Chương 1

Bằng thái độ trầm tĩnh, Hoài Thương cắn môi bước khỏi phòng xử án ngột ngạt. Phía sau cô, Diệp Bách chạy đuổi theo, chỉ và bước chân anh kịp chặn cô nơi bậc tam cấp dẫn xuống đường. Bằng giọng nói đầy day dứt, anh khàn khàn:

– Hoài Thương! Cho tôi xin em vài phút.

Hoài Thương nhếch môi:

– Tôi đã cho anh hơn một ngàn ngày, vẫn không giữ được gì cho bản thân tôi. Bây giờ vài phút, tôi chả mong níu kéo được những gì đã kết thúc. Nhưng tôi chấp nhận, anh nói mau đi!

Diệp Bách thở dài:

Tôi xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi! Là do tôi tự đánh mất hạnh phúc của mình.

Tôi không còn cách chợn lựa. Tôi là thàng đàn ông hèn hạ, nhu nhược, đê tiện.

Tôi mong em hiểu cho tình thế hiện tại của tôi. Tôi gửi em giấy tờ sở hữu căn nhà trên Sài Gòn. Từ nay căn nhà thuộc về em.

Hoài Thương nhìn sững vào xấp giấy trên tay Diệp Bách. Anh đã giữ đúng lời hứa anh cho cô căn nhà, dù hiện tại hoàn cảnh anh rất bi đát. Và anh không thể cãi, số mệnh. Anh ly hôn Hoài Thương để được tự do kết hôn cùng Mỹ Linh.

Hoài Thương muốn hét to lên cho đất trời cùng nghe. Sau ba năm làm vợ, làm dâu nhà giàu, cô đã thu lượm được một món “lời” kha khả:

Căn nhà mặt tiền ở Sài Gòn và một bào thai vừa tượng hình trong bụng. Rõ ràng cuộc đời rất sòng phẳng với cô đấy chứ! Lúc nãy trong phòng xử án, lòng kiêu hãnh khiến cô muốn quên đi tấm giấy chủ quyền “hồng” này! Diệp Bách chạy theo đưa cho cô. Vậy thì cô chả nên tự ái dởm. Hoài Thương cầm xấp giấy, màu hồng tờ chủ quyền nhà chấp chới dưới ánh nắng khiến cô liên tưởng đến đêm tân hôn. Ba năm trước, cô đã chấp nhận đánh đổi đời con gái của mình để mong xóa được số nợ hai mươi tám triệu đồng cho chú thím của cô. Bởi họ là những người thân duy nhất của cô. Chú thím đã nuôi nấng cô suốt mười tám năm, từ sau ngày ba mẹ cô bị tử nạn trên biển trong một chuyến ra khơi đánh cá. Chú thím của Hoài Thương đang ăn nên làm ra nhờ vào sự chăm chỉ cần mẫn từ trại heo và hồ cá.

Kẻ xấu đã hại chú thím cô bởi sự ganh ghét, nên chỉ một đêm, cả đàn heo gần trăm con vừa heo thịt, heo nái, cùng hồ cá đã bị bỏ thuốc, heo chết sùi bọt trong chuồng, xác cá nổi trắng mặt ao. Chú thím của Thương phải vay tiền cha mẹ Diệp Bách trả nợ ngân hàng. Chưa được một tuần, bà Bình mẹ Diệp Bách đòi lại tiền gấp, chú thím bị dồn vào chân tường tìm đến cái chết.

Cùng thời gian đó, Diệp Bách, con trai duy nhất của bà Bình, năm lần bảy lượt đeo bám, tán tỉnh Hoài Thương bị cô từ chối. Bởi Diệp Bách đã có vợ và đứa con gái. Anh là người đàn ông đầy trách nhiệm, bổn phận. Do vợ không khả năng sanh con tiếp, anh là con trai muốn gìn giữ gia sản, nhang khói ông bà bắt buộc phải sinh được con trai. Diệp Bách chọn Hoài Thương. Và để trả chữ hiếu cho chú thím, không sanh mà dưỡng cô nên người. Hoài Thương gật đầu chấp nhận. Cô gái 17 tuổi, đẹp như ánh trăng tròn, chưa nếm vị ngọt tình yêu, chưa biết một lần hò hẹn, qùy trước bàn thờ cha mẹ, ông bà, nhận lễ cưới của bà Bình, xóa nợ cho chú thím.

Hoài Thương làm dâu nhà giàu. Thực chất không khác chi phận tôi đòi hèn hạ. Bởi gia đình vợ lớn Diệp Bách rầt gìau. Ban ngày Thương hóa thân là Osin, tối tăm mặt mũi bởi các việc không tên. Ban đêm cô cắn răng chịu đựng sự giày vò thân xác của chồng.

Rồi Hoài Thương được theo Diệp Bách lên Sài Gòn buôn bán. Cô như cánh chim được sổ lồng tung cánh. Hơn hai năm, Diệp Bách không còn vui thú bên ngoài bởi Hoài Thương vừa xinh đẹp, dịu dàng, vừa có tài kinh doanh. Những tưởng số phận đã an bài, cô dần dà dồn tình yêu đầu đời, muộn màng cho chồng mình.

Vậy mà ... Ông trời luôn cay nghiệt, thích đùa trêu những cô gái mong manh như Hoài Thương. Nhà họ Trần khát khao từng ngày Hoài Thương có thai. Cô cũng mừng vui vô hạn khi bác sĩ báo tìn vui. Vậy mà niềm vui chưa kịp nói, nỗi chia ly đã ùa tới cuốn cô chìm sâu xuống đáy vực đớn đau, tủi hận, đảo điên.

Kết cục là hôm nay cô ra tòa, nhận từ Diệp Bách sự chia tay sòng phẳng, rạch ròi. Thiên hạ nhìn vô tưởng bao nhiêu đây là quá nhiều cho một cô gái nghèo sau ba năm làm vợ. Chả ai hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc, căn nhà chỉ đáng giá một phần mười tài sản do cô cùng Bách tạo nên suốt ba năm ròng rã.

Hoài Thương nhếch môi:

– Tôi đã cố tình quên, nhưng anh muốn dứt tình, dút nghĩa. Tôi không ngu đại gì từ chối. Tôi cũng nói để anh biết, sau này tôi cấm anh lai vảng đến tìm tôi. Hôm nay tôi thua các người, nhưng hãy chờ xem mai này, tôi hay anh cần đến ai? Luật trời có vay có trả, không như luật pháp do con người tạo nên. Chào anh!

Hoài Thương xoay lưng, chấm dứt cuộc nói chuyện. Cô không nhận ra phía sau cô, người vợ cả của chồng - Kim Ngọc đang mím môi trước đối thủ mới.

Người đàn bà đẹp nhờ mỹ phẩm vừa trở về từ nước Mỹ xa xôi Kim Ngọc bất lực, thêm chút ân hận trước một Hoài Thương mềm mỏng, hiền lành, đã bị chị toa rập cùng mẹ chồng, bại danh tiết. Diệp Bách muốn ly hôn với Hoài Thương để được cưới Mỹ Linh. Những món quà ngoại đắt giá làm mờ mắt Kim Ngọc khi nhận ra sự chân giả, thì chính Kim Ngọc đang bị chồng mình phản bội lại, Giữa hai người phụ nữ, ai đau đớn hơn ai nhỉ?

Hoài Thương âm thầm đếm bước, dưới cái nắng gay gắt mùa hạ.

– Hoai Thương! Phải Hoài Thương ruồi không?

Một giọng nói thảng thốt của ai đó vừa bật ra xoáy vào tim Thương, nhoi nhói. Ai vừa gọi Thương nhỉ? Cái biệt danh “Ruồi” một thời áo trắng thơ ngây, vô tư nhất? Bàn tay ai đó đặt lên vai Thương, khiến cô giật mình, định né tránh.

Thêm một giọng con gái trong vắt, ngân nga:

– Là nó chứ gì nữa mà hỏi. Thương ruồi của nhóm “4 T” đây mà.

Hoài Thương khựng bước, ánh mắt đen thăm thẳm như òa vỡ niềm vui. Cô rưng rưng:

– Thủy Tiên, Châu Tuấn, Hà Thu! Tao không hoa mắt chứ? Tại sao tụi mày lại xuất hiện vào lúc này hả Tiên?

Hà Thu nhìn Hoài Thương:

– Chuyện gì đã xảy ra cho Thương phải không?

Thủy Tiên cũng hỏi tới:

– Ừ! Là chuyện gì vậy Thương? Sao mày từ trong tòa án đi ra thế. Mặt mày thì buồn xơ xác thế kia.

Châu Tuấn từ tốn:

– Tôi vừa thấy Diệp Bách, chả lẽ hai người chia tay hả?

Hoài Thương nhẹ tênh:

– Ừ? Tao và Bách ra tòa ly hôn.

Cả ba đồng kêu lên:

– Ly hôn? Tại sao vậy Thương?

Hoài Thương cay đắng:

– Chuyện dài và kinh khủng lắm. Chính tao tới giờ còn bàng hoàng bởi lời kết tội của gia đình Diệp Bách. Họ nói tao là đứa lăng loàn, trắc nết, loạn luân.

Thủy Tiên phẫn nộ:

– Tao không tin. Mày luôn là đứa biết nhẫn nhịn.

Hoài Thương chát đắng:

– Đời mà mày. Khi trở mặt thành thù, người ta chả thiếu gì cách bôi lọ nhau.

Cố gượng cười. Thương nói:

– Mày đừng quá tin vào tao. Con người ta xấu tốt mấy hồi.

Ba người bạn lặng nhìn nhau, một lúc giọng Châu Tuấn òa ra:

– Kết thúc thật rồi hả Thương?

Hoài Thương nhẹ giọng:

– Ừ! Tao cũng không thích kéo dài làm gì, chỉ khiến mình bực bội thêm. Gia đình Bách bây giờ cũng rối rắm lắm. Tao không muốn thành kẻ gỡ chỉ nữa, chán lắm rồi.

Hà Thu nuốt tiếng thiử dài vào lòng. Ba năm bạn bè chưa đứa nào kịp thành danh, chưa đứa nào có tấm thiệp mời như Thương, thoát cái Hoài Thương đã trở thành thiếu phụ, gãy gánh giữa đường. Nét đẹp thanh tao rạng rỡ năm nào, giờ chỉ còn lại đớn đau, căm hận ghim trên ánh mắt. Tàn nhẫn quá! Không, cho dù pháp luật đã phán quyết, nhưng còn tình người, nhóm 4T không dễ dàng buông tha cho Diệp Bách.

Hạ giọng. Hà Thu trầm tĩnh:

– Tụi mình là bạn. Thu tin Thương, Thương không bao giờ hạ thấp danh dự mình. Chuyện dĩ lỡ cả rồi, hãy quên đi để làm lại. Thương mới hai mươi tuổi, ở tuổi này còn nhiều việc cần đến chúng ta.

Hoài Thương cắn nhẹ môi:

– Từ hôm nay, tao là người tự do. Tao muốn mời tụi mày về nhà tao chơi.

Thủy Tíên run vai:

– Nhà thì lúc nào về chả được. Lâu lắm rồi tụi mình mới có dịp gặp mặt đông đủ thế này, tụi mình hãy tìm nơi nào đó, ăn uống một bữa, mừng ngày hân huyên đi.

Châu Tuấn cười cười:

Sắp thành cái lu đến nơi mà lúc nào cũng tôn thờ chủ nghĩa “ăn uống”. Đúng là Thủy Tiên?

– Ừ đấy? Bộ không ăn để chết đói à?

Hoài Thương mỉm cười:

– Đừng cãi nhau nữa. Lâu nay Thương đã vô tình với bạn bè. Hôm nay, Thương muốn làm “chủ xị”.

Thủy Tiên cười toe:

– Vậy tao khỏi khách sáo. Thật ra tao mời cho xôm tụ, chứ trong bụng thì đang rỉ rả “khấn trời cho tụi nó từ chối” cuối tháng hết tiền, sinh viên đứa nào cũng thế cả.

Hoài Thương bật cười. Nụ cười đẩy hết nỗi đau vào trong tim. Nỗi đau này, đừng nên chia cho ai nữa cả. Cô nhất định phải đứng lên, phải sống. Bởi cô còn bào thai trong bụng. Đứa bé là con cô. Nó vô tội, cô phải để nó ra đời làm người. Hoài Thương gật đầu:

– Đi ăn bún bò Huế. Tao biết một quán ăn ngon lắm. Chỉ có điều, cay đấy.

Thủy Tiên la lên:

– Cay mới là bún bò Huế chứ bộ.

Cả bọn cùng cười, Hoài Thương nghe lòng ấm lại, chút thanh thản như ngày nào còn cắp sách đến trường.

Ăn xong, Châu Tuấn rủ rê mọi người đi hát Karaoke. Về nhà vào khoảnh khắc này, chắc chắn Thương sẽ khóc. Cô đành chấp nhận lời yêu cầu của lũ bạn.

Hoài Thương được Thủy Tiên đặt micro vào tay:

– Mày hát đi Thương. Lâu rồi tụi tao không được nghe mày hát. Còn ba đứa tao, tuần nào chẳng ê a vài tiếng.

Hoài Thương kêu nhó:

– Tao sợ mình hát không nổi. Ba năm nay, tao có hát bao giờ đâu.

– Mày nhất định vẫn hát hay như ngày nào. Tin tao đi Thương ơi!

Không thể từ chối, Hoài Thương nhìn lên màn hình. Là bài “Xin làm người hát rong”. Tim cô nhói buốt. Bạn bè vẫn còn nhớ bài hát “ruột” của cô. Chỉ có cô tự “đào huyệt” lãng quên mình, trong cuộc hôn nhân không bình yêu.

Hoài Thương cất giọng ca, theo từng câu chữ trên màn hình:

“Cũng đành, xin làm người hát rong, chỉ mong đời không chê trách. Chỉ mong chuyến xe muộn màng, không đừng sớm khi đang rong chơi. Cũng đành xin làm người đến sau. Để nghe niền đau phía trước. Tình như chiếc môi dịu ngọt, treo hờ hững trên cây hoang đường. Thôi đành, xin về lại quê xưa. Thôi đành đi về dòng sông đó. Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về. Từ bao năm em như mãi ngủ mê.

Như mây chiều, như mây chiều để cơn gió đưa. Dù trăm năm có ai quên lũy tre làng. Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru ơi ...ời ...ời. Tiếng ru hời ngày xưa. Kiếp này, xin làm người hát rong. Còn nghe ngày sau kê tiếp. Tặng riêng những ai thật lòng, đang còn hát yêu thương con người. Sẽ còn câu chuyện người hát rong. Dể cho tình yêu lên tiếng. Để cho trái tim bội bạc. Không còn đến trong đêm hoa đăng”.

Nước mắt nhạt nhòa tự bao giờ rơi trên từng khuôn mặt lặng buồn của bạn bè. Là Hoài Thương hát? Hay cô đang mượn bài ca trút vào đó sự nhức nhối niềm đau riêng của đời người con gái một thời tài hoa, một thời kiêu hãnh.

Giọng ca đã từ ba năm ngủ yên trong chiếc nôi bổn phận làm vợ hiền, dâu thảo, chả hề được trau chuốt trên nốt nhạc âm thanh. Sao vẫn thiết tha, rung động lòng người?

Thủy Tiên nghẹn đắng:

– Hoài Thương? Tao thương mày quá. Hãy quên đi để mà làm lại, khi mày có được giọng ca thiên phú, trời cho.

– Trên cả tuyệt vời. Cô gái! Sao không một lần thứ tài năng?

Một giọng nói trầm tĩnh bất chợt vang lên kèm theo tiếng vỗ tay mạnh mẽ, khiến cả bốn người ngẩn ngơ nhìn lên.

Châu Tuấn cau mày:

– Anh là ai? Sao đường đột vào phòng chúng tôi đã thuê nhỉ?

Giọng nói thật nhẹ, ánh mắt người đàn ông lấp lánh như có nắng:

– Ậy! Đừng nỏng nảy anh bạn! Là do các bạn không đóng cửa. Giọng hát của cô gái này khiến nhiều người có mặt nơi đây tò mò. Âm nhạc đành cho người ta ngưỡng mộ, thưởng thức. Huống hồ cô ấy hát hay quá ...

Thủy Tiên trề môi:

– Thôi đi? Bạn tôi không có tiền lẻ để thưởng cho lời khen ngọt của ông đâu.

Mời ông bước ra để tôi còn hát nữa. Giọng của tôi thì ... giống chiếc lon sữa bò rỉ rả. Tôi không muốn bị kê kích.

Hoài Thương lặng lẽ lau nhanh nước mắt. Người đàn ông chẳng hề tỏ ra bối rối trước lời nói của Thủy Tiên. Ánh mắt anh ta sáng rực, nhìn xoáy vào mắt cô đăm đắm.

Hoài Thương rùng mình, cô nghe trái tim đang rỉ máu của cô rưng rưng niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Cô không tự lý giải được vì sao.

Người đàn ông chợt nói:

– Tôi xin lỗi đã mạo muội, mong cô bỏ qua cho sự đường đột hôm nay. Tôi tên Khoa, rất ngưỡng mộ giọng ca của cô. Giá như tôi được làm bạn của mọi người.

Hoài Thương kéo tay Hà Thu, khi Thu định nói câu gì đó. Cô nhã nhặn:

– Cám ơn lời khen của anh. Nhưng tôi chỉ hát cho vui. Tôi không có hứng thú được nổi tiếng.

– Cô có thể cho tôi biết tên không?

Hoài Thương lưỡng lự:

– Tôi tên Thương Hoài Thương!

Khoa chép môi:

– Một tên gọi dịu dàng như con người của cô.

Thủy Tiên lại lách chách:

– Cho bạn tôi xin hai chữ bình yên đi ông bạn. Đàn ông các người chúa lẻo mép. Đáng ghét!

Châu Tuấn trợn mắt:

– Thủy Tiên Trừ tôi đúng không?

– Trời biết mà trừ.

– Ôi! Bạn bè chi lạ. Tụi này đáng ghét thế sao “bà” còn chơi?

Thủy Tiên nhe răng:

– Ờ thì ngoại trừ hai ông, được chưa. Châu Tuấn rùn vai:

– Biết vậy thì tốt. Hoài Thương! Bạn nghĩ sao về lời nói của người ta?

HoàiThương bình thản:

– Thêm bạn bớt thù.

Châu Tuấn xù xị:

– Coi như số ông hên. Tôi tên là Tuấn, nhỏ này tên Thủy Tiên. Còn hắn tên Hà Thu.

Khoa kinh ngạc:

– Bốn người là một nhóm vần T à? Lâu chưa?

Thủy Tiên nói:

– Từ hồi còn học trường làng lận. Tụi tôi chơi thân nhau dễ được 10 năm rồi.

Mà thôi, ông muốn nhập bọn thì hát trình làng một bài nghe sao đã.

Hoài Thương chợt lên tiếng:

– Thương xin lỗi! Thương phải về.

Hà Thu cau mày:

– Thương chưa kể chuyện cho tụi này nghe kia mà.

Thủy Tiên cũng nói:

– Mày về nhà bây giờ để gàm nhắm nỗi buồn à? Hãy về phòng tao, tạo muốn nghe tất cả chuyện của mày. Ư đi Thương!

Hoài Thương từ tốn:

– Có cuộc vui nào mà không phải kết thúc đâu. Chuyện không muốn cũng đã xảy ra rồi. Tao muốn đối diện với sự thật để tự tao vượt lên. Tao còn nhiều việc cần thu xếp. Tao sẽ tìm tụi mày, khi mọi chuyện lắng lại.

Châu Tuấn thở dài:

– Là Thương hứa đó. Nhớ không được buồn, cần gì hãy gọi cho tụi này à nhớ nghen Thương?

Hoài Thương gật đầu:

– Thương biết mà.

Cô nhìn ba đứa bạn ngần ngừ leo lên xe, cố gượng cười:

– Đừng lo cho tao. Nếu tao chịu không được, tao sẽ gọi Thủy Tiên đến. Tao hứa.

Ba người bạn gật đầu, nổ máy xe rồi từng chiếc xe hòa nhanh vào dòng xe cộ.

– Hoài Thương! Tôi đưa Thương về nhé?

Thương giật mình, ánh mắt đau đáu của cô chạm vào mắt Khoa. Một thoáng rung rinh, một thoáng lặng buồn.

Cô cắn nhẹ vành môi:

– Cám ơn anh! Tôi muốn được yên tĩnh, nên đã từ chối bạn bè.

Khoa trầm giọng:

– Hoài Thương! Tôì muốn nói với em một việc nghiêm túc đây.

Hoài Thương nhếch môi:

– Giữa tôi và anh chưa thể hình thành tình bạn. Tôi ghét mắc nợ tình cảm lắm, mong anh hiểu.

Khoa thở dài:

– Em nói thế, tôi không dám làm phiền em nữa. Hãy nhận danh thiếp của tôi, nếu em cần tôi giúp điều gì thì gọi cho tôi. Tôi luôn sẵn lòng, chúc em vui vẻ.

Hoài Thương hờ hững nhận tấm danh thiếp, cũng lại một nền giấy màu hồng như tờ giấy cô từng viết thiệp cưới, như tờ chủ quyền nhà cô đang cất trong bóp tay. Khi gật đầu chào Khoa, cô chậm rãi bước đi. Cô không nghe được tiếng thở dài rất sâu của Khoa.

Bà Bình vừa đưa tay quệt vết trầu, vừa nhếch môi gằn giọng:

– Má con Nga đâu, lên đây biểu chút coi?

– Suy sụp tới đầu, bà ta còn lên giọng quyền hành, rõ là buồn cười. Nghĩ là vậy, nhưng Kim Ngọc, cô con dâu lớn vẫn lật đật chạy lên. Cô nhẹ giọng:

– Thưa! Má gọi con!

– Ừa! Bây giờ ngồi xuống, má có chuyện nói vởi con đây.

Kim Ngọc líu ríu ngồi ghé vào mép bộ tràng kỷ. Bà Bình liếc nhìn con dâu, rổn ràng:

– Chuyện của chồng con, đã giải quyết xong. Bây giờ tới phần con, má không phải không biết những gì con đã làm cho gia đình này. Ngặt nỗi cha con Nga đã đổ hết vốn liếng vào chuyến hàng điện tử kia. Chuyến hàng bị bắt, nguy cơ phá sản cận kề. Ngoại trừ Mỹ Linh, không ai còn khả năng cứu giúp chồng con nữa. Giờ phải cậy nhờ người ta cũng là do hoàn cảnh. Má con Nga phải hiểu và thông cảm cho chồng, đừng xào xáo, gây chuyện.

Kim Ngọc cắn môi:

– Thưa Má cho phép con nói vài lời. Ba má con luôn sẵn lòng hỗ trợ vốn cho chồng con. Con không muốn Mỹ Linh thay thế Hoài Thương.

Bà Bình lạnh giọng:

– Má con Nga này, làm người phải biết lúc nào cần thổi lửa, lúc nào không.

Mỹ Linh là con gái duy nhất của ông thống đốc ngân hàng bang Cali gì đó. Mỹ Linh yêu Diệp Bách, còn cô thì không thể sanh đẻ nữa. Để Diệp Bách lấy Mỹ Linh, mẹ con cô mất mát gì hả? Hay sẽ được ăn trắng mặc trơn, suốt đời! Cô không phải bon chen làm gì, cứ an phận chăm sóc mấy đứa nhỏ. Khối người thèm được như cô mà không được. Bài học con Thương sờ sờ ra đó. Nếu cần vợ, bộ thằng Bách điên sao chia tay Hoài Thương. Thật lòng ép con bé ra đi, lòng tôi cũng bất nhẫn lắm, nhưng tôi không còn cách chọn lựa. Má thương con vì mấy đứa nhỏ. Con chưa vừa lòng sao? Đừng ép bà già, con dâu ạ!

Kim Ngọc cắn môi. Cô biết mình không đủ khả năng chống đối bà mẹ chồng lắm mưu, nhiều thủ đoạn độc ác này. Ngày ấy cũng bởi mê cái mẻ hào hoa của Diệp Bách, nên mới nhất định đòi cha mẹ được lấy anh, để rồi mọi việc lớn nhỏ trong nhà mặc tình bà mẹ chồng sắp đặt ngay từ lúc chân ướt chân ráo về nhà họ Trần.

Kim Ngọc chợt nhớ đến Hoài Thương, bứt rứt, ngậm ngùi. Ngọc đang rơi vào tình thế của Thương dạo trước. Gieo nhân nào gặp quả ấy, chính cô đã không ngừng hành hạ Thương, sai khiến cô vợ nhỏ của chồng y một con ở. Ba năm nhẫn nhục, chả biết bây giờ Hoài Thương có mừng không khi bước ra khỏi gia đình này.

Ngày hôm qua ở tòa án, nhìn Hoài Thương, Ngọc đã không tránh được lòng trắc ẩn, day dứt và bây giờ, nghe những lời nói hàm chứa sự đe dọa của bà mẹ chồng. Ngọc đã hiểu ra là bà chẳng hề thương mến gì mẹ con cô, bà chỉ thương tiền. Những ngày đầu được nâng niu, chiều chuộng, trôi qua rất nhanh. Khi mà số của hồi môn ba mẹ Ngọc cho cô đã nằm trong tài khoản nhà họ Trần, cộng thêm ba lần sanh, Ngọc đã sanh ra toàn con gái. Con gái là con người ta. Diệp Bách là con trai duy nhất của dòng họ, anh không thể không có người thừa tự.

Vậy là bà Bình vào cuộc, sau khi bác sĩ tuyên bố Kim Ngọc không còn khả năng sinh nở, bà mẹ chồng nhắm vào Hoài Thương, cô gái nhà nghèo, học giỏi, nết na, xinh đẹp nhất làng. Bà Bình khôn ranh như cáo đã hại chú thím Hoài Thương một đòn chí mạng, xém chút tiền mất mạng vong. Để cuối cùng bà ta chả hề mất chút gì còn được tiến nhân đức và thêm cô con dâu thứ xinh đẹp, dịu dàng.

Tất cả như cuốn phim quay chậm trong đầu Ngọc. Cô biết tường tận chân tơ kẽ tóc mọi việc, nhưng lòng ghen tức đã làm mờ mắt cô, khiến cô phụ họa mẹ chồng đầy đọa Thương.

Bi kịch xảy ra dù chính thời điểm này, Thương báo tin cô có thai. Nhưng sự xuất hiện của Mỹ Linh đi kèm các món quà tặng quí giá làm bà Bình nổi lòng tham. Một âm mưu được bà dàn dựng, đẩy em trai bà vào phòng Hoài Thương.

Hoài Thương bị buộc tội “loạn luân, hư thân, trắc nết”. Kim Ngọc rùng mình.

Chuyện tưởng như khó tin. Khổ nỗi Thương chỉ như con cừu non đứng trước con sói già đã thành tinh, là bà mẹ chồng ngoài miệng “thơn thớt nói cười, bên trong nham hiềm giết người không dao”. Cô bật tiếng cười khan. Tiếng cười khiến bà Bình giật mình:

– Má con Nga! Con sao thế? Tự nhiên cười một mình, chả lẽ con cười mẹ hả?

Ngọt quá còn hơn cả đường phèn nữa. Cái vị ngọt nó làm Ngọc ơn ớn lạnh bà mẹ chồng hôm nay đã “má má, con con” với cô hơi nhiều. Bà ta đang trù tính điều gì nữa?

Kim Ngọc nhẹ tênh:

– Dạ! Con đâu dám. Má cần gì xin cứ chỉ dạy cho con.

Bà Bình đắc ý:

– Ừ! Biết người biết ta mới là người cao tay ấn con ạ! Con cứ mặc kệ cha con Nga. Đàn ông mà, dù nó có bay nhảy tới đâu rồi cũng đến lúc mỏi chân chồn gối quay trở về. Mẹ con mình thương nhau, hiểu nhau là được, con ạ! Má hứa không để Mỹ Linh lấn lướt con đâu.

Kim Ngọc nhẹ lời:

– Dạ! Con cám ơn má.

Bà Bình vẻ đắn đo:

– Hay là con thu xếp về dưới nhà thăm anh chị sui gia. Coi ba má con mạnh khỏe ra sao. Má thấy cậu út em trai con không mặn mòi với đồng ruộng lắm.

Con nên bàn với ba má, già rồi, chẳng nên ham công tiếc việc mãi. Cứ bán phứt ruộng đất, lấy tiền gởi vô ngân hàng ăn cho khỏe. Ngày trước anh chị sui vẫn nói sẽ cho thêm mấy đứa nhỏ của con chút đỉnh. Con phải biết đấu tranh chứ đừng để cậu Út hưởng tất. Mai này mấy đứa nhỏ cũng phải rộng rãi vốn liếng con ạ?

Ngừng một chút để thăm dò thái độ con dâu, bà Bình lại nhẹ giọng:

– Còn nữa, về dưới con nhờ má con coi có đứa nào máu mắn việc nhà cửa, thì dắt lên một đứa để nó phụ việc bếp núc, chứ má thấy con dạo này lùi xùi lắm. Con dâu của má không thể vất vả như kẻ ăn người ở. Con nghe má dặn không Ngọc?

– Dạ thưa má! Con nghe rồi.

– Con xuống lo cơm nước đi, kẻo lát thằng Bách về tới, chưa có cơm ăn nó kiếm chuyện nữa. Ở nhà cứ ăn cơm trước, đừng chờ má.

Bà Bình đứng lên rũ mạnh hai vạt áo, bà kêu bé “Nga lấy cho bà cây dù, bà bung dù nhanh nhẹn bước ra cổng.

Kim Ngọc đóng cổng, nhểch môi vẻ thách thức. Cô tự dặn lòng, từ đây trở lên cô nhất định không cam chịu cảnh “mật ngọt chết ruồi” của mẹ chồng nữa, Nói thì nói, cô dám chắc bà mẹ chồng nanh nọc kia chả dám xúi con trai ly dị Kim Ngọc.

Bé Nga nhìn mẹ, dè dặt:

– Má ơi! Phải dì Thương không còn ở với ba nữa hả má?

Kim Ngọc hờ hững:

– Ừa! Mà con'còn nhỏ, hỏi chi mấy cái chuyện đó.

Bé Nga bắt bẻ:

– Mấy chuyện gì đâu má, Tại con thấy xưa nay bà thương dì nhất. Dì cũng hiền, không có sai bảo hoạnh họe như cô gái lai Mỹ kia.

Kim Ngọc kêu nhỏ:

– Nhớ, đừng dại dột nói câu đó trước mặt bà nội hoặc ba con, nếu không con bị ăn đòn đó.

Bé Nga cong môi:

– Con nói vậy có gì sai, sao lại bị đòn hả má?

– Con còn nhỏ chưa hiểu chuyện, nhớ lời má dặn được rồi.

Bé Nga xự mặt:

– Nhưng con ghét bà Mỹ lai ấy lắm. Con không thích ba thương Mỹ lai.

Kim Ngọc thở dài:

– Xuống bếp phụ má làm cơm. Má cũng chả thích gì cô ta. Nhưng trong nhà này, bà nội con muốn cô ta thế chổ dì Thường. Má phải chịu thôi. Nhớ lời má nghe Nga.

Dứt câu, Kim Ngọc xăng xái trở vào nhà. Bé Nga ấm ức bước theo mẹ, mặt con bé chù ụ. Nó tính trong bụng, nó sẽ nhớ lời má nó nhưng nhất định nó phải hỏi ba nó. Tại sao ba nó lại bố dì Thương? Còn bà nội thì đòi đuổi dì đi. Nó nghe rất rõ lời bà nội nó hôm ấy. Bà nội đã không công bằng. Dì Thương không xấu như lời mấy người lớn trong nhà này mắng chửi dì. Nhưng ai chịu tin nó nhỉ? Và bây giờ lời nói của nó còn tác dụng gì? Chán thật. Giá như nó biết cách thuyết phục ba và nội của nó khổ nổi, nó chỉ mới tám tuổi đầu. Ai nghe con nít chứ?

Hoài Thương nằm vùi trên giường. Cô chẳng muốn ăn uống, chẳng muốn cả tắm rửa, thay đồ. Cô sợ phải đối diện chiếc bàn ăn lạnh lẽo, sợ ngồi vào chiếc ghế còn phảng phất hơi hưởng người đàn ông, cô đã quen hơi bén tiếng. Diệp Bách! Có nằm mơ cô cũng không bao giờ tin Bách bỏ cô theo người đàn bà khác. Anh từng hứa yêu thương, chăm sóc cô suốt đời. Những tuần đầu mới cưới, dù lấy cô bởi sự đam mê đơn phương. Anh vẫn cho cô quyền tự do, không cưỡng bức chiếm đoạt. Và bây giờ, khi tình yêu cô bắt đầu có với anh, cho những đêm chất ngất yêu thương. Thì Bách lại chấp nhận rời bỏ cô. Vì sự nghiệp anh đang bên bờ vực thắm thật? Hay vì cô gái kia quá giàu? Đau đớn, thất vọng khứa nát lòng cô. Hoài Thương cơ hồ khờng đủ sức chịu đựng.

Hình như có tiếng chuông cửa? Thương ơ hờ khép lại hàng mi. Cô không còn hứng thú tiếp khách vào lúc này. Giữa thành phố hơn 5 triệu dân, Thương không có bạn bè ngoài nhóm bạn học cũ. Đơn giản, vì cô là con gái quê, theo chồng lên thành phố, tập tành kinh doanh mới hai năm hơn. Mỗi ngày cô tiếp xúc rất nhiều loại khách hàng. Nhưng chỉ đơn thuần là khách đến mua bán. Ra khỏi cửa hàng, nếu thích thì họ sẽ ghé lần sau, còn không thì thôi, chẳng có gì níu kéo họ cả. Giá như Thương chưa có chồng hoặc cô thật sự là cô gái không an phận, thích đua đòi, se sua, lại là chuyện khác.

Cô cứ nằm mãi, mặc kệ ngoài kia cuộc sống có ra sao. Mặc kệ cả hồi chuông cửa gấp rút vang thêm hai lần nữa. Bất chợt chuông điện thoại reo inh ỏi. Hoài Thương nhíu mày, kéo tầm mền trùm kín đầu, tiếng chuông điện thoại vân kiên nhẫn đổ từng hồi, cho đến khi Hoài Thương phải bật dậy. Cô uể oải nhấc máy.

– A lô! Thương nghe đây!

Ngay lập tức cô nghe được giọng nói của Diệp Bách:

– Hoài Thương! Em không sao chứ?

Cô cao giọng:

– Là anh à? Anh gọi tôi có chuyện gì vậy?

Diệp Bách từ tốn:

– Anh ... anh không yên tâm, anh muốn biết em cần anh giúp đỡ gì không?

Hoài Thương cười khan:

– Anh quan tâm đến tôi ư? Thật nực cười. Nếu quan tâm, lo lắng thật sự, anh đã không dồn tôi đến bước đường cùng. Nhưng anh yên tâm, tôi không dễ dàng gục ngã đâu. Tôi phải sống để xem hai chúng ta được ông trời báo ứng ra sao.

Tôi muốn nghỉ ngơi.

Giọng Bách gấp rút:

– Khoan đã Thương! Anh muốn vào nhà được không?

– Chỉ vậy? Anh còn quên món gì à?

– Không? Anh muốn nhìn thấy em, anh mới yên tâm.

– Cám ơn anh! Tôi không sao. Đừng khiến tôi bị thêm những tai tiếng. Tôi sẽ không tự chủ nổi, nếu còn phải nghe mẹ anh, vợ anh nhục mạ tôi. Tôi sợ tôi nổi loạn trước những con người như họ. Anh vế đi! Đừng làm phiến tôi nữa.

Dứt lời Thương dập mạnh máy. Ngày mai cô sẽ đến bưu điện, xin đổi số máy thuê bao mới. Cô không muốn bị quấy rầy, đã chấm dứt rồi, thì dứt khoát cho yên thân. Nằm thêm một lúc, Thương bật dậy. Cô nhớ đến đứa con đang tượng hình trong cô. Cô có thể nhịn đói, nhưng đứa bé đang cần sống. Đứa bé phải ra đời khỏe mạnh. Hoài Thương mở tủ lạnh. Hôm qua, cô còn tự tay mua về đầy nhóc một tủ đồ ăn và trái cây. Cô lấy miếng thịt heo ra xắt. Cô ăn mì gói, nhưng bỏ thêm thịt bò vô. Cô vừa ăn xong, chưa kịp dọn tô thì nghe tiếng chuông cửa. Cắn nhẹ môi, cô chậm rãi đi ra. Nếu là Bách, cô sẵn sàng đuổi anh ta về. Cô ghét sự dằng dại của Bách.

Hoài Thương sững sờ nhìn đăm đăm vào thím dâu và nhỏ em họ - Hằng Dung.

Hằng Dung đánh rơi chiếc ba lô xuống đất, nó ào lấy ôm lấy Thương, mếu máo:

– Chị Hoài! Tại sao chị giấu ba mẹ và em?

Hoài Thương rưng rưng:

– Dung à! Vào nhà rồi nói. Cháu chào thím.

Bà Du (Thím củạ.Thương) nghẹn ngào:

– Ừ! Dạo này cháu ốm và xanh quá Hoài ạ! Phải vì bọn họ không?

Chờ thím ngồi vào ghế, Hoài Thương đem chai nước cam ép lạnh, cô rót nước ra ly, ân cần:

– Thím uống ly nước cho khỏe. Hằng Dung nữa, uống đi em. Chuyện gì từ từ nói:

– Thím ạ! Thím và em cần tắm rửa, nghĩ ngơi, để cháu làm cơm. Ăn xong, no bụng rồi hãy nói chuyện với nhau nghe thím.

Hằng Dung chớp mắt:

– Có thật là chị không sao hả chị?

Gượng cười, Hoài Thương vỗ vai Dung:

– Sao ở thành phố khó nhìn thấy lắm Dung à. Riêng chị, em đừng lo, bao nhiêu đó chưa đủ giết chết cuộc đời của chị đâu. Em thấy không, chị vừa ăn xong tô mì đấy chứ.

Nhưng thêm thím và em, chị sẽ ăn được vài chén cơm nữa. Tin không nhỏ?

Hằng Dung chớp mắt:

– Em không những tin mà còn sợ chị nữa. Chị kiên cường hơn em nghĩ lận.

Bà Du im lặng quan sát căn phòng khách sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Người ta để lại cho cháu bà căn nhà này. Một sự bù đắp (sòng phẳng) quá còn gì? Nét mặt Hoài Thương kín bưng. Con bé luôn biết che giấu suy nghĩ của mình. Bà không hiểu Thương đang nghĩ gì trước sự ly tan này.

Dạo trước, căn nhà chỉ thêm tiếng nói của Diệp Bách, mà có vẻ như ấm áp vô cùng. Bây giờ, còn lại một mình Hoài Thương, liệu cháu bà có sống nổi không trước cuộc đời này?

Bà Du vừa buồn, vừa lo. Tuy là thím dâu, nhưng một tay bà chăm chút cho Thương lớn khôn. Con bé siêng năng, hiếu thảo đấy, nhưng là đứa sống bằng nội tâm. Bà thương cháu như con gái ruột. Giá như người ta đừng dùng thủ đoạn để hại vợ chồng bà, có lẽ giờ đây Hoài Thương còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Mỗi lần nhớ chuyện cũ, ruột gan bà vẫn xốn xang, day dứt.

Đúng lúc Hoài Thương nhận giấy báo đậu đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thì trại heo gần trăm con bị dịch tả, kéo theo ao cá bị đầu độc. Để cứu gỡ gia đình khỏi cơn nguy khốn, chính Hoài Thương đã vừa khóc vừa quỳ trước mặt vợ chồng bà xin được lấy Diệp Bách ... để ... trừ nợ ....

– Cháu mời thím và em xuống dùng cơm.

Dòng suy nghĩ của bà Du bị câu nói của Thương cắt đứt. Con bé đã nhanh chóng nấu xong bữa cơm, vừa khi mẹ con bà Du kịp tắm rửa tươm tất.

Hằng Dung tròn mắt:

– Ôi? Sao nhanh quá vậy chị Hoài! Thơm quá chưa ăn nhưng ngửi mùi vị, em đoán được chị nấu nướng trên cả tuyệt vời:

Hoài Thương cười:

– Thì nấu bằng bếp ga mà em.

Hằng Dung chép môi:

– Người thành phố sướng đủ mọi mặt. Mẹ ơi! Có lẽ mẹ nên để con ở lại trên này cùng chị Hoài. Như thế, mai sau. tương lai con mới mong được thay đổi mẹ ạ!

Bà Du nạt con gái:

– Con đừng quên hiện tại chị con vừa trải qua nhé Dung. Mẹ chẳng đời nào đồng ý để con ở thành phố đâu. Đàn ông thành phố trăng hoa, bay bướm, họ không chung tình đơn giản như người dân quê.

Hằng Dung nhún vai:

– Mẹ lại so sánh trật ... bản lề nữa rồi. Bộ anh rể Diệp Bách không phải “chui ra từ bụng một bà mẹ Hai lúa” đặc sệt bùn đất hay sao? Đất nào chả có người tốt kẻ xấu. Ăn thua số phận của mình kìa mẹ ơi! Em nói vậy phải không chị Hoài?

Hoài Thương cười gượng:

– Ừ! Nhưng thím có lý của thím, mẹ nào chả luôn lọ lắng cho con gái. Thành phố nhiều cám dỗ vật chất. Thìm sợ em trẻ người non dạ. Chứ con người ta tốt xấu đều do chính bản thân mình định đoạt. Mà thôi, thím và em vô ăn cơm kẻo thức ăn nguội mất ngon:

Bà Du vẫn nói:

– Gì thì gì, càng văn minh, con người càng quên mất cội nguồn thuần phong mỹ tục của mình. Chúng ta là người Việt, phải có tư cách của dân tộc. Chứ sống phóng túng tự nhiên như mấy thằng “Tây ba lô” thím thấy ghê lắm. Tốt nhất là “trâu ta ăn cỏ đồng ta”:

Hằng Dung vừa bưng chén cơm vừa làu bàu:

– Trâu đồng eó nội cỡ ông Bách chắc?

Mẹ lúc nào cũng cổ hũ. Chán.

Bà Du trợn mắt:

– Ôi!Cái con bé này, nói năng chả ra sao cả.

Bà lừ mắt nhìn Dung, ngầm ra dấu qua Hoài Thương. Dung vội nín khé, cô nhận thấy ánh mắt chị họ thật buồn.

Đang ăn, Thương chợt buông chén, cô bụm miệng chạy nhanh vào toa lét bà Du lo lắng.

– Thương ơi! Cháu sao không? Có cần thím cạo gió cho cháu không?

Hằng Dung cũng nói:

– Chị! Thật ra trong người chị thế nào? Đau thì phái đi bác sĩ chứ.

Hoài Thương cố gắng để nôi tất cả những gì cô vừa ăn được vô bụng. Cô mệt muốn ngất ngư. Chân tay rã rời y như người bệnh nặng. Cô trở lại bàn ăn bằng nụ cười gượng để trấn an bà thím dâu và cô em họ:

– Cháu không sao đâu thím. Tại mấy lúc gần đây cháu thường không chịụ được mùi cơm nóng.

Bà Du thảng thót:

– Cháu có bầu rồi phải không Thương?

Hoài Thương lặng lẽ gật đầu.

Bà Du kêu lên:

– Thằng Bách biết chuyện này không cháu?

– Cháu nghĩ là không.

Hằng Dung lách chách:

– Sao anh ta có thể vô tâm như vậy? Bà Bình vẫn muốn sanh con trai cho nhà họ kia mà? Chả lẽ những thay đổi của chị không hề khiến anh ta bận tâm?

Hoài Thương im lặng. Cả tháng nay Bách ít khi ăn cơm nhà, nên việc cô luôn ói mửa khi ngưi mùi thức ăn là điều Bách không hề biết. Thương đã vài lân định nói rõ cho chồng biết việc cô có thai nhưng lần nào Bách về nhà cũng đã quá nữa đêm hoặc say khướt. Cô đành tự lo cho bản thân, hy vọng chờ một dịp thuận lợi báo tin để anh vui. Nào ngờ, cô đã không còn cơ hội. Bây giờ, tất cả đã an bài. Đứa con mai này thuộc về cô. Nó đã bị chính cha nó, bà nội nó từ chối ngay khi chỉ mới là giọt máu tượng hình. Cô nhất định bảo vệ nó.

Bà Du trầm tĩnh:

– Thương à! Cháu định thế nào đây? Khì cháu và thằng ấy ly hôn, tại sao trước tòa cháu không nóí sự thật?

Hoài Thương cắn môi:

– Để làm gì, thưa thím. Cháu và anh ta lấy nhau dưới mắt người đời, đơn thuần chỉ là một cuộc đổi chác sòng phẳng. Cháu là người vợ do mẹ anh ta trừ nợ nên bây giờ khi “no xôi chán chè” anh ta gạt cháu qua một bên, cho cháu thêm chút tài sản này, đã sòng phẳng quá rồi Đem đứa con ra để níu kéo hạnh phúc. Van xin anh ta ư? Chút tình thừa còn sót lạì sau ba năm làm vợ, làm dâu nhà giàu à? Cháu không muốn bất cứ điều tệ hại nào đè lên cuộc đời cháu nữa.

Sợi dây xích đã tháo bỏ cháu sẽ sống bằng chính nghị lực, sự tự do của cháu thím ạ!

– Nhưng sau này ...

Nhếch môi, Hoài Thương nói:

– Thím lo sau này đứa bé ra đời không có cha hả thím? Chuyện tới đâu hay tới đó. Nếu là đứa con có hiếu, cháu tin rằng nó sẽ hiểu những quyết định hôm nay của mẹ nó. Và cháu không giấu chuyện cha no đã bỏ mẹ nó như thế nào.

Hằng Dung day dứt:

– Những ngày sắp tới của chị sẽ vất vả lắm. Mẹ à! Mẹ để con ở lại cùng chị Hoài nghen mẹ:

Bà Du chưa kịp lên tiếng. Hoài Thương đã cười nhẹ:

– Không cần đâu Dung ơi! Em không thể bỏ chú thím một mình ở quê.

– Chị à, trước sau gì em cũng ra đi. Bây giờ con trai, con gái quê mình đều lên thành phố làm công nhân cả. Em cũng muốn như bạn bè. Thời buổi này vẫn gò lưng với mấy sào ruộng, xăn quần nuôi heo, biết khi nào mới khá nổi hả chị.

Hoài Thương thở dài:

– Chuyện đó chị không dám can thiệp vào. Nếu chú thím cho phép em thoát ly, chị sẵn sàng giao căn nhà này để em ở.

Hằng Dung ngỡ ngàng:

– Vậy còn chị?

– Chị dự định về khu công nghiệp ở Đồng Nai tìm một công việc gì đó. Chị muốn tạm xa căn nhà có quá nhiều kỷ niệm này.

Bà Du ngậm ngùi:

– Phải như vậy không Thương! Khi cháu bụng mang dạ chửa thế này Thím nghĩ tốt nhất cháu cứ ở đây. Dù sao vẫn còn cửa hàng, cháu có thể buôn bán như hồi nào giờ.

Hoài Thương buồn tênh:

– Dạ, cháu hiểu điều đó thím ạ. Nhưng gia đình Bách cũng không phải dễ dàng buông lơi các mối làm ăn của họ. Chuyện đã không còn cách vãn hồi, cháu muốn đoạn tuyệt tất cả. Cháu sẽ làm lại từ đầu và nhất định sẽ không thua họ.

Thím đừng lo cho cháu, còn hơn 6 tháng nữa cháu mới sanh em bé. Khoảng thời gian ấy đủ để cháu khởi nghiệp.

Bà Du khắc khoải:

– Là tại chú thím bất tài, đã đẩy cháu vào hoàn cảnh hôm nay. Chú thím thật có lỗi với vong linh ba mẹ cháu.

c Hoài Thương rưng rưng:

– Xin thím đừng nói vậy. Nếu không có chú thím dưỡng dục, cháu đâu còn sống đến hôm nay. Mấy lần cháu đau bệnh, chú thím đã không quản đến cuộc sống khốn khó, vẫn lo lắng cho cháu được khỏe mạnh ơn nghĩa ấy cháu làm sao quên thưa thím. Coi như số phận cháu phải gánh thêm những thử thách nghiệt ngã cuộc sống. Cháu tin, ông trời không phụ lòng người tốt, thím ạ!

Hằng Dung ấm ức:

– Nhưng mai này “lá rụng về cội”. Hôm nay chị không nói, chị ôm tất cả nỗi nhọc nhằn nuôi dưỡng con chị. Mai sau lớn lên, nó vẫn nhìn nhận gia đình bên nội nó. Như thế chị thật thiệt thòi.

Hoài Thương ôn hòa:

– Ông trời sanh ra người phụ nữ để yêu, thương, chung thủy, nhân hậu. Thiên chức của chúng ta là làm mẹ, vợ hiền, dâu thảo. Hiện tại, họ đang cho chị tội loạn luân. Liệu sự công khai về đứa con của chị, được nhìn nhận hay không?

chuyện của chị, chị tự giải quyết có một ngày chị đòi lại sự công bằng, rửa sạch tài tiếng mà họ cố tình bôi nhọ lên mặt chị. Gieo nhân nào thì hái quả ấy mà em.

Bà Du thở dài:

– Thím tin cháu, nhưng thím về bàn với chú. Có lẽ phải để Hằng Dung ở với cháu thôi. Dù sao có chị có em tốt hơn.

Hằng Dung vụt reo:

– Hoan hô mẹ, phải vậy chứ!

Bà Du lườm con:

– Cha cô, chưa gì đã nhảy cẫng lên reo hò. Nếu không có chị cô, mẹ nói thiệt còn lâu ba con mới dám cho con xa nhà. Con gái lớn rồi, phải ý tứ, nết na một chút.

Hằng Dung le lưỡi:

– Dạ! Con biết rồi mẹ.

Từ đó cho đến hết bữa cơm, bà Du luôn âm thầm quan sát Hoài Thương. Bà biết đứa cháu gái của mình không cam lòng chấp nhận sự sắp đặt tàn nhẫn của gia đình bà Bình, bà không thể ngăn cản Thương. Nó đã trưởng thành và vượt khỏi vòng tay chăm bẵm của vợ chồng bà từ những ngày khắc nghiệt năm ấy.

Bà khẽ rùng mình. Ánh mắt Hoài Thương đau đáu một tâm sự thương tâm.

Người phải trả giá sẽ không là ai ngoài gia đình nhà họ Trần ấy.