Chương 1

Trà Mi đứng sau lưng thầy Nam, cố định “Thưa thầy” mấy lần, nhưng thấy thầy mải mê ngắm đường phố, cô nghe ngại quá Nhỏ Thi ở đàng kia đằng hắng mấy lượt mà thầy chưa nghe. Không lẽ đi khều ổn cũng kỳ. Nhưng ổng nhìn gì vậy kìa?

Hai đứa nhìn theo ánh mắt của thầy Nam. Chúa ơi! Có phải không đó? Ổng đang nhìn bà điên trước cổng trường.

Nhỏ Thi kéo tay Trà Mi lại đàng kia:

Ông ấy cũng điên mất rồi. Trà Mi thương thầy như vậy mà thầy không thấy, ngắm chi bà điên mỗi ngày.

Trà Mi không thèm chối, bởi cô biết bà điên đó là ai. Nhưng tại sao thầy Nam cứ nhìn bà ta lâu như vậy thì cô mù tịt. Ông thầy đẹp trai, đàn hay, hát hay, đóng phim cũng hay. Thế mà còn chịu khó dạy ở Nhạc viện là một điều may mắn cho lũ học trò tụi cô Nhưng thi tốt nghiệp rồi, đang đợi kết quả, thầy có ngắm ai một chút cũng chả sao.

Sở dĩ cô đứng tần ngần từ nãy giờ là muốn từ chối buổi diễn tối nay, cô bận học thêm và không thích lên sân khấu. Trong khi đó, nhỏ Thi rất muốn, nó đang rảnh. Nhưng thầy Nam rất ghét mấy đứa con gái thích chưng diện như Mai Thi.

Ổng thích người hiền, vậy mà mấy hôm nay chịu ngắm bà điên thì hơi lạ.

Nhỏ Thi thì thầm với Trà Mi:

– Có lẽ tao phải xuống kia chơi với bà điên, may ra ông mới kêu tao hỏi.

– Hỏi gì?

Hỏi tao cớ quen với người ổng ngắm không? Nhưng hình như ổng cũng hơi khùng.

Mai Thi vỗ tay một cái đét như phát hiện ra điều gì ngộ lắm:

– Đúng rồi! Những người giỏi như vầy hơi tàn một chút.

Ngừng một lát, nhỏ Thi nói tiếp:

– Nhưng người giỏi như ổng có chập một chút, cũng “hơi bị .... ngon”. Đi dạy, “tiền” đếm mỏi tay.

Trà Mi không thích nghe nhỏ Thi nói vậy, vì gia đình cô khá giả, trái lại nhỏ Thi cần tiền kinh khủng, ngay lúc này, cô quyết định nhường buổi diễn tối nay cho nhỏ Thi. Thầy có trách cô cũng chịu thôi, bởi hôm nay cô thi xong, ra trường rồi. Hoàng Nam nhìn người đàn bà kia một lúc mới quay vào. Anh phân tích những ưu và khuyết điểm trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Cô học sinh xuất sắc trong kỳ thi cuối cùng này chẳng ai khác hơn là:

Lê thị Trà Mi, con gái bác sĩ giám đốc bệnh viện Hy Vọng. Và một người xém rớt, vừa điểm để lấy bằng - nếu thiếu 0, 25 điểm là rớt cái đụi liền - chính Là Hoàng Mai Thi, cô học sinh ương ngạnh nhất lớp. Hoàng Nam quay nhìn từng đứa một, lớn cồng cộc cả rồi.

Cả thầy và trò mấy năm nay quần nát trang giáo án, may thay không đứa nào bị rớt lại. Có lăn xả vào mớ; biết việc gì cũng phải cố gắng và yêu nghề mới đến đích điểm thành công được.

Trà Mi ra về bình thản. Chiếc Viva của cô chạy êm như ru, thẳng một đường là về tới Cô vào nhà đã nhìn thấy mẹ ngồi co ro trên ghế xô pha, than thở:

– Bệnh nhân của ba con lại đi mất rồi! Báo hại lát nữa ổng về không thấy, lại đi kiếm suốt ngày, quên ăn, quên ngủ.

– Cứ để ba đi, mẹ lo làm gì.

Tự dưng bà Dung nổi cáu:

– Cái con nhỏ này nói năng chi lạ! Vợ chồng không quan tâm đến nhau thì lo cho ai nữa đây. Hơn nữa, ba con cũng lớn tuổi, bao nhiêu năm qua ổng không lúc nào ngơi nghỉ, hết học rồi làm việc nghiên cứu. Nghĩ cũng tội!

Trà Mi đã quá quen với điệp khúc "thương, nhớ, tội nghiệp” của mẹ, cô không muốn nói gì thêm. Bởi ba đi đâu thì mẹ nhớ, ba về thì mẹ thương, ba làm việc thì mẹ tội nghiệp. Mẹ không ra đường khi không cô ba, và rất yên phận lo từng bữa cơm, lo từng cái áo, chăm sóc từng chút cho chồng, con. Tuy gia đình Trà Mi thuộc hàng khá giả, nhưng chuyện nhà cửa đều được chia cho mỗi người một cách cụ thể. Nói chung là sống rất đờn giản. Và tất cả của cải hiện có đều !

do tay bà của Trà Mi làm ra.

Trà Mi có hai người anh:

anh Hai Phan Long Hải làm kỹ sư điện tử và anh Ba là Phan Thái Sơn làm thuyền. phó tàu viễn dương. Hai người đều chưa có gia đình nhưng có phòng riêng nơi chổ làm, nên ít khi về nhà. Trà Mi đang học ở Nhạc viện và cô được giữ lại trường làm cô giáo. Trà Mi không giống mẹ chỉ biết ở trong gia đình và chăm chút cuộc sống cho chồng con. Trái lại, cô thích có một công việc ngoài xã hội, nhưng không phải vất vả bon chen, vì thế mà cô chọn nghề cô giáo.

Trà Mi vừa thay áo xong xuống lầu, đã nghe tiếng ba trao đổi với mẹ:

– Em nói là chị Tê đã bỏ đi, nhưng hồi nào, mấy giờ?

Cô không nghe tiếng mẹ trả lời, nhưng liền đó ba lại xách áo ra đi. Trà Mi lắc đầu. Ba của Mi là bác sĩ Phan Văn Long, ông không phải là người đẹp trai nhưng rất thu hút. Dáng cao ráo, tóc hớt ngắn, ăn mặc đơn giản, luôn là áo sơ mi đóng thùng. Ông rất ít nói, nhưng mỗi khi nói thì hay cười. Và lúc ông nói chuyện, không hề lộ răng trên.

Người ta nói mấy người như vậy khó tính lắm, thế mà ba cũng không khó lắm đâu.

Lắm lúc hứng thú, ông có những câu đùa vui rất ý nhị cho vui cửa, vui nhà.

Đặc biệt là ba rất tin tưởng mẹ, làm được bao nhiêu tiền đều đưa hết cho bà lo việc chi tiêu trong gia đình. Như thế là mẹ yên tâm giao phó cuộc đời cho ba, dù ba có đưa con thuyền gia đình ra đại dương mênh mông, hay vẫn ở nơi một dòng sóng nhỏ đều là do ba.

Mẹ của Mi trước đây có cửa hàng bán phụ tùng xe Honda cùng với cậu Hai.

Ông bà ngoại bị mất sớm vì chứng đau tim. Lúc hấp hối người ta đưa ông vào bệnh viện, nhưng vì không quen biết, không gặp được bác sĩ giỏi nên không cứu được, bà ngoại buồn rầu nên sinh bệnh qua đời. Mẹ của Mi - bà Lê Ngọc Dung - chỉ học hết cấp ba, nhưng bà có số tốt, được bạn bè làm mai cho ông bác sĩ hiền khô - ba Mi. Thế là bao nhiêu ác cảm về các bác sĩ quan liêu khi mẹ bị đột ngột tai biến dần bị xóa đi mẹ thương và ưng ba.

Cậu Hai của Mi đã chia cho mẹ một phần ba căn nhà cũ, cả hai đều xây nhà ba tầng lầu Giờ, ba dùng làm phòng khám bệnh. Sau một thời gian, ba mua thêm đất xây nhà hướng Đông cho rộng rãi và thông thoáng.

Ngôi nhà thứ hai tuyệt vời hơn, được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại:

tường quét vôi màu hồng, cửa sơn trắng. Tất cả rèm buông màu trắng có in hoa dưới chân màn. Cầu thang hình vòng cung và một số bàn ghế, tủ được chọn mua rất phù hợp với thị hiếu người nhìn. Ai cũng khen nhà Mi đẹp, gia đình Mi hạnh phúc.

Ba của Mi là một bác sĩ tài hoa. Và Trà Mi rất tự hào về gia đình mình. cô hiểu, sở dĩ cô được như ngày nay là do công sức của mỗi thành viên, góp phần nên, trong đó có cô gái cưng Trà Mi thích chơi dương cầm, cũng được ví như một cành hồng quý hiếm. Ba rất cưng con gái, Trà Mi biết. Và cô cũng rất yêu quý ba mẹ mình, cho nên những chuyện khó xử trong đời, cô đều hỏi ý kiến của ba và biết vâng lời. Cô cho rằng người lớn giàu kinh nghiệm,1uôn có những quyết định đúng đắn cho cuộc đời cơ thêm tươi đẹp. Niềm tự hào đó khiến cô kiêu hãnh hơn, khó gần hơn với bạn bè cùng lớp, nhưng biết sao dược, cơ đã quen như vậy rồi.

Giấc ngủ yên bình khiến cô cảm thấy sảng khoái sau thời gian miệt mài ở trường. Trà Mi rửa mặt cho tỉnh táo rồi vào phòng đọc sách. Ngoài kia, không gian im như tờ. Không gian chuyển mình ngan ngát, hương thơm ngọc lan như len lỏi vào tận phòng cô khiến cô cảm thấy dễ chịu hơn. Trà Mi bắt đầu dạo nhạc bản:

“Mùa xuân đầu tiên” với phần phối âm cô vừa viết. Tiếng đàn mang âm điệu buồn réo rắt, gợi cho người nghe một nỗi nhớ mơ hồ, một thoáng bâng khuâng nuối tiếc.

Hết giờ học, cả nhóm học trò vây quanh thầy Nam:

Em nghe thầy mới được giải thưởng trong phim “Thầy giáo văn chương”.

Khao đi thầy !

– Lúc thầy bị thầy hiệu trưởng khiển trách, thấy tội ghê. Em xém khóc.

– Em thích nhất là lúc thầy lên lớp, thế cho người khác nhưng lại giảng hay qua trời. Cái miệng thầy mới đẹp làm sao.

– Hoàng Nam kín đáo nhìn quanh một vòng. Không thấy Trà Mi, anh cảm thấy nhẹ lòng hơn. Anh không muốn làm tổn thương một ai hết. Nhưng trong lớp học này, đứa nào tính tình ra sao, hoàn cảnh thế nào, anh đều hiểu rõ. Trà Mi chẳng khác nào một nàng công chúa, dù đó ìà cô công chúa hiền lành dễ thương, hơi nhõng nhẽo một chút thì cũng đừng nên yêu một người như anh.

Một người đã trưởng thành trong gian khổ và không thích sự ràng buộc của gia đình. Cuộc sống khắc nghiệt thời thơ ấu dạy anh phải vươn lên đến đỉnh cao bằng mọi cách. Người ta thường nói, người phụ nữ đa sầu, đa cảm luôn luôn khổ, bới yêu thương dại khờ, dễ mũi lòng trước hoàn cảnh ngang trái.

Hoàng Nam không có ba mẹ, anh sống cạnh một má- xơ già, tính tình khắc nghiệt, và rồi cũng tới ngày xơ được Chúa gọi về. Từ đó, Hoàng Nam vừa đi làm, vừa đi học. Anh nhớ có lần trong buổi học đàn, anh lo ra đàn sai, bị ma- xơ gõ tay bằng thước nghe đau điếng. Nhờ ngán ăn roi mây mà từ đó anh chăm học, cần nắm vững cơ bản, siêng năng luyện tập, và đặc biệt anh rất có năng khiếu về môn âm nhạc nên anh cảm thụ rất nhanh.

Tiếng đàn của Trà Mi điêu luyện, dứt khoát, buồn vui thể hiện rõ ràng, chứng tỏ con người có nội tâm sâu lắng, rất căn bản. Nhưng hình như đôi mắt đẹp tuyệt vời của Trà Mi hơi ướt, cái nhìn của cô đi vào trái tim anh thay lời nói khẽ khàng, dễ thương; ở đó có một chút gì đó đường hoàng, thánh thiện khiến ánh thấy nó không hợp với tính tự do, thích phong trần, có cuộc sống lãng tử tùy hứng nơi anh được. Hơn ai hết, anh rất vừa ý Trà Mi, và cảm thấy vui khi gặp cô Tình cảm cũng chỉ dừng ở đó, không có cơ hội tiến xa thêm. Trong lớp, khó ai có thể bắt bẻ Trà Mi được một câu nói hớ. Con người hoàn hảo như vậy luôn làm anh sợ, vì Trà Mi giống như những viên pha lê sáng quý.

Nhỏ Mai Thi khoanh tay trước Hoàng Nam:

– Tối nay em đàn thế Trà Mi, thưa thầy.

– Không được.

Nhưng Trà Mi không chịu lên sân khấu, thầy có nói cũng là vô ích thôi.

người ta là tiểu thư đài các làm sao ra khỏi tháp. ngà của mình được. Một số quan niệm khắt khe của gia đình đối với đời sống nghệ sĩ vẫn còn đó.

– Bây giờ mọi người có cái nhìn khác trước rồi. Làm nghệ thuật kết hợp với tri thức. Còn đời sống tình cảm của mỗi người phụ thuộc vào tính cách và sứ giáo dục của gia đình liên đới với chính bản thân họ. Thành công trên sân khấu rất đáng hãnh diện. Học giỏi, diễn giỏi là những cơ hội vàng cho tương lai.

Dường như nén giận đã lâu, nay Mai Thi có dịp bùng nổ, cô nói thẳng đuột:

– Em thấy thầy thiên vị rõ rệt, tại sao cái gì cũng Trà Mi, Trà Mi. Nó đẹp thì em cũng đẹp. Nó thiên tài thì em cũng tài thiên. Thấy nó giỏi, thầy còn bồi dưỡng, chỉ bảo, nâng đỡ, dọn đường, che chở cho nó từng chút. Em ngẫm nghĩ, Trà Mi có phước thật, đã có một gia đình đầm ấm, giàu có như thế mà ban giám hiệu còn ưu ái đặc biệt. Sao thầy không bắc thang cho nó lên trời luôn đi !

Một vài học trò đứng quanh xì xầm:

– Ừ hén ! Trà Mi là hoa khôi của trường đó. Chị ấy còn là thiên tài đàn Piano. Không chừng năm sau chỉ được đi biểu diễn nước ngoài.

Nghe nói thế, Mai Thi làm ầm lên:

– Vậy tối nay em đã được Trà Mi nhường, lý ra em sẽ dành cho thầy sự ngạc nhiên vào phút cuối. Nhưng em nghĩ mình cần có sự chỉ bảo trước và sau của thầy nên mới trình thưa. Hơn nữa, em không thích. đặt thầy vào chuyện đã rồi.

Hoàng Nam đỏ mặt, giận tím gan. Nhưng sớm ra đời và quá quen với nhiều tình huống nên anh xử sự êm ru. Khi đấu khẩu, người nào bình tĩnh là người đó thắng.

– Tôi có nhiều lý do khi mời Trà Mi cùng diễn, thứ nhất là cách phối hợp ưng ý. Và vì cô ấy có năng lực, có gương mặt, nụ cười ăn ảnh. Có thể xoay xở khi có chuyện ngoài ý muốn. Nói chung là Trà Mi quá vững vàng. Tôi thích và tôi có quyền chọn lựa.

Mai Thi năn nỉ:

– Buồi diễn tối nay không có gì là quan trọng, không có khách mời, chỉ là hưởng ứng phong trào nhưng em thiết tha muốn diễn. Thầy cứ giới thiệu em là học trò chuyên “đội sổ” cũng được, em muốn lên sấn khấu. Y phục diễn em tự lo.

Hoàng Nam vẫn thản nhiên không chút động lòng:

– Chuyện đó ngoài khả năng của tôi. Dù không là buổi diễn quan trọng, nhưng một khi lên sân khấu là có người xem. Phải làm cho đường hoàng.

– Thầy nâng đỡ ai mà không được, trừ phi thầy không muốn.

Thái độ của Mai Thi gần như là ép Hoàng Nam. Mấy người vây quanh ai cũng thấy như vậy đều lắc đầu ái ngại, một chút tội nghiệp cho cô là đằng khác.

Thấy cái nhìn của các bạn, Mai Thi nổi khùng lên:

– Em nói hết lời mà thầy cũng không chịu. Được ! Thầy bước qua xác của em đi. “Chén sành đổi chén kiểu”. Em nhất định phải diễn chiều nay.

Mai Thi rút con dao bằng inox nhọn hoắt mà cô hay đem theo để gọt xoài.

Để mũi dao ngay ngực mình, mặt cô tái mét:

– Thầy nói “không” một tiếng đi, rồi thức ba ngày ba đêm với em. Dù sao cũng giáo viên chủ nhiệm mà, không lẽ hổng viếng tang.

Mặt Hoàng Nam không biến sắc. Có bước chân chạy rần rần từ lầu hai xuống, học trò bu coi đông nghẹt. Hoàng Nam không nói thêm một lời, bỏ đi.

Còn Mai Thi cô giận quá, ngã xỉu cái đùng. Con dao trên tay cô rớt xuống và lập tức nó được giấu đi. Tình huống này xảy ra nhanh quá, không ai kịp phản ứng, nhưng kết cuộc như vầy làm ai nấy thở phào nhẹ nhõm.

Chiều hôm đó, một người bạn nam trong lớp được mời diễn thay Trà Mi.

Thầy Nam không đổi ý, và Mai Thi cũng không chết. Cô tỉnh lại, tóc tai rối bù.

Cô cũng không khóc, gương mặt ráo hoảnh, nhưng lòng vẫn phừng phực như lửa cháy.

Tối hôm đó, khoảng mười một giờ khuya, Hoàng Nam từ nhà hát trở về phòng trọ, anh vừa xoay ổ khóa bật đèn đã thấy Mai Thi bước theo mình cùng ào. Hình như cô đứng đợi ở đây đã lâu rồi.

Hoàng Nam hơi bất ngờ, anh lẳng lặng thay áo như không có cô ở trong phòng. Mai Thi ngồi một chút, cô lấy tạp chí điện ảnh trên bàn đọc lướt qua.

Lười quá, mà cô cũng buồn quá nên ngả người trên xơ pha nhắm mắt lại ngủ.

Hoàng Nam tắm rửa, ăn qua loa miếng bánh mì kẹp thịt rồi lên giường ngủ.

Thật ra, anh cũng không muốn ngủ khi cô học trò ươn ươn dở dở trong nhà mình, nhưng anh mệt quá. Gì thì gì, nhắm mắt lại một chút cho tỉnh hờn rồi tìm cách bảo ban Mai Thi. Không biết cô đang ở trong giai đoạn khó khăn nào mà ra nông nổi như thế. Bất chấp tự ái và những lời đàm tiếu, đang đêm mà đám vô phòng thầy. Cũng may là anh không ở khu tập thể. Bằng không, sáng mai vừa thức dậy, hình ảnh đám lên trang đầu của một tạp chí nào đó với tựa đề thật hấp dẫn.

Trời vào khuya, một cơn giông thật mạnh, lôi những trận gió lớn kéo theo mưa chạy rào rào trên mái nhà làm cả hai giật mình thức giấc. Người trong phòng bước ra phòng khách tìm người, người nơi phòng ngoài vào phòng trong xem thầy ở đâu. Cả hai gặp nhau nơi cửa phòng. Trên tay Hoàng Nam là cái mềm mỏng:

– Có lạnh không?

– Dạ có.

Nam quay vô bếp pha hai ly cà phê, một đen cho mình, một sữa cho Mai Thi. Anh trở ra với keo đường:

Nếu em không buồn ngủ thì ngồi lên nói chuyện với tôi.

– Thầy muốn hỏi gì?

– Động lực nào khiến em tới đây?

Như nhớ lại, Mai Thi ngồi dậy đằng hắng:

– Không phải là chuyện hồi sáng. Em nghe thầy đang học khóa đạo diễn?

– Ừ Thầy cho em học chung với. Nhưng thầy làm thế nào cho em được vô lớp, rồi em sẽ phấn đấu.

Hoàng Nam nhìn lên trần nhà thấy hai con thằn lằn đang đuổi nhau:

Thích học lắm à?.

– Dạ.

– Nhưng em không thấy mình “chưa đi đã chạy” rồi sao?

Mai Thi không hiểu câu nói sâu xa của Hoàng Nam, cô trả lời bừa.

– Dạ, lúc em đi, gặp trời mưa cũng chạy hoài đó, đâu có sao.

– Hớp một ngụm cà phê Hoàng. Nam chưa kịp nuốt đã bị sặc. Mai Thi lật đật rút khăn mùi soa trong túi áo, chồm qua vuốt ngực Hoàng Nam, cô la lên:

“Chém sặc, chém ho” như thể người lớn hay làm cho con nít dưới quê.

Hoàng Nam bóp tay Mai Thi rồi quẳng xuống một cái thật mạnh:

– Bất khả xâm phạm nghe chưa !

– Thầy ... Đau quá! Thật ra, em cũng hết cách với thầy rồi Hình như em đã lầm, thầy là người không có trái tim, cứng như đá, khó đục như núi, khó cưa như rễ cây. Vậy mà mấy ngày nay em thấy thầy ngắm bà điên trong trường, em tưởng rằng hai vai thầy cũng nặng gánh lo toan, do tự lập nên dễ dàng thông cảm cho những nỗi nhọc nhằn trên vai bà ta. Cái nhìn của thầy rất độ lượng.

Nhưng không phải, thầy không biết chia sẻ với người gặp khó khăn, mà thích a dua theo những kẻ giàu có.

Có một chút sâu sắc nơi câu nói chỉ trích mà thái độ tỏ ra rất điềm nhiên của Mai Thi. Mẫu người như cô là dám nói, dám làm, trung thực nhưng hơi thiếu khôn ngoan, mai chiều ra đời dễ bị đụng chạm, chán nản và thua cuộc. Mai Thi có thân hình cân đối, có khuôn mặt đẹp thu hút cái nhìn của người khác phái từ khi mới gặp. Nhưng giá mà cô đừng phun chân mày nâu, dù rất đẹp cô để chân mày cũ mọc lưa thưa tự nhiên. Giá như mà cô ta đừng kẻ viền môi hình trái tim, dù là màu hồng phơn phớt rất duyên dáng. Mái tóc màu hạt dẻ của cô cũng đủ gây ấn tượng lắm rồi. Thêm vào đó, làn da mịn màng, trắng trẻo khiến cô có một sức thu hút lạ lùng. Càng nhìn càng thấy như vậy.

Trong lúc Hoàng Nam ngắm Mai Thi, cô nhã nhặn nói một câu xanh rờn:

– Thầy trong lớp đẹp hơn thầy ở nhà. Không biết sao mà em thấy như vậy.

Có lẽ thầy đẹp nhờ cách ăn mặc và dáng đi nghiêm trang. Không biết lúc về già thầy còn duyên như chú Thanh Bạch dẫn chương trình truyền hình “Nốt nhạc vui” không nhỉ?

– Tôi là tôi, không giống ai cả.

– Nhưng, em nói thật đó. Những người ít học, làm nhiều mà đi đến thành công mới hay. Bài bản quá đôi khi đúng phương pháp nhưng lại ngược với thị hiếu người xem. Tới chừng diễn không được khán giả vỗ tay đâu.

Nửa đêm mà nói câu chuyện nhạt nhẽo như thế này, sao nghe vô lý quá.

Hoàng Nam tự trách mình hồi tối này không túm lấy cô ta đẩy tống ra cửa, phải hay hơn không.

Mai Thi xem đồng hồ đeo tay rồi đứng lên:

– Một ngày nào đó, em sẽ trở thành đạo diễn. Mà đạo diễn thiên tài chứ chẳng chơi. Để rồi xem, nhất định là như vậy.

Mai Thi kéo cửa, Hoàng Nam nắm tay cơ lại theo phản xạ tự nhiên:

– Đã ba giờ. Lỡ rồi, ngủ ngồi một chút tới sáng rồi đi. Giờ này ...

– Em phải đi bỏ báo. Bằng không, giờ này không thức, người ta cũng lôi dậy.

Hoàng Nam ái ngại:

– Thế nhà em ở đâu?

Không có nhà.

– Em ở phòng trọ à?

– Hồi trước thi có, nhưng không tiền đóng bị chủ đuổi rồi. Mấy tuần nay ngủ ngoài sạp thịt. Hai ba giờ là nghe chặt thịt rầm rầm, dậy đi bỏ báo thôi.

Thấy cái nhìn sửng sốt của Hoàng Nam, Mai Thi cười buồn:

– Càng khổ, càng phải phấn đấu. Chợ nào giờ cũng có bảo vệ, phải quen người ta mới cho ngủ.

Quấn tóc cao lên để đội nón, Mai Thi nhón chân lên hôn đánh chụt vào má Hoàng Nam:

– Em xin lỗi nghe thầy, chuyện hồi sáng.

Rồi cô lao ra ngoài như một cơn gió. Mưa rơi đều đề u trên mái tôn khiến Hoàng Nam lắc đầu Tội nghiệp !