Chương 1

Tịnh nhận được lá thư của Kono, một người bạn thân thiết:

Trời sang đông, Lầu Thính Triều bỏ trống vì không ai chịu nổi lạnh và buồn. Nếu bạn muốn hứng gió biển cắt da, nghe tiếng sóng phá giấc ngủ trưa và chấp nhận cái cảnh buồn lê thê đó thì cứ dọn đến ở. Bạn có toàn quyền xử dụng biệt thự ấy.

Lá thư của Kono, chủ biệt thự gởi đến Tịnh vào lúc tôi đang bệnh. Bác sĩ không hiểu tôi mắc chứng bệnh gì, chỉ bảo rằng hình như bị bịnh tương tự Tuy không mấy trầm trọng nhưng tôi mỗi lúc một tiều tụy, xanh xao. Tịnh cầm thơ tìm đến tôi, đưa tôi xem rồi hỏi:

- Đi đến bờ biển ở nghe em.

Tôi hỏi:

- Em đi với ai bây giờ?

- Với anh.

- Với anh?

Tôi nhìn Tịnh không mấy tin tưởng. Nhưng rồi, cái vẻ rất tự nhiên đó đã làm tôi tin rằng Tịnh không đùa. Trong khi tôi còn phân vân thì Tịnh nắm tay tôi hỏi:

- Không phải từ lâu em muốn tìm một chỗ thanh tịnh như thế để nghỉ ngơi sao? Đây là dịp may hiếm có, bỏ qua rất uổng. Lầu Thính Triều anh đã đi rồi, nơi đây thôi khỏi chệ Anh đưa em đến đó tĩnh dưỡng một thời gian thì còn gì nhất bằng.

Tôi ngập ngừng:

- Nhưng mà, anh làm sao đi được? Lúc nào anh cũng bù đầu trong công ty, bỏ đi như thế làm sao ổn?

Tịnh cười, nụ cười đượm vẻ buồn mà tôi chẳng hiểu nổi lý do.

Công ty à? Mặc kệ nó chứ. Con người đâu phải suốt đời để công việc cột chân đâu. Có làm việc thì có hưởng thụ. Mới hai mươi tuổi, anh đã phải quần quật trong công việc mãi cho đến nay là bốn mươi tuổi. Hai mươi năm, không rảnh lấy một giờ lại nói vậy không ngạc nhiên lắm sao. Tôi vẫn còn do dự:

- Nhưng mà... nhưng mà... còn những vấn đề khác nữa?

Tịnh không tránh né:

- Em muốn nói đến Tú Di à? Anh sẽ viện lý do với Di là đi công việc bên Nhật. Mà, bà đâu có để ý việc này. Suốt ngày lo bài bạc còn đâu thì giờ nghĩ chuyện khác.

Tôi vẫn tưởng là mình mơ:

- Nhưng mà...

Tịnh bưng mặt tôi:

- Em lúc nào cũng chỉ có “nhưng mà”. Mười năm rồi, vẫn giữ mãi chữ “nhưng mà” ấy.

Mười mấy năm rồi! Từ ngày quen Tịnh đến nay đã mười năm. Thuở ấy cha bảo tôi phải gọi Tịnh bằng chú:

- Thưa chú Tịnh đi con.

Chú Tịnh, chú của cháu đấy sao? Tôi thở dài, Tịnh lay mạnh tay tôi:

- Em đang nghĩ gì vậy? Thu xếp hành ly, ngày mai đi liền nhé?

Tôi giật mình:

- Ngày mai? Thật thế sao anh?

- Dĩ nhiên là thật. Tiểu Viên, em không tin anh sao? Có bao giờ anh hứa cuội với em đâu?

- Nhưng mà...

- Lại nhưng mà nữa! Gọi con Châu lên giúp em thu xếp hành lý nhé. Sáng mai chín giờ, anh đưa xe đến đón em.

Tôi lo lắng:

- Nhưng mà, anh không thu xếp công việc trước đã sao? Vả lại, anh và chiếc xe biệt dạng cùng một lúc thì làm sao tránh khỏi sự nghi ngờ?

Tịnh cúi nâng cằm tôi lên và nhìn thẳng vào mặt:

- Em đừng lo nghĩ vẩn vơ gì hết. Hãy chuẩn bị để thực hiện giấc mơ mà mấy năm trước đây chúng mình đã từng ao ước. Lầu Thính Triều sẽ chứa đầy mộng đẹp của hai đứa.

Máu trong người tôi bỗng tăng vận tốc. Hơi thở gấp rút - Lầu Thính Triều, bãi biển và Tịnh. Những thứ này sẽ trở thành sự thật với tôi sao? Và chỉ mình tôi với Tịnh, không có công việc của Tịnh, vợ Tịnh hay những bận rộn khác của Tịnh thật à? Nhớ lại ngày nào tôi từng mơ ước:

- Em không mong gì hơn là chiếm được anh trong ba ngày. Ba ngày đó, anh không một tí bận rộn nào vì vợ, vì công việc làm ăn mà tất cả cho em. Cho em từng giây từng phút thì có chết đi nữa, em cũng mãn nguyện.

Nghe nói thế, Tịnh cho tôi là con bé khùng chuyên nói nhảm. Thì bây giờ, Tịnh đem đến sự thật của sự mong mỏi đó sao?

- Em lại nghĩ gì nữa?

Tôi ngập ngừng:

- Anh... anh định ở với em mấy ngày vậy?

- Suốt mùa đông này.

Tôi nín thở. Tịnh lo lắng:

- Sao vậy em?

- Anh muốn dụ dỗ em phải không?

Tịnh ôm đầu tôi sát vào ngực. Hành động này giống khi tôi còn nhỏ Tịnh vẫn thường hay làm như vậy.

- Viên à, anh nào có dụ dỗ em. Cưng của anh mà ai nỡ dụ dỗ? Em cứ khéo nói bậy không hà!

Bây giờ, tôi mới bắt đầu tin tưởng mọi việc sẽ thành sự thật. Tôi lo cho công việc làm ăn của Tịnh:

- Thế thì, công việc của anh ai lo?

- Giao cho Kono.

- Anh đã chuẩn bị xong rồi sao?

- Chỉ còn chờ em thôi.

Tôi bước vội xuống giường, đi lấy valise, Tịnh nhanh tay cản:

- Em đừng làm, để con Châu đến lo chọ Bệnh của em chưa bớt cơ mà!

Tôi nhướng mày cười:

- Bây giờ, em đã hết bệnh rồi!

Chiếc xe còn cách biển không xa, tôi bắt đầu nghe mùi mặn của biển, mùi cát ẩm và khí đá. Tôi không ngớt thở hít mạnh và nhìn láo liên đông tây. Thấy vậy, Tịnh quay đầu lại hỏi:

- Em đang làm gì vậy?

- Em ngửi mùi biển.

Tịnh cười:

- Ngửi được gì chưa?

- Mùi thơm hay hôi?

- Mặn quá anh à. Ngay cả mùi rau câu em cũng ngửi được nữa.

- Chắc em ngửi được cả mùi cá ông nữa? Mùi biển mặn, em đã ngửi bằng mũi hay dùng lưỡi nếm?

- Anh này, ai mà nếm được cách xa thế. Em ngửi thấy chứ bộ.

- Chúng mình còn cách biển những năm cây số, mũi em sao nhạy cảm quá vậy?

Tịnh nhìn tôi híp mắt cười. Chiếc xe suýt nữa lao đầu vào một cây lớn làm Tịnh thất sắc, vội bẻ tay lái rồi chăm chú nhìn về trước.

Lầu Thính Triều nằm trên một ngọn đồi gần biển, dưới chân đồi có garage lớn thật kiên cố. Cất xe xong, Tịnh kéo tay tôi thụt lùi vài bước chỉ lên đỉnh đồi:

- Em xem, đó là lầu Thính Triều.

Nhìn theo hướng tay của Tịnh, trên đồi, một biệt thự màu trắng chìm trong lớp sương mờ giống như món đồ thợ mã của con nít. Sóng từng đợt lớn ấp vào bờ, tràn trên đá tạo nên những tiếng gào thét rùng rợn. Gió biển mạnh đến nỗi muốn giựt chiếc khăn choàng trên cổ tôi vứt xuống cát. Tôi hít mạnh một hơi:

- Cảnh này giống trong bài “Trường Hận Ca” đã tả: Trên bờ biển có ngọn núi tiên, sương mờ giăng khắp lối, lâu đài lộng lẫy đủ màu. Trong lâu đài ấy có nhiều tiên nữ... Thính Triều chỉ khác là không có tiên nữ thôi.

Tịnh sững sờ, nhưng rồi lại cười:

- Sao không có? Sắp có một nàng tiên vào ở rồi.

Tôi hứ một tiếng. Tịnh một tay dắt tôi, tay còn lại xách valise:

- Chúng mình lên nhé em?

Chúng tôi theo con đường nhỏ lên đồi. Đường không mấy gập ghềnh nhưng vì lâu ngày không người qua lại nên phủ kín rong rêu, trơn trợt dễ té. Đi được một đoạn, Tịnh choàng tay qua vai tôi hỏi:

- Em đi nổi nữa không?

Tuy mệt muốn đứt hơi mà chẳng chịu đầu hàng:

- Em còn dư sức mà.

Tịnh dừng lại thương hại nhìn tôi:

- Ngồi nghỉ chút đã em.

Vừa nói, Tịnh vừa vén mái tóc dài của tôi ra sau lưng. Gió lập tức đưa lại ra trước. Tịnh tiếp tục vén, gió tiếp tục đùa. Tịnh nhìn tôi hỏi:

- Nhớ lúc còn nhỏ không em? Có một hôm em bị bệnh nặng, khóc lóc nhất định không cho bác sĩ khám. Cha em phải gọi điện thoại nhờ anh đến dỗ. Khi anh ôm em vào lòng, em liền nín khóc để bác sĩ khám và chích thuốc. Xong mọi việc, anh bế em lên giường đắp mền, ngồi mép giường nhìn em ngủ.

Tịnh dừng nói, đảo mắt qua lại trên mặt tôi:

- Em!

Tôi thích thú nghe Tịnh kể. Bao kỷ niệm giữa tôi và Tịnh làm sao nói hết!

- Thôi đi em!

Chúng tôi tiếp tục đi. Chẳng bao lâu đã lên đến lầu Thính Triều. Tòa lầu chỉ có hai tầng, toàn một màu trắng, cửa sổ cũng sơn trắng nên trông thật tao nhã. Nhà quay mặt ra hướng biển để hứng gió. Chỉ cần nhìn bên ngoài, người ta cũng có thể đoán được đó là một biệt thự kiến trúc khá tinh vị Tịnh ấn chuông và nói:

- Nơi đây có một bà lão ở giữ nhà. Bà ta có thể giúp đỡ hầu hạ mình. Cứ cách hai ngày là có người mang lương thực đến, mình khỏi phải mất công đi đâu hết.

Đứng chờ khá lâu, bà lão ra mở cửa. Vừa trông thấy chúng tôi, bà sững sờ vì ngạc nhiên. Một lúc sau mới cười nói với Tịnh:

- à, thì ra là ông Tịnh. Tôi cứ tưởng là ông bà mai mới đến chứ?

Chúng tôi bước vào phòng khách rộng. Bên trong bày một bộ salon màu cà phê, rèm cửa cũng màu cà phệ Màu sắc ấy cho người ta cảm giác cổ kính và đẹp. Cả căn phòng chỉ toàn hơi lạnh vì đã bỏ hoang lâu ngày. Bà lão lắp bắp:

- Không biết ông bà lên hôm nay nên chưa kịp đốt lửa. Mùa đông ở đây lạnh lắm.

Tịnh dắt tôi lên lầu, đến đây cánh cửa phòng xem như quen thuộc như chính nhà mình. Tôi bừng mắt ngạc nhiên. Căn phòng không mấy rộng, nhưng đầy đủ tiện nghi và trang trí khá mỹ thuật. Cánh cửa kiếng có phủ tấm rèm màu bordeau. Một cái giường kê sát tường, giường mền gối xếp thật ngay thẳng. Bên đầu có một cái pick-Up với vài cái đĩa hát mà toàn những bài tôi thích. Trong phòng còn có hai ghế bành và một cái bàn phấn. Tôi ngước lên nhìn Tịnh, không thể nào có sự trùng hợp với sở thích mình như vậy được. Tịnh mỉm cười, đặt má lên trán tôi âu yếm:

- Em ngạc nhiên lắm sao?

- Sao không ngạc nhiên được?

- Chỉ toàn những bài hát mà em thích?

- Anh đã đến chuẩn bị trước phải không?

Tịnh hôn nhẹ lên trán:

- Em của anh thông minh lắm. Anh đã đến chuẩn bị trước một tuần lễ rồi. Đáng lẽ ngày mai chúng mình mới đến, nhưng anh muốn đến trước một ngày.

Tôi đẩy Tịnh ra, nhìn vào mặt:

- Nhưng mà, bây giờ là lúc anh bận rộn? Hôm trước anh có nói các nghiệp vụ công ty có tiến bộ hay không là nhờ những chương trình khuếch trương đang chuẩn bi...

- Đừng nhắc tới công ty nữa. Cất kỹ mấy tiếng “nhưng mà” ấy của em đi, tận hưởng hạnh phúc hiện tại.

Tịnh kéo tôi đến trước cửa kính, vén tấm rèm:

- Em xem kìa, cả một thế giới tuyệt đẹp.

Nhìn ra bên ngoài, biển mênh mông với sóng cuộn, bọt trắng. Mây và sương mù quyện nhau thành lớp lớp dày. Mấy con bói cá đáp nhẹ xuống mặt nước rồi cất cánh bay.

Tiếng sóng như tiếng vó câu dồn dập. Cái tên Thính Triều tuy không mấy thi vị, nhưng rất hợp với ngoại cảnh. Tôi tựa vào cửa sổ, nước mắt rưng rưng. Tịnh đứng sau lưng thỏ thẻ:

- Suốt mùa đông này, không ai có quyền nhắc đến công việc làm ăn đó nghe. Nơi này rất thích hợp với em. Chúng mình hãy tận hưởng những ngày đẹp đẽ nhất. Thế giới này phải hoàn toàn thuộc về hai đứa mình.