Chương 1
Chuyện Con Ma Có Thật
Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn La quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ. Tiếng ồn của lớp học bỗng trôi ra xạ Hôm nay bỗng dưng La thấy mình trống trải, thấy chới với, bơ vợ Có phải tại vắng Hường? Có bạn trong lớp đã bảo: "La đi bên Hường thì chỉ để tôn Hường lên mà thôi". Bởi vì La thì cận thị mà Hường lại có đôi mắt "làn thu thủy", La thì như cái nấm lùn còn Hường thì như cây liễu xanh bên hồ. Vậy mà La với Hường vẫn cứ đi bên nhau hàng ngày, và hôm nay vắng Hường, La cứ nhìn về phía góc vườn trường, nơi ấy có những khóm hoa nhài mọc xen bên những bụi thài lài tía cùng những cây hồng gai. Nơi ấy hai đứa thường ngồi thì thầm những chuyện xảy ra trong lớp. Nghĩa là ở lớp này cũng đã xuất hiện vài hiện tượng "điện trái dấu thì hút nhau", nhưng riêng La thì được coi là "điện tử tự do". La cũng tự biết mình như vậy. Mẹ La thường buồn phiền, than thở: "Con ơi, học gì thì học, con phải làm con gái đã con ạ”. Nghe vậy rồi, La lại lắc mớ tóc bù xù liếc nhìn mình qua gương với tấm áo phông, quần bò ngắn và tự nhủ: "Thôi, có lẽ sang năm mình sẽ thùy mị". Hôm nay là ngày thứ bảy, dứt tiếng trống vào tiết cuối cùng, học trò lớp 9D nghểnh cổ ngóng chờ thầy giáo chủ nhiệm mới bước vào lớp. Học sinh lộn xộn đứng dậy chào thầy, vừa được phép ngồi, khắp lớp đã vang lên những câu hỏi: -Thưa thầy cho về chứ ạ? Thầy giáo ngạc nhiên: -Các em không nhớ thứ bảy có giờ sinh hoạt à? Học sinh nhao nhao trả lời: -Không ạ! Từ hồi lớp chín chúng em không sinh hoạt lớp bao giờ ạ! Không cần ạ. Không hiểu tại sao, bọn nữ sinh cúi rạp cả xuống mặt bàn. Những mái tóc cài bờm hoa, nơ hoa rung rinh như cả một vườn hoa trước gió. Những tiếng cười khúc khích càng cố nén lại thì lại càng bật ra đột ngột táo bạo hơn, bất chợt một ánh mắt đen láy tinh nghịch nhìn thẳng vào thầy giáo như một tia chớp rồi vụt biến ngaỵ Thầy giáo trẻ đỏ mặt lên. Thầy bối rối liếc nhìn bộ quần áo sạch bong là thẳng nếp của mình xem có gì là "điểm gây cười" không? Rồi, bằng một giọng đầy quả cảm, thầy dõng dạc: -Các em ạ, tôi há vọng giờ sinh hoạt lớp này của chúng ta là một giờ bổ ích và lý thú. Là một giáo viên dạy toán, nhưng tôi muốn làm quen với các em bằng một tiết kể chuyện... Ở dưới lớp tiếng xì xào lại rộn lên, chuyện gì? "Ngày xưa có một ông vua à?" Tiếng một ai đó. Rồi, một giọng nữ sinh kéo dài: "Xong rồi sẽ phát phiếu "bé ngoan" ư? ôi! "Cổ" quá rồi!" Mặc cho những giọng xì xầm, tiếng thầy chủ nhiệm mới sang sảng: -Tôi sẽ kể cho các em nghe cuộc đời ngắn ngủi của nhà toán học trẻ tuổi Pháp, Ga... Loa... Hai tiếng cuối cùng được thầy giáo vừa nhấn mạnh vừa ngân dài khiến toàn thể học trò nổ một tràng pháo tay nồng nhiệt hưởng ứng. Giống như một màn chèo có tiếng hô, giọng ứng theo kiểu: "Này, chị em ơi... dạ!" Giọng nói của thầy giáo là giọng người tỉnh mới lên thành phố, thỉnh thoảng còn uốn lưỡi theo kiểu "rũng" cảm, xem ra lại hấp dẫn hơn. Câu chuyện kể về một chàng trai người Pháp, vì bảo toàn danh dự người yêu đã kết thúc cuộc đời bằng một trận quáết đấu. Đêm trước ngày ra đi, chàng đã để lại một công trình toán học "không tiền khoáng hậu". Không biết câu chuyện đã gây xúc động mãnh liệt đến thế nào, chỉ biết rằng lúc ngừng lời, thầy giáo đã phát hiện ra một cô học trò cận thị, ngồi ở góc lớp, mắt đã lim dim, đầu gật lia lịa. Thầy giáo cau mặt, có vẻ bị xúc phạm đôi chút. Thầy bước, gượng nhẹ đôi chân, trong đôi giày da mới cứng đang phát ra những tiếng cót két chẳng khác gì với loại giày "chút chít" của trẻ con. Tuy nhiên khi đã ngồi xuống ghế giáo viên, tay mở sổ điểm, miệng nói nhát gừng, thì trông thầy rất oai nghiêm: -Các em yên lặng, tôi điểm danh: Vân Anh, Tuấn Anh, Phương Anh, Hòa Bình... Đặng Bích Hường. -Nghỉ ạ! Cô học trò cận thị giật nảy mình, mở choàng mắt, kêu tọ Thầy giáo nhìn thẳng vào cô học trò theo kiểu "chiếu tướng" và hỏi: -Em là Hường à? Tại sao em lại trả lời? -Thưa thầy, dĩ nhiên em không phải tên là Hường. Thầy giáo cau mặt lại trước cái giọng trả lời của cô học trò. Vô lễ không thể chịu được! "Bùm!" Bụi phấn bay tung lên, thầy giáo đập bàn, sẵng giọng: -Thế thì em tên là gì? Đạ, em tên là Nguyễn Thị Xuân La. -Em có biết vì sao em Hường nghỉ không? Đạ, bạn ấy phải đưa mẹ vào bệnh viện. -Tại sao không viết giấy xin phép? Đạ, thưa thầy, bạn ấy hoàn cảnh neo đơn quá, đầu óc thì bối rối, chỉ vội nhắn em nói hộ thôi ạ. -Hai bạn ấy, "chúa" là bao che cho nhau đấy ạ! -Một giọng con trai phát lên nheo nhéo. -Con trai gì mà hay nói leo thế không biết! -Xuân La quay lại lườm cậu bé vừa nói. Cậu bé đó ăn mặc khá chải chuốt, nổi bật trong lớp bởi thân hình to béo phát triển hơi đột biến. Đó chính là Hân "công tử bột". Hết giờ học, thầy giáo yêu cầu cô học trò Xuân La ở lại. Những tiếng xì xầm vang bên tai La "Chà, tốt số quá! Được thầy giáo chú ý rồi". Mặt La hoàn toàn tỉnh bơ, nó đứng dưới gốc cây phượng lá đã xanh mướt, xòe tán sum sệ Nhác, nó lấy đầu giày ba ta vẽ một vòng tròn quanh chỗ mình đứng, y như lão Tôn lấy gậy như ý vẽ một vùng cấm địa. Xuân La vẫn tự xưng mình là "chị của Tôn Ngộ Không" mà. Thầy giáo cũng đứng dưới gốc cây phượng, thầy có vẻ dịu, như đã ân hận đôi chút vì sự cáu gắt vừa quạ Thầy đổi giọng tâm tình, ra dáng thầy chủ nhiệm, "kỹ sư tâm hồn" mà lỵ. -Em ạ, thời gian trôi mau lắm đấy. -Thưa thầy vâng ạ,... chẳng mấy chốc là đã đến hè -Ngừng một lát, cô học trò ngước mắt lên -Nghĩ đến hè mà lo, thầy nhỉ? -Lo! -Thầy nghiêng đầu -Em lo cái gì nhỉ? Đạ, chúng em đang "ma-két-tinh" đề thi cuối năm ạ! - Ôi! Trời ơi! Các em mà "ma-két-tinh" được à? - Ờ, thưa thầy, chẳng những "ma" mà còn "quỷ" được cơ ạ. Lúc ấy, thầy giáo đưa tay lên ngực như người bị nghẹn thở. Không biết tại tiếng ồn của động cơ xe máy từ ngoài đường vọng vào hay là tại cái gì? Thầy đứng nhìn gương mặt rất thực thà của cô học trò đang đứng trước mặt thầy. Thế mà nó lại đòi làm "quỷ"? Trấn tĩnh lại, thầy hỏi: -Thế em Hường ở gần nhà em à? Đạ, bạn Hường là con cô giáo Hạnh, giáo viên dạy lớp hai trường này, thầy chưa biết ạ? * * * Thành phố đã bước vào những ngày cuối hạ sang thu, gió heo may thổi, lác đác hạt mưa bụi. Thắng dừng lại trước cửa nhà như chưa vội bước vào. Cơn gió mạnh thổi như trút một trận lá vàng khô rơi xuống thềm. Một cánh lá phượng khô vàng rơi vào tay Thắng, vô tình thôi. Thắng cầm lấy và cũng không nỡ để nó bay đi. Mà thôi để nó bay đi. Thắng chợt nhận ra mưa đã thôi rơi. Thắng bước vào nhà và mở tất cả các cửa sổ. Căn phòng này, giờ đây chỉ còn một mình Thắng. Cái bàn học và sách vở đến mòn nhẵn, giờ đây một tia nắng mới hé lên chiếu sáng đôi chút những vệt bụi trên bàn. Bỗng tiếng chuông từ cái đồng hồ hộp cổ điển vang lên binh, boong, binh, boong. Thắng ngồi gục xuống bàn và nỗi buồn vô cớ bỗng ập đến nghẹn cổ. Cái đồng hồ ấy, vẫn trên tường, kim dài, kim ngắn vô tư với thời gian. Nó vẫn binh boong từ cái ngày ông Hải lấy vợ thế là Thắng có mẹ. Thắng còn nhớ như in cái buổi sáng đầu tiên người đàn bà ấy bảo Thắng gọi là mẹ. Ngày ấy Thắng mới lên bạ Bà ấy lấy khăn mặt và nâng mặt Thắng lên. Bàn tay bà ấy mềm nhưng lạnh đến giá buốt. ánh mắt bà ấy thật là đẹp đến sắc như dao. Một nụ cười giả dối nở trên đôi môi tô son hơi đậm. "Tôi biết rửa mặt lấy từ lâu rồi" Thắng nguẩy đi, ý bảo vậy. Nhưng bà ấy không hiểu điều đó, bà ấy có vẻ khó chịu và đưa mắt nhìn ông Hải. Tất nhiên là cả Thắng cũng nhìn ông Hải để chờ đợi sự đồng tình. Ông Hải vừa cạo râu, vừa trả lời vẻ khó khăn, do những làn da bị co kéo. -Ứ, ể, ó... tự rửa lấy. Nó biết tự phục vụ mình rồi. Có thế chứ, ông Hải và Thắng đều là con trai nên phải về một phe bênh nhau chứ. Nhưng đến buổi tối, lúc Thắng đã nằm im trong chăn. Thắng nghe thấy bà ấy nói với ông Hải: -Anh hơi chiều thằng bé ấy quá! Nó cái gì cũng tự tiện cả, bất chấp người lớn. Sau này là khó dạy lắm. -Có gì đâu mà em cứ hay "quan trọng hóa" vấn đề lên! Trẻ con tự lập cho nó quen đi. Em ạ! Anh cũng tự lập từ bé đấy... Vả lại... -Một tiếng thở dài buồn đến rợn tóc gáy -Em không nhớ sao? Em không nhớ sao cái đêm khủng khiếp... Cái đêm ở xã An Lộc ấy... -Thôi, anh ơi! Hòa bình đã lâu rồi, sao anh còn nhắc lại những ngày bom đạn làm gì? Thắng mở choàng mắt và từ từ kéo tấm chăn ngước mắt nhìn lên. Trên tường, quả lắc đồng hồ vẫn lắc lư, nhịp đập đều đặn, nhoi nhói như tiếng quả tim bé nhỏ của Thắng đang đập trong lồng ngực. Như vọng từ cái đồng hồ ấy vang ra những tiếng nói u trầm. Bố mẹ Ở đâu? Bố mẹ Ở đâu?... Một cái gì nằng nặng đè chặt lên cổ họng Thắng và dâng lên mắt cay cay! A! A! Nhưng nước mắt Thắng không trào ra! A! A! Khoảng không trước mắt Thắng như một tấm thủy tinh mỏng manh bị một làn gió mạnh thổi tới tan ra từng mảnh. Rồi, thời gian lặng lẽ trôi... Giờ đây, Thắng đã hai mươi tuổi, sinh viên năm thứ ba, trường Đại học Y Hà Nội. Và ông bà Hải cũng có thêm thằng Hân, năm nay học lớp chín. Cộc! Cộc! Cộc! Chợt có tiếng gõ cửa. Thắng choàng đứng dậy, chợt nhớ ra những việc của ngày hôm nay, một ngày mà gia đình tổ chức ăn cơm thân mật. Người bên khung cửa là một ông già bé nhỏ, gầy còm, ông nhìn Thắng, ánh mắt vừa quen vừa lạ. -A, cháu chào ông, ông vào chơi -Thắng reo lên vui sướng khi nhìn thấy ông già đó. Thắng vẫn gọi ông là ông Bắc. Ông bà Hải cũng chưa bao giờ nói rõ với Thắng ông có quan hệ họ hàng gì với nhà ông bà Hải. Hình như cách đây đã lâu, ông đã công tác cùng, hay ông là bạn bè vong niên với ông Hải? Thắng chỉ biết ông ở rất xa, tận trên Vĩnh Phú, ông thỉnh thoảng đến chơi, nói chuyện thời sự với ông Hải, xem các bài vở của Thắng. Có khi ông cho Thắng một món quà nhỏ. Rồi ông lại đi. Hôm nay, ông đến đây, vẻ mệt mỏi, dáng gầy còm của ông ngồi lọt thỏm trên chiếc ghế xa-lông. Đạo này cháu vẫn khỏe chứ? Đạ, cháu vẫn bình thường ạ. -Cháu có tập xà, tập tạ gì thêm không? Trông cháu hơi gầy, thanh niên dạo này lười tập thể dục quá. Đa... Buổi sáng cháu tập chạy. - Được, thế học hành thế nào? Đạ, cháu đang thực tập ở bệnh viện. -Thầy thuốc là phải chăm đi nhà thương, càng chăm thì mới nhiều kinh nghiệm. Ông già nói buông trôi, bỗng như ông không tự hiểu mình đang nói gì. Rồi ông đứng dậy đi đi lại lại, mắt nhìn vơ vẩn một cái bình hoa phủ bụi, cũ kỹ, và hiện nay thì đang không có bông hoa nào. Ông đọc hai câu thơ tiếng Pháp. Thắng ngồi ngớ người nghe, không hiểu gì hết. Ông bảo: - Đó là thơ của La-mác-tin, ý rằng "ôi! Sao nhìn những vật vô tri, ta lại thấy như có hồn". Lát rồi ông khẽ vỗ vai Thắng bảo: -Này, cháu về nói với bố mẹ, ông không đến dự cơm nhà cháu được đâu, ông có chút việc bận, mai ông đi sớm thăm một người bạn cũ ở một tỉnh miền núi. -si... thế thì... tiếc quá. Bố mẹ cháu vẫn mong gặp ông. -ạ, ông cũng rất tiếc nhưng đành vậy thôi cháu ạ. Cháu nói dùm ông nhé -Nói rồi ông giơ tay -Nào bắt tay chàng đốc tờ tương lai. Thắng đưa tay cho ông và cảm thấy tay ông xiết thật mạnh. Chà, ông vẫn khỏe thật. * * * Đường vào thôn Côi có một cây đa cổ thụ. Dân làng người thì bảo cây đa này dễ đến một trăm tuổi, người thì bảo có khi đến vài trăm tuổi. Cũng không biết thế nào, chỉ biết cây tỏa bóng sum sệ Rễ rủ thướt thạ Trẻ con cứ bám lấy rễ đa mà đánh đu thỏa thích. Mùa xuân sang, cây ra bao nhiêu lộc mới. Thỉnh thoảng những cơn gió cứ làm những cái búp đa mềm rơi xuống. Trẻ con lại nhặt lên, bóc thổi chơi. Bọn con gái hay nhặt lên chơi đồ hàng. Ôi! Những cái búp đa mềm, mềm làm sao, thương làm sao. Hường đi lấy thuốc cho mẹ, trở về thì trời đã xâm xẩm tối. Tới đầu làng, tới gần cây đa thì hình như sương rơi mù mù. Nhưng người Hường cũng nóng ran. Nào nghĩ đến túi thuốc mua theo đơn, loại thì có, loại thì không có, theo miệng bà bán thuốc thì thay loại tốt hơn, đắt tiền hơn. Chẳng biết có đúng không? Hay mình bị lừa? Nào nghĩ đến bài vở, sắp sửa thi chất lượng, thi thử gì đó nữa, còn bao nhiêu bài chưa học, chưa làm. Lại còn nghĩ đến ngày mai hai mẹ con ăn gì? Lại còn một giấy báo tiền điện đang nằm chờ ở nhà... Mẹ Ốm rồi, Hường không muốn mẹ phải lo thêm, ốm thêm. Chân bước thấp bước cao trên con đường làng khấp khểnh gạch xây nghiêng, Hường bỗng sựng người lại. Trong làn sương mờ mờ, có một cái gì trăng trắng cứ chập chờn ẩn hiện từ phía gốc cây đa lượn ra, lượn vào. Hường há miệng ra, cứng đờ cả lưỡi. -A... M... a! Hường định bước lên mấy bước mà chân cứ ríu lại. Cái bóng trắng ấy cứ lượn lờ, uốn éo càng ngày càng sát lại phía Hường. - Ối trời ơi! Cứu tôi với! -Hường thét lên. Đúng lúc ấy có tiếng phanh xe đạp kít lại. Một anh con trai dựng xe, miệng quát lớn: - Đừng sợ! Em gái! Không có ma đâu! Anh con trai này vụt lao về phía cái bóng trăng trắng. Xoạt! Chỉ nghe thấy một tiếng như tiếng vải xé toạc rồi cái bóng trăng trắng biến mất. Cô bé tay xách cái túi nhỏ, đứng chết lặng vì sợ. Trông thấy Thắng (phải, cái anh chàng đi xe đạp này chính là Thắng), vẻ mặt cô bé như vẫn còn kinh hoàng. Tưởng chừng như chân cô bé đang khuỵu xuống. -Em đừng sợ! Không có gì đáng sợ hết cả. Thắng nói, và thật tự nhiên Thắng choàng tay lên vai cô bé để an ủi. -Em cảm ơn ạ! -Hường bấy giờ mới hết run, cất tiếng nói và khẽ đưa tay hất mái tóc dài về phía sau lưng. -Nhà em ở đâu? -Thắng hỏi. Đạ, nhà em ở lối đi qua cây đa này, một quãng nữa ạ. -Nào, -Thắng dắt xe đạp -Tôi cũng đi cùng qua đây. Tôi sẽ đưa em về tận nhà. Lúc ấy trời đã ngả sang màu tím sẫm. Sương giăng như những làn khăn mỏng bay là là trên những ruộng lúa xanh. Những con đom đóm bay chập chờn tinh nghịch nhảy nhót theo những bụi cây dại ven đường. Thỉnh thoảng những dây tơ vàng vướng trên bụi cây mây như lại sáng hơn tý chút dưới ánh trăng mờ. Đôi bạn đi chầm chậm và cùng im lặng. Em gái bỗng dừng lại: -Thôi, nhà em đây rồi, anh ạ. Tự dưng, Thắng cảm thấy vui và muốn nói chuyện: -Này, không có ma đâu, đừng sợ nhé -Thắng cười tủm tỉm và hỏi. -Nhưng sao đi đâu về tối thế này? -Em đi mua thuốc cho mẹ ạ. -à, -Thắng buột miệng, thở dài -Thôi tạm biệt, chúc học giỏi. -Hẹn gặp lại chứ? - Đứa con gái bỗng nói rất bạo dạn, giọng tinh nghịch hẳn lên. -ạ! Há vọng thôi! Thắng quay đi, bước vài bước rồi bỗng quay đầu lại, Thắng muốn nhìn lại một lần nữa, ngôi nhà nhỏ ấy, chìm dưới những hàng xoan, một vòm hoa giấy che khuất ánh điện le lói chiếu ra những tia sáng mảnh dẻ cô đơn. Tự dưng Thắng thấy lòng mình se lại. * * * Trong nhà ánh đèn chùm sang trọng tỏa ra một làn ánh sáng lộng lẫy. Cách trang trí ở nhà ông Hải gợi cho người ta một cảm giác phú quý tự nghìn xưa đang được hồi sinh lại. Từ bộ xa lông "giả đồ cổ" cho đến những chậu cây cảnh theo lối tùng, cúc, trúc, mai thể hiện chủ nhân đã âu học nhiều năm bây giờ lại quay về "thẩm mỹ châu á". Những bức tranh sao chép của Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái ngự trị trên tường cùng với những tượng Vệ nữ bằng thạch cao bên cạnh lịch Nhật càng nổi bật khiếu thẩm mỹ "đa chiều".... Nhưng xem ra "chính chủ" đang không vui. Ông Hải đang đứng, tay nắm chặt đặt lên bàn như sắp sửa đấm vào mặt kính. Mái tóc hoa râm ánh bạc xòa xuống. Đôi mắt ẩn sâu dưới hàng lông mày rậm nhíu lại đầy băn khoăn. Miệng ông mím lại, đột ngột đôi môi dày khẽ nhích nhích mấy cái như cố nén những tiếng nói của mình khỏi bật ra. Ngồi xa ánh đèn hơn, chỉ thấy ẩn hiện trong bộ quần áo thêu thùa cầu kỳ là bà Hải (tức bác sĩ Trang). Dạo này trông bà lại càng đẫy đà hơn. Cặp mắt bà sẫm lại, u tối phảng phất một nỗi buồn khó tả. Bà cất tiếng thở dài: -Sao mà đời người tìm niềm vui khó đến thế? Câu nói buông trôi của bà dường như không bay qua tai ông Hải. Ông vẫn lặng im, cặp mắt đăm chiêu. Lúc ấy tiếng chuông reo vang, tiếng chó sủa mừng rối rít. Thằng Hân huỳnh huỵch chạy vào: -Anh Thắng đến rồi! Bố mẹ cho khai mạc nhé! Vẻ mặt ông Hải như bừng tỉnh, ông bỗng cười cười nói nói và đặc biệt hài lòng với chậu "Trúc quân tử" quà tặng của Thắng. Món quà mà Thắng đã mua bằng tiền thưởng "sinh viên giỏi" của mình. Thắng rất ngạc nhiên khi thấy hôm nay nhà không có khách khứa nào cả. Hôm nay là kỷ niệm ngày cưới của ông bà Hải, hàng năm ông bà Hải vẫn tổ chức ăn cơm thân mật với một số người bạn thân, anh em ruột thịt, và có mời cả ông Bắc... Sao hôm nay nhà vắng vẻ thế nhỉ. Khi Thắng báo tin rằng: “ông Bắc không đến được vì... " thì ông bà Hải đưa mắt nhìn nhau. Bà Hải có vẻ mặt thất vọng khó tả, Thắng bất chợt như nhớ lại vẻ mặt ấy... đã rất lâu. Hồi còn học mẫu giáo, từ xa xa mình thấy một bà ăn mặc lộng lẫy, người lúc nào cũng tỏa mùi thơm. Một mùi thơm mà cứ ngửi thấy là Thắng lại hắt xì hơi! "Mẹ Thắng kìa!" Các cô nhà trẻ gọi mà Thắng lại chạy trốn. Thắng chạy trên bãi cỏ, ngã sấp ngã ngửa mà không chịu về. Bà Hải đã đứng trân trân, đầy bất lực, hai tay buông xuôi, mắt nhìn vô vọng, chẳng buồn gọi, buồn dỗ dành gì. Cứ trơ trơ như vậy, cho đến lúc Thắng phải chịu quay về. Bữa ăn tối diễn ra êm nhẹ, thỉnh thoảng bà Hải cũng nhếch mép cười. Nhưng bằng linh tính tự nhiên Thắng cảm thấy không khí trong nhà âm ỉ chứa đựng một cơn bão lớn. Rồi, lúc cả nhà ngồi uống trà, bà Hải lên tiếng trước: -Hôm nay, các con nghe bố mẹ nói một việc quan trọng. Bố mẹ cảm thấy đến lúc phải nói với các con. Mặc dù, mẹ khó nói vô cùng -Nói đến đây, giọng bà Hải ráo hoảnh. Thắng bắt đầu thấy khó chịu. Một cảm giác khó thở cứ dâng dâng trong lồng ngực. Thắng đã nghe nhiều lần giọng nói dẻo ngọt của bà Hải, nhưng khi bà nói nhiều, thông thường gọi là "ca cải lương". Lúc nào cũng bùi ngùi, tủi phận, lúc nào cũng ấm ức, ganh ghét với tất cả hay sao đó. Nhưng mà Thắng lại quay sang nhìn ông Hải, nét mặt ông mới đáng yêu làm sao. Lúc nào ông cũng cặm cụi làm việc và lúc nào ông cũng độ lượng với tất cả. -Mẹ sắp đi xạ Bà Hải đột ngột nói. Không khí trong nhà im lặng đến nghe rõ tiếng của con thạch sùng tắc tắc lưỡi. -Mẹ sẽ đi nước ngoài. Nét mặt ông Hải lúc này trông như một bức tượng thạch cao. Điều đáng ngạc nhiên là thằng Hân không hề cảm thấy xúc động gì với những lời nói của mẹ. Nó lẳng lặng bỏ vào nhà trong và lên giường đi ngủ. Nó kêu nhức đầu và mệt, không rõ vì lý do gì. -Sao lại như thế ạ? Còn Thắng thì cảm thấy căn nhà đang rung rinh như có động đất. Mặc dù lúc nãy, Thắng không uống rượu cùng bố mẹ, Thắng không thể say. -Mẹ nợ cơ quan một khoản tiền rất lớn. Mẹ đã vay để chung vốn mua hàng với bác Tình ở nước ngoài, nhưng hàng đã bị mất tất cả ở dọc đường. Bà Hải nói chậm rãi. Ông Hải châm thuốc lá hút. Đã rất lâu rồi, Thắng mới lại thấy ông Hải hút thuốc lá. -Mẹ phải đi, mẹ có người bạn ở thủ đô nước ngoài, bác có một phòng khám bệnh tốt, đang cần bác sĩ. Mẹ phải tự lo liệu mọi việc ra đi, nên hôm nay mẹ muốn nói với con, Thắng ạ. Đạ! -Mẹ đã bán căn phòng con đang ở để lấy tiền vốn ra đi. Con xuống đây ở cùng với bố và em. Nhưng mẹ cũng phải nói rõ cho con biết, vì con đã thành niên, rằng căn nhà này là của em Hân chứ không phải của con. Ông Hải đứng dậy: - Đấy là ý kiến riêng của mẹ con, Thắng! Con đừng nghe mẹ con nói lảm nhảm bây giờ. Con vẫn biết đấy, mẹ con thần kinh không bình thường, thỉnh thoảng nói năng linh tinh. -Anh im đi! Sao lại bảo tôi nói lảm nhảm! Sao lại bảo tôi là "thần kinh không bình thường". -Bác sĩ Trang thét lên: -Tôi căm thù anh, căm thù cái bộ mặt đạo đức của anh. Lúc ấy dường như không thể ghìm nén được nữa, một người hiền lành từ tốn như ông Hải bỗng trở nên cục cằn, thô lỗ. Ông nói những lời xằng xịt lung tung. Bà Hải thì đầu tóc rũ rượi ra, cũng đốp chát lại vô cùng nảy lửa. Câu chuyện của hai người lớn tuổi mà lại rối mù tăng tít khiến Thắng không sao hiểu nổi. Tại sao ông bà lại trở nên kỳ cục như vậy? Anh lên tiếng: -Con nghĩ là bố mẹ hôm nay hơi mệt đấy ạ, bố mẹ nên đi ngủ sớm. Dứt lời, Thắng đi vào phòng trong đến bên Hân. * * * Lúc Thắng đi qua sân nhỏ cạnh nhà bếp, anh bỗng thấy một cái khăn ga giải giường trắng bị xé toạc một miếng. Một cảm giác loáng thoáng nhớ lại chuyện bên cây đa làng. Chẳng lẽ cái "con ma" trêu cô bé đó lại là? Thắng đi đến bên Hân đang ngồi ngả người trên ghế trước cái bàn học, ánh đèn chiếu trên trang vở trắng tinh rất thờ ợ Thắng hỏi: -Này Hân, có phải em đã vừa làm một trò nghịch ngợm ở bên cây đa không? Hân nhìn Thắng một cái, tròn xoe mắt, rồi buột miệng: -Vâng -Khuôn mặt béo tròn của Hân hơi xị ra. -Sao lại trêu cô bé đó như vậy? -Chính em cũng chẳng hiểu tại sao em lại làm như vậy. Hai con mắt Hân như hai viên bi ve khiến Thắng rất khó tìm lời nói nào chê trách gì việc làm của Hân vừa rồi. Nghĩ rồi, Thắng bảo: -Thế em lại thích thú cái việc làm cho người khác sợ hãi à? Em hơi ác đấy. Hân lại xị mặt ra: -Cũng có thể như anh nghĩ đấy. Nhưng không hiểu sao em lại nghĩ rằng em thích làm cho nó chú ý đến em, theo một kiểu độc đáo. -à? Thế cơ ư? Hân nói tiếp: -Anh có biết không, nó là một đứa con gái rất buồn rầu, y như một tu sĩ, chẳng bao giờ đùa nghịch gì cả. Hình như nhà nó rất nghèo. Nó rất ít quần áo đẹp. Em thấy nó giống như là cô bé Lọ Lem. -Nghĩa là em không ghét nó chứ gì? -Tất nhiên là không. Có khi còn ngược lại. -Em thích nó? -Có thể là vậy. Nhưng chắc là nó ghét em. Ghét cay, ghét đắng. -Hân trả lời giọng chẳng vui. Thắng phì cười rồi trở ra "Thôi đi ngủ đi, vớ vẩn". Anh nhắc Hân như vậy rồi trở về giường của mình, ở một góc phòng khác. Bầu trời đêm thấp thoáng những ngôi sao xa thăm thẳm. Thắng nhìn sao thao thức. Sao chưa ngủ sao ơi? Thắng nhắm mắt lại rồi mà cảm giác day dứt vẫn trăn trở bên mình. Sao cái tổ ấm gia đình mà anh đang sống đây bỗng tự dưng chao đảo? Tiếng chuông đồng hồ lại ngân ngạ Và, tiếng vọng âm u lại dội lên trong lòng anh "Bố ơi! Mẹ Ơi!" Có tiếng chân bước nhẹ nhàng về phía Thắng, giật mình Thắng quay trở mình lại: ông Hải. ông Hải ngồi xuống bên giường Thắng. Dường như ông rất mệt mỏi, mệt lắm. Ông muốn tâm sự cho vợi nỗi lòng. Tiếng thở dài của ông nghe thật nặng nề. - Đáng lẽ bố mẹ phải nói chuyện này với con từ lâu. -Con cũng đang rất muốn nghe bố nói chuyện. Có nhiều sự việc khiến con thấy khó hiểu. Ông Hải vuốt tóc Thắng, mắt ông rơm rớm: -Bố mến con lắm, bố luôn coi con như con đẻ của bố. Con có hiểu không? Bây giờ còn hơn thế! Bố coi con như người bạn thân nhất của bố. Nhưng... nhưng... con không... phải... là con đẻ của bố mẹ. -Bố! Bố! Người Thắng run lên, Thắng thì thầm gọi và thấy cay cay trên mắt. Không hiểu sao, một cảm giác rất đau, nhói lên trong lòng anh. Sao lại là như vậy? Sao mình lại không phải là con đẻ của ông Hải. Một người cha độ lượng và thông minh, sao lại không phải là người đã sinh ra mình? Thắng nghẹn ngào không nói được lên lời. Ông Hải nói nho nhỏ: -Mẹ đẻ con tên là Trinh, bạn cùng lớp của mẹ Trang con bây giờ. Ông Hải rút từ trong túi áo ngực của mình ra một tấm ảnh đen trắng đã cũ ố. Tấm ảnh một cô gái trẻ có mái tóc dài và đôi mắt to đen nhìn đi xa, hơi buồn. -Còn cha đẻ của con thì sự thật bố không biết. Ngày ấy là lúc chiến tranh con ạ. Hình như cha con đi bộ đội và đã hy sinh, và mẹ con thì chót lỡ mà có con đây. Hình như tiếng nói của ông Hải xa xôi thì thầm như tiếng cỏ cây trò chuyện trong gió u trầm. -Ngày ấy, khi sinh con, mẹ con rất khổ. Nhưng mẹ con yêu con lắm. Từ lúc có con mà mẹ con có thêm sức mạnh hay sao đó. Mẹ con đã thi tốt nghiệp loại giỏi. Và ngày ấy, cô Trang và bố cùng đi thực tập ở một bệnh viện dã chiến phục vụ bộ đội tên lửa. Ông Hải nói lạc giọng đi, lần đầu tiên trong đời, Thắng thấy ông Hải khóc: -Con... đừng bao giờ quên cái đêm 26 tháng 12 năm 1972. B52 của Mỹ ném bom rải thảm Thủ đô Hà Nội... Mẹ con đã hy sinh... còn con... may mà được một người che chở cứu thoát đêm ấy. Sau này khi con lên ba tuổi, để tưởng nhớ mẹ con, bố mẹ đã đưa con về nuôi nấng. Khi nói được những lời cuối cùng, ông Hải như người được giải thoát. Rồi, ông bỗng ôm ghìm mái đầu Thắng vào ngực mình. Ngực ông rung lên, tiếng tim đập dồn dập: -Con có một cái gì giống mẹ con, phảng phất như thế, thỉnh thoảng bố lại nhìn thấy. Thắng như bừng tỉnh. Phút chốc một cảm giác độc chọi rắn lại trong tâm hồn anh. Phút chốc anh cảm thấy mình không còn là một cậu con trai "con nhà" ra nhỏ vào nhẻ nữa rồi. Làn gió hoang vu nào đang thổi trên ngọn cây xoan kiả Những cây non mọc dại nào đang ngẩn ngơ xòe lá dưới ánh trăng mờ kiả Trên bầu trời đêm thăm thẳm, rải rác những vì sao, nào có biết ai đã sinh ra mình? Có phải chăng mỗi linh hồn con người thường ứng với một vì sao? Có phải chăng giữa mênh mông hoang vu đó vẫn có một vì sao là cha ta, một vì sao là mẹ tạ Đêm đêm nhìn ta đăm đắm. Bỗng nhiên Thắng thấy xót thương cho mỗi mảnh đời bé nhỏ được sinh ra trên đời này. Xót thương cho ông Hải, sao ông hiền từ như vậy, học thức như vậy, nhân hậu như vậy mà lúc nào cũng gặp phải những nỗi buồn không khuây khỏa được. Xót thương cả bà Hải, giờ đây bà đang lâm vào một "vụ bê bối" đau đầu. Và xót thương cả thằng Hân. Đừng nghĩ là nó sướng. Cái tổ ấm gia đình này đang bị một mối đe dọa mơ hồ nào đó ập tới.