Thế rồI ngày qua ngày, tôi và Minh, cô bé láng giềng, qua lạI vớI nhau thường xuyên hơn và chơi thân như chị em. Căn phòng của anh, Khang, giờ đây không còn là một thế giớI kỳ bí vẫn thường gợI tò mò cho tôi như trước kia nữa. Có lần tôi hỏI Minh tạI sao đôi chân của anh không đi lạI bình thường được mà lạI để anh sống trên lầu bất tiện như vậy. Minh bảo anh hầu như chẳng bao giờ ra ngoài, anh không thích cuộc sống huyên náo và ngạI giao tiếp vớI ngườI khác. Tuy vậy, vớI tài đàn của mình, anh sống hoàn toàn tự lập nhờ việc dạy kèm đàn cho mấy em nhỏ được cha mẹ đưa đến tận nơi. Ngoài đàn ra, anh còn dạy thêm những môn học phổ thông như toán, ngoạI ngữ. ThờI gian còn lạI, anh viết nhạc và chơi nhạc.

ThờI gian đầu, anh tỏ vẻ hơi lạnh nhạt và khó chịu khi thấy tôi lui tớI vớI Minh, không hiểu anh mặc cảm vì khiếm khuyết của mình hay không muốn cuộc sống của mình bị quấy nhiễu. Nhưng rồI lâu ngày quen dần, anh đốI xử vớI tôi thân thiện hơn, đôi khi nhờ tôi xuống nhà mua dùm cái này, lấy dùm cái nọ những lúc Minh bận rộn hay vào những ngày nó phảI học thị Tôi làm cho căn phòng của anh tươi tắn và sinh động hơn vớI những món đồ chơi xinh xinh: Một chú tễu áo xốc xếch đang phùng mang trợn má nhổ một cây cảI to tướng, một chú heo con đang tắm bằng thạch cao. Trên chiếc đàn của anh, tôi đặt một chú khỉ đánh trống – “Vậy là anh có đủ một ban nhạc rồI”, anh bảo. Anh đốI xử vớI tôi như một đứa em gái, còn tôi?… Trong lòng tôi, anh vừa giống một ngườI anh, lạI vừa giống một ngườI tôi ngưỡng mộ, vừa gần gũi, vừa lạ lẫm. Tình cảm trừu tượng đó tôi chưa bao giờ tìm được đúng từ để diễn giảI nó và cũng không cần phảI diễn giảI làm gì, miễn là mỗI ngày tôi đều được gặp anh và nghe anh đàn, như vậy không phảI đã đủ lắm rồI hay sao?

Anh dạy tôi nuôi bồ câu. Chúng tôi làm hai cái chuồng xinh xắn, một ở sân lầu anh, một ở sân lầu tôi. Chuồng bồ câu của tôi sơn màu xanh nước biển, của anh thì sơn màu trắng, tôi vẽ trên cái chuồng màu trắng hình ông mặt trờI và trên chuồng màu xanh một nhánh hướng dương. Mặt trờI sẽ tỏa những ánh nắng ấm áp quanh năm sang căn lầu của tôi và hoa hướng dương hướng về mặt trờI lúc nào cũng nở, nở mãi. Ban ngày tôi đi làm, Minh giúp chúng tôi mua thức ăn và chăm sóc cho mấy chú bồ câu. Chiều chiều đi làm về, tôi và anh ra sân nhìn mấy chú bồ câu rủ nhau về chuồng cho đến khi Minh đi học thêm về (thường nó không quên mang theo về một ít đồ ăn vặt, sữa đậu nành hoặc kem)… RồI chúng tôi bày “bàn tiệc” ra, vừa nhâm nhi những món khoái khẩu đó, vừa nhìn trờI đoán xem tốI hôm ấy có nhiều sao hay không, mây có che khuất mặt trăng hay không. Khoảng thờI gian ấy mớI nhẹ nhõm và thanh thản làm sao và những lúc đó tôi không muốn mình nghĩ xa hơn nữa. Cứ như thế, Khang, Minh và tôi, chúng tôi sẽ cứ bên cạnh nhau… mãi mãi như vậy cho đến hết cuộc đời.

Khang khéo tay lắm, anh làm cho tôi một cái điện thoạI dã chiến bằng hai lon sữa bò nốI bằng một sợI dây. BuổI tốI, khi cả nhà đã ngủ hết, anh giật giây leng keng và hỏI tôi hôm nay muốn nghe anh đàn bài gì đây. Có khi anh hù tôi bằng những cái tin rất giật gân như: “có một con bồ câu đi lạc mất rồI”, “một con ốm, không chịu ăn và không bay nổI nữa”, hoặc tệ hơh, “hồI chiều anh thấy một con bồ câu của em nằm rũ cánh trên mái nhà, hình như nó… chết rồI”. Anh làm tôi tất bật chạy ra sân, còn anh thì đứng bên kia nghiêng đầu chế giễu “lạI mắc lừa!”

Tôi vẫn ước ao phảI chi cuộc sống của tôi chỉ có anh, Minh, mấy chú bồ câu và những đêm trờI đầy trăng và sao. Nhưng thực tế thì không chỉ có vậy. Tôi phảI đi làm và ở chỗ làm tôi có rất nhiều đồng nghiệp. Trong số đó, Lâm có tình cảm trên mức bình thường vớI tôi. Lâm cao ráo, đẹp trai và lịch sự, thầm lặng và kiên nhẫn đeo đuổI tôi, không hốI thúc cũng không tạo áp lực cho tôi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu tạI sao trái tim mình lạI có những lý lẽ phức tạp đến mức có thể không chấp nhận một ngườI mà vẫn không thể nêu được một khuyết điểm nào của ngườI đó. Có một lần, Lâm đến đón tôi đi dự tiệc cướI của một ngườI bạn, hôm đó tôi ăn mặc rất đẹp và sang trọng. Khi Lâm vừa cho xe chạy, tôi có linh cảm đôi mắt của ai đó sau lưng mình, tôi nhìn lên và thấy Khang, đôi mắt anh đau đáu xa xăm. Cả buổI tiệc hôm đó tôi không ngớt nghĩ đến anh và cảm thấy mình thật có lỗI, mặc dù đó là lỗI gì thì tôi không thể đặt tên cho nó được.

Một năm sau đó, gia đình Khang dọn ra ngoạI thành sinh sống vì bố mẹ anh nói ở đó sẽ tốt cho sức khỏe của anh hơn. Minh vào đạI học và dọn vào sống ở ký túc xá. Nó vẫn bướng bỉnh và tinh nghịch như lúc trước, rất háo hức được bắt đầu cuộc sống tự do của một “ngườI lớn”. BuổI tốI trước khi gia đình anh dọn đi, tôi thức cả đêm phụ giúp Minh và bố mẹ anh thu dọn đồ đạc. Khang đưa lạI chú heo và chú tễu cho tôi giữ. “Em chăm sóc chúng tốt hơn, đi theo anh, đến thân anh còn không tự chăm sóc nổI, chúng sẽ bị đói đó”. Còn con khỉ đánh trống thì anh giữ lạI “Thành viên của ban nhạc thì không thể thiếu, chú khỉ nghệ sĩ này sẽ sống vì nghệ thuật, khổ chút cũng không sao”. Chuồng bồ câu thì dĩ nhiên không đem theo được, anh gửI nó lạI cho ngườI chủ mới. Còn cái “điện thoạI”… Anh hỏI tôi có muốn giữ lạI để trò chuyện vớI ngườI láng giềng mớI không, tôi không nói gì, lẳng lặng lấy kéo cắt đứt dây và gói hai cái lon sữa bò cất vào đống tập sách cũ của mình.

Sau khi việc đóng thùng đồ đạc tạm ổn, Minh cùng bạn bè nó đi liên hoan mừng thi đậu đạI học, nhân tiện lo dọn đồ đạc về ký túc xá. Đêm hôm ấy là đêm rằm, trờI đầy sao và trăng tròn vành vạnh, sáng đến nhức nhói lòng tôi. Khang ngồI bên tôi, chúng tôi ngồI im lặng như vậy rất lâu, chẳng ai nói một lờI nào. Tôi thật sự không biết mình nên nói gì và cảm thấy giờ đây chẳng có ngôn từ nào có thể đủ sức diễn tả chính xác tâm trạng của mình. Đến gió cũng không chịu thổI, không gian dường như cũng buồn bã trước ngày chia taỵ Sau cùng Khang lên tiếng trước, anh nói chậm nhưng rành mạch như đã chuẩn bị từ rất lâu rồI: “Em là một cô bé nhân hậu, tốt bụng và trong sáng lắm, lạI còn xinh xắn nữa. Em là một chiếc mề đay mà rất nhiều người muốn được đeo lên người. Em nên dành thờI gian rãnh để vui chơi vớI các đồng nghiệp nhiều hơn, anh thấy cậu thanh niên đi chiếc xe màu đỏ vẫn đến tìm em, cậu ấy trông cũng nghiêm túc và đáng tin cậy”. Tôi không lên tiếng, cố kềm chế nhưng vẫn không thể nuốt nước mắt vào lòng, những giọt nước mắt … chúng rơi xuống mấy ngón tay bé bỏng của tôi rồI khô dần đi. Khang không nhìn tôi, anh không bao giờ biết tôi đã khóc.

Hôm sau, tôi cố tình đi làm thật sớm trước khi nhà anh dọn đồ ra xe. Tôi sợ cảnh chia tay quyến luyến, sợ tận mắt nhìn thấy anh ra đi và sợ để mọI ngườI nhìn thấy tình cảm trong lòng mình, nhất là anh. BuổI chiều đi làm về, tôi ra sân nhìn mấy con bồ câu hốI hả rủ nhau về chuồng, cứ nghĩ rằng anh vẫn đang ở trong nhà, sau bức màn trắng đục kỳ bí và giàn bông giấy êm ả đó. Anh sẽ đàn lên ngay đấy thôi…

ông cụ mớI dọn đến không biết cách chăm sóc và cũng không yêu thương lũ bồ câu giống như anh nên chúng lớp thì chết đi, lớp thì bỏ chuồng bay mất. Mái nhà nhỏ bé có vẽ hình ông mặt trờI không ai chăm lo cũng cũ kỹ dần, ánh mặt trờI tốI tăm lạnh lẽo nên hoa hướng dương trên chuồng bồ câu của tôi cũng héo tàn đi. Dường như đã quá mỏI mệt trước sự thờ ơ của tôi, sự quan tâm của Lâm đốI vớI tôi cũng thưa thớt dần và một thờI gian ngắn sau đó, Lâm chính thức kết thân vớI một nữ khách hàng của công ty tôi. Mấy ngườI đồng nghiệp nói cô ta có đôi mắt rất giống tôi, không biết có đúng không! Mông lung trong biển ngườI xấu, tốt, nghèo, giàu, đẹp, xấu đủ cả, tôi vẫn không thể tìm được cho mình một tâm hồn đồng điệu. Thật ra có một lần tôi suýt kết hôn vớI một ngườI, anh ta là cấp trên vừa được bổ nhiệm vào bộ phận của tôi, cũng tên Khang và cũng biết chơi dương cầm. Nhưng rồI một hôm, tôi chợt nhận ra tiếng đàn của anh ta hoàn toàn không giống anh chút nào, anh ta đàn giống như đang xếp những nốt nhạc lạI gần nhau, còn anh, đó là lúc anh trãi tâm sự của mình… Vậy là chia tay.

Tôi chưa bao giờ có kỳ vọng gặp lạI anh và nghe anh đàn lần nữa. “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông”, sự kỳ diệu nếu đến hai lần thì sẽ không còn kỳ diệu. Tôi không muốn làm một chiếc mề đay, chỉ muốn làm một viên sỏI tầm thường không có giá trị nằm lăn lóc bên bờ biển, biết đâu lúc đó anh lạI chẳng nhặt nó về để trên chiếc dương cầm của mình, cạnh chú khỉ đánh trống, … vậy là ban nhạc của anh lúc nào cũng có thính giả. Cuộc sống của tôi còn dài lắm, tôi sẽ còn gặp nhiều ngườI, còn trãi qua nhiều cảm xúc, nhưng chắc chắn một điều những ngày bên anh là những ngày tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đờI tôi, nhờ có chúng, cuộc sống của tôi đã đẹp, đẹp lên rất nhiều.

03/2001

Người gửi: VietPen