Chương 1

Thành phố Hạ Long. Những dãy nhà lầu cao ngất. Những nhà hàng, khách sạn và vi-la biệt thự mọc trên rừng thông, ven sườn núi, phía dưới chân sườn núi là con đường quốc lộ rộng thênh thang, uốn dọc lượn lờ theo bờ biển.

Hoàng hôn đang xuống. Những ráng nắng vàng phủ lên những hòn đảo nhỏ, nhấp nhô, chập chùng trên mặt biển xanh. Nắng chuyển dần thành màu tím lung linh, huyền ảo. Nắng như đùa qua ô cửa kính chuyến xe khách Bắc - Nam chạy suốt Sài Gòn - Quảng Ninh, lộ trình hơn hai ngàn cây số. Xe đang qua phà Bãi Cháy, để về đến Hạ Long.

Ngọc Giao reo vui:

– Đẹp quá hả chị Hai!

Song Ngọc lừ đừ:

– Chị lúc này chi mong xe dừng bánh, chả cảm nhận được gì hết. Nhộn nhạo ruột gan và đau đầu quá. Gần đến chưa mẹ?

Bà Giang nhẹ giọng:

– Tội nghiệp! Biết thế, mấy mẹ con minh đi tàu cho khỏe. Suốt chặng đường dài, con gái không thể ngắm thiên nhiên, sắp tới rồi. Mẹ đã điện thoại để dì con ra đón. Ráng nghen con!

Song Ngọc mệt mỏi:

– Dạ. Về nhà, nằm nghi vài giờ, con sẽ khỏe lại, mẹ không cần lo lắng quá.

Ngọc Giao cong môi:

– Mẹ vừa trải qua cuộc phẩu thuật lớn, vậy mà mẹ tỉnh như không, còn chị Hai, gióng y như cọng bún thiêu. Chán ghê!

Bà Giang dịu dàng:

– Thể trọng mỗi người mỗi khác. Chị con từ nhỏ đã bị bệnh viêm xoang, ngửi mùi xăng dầu đã khó chịu. Ngồi xe bị dằn xóc, nhồi nhét, chị con chịu không nổi cũng đúng. Con coi hành lý nha, xe vào bến rồi đây.

Ngọc Giao “dạ” nhỏ. Cô không rời mắt khỏi bờ biển.

Ngọc Giao mê biển vô cùng. Để được mẹ cho về thăm ngoại lần này, Giao đã Phải phấn đấu đạt thành tích học tập loại khá cả năm. Dù mẹ chưa mấy hài lòng, nhưng mẹ đã dẫn hai chị em cô về quê trong dịp hè này.

Bà Giang đập vào vai Ngọc Giao:

– Xuống thôi con! Muốn coi biển, ngày mai ngồi ở nhà của ngoại, con cũng có thể nhìn được biển.

Song Ngọc ngồi trên chiếc ba lô. Đồ đạc của ba mẹ con không nhiều, thêm hai giỏ xoài và ít bánh kẹo về làm quà. Ngọc Giao đi lấy xe máy. Con nhỏ một hai đòi mẹ đem theo chiếc Mio của hãng Yamaha theo.

– Khỏi phụ thuộc vào các cậu và dì, muốn đi chơi khi nào thì đi. - Ngọc Giao nói vậy. Tất nhiên mẹ phải đồng ý.

Bà Giang dặn Song Ngọc:

– Con ngồi coi chừng đồ, mẹ ra ngoài xem dì con đến chưa nghen.

Song Ngọc "dạ" nhỏ. Dù không còn bị dằn xóc trên xe, nhưng đầu Ngọc vẫn đau nhức, tay chân rời rã, thật khó chịu:

Ngọc gục đầu lên chiếc va li hành lý.

Bất chợt, chiếc ba lô nhỏ, Ngọc để đồ cá nhân, tiền, bị ai đó kéo mạnh khỏi tay. Cô giật mình, ngơ ngác. Nhìn theo bóng đứa nhỏ chạy vụt qua mặt, Ngọc tỉnh người.

Cô kêu – Cướp Cướp Bớ người ... Giao ơi ...

Ngọc Giao quay phắt lại. Thật nhanh, Giao xác định hướng chạy của thằng nhóc.

Giao lao người chạy bọc đầu. Cô chậm hơn nó một bước là chiếc ba lô của chị Hai được chuyển vào tay một gã đàn ông ốm nhom.

Ngọc Giao tiến đến bàn trước gã đàn ông vừa ngồi xuống. Chiếc bàn đặt ở một góc khuất, nơi cổng sau của bến xe.

Cô cao giọng:

– Chú làm ơn cho xin lại chiếc ba lô.

Gã đàn ông nhíu mày, nhìn trừng trừng vào cô gái nhỏ, gằn gằn:

– Ba lô nào? Mày là ai? Tự nhiên ...

Ngọc Giao điềm tĩnh cắt lời gã:

– Chiếc ba lô chú đang ôm đó, là của tôi.

– Nhóc con, nói bậy bạ. Của mày, sao lại ở tay tao?

– Cái này, chú hiểu hơn tôi. Chú cần xét không, chúng ta vô công an xét luôn.

Hắn vụt đứng dậy, ném chiếc ba lô vào người gã thanh niên gần đó. Ngọc Giao xoay người nhanh như cơn gió, cô vụt tới, đạp chân vào đúng bả vai gã thanh niên. Hấn thét lên:

– Ối ...

Gã đàn ông ốm nhách, lao vào đánh Giao:

Cô bé bình tĩnh đánh trả. Người ta bu đến đông nghẹt. Giao ra đòn mỗi lúc mỗi nhanh. Lần đẩu tiên sau năm năm học Karate, hôm nay cô bé mới được thật sự "vào trận".

Công an đến, tang vặt vụ cướp đã bị tụi cướp giật tẩu tán. Anh công an mang quân hàm thiếu úy, nhìn Giao khẽ cười:

– Cô bé can đam thật!

Ngọc Giao xụ mặt:

– Lần đầu về quê ngoại, tôi không ngờ lại được bọn cướp "tiếp đón" thế này.

Tôi chỉ muốn lấy chiếc ba lô lại cho chị tôi. Bây giờ, chiếc ba lô mất thát rồi.

Thiếu úy Cường chậm rãi:

– Cô bé yên tâm! Chúng tôi nhất định tìm ra chiếc ba lô, để trả cho cô. Cám ơn cô đã giúp chúng tôi bắt được tên Hậu rôm. Hắn sẽ phải khại ra đồng bọn.

Vừa lúc bà Giang hớt hải chạy tới:

– Con có Bao không Giao?

Ngọc Giao lắc đầu:

– Con không sao mẹ ạ, nhưng mất ba lô rồi. Con thật vô dụng?

Bà Giang vỗ vai Giao:

– Lỗi không phải tại con. Dù sao con vẫn côn rất nhỏ giữa đông đời đầy rẫy phức tạp này. Chuyện không may cũng xảy ra rồi, coi như của đi thay người.

Ngọc Giao nói:

– Nhưng giấy tờ tùy thần, thẻ sinh viên của chị Hại đều để trong đó.

Cường từ tốn hỏi bà Giang:

– Thưa cô, cô mới từ xa đến đây, phải không?

Bà Giang gật đầu:

– Vâng! Mẹ con tôi từ Sài Gòn ra thăm quê ngoại. Chị của bé Giao say xe, nên mới để bọn người xấu lấy mất đồ. Các chú công an, liệu có thể tìm lại giùm chúng tôi không?

Cường tự tin:

– Cô và em yên tâm! Hãy cho cháu địa chỉ, nhất định cháu Bẽ thu hồi lại chiếc ba lô cho có ạ.

Bà Giang vui vẻ:

– Vậy thì tốt quá Trời tối rồi, chúng tôi còn phải đi thêm một chặn xe nữa.

Phiền chú giúp mẹ con tôi. Giấy tờ không có, việc đi lại đôi khi khá phiền phức, nhất là con gái.

Cường nhiệt tình.

– Tạm thời, cháu viết giấy xác nhận cô bị mất đồ, như thế, lỡ công an khu vực kiểm tra đột xuất, cô và các con em dễ nói hơn.

Bà Giang gật đầu:

– Được thế thì tốt thật. Ngọc Giao! Con đi theo cậu ắy, lấy giấy nhé. Mẹ chờ con ngoài cổng.

Ngọc Giao cắn môi:

– Dì con đến chưa mẹ?

– Đến cả rồi. Chúng ta về nhà bằng xe máy. Đi xe hơi thêm một giờ nữa, chị con chắc nằm luôn. Vậy nhé!

Cường hỏi Ngọc Giao:

– Giao học võ lâu chưa?

Ngọc Giao so vai:

– Mẹ tôi không thích con gái học võ. Mẹ sợ học môn này, con gái có tướng đi giống “thuyền chài” thô kệch, dị hợm. Tôi học lén thôi.

Cường tủm tỉm nhìn Giao:

– Tôi đâu thấy cô bé đi ... ''hàng hai"!

Ngọc Giao cười nhẹ:

– Tại ... tôi nghe mẹ dọa, cũng sợ, nên về nhà luôn học lại dáng đi. Tốn thêm tiền để học lớp người mẫu đó, chú ơi. Học cách đi đứng của người mẫu, nhưng tôi chưa tham gia biểu diễn bao giờ.

Cường bật cười:

– Một ý tưởng “độc” thật. Ai quán sư cho Giao vậy?

– Tôi và chị tôi tự nghĩ ra. Chị tôi mà không say xe ấy hà, đảm bảo chị tôi cho gã kia đo ván ngay đòn đánh đầu tiên.

Cường kinh ngạc:

– Hai cô con gái cùng học võ. Vậy mà mẹ không phát hiện ra? Giấu hay thật!

Ngọc Giao nhún vai:

– Bầy giờ, ba mẹ tôi biết hết rồi. Chị tôi vốn yếu ớt, ở trong Sài Gòn, con gái đi học thêm một mình buổi tối, phải biết ''nghề", để tự bảo vệ mình. Ba mẹ đâu phải lúc nào cũng cận kề đón đưa chúng tôi chứ.

Cường viết giấy và đưa cho Ngọc Giao, sau khi hỏi tên chị em cô cùng địa chỉ nhà ngoại cô.

Ngọc Giao nhẹ giọng:

– Cám ơn chú. Xin phép chú, tôi đi.

Cường tủm tim:

– Con gái miền Nam lạ thật. Người ta thế này mà gọi bằng chú.

Giao tinh quái:

– Chú sợ thay sao? Nếu chú không ngại sài Gòn xa xôi, khi nào “ế” thiệt, chú vô Sài Gòn, Giao làm mai nhỏ bạn của Giao cho chú.

– Kèm điều kiện không?

Phải thử tài, coi chú truy tìm bọn cướp thế nào đã. Công an trong chỗ Giao ở, họ bắt cướp nhanh lắm.

Cường cười cười:

– OK! Là cô bé nói đó nhé.

– Tất nhiên! Con gái miền Nam không biết nói gạt ai bao giờ. Chào chú!

Ngọc Giao xoay người đi thật nhanh.

– Cồ bé dễ thương thật. Cố lên Cường ơi! Hiến, cán bộ làm thung tổ điều tra với Cường tủm tim nói.

Cường thản nhiên:

– Coi vậy chớ không hẳn dễ thương đâu.

Con bé ra đòn hiểm lắm, chi thiếu chút kinh nghiệm, Hiến le lưỡi:

– Ối trời! Nghề của bọn mình đã quá nhiều nguy hiểm và cứng ngấc, nếu thương nhầm con gái có võ nữa ... e nhà cửa suốt ngày bị khua xoong, liệng chén.

– Tao thích con gái mạnh mẽ hơn.

Dứt lời, Cường chậm rãi đi sang phòng tạm giam tên cướp cạn. Anh nhất định phải tìm được chiếc ba lô cho Ngọc Giao.

Dì Liên thở phào:

– Sao láu vậy Giao? Họ hỏi cung cháu Ngọc Giao lắc đầu:

– Hỏi cung thì không. Tại mấy người thấy cháu lạ, nên hỏi thầm thôi.

Cậu Phúc cười:

– Con bé này, bẻm mép lắm. Nhìn cháu xinh thế kia, đảm bảo mấy tay công an trẻ, nhất định hoàn thành vụ án. Lấy điểm với người đẹp mà.

Bà Giang lừ mắt:

– Cháu nó còn con nít, cậu đừng ghẹo nó nhé. Bây giờ chúng ta về thôi. Ở nhà, mẹ chờ lâu, mẹ nóng ruột đấy.

Ba mẹ con được gia đình ngoại đón tiếp thật rộn ràng. Chiếc cổng nhà bà ngoại sáng rực ánh đên trên trụ cổng, có giàn hoa thủy tiên leo xanh rì. Những nụ hoa nhỏ xíu màu đỏ dưới ánh đèn trở thành màu tim tím, lung linh và trẻ con bu trước cổng thât đông.

Một bé gái tóc xoăn xõa ngang vai, giương cặp mắt tròn vo đen nháy như hạt nhãn nhìn Ngọc Giao rồi chạy đến lẩc tay dì Liên:

– Mẹ! Chị tên gì vậy mẹ?

Ngọc Giao mỉm cười, cúi xuống cầm tay con bé:

– Chị tên Giao, còn em là Thủy Tiên, phải không?

Con bé mỉm cười, lộ ra hai lúm đồng tiền thật xinh:

– Dạ. Thế thì con biết rồi. Chị mặc áo xanh là chị Ngọc, chị Hai của chị, đúng không.

Ngọc Giao gật đầu:

– Thủy Tiên thật thông minh!

Thủy Tiên cong môi:

– Mẹ em gọi em là "Tiên ngô", mẹ chê Bà ngoại rưng rưng:

– Cuối cùng, bà cũng gặp được các cháu.

– Song Ngọc bị bệnh há cháu?

Song Ngọc từ tốn:

– Thưa ngoại, cháu Đi xe không được. Dọc đường cháu bị say xe, bây giờ người cháu rất mệt. Nghỉ ngơi vài giờ, cháu sẽ khỏe lại, bà đừng lo lắng.

Bà ngoại lắc đầu:

– Chuyện này, lẽ ra mẹ cháu phải tính đến chứ. Thêm vài trăm ngàn, ngồi tàu phải đỡ hơn không? Liên ơi! Con coi, nấu miếng cháo tôm để chị con bé Ngọc ăn cho khỏe.

Nhớ bỏ nhiều hành vào.

– Bà ngoại đích thân dẫn Song Ngọc xuống bếp, bà cười:

– Ngoài này, thời tiết không như trong Nam, nên nhà ai ở đấy cũng có bể nước nóng xây cạnh bếp than. Cậu của cháu đã học người ta, dần được nước nóng qua đường ống lên vòi sen. Cháu cứ tắm rửa thoải mái nhé. Tắm xong, cháu sẽ thấy nhẹ nhõm con người. Vậy nhé!

Song Ngọc xúc động:

– Dạ, con cám ơn bà ngoại.

– Ôi! Con bé này. Ai lại cám ơn bà của mình nhỉ.

Song Ngọc cắn môi:

– Tụi cháu chưa một lần bưng cho bà được chén cơm, ly nước. Vậy mà ...

cháu vừa về, ngoại đã chăm sóc cháu kỹ thế này. Cháu biết làm sao hơn, ngoài câu cám ơn bà ngoại ạ.

Bà cười hiền:

– Cháu gái của bà thật biết cách án nói. Ở ngoài này với bà một thời gian, cháu sẽ có rất nhiểu cơ hội chăm sóc bà, đừng vội tự ti.

Bà ngoại vỗ vai Ngọc rồi đi ra. Song Ngọc lấy quần áo, cô nghe lời bà, tắm gội trước.

Nước ấm giúp Ngọc rẩy rửa sạch bụi đất, cũng như bao mệt mỏi suốt mấy ngày ngồi xe. Khi Ngọc lên nhà, thần sắc cô đã hoàn toàn tươi tắn.

Ngọc Giao kêu lên:

– Mẹ nhìn chị Hai kìa, hết bèo nhèo bạc nhạc rồi. Con cũng phải đi tắm thôi.

Ngọc Giao đứng dậy, vẵn không quên nhón một trái nhãn bỏ vô miệng.

Những trái nhãn lồng to tròn như ngón chân cái, nhưng hột lại nhỏ chút xíu như đầu đũa, bỏ vô miệng ăn rất ngọt. Đây mới đích thực là loại nhãn lồng Hưng Yên. Loại nhãn quế đã trở thành hàng xuất khẩu của vùng nhãn Hưng Yên, bà ngoại còn trồng được ít cầy trong vườn. Mùa này, nhãn chín, tỏa hương thơm dịu một khoảng không gian, lấp lánh gương than đá.

Vừa nghe bà ngoại bảo:

– Sángmai, bà đưa hai đứa về quê chơi, dám đi không Ngọc, Giao?

Ngọc Giao láu táu:

– Bà ngoại? Đây chẳng phải là quê của bà ngoại à. Không lẽ bà ngoại còn quê nơi khác?

Song Ngọc từ tốn hơn:

– Ngoại ơi! Ngoại định đưa tụi con đi đâu nữa ạ?

Bà ngoại mim cười:

– Con người, ai sinh ra cũng đều có quê cha đất tổ, cháu ạ. Gọi nôm na chung thì quê ngoại cũng nằm trong địa phận tinh Quảng Nam. Nhưng quê ông bà ngoại ở giáp biên giới Trung Quốc, cách đầy hơn một trăm cây số.

Ngọc Giao cau mày:

– Là Lạng Sơn hả bà ngoại? Cháu học địa lý nghe nói Lạng Sơn có cột mốc phần chia ranh giới hai nước.

Song Ngọc so vai:

– Em đấy, nói mà không chịu suy nghĩ.

Học lớp 11 rồi, địa lý còn lơ mơ như thế, ai nghe được, họ cười thúi mũi.

Ngoại nói rất rõ, ngoại cũng ở Quảng Ninh. Vậy em thử động não coi, quê của ngoại tiếp giáp nơi đâu?

Ngọc Giao bẽn lẽn:

– Ôi trời! Cháu đúng thật hồ đồ hả ngoại.

Mẹ vẫn kể, quê ngoại ở bãi biển Trà Cổ, nằm gần Trung Quốc. Bãi biển này đang được cải tạo lại để trỡ thành khu du lịch quốc gia. Cháu thích lắm, nếu được ra đó.

Song Ngọc ôm vai Ngoại:

– Sao chỉ có ba bà cháu, ngoại khộng cho mẹ cháu đi hả ngoại?

Bà Giang mỉm cười:

– Mẹ muốn các con được vui chơi thoải mái. Ra quê đợt này, mẹ có dự tính riêng của mẹ. Các con đừng bận tâm cho mẹ, nhé!

Ngọc Giao dè dặt:

– Mẹ .... mẹ muốn tìm dĩ vãng, để viết nhật ký hả mẹ?

Bà Giang nhẹ tênh:

– Vẫn còn là ý nguyện. Dù sao, mẹ rất mong tìm được những người bạn cũ của mẹ.

Dì Liên nhìn bà Giang:

– Trừ vài người hàng xóm cũ, bạn học của chị, họ cứ như chưa từng hiện diện nơi này.

Bà Giang trầm tĩnh:

– Cuộc sống, có rất nhiều thứ phải lo toan, em không biết hết bạn của chị đâu. Bởi ngày chị vào cấp II, em mới vừa chào đời. Chị ra đi từ lúc mới hai mươi tuổi. Bây giờ chị trở lại, thời gian bắt đầu điểm bạc từng sợi tóc của chị.

Những gì thuộc về chị, mãi mãi còn là một dấu chấm hỏi, chỉ có mẹ và chị nhỏ.

Chị tin mình sẽ tìm được.

Bà ngoại thở dài:

– Chị con đã muốn, con hãy để chị con hoàn thành tâm nguyện của mình.

Con người là vậy, khi vào tuổi xế chiều, người ta luôn soi rọi lại quá khứ, nếu không thể thỏa đáp, người ta sẽ chẳng bao giờ thanh thản nổi. Bây giờ, hãy dọn cơm lên cho chị và các cháu ăn. Cũng tối lắm rồi!

Bàn ăn đầy nhóc các món ăn, tỏa mùi thơm phức.

Ngọc Giao tròn mắt:

– Ôi! Toàn là các món đặc sản. Ngoại ơi! Ngoại bắt dì và các cậu đãi mẹ con cháu ăn uống sang trọng kiểu này, cháu ở một tháng, ngoại chắc ... nghèo quá.

Bà ngoại cười hiền:

– Đừng lo cháu gái ạ! Ở đây, các mớn ăn này, không có gì là đặc sản theo cách nói của cháu cả. Dân vùng biển thì việc ăn tôm, cua, ghẹ, mực ... cũng không khác gì người tinh khác ăn ... rau xanh. Nào, mấy đứa mau ngồi xuống, ăn cho nóng.

Bữa cơm kéo dài cả tiếng đồng hồ. Ngọc Giao thầm phục dì Liên nấu ăn rất ngon. Bà ngoại quả thật biết cách dạy con gái của mình.

Công bằng mà nói, so với mẹ của Giao, đì Liên vẫn còn kém xa vài ... bậc tay nghề. Mẹ vẫn chỉ dẫn cách làm món ăn cho chị em cô, nhưng Ngọc Giao nấu nướng dở tệ.

Căn phòng ngoại dành cno hai chị em có cửa sổ trông ra vườn hoa. Vườn nhà ngoại trồng rất nhiều hoa hồng, thược dược, đồng tiền, thêm một luống hoa lay-ơn màu vàng. Ở Sài Gòn, hoa lay-ơn được mang từ Đà Lạt về, nên giá cả rất đắt.

Giao vẫn nghe mẹ kể về ngoại, về các giống hoa. Nhưng hôm nay, tận mắt nhìn hoa trổ bông trên các luống đất được tưới nước ướt đẫm, Giao mới hiểu rõ lý do gì khiến mỗi lần mua hoa về cắm, mẹ đều chọn loại lay-ơn để trưng được lâu ngày. Mẹ đã rất nhiều lần ươm thử củ hoa, nhưng nó không thể trổ bông. Mẹ xin giống hoa hồng từ Đà Lạt về trồng, kết quả mẹ chỉ có được các chậu hồng, cho bông rất nhỏ.

Song Ngọc reo bên tai Giao:

– Giao coi kìa? Bông hồng nhung vừa to, vừa đỏ, đẹp quá hả Giao?

Ngọc Giao chớp mắt:

– Em chưa bao giờ thấy bông hồng nỡ to thế này ở Sài Gòn.

Song Ngọc hít hà:

– Hương hoa còn rất thơm nữa. Những bông hồng tụi mình mua ở trong, vừa nhỏ hơn cả hột gà so, màu không đỏ, và chị không ngởi thấy mùi thơm.

Bà Giang đột ngột lên tiếng:

– Đây cũng chính là một sự khác biệt giữa các miền khí hậu. Bây giờ, hai đứa đã tin lời mẹ thường nói "hoa hồng ở Sài Gòn ít hương sắc rồi chứ?

Ngọc Giao mỉm cười:

– Vâng! Khi nào vô, con nhất định phải mang theo giống hồng nhung ngoài này về trồng ấy. Con muốn có chậu hồng trên bậc cửa sổ phòng con, mẹ ạ.

Bà Giang từ tốn:

– Không dễ đâu con gái. Trên Hà Nội, có một làng chuyên trồng hoa. Hoa hồng ở đó, bông nỡ to như chiếc chén đựng nước mắm lận. Hồi mẹ bằng tuổi chị Hai con, mẹ đã học ở đó, và bị lôi cuốn vào vườn hoa trong các buôi cuối tuần, tưởng chừng không còn cách gỡ ...

Nhìn mặt mẹ, Song Ngọc ngẩn ngơ. Hình như, mẹ còn điều gì đó thật thiêng liêng, thật xót xa vẫn bị mẹ chôn kín trong lòng.

Song Ngọc dè dặt:

– Mẹ! Mẹ có tầm sự hả mẹ?

Bà Giang bối rối:

– Không ... Mẹ không sao. Thôi, các con tranh thủ ngủ sớm nhé. Bà ngoại ngày mai sẽ dẫn các con về quê. Hãy thư giãn nghỉ ngơi, bởi chúng ta không có nhiều điều kiện đi du lịch. May mắn là gia đình ngoại ở vùng biển đẹp nhất nhì đất nước. Vậy nhé!

Ngọc Giao nói nhỏ vào tai Ngọc:

– Bé Tiên khoe với em, bà ngoại cho mấy đứa qua Trung Quốc nữa. Ghị Hai, nhớ mang máy chụp hình theo nghen.

Song Ngọc so vai:

– Chi vậy?

– Chụp hình chớ chi nữa. Em sẽ chụp tất cả những gì em được ăn, được chơi, để vế trỏng “khè” tụi con Hương, con Loan, con Thủy.

– Tưởng gì, đã là khu du lịch, thợ chụp hình đâu có thiếu. Họ chụp đẹp hơn chị.

Ngọc Giao cong môi:

– Nhưng đắt lắm. Mình có máy, tự chụp lấy chẳng hơn ư? Muốn bao nhiêu kiểu cũng được.

Chưa gì đã tham. Chụp thì dễ, nhưng để có tiền rửa hàng trăm tấm hình, e rằng không đễ đâu cưng ơi. Chị lạ gì em nữa. Em hứng lên, dám chụp cả chục cuốn phim ấy. Tất nhất là ra đó rồi tính.

Ngọc Giao nín khe. Chị Hai nói không sai, Giao là đứa rất khoái chụp hình, bởi mọi người vẫn khen Giao đẹp. Tuy nhiên so với chị Hai, chị chụp hình còn đẹp gầp ba lần Giao. Dù ở ngoài, Ngọc không đẹp bằng Giao. Lạ thật!

Trưa hôm sau, bà ngoại dần chị em Ngọc Giao, Thủy Tiên và Tâm Cúc đi Móng Cái, cùng đi có cậu Ba Thành.

Chiếc Toyota màu bạc vừa rời khỏi cổng nhà ngoại, bà Giang chậm rãi khóa cửa. Bà gọi xe ôm vào thị xã.

Người tài xế hỏi bà Giang:

– Cô từ trong Nam ra chơi à? Nhà bà con hay đi du lịch?

Bà Giang khẽ khàng:

– Gia đình tôi ở thị trấn này. Tôi xa quê hồi mới giải phóng, chắc lúc ấy, cậu còn nhỏ, nên không biết tôi.

Người chạy xe ôm hỏi tới:

– Vậy hả cô? Cháu hỏi không phải, thế cô là con ai vậy? Tuy ít tuổi, nhưng cháu cũng sinh ra và lớn lên ở đây, cháu biết khá nhiếu người.

– Mẹ tôi tên Bân, nhà phía sau trường học cấp II.

Người chạy xe kêu lên:

– Cháu biết cô là ai rồi. Cô là chị của anh Ba Thành, anh Trung và chị Liên phải không ạ?

Bà Giang cười:

– Đúng đó. Còn cậu?

– Dạ, mẹ cháu tên Tâm, con ông Quế.

Bà Giang ngỡ ngàng:

– Cậu nói thật ư? Sao tôi nghe nói, chị Tâm không lấy chống, anh trai và chị dâu của chị ấy chết vì tai nạn, để lại hai người con. Thương cháu, chị Tâmn đã ở vậy nuôi hai đứa. Chả kẽ cậu là.. Người chạy Honda ôm từ tốn:

– Quả thật mẹ Tâm cháu không lấy hồng, và cháu là con nuôi của mẹ. Bố mẹ cháu cùng tử nạn trên chuyến xe với bác Hai của mẹ.

Cháu là đứa trẻ sống sót duy nhất trên chuyến xe ấy. Mẹ Tâm đã nuôi cháu cùng hai người con của bác Hai. Cô cứ gọi cháu là Hải Hưng.

Bà Giang thở dài:

– Ra vậy! Thế mẹ nuôi của cậu bây giờ còn khỏe không? Chị ấy còn làm ở xí nghiệp không? Hồi ở xóm cũ, nhà tôi kế nhà mẹ nuôi cậu. Tôi học cùng lớp Văn Đương, em trai mẹ cậu đấy.

– Cám ơn cô!. Mẹ cháu đã xin nghĩ hưu, về nhà mở cửa bàng bán đồ điện tử cùng nhỏ em út của cháu.

Bà Giang chậm rãi:

Nhà mẹ nuôi cậu, khá giả nhất nhì thị trấn sao cậu không học lấy một nghề gì đó đỡ cực hơn chạy xe ôm.

Hải Hưng lặng lẽ một lúc kâụ.trong tiếng gió và tiếng ồn của xe cộ, giọng anh như trầm thấp, chứa ẩn một niềm ân hận:

– Tất cả lỗi do cháu, không chịu học, cô ạ. Mặc cảm thần phận chỉ là cái cớ để cháu bương xuôi. Mẹ Tâm khóc nhiều về việc cháu lơ là học tập, cháu vẫn dửng dưng vô tình. Hậu quả, cháu đã không qua nổi cầp II, không đủ sức trở thành công nhân mỏ. Cháu đành chọn nghề xe ôm, dù biết khá nguy hiểm, cực nhục.

Bà Giang thở dài:

– Âu cũng là số mệnh, cháu ạ.

Vừa lúc, Hưng đừng xe trước một con hẻm xi-măng rộng chừng ba mét.

Đây là con đường chạy vào thung lũng suối nước nóng. Cô xuống ở đây, hay cần cháu chở cô vào sâu hơn?

Bà Giang mỉm cười:

– Cô xuống đây được rồi. Cô muốn tự tìm lại dĩ vãng. Cô gởi cháu tiền xe.

Không cần thối lại tiền đâu. Cô đi nhé!

Bà Giang nói nhanh, Hưng không kịp nói thêm câu gì, bà đã bước đi. Hai bên đường hẻm, những ngôi nhà cao tầng mọc san sắt nhau. Nó minh chứng cho sự thay da đổi thịt ở một vùng đất chật hẹp, tưởng chừng không thể thoát khỏi cái nghèo, bỏi vùng đất lọt thỏm vào giữa thiên nhiên. Sau lưng là núi cao, rừng rậm. Trước mặt là biển cả mênh mông. Đả ba mươi năm còn gì, liệu người ta có còn sống để đón chờ kẻ đi xa không hẹn trở về?

Đầu tháng Năm âm lịch, tháng năm của hoa hồng nở rộ nhất cho sắc hương rực rỡ nhất.

Ngày ấy, ở đây, nhà nào cũng trồng hoa hồng, không nhiều thì ít. Những đóa hồng nhung kiêu sa đỏ rực trong nắng. Bây giờ, những ngôi nhà đã lấn át các vườn hồng, chỉ còn lại các chậu hồng được đặt trên ban công lầu, trên thành cửa sổ ...

Bà Giang nuốt vào lòng tiếng thở dài. Liệu căn nhà ấy có đổi chủ?

Bà Giang tiếp tục thả bộ trên con đường quanh co. Kinh tế phát triển, nhu cầu sinh hoạt của con người từ đó thay đổi theo. Bằng chứng là ở đây cũng có rất nhiễu quán cà phê mọc lên.

Ba mươi năm trước, người dân quê bà Giang, hầu như không có ai ghiền cà phê. Và cà phê khi đó, vẫn còn là một danh từ nghe xa lạ khó thích nghi với người dân nơi này.

Vậy mà Bà Giang nuốt vào lòng những suy nghĩ của mình. Bà bước vào một căn nhà không có cảnh buôn bán bon chen, người phụ nữ ngoài bốn mươi tuổi đang dỗ đứa cháu gái ăn xúp.

Bà Giang từ tốn:

– Cô làm ơn cho chị hỏi thăm một chút.

Người phụ nữ mỉm cười:

– Chị cần hỏi điều gì, xin cứ hỏi!

Bà Giang nhẹ giọng:

– Cô sống ở đây lâu chưa?

– Từ nhỏ, chị ạ.

Vậy chắc cô biết nhà bà Cả Bính?

– Người phụ nữ cho cô cháu gái ăn thêm muỗng xúp, mới từ tốn hỏi:

– Dạ. Bà Cả Bính thì vùng này, chả ai không biết. Chị là ai? Quan hệ thế nào với bà ấy?

Bà Giang mỉm cười:

– Tôi ... là người quen của con trai bà Bính:

Tôi mới từ xa về.

Người phụ nữ gật gù:

– Thì ra chị từ nơi khác tới, nên đã không biết chuyện bà Cả. Nghe giọng nói của chị, ắt chị sống ở miền Nam?

Bà Giang nôn nóng:

– Dạ phải. Tôi hiện sống ở Sài Gòn. Nhà bà Bính xảy ra chuyện gì hả cô?

Người phụ nữ chép miệng.

– Câu chuyện khá tang thương, đau lòng lắm, chị ạ. Gia đình bà Bính, bị đứa con dâu hại đến tan nát. Cậu con trai bị chính vợ thuê người tạt a-xít, đến nỗi suýt chết. Bà Bính lên cơn nhồi máu cơ tim, chết ngay trong nhà, tội lắm.

Bà Giang nghẹn ngào:

Trời ơi! Đến mức đó lận hả cô? Vậy còn những đứa bé, con cái của anh Bình? Chúng nó thế nào?

Người phụ nữ chậm chạp:

– Cậu Bình chỉ có độc một thằngcon trai. Nhà giàu, nên khi bà nội và ba nó côn khỏe, cậu ta đâu phải làm lụng gì, chỉ việc ăn học, nhưng cũng không nên hồn. Mà nghe người ta nói, cũng vì thằng con này mà cô vợ cậu Bình mới nổi điên lên. Cậu ta không phải con ruột của cô ta. Con người khi lớn tuổi, tự nhiên sinh tật vậy là nhà tan cửa nát, bản thân cô ấy phải vào tù, lãnh án chung thân.

Bà Giang thắc thỏm:

– Thế, hiện nay, cha con ông Bình ở đâu.

Người phụ nữ chép miệng:

– Vẫn ở lại ngôi nhà cũ. Nãy giờ tôi hơi bị nhiều chuyện rồi. Chị muốn ghé thăm ông Bình, cứ đi thẳng vào trong thung lũng. Khoảng từ đây vô được ba trăm mét, chị rẽ phải, đụng ngôi nhà nào trồng nhiễu hoa hồng, là đúng.

Bà Giang buột miệng:

– Ông vẫn còn thú vui trồng hoa hồng ư?

Người phụ nữ mỉm cười:

– Hiện tại, vườn hồng là nguổn thu nhập lớn cho ông Bình đấy. Cả vùng nây, chị khó tìm được vườn hồng thứ hai cho những bông hoa như vườn nhà ổng.

Dày công lắm đã đành.

Tôi nghe người ta nói, ông Bình mê hoa vì ông ấy không thể quên người vợ cũ.

Bà Giang lặng người trước câu nói của người phụ nữ. Bà chào người đàn bà nhanh miệng đã vô tình cho bà biết những tin tức về Đoàn Bình.