Thụy trở về California sau cái đêm khuya lái xe chạy gần như điên cuồng vào bệnh viện UCLA để kịp thăm mẹ. Westwood Boulervard ngái ngủ với những ngọn đèn vàng chợt trở mình thảng thốt quặn đau. Thụy không như con sóc nhỏ đã trở lại với đồi thông đùa vui sau những ngày tuyết lạnh căm. Thụy chạy trốn cái rét buốt của thời tiết để trở về California ôm lấy lòng Thụy thương tích từng ngày khi mẹ đã mãi mãi vắng xa.

Và Văn cũng trở lại California, rất tình cờ như một sắp đặt hay một định mệnh trong lúc tuần trăng bắt đầu tròn và trong sáng hơn. Năm trước ngày Thụy sắp rời bỏ Los Angles là ngày Văn đến California lần đầu tiên và đánh dấu lần đầu quen nhau, "cái thuở ban đầu lưu luyến" ấy. Kỉ niệm ngày đầu gặp gỡ chỉ có vầng trăng dõi theo những chuyện trò mưa nắng. Vậy màhôm Thụy rời Cali, Văn nhất định: "cho Văn được làm người California để tiễn chân Thụy". Văn đưa Thụy đến phi trường trong khi Thụy u uẩn như cánh chim hải âu lần đầu tiên phải rời bỏ vùng biển cũ, phải rời xa người mẹ hiền, mấy cô em gái dễ thương, mái nhà ấm cúng và bãi cỏ xanh mướt của gia đình Thụy không biết đến bao lâu. Ngày hôm đó, nhìn Văn ra sức di chuyển mấy kiện hành lý nặng nề của Thụy lòng Thụy bỗng dưng có một chút an ủi bâng quơ tưởng chừng như Thụy đang được chăm sóc. Ngày hôm đó, Thụy ra dáng không buồn rầu, Thụy dững dưng, nhưng Văn đọc thấy những nghẹn ngào trong lòng Thụy hiu quạnh, những giọt lệ lấp lánh sau nét cười gắng gượng, và cả ưu tư trong cái vẫy tay giã biệt. Bàn tay anh siết chặt và hai chữ "can đdảm" thân ái nhắn nhủ đã bao lần níu kéo Thụy ra khỏi những mỏi mệt và thất vọng.

Văn trở lại California, không một lời hẹn trước, không một lá thư trong khi cái lạnh của những ngày tết âm lịch còn dai dẳng và mùa lễ tình yêu sắp đến. Và Thụy như vẫn còn chìm trong một màn sương cô độc vì bóng hạnh phúc của Thụy vừa mới tan biến. Mẹ không còn nữa bên Thụy vì người đã đi xong đoạn đường trần. Ngày đưa mẹ về với nghìn thu , Thụy đau đớn đến độ không còn khóc được. Ôi Mẹcủa Thụy mong manh như cánh lan tím, nồng nàn đôn hậu như những đoá hồn g đỏ, dịu dàng như những cánh uất kim hương, và bền bĩ như loài hoa bất tử giờ đã không còn nữa. Thụy vẫn còn đang bàng hoàng trong nỗi mất mát qúa lớn thì Văn lại trở về. Buổi chiều nghe Lã, bạn thân của Thụy và của Văn hớn hở báo tin: "Văn sắp đến California, Thụy có muốn gặp lại Văn không". Thụy nghe như giọng mình lạ hoắc:

"Ừ, nếu anh ấy có thì giờ thì gặp chứ. Cho Thụy gửi lời chào anh ấy. ".

Thật ra Văn trở về đây chỉ để thăm Lã, người bạn chí thân, vì Văn không biết rằng Thụy đã về Cali sớm hơn dự tưởng. Với Thụy, Văn vẫn còn trong mớ kỷ niệm ngổn ngang mơ hồ gắn liền với đêm hôm nào có anh' trăng mong manh vỡ trên làn tóc của hai đứa và buổi chiều phi trường mặc dù chẳng "mù sương phi cảng não nề " nhưng cũng đủ cho lòng Thụy rưng rức "thôi anh ở lại buồn về em mang ". Thụy mong gặp lại Văn không phải vì Thụy đang có những buổi sáng ngồi khóc hắt hiu bên mộ của mẹ mà đơn giản chỉ vì Thụy thích gặp lại một người đi xạ Nhưng tại sao anh ấy luôn luôn xuất hiện trong những lúc Thụy sầu héo rũ rượi, Thụy kém tươi, như một sức mạnh vô hình mà thượng đế muốn giúp Thụy đứng lên vững vàng trở lại.

Thụy mang một tâm trạng hững hờ khi chờ tiếng chuông cửa reo vang. Thụy tự nhủ mọi việc sẽ đơn giản, sẽ bắt đầu bằng câu hỏi han thường lệ của hai người bạn lâu ngày gặp nhau.. Vì xúc động hay dững dưng , Văn xuất hiện ở cửa với Lã, im ắng như một vệt nắng bên hiên nhà. Văn và Thụy vẫn ngừng ngập không biết bắt đầu thế nào trong khi Lã chờ đợi một câu mời và ở nhà. Cành mai vàng nhà Thụy nở rộ như báo hiệu một điềm lành. Thụy đón khách mùa xuân không một tách nước trà nóng, mặc dù bộ bình trà mẹ của Thụy để lại vẫn được bày biện khéo léo trên bàn rất đỗi đông phương. Lã kín đáo nhìn ảnh của mẹ của Thụy phóng lớn treo trên tường. Văn chỉ bảo Thụy là Văn ngạc nhiên thấy Thụy trẻ hơn hồi gặp mặt năm ngoái như tránh đi một lời chia buồn đầu năm.

Lã nhường tay lái cho Văn để Thụy và Văn lại có dịp trò chuyện lan man, những chuyện không đầu không đuôi như hôm nào. Thụy nói huyên thuyên như sợ Văn với cái tế nhị muôn thuở và cái nhìn thấu suốt lòng người sẽ nhìn ra nỗi buồn của Thụy, lại khuyên Thụy phải "can đảm". Lã ngạc nhiên nhìn Thụy thay đổi, vui vẻ, hoạt bát. Lã nhìn sâu vào mắt Thụy với nụ cười nghi hoặc trên môi trêu Thụy : "có phải lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi không đấy?". Thụy gật đầu cười , không chống chế và thu mình ấm áp bên cạnh Văn kể chuyện miên man đdến nỗi Văn lái xe lạc đường. Rủ thêm một người bạn, bọn Thụy bốn người lại gặp nhau trong ánh trăng bên vùng biển, trên một chiếc tàu cổ tích. Thụy và bạn bè hầu như quên khuấy mất thế giới bên ngoài và ngậm ngùi cho những chuyến tàu có số phận kém may mắn nổi danh trên thế giới như ngậm ngùi cho một số người quen , người không quen đã mù tăm dưới lòng đại dương năm nào. Than`h phố biển vào đêm rực rỡ hơn bao giờ với đèn, tàu, trăng sao và biển nước lung linh. Thụy cười vui dưới ánh trăng, một niềm vui bé thơ, và chỉ cho cả bọn xem vầng trăng nằm lặng lẽ dưới đáy nước khi đi ngang qua vùng hồ có đàn cá lội thảnh thơi như chuyện thần tiên. Tuần trăng vẫn còn đầy, nhưng Thụy phải trở về bận bịu với công việc ngày đêm. Văn vẫn một mình đây đó với chiếc xe khám phá vùng đất mới "Cali đi dễ khó về ". California có đủ cả con người và thiên nhiên để Văn say mê trong mấy ngày nghỉ ngắn ngủi. Đêmcuối trước khi Văn lại trở về quê hương thứ hai, nơi anh định cư, Thụy cùng Văn và Lã thêm một lần ngắm trăng khi khám phá ra ba đứa có cùng một thú đam mê là ngắm trăng. Thụy đã tâm sự với Lã, ánh trăng cho người ta cái cảm giác êm đềm, và luôn luôn n mang Thụy trở về thuở ấu thời hạnh phúc. Còn Lã thì cười khanh khách bảo ánh trăng làm cho người và những con thú hoang dại hơn. Văn không nói ý nghĩ về trăng cho bọn Thụy nghe nhưng Văn đổi chỗ ngồi sau mỗi lần nhìn thấy trăng dời xa vị trí cũ.

Trăng cứ sáng long lanh trên đỉnh đồi giữa những cành lá thao thức vắt ngang bầu trời mơ màng và ánh lửa bập bùng dịu dàng bên cạnh mấy cốc nước hân hoan theo mấy câu chuyện tếu mà Văn, Lã và Thụy thi nhau kể. Cả một thành phố Orange đang cùng bọn Thụy, ba người, tắm ánh trăng mênh mang bên dưới chân đồi.

Thụy thấy mình vui khi nhìn Văn cười và kể chuyện trong bữa ăn tối. Thụy xúc động khi nghe lại giọng nói ấm áp của Văn kể cho Thụy và Lã nghe về những người Việt anh đã gặp ở nơi anh sinh sống. Những nỗi khổ mà anh từng chứng kiến không phải vì miếng cơm manh áo hay vì kiến thức mà vì tình yêu. Từ một đất nước quê hương đến một đất nước xa lạ tình yêu cũng khốn khổ. Hoàn cảnh là một nguyên nhân lớn để người ta đổ lỗi khi yêu nhau làm khổ nhau, xa nhau làm khổ nhau, không còn yêu nhau làm khổ nhau, lừa dối nhau để làm khổ nhau, và thành thật cũng làm khổ nhau. Văn hỏi Lã và Thụy phải làm thế nào để bớt khổ khi qúa yêu nhau hoặc khi không yêu nhau nữa hoặc một trong hai hay ba người không được yêu. Câu hỏi quá lớn, ba người xoay loanh quanh gần hết nửa đêm vẫn không tìm được câu trả lời cho những nhân vật anh kể và cho chính bản thân mình. Câu hỏi vẫn còn đó không giải đáp và rồi cũng như năm ngoái Văn lại phải ra đi...

Đêm lái xe trên một freeway bận rộn, nước mắt Thụy rơi lặng lẽ khi chạy ngang qua exit Rose Hills Road, Thụy nghĩ đến thân xác mẹ giờ này đang ngủ yên trong lòng đồi lạnh giá. Thụy không còn rét tê tái như mùa đông năm ngoái vì Thụy đã xa vùng tuyết trăng mênh mông nhưng còn Văn ra sao khi trở lại vùng núi đồi tuyết phủ như những ngọn Phú sĩ kia ? Thụy lại nhớ đến mẹ và nghĩ về Văn với một dòng suy nghĩ không ngừng như chiếc xe Thụy vẫn lao vùn vụt trong bóng đêm trong khi Khánh Hà trầm lắng khoắc khoải trên từng lời từng chữ:

"Anh đến nơi này bao điều chưa nói lặng lẽ chia xa sao lòng qúa vội một cõi bao la ta về ngậm ngùi... "

Thụy về đến nhà chong đèn đọc lại quyển sách mà Văn mang đến cho Thụy trước khi chia tay lần nữa và cảm thấy lòng lắng dịu thanh thản. Thụy bắt đầu giấc ngủ trễ nãi của Thụy sau khi ghi vội mấy dòng thư mà có lẽ sẽ không bao giờ được gửi đi:

"Văn, có lẽ bên ấy trời đang bắt đầu một ngày mới. Em nghĩ đến anh. Giờ này anh đã đến bệnh viện, bận bịu với với bệnh nhân và công việc. Em tưởng tượng ra anh khuôn mặt hiền hoà, đôi kính trắng chăm chú và trầm lặng. Nơi anh có lẽ bây giờ vẫn còn tuyết trắng, đồi thông vẫn xanh, và anh đang đọc một cuốn sách nào đó sau giờ làm việc. Trái tim em ấm lại khi nghĩ đến anh, trái tim nhân hậu của một người thanh niên xa gia đình và không ngừng làm việc. Em nhớ lại đêm tụi mình ba đứa gặïp gỡ và buổi ăn tối thân mật. Cái mắm tay thật tự nhiên và dịu dàng của anh đã làm em chùng lòng biết mấy. Chỉ là một cái nắm tay giản dị tình cờ khi chúng mình tranh nhau trả tiền qúan ăn, tình cờ như khi chúng mình gặp gỡ cũng làm em xúc động. Quyển sách nho nhỏ anh mang đến làm qùa cho lần gặp lại cũng làm em xúc động. Anh bảo nhớ đọc hết, đọc xong sẽ kể cho anh nghe khi gặp lại. Em đã đọc rồi, em kể cho Văn nghe Nhất Hạnh có viết thế này:

"Này em, em có khổ đau vì cách tôi thương em không" (#1)

Còn em có lẽ em nên nói thế này:

"Này anh , cách mà Thụy nghĩ đến anh có làm Thụy khổ".

Lã hỏi em "có phải Thụy có cảm tình với Văn". Em cười "là bạn của bạn ta sao lại không cảm tình chớ'". Lã cười hồ nghị Em cũng hồ nghi, hồ nghi ngay cả trái tim mình. Làm sao em có thể trả lời được, anh hay sự ấm áp dịu dàng của anh đã làm em thay đổi. Em sẽ hạnh phúc hay đau khổ?. Nhưng em bắt đầu lo sợ trái tim của em rồi sẽ thao thức trăn trở nhiều hơn sau những ngày dài vắng bóng của mẹ Em sợ trong em sẽ bắt đầu một nỗi nhớ mới lạ nhưng rất gần gũi. Đêm anh từ gĩa, bằng một giọng vui vẻ em chúc anh "thượng lộ bình an" nhưng sao lòng không khỏi bâng khuâng. Em hỏi "cóai đưa anh đi " thực sự em muốn được đưa anh như ngày anh đã tiễn em rời California. Chuyến bay của anh qúa sớm hay anh không muốn em thức sớm và sợ lời từ gĩa của chúng mình sẽ làm vỡ tan khoảnh khoắc thinh lặng ngắn ngủi của buổi sáng mù sương Cali. Anh lại khuyên em "can đảm trong cuộc sống" sao em nghe buồn muốn khóc. Cả hai chúng mình đều cần phải can đảm. Anh khuyên em như khuyên cho chính anh? Can đảm sống, can đảm làm việc , và can đảm giữ cho mình những yêu thương cho dù hoàn cảnh ra sao. Từ ngày mẹ ra đi vĩnh viễn em bắt đầu lo sợ những gì hình như là chia lỵ Nếu nhỡ có một ngày em thương phải một người ở một phương xa rất xa như câu chuyện anh đã kể , liệu em có chịu đựng nỗi những cách xa như em đã từng hùng hồn chứng minh với bè bạn và thầy giáo trong trường rằng "Xa cách làm gia tăng lòng yêu thương". Anh hẹn em tháng 7 sẽ thêm một lần gặp gỡ. Từ đây đến tháng bảy ngày tháng dài biết mấy. Chúng mình nào có phải là Ngưu Lang Chức Nữ mà phải đợi chờ cho đến tháng 7 mùa ngâu. Nhưng chúng mình cách trở , chúng mình không làm khác hơn được. Thôi thì đợi chờ tháng 7, đời sống từng ngày là từng đổi thay, nửa năm biết bao là thay đổi và bắt đầu từ bây giờ trong em đang có sự đổi thay, hình như là nỗi nhớ."

Chú thích:

(1-) trích từ "Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy" của Nhất Hạnh"