Mười lăm năm nay tôi chưa về Đà Lạt. Nhưng khi những cơn bão rớt kéo về thành phố, trời nhiều mây xám và thời tiết chợt lạnh se da lạ kỳ. Tháng 11, tôi lại mường tượng khắp những con đường dốc ấy ngập nở hoa quỳ, làm cả thành phố có một mùi hương dìu dịu và một màu vàng đài các. Cuối tháng 12, mở khung cửa sổ ở một ngôi nhà bên triền đồi, chợt sững sờ vì những cành anh đào trụi lá đã nở hoa.

Tôi yêu Đà Lạt còn bởi lẽ có một con đường tận cùng là ngôi nhà gỗ sậm, trước ngôi nhà ấy có một khóm hồng dại cứ lặng lẽ mỗi ngày rải xuống nền đất những cánh trắng mỏng manh. Trong ngôi nhà ấy có một cô bé.

Hành trang để đi học Đại Học của tôi có lẽ không giống bất cứ một thanh niên nào thuở ấy, một chiếc xách tay và một mơ ước được bước chân vào giảng đường. Tôi không biết mình sẽ làm gì để ăn học ở một thành phố lạ, khi trong tay chỉ có tấm giấy ghi địa chỉ của một người bà con xạ Tôi đứng giữa bến xe, ngó ra Hồ Xuân Hương, những cây tùng rủ bóng. Những cô nhỏ học trò mặc áo len xanh lượn quạ Tôi gõ cửa. Cánh cửa của ngôi nhà chưa quen mở rộng – và từ đó, để đạt được mục đích của mình, tôi nhịn ăn sáng, đi học từ sáng sớm bằng đôi chân mình vượt qua đoạn đường gần 5 cây số để đến trường. Mặc một lúc hai chiếc chemise để chống cơn lạnh phố cao, vì tôi làm gì có áo len hay một thứ áo gì đó để mặc.

Em đi học trên đường tôi đi. Hàng ngày và đúng giờ. Lúc đầu tôi không hề chú ý đến điều đó, cho đến khi tôi phát hiện ra em ở cuối con dốc Duy Tân. Em đi trước, tôi theo sau, chúng tôi cứ “theo nhau” một thời gian dài như thế. Em trở thành “thói quen” của tôi lúc nào tôi cũng không haỵ Và những ngày vì lý do gì đó, em không đi học, tôi cảm thấy con đường xa diệu vợi.

Dĩ nhiên là trong điều kiện sống của mình, tôi không hề tơ tưởng đến bất cứ một điều gì ngoài việc học. Kể cả em cũng chỉ là một thoáng lao xao của tuổi học trò, rồi dừng lại. Nhưng cuộc đời vốn có nhiều chuyện đẩy đưa, và thế là tôi quen em.

Má em nhìn tôi thật kỹ lưỡng. Bà truy “lý lịch” một cách gắt gao trước khi nhận tôi dạy kèm cho hai đứa em của em: một trai, một gái. Bà răn đe: “Tôi mong rằng cậu sẽ dạy tốt, trước cậu đã có hai người, nhưng không được đàng hoàng nên tôi đã cho nghỉ”. Trong thời buổi sinh viên nhiều, mà việc làm thì ít này, kiếm được một chỗ “làm” quả thật là không dễ, tôi làm sao mà “lạng quạng” được. Dù tôi rất muốn bước ra sau nhà... để xem thử em làm gì ở đó.

Nếu không có chuyện em làm Trưởng ban Báo chí lớp thì còn lâu... chúng ta mới quen nhau. Đúng 32 ngày lui tới nhà em, gần như tôi và em không đụng độ nhau. Có gặp nhau vẫn là ở ngoài đường, và em cứ đi trước, tôi đi sau. Nhiều lúc em chỉ đi thoáng qua khi tôi đang “dạy”, không hề có một cái... liếc mắt, rồi thôi. Dấu vết em để lại là những bông hoa cắm trong chiếc ly thủy tinh nhỏ: Violet, Forget me not, Pensée hay nhiều khi chỉ là một loại hoa cỏ nào đó. Cậu em của em, Khôi, luôn liến thoáng nói:

- Chị Ngọc cắm đó.

Tôi nghe lòng mình vui, cái vui không diễn tả được, vì biết em vẫn hiện diện quanh đây.

Hôm đó,em xuất hiện như một phép màu:

- Anh Trường, hình như anh có làm thơ phải không?

Tôi đỏ mặt. Vì tôi có một bài thơ “tặng em” đăng trên báo, và đó thuộc về “bí mật riêng tư”.

- Ừ, ừ, có mà sao Ngọc?

- Anh làm giúp em tờ báo lớp.

Cám ơn Thượng Đế đã bày trò. Tờ báo “Tóc rối” của lớp em được chiếm giải nhất, trong đó phần bài vở tôi đã gà hết một nữa. Hôm được giải, em quyết định:

- Đãi anh một chầu chè.

Trời ơi, dù là thằng sinh viên nghèo xác xơ, tôi vẫn có thể nhịn ăn sáng, nhịn ăn trưa, nhịn ăn chiều để được “bao” em ăn chè... chớ nói chi đến chuyện em “đãi anh”.

Bây giờ thì ngôi nhà trên con đường Hoàng Diệu ấy đã đổi chủ. Có thể chẳng bao giờ em còn trở lại thành phố bốn mùa hoa nở của chúng tạ Tôi biết, vẫn như một lời hẹn cũ, những dóa Cẩm Qùy vẫn dịu dàng nở vàng khắp lối đi. Tôi biết, những ngôi nhà chìm khuất trong cái lạnh cao nguyên với những thảm cỏ xanh và những đóa hoa hồng thắm đỏ, vẫn làm cho những trái tim lãng mạn nhói đau. Em cũng không biết rằng sau đó, tôi đã tìm lại và em đã đi xạ Chúng ta đã chọn hai con đường khác nhau, hay định mệnh đã xếp đặt cho mỗi người một con đường?

Lần cuối cùng đó. Nhớ không Ngọc? Khi cánh cửa đã khép lại và những cánh hồng trắng dại cứ vô tình rụng lả tả dưới chân.

Hết