chung chung quá. Cô chỉ thấy thế thôi à?Ti Gôn hối hận ngay khi vừa nêu câu nhận xét. Lẽ ra, cô không nên phát biểu trước anh chàng cao ngạo. Còn Thường Đăng thì tươi cười bảo:− Cô đừng khen lấy lòng nó. Ai thèm lấy lòng Thư Bằng làm gì. Hắn hay dở là mặc kệ hắn. Ti Gôn phân bua:− Tôi chẳng lấy lòng ai?− Vậy cô khen thật?− Thời trang của anh Thư Bằng để mọi người khen? Tôi giới thiệu chương trình không có ý kiến.Thư Bằng nhăn mày:− Cô dẫn chương trình của đài mà không có ý kiến ư?Ti Gôn cao giọng:− Ý kiến của tôi chẳng có tác dụng gì. Tự anh phải nhận biết về những mẫu thời trang anh thiết kế. Thư Bằng đáp với vẻ tự hào:− Tất nhiên rồi, đẹp tôi mới thiết kế chứ.− Anh nghĩ thế sao còn hỏi người khác?− Hỏi để biết xem ý kiến cô thế nào. Thường Đăng lên tiếng:− Có lẽ cô Ti Gôn nghiêng về lĩnh vực âm nhac, nên hỏi ý kiến về âm nhạc thì hay hơn. Ti Gôn lắ đầu:− Tôi chỉ là phát thanh viên, chẳng phải nhà phê bình của lĩnh vực nào cả. Thư Bằng buông gọn:− Là phát thanh viên cũng phải biết nhiều thứ chứ. Ti Gôn vên cằm lên:− Tiếc là tôi không có nhiều tài năng như anh. Nghe hai người đối chọi nhau, Thường Đăng bật cười:− Ủa! Hai người mới gặp mà chằng gay quá vậy. Nhà thiết kế phải liên kết chặt chẽ với phát thanh viên thì chương trình mới được giới thiệu tốt đó. Thư Bằng cao giọng:− Bản thân các mẫu thiết kế tốt rồi, thì người giới thiệu muốn chê cũng không được.Ti Gôn lườm Thư Bằng một cái thật dài, rồi quay nhanh ra giàn ti -gôn.Thường Đăng chép miệng:− Tao tiếc là không có xem chương trình biểu diễn thời trang của mày. Thư Bằng đáp như khoe:− Truyền hình có trực tiếp, sao mày không xem?Ti Gôn trả lời thay Thường Đăng:− Anh Thường Đăng chỉ xem các chương trình ca nhạc "Qùa tặng âm nhạc". − Cô hay bác sĩ bảo thế?Thư Bằng nhếch mép hỏi. Ti Gôn không trả lời Thư Bằng. Cô đang nhìn Thường Đăng, thấy anh có vẻ bình thản hơn và không ủ dột như lúc Thường Vy nói. Có lẽ sự xuất hiện của Thư Bằng khiến anh vui. Thường Vy đi học về. Thấy nhà có khách, cô thóang reo lên:− Anh Thư Bằng và chị Ti Gôn mới đến hả? Em có xem chương trình thời trang của anh.− Em thấy thế nào? Lại hỏi, lại bảo người ta có ý kiến, Ti Gôn rất ghét cô chỉ muốn Thường Vy không trả lời. Nhưng Thường Vy đáp gọn:− Tuyệt!Thư Bằng hứng khởi:− Anh sẽ thiết kế một mẩu thời trang cho em nhé.Thường Vy mỉm cười hiền hậu:− Thôi khỏi, em đâu có phải là người mẩu biểu diễn thời trang của anh đâu.Rồi Thường Vy chỉ vào Ti Gôn:− Anh hãy thiết kế cho chị Ti Gôn, để chị ấy biểu diễn cho.Ti Gôn lừ mắt với Thường Vy rồi đáp nhanh:− Tôi chẳng lấn sân sang nghề của người khác đâu. Tôi là phát thanh viên chứ không phải người mẫu.Thường Vy láu lỉnh bảo:− Ai cấm phát thanh viên làm người mẫu đâu. Em tưởng tượng chị mà biểu diễn thời trang chắc đẹp mê hồn luôn.Ti Gôn nghiêm mặt phản đối:− Em nói mà không sợ người ta kiện chị.− Ai kiện chị, em sẽ chịu trách nhiệm.− Thì mấy cô người mẫu đó, cô Khánh Trân, Giáng Ngọc…Thường Vy nói một cách hồn nhiên:− Mấy cô người mẫu đó biểu diễn không bằng chị đâu.Ti Gôn giơ tay lên trời:− Thường Vy ơi! Em hãy coi chừng nhà thiết kế thời trang Thư Bằng phản đối đấy. Mấy cô người mẫu của anh ấy diễn mà em chê hả?Hướng ánh mắt sang Thư Bằng, Thường Vy tinh nghịch hỏi:− Anh Thư Bằng ơi! Anh có lăng-xê các cô người mẫu Khánh Trân, Giáng Ngọc của anh không?Thư Bằng trả lời Thường Vy:− Lăng-xê là việc của báo chí. Anh lăng-xê làm gì?− Lăng-xê để nổi tiếng.− Không lăng-xê, anh cũng nổi tiếng vậy.Đúng là kẻ tự phụ vỗ ngực khoe khoang. Nghe Thư Bằng đối đáp với Thường Vy, Ti Gôn bực dọc vô cớ. Thế mà Thường Vy còn tấm tắc khen anh ta.− Đúng là anh Thư Bằng nổi tiếng khắp nước. Anh cũng biết vẽ và thiết kế thời trang đẹp. Mấy đứa bạn em nghe tin anh triển lãm, chúng háo hức rủ nhau đi xem đấy.Thư Bằng thích thú:− Thế mà? Anh mong đợi giới trẻ ủng hộ.− Giới già cũng ủng hộ nữa chứ?Thường Đăng lên tiếng pha trò rồi rủ Thường Vy:− Anh em mình đi xem triển lãm của Thư Bằng nhé Thường Vy.Thường Vy nhắc:− Rủ chị Ti Gôn đi nữa chứ.Ti Gôn lắc đầu từ chối thẳng thừng:− Ti Gôn đã giới thiệu chương trình, xem đầy đủ cả rồi, không xem triển lãm nữa.Thường Vy chép miệng:− Thiếu một người rồi.Thư Bằng nhếch mép:− Cũng chẳng sao?Thường Vy nhẹ giọng bảo Thư Bằng:− Anh định triển lãm bao lâu?− Bao lâu cũng được. Đà Lạt cho anh ở luôn, anh cũng sẽ ở.Thường Vy liến thoắng:− Ngôi nhà Đà Lạt sẵn sàng rộng mở cho anh ở đó luôn.Ánh mắt Thường Vy liếc sang Ti Gôn đầy ý nghĩa. Cô vội quay chỗ khác. Ông thời trang này có ở luôn Đà Lạt cũng chẳng nhằm nhò gì đến Ti Gôn. Và cô chỉ giới thiệu thời trang của anh ta một lần thôi, chẳng có lần thứ hai đâu.Thư Bằng lên tiếng đáp lời Thường Vy:− Đùa thôi chứ anh bận lắm. Ra đây thực hiện chương trình, anh tranh thủ ghé thăm Thường Đăng, còn phải về sắp xếp công việc nữa. − Anh ở khách sạn nào?− Thông Xanh.− Anh đến chơi thường nhé. Anh Hai em rất vui khi gặp anh.− Tất nhiên rồi.Thư Bằng vỗ vai Thường Đăng:− Hễ còn ở Đà Lạt là anh ghé thăm bạn tri kỷ luôn.Thường Đăng bảo:− Hy vọng còn ở Đà Lạt, mày sẽ sáng tác thêm bài hát cho tao.Thư Bằng trả lời Thường Đăng:− Bận quá, tao sợ không có hứng. Mày thích sao không tự sáng tác?Thường Đăng hỏi lại:− Mày tưởng ai cũng có khiếu sáng tác âm nhạc sao?− Đa sầu và lãng mạn như mày sáng tác được tuốt.Ti Gôn nhìn Thư Bằng rồi nhìn Thường Đăng. Hai người bạn thân có giống tính nhau không? Một kiến trúc sư, một thiết kế thời trang. Hai người có tâm hồn lãng mạn, phong cách nghệ sĩ như nhau. Tuy nhiên, Ti Gôn vừa thấy giữa hai người có điểm gì đó không giống nhau. Thư Bằng nói về công việc của mình với vẻ ngạo mạn, tự phu quá. Ti Gôn không thích người thiếu khiêm tốn.Thường Vy vào nha bưng nước ra mời Thư Bằng và Ti Gôn:− Mọi người uống nước đi, em đi lấy đậu ngư ăn nhé.− Thôi khỏi em ạ. Anh uống nước được rồi.− Anh không ăn thì em với chị Ti Gôn ăn.Thư Bằng phì cười:− Thế mà bảo đãi khách đấy. Khách không ăn đã vội mừng ngay.Thường Vy đấm lưng Thư Bằng thùm thụp:− Anh này… chọc em. Em sẽ không lo giúp cho anh đâu.Thư Bằng kêu ca:− Anh có kêu em lo giúp điều gì đâu.Giọng Thường Vy ra vẻ bí mật:− Anh không kêu nhưng em thấy tội nghiệp nên lo giúp.Thư Bằng nháy nháy mắt với Thường Vy:− Sợ triển lãm của anh không có ai, nên bảo hết bạn bè trường em ra xem chứ gì.Thường Vy chun mũi lại:− Chuyện đó hữu sự mà nói làm gì. Em lo chuyện đại sự cho anh đó.Thư Bằng cười phá ra, rồi lắc đầu nói với Thường Đăng: − Mày nghe đó. Hết biết nhỏ Thường Vy luôn. Đòi lo cho tao.Rồi Thư Bằng quay lại Thường Vy:− Em chưa lớn hơn hạt tiêu mà đòi lo cho anh. Thôi, lo thân em đi cho ba mẹ nhờ.Thường Vy xí nhẹ với Thư Bằng:− Em biết minh lo được em mới lo chứ bộ. Em lo cho chị Ti Gôn nữa kìa.Thư Bằng kêu lên:− Ái chà! Em mà lo chắc cô Ti Gôn rời khỏi đài. Thôi, hãy để cô ấy làm phát thanh ở đài.Thường Vy nhanh nhảu:− Em có bảo chị Ti Gôn nghĩ làm ở đài đâu?− Anh biết em lo gì rồi.− Hay nhỉ! Em không nói làm sao anh biết?Ti Gôn ngồi nín thinh không tham gia vào cuộc đối thọai của Thường Vy và Thư Bằng. Cô đang ngắm nhìn giàn ti-gôn và mãi nghĩ ngợi vu vơ.Bài hát Ti-gôn Trắng lại vọng đến:'Dịu dàng như ngọc lung linh.Hạt sương lấp lánh trên nhành ti-gôn.Bâng khuâng giọt nắng nhẹ lăn.Mùa thu mây đâu tím ngàn vai emXôn xao áo lụa qua thềm.Ti-gôn trắng rợp ngoài hiên nhà nàng.Ta về nỗi nhớ vương mang.Nhói lòng đau vì muộn màng… tiếng yêu.Ti-gôn nở trắng trời chiều.Em đi để lại hắt hiu tháng ngày.Em về hoa nở hương bay.Ti-gôn dạo ấy bơ vơĐể sầu mấy kiếp câu thơ nhạt nhòaEm về hoa nở hồn taTrăm năm hát bài ca… hẹn hò'.Bằng Lăng tức Thư Bằng đã sáng tác bài hát Ti-gôn trắng dưới giàn ti-gôn này chính tại nơi đây. Đây là tâm sự của ai? Thường Đăng hay Thư Bằng. Chẳng lẽ hai người có chuyện lòng như nhau? Một chút thắc mắt nhưng Ti Gôn sẽ không hỏi. Con người nghệ sĩ này, cô thấy khó gần gũi, cô cũng chẳng tìm hiểu làm gì.Thư Bằng vừa đến nhà Thường Đăng. Anh rủ ngay:− Rảnh không, đi chơi với tao hén.Thư Bằng cười cười:− Có gì phấn khởi mà rủ đi chơi đây. Nghe Thường Vy bảo mày chỉ thích giam mình trong phòng.− Giam mình mãi chán lắm, cũng phải ra ngòai chơi chứ.− Tốt thôi, đi chơi cho thanh thản. Mà đi đâu đây?Thường Đăng cao hứng:− Đà Lạt thiếu gì chỗ đi chơi. Bây giờ ghé nhà Ti Gôn đi.Mắt Thư Bằng mở tròn nhìn Thường Đăng với dấu hỏi:− Sao ông, bộ có vấn đề à?Vỗ vai Thư Bằng, Thường Đăng khẽ cười:− Vấn đề gì à? Vấn đề của ông đó.Thường Đăng trả lời bạn, mà nhớ lại lời của Thường Vy nói với anh:− Chị Ti Gôn dễ thương quá. Phải chi anh chưa có chị Tần My, em giới thiệu cho anh.Thường Đăng la em gái:− Em đừng nói bậy, cô ấy giân đó.Đến khi Thư Bằng xuất hiện ghé thăm anh, thì Thường Vy đã nói ngay với anh:− Phải rồi. Em sẽ giới thiệu chị Ti Gôn cho anh Thư Bằng. Thường Đăng vẫn la:− Em đừng có giỏi làm bà mai nghe. Coi chừng cô Ti Gôn có… rồi cũng nên.Thường Vy cam đoan:− Em tin chị Ti Gôn là đóa ti-gôn chưa có chủ đâu.Thường Vy cũng chưa nói gì với Thư Bằng. Giờ thấy cánh hoa Bằng Lăng, Thường Đăng lại nhớ đóa ti-gôn. Thế là rủ rê thằng bạn thân đến đó chơi. Rủ thôi chứ Thường Đăng cũng không mở lời đâu. Thư Bằng khó tính trong chuyện này lắm.Vừa định đi, Thường Đăng mới chợt nhớ là chưa biết địa chỉ nhà Ti Gôn, anh mới nghe Thường Vy diễn tả thôi. Thường Đăng quay vào hỏi Thường Vy, Thường Vy phấn khởi nói:− Bảo anh Thư Bằng láy xe em đi.− Thôi khỏi, để anh chở nó.− Anh mà chở.Thường Vy vội im bặt khi chưa nói hết câu. Thường Đăng đang hào hứng, cô nói thế chẳng khác nào nhắc anh trai nhớ cơn bệnh, Thường Đăng nổi tự ái lên thì nguy. Co bé giả lả:− Cũng được. Hai anh đi chơi vui vẻ nhé. Thường Đăng và Thư Bằng lên đường. Thấy Thường Đăng chạy lòng vòng lướt qua những đồi hoa, những hàng thông xanh mượt mà, Thư Bằng chợt hỏi:− Cuối cùng, đi đâu đây mày?− Cho mày tham quan Đà Lạt không tốn tiền còn hỏi gì?Thư Bằng kêu ca:− Mày có ghé điểm nào đâu mà tham quan.Đến Suối Vàng, Thường Đăng cho xe chạy chậm lại, thông báo:− Sắp đến một điểm tham quan rồi đây.Thư Bằng lại hỏi: − Sao mày không ghé nhà Tần My, mà định đi đâu đây?− Nhà cô Ti Gôn?− Nói vậy, đi thật hả?− Thì đến xem nhà cô phát thanh viên thế nào?Rồi Thường Đăng dài giọng ra vẽ tránh Thư Bằng:− Mày sao chẳng biết quan tâm gì cả. Cô ấy đã giới thiệu chương trình thời trang của mày.Thư Bằng thản nhiên:− Nhiệm vụ của phát thanh viên.Thư Bằng nhăn mày phàn nàn:− Tao như Ti Gôn, lúc dẫn chương trình sẽ chê hết các mẫu thời trang mày thiết kế.Thư Bằng giơ nắm tay lên:− Thằng phản bạn nè.Thường Đăng cười xòa:− Không phản đâu, tao giúp mày đây này.Xe dừng lại khi tòa nhà hiện ra. Tòa lâu đài cổ phủ đầy những giàn ti-gôn trắng quạnh quẽ, vắng lặng mang một vẽ đẹp hoang dã. Thư Bằng trố mắt ngạc nhiên. Chính Thường Đăng đã biết trước rồi – đã nghe Thường Vy kể – nhưng anh cũng đứng nhìn sững.Thư Bằng lên tiếng hỏi Thường Đăng.− Cô Ti Gôn ở trong tòa lâu đài cổ tích này hả? Mày có nhằm không?Thường Đăng khẳng định:− Không nhầm đâu. Mày không thấy tòa nhà phủ đầy hoa ti-gôn tên của cô ấy sao?− Thấy chứ.Bị thu hút bởi những giàn ti-gôn rủ xuống khắp nhà, Thư Bằng bước nhanh vào trong không đợi Thường Đăng nhắc. Thường Đăng dắt xe vô. − Mày hãy tham quan vườn ti-gôn đi. Không chừng có thêm bài hát ti-gôn nữa ra đời đây.''Ti gôn trắng xóa cho ai sững sờ'.Đúng là Thư Bằng đang sững sờ vì những đóa ti-gôn trắng xóa nở rộ quanh nhà. 'Ti-gôn nở trắng trời chiềú Thư Bằng có cảm giác như anh sáng tác bài 'Ti-gôn trắng' ở ngay tại đây.Ngày ấy, cảm hứng đến bất chợt, thấy ti-gôn là tả thế thôi. Giờ đây mới thấy sự tưởng tựơng của mình sao phong phú quá.Thường Đăng đến bên Thư Bằng:− Sao có cảm hứng mới chưa. Thế nào cũng có bài 'Ti-gôn trắng' tuyệt hay nhé nhạc sĩ kiêm nhà thiết kế thời trang Bằng Lăng.Thư Bằng phủ nhận:− Tao có là nhạc sĩ đâu mày.− Không nhạc sĩ cũng cứ sáng tác thêm 'Ti-gôn trắng' đi. Thư Bằng lắc đầu rồi buông lời nhận định:− Một bài đủ rồi. Tao thấy bài ấy lại càng phù hợp với nơi đây.Thường Đăng biểu đồng tình:− Phải rồi, vì nơi đây có 'xôn xao áo lụa qua thềm'.− Mày lại hay nữa.− Hay chứ, vì tao thuộc bài hát của mày mà. Không hiểu sao, lúc Ti Gôn gửi tặng qua chương trình 'Qùa tặng âm nhạc', tao cứ bồi hồi xúc động. Cô ấy đâu biết tao là bạn của nhạc sĩ Bằng Lăng.− Bởi vậy, lúc mày giới thiệu tao là Bằng Lăng thấy Ti Gôn có vẻ như không tin.− Vì cô ấy vừa mới giới thiệu chương trình thời trang của mày nhà thiết kế. Thôi, vào nhà đi.Thư Bằng đưa mắt nhìn khắp lượt. Khuôn viên tòa nhà rộng lớn vô cùng. Thư Bằng nhận xét:− Tòa lâu đài cũ kỷ nhưng những giàn hoa tươi thắm lạ thường.− Tất nhiên phải có người chăm sóc hoa.− Tòa nhà chắc có đến tứ đại đồng đường ở?− Muốn biết mấy đại đồng đường thì vào nhà sẽ biết.Thư Bằng kéo tay Thường Đăng:− Thôi đi ông, gõ cửa hay bấm chuông gì đi. Vào đường đột coi chừng bị đuổi ra đấy.Thường Đăng cười sảng khóai:− Ti Gôn hiếu khách lắm, mình không bị đuổi ra đâu mà sợ.Ngay lúc đó vú Ngân từ trong nhà quét ra sân. Thấy Thư Bằng và Thường Đăng xơ rớ bên những giàn hoa ti-gôn, vú Ngàn lên tiếng trước: − Hai cậu tìm ai?Thư Bằng nhìn Thường Đăng khiến anh chàng phải lên tiếng đáp:− Tụi cháu tìm cô Ti Gôn. Cô ấy có nhà không dì?Vú Ngần đưa mắt cảnh giác nhìn hai gã đàn ông đang vào nhà một cách lặng lẽ. − Có. Hai cậu ngồi đây để tôi vào báo với Ti Gôn. Vú Ngần đi vào trong. Lát sau, Ti Gôn xuất hiện duyên dáng trong bộ đồ lụa màu hồng phấn. Ti Gôn thoáng chút ngạc nhiên khi nhìn thấy Thư Bằng và Thường Đăng ghé nhà.− Không ngờ hai anh ghé đây.Thư Bằng buột miệng nói nhanh:− Tôi muốn được tham quan tòa lâu đài đây.Ti Gôn khôn khéo đáp trả:− Tiếc là tòa lâu đài này không nằm trong danh sách các điểm tham quan của Đà Lạt.Thư Bằng mỉm cười:− Thì bổ sung thêm.− Tôi không phải là giám đốc Sở Văn hóa nên chẳng ký được.Thường Đăng lặng thinh bỗng thốt lên câu bình phẩm.− Cô Ti Gôn thật khéo nói. Tóm lại là cô không muốn chúng tôi tham quan tòa lâu đài?Thư Bằng chỉ những giàn ti-gôn nhành lá biếc xanh, hoa nhỏ li ti màu hồng, màu trắng rủ xuống mềm mại như dòng nước uốn lượn. − Thôi, tham quan giàn ti-gôn cũng được. Cô có cả rừng hoa ti -gôn tuyệt đẹp. Ti Gôn hỏi Thư Bằng:− Anh chưa rời Đà Lạt sao?Thư Bằng nhìn Ti Gôn, hóm hỉnh nói:− Tôi nói rồi, nếu Đà Lạt cho tôi tá túc, tôi sẽ ở luôn đó.− Tôi không tin anh sẽ ở được mãi nơi Cao nguyên lạnh lẽo này.− Tại sao Thường Đăng ở được, cô ở được, còn tôi thì không?Ti Gôn giải thích:− Anh thích hợp với thành phố sôi động hơn.Thư Bằng hỏi lại:− Còn Đà Lạt thích hợp với Ti Gôn, phải không?− Thích hợp với anh Thường Đăng đấy chứ.Ti Gôn vừa buông câu đáp vội im bật, vì sợ lỡ lời động chạm đến Thường Đăng. Anh chàng bệnh hoạn dể hiểu lầm ý của người khác. Thường Đăng vội hỏi ngay:− Tại sao Ti Gôn nghĩ Đà Lạt thích hợp với tôi?Ti Gôn bình thản đáp:− Vì anh sinh ra và lớn lên ở tại đây. Ba người vẫn còn đứng ngoài sân dưới giàn ti -gôn nở trắng. Ti Gôn lúc bấy giờ mới bảo:− Mời hai anh vào nhà.Thư Bằng nhìn Ti Gôn, pha trò:− Ti Gôn chịu cho tham quan tòa lâu đài rồi hả?Ti Gôn lém lỉnh đối đáp:− Để anh xem tòa lâu đài này giống trong cổ tích không?− Chắc giống, vì có nàng công chúa.− Có mụ phù thủy đấy.Thường Đăng nháy mắt với Thư Bằng lên tiếng:− Mụ phù thủy như Ti Gôn thì Thư Bằng càng muốn đến tòa lâu đài đấy. Ti Gôn không nói gì, đi vào nhà, hai người khách đi theo.Thường Đăng cất tiếng hỏi:− Thư Bằng bảo tòa lâu đài này đang sống tứ đại đồng, phải không Ti Gôn. Ti Gôn lắc đầu:− Chẳng có tứ đại mà chỉ có bà ngoại với Ti Gôn sống thôi.Thư Bằng chép miệng:− Vắng quá nhỉ?Vừa lúc đó, vú Ngầng mang nước ra:− Mời hai cậu dùng trà.Vú đặt mấy tách trà bốc khói thơm lừng lên bàn. Ti Gôn nói tiếp:− Có thêm vú Ngần nữa đó.Thư Bằng vẫn nói:− Cũng vắng.Thường Đăng thốt lên một cách vô tư.− Vắng thì mày đăng ký xin ở trọ. Ti Gôn đáp nhanh:− Thường Vy đăng ký xin ta túc khi nào bị tống khứ ra khỏi nhà mà tôi còn không cho.Thư Bằng hỏi nhỏ :− Tại sao?− Vì chứa chấp người khác nguy hiểm lắm. − Thế Ti Gôn không giúp kẻ lỡ đường sao?− Lỡ đường có nhà nghỉ.Thường Đăng xía vô:− Nhưng người ta muốn nghỉ ở tòa lâu đài này.Ti Gôn hạ giọng vờ hăm he:− Tòa lâu đài có ma đấy.Thư Bằng cao giọng hùng hồn:− Đàn ông không sợ ma.Ba người cùng cười vang thật thoải mái. Hôm nay Ti Gôn thấy Thư Bằng bớt vẻ cao ngạo hơn một chút. Cô mời hai người uống trà Bà Tịnh Yên ra đến. Thư Bằng và Thường Đăng cất tiếng chào vì biết ngay là bà ngoại của Ti Gôn. Ti Gôn giới thiệu hai người với bà. Bà Thịnh Yên đưa mắt nhìn Thường Đăng rồi hướng sang Thư Bằng. − Hai cậu đều là bạn hả? Một người ở Sài Gòn, một người ở Đà Lạt.Thư Bằng mỉm cười đáp:− Dạ, tụi cháu thân hồi còn đi học.− Thân thì quan tâm lẫn nhau.Bà Tịnh Yên nhắc với vẻ ân cần. Thư Bằng gật nhẹ đáp lời bà:− Cháu ra Đà Lạt giới thiệu thời trang là đến thăm Thường Đang ngay. Nhờ thế, cháu mới gặp Ti Gôn đó bà. − Ti Gôn dẫn chương trình cho cậu mà. Thường Đăng góp lời:− Ti Gôn giới thiệu chương trình nào cũng hay tuyệt đó bà Bà Tịnh Yên hướng mắt sang đứa cháu gái:− Bà chỉ nghe Ti Gôn giới thiệu chương trình ca nhạc thôi. Mà nhạc bây giờ kỳ quá, lời ca giọng điệu cứ chói làm sao ấy, bà không thích hợp. Thư Bằng tò mò hỏi:− Còn thời trang, bà thấy thế nào?− Bà lại càng không biết về thời trang bây giờ. Người ta thiết kế nhiều bộ đồ kỳ cục quá.Bà Tịnh Yên đáp rồi phát biểu thẳng thừng:− Thấy mấy cô cậu ca sĩ ăn mặc quái lạ vừa nhảy vừa hát là bà chịu hết nổi. Ti Gôn lên tiếng giải bày:− Đó là phong cách trẻ trung sôi nổi phù hợp với giới trẻ nên họ yêu chuộng, ngoại ạ. Bà Tịnh Yên không chịu:− Ca hát thì phải dịu dàng đằm thắm, có đâu mà hò hét nhảy múa loạn xạ, lại mặc đồ chẳng giống ai.Ba người đưa mắt nhìn nhau. Ti Gôn nói với Thư Bằng và Thường Đăng:− Tính ngoại tôi như thế. Không thích gì thì nói ra, chẳng ẩn ý chê bai ai cả. Thư Bằng vọt miệng hỏi:− Chắc bà chê bai cháu?Bà Tịnh Yên hỏi lại Thư Bằng:− Cậu thiết kế thời trang thế nào? Quần áo có lạ lùng kỳ quặc không? Sao không làm kiến trúc sư thiết kế công trình, nhà cửa?Ti Gôn nhanh miệng trả lời bà:− Mỗi người một nghề chứ ngoại.− Vậy hãy chọn nghề mà nhiều người thích.− Ngoại làm như thiết kế thời trang không ai thích vậy. Bà Tịnh Yên thôi không bàn về thời trang nữa, mà quay sang Thường Đăng:− Còn cậu, các công trình thiết kế thế nào, có được thi công chưa?Thường Đăng khiêm tốn đáp nhỏ:− Dạ, cũng có. Ti Gôn hào hứng khoe giùm Thường Đăng:− Anh Thường Đăng có nhiều công trình được thi công rồi đó ngoại. Như là Nhà Văn hóa thành phố Đà Lạt, khu vui chơi... Anh ấy còn đang thiết kế khách sạn "ổ nhền nhện" đó ngoại.Thường Đăng kêu lên:− Ti Gôn đừng có quảng cáo quá đáng, tôi không chịu trách nhiệm đâu.Bà Tịnh Yên cười có vẻ hiểu biết:− Sáng tạo nhiều đồ án thiết kế có giá trị là tốt. Nó giúp ích cho mọi người, cậu đừng cố gắng.− Dạ.Thường Đăng đáp rồi nhìn Ti Gôn. Có một lúc anh đã bỏ dở công việc, giờ mới vực dậy.Thư Bằng cắt giọng có vẻ phân bì:− Vậy là bà khen Thường Đăng, bà chê công việc thiết kế của cháu?Thường Đăng vỗ vai bạn:− Cái thằng!Bà Tịnh Yên nhắc:− Các cậu uống trà đi kẻo nguội mất ngon.Thư Bằng bưng tách trà lên nhắp một ngụm. Hương vị trà ngọt thơm nơi đầu lưỡi.Bà Tịnh Yên đứng lên:− Các cậu với Ti Gôn nói chuyện tự nhiên đi. Có bà già này không thoải mái, phải không?Thư Bằng đỡ lời:− Dạ. Bà nói chuyện vui lắm ạ. Bà Tịnh Yên dứ tay trước Thư Bằng:− Cậu này lại khéo nịnh. Bị tôi chê còn làm bộ.Bà nói xong, bước vào trong. Ti Gôn đưa hai người trở ra ngoài sân, ngồi dưới giàn ti -gôn trò chuyện. Thư Bằng buông câu nhận xét:− Bà ngoại của Ti Gôn vui tính ghê.− Bà khó tính lắm đấy.Thường Đăng lên tiếng:− Nghe bà nói chuyện thì biết rồi.Thư Bằng gật đầu:− Cũng phải thôi. Người già có quan niệm khác bọn trẻ chúng mình.Ti Gôn nhìn Thư Bằng, buột miệng:− Tôi chỉ sợ bà ngoại nói những điều phật ý anh. − Tôi chẳng phật ý đâu, bà nhận định rất chính xác mà.Thường Đăng buông một câu đầy ý nghĩa:− Bà nhận xét chính xác thì mày càng nên đến đây để nghe. Thư Bằng đáp lại:− Mày nên nghe, vì bà luôn khen mày.− Rồi bà cũng sẽ khen mày thôi.Chẳng biết bà có khen Thư Bằng không? Khi Thư Bằng và Thường Đăng về, bà Tịnh Yên cất tiếng phê phán ngay:− Một cậu thì bệnh hoạn không biết sao, mình an ủi động viên như thế chứ nhìn sắc vóc cậu ta, ngoại cũng thấy lo. Còn một cậu thì thiết kế thời trang giống lũ trẻ choai choai, lấc cấc. Con nói chuyện với họ phải ý tứ giữ gìn. Biết bà Tịnh Yên sắp thuyết giáo về việc "nam nữ thọ tho.... " Ti Gôn mỉm cười: − Con nói chuyện bình thường, có gì đâu, ngoại ơi.Bà Tịnh Yên vẫn nhắc nhở:− Phải ý tứ giữ gìn, coi chừng thằng Mẫn Khôi không hài lòng đó.Nhắc đến Mẫn Khôi, Ti Gôn lộ vẻ không chịu:− Liên quan gì đến anh Mẫn Khôi mà sợ anh ấy không hài lòng hở ngoại?Bà Tịnh Yên nhìn Ti Gôn đăm đắm. Đôi mắt già nua nhưng vẫn ánh nét tinh anh ngời sáng. Giọng bà nhấn mạnh từng tiếng:− Sao không liên quan? Chẳng lẽ con không biết con với Mẫn Khôi. Con như hoa đã có chủ nên hạn chế tiếp xúc với bọn đàn ông con trai.Ti Gôn kêu ré lên:− Ngoại đừng gán ghép con anh Mẫn Khôi. Con không ưa anh ta.− Con nói gì lạ vậy. Con với Mẫn Khôi hai bên gia đình đã thỏa thuận rồi.Ti Gôn đáp cứng cỏi:− Nhưng con không thuận.Bà Tịnh Yên thoáng giận:− Con cãi lời ngoại ư? Đừng làm như vậy. Mẫn Khôi rất thương con.Ti Gôn giãy nảy:− Cái ngữ an ta con nhất quyết tránh xa. Đàn ông quyền uy, thế lực gia trưởng, lúc nào cũng ham hạch sách, quản thúc người khác.Bà Tịn Yên lại bênh Mẫn Khôi:− Con nói quá. Ngoại thấy nó có làm gì đâu.− Ngoại chưa thấy anh ta cư xử với con.− Chẳng qua nó cũng chỉ lo cho con thôi.Ti Gôn cương quyết lắc đầu:− Con không cần Mẫn Khôi lo. Con chỉ muốn được yên thân, được tự do thôi:Trán bà Tịnh Yên khẽ nhăn lại:− Tự do để con trò chuyện với hết đứa này đến đứa kia hả? Ngoại nói rồi, con phải hạn chế tiếp xúc với bọn đàn ông con trai.Giọng Ti Gôn kêu lên than vãn:− Ngoại ơi! Bây giờ là thời đại văn minh tiến bộ rồi, nam nữ tiếp xúc với nhau là chuyện bình thường.Bà Tịnh Yên buông gọn:− Người ta thì được nhưng con thì không.Ti Gôn phàn nàn:− Tại sao con không được?− Ngoại đã nói là con có Mẫn Khôi. Nó sẽ không hài lòng khi con giao tiếp nhiều với bạn trai.Ti Gôn bướng bỉnh:− Con không cần biết Mẫn Khôi hài lòng hay không. Con tiếp xúc với ai cũng đâu có liên quan gì với anh ta.Bà Tịnh Yên tỏ ra bực dọc:− Ngoại nói là có liên quan. Con liệu đấy, đừng để thằng Mẫn Khôi phiền.Ti Gôn tức tối cao độ. Nhưng với bà ngoại, cô phải nén vào lòng và chỉ biết kêu ca:− Sao việc gì ngoại cũng bắt con làm theo ý Mẫn Khôi? Cứ sợ anh ta phiền anh ta không hài lòng.Bà Tịnh Yên chưa nói gì, Ti Gôn thòng thêm một câ thẳng thừng:− Con mong anh Mẫn Khôi phật ý phiền lòng mọi chuyện, để không đến đây nữa.Bà Tịnh Yên càu nhàu:− Con nói gì lạ vậy?Ti Gôn nhấn mạnh:− Con mong anh ta đừng đến đây. − Nói điên!Ti Gôn định nói thật lòng mình, nhưng bị bà Tịnh Yên la, cô vội nín thinh.Không bao giờ Ti Gôn muốn đối diện với Mẫn Khôi. Lúc nào anh ta cũng cho rằng mình có quyền quản lý Ti Gôn, ra lệnh cho cô, buộc cô phải làm mọi chuyện theo ý anh ta. Sống mà phải luôn thực hiện theo yêu cầu mện lện của Mẫn Khôi, Ti Gôn sẽ điên mất. Chỉ nghĩ đến điều này thôi, cô cũng đã thấy cơn giận sục sôi, không thể chịu được.Đúng như mong mỏi của Ti Gôn, Mẫn Khôi không đến mà một người khác xuất hiện - Thư Bằng. Lúc đầu Thư Bằng đến, Ti Gôn ngạc nhiên, nhưng bây giờ đã hết.Môi điểm nụ cười tươi, Thư Bằng giải thích cho sư hiện diện của mình.− Tôi lại bắt đầu mê những giàn hoa ti -gôn của nhà cô rồi.− Anh nghĩ là tôi có ở nhà ư?− Tôi đến đài truyền hình, ở đấy bảo Ti Gôn vừ về nhà.Mời Thư Bằng ngồi xuống chiếc ghế đá quen thuộc dưới giàn ti -gôn trắng muốt, Ti Gôn khẽ hỏi:− Anh chưa rời Đà Lạt sao? Tay kéo một nhánh ti -gôn, Thư Bằng nhăn mặt khi vừa ngồi xuống ghế.− Lúc nào cũng hỏi câu đó Có vẻ như Ti Gôn không muốn tôi ở Đà Lạt.Ti Gôn ôn tồn giải thích:− Tôi nghĩ anh ra Đà Lạt triển lãm giới thiệu thời trang, xong việc rồi thì...− Rời Đà Lạt.Thư Bằng ngắt lời rồi hạ một câu phê phán:− Ti Gôn là người Đà Lạt mà không hiếu khách chút nào? Chẳng mời tôi tham quan Đà Lạt. Ti Gôn đáp trả:− Tôi đâu phải là hướng dẫn viên du lịch mà giữ anh lại để mời anh tham quan Đà Lạt.− Không là hướng dẫn viên, Ti Gôn cũng là chủ nhà.Môi Ti Gôn thoáng nở nụ cười. Nụ cười của cô chủ nhà làm khách Thư Bằng chợt nao nao. − Vậy chủ nhà xin mời khách vào nhà.Vừa nói, Ti Gôn vừa đưa một ngón tay chỉ vào trong. Thư Bằng nhẹ bảo:− Tòa lâu đài để cho kiến trúc sư Thường Đăng tham quan nghiên cứu. Còn tôi thích nghiên cứu hoa ti -gôn ở đây hơn.Ti Gôn gật đầu:− Anh cứ tự nhiên... nghiên cứu.Rồi cô nhẹ giọng hỏi:− Anh định nghiên cứu lai tạo giống hao hay sáng tác nhạc?Thư Bằng cười thoải mái:− Tiếc là tôi không phải các nhà khoa học lai tạo giống để hoa có nhiều màu.− Vậy anh viết nhạc đi. Bài Ti -gôn trắng tuyệt hay. Thêm một bài nữa đi.Ti Gôn phát biểu thật lòng. Cô rất yêu thích bài "Ti -gôn trắng" của Bằng Lăng. Lần đầu tiên nghe bài hát, Ti Gôn đã sửng sốt. Bài hát về hoa ti -gôn, về tên cô khiến cô rất thú vị. Có người viết về hoa ti -gôn, về tên cô ư? Tên tác giả Bằng Lăng làm cho Ti Gôn mỉm cười. Kẻ nào cũng khéo chọn?Bây giờ kẻ đó ngồi đối diện với Ti Gôn. Không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp, chỉ sáng tác theo ngẫu hứng, theo ngẫu hứng nhưng rất hay.Ti Gôn thúc giục Thư Bằng:− Anh viết một bài nữa đi. Thật hay như Ti -gôn trắng.Đang thả hồn trên giàn ti -gôn trắng, Thư Bằng quay lại trả lời Ti Gôn giọng triết lý:− Bài hay chỉ viết được một lần trong đời thôi.Ti Gôn nghiêng đầu hỏi Thư Bằng:− Anh nghĩ như vậy à?− Với tôi là như vậy?Thư Bằng trả lời rồi giải thích thêm:− Tôi viết bài "Ti -gôn trắng" do cảm hứng vu vơ thôi, bây giờ thấy phù hợp với những giàn ti -gôn ở đây.Ti Gôn phát biểu:− Nghe bài hát, tôi nghĩ là tâm sự của anh đấy.Thư Bằng cười nhẹ:− Chẳng biết tâm sự của ai, nhưng hoa ti -gôn tôi tả đúng là ti -gôn ở đây, trong vườn nhà Ti Gôn.Nghe câu khẳng định chắc nịch của Thư Bằng, Ti Gôn nói khẽ:− Hoa ti -gôn thì ở đâu cũng như nhau.− Vì ở đây mới có áo lụa qua thềm.− Anh tưởng tượng hay ghê.Thư Bằng hỏi lại:− Ti Gôn có thấy là tôi tưởng tượng giống y sự thật?− Làm sao tôi biết đúng sự thật hay không?Thư Bằng hồi hởi bảo:− Ti Gôn là áo lụa qua thềm đấy.− Có người ở thì có qua thềm hà.− Nhưng chỉ có một áo lụa qua thềm thôi.Thư Bằng và Ti Gôn cứ lý sự cùng nhau chẳng ai thua ai. Cô cứ nghĩ ngợi mãi: Thư Bằng viết bài hát không dựa vào tâm sự, chỉ do tưởng tượng thôi, thế mà hay tuyệt. Hay là anh dựa vào tâm sự của Thường Đăng? − Thường Đăng chỉ có nỗi tâm sự u uất, chán nản, mà tôi có viết điều đó đâu.− Anh viết đẹp và lãng mạn lắm.− Chưa ai khen bài hát như Ti Gôn.− Tôi thấy như vậy mà.− Tôi thì thấy nó giống giàn ti -gôn nơi đây.Bỗng dưng, Thư Bằng cất tiếng hỏi:− Vì sao cô tên là Ti Gôn vậy?Ti Gôn mỉm cười pha trò:− Tôi sinh ra đã có sẵn tên Ti Gôn dành cho tôi rồi.Mắt Thư Bằng lướt nhanh giàn ti -gôn rồi tự giải thích.− Có lẽ khắp tòa nhà, đâu đâu cũng có hoa ti -gôn nên ba mẹ cô cảm hứng đặt tên Ti Gôn cho cô.Ti Gôn hỏi lại:− Còn anh, có phải khắp nhà có bằng lăng nở tím không?− Tôi khác. Tôi cảm hứng vì tên Bằng của mình thôi.− Thư Bằng và Bằng Lăng... cũng hay nhỉ? Thế anh có biết hoa bằng lăng không?Thư Bằng lắc đầu thành thật đáp:− Tôi chưa một lần nhìn thấy hoa bằng lăng.− Vì cái tên hiệu, anh phải đi tìm hiểu biết chứ.− Tôi ở Sài Gòn đâu có điều kiện biết đến hoa bằng lăng. Đâu phải như Ti Gôn sinh ra đã có hoa và có tên rồi.Ti Gôn mỉm cười không nói gì. Thư Bằng bỗng đề nghị:− Còn ở Đà Lạt này, hôm nào, Ti Gôn hướng dẫn tôi vào rừng tìm hoa bằng lăng nhé.Ti Gôn lắc nhẹ:− Tôi ở Đà Lạt chỉ biết Suối Vàng, chưa vào rừng bao giờ đâu. − Thì đi cho biết.− Bà ngoại tôi không cho đi đâu.Nhắc đến bà Tịnh Yên, Thư Bằng phản xạ tự nhiên đưa mắt nhìn quanh.− Bà ngoại Ti Gôn khó quá.− Bà mệnh phụ phong kiến đấy.− Nhìn bà là biết rất giữ nề nếp lễ giáo.Ti Gôn mỉm cười, nhớ đến bà Tịnh Yên. Bà cứ bắt cô phải giữ gìn ý tứ không được nói chuyện với đàn ông, con trai, nhất là Thư Bằng, nhà thiết kế bà không mấy thích.Cũng may, giờ này Thư Bằng đến, bà đang nghỉ trưa. Trông thấy thế này, bà sẽ la cô mấy trận chứ không phải một trận đâu.Ngay lúc đó có tiếng xe ngựa lóc cóc dừng lại ngoài cổng. Một cô gái mặc mini jupe cực ngắn màu đỏ chói lọi hối hả bước vào trong. Nhìn thấy Thư Bằng ngồi nói chuyện với Ti Gôn dưới giàn hoa ti -gôn, giọng cô tru tréo cất lên:− Trời ạ! Anh Thư Bằng nói về Sài Gòn mà vẫn chưa thu xếp, còn lo ghé đây.Rồi cô nghiêng ngớ Ti Gôn, giọng mỉa mai Thư Bằng:− Anh ghé đây làm gì? Định nhờ phát thanh viên giới thiệu tiếp chương trình nữa hả?Thư Bằng nhăn mày lộ vẻ khó chịu:− Khánh Trâm! Em nói nhiều quá đó. Cô gái chính là Khánh Trâm người mẩu biểu diễn thời trang. Cô đã giới thiệu các mẫu thời trang của Thư Bằng trong những ngày anh lưu lại đây.Khánh Trâm trang điểm thật kỹ. Cô có vóc dáng cân đối, cặp đùi cao và dài lồ lộ trong làn vớ da người mỏng dính.Khánh Tram hất đầu với Thư Bằng:− Em hỏi anh: tại sao không lo thu xếp về Sài Gòn, còn ở đây?Mặt Thư Bằng đanh lại:− Em cứ thu xếp về trước, việc gì phải chờ anh. Anh muốn về lúc nào thì về. Khánh Trâm liếc Thư Bằng bằng ánh mắt sắc lém:− Ngộ chưa! Em đi với anh thì phải về cùng anh chứ.Thư Bằng thản nhiên:− Em muốn về cứ về, đừng lệ thuộc vào anh.Khánh Trâm dẩu môi lên:− Ai thèm lệ thuộc vào anh.− Thế sao không về trước đi?Khánh Trâm cao giọng:− Anh nên nhớ trước khi ra đây biểu diển, ba mẹ m dặn anh phải lo cho em.Thư Bằng vênh mặt lên đáp:− Anh đã lo chu toàn cho em rồi. Giờ biểu diễn xong, em cứ về. Chưa muốn về thì tham quan Đà Lạt.Khánh Trâm nghiêng người tựa vào Thư Bằng:− Em muốn đi tham quan với anh hà.Mặt Thư Bằng lạnh băng:− Anh còn nhiều việc phải giải quyết.− Việc gì?Khánh Trâm hỏi rồi hất hàm nhìn sang Ti Gôn, xỉa xói:− Anh bận giải quyết việc ở đây phải không? Chưa muốn chia tay với cô phát thanh viên hả?Nãy giờ ngồi yên lặng thinh, Ti Gôn rất khó chịu trước những lời lẽ gay gắt của Khánh Trâm. Sợ bị hiểu lầm, Ti Gôn vội lên tiếng, giọng bình thản lạ thường:− Cô Khánh Trâm! Có gì mà gắt gỏng nặng nề thế. Anh Thư Bằng có đến chia tay với phát thanh viên cũng là chuyện bình thường thôi.Khánh Trâm hứ một tiếng rõ dài:− Phát thanh viên của đài truyền hình địa phương mà tưởng ngon lắm.Ti Gôn hất đầu lên hỏi Khánh Trâm:− Tôi không động chạm đến cô, sao cô động chạm đến công việc của tôi?− Vì tôi không muốn anh Thư Bằng đến đây. Công việc đã giải quyết xong ờ đài truyền hình rồi.Thư Bằng cau mày hỏi:− Sao em lại đến đây?− Anh đi đâu mà em chẳng biết, có trốn em cũng không được đâu.Thư Bằng không hiểu sao Khánh Trâm lại biết anh đến đây mà đi tìm. Khánh Trâm là người mẫu biểu diễn thời trang cho các nhà thiết kế, chứ không phải riêng Thư Bằng. Khánh Trâm cứ cho mình cho cái quyền can thiệp vào đời sống của anh, lúc nào cũng mè nheo và bắt buộc anh phải chiều chuộng. Thư Bằng đến phát ngán thái độ của Khánh Trâm. Cô ả đỏng đanh kiêu kỳ, cho mình là trung tâm của vũ trụ. Khánh Trâm muốn tất cả mọi người phải biết và chú ý đến cô. Cử chỉ lời nói của Khánh Trâm với Ti Gôn khiến Thư Bằng bất mãn. Ti Gôn dịu dàng đằm thắm như bông hoa từng tỏa ngát hương thơm.Lúc đầu, Thư Bằng không để ý đến cô phát thanh viên của đài. Anh cho rằng cô giới thiệu chương trình cho anh là làm nhiệm vụ thôi. Thấy thái độ không mặn mà với thời trang của Ti Gôn, Thư Bằng càng thêm lạ lùng khó chịu. Nhưng khi nghe anh em Thườn Đăng kể chuyện về Ti Gôn, việc cô phát thanh viên ghé nhà thăm người bệnh và động viên thì anh rất cảm kích.− Nổi tiếng, ai mà không muốn chứ.− Như cô phải không?Khánh Trâm (Khánh Trâm) cao ngạo:− Nhiều người muốn như tôi mà không được đấy.Thư Bằng dài giọng chế nhạo:− Như cô bộ ghê gớm lắm sao?Mặt Khánh Trâm nghếch lên đầy kiêu hãnh:− Làm nghề mẫu thời trang mà không ghê gớm à? Này nhé, em đang có mấy hợp đồng quảng cáo nè. Mùa Tết có mấy hợp đồng chụp ảnh in lịch nè. Rồi mấy hãng phim mời đóng vai chính với giá cao. Nhiều người muốn như em nằm mơ cũng chẳng có. Khánh Trâm nói mà mắt liếc ngang liếc xéo Ti Gôn. Cô biết Khánh Trâm muốn khoe với cô, làm như Ti Gôn "thèm" và mơ được địa vị như cô lắm. Khánh Trâm tưởng làm cái nghề hái ra tiền đó là ngon lắm.Đã thế, Khánh Trâm còn kiểu cách phàn nàn Thư Bằng, ra vẻ bất cần cộng tác với anh: − Đừng tưởng em ham biểu diễn mẫu thiết kế của anh. Đi với anh ra đây, em bị mất mấy sô diễn quảng cáo, mà có được lợi gì đâu.Thư Bằng buông gọn:− Anh nói rồi, lần sau em đừng đi.− Đi để quản lý anh chứ.Khánh Trâm thản nhiên nói rồi đắc ý cười giòn.Thư Bằng nhìn thẳng Khánh Trâm chậm rãi bảo:− Cô nên rút lại lời nói đi. Tôi nam nhi chỉ chí thế này không cần cô quản lý đâu. − Không quản lý sao được. Em chỉ sợ anh ra đây rồi lạc lối quên đường về.Thư Bằng châm chọc:− Lo quản lý cô đi. Nói nhiều và đi nhiều quá, cô quên đường về đó.Khánh Trâm nhão giọng:− Quên sao được? Em thu xếp xong rồi chờ anh về. Anh rề rà quá. Biết thế, em về với Giáng Ngọc rồi.− Tôi đã bảo cô về trước với Giáng Ngọc rồi mà. − Về trước sao được. Giáng Ngọc khác, em khác. À! Anh còn phải đưa em đi chợ Đà Lạt nữa đó. Dường như quên mất Ti Gôn chủ nhà, hai người nói chuyện thật thoải mái. và Ti Gôn làm khán giả ngồi nghe, dù cô không muốn nghe. Chẳng biết bao giờ hai vị khách không mời mà đến này mới chịu rời khỏi tòa lâu đài cổ hoang vắng của cô. Hôm nay tòa lâu đài có tiếng nói, chứ không im lặng chìm khuất trong những giàn ti gôn trắng huyền ảo bềnh bồng. Khánh Trâm lay tay Thư Bằng:− Anh nói xong chưa? Đi về!Nghe giọng điệu xấc xược như ra lệnh của Khánh Trâm, Thu Bằng bất mãn đáp:− Không có lý do gì tôi phải về cùng với cô.Khánh Trâm ngang bướng đáp trả:− Không có lý do, em cũng buộc anh về, được không?Kèm theo cái hất đầu "được không", Khánh Trâm chĩa sang Ti Gôn, giọng đầy vẻ gây hấn:− Cô nói xong chưa? Anh Thư Bằng về được chứ?Máu nóng dồn lên mặt, Ti Gôn tức khí trả lời Khánh Trâm:− Xong chưa thì cô hãy hỏi anh Thư Bằng chứ sao hỏi tôi?Khánh Trâm vẫn bướng bĩnh:− Tôi chỉ muốn hỏi cô thôi.Bằng giọng hết sức điềm tĩnh, Ti Gôn đáp nhanh:− Tôi là chủ nhà, khách muốn đến, muốn về tùy ý.− Cô không mời mọc sao anh Thư Bằng đến chứ?Vô duyên! Ti Gôn mời Thư Bằng đến làm quái gì? Anh ta là nhà thiết kế thời trang. Cái nghề chẳng liên quan đến Ti Gôn và cô đã nói rồi chỉ dẫn chương trình của anh một lần thôi. Anh về Sài Gòn và đi giới thiệu ở đâu thì mặc anh, có trở lại Đà Lạt lần nữa cũng không gặp Ti Gôn. Cớ gì Ti Gôn mời Thư Bằng đến đây? Cô cứ tưởng anh rời Đà Lạt mất rồi. Đà Lạt sương khói mờ ảo, Đà Lạt lạnh lẽo đâu có giữ chân con người nơi chốn phồn hoa sôi động. Sửa lại tư thế ngồi, Ti Gôn nghiêm giọng đáp lời Khánh Trâm:− Ai mời anh Thư Bằng? Tôi chỉ mời những người bạn thân thiết của tôi đến tòa nhà này thôi.Khánh Trâm lại tấn công sang Thư Bằng:− Anh nghe chưa? Anh có được mời đâu mà đến đây?Thư Bằng nhìn thẳng Khánh Trâm, giọng gắt lên:− Tôi đi đâu, làm gì là quyền của tôi. Sao cô thích xía vô chuyện riêng của tôi quá vậy?Khánh Trâm nhe răng cười đáp thản nhiên:− Em không xía vô chuyện riêng của anh thì ai xía vô đây?Thư Bằng lắc đầu hết biết. Anh không ngờ Khánh Trâm đến đây gây phiền toái thế này. Anh thì không sao, nhưng Ti Gôn chắc giận lắm. Anh không muốn cô bị Khánh Trâm quấy nhiểu. Nhưng biết làm sao, Khánh Trâm đã đến và kiếm chuyện rồi. Thư Bằng cố giữ giọng nhẹ nhàng đầy thành ý nói với Ti Gôn:− Mong Ti Gôn đừng chấp những lời của Khánh Trâm. Cô ấy không có ý gì đâu.Khánh Trâm bẻ lại:− Sao anh biết em không có ý gì?Thư Bằng trả lời Khánh Trâm:− Em có gì cũng được, nhưng hãy lịch sự nhã nhặn với cô Ti Gôn.− Em đã lịch sự lắm mới để cho anh trò chuyện với cô Ti Gôn. Bây giờ anh về được rồi đấy. Giọng điệu của những kẻ muốn phát huy quyền làm chủ người khác mà Ti Gôn đã từng nghe. Ti Gôn điềm tĩnh đáp lại Thư Bằng:− Tôi không quan tâm đến những lời anh cô Khánh Trâm nói. Tức thì Khánh Trâm nóng mũi, cất giọng mỉa mai:− Phải rồi, cô chỉ quan tâm đến những lời anh Thư Bằng nói thôi:Ti Gôn nhũn nhặn:− Những lời nói phải, tôi quan tâm.Ánh mắt của Khánh Trâm như có tia lửa:− Nghĩa là, cô cho tôi nói không phải?− Cô có vẻ muốn gây sự với tôi?− Nếu cô bình thường, tôi gây sự làm gì.− Chẳng lẽ tôi bất thường?Không khí càng lúc càng nặng nề. Thư Bằng thật sự khó chịu. Anh phê phán Khánh Trâm:− Em thật quá đáng đó Khánh Trâm, khi không làm mất hòa khí, mất đoàn kết với nhau. Khánh Trâm hất đầu hỏi:− Bộ anh muốn hòa khí, muốn đoàn kết lắm.Thư Bằng gật đầu một cách thản nhiên:− Tất nhiên rồi. Thêm bạn tốt, ai mà không muốn.Khánh Trâm lườm Thư Bằng thật dài:− Em thắc mắc vì sao anh đến đây. Bây giờ đã rõ.Giọng Thư Bằng tỉnh queo:− Đã rõ thì em về trước đi. Có muốn đi chợ Đà Lạt thì gọi xe ngựa mà đi, đừng ở đây lằng nhằng phiền nhiễu anh nữa.− Anh không về, em cũng ở đây đợi hà.Khánh Trâm tuyên bố thẳng thừng rồi lại bồi thêm một câu:− Mẹ em vừa gọi điện, bảo diễn xong rồi anh hãy đưa em về gấp.Không muốn ở đây phiền hà Ti Gôn, Thư Bằng đứng lên:− Được rồi. Tôi đưa cô về khách sạn để cô lo liệu. Còn tôi, chừng nào tôi muốn về Sài Gòn tôi về.Rồi anh quay sang Ti Gôn:− Chào cô Ti Gôn nhé. Mong cô không phiền tôi.Phiền anh thì anh cũng về Sài Gòn mất có nghe thấy gì đâu.Ti Gôn không trả lời Thư Bằng chỉ nói khẽ:− Hai người cứ về, tôi không tiễn đâu.Ánh mắt Khánh Trâm chiếu vào Ti Gôn như ngầm bảo: "Ai cần tiễn!". Rồi cô kéo tay Thư Bằng ra ngoài.Ti Gôn vẫn còn nghe giọng cười khanh khách của Khánh Trâm phả lại: − Rốt cuộc, anh cũng quay về với em thôi. Anh mà còn ở đó, em quậy đến cùng.Có phải Thư Bằng rời nhà Ti Gôn vì sợ Khánh Trâm quậy đến cùng. Thật ra, Thư Bằng không muốn dây dưa với Khánh Trâm. Cô gái đỏng đảnh nông cạn khiến anh chán ngắt. Lần này về Sài Gòn, anh sẽ thẳng thắng cho Khánh Trâm biết là cô không được can thiệp vào cuộc sống của anh nữa ở bất cứ nơi đâu. Hình ảnh Ti Gôn bên giàn ti -gôn trắng đã cuốn hút Thư Bằng. Anh lấy giấy viết ra nhưng chẳng viết được một nốt nhạc, một lời ca. Tâm trí như đang phiêu bồng lăng đăng ở một miền xa xôi nào.Đúng như lời Thư Bằng nói với Ti Gôn, bài hay chỉ viết được một lần trong đời. Và anh cảm thấy bài "ti gôn trắng" chính là ti -gôn ờ nhà Ti Gôn. Mọi thứ trùng hợp một cách lạ lùng."Dịu dàng như ngọc lung linh Hạt sương lấp lánh trên nhành ti -gôn Bâng khuâng giọt nắng nhẹ lăn.Mùa thu mây đậu tím ngần vai emXôn xao áo lụa qua thềmTi -gôn trắng rợp ngoài hiên nhà nàngTa về nỗi nhớ vương mangNhói lòng đau vì muộn màng... tiếng yêuTi -gôn nở trắng trời chiềuEm đi để lại hắt hiu tháng ngàyEm về hoa nở hươngTi -gôn trắng có cho ai sững sờTi -gôn dạo ấy bơ vơĐể sầu mấy kiếp câu thơ nhạt nhòaEm về hoa ở hồn ta Trâm năm hát mãi bài cạ.. hẹn hò".Ti -gôn trắng rợp ngoài hiên nhà nàng. Những giàn ti gôn nhà Ti Gôn đã có tự bao giờ.Thư Bằng mỉm cười khi nhớ đến lời của Ti Gôn. "Ti Gôn sinh ra đã có sẵn tên Ti Gôn rồi". Dường như ba mẹ cô đã chọn tên cho cô từ lúc nào rồi. Chẳng biết ba mẹ Ti Gôn đâu, mà cô sống một mình với bà ngoại trong tòa lâu đài cổ rêu phong, hoang phế kia?Tòa lâu đài cổ xưa, bà ngoại cũng cổ xưa. Bà luôn chỉ trích thời trang hiện đại làm Thư Bằng thấy nghề nghiệp bị đụng chạm. Anh thiết kế thời trang là chuộng cái đẹp, mà bị chê cũng tự ái lắm đây. Nhưng thôi, bà già lớn tuổi chê cũng chẳng sao.Về Sài Gòn, Thư Bằng giải quyết một số công việc rồi bay trở ra Đà Lạt.Đà Lạt thơ mộng là đề tài vô hạn, là cảm hứng của thơ, ca nhạc, họa. Còn Thư Bằng đi tìm nguồn cảm hứng để thiết kế. Những bộ trang phục do anh thiết kế luôn thể hiện sự duyên dáng trẻ trung. Và những hoa văn anh vẽ trên áo cũng rất độc đáo khiến nhiều người thích thú hăm mộ. Nhưng Thư Bằng đâu phải đến Đà Lạt để tìm nguồn sáng tạo. Vừa đến thành phố thông xanh là anh chỉ muốn đến ngay tòa lâu đài có những giàn ti -gôn trắng rợp.Chợt nhớ giờ này có lẽ Ti Gôn còn ở đài truyền hình, Thư Bằng về khách sạn trước rồi phóng đến đài đợi Ti Gôn.Vừa dắt xe ra cổng, Ti Gôn chợt nghe một giọng cất lên:− Cô ơi! Cho tôi quá giang về Suối Vàng với.Ti Gôn ngẩng lên ngạc nhiên khi thấy Thư Bằng:− Anh chưa rời Đà Lạt ư?Thư Bằng đứng như cố ý chặn xe Ti Gôn lại:− Tôi về Sài Gòn và mới trở ra Đà Lạt.− Thế vợ anh đâu, có ra cùng không?− Vợ tôi?Thư Bằng trố mắt ngó Ti Gôn, kêu lên:− Cô nói ai vợ tôi?Ti Gôn đáp một cách thản nhiên:− Khánh Trâm chứ ai? Nghe giọng điệu kiểu cách cô ấy nói với anh, tôi biết ngay.Thư Bằng chưa phản ứng thì Ti Gôn bồi thêm câu nhận xét:− Chồng là nhà thiết kế thời trang, vợ người mẫu thì tuyệt quá rồi.Thư Bằng giơ tay lên phân giải:− Điều cô nói không phải đâu, Khánh Trâm với tôi chẳng quan hệ gì cả.− Không phải vợ cũng là người yêu, việc gì anh phải giấu. − Tôi có giấu cô gì đâu?Ti Gôn vẫn tiếp tục:− Tôi thấy hai người thật đẹp đôi.Thư Bằng ngăn lại:− Ti Gôn nói chẳng đúng tí nào. Thôi, đừng đề cập đến Khánh Trâm. Hãy lên xe đi, chúng ta đến nhà Thường Đăng. Thật nhanh nhẹn, Thư Bằng nhảy phóc lên xe của Ti Gôn. Cô đứng kêu lên:− Bây giờ tôi là kẻ quá giang anh hả?Thư Bằng nheo mắt, cất giọng pha trò:− Tạm thời cho tôi làm chủ xe của Ti Gôn đi.− Xe của tôi mà để anh làm chủ à?− Tôi làm tài xế cũng được. Thôi, nhanh cô chủ.Ti Gôn đành leo lên ngồi sau Thư Bằng. Anh lái xe thật chậm lướt êm trên đường phố. Vừa điều khiển xe, anh vừa hỏi Ti Gôn:− Lâu nay, Ti Gôn có ghé Thường Đăng không?− Không. Bộ anh Thường Đăng có gì không ổn hả anh?Ti Gôn hơi lo và cất tiếng hỏi, vì mấy tuần nay cô bận công việc không có ghé thăm Thường Đăng. Chẳng lẽ Thư Bằng ở Sài Gòn lại được tin gì? Thư Bằng nhanh chóng đáp ngay:− Thư Bằng cũng bình thường thôi. Tôi ra đây muốn ghé nó vậy mà.Nói ghé Thường Đăng, nhưng Thư Bằng lại dừng xe trước một quán cà phê thơ mộng bên đường giàn hoa cát đằng tím ngát buông phủ, phía dưới là những bộ bàn ghế nhỏ xinh xinh đủ màu sắc. − Vào đi Ti Gôn.Ti Gôn vẫn ngồi trên xe:− Anh nhầm rồi, đây đâu phải nhà anh Thường Đăng.Thư Bằng mỉm cười:− Đây là quán cà phê Chiều Tím.− Anh ghé đây chi?− Mời Ti Gôn một ly cà phê.− Anh nghĩ là tôi đồng ý?− Chẳng lẽ Ti Gôn từ chối lời mời nhiệt tình của tôi.Thư Bằng vẫn cái giọng cao ngạo của buổi đầu gặp gỡ. Ti Gôn vặn lại: − Nếu tôi từ chối thì sao?− Tôi không tin Ti Gôn từ chối.Ti Gôn liếc Thư Bằng một cái, dài giọng bảo:− Anh có vẻ cao ngạo tự tin quá đấy.Nụ cười điểm nhẹ trên môi Thư Bằng Anh nhẹ nhàng giải thích:− Ti Gôn đang muốn biết lý do tôi ra Đà Lạt nên đâu thể từ chối được. Phải vào thôi.Thư Bằng vừa nói vừa bước vào quán. Ti Gôn mãi lo nói nên cũng bước theo. − Dù anh có làm chương trình biểu diễn thời trang lần hai, tôi cũng đâu có giới thiệu.Thư Bằng kéo ghế cho Ti Gôn ngồi và nháy mắt với cô:− Biết Ti Gôn không giới thiệu chương trình, nên tôi đâu có làm nữa.Ti Gôn bông đùa:− Có làm cũng ế hà, vì không ai ủng hộ thời trang của anh.Thư Bằng nhe răng cười:− Có bà ngoại của Ti Gôn không ủng hộ chứ ai.− Ngoại Ti Gôn thấy các ca sĩ hát trên tivi ăn mặc quần áo lạ lùng, quái lạ, bà cứ phàn nàn mãi.Thư Bằng bật hỏi:− Còn Ti Gôn thì sao?− Chẳng ý kiến, vì thị hiếu mỗi người mỗi khác.Thấy hai người ngồi xuống ghế mà chưa gọi gì, nhân viên trong quán chạy đến hỏi ân cần. Thư Bằng gọi một tách cà phê và nói với Ti Gôn.− Ti Gôn uống cà phế sữa nhé?− Anh hỏi hay chỉ định cho tôi?Trán Thư Bằng nhăn lại:− Hình như Ti Gôn thích bắt bẻ tôi?Ti Gôn hồn nhiên đáp:− Vì tôi chưa từng được bắt bẻ ai?− Trời ạ! Chẳng lẽ tôi sinh ra để cho Ti Gôn bắt bẻ?Hai ly cà phê một đen, một nâu được đặt lên bàn. Thư Bằng khuấy ly của Ti Gôn rồi bảo:− Nào, uống đi Ti Gôn.Không từ chối trước cử chỉ ân cần của Thư Bằng, Ti Gôn bưng ly lên. Thư Bằng nhấp một ngụm cà phê và bảo:− Tôi vẫn luôn nhớ hương vị trà sen thơm ngát ở nhà Ti Gôn.Ti Gôn vô tư bảo:− Hôm nào anh đến, Ti Gôn sẽ mời anh. Trà sen ở nhà Ti Gôn lúc nào cũng sẵn.Ánh mắt Thư Bằng sáng lên:− Nhất định tôi đến. Không chừng tôi mê món trà sen rồi cũng nên.Ti Gôn nhoẻn miệng cười rồi pha trò:− Anh đến uống trà, vậy là bà ngoại Ti Gôn có người đối ẩm.Ôi đối ẩm với bà già cổ ngoại Ti Gôn ư? Bà già luôn chỉ trích, phê phán thời trang, Thư Bằng thấy không thích hợp rồi.− Sao Ti Gôn không uống trà để đối ẩm cùng tôi?Ti Gôn cười đáp nhẹ:− Ti Gôn đang đối ẩm cà phê với anh đây này.Ôi! Giọng Ti Gôn mới dịu ngọt làm sao. Câu trả lời của cô, Thư Bằng không ngờ nhưng lại rất thích nghe. Ánh mắt anh nhìn Ti Gôn như ngầm bảo Ti Gôn nói nữa đi.Nhưng Ti Gôn không nói gì. Thư Bằng buột miệng với giọng vui tươi:− Cám ơn Ti Gôn đã không để cho tôi "cà phê một mình".− Anh chắc chẳng bao giờ "cà phê một mình" đâu, vì được nhiều người hâm mộ.Thư Bằng bật cười:− Ti Gôn làm như tôi là ngôi sao, là ca sĩ vậy, nhiều người hâm mộ.Ti Gôn khẳng định:− Anh thiết kế thời trang, giới trẻ cũng hâm mộ nhiệt tình vậy. Nhất là ở Sài Gòn, tên tuổi anh báo chí nhắc đến luôn.Thư Bằng tâm sự :− Điều đó chẳng có nghĩa gì đâu. Tôi thích thiết kế theo những cảm hứng bất chợt. May mắn là giới trẻ thích những bộ trang phục do tôi thiết kế."Giới già không thích". Ti Gôn bật cười muốn tiếp lời Thư Bằng, nhưng cô dừng lại. Còn Ti Gôn giới gì? Không trẻ cũng chưa già. Nhưng nếu bảo Ti Gôn mặc những bộ trang phục do Thư Bằng hoặc của người khác thiết kế biểu diễn trên sân khấu chắc Ti Gôn không làm được.Bất chợt, Thư Bằng bảo:− Hôm nào tôi sẽ thiết kế riêng cho Ti Gôn một bộ đồ nhé?Ti Gôn mỉm cười:− Cám ơn anh. Ti Gôn mặc đồ bình thường được rồi. Mặc thời trang do anh thiết kế chắc bà ngoại không cho Ti Gôn vào nhà quá. − Bảo đảm bộ đồ phù hợp với Ti Gôn, bà ngoại cho vô ngay.− Thôi, anh để người khác mặc đi. Ti Gôn chẳng phải người mẫu đâu.− Ti Gôn cứ tưởng là người mẫu mặc mới đẹp sao? Người mẫu biểu diễn có lúc khô cứng mất tự nhiên. Phụ nữ thì phải mềm mại, uyển chuyển và tự nhiên.Ti Gôn nhìn Thư Bằng:− Ti Gôn không am hiểu về lĩnh vực phê bình thời trang đâu.− Ti Gôn khiêm tốn đó thôi.Im lặng một lúc. Thư Bằng lấy muỗng gõ nhẹ vào ly cà phê, bỗng hỏi:− Ti Gôn không thắc mắc vì sao tôi trở ra Đà Lạt sao?Ti Gôn đáp một cách thản nhiên:− Anh có cả trăm công việc và đi cả trăm nơi, có gì mà thắc mắc?− Nhưng Đà Lạt thì đặc biệt. Vì một người...Thư Bằng ngập ngừng. Ti Gôn vụt hỏi:− Vì ai? Anh Thường Đăng hả? Phải rồi, hai người là bạn thân, anh nên ra đây thường xuyên. Sự có mặt của anh cũng là nguồn động viên cho anh ấy. Ti Gôn thấy tiếp xúc nhiều với bạn bè, anh Thường Đăng rất vui, quên hết chứng bệnh.Nghe Ti Gôn nói say sưa về Thường Đăng, Thư Bằng nín thinh. Thật ra, anh còn vì một người khác nữa, nhưng anh không nói mà lại phát biểu:− Thường Đăng được Ti Gôn quan tâm thật hiếm thấy. Ti Gôn là cô gái đầy lòng nhân ái. − Có gì đâu anh, ai ở hoàn cảnh Ti Gôn cũng làm thế. Có những trường hợp đặc biệt cần phải quan tâm.Thư Bằng tỉnh quái hỏi:− Thế tôi có được quan tâm không?− Anh có gì đặc biệt?− Có đấy. Tôi đang bị bệnh... tim.Ti Gôn nghiêm nghị bảo:− Bệnh của anh chắc chắn Khánh Trâm chữa hết.Thư Bằng phân trần:− Nếu thế thì tôi đâu có ra Đà Lạt. Khánh Trâm không phải là bác sĩ của tôi.Hớp ngụm cà phê sữa ngọt dịu, Ti Gôn lém lỉnh bảo:− Thế anh ra Đà Lạt để tìm bác sĩ chữa bệnh đấy à?Chiếu tia nhìn ấm áp vào Ti Gôn, Thư Bằng ranh mãn trả lời:− Tôi đã tìm được bác sĩ chữa bệnh rồi.− Vậy chúc mừng anh. Thư Bằng gãi đầu vờ than:− Tôi chỉ sợ người ta không chịu chữa nên tôi vẫn còn bênh.Ti Gôn hạ một câu:− Có những chứng bệnh do tự mình gây ra thì phải ráng chịu đấy.− Ôi! Ti Gôn nói chi ác quá.− Anh vừa khen Ti Gôn đầy lòng nhân ái.Thư Bằng buông gọn:− Nhưng với tôi, Ti Gôn chẳng nhân ái chút nào.− Ti Gôn có làm gì ác với anh đâu?− Không có à? Mong là như thế.Rời quán cà phê Chiều Tím, Thư Bằng lướt xe trên phố. Đà Lạt lộng gió để cho ngàn thông vang mãi tiếng reo.Ti Gôn không hỏi Thư Bằng đi đâu nữa, vì nghĩ rằng anh sẽ cùng cô đến nhà Thường Đăng. Thư Bằng vẫn cho xe chạy lên đồi, vẫn lướt qua những cây mimôsa vàng bông rực rỡ. Và anh dừng lại bên đồi hoa. Buổi chiều, đồi hoa dại thật vắng lặng. Những chú bướm vàng rực rỡ lượn lờ trên những cánh hoa xinh. Dường như luyến tiếc hương hoa dịu ngọt, đàn bướm vẫn chưa muốn bay xa. Gió thổi vi vút. Buổi chiều trời lạnh. Đà Lạt bềnh bồng trong làn sương, bàng bạc trắng.Ti Gôn ngồi bó gối dưới gốc thông, ánh mắt mơ màng dõi theo những cánh chim bay là đà giữa khoảng trời cao rộng.Khu đồi mênh mông hoa, tràn ngập gió. Lần trước, cũng tại một khu đồi mênh mông hoa, tràn ngập gió, Ti Gôn nghe Thường Đăng tâm sự. Thường Đăng than thở, chán chường bộc lộ niềm đau thương. Cũng chính Thường Đăng bày tỏ sự tự tin, chống lại bệnh tật để vươn tới. Còn bây giờ, trên khu đồi hoa cùng Thư Bằng, anh sẽ nói gì. Có than vãn bộc lộ nỗi niềm riêng. Chắn chắn Thư Bằng không vương mang nỗi đau và chán nản như Thường Đăng. Nhưng nếu Thường Đăng có tâm sự gì, Ti Gôn cũng sẵn sàng nghe. Ở đài truyền hình, Ti Gôn là phát thanh viên. Rời khỏi đài, cô sẽ là thính giả của mọi người. Ai có tâm sự gì cứ giãi bày với Ti Gôn. Thư Bằng nhìn mông lung một lúc rồi đến chỗ Ti Gôn:− Ti Gôn đang nghĩ gì đấy?Ti Gôn đáp rất tự nhiên:− Ti Gôn nghĩ là anh đang có tâm sự.Thư Bằng như reo lên:− Ô! Ti Gôn nói đúng ghê.Rồi Thư Bằng đến bên Ti Gôn, cất giọng vui vẻ:− Theo Ti Gôn, tôi có tâm sự gì?− Anh đừng có nói là anh có tâm sự giống anh Thường Đăng nghe.− Bệnh của Thường Đăng, trời kêu ai nấy dạ, muốn tránh cũng không được.Ti Gôn nhắc:− Muốn tránh thì đừng nghĩ đến bệnh. Chứ suốt ngày cứ mang tâm trạng chán nản, u uất của kẻ sắp chết như anh Thường Đăng lúc trước thì không nên.Thư Bằng mỉm cười hỏi:− Ti Gôn nghe Thường Đăng than vãn mãi nên bắt đầu ngán và đăm nghi ngờ ai cũng sẽ như thế.Ti Gôn giải thích:− Không ngán đâu. Anh Thường Đăng có than, có bày tỏ sầu não, Ti Gôn cũng sẽ nghe mãi. Nói ra cho người khác nghe đều chất chứa trong lòng, anh ấy sẽ nhẹ nhõm thanh thản.Thư Bằng gật đầu:− Tôi cũng nghĩ như vậy.Ti Gôn động viên:− Anh hãy nói cho Ti Gôn nghe điều đang chất chứa trong lòng anh để được thanh thản.− Thật ra, tôi chẳng có tâm sự gì đâu.Ti Gôn lại quay nhìn Thư Bằng:− Không à? Thế mà anh bảo có.Thư Bằng im lặng một lúc. Bất giác, Ti Gôn buột miệng phán:− Dường như anh với Khánh Trâm có gì không ổn?Thư Bằng lắc nhẹ:− Ti Gôn thấy thế à? Tôi với Khánh Trâm có gì đâu, chúng tôi đâu có hợp.Như một người bạn thân, Ti Gôn nói với vẻ nhiệt tình:− Anh cứ nói thế, làm sao tôi đóng góp ý kiến cho anh đây?Thư Bằng cười phá lên:− Trời! Ti Gôn muốn góp ý gì cho tôi đây?Ti Gôn đáp bằng giọng tự nhiên:− Anh đang gặp rắc rối, khó khăn gì cứ nói, tôi sẽ...Thư Bằng chặn ngang lời Ti Gôn:− Theo tôi biết Ti Gôn đâu có phụ trách mục "gỡ rối tơ lòng".− Dù không có, tôi sẵn sàng gỡ rối giúp anh.Thư Bằng bỗng ra vẻ thích thú:− Được. Tôi sẽ xem Ti Gôn gỡ rối thế nào.− Anh cứ tâm sự đi.− Tâm sự của tôi là tâm sự của một thằng đàn ông chưa có vợ.Ti Gôn nói nhanh:− Anh chưa cưới Khánh Trâm hả? Cưới vợ đi có gì trở ngại đâu.− Sao vậy?− Ai cũng nghĩ tôi với Khánh Trâm. Thật lằm!Thư Bằng trả lời rồi giải thích một cách chậm rãi:− Thật ra, lúc đầu tôi cũng thích Khánh Trâm. Người thiết kế thời trang và người biểu diễn thì hợp quá tốt quá như Ti Gôn nói. Nhưng không phải vậy đâu. Khánh Trâm không phải là mẫu người phụ nữ tôi mong đợi.− Anh đòi hỏi quá đáng chăng?− Tôi chỉ đòi hỏi người phụ nữ hoàn thiện và trong sáng.− Thì Khánh Trâm đáp ứng yêu cầu của anh.Thư Bằng chép miệng lắc đầu:− Khánh Trâm sống rất phóng khoáng, chẳng có nề nếp, chừng mực gì cả. Cô ấy quan hệ với đàn ông đều mật thiết, chẳng giới hạn gì cả. Tôi không chịu được điều đó. Giữa tôi và cô ấy có khoảng cách rất lớn.Làm ra vẻ hiểu biết, Ti Gôn bảo:− Anh hãy nói với Khánh Trâm để từ từ thu dần khoảng cách.− Khánh Trâm sống và làm theo ý mìn, bắt buột người khác phục vụ mình chứ chẳng nghe ai đâu. − Anh có vẻ hiểu rỏ Khánh Trâm.Thư Bằng nhăn mặt đáp:− Càng hiểu, tôi càng thấy không hợp, chỉ muốn tránh xa Khánh Trâm thôi.Ti Gôn bật hỏi:− Và anh không làm được theo ý mình phải không?− Tất nhiên tôi phải làm theo ý mình chứ. Nhưng...− Nhưng sao?− Ba mẹ tôi cứ thúc ép tôi cưới Khánh Trâm mãi.− Anh không chịu thì thôi, chứ có gì.− Thì tôi phải bỏ đi lang thang ra tận Đà Lạt gặp Ti Gôn đây này.Ti Gôn nhìn Thư Bằng nói với vẻ thật lòng:− Anh tránh mãi được ư? Sao không nói thẳng với Khánh Trâm?− Nói chứ.− Nhưng Khánh Trâm không chịu hả?Ti Gôn đặt câu hỏi rồi lại nhận xét:− Anh cũng lạ, cưới cô vợ người mẫu, ai cũng hâm mộ làm cái nghề nhiều phụ nữ mơ ước, mà không chịu.Thư Bằng bày tỏ:− Tôi chỉ cưới người vợ trong sáng hoàn thiện và thích hợp với tôi.Ti Gôn thật lạ lùng về Thư Bằng. Anh là nhà thiết kế thời trang, lại viết nhạc, tức là có tâm hồn nghệ sĩ. Mà nghệ sĩ thì cũng rất phóng khoáng lãng mạn. Thế sao anh...Ti Gôn quay lại bắt bẻ Thư Bằng:− Theo anh, đàn ông thoải mái, phóng khoáng không hoàn thiện thì được, còn phụ nữ lại không?Thư Bằng phân bua:− Tôi đâu có nói thế.− Nhưng anh đã thể hiện như thế.− Ti Gôn thấy thế à?− Không phải sao? Anh là nhà thiết kế, nhà nghệ sĩ đầy cảm hứng sáng tác thì đời sống tình cảm của anh cũng phóng khoáng ghê lắm. Thế mà anh không chấp nhận Khánh Trâm.Thư Bằng lại giải thích:− Dù phóng khoáng, tôi cũng sống rất chừng mực chứ đâu quan hệ bừa bãi.Thư Bằng sống có chừng mực hay không làm sao Ti Gôn biết. Và có cũng chẳng quan tâm làm gì.Thư Bằng trở giọng chọc Ti Gôn:− Thế là cô chẳng gỡ rối tơ lòng được cho tôi.− Thì anh hãy làm những gì anh thích. Thư Bằng tán thành:− Đúng. Tôi sẽ làm những gì tôi thích. Và tôi yêu chỉ người đồng cảm thích hợp vớ tôi thôi.Ti Gôn nhẹ giọng:− Mong rằng anh đạt được điều đó.− Anh sẽ đạt được điều đó khi có người đồng cảm với anh.Thư Bằng bỗng đổi cách xưng hô rất tự nhiên với Ti Gôn. Cô chưa nói gì thì anh bồi tiếp:− Và em có biết ai là người đồng cảm với anh không? Em đó.Ti Gôn ngỡ ngàng nhìn Thư Bằng. Anh nói mới nhẹ nhàng đơn giản làm sao. T Gôn thật khó tin Thư Bằng, anh chàng thiết kế với tâm hồn nghệ sĩ có thể nói câu này với bao người, và Ti Gôn là người mới nhất. Thư Bằng thấy Khánh Trâm đã đồng cảm với mình. Có thể với anh Khánh Trâm đã cũ rồi, anh mới thấy không hợp. Khó mà tin anh chàng có mới nới cũ này.Ti Gôn hỏi ngay:− Hẳn trước kia anh từn nói Khánh Trâm đồng cảm với anh?Thư Bằng nói nhanh:− Chưa bao giờ anh thấy Khánh Trâm đồng cảm với anh.− Thế sao anh thấy tôi đồng cảm với anh?− Anh thấy ngay khi lần đầu gặp Ti Gôn. (thật là miệng lưỡi)Ti Gôn hạ một câu:− Có lẽ anh là người thích đùa.− Ti Gôn thấy anh thích đùa lắm sao?Anh nghiêm túc nhất trần gian:− Ti Gôn lại thấy anh chẳng nghiêm túc chút nào.Thư Bằng xác định:− Anh nói thật đấy, anh đồng cảm với Ti Gôn cũng như đồng cảm với hoa ti -gôn vậy.Nói xong Thư Bằng bỗng cất giọng trầm ấm hát bài "Ti -gôn trắng"."Dịu dàng như ngọc lung linhHạt sương lấp lánh trên nhành ti gônBâng khuâng giọt nắng nhẹ lănMùa thu mây đậu tím ngần vai em Xôn xao áo lụa qua thềmTi -gôn trắng rợp ngoài hiên nhà nàngTa về nỗi nhớ vương mang Nhói lòng đau vì muộn màng... tiếng yêu Ti -gôn nở trắng trời chiều.Em đi để lại hắt hiu tháng ngày Em về hoa nở hương bay Ti -gôn trắng xóa cho ai sững sờ Ti -gôn dạo ấy bơ vơĐể sầu mấy kiếp câu thơ nhạt nhòaEm về hoa nở hồn taTrăm năm hát mãi bài cạ.. hẹn hò".Hát xong, Thư Bằng thản nhiên hỏi Ti Gôn:− Em thấy anh hát thế nào?Ti Gôn dí dỏm nói:− Nghe chứ không thấy.− Nghe anh ca thế nào?− Hay nhưng không bằng ca sĩ chuyên nghiệp.Ti Gôn nghiêng đầu đáp bằng giọng của biên tập viên chương trình ca nhạc.Thư Bằng gật gù:− Đúng quá. Em cũng thấy đó, mấy ông sáng tác nhạc đâu có ai hát hay bằng ca sĩ.Ti Gôn mỉm cười:− Anh cũng thấy thế à? Nếu nhạc sĩ sáng tác nhạc mà hát hay nữa thì bất công quá.Thư Bằng ngạc nhiên:− Sao bất công?Ti Gôn giải thích:− Được này mất kia mới là luật công bằng chứ? Một người mà nhiều tài năng hoàn hảo quá đâu ai chịu. Thư Bằng vỗ tay tán thưởng:− Vậy anh đề nghị em làm thần công bằng.Ti Gôn lắc đầu:− Thôi, em chỉ xin mãi mãi là người phàm thôi. Thần thánh không nên.Thư Bằng phì cười:− Phải, em chỉ là hoa ti -gôn.Đúng. Ti Gôn chỉ là hoa ti -gôn thôi. Ti Gôn nín thinh đồng ý nhận định câu nói của Thư Bằng. Không ngờ Thư Bằng thốt lên giọng nhẹ tênh:− Anh nhất định không để nhói lòng đau vì muộn màng tiếng yêu đâu, Ti Gôn. Thư Bằng đưa Ti Gôn về đến nhà rồi anh quay ra khỏi cổng. Đứng bên trong nhìn thấy họ, Mẫn Khôi ào ra. Chỉ còn mình Ti Gôn. Mẫn Khôi chì chiết ngay ngoài cổng:− Em đi đâu mà giờ này mới về?Ti Gôn sầm mặt hỏi lại:− Anh lại hạch hỏi cả việc tự do đi về của tôi à?Mẫn Khôi làm ra vẻ nhũn nhặn:− Anh chỉ muốn là hết giờ làm thì em về ngay, vì có anh đang đợi.Ti Gôn cất giọng bất bình:− Đi về lúc nào là tự do cá nhân của tôi, sao anh lại can thiệp?Mẫn Khôi nổi đóa:− Em không cho anh can thiệp, để em muốn làm gì thì làm à? Hết giờ, anh đến đài truyền hình đón em, không ngờ em nghiêu ngao đi chơi, du hí với mấy gã đàn ông.Ti Gôn phản đối:− Anh đừng nói bậy.− Chính mắt anh thấy, chứ có nói bậy đâu. Gã nào vừa đưa em về đó? Tình tự dữ nhỉ? Đừng nói đó là gã đàn ông bệnh hoạn đang cần em a ủi đó nhé.Mẫn Khôi không là gì của Ti Gôn, cô cũng không muốn giải thích với anh. Tại sao phải kể lể hoặc giải thích với anh ta, mỗi khi Ti Gôn đi chơi với ai hay về trể. Không. Ti Gôn chẳng muốn làm ra vẻ nhún nhường, cũng chẳng muốn phân trần với Mẫn Khôi. Ti Gôn đâu có làm gì sai trái với Mẫn Khôi, mọi quan hệ của cô đều trong sáng tốt đẹp.Không lôi thôi dài dòng, Ti Gôn chỉ buông gọn:− Bạn tôi đó.Mẫn Khôi cáu kỉnh gắt lên:− Em đi chơi với bạn trai, em điềm tĩnh nói với anh câu đó à? Em có biết anh là gì của em không? Anh cấm em đó.Ti Gôn giương mắt lên:− Tôi làm gì mà anh cấm?− Anh cấm em quan hệ lăng nhăng bừa bãi với bọn đàn ông con trai, dù cho đó là đồng nghiệp.− Lạ chưa? Tại sao an cấm tôi?Mẫn Khôi như hết chịu được, chỉ muốn hét toáng lên:− Tại sao à? Anh là chồng chưa cưới của em. Em phải biết giữ gìn chứ.Ti Gôn khó chịu phản đối quyết liệt:− Anh đừng có mạo xưng, mạo nhận nghe.Mẫn Khôi trố mắt nhìn Ti Gôn rồi nhếch môi cười nhạt:− Sự thật là như vậy, anh có mạo xưng mạo nhận gì đâu.Bước nhanh vào trong sân nhà, Ti Gôn lắc đầu nguầy nguậy:− Không bao giờ có chuyện đó. Anh khéo đùa.− Trời ạ! Anh mà đùa ư? Em cứ làm như không hề biết chuyện này. Anh nghe mà phát tức.Ti Gôn vẫn chống trả:− Anh làm cho tôi tức thì có.Mẫn Khôi kéo tay Ti Gôn:− Đi vào nhà với anh. Em hỏi ngoại đi. Tại sao em cứ cố tình lảng tránh chuyện này.Đúng là Ti Gôn lảng tránh. Ti Gôn rất sợ chuyện này. Ti Gôn không muốn hỏi ngoại đâu. T Gôn không bao giờ chịu để ngoại sắp đặt cuộc hôn nhân cho cô.Mẫn Khôi kéo Ti Gôn vào đến bên bậc thềm nhà. Cô lơ đãng nhìn những giàn ti -gôn buông rủ. Lại nhớ bài ti -gôn trắng mà Thư Bằng vừa hát cho cô nghe, với câu khẳng định: "Anh nhất định không để nhói lòng đau vì muộn màng tiếng yêu đâu". Ti Gôn thoáng nao nao. Âm vang câu nói của Thư Bằng vẫn còn vang mãi trong lòng Ti Gôn.− Bà ngoại kìa! Bà nói cho Ti Gôn hiểu đi, cô ấy thật bướng bỉnh chẳng chịu nghe con.Ti Gôn giật mình trước lời Mẫn Khôi vừa thốt lên. Anh ta vừa trách móc, vừa có vẻ mách với bà Tịnh Yên. Bà vội cất tiếng hỏi Ti Gôn:− Ti Gôn làm gì đó. Cứ mỗi lần Mẫn Khôi đến đây, ngoại chỉ nghe nó phiền trách con.Ti Gôn cố giữ giọng bình thản:− Anh ấy thích phiền trách thì cứ việc, con có nói gì đâu.Bà ngoại phàn nàn:− Con làm gì, nó mới phiền trách chứ?− Con làm gì là việc của con, có ảnh hưởng gì đến anh Mẫn Khôi đâu.Mẫn Khôi lên tiếng ngay:− Ngoại thấy chưa? Ti Gôn cứ ngang bướng mãi, nói không chịu nghe. Lúc thì đi chơi với kẻ bệnh hoạn nào đó, hôm nay lại có một gã đàn ông đưa đón tận nhà. Con thật hết chịu nổi.Không chịu nổi thì anh hãy rút lui. Tôi rất sợ bị anh làm chủ và kiểm soát đời tôi. Ti Gôn thầm nhủ nhưng không nói gì với Mẫn Khôi.Bà Tịnh Yên bắt đầu bài thuyết giáo dài:− Ngoại đã nói với con bao nhiêu lần rồi. Con gái phải biết chừng mực, luôn giữ tư cách. Con đừng làm những việc Mẫn Khôi không hài lòng.Đắc ý trước lời của bà Tịnh Yên, Mẫn Khôi bồi thêm:− Em nghe ngoại nói chưa? Em phải hạn chế tối đa việc giao tiếp với bọn họ.Ti Gôn lừ mắt với Mẫn Khôi:− Tại sao anh cấm tôi giao tiếp với mọi người?Mẫn Khôi phân trần:− Anh có nói tất cả mọi người đâu, mà nhắc em hạn chế với bọn đàn ông.Bà Tịnh Yên gật đầu, phụ họa thêm lời của Mẫn Khôi:− Phải đấy, có người đàn ông nào mà chịu được khi thấy vợ hoặc người yêu mình thân mật quá đáng với những người đàn ông khác đâu.Ti Gôn phản kháng:− Con đâu có là gì của anh Mẫn Khôi.Mẫn Khôi tức khí kêu lên:− Giờ phút này mà em còn nói câu đó hả? Anh với em thân thiết gắ bó nhau bao năm rồi, chúng ta sẽ tiến tới hôn nhân.Ti Gôn giãy nảy người như ngồi trên đống lửa:− Đừng có nói chuyện đó, tôi không chịu đâu.Chẳng quan tâm đến lời của Ti Gôn, Mẫn Khôi quay sang bà Tịnh Yên:− Tình hình này, con sẽ nói với ba mẹ tiến hành ngay, bà ạ.Bà Tịnh Yên tán thành:− Phải, bà cũng nghĩ như vậy đấy.Không thể lặng thinh để người khác giải quyết chuyện của mình, Ti Gôn nói nhanh:− Chuyện của con, ngoại để con có ý kiến.Bà Tịnh Yên hỏi lại:− Con có ý kiến gì nữa? Ti Gôn thẳng thắn:− Con không chịu. Để con quyết định chuyện của con.Bà Tịnh Yên nghiêm giọng:− Ngoại đã quyết định rồi.− Con không chịu.Bà Tịnh Yên nhìn Ti Gôn chằm chằm:− Tại sao không chịu? Mẫn Khôi yêu thương con, con còn muốn gì nữa? Hay con với thằng nào trong đài? Thật chẳng ra làm sao cả!Mẫn Khôi nói nhanh với giọng chắc nịch:− Em nên nhớ, anh đến trước, không ai có thể giành với an được đâu.Ti Gôn ôm lấy đầu:− Thôi, nói chuyện khác đi! Đừng nói chuyện này nữa, tôi không nghe nổi đâu.Bà Tịnh Yên xỉ trán Ti Gôn:− Ngoại thấy con ngày càng khó chịu đó, Ti Gôn.− Con có làm gì đâu.− Con gái lớn rồi, tính đến chuyện hôn nhân là bình thường, sao con không nhe ngoại và Mẫn Khôi bàn bạc?Ti Gôn đáp với giọng phân giải:− Con không muốn ai sắp đặt cuộc đời của con cả. Bà Tịnh Yên chau mày. Bản tính của một người đàn bà đầy quyền uy trỗi dậy, giọng đanh lại:− Không muốn ai sắp đặt à? Ngoại là ngoại của con, cũng không có quyền sắp đặt cuộc đời của con hả? Con đừng có nói cái giọng điệu đó, ngoại không muốn nghe đâu.Nghe bà Tịnh Yên la rầy Ti Gôn, Mẫn Khôi làm ra vẻ bênh vực cô:− Ngoại đừng la Ti Gôn, cô ấy nói thế chứ chẳng nghĩ gì.Bà Tịnh Yên vẫn còn lộ sắc giận:− Nói thế là sao, là vong ân bội nghĩa đó. Ai nuôi con khôn lớn, hả Ti Gôn? Ai lo lắng chăm sóc cho con? Con đã thành đạt như ngày hô nay rồi không biết đến ngoại hả? Không có ngoại thì con đã bị vứt vào cô nhi viện rồi. Và con có biết cuộc đời con thế nào không?Tình hình này có lẽ còn kéo dài, bà Tịnh Yên bắt đầu kể lể thì câu chuyện chưa có hồi kết thúc. Ti Gôn muốn rút vào nhà để tránh phải nghe ngoại nói nhưng có được đâu. Bà ngoại cứ mãi cất lời giáo huấn:− Con được ở trong một gia đình gia giáo, nề niếp, con phải sống co khuôn khổ, chứ không phải tự do làm theo ý mình. Ngoại không phải kể lể gì với con, chỉ nhắc cho con nhớ là con không được cãi lời ngoại. Ngoại lo hạnh phúc cho con. Tại sao con không chịu ngoại sắp đặt chứ?Tại sao? Tại sao? Đơn giản là Ti Gôn không yêu Mẫn Khôi. Đơn giản là Ti Gôn không muốn cuộc hôn nhân sắp đặt. Tình yêu phải tự đến. Hạnh phúc phải đi tìm. Mọi cái có sẳn có thật sự dành cho mình không? Hay chỉ là phù du. Từ nhỏ sống với bà ngoại, Ti Gôn luôn nép mình trong khuôn khổ. Điều gì cũng nhất nhất làm theo lời ngoại. Trong cô đã có một sự phản kháng ngầm. Nhất định lớn lên, Ti Gôn sẽ tự quyết định cuộc sống đời mình.Và cứ một người đấm, một người xoa, bà Tịnh Yên gắt gỏng, nặng nề Ti Gôn thì Mẫn Khôi nhẹ nhàng khuyên nhủ:− Chúng mình thân thiết từ bấy lâu nay, chẳng lẻ em không biết cuộc hôn nhân của hai đứa người lớn đã quyết định rồi và cũng hết sức bình thường. Anh nghĩ em cũng đã vui vẻ chấp nhận:Ti Gôn lắc đầu thật nhanh:− Tôi đâu có chấp nhận.Mẫn Khôi nhăn mặt:− Em mới lạ. Anh thật không hiểu tính khí em thế nào đây?Bà Tịnh Yên đế vô:− Tính khí thất thường. Không lẽ con ảnh hưởng mấy đứa bệnh hoạn?Ti Gôn nhăn mặt:− Ngoại nói kỳ! Làm sao con ảnh hưởng được?Mẫn Khôi cũng khẳng định:− Đúng là anh thấy em đã thay đổi. Có phải mấy gã đàn ông đó xúi bảo em chống lại anh?− Tôi không hiểu anh nói gì?− Em đừng giả vờ ngây thơ. Mẫn Khôi đáp rồi cất giọng hùng hổ cảnh cáo:− Anh sẽ không để yên cho mấy gã đàn ông chen phá hoại đời sống tình cảm của chúng mình.Ti Gôn rất thản nhiên:− Họ không làm gì ảnh hưởng đến anh.Mẫn Khôi lắc mạnh vai Ti Gôn:− Không à? Họ hò hẹn với em đi chơi, anh muốn điên tiết đây này. Bao lần anh rủ em đi chơi đi ăn thì em từ chối. Thậm chí, ghé đài truyền hình đón em cũng không gặp. Tại sao? Tại sao?− Tại vì tôi không yêu anh?− Hả?Ti Gôn buông gọn một câu mà cô đã bao lần nghĩ đến nhưng chưa hề nói ra. Thốt xong, Ti Gôn thấy nhẹ nhõm nhưng Mẫn Khôi đùng đùng nổi giận:− Em sẽ hối hận vì câu nói đó. Em nên nhớ anh là đối tượng mơ ước của bao cô gái đó. Vì tình thâm của hai gia đình mà anh nghĩ đến em, thế mà em ăn nói vậy hả?Bà Tịnh Yên nhìn Mẫn Khôi ôn tồn hòa giải:− Kệ nó con. Có lẽ làm việc ở đài căng thẳng quá, nó nói mà cũng không biết mình nói gì. Ti Gôn biết điều mình đã nói chứ. Mẫn Khôi là đối tượng của bao cô gái nhưng không phải của Ti Gôn. Ti Gôn rất sợ sự quản lý của anh. Cô không thể đối diện với Mẫn Khôi hằng ngày, hằng giờ. Làm chủ một cửa hiệu buôn điện tử, tính Mẫn Khôi rất thực dụng. Chẳng có một chút mơ mộng lãng mạng trong cuộc sống.