Chương 1
Ngồi nhâm nhi tách cà phê bốc khói, chuyện trò đủ chuyện không đâu vào đâu. Bỗng dưng Khiết Văn rủ Hà Chương: -Về Đà Lat nghĩ mát với tao đi mầy ! Hồ sơ xin việc đã gởi nhiều nơi. Trong khi chờ đợi Hà Chương thấy nhàn rổi buồn chán lạ thường. Khiết Văn còn đi đi về về giữa Dà Lat và Sàigòn còn Hà Chương chỉ mãi quẩn quanh thành phố, làm linh tinh cho hết ngày giờ. Vì thế khi nghe Khiết Văn rủ Hà Chương gật đầu hưởng ứng ngay: -Còn gì bằng, sẳn dịp làm một chuyến du lịch luôn. Khiết Văn than van: -Về Đà Lat ngao du xem sao? Ở đây chờ nhận việc chán quá! Hà Chương ngó Khiết Văn. -Tao như mày về Bảo Lộc làm ở cơ sở sản xuất trà của gia đình cho rồi. Khiết Văn nhún vai kêu lên: -Ối trời làm ở đó có gì vui thích? -Chứ ở đây mới vui thích? Khiết Văn lên giọng giải thích : -Ở thành phố nè! Ai cũng kéo nhau lên đây tìm việc, mình lại bỏ về quê nhà sao ? Hà Chương phát biểu: -Ở đâu cũng vậy? Khiết Văn không chịu: -Sao cũng vậy? Ở thành phố vui tươi, nhộn nhịp, hấp dẩn hơn nhiều. Hà Chương cười bảo: Tao thấy ở Dà Lat cũng vui vẻ Thành phố du lịch rất hấp dẩn mà! -Khiết Văn nhận định: - Đà Lat thỉnh thoảng đến tham quan thì thấy lý thú, hấp dẩn chứ ở luôn buồn chán lắm. Hà Chương châm chọc: -Vậy ra mày vẩn còn ham vui? -Tao ở đâu cũng được. Khiết Văn lại rũ: -Hay mày về Bảo Lộc làm việc với tao đi! Hà Chương đáp lửng lơ: - Để xem! Biết đâu... -Về đó mày sẽ sấy trà -Uống trà thì có. Báo hại ghiền như mấy ông cụ. Làm sao uống nổi. Sấy riết mày ngán luôn đó.Hà Chương hỏi vui: -Mày sợ ngán trà nên ngán làm luôn hả? Khiết Van phân trần: -Tao học kiến trúc mà mày bảo về làm trà với ông già. Ở Bảo lộc tréo ngoe quá! -Sao mày xúi tao? -Thấy mày hạp... -Hạp gì? Tao cũng phải chọn công việc đúng với ngành mình học chứ. -Vậy thì cứ chờ ! -Chờ và chán... Khiết Văn nhắc: -Chân thì đi! Thôi về chuẩn bị sáng đi sớm nghe! Thế là Hà Chương khăn gói lên Dà Lat cùng Khiết Văn. Xe chạy bỏ lại thành phố đầy người, đầy bụi, đầy những âm thanh ồn ào... Dà Lat thơ mộng tươi mát hiện ra. Da Lat đẹp yêu kiều như cô thiếu nữ tròn xuân sắc. Dà Lat bàng bạc sương mùa, bàng bạc cây xanh. Những hàng thông biêng biếc vi vu, vi vu reo hoài trong gió... Đã bắt đầu lạnh rồi. Dặt chân đến Dà Lat, Hà Chươnng có một cảm giác nao nao... Ngồi trong xe, Khiết Văn thục tay vào hông Hà Chương: -Mày là con trai thành phố... -Thì về Dà Lat tha hồ mà mơ mộng. -Bộ Ở thành phố không biết mơ mộng sao? -Không ! Khiết Văn buông gọn rồi đưa tay chỉ bên ngoài và cất giọng giải thích: - Ở thành phố trần trụi quá, còn Dà Lat, mày xem kìa thiên nhiên óng ả xanh tươi, có cây hoa lá đủ màu sắc, có thác chảy, thông reo, có rừng rì rào cho mày mộng mơ bay bổng. Hà Chương chọn lại Khiết Văn : -Còn mày, con trai Dà Lat chắc mơ mộng dử lắm? Khiết Văn nháy nháy mắt vớî Hà Chương: -Có người cùng mơ mới thích hơn. -Thì hảy đi tìm! -Khổ nổi tìm hoài mà chẳng được,Hà Chương nhún vai vẻ không tin: -Mày mà tìm không được? -Có tìm được ai đâu? -Thế ai mà mày hò hẹn đi quán xá, đi phố suốt ngày vậy? -Bạn bè thôi! -Bạn bè mà vẩn không chọn được một đối tượng để cùng mơ mộng hả? Kniết Văn phẩy tay: -Thôi đừng phóng vấn tao nữa! Còn mày thì sao? Hà Chương đáp khẻ khàng: -Tao chưa có nghề nghiệp. Còn long nhong. -Chưa có nghề nghiệp nên không yêu hâ? Hà Chương hỏi lại: Không phải sao? Người con gái nào chẳng mong người yêu mình có tương lai sự nghiệp. Khiết Văn cười cười: -Vậy mày chờ có tương lai sự nghiệp rồi mới có người yêu phải không? - Đúng vậy! -Thôi đừng nói chắc ông ơi! Tại ông chưa gặp cú sét đấy thôi. Hà Chương bật hỏi: -Nếu gặp thì sao? -Thì chết chứ sao! Hì! Hì! -Nếu chết thì ai gặp làm gì? -Bởi vì đến lúc đó, mày đã chao đảo rồi đâu có còn chờ đợi tương lai sự nghiệp gì ghê dữ vậy sao? -Rồi mày sẽ biết! Không chừng đến Dà Lat này sẽ gặp cú sét đấy! Hà Chương khẻ lắc đầu: - Ở Sài Gòn cả đời không có, làm gì mới lên Dà Lat bị sét đánh? Khiết Văn nhe răng cười: -Ai biết được. Hì! Hì! Xe bắt đầu trèo lên dốc. Khiết Văn vui vẻ bảo: -Sắp đến nhà tao rồi. -Nhà mày trên đồi hả? Khiết Văn sửa lại: Đưới đồi chứ! Hà Chương đọc nghêu ngao: -"Nhà anh ở dưới chân đồi Nhà em trên núi gần trời gần mây" Khiết Văn cười nhạo: -Chà đọc thơ tình ướt át nữa hả? Thơ dành cho mày mà! -Thôi đi ông! Nhà tôi gần kia kìa chẳng có núi, có em gì cả? -Có cỏ, cây, hoa, lá chứ? -Có cả một rừng thông xa kìa! Chiếc xe dừng lại, hai người đi bộ trên con đường đá sỏi, một khoảng ngắn là đến nhà Khiết Văn. Đó là một căn biệt thự sang trọng kiến trúc theo kiểu pháp tuyệt đẹp trước sân và chung quanh trồng hoa rưc rở. Ngôi nhà khiến Hà Chương ngẩn ngơ nhìn và tấm tắc khen thầm. Nhà Hà Chương ở thành phố cũng khang trang nhưng kém va căn biệt thự lộng lẩy này. Hà Chương buột miệng: -Nhà mày đẹp thế này mà không chiệu ở, cứ chen chân lên thành phố. Khiết Văn phân trần: -Nhà của ba mẹ chứ của tao đâu. -Mày cũng có phần. -Phần mà nói làm gì. Nguyên căn kìa! -Muốn nguyên căn thì tự xây çất mà ơ? Khiết Văn cười: -Tao còn phải kiếm người về cùng xây cất và ở !.. -Ráng tìm đi! Hai người vừa bước vào trong, con chó Vàng phóng ra sủa inh ỏi. Khiết Van la: -Vàng, mày không nhận ra tao sao sủa dử vậy? Hà Chưong cười chọc: -Mày đi riết rồi con Vàng không thèm nhớ mặt! Khiết Văn đáp lại: -No thấy mày kẻ lạ mặt nên phải sủa chứ. Rồi Khiết Văn cười với con chó Vàng: -Sủa đi Vàng, cứ tấn công kẻ lạ mặt! Hà Chương vừa nhằn vừa cự: -Mày mời khách đến nhà mà kêu chó sủa, đón tiếp như thế hả? Tao về à? Vô tới nhà rồi đòi về! Nghe tiếng chó sủa vang, Thường Châu em gái Khiết Văn chạy vội ra. Thấy anh trai cô kêu lên: -Ủa anh Khiết Văn maớ về hả? Vậy mà em tưởng khách nào. Khiết Văn đưa tay chỉ Hà Chương vui vẻ bảo : -Khách kìa! Thường Châu đưa mắt sang Hà Chương: -Chào anh! Vậy mà em không thấy. Hà Chương pha trò: -Tôi đường đường một đống vậy mà không thấy? Thường Châu liến thoáng đáp: -Mắt em chỉ thấy có anh Khiết Văn hà. Khiết Vân chiêm vô: -Bây giờ thấy cững chưa muộn. Hà Chương bạn anh đó. Thường Châu cười bảo với Khiết Văn: -Vừa nhìn là em biết bạn anh ngay. Hà Chương tiếp lời: -Cũng như cô vừa nhìn là tôi biết em gái Khiế't Văn ngay. Thường Châu vờ khen: -Anh có tài đoán mò cũng giỏi đấy. Hà Chương nở mủi khoe: -Tôi có nhiều tài lắm. Thường Châu liếc Hà Chương thật dài: -Sao mà thiếu khiêm tốn thế? Khiét Văn çhen vô. -Mày bị phê phán rồi đó Hà Chương. Hà Chương nhe răng cười. Thường Châu hạ lệnh: -Hai anh ngồi nghĩ để em báo cho mẹ hay rồi bảo Nhiên Trân làm chút gì ăn. Nói rồi Thường Châu đi khuất lát sau bà Thường Minh ra đến, bà vui hỏi Khiết Văn: -Con về sao không báo cho mẹ biết? Khiết Văn tưoi cười : -Con đi về tùy hứng báo làm gì mẹ mất công. Lần này con được Hà Chương bạn con về chơi ít hôm đó mẹ. Bà Thường Minh đáp một cách hiền hậu: -Hà Chương ở chơi bao lâu mà chẳng được! Nhà mình rộng rải mà. Bà Thường Minh là một phụ nữ rất vui cởi mở và hiền lành tố't bụng. Ông Khiết Thịnh cha của Khiết Văn đang trông coi sở chế biế'n trà ở Bảo Lộc vài tuần mới về nhà một lần. Bà ở nhà quản lý nhà cửa con cái. Hà Chương lên tiếng chào bà. Bà ân cầ bảo: -Cháu ở đây rồi tham quan Dà Lat vui lắm : -Mẹ lại làm nhà quản cáo rồi! Mắt bà Thường Minh lấp lánh nét cười khi nghe Khiết Văn nói: -Ai đến Dà Lat cũng là để tham quan mà. Hà Chương thiệt tình: -Cháu ở thành phố buồn quá nên đi chơi cho đở buồn đó bác. Bà Thường Minh ngó Hà Chương: -Cháu than ở thành phố buồn. Còn Khiết Văn thì than ở đây buồn cứ kiếm chuyện vô trong ấy mãi. Hà Chương mỉm cười: -Vậy buồn vui do lòng người chứ không phải chổ ở? Hén bác? Bà Thường Minh gật nhẹ: Đo lòng người mà sao cháu với Khiết Văn còn trẻ mà cứ than buồn hoài vậy? Khiết Văn hỏi lại: -Mẹ Ơi bộ còn trẻ rồi không biết buồn sao mẹ? -Tuổi trẻ mà cứ buồn thì khô héo một đời đấy con ạ! -Tức là mẹ bảo tụi con đừng buồn để cho tuổi già buồn thôi? -Cái thằng! Tuổi nào cững dừng nên buồn, mà hảy vui vẻ. Khiết Văn nháy mắt với Hà Chương: -Nghe chưa mày, không được buồn Phải vui dù ở bất cứ nơi đâu. Bà Thường Minh ngọt gîọng giải thích: -Vui vẻ, yêu đời hăng say làm việc là bí quyết để sống lâu đó con Hà Chương lên tiéng: -Nghe bác nói là con thấy vui vẻ yêu đời ngay. Khiềt Văn châm chọc: -Nhốn nhao như mày đâu có buồn lâu được. -Mầy cũng vậy! Ba người cũng cười vang. Tiếng cười làm cho ngôi nhà trở nên ấm áp và sáng rực hơn. Rồi bà Thường Minh cất tiếng gọi: -Nhiên Trân ơi, Nhiên Trân! Bà bảo Nhiên Trân pha cà phê và làm chút gì cho hai người ăn. Hà Chương nhẹ giọng từ chối: -Thôi khỏi bác ạ! Chiều ăn luôn. Khiết Văn kêu lên: -Tao đói rồi, mầy khơng đói sao để chiều ăn? Ngay lúc đó Nhiên Trân bưng khay cà phê lên. Nhiên Trân, một cô em nào nữa của Khiết Văn chắc. Và Hà Chương há hốc mồm khi nhìn thấy Nhiên Trân. Cô gái có dáng vóc mãnh mai. Cùng mái tóc xõa dài, cùng khuôn mặt trái xoan thanh tú, cùng dáng điệu thướt thạ Hà Chương sững sờ đến độ chẳng nói câu nào và cứ trân trối nhìn Nhiên Trân. Yên Sạ Đúng là Yên Sa! Sao lại là Nhiên Trân. Hình ảnh Yên Sa rất quen thuộc với anh, nhưng Yên Sa đang đứng trước mạt với cái tên Nhiên Trân hoàn toàn xa lạ. Nhiên Trân bối rối đạt khay cà phê lên bàn, khi thấy gã con trai lạ đang nhìn mình chòng chọc, cô nhanh chóng nhìn nơi khác. đặt từng ly cà phê truước mặt mọi người, Nhiên Trân khẻ khàng mời: -Mời bác và hai anh dùng cà phê! Bà Thường Minh xởi lởi: -Uống cà phê đi cháu! ở đây uống trà và cà phê là chính đấy. Nhiên Trân gọi bà Thường Minh là bác. Lạ thật Hà Chương không sao hiểu nổi. Mọi người cùng nhâm nhi cà phệ Phải nói là cà phê ngon tuyệt, đặc sánh, thơm ngào ngạt. Tuy đắng nhưng cà phê là món uống khoái khẩu của bọn đàn ông con trai. Hà Chương vừa hớp ngụm cà phê vừa len lén nhìn Nhiên Trân. Khi cô định quay gót thì bà Thường Minh khẻ giọng: -Nhiên Trân mang va li của hai anh vào phòng đi! Nhiên Trân vừa đặt tay xách va li thì Hà Chương ngăn lại: -Ấy đừng, cô hảy để tôi xách cho! Khiết Văn'cũng lên tiếng chiếu lệ: - Để đó cho bọn anh! Nhiên Trân nở nụ cười thoải mái: - Để em xách giúp hai anh vào phòng. Không thể để cô gái mảnh khảnh như thế nầy xách hai chiếc va li to đùng, nặng trĩu trong khi hai gã con trai sức dài vai rộng khỏe mạnh ngồi đây. Hà Chương đứng phắt dậy, giành lấy xách thật gọn trên đôi tay rắn chắc: phòng đâu Nhiên Trân hãy chỉ cho tôi đi! Nhiên Trân cất giọng nhỏ nhẹ: -Anh hãy đi theo em! Hà Chương xách va li thoăn thoắt đi theo Nhiên Trân. Cô rất lặng lẻ. Hà Chương thật đau đầu khi nhìn cô, anh chợt lên tiếng hỏi: Cô tên là Nhiên Trân hả? -Vâng. Lời Nhiên Trân ngắn ngủn, Hà Chương cố gợi: Tên hay quá n nhỉ? Nhiên Trân là gì cô có biết không? Giọng Nhiên Trân không chút âm sắc: -Em.cũng không biết nữa! Hà Chương vẩn tiếp tục cuộc truy hỏi: -Ngoài tên Nhiên Trân ra, có còn cái tên gì nữa không? Sự ngạc nhiên hiện rỏ trong mắt Nhiên Trân: -Em chỉ có tên Nhiên Trân thôi. Hà Chương thoáng băn khoăn : -Toi nghĩ, cô còn có tên khác nữa! Nhiên Trân nhìn Hà Chương lạ lùng. Gã đàn ông này lạ lùng thật, cớ sao hỏi Nhiên Trân cái điệu khó hiểu vậy? Lại mất bình thường ư? Hay hằn ta định đùa với cộ Hắn đã nhìn Nhiên Trân khiến cô phát sợ, bây giờ lại bảo cô có thêm tên nữa. Xưa nay cô chỉ là Nhiên Trân. Chỉ một tên duy nhất thôi. Hắn có khùng điên không? Trời ạ! Nhiên Trân sợ sự khùng điên lắm rồi. Nhìn thẳng vào mắt Hà Chương, Nhiên Trân quả quyết: -Em chỉ có một tên thôi anh ơi: Hà Chương vẩn một mực khẳng.định -Cô phải có một tên khác nữa. Nhiên Trân hết chịu nổi, giọng cô hơi xẳng. -Coi kìa, anh từ đâu đến cứ khăng khăng là tôi có hai tên? Thật tôi không hiễu. Rồi Nhiên Trân đưa mắt nhìn kỷ Hà Chương. Anh chàng đâu đến nổi tệ. Đẹp trai nữa là! Vóc người dong dỏng cao. Khuôn mắt sáng sủa với vầng trán cao, đôi mắt đen, đặc biệt có chiéc cầm chẻ. Hà Chương ăn mặc cũng rất lịch sự. Người như thế này ba nàng sẽ cho là tốt tướng lắm đấy! Thề sao hắn nói những câu khiến Nhiên Trân, phải nghi ngờ đầu óc cửa hắn vậy nhỉ? Đến phòng rồi mà hai người vẩn còn đứng ngoài. Nhiên Trân chưa mời anh chàng vào được vì Hà Chương cứ nằng nặt đòi cô cho biết tên thứ hai. Anh cứ mãi nhìn cô trong nổi trầm tư. -Hà Chương hoang mang tột độ. Có phải Yên Sa không? Không lẻ anh nhìn lầm? mà cũng không thể có sự giống nhau tuyệt dị đến thế. Đúng là Yên Sa rồi? Tại sao cô ở đây? Hà Chương cảm thấy nghẹt thở. Sao Yên Sa chẳng có vẻ gì quen biết với anh cả Đầu óc anh muốn nổ tung. Còn ở đây, anh quyết khám phá vụ này. Giọng anh thật rõ ràng: -Nhiên Trân không muốn cho tôi biết tên nữa đấy thôi! Nhiên Trân bực mình thật sự: - Điều anh nói vô lý quá! Tôi không thể có hai tên. Và bổg nhiên Nhiên Trân tinh nghịch đùa: -Nếu tôi có hai tên thì tên gì nữa nhỉ? -Yên Sa! -Tên gì lạ hoắc! Hà Chương hấp tấp hỏi: -Thế em không phải là Yên Sa à? Giọng Nhiên Trân nghiêm nghị: -Lần đầu tiên em nghe, nói đến tên Yên Sa đấy! Nghe Nhiên Trân đáp, Hà Chương càng hoang mang. Yên Sa giã vờ đến thế hay sao? Cô không biết gì à? Thấy chàng đứng thừ người yên lặng. Nhiên Trân nhắc: -Mời anh vào phòng sắp xếp đồ đạc để còn nghĩ ngơi nữa chứ! -Vâng. -Hà Chương đáp rồi lại hỏi: -Thế' phòng Khiết Văn đâu? -Bên kia! Phòng này dành riêng cho khách. Trước mặt Hà Chương là một căn phòng thật trang nhả. Tường quét vôi xanh nhả dịu mát. Đồ đạc bày biện gọn gàng. Mở chiếc gường phủ ra mới tinh, chiếc tủ quầni áo bóng lộn, bàn viết và cả một kệ sách xinh xắn Hà Chương sung sướng khi được làm chủ giang sơn quí báu này dù trong thời gian ngắn ngủi. Nhiên Trân nhanh nhẹn mờ cánh cửi sổ. Căn phòng như sáng hẳn lên. Trước khi Nhiên Trân quay lại, Hà Chương đã nhìn thấy mái tóc của cộ Mái tóc xỏa dài với những ngọn sóng nhấp nhô, nhấp nhô. -Anh để va li đó, em sắp xếp đồ đạc chọ Anh có thể trở ra với bác và anh Khiết Văn! Hà Chương làm theo lời Nhiên Trân như cái máy để va li xuống nhưng anh không trở ra mà cứ đứng nhìn Nhiên Trân trân trối. Cô vừa mở va li lấy quần áo của anh ra. Anh bỗng dằng lại: -Cảm ơn Nhiên Trân! Em để anh sắp xếp được mà! -Anh để em làm cho anh còn nghĩ ngơi nữa chứ. Đi đường xa mệt lắm, em biết. Trước sự nhiệt tình của Nhiên Trân, Hà Chương chỉ còn biết làm theo và anh như kẻ mất hồn ngồi nhìn Nhiên Trân đang móc nhhững bộ quần áo của anh trêo vào tủ. Rồi cô lăng xăng xếp gọn các thứ linh tinh khác cho anh: Chỉ một loáng là xong mọi thứ. Nhiên Trân mỉm cười dặn dò: -Có cần gì anh cho biết nhé! Hà Chương mỉm cười tự nhiên: -Anh là bạn của Khiết Văn mà cứ làm như thượng khách vậy? Nhiên Trân đáp trả ngay: -Thượng khách chứ gì? Cả hai cùng cười thật vui. Hà Chương mang va li cùng Nhiên Trân sang phòng Khiết Văn. Không biết vai trò của Nhiên Trân trong nhà này thế nào mà việc gì cô cũng làm. Chợt nhớ ly cà phê uống dở. Hà Chương buột miệng khen: -Nhiên Trân pha cà phê ngon tuyêt! Nhiên Trân vừa khiêm tốn vừa tin nghịch: -Tại bản thân cà phê ngon chứ không phải em pha đâu. -Cà phê ngon mà cứ để trong hủ sao biết ngon được? Nhiên Trân không nói gì.Hà Chương nhìn cô chăm chú rồi hỏi một cách thân mật. Em sống ở đây bao lâu rồi? Nhiên Trân tròn xoe mắt. Rỏ hỏi ngớ ngẩn. Cô đã sống ở đây từ đời nào đời nào. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ. Cô sẽ trả lời cho anh chàng biết tay: -Em bao nhiêu tuổi thì ở đây bấy nhiêu năm. Hà Chương tư lự mấy giây rồi nói: -Thế mà anh ngỡ cô chỉ mới ở đây thôi. Nhiên Trân vặn lại: - Điều gì khiến anh nghĩ thế? -Có nhiều lý do. Nhiên Trân khẳng định: -Lý do nào của anh cũng không ổn cả. Tại sao em chỉ mãi ở đây thôi? Em ở đây từ lúc mới sinh đến giờ mà. -Em có chắc vậy không? -Em biết rỏ hơn anh kia mà! Rồi Nhiên Trân cắc cớ hỏi: -Theo anh, em không sống ở đây thì em sống ở đâu? Hà Chương buông gọn: -Sài Gòn. -Sài Gòn. -Em chưa đến đó bao giờ. -Hà Chương lẩm bẩm. Thế thì lạ thật!Lần thứ hai Nhiên Trân cảm thấy gã con trai trước mặt cô cùng lạ thật. Khi hai người trở ra phòng khách đã có Thường Châu ngồi ở đó. Vừa trông thấy Nhiên Trân. Thường Châu cau mày hỏi: -Nảy giờ làm gì chưa chuẩn bị thức ăn cho hai anh sao Nhiên Trân? Thấy vẻ chủ nhân nơi Thường Châu, Hà Chương trả lời thay Nhiên Trân: -Nhiên Trân bận đưa tôi về phòng. Thường Châu kêu lên: -Ôi việc đó mà gấp gì? Làm cái gì cho hai anh ăn, đi đường xa từ sáng đến giờ chắc đói bụng lắm? Hà Chương lắc đầu: -Tôi không đói đâu, cô khỏi lo! Khiết Văn lên tiếng: -Mày không đói nhưng tao đói rồi. Nhiên Trân nói nhanh: -Em đi nấu ngay đây. Nói rồi cô thoan thoát quay đi. Bà Thường Minh dặn với theo: -Nấu mì cho nhanh đi con! Hà Chương thấy rỏ thái độ của hai ngườ phụ nữ đối với Nhiên Trân thật khác nhau. Anh cứ thắc mắc mãi Nhiên Trân là gì trong gia đình này. Nhiên Trân không phải là Yên Sa sao: -Anh Hà Chương ơi, cho em nghĩ học nghe! Hà Chương cau mày nhìn cô học trò nhỏ: Không được đâu! Em ráng lên chứ! Yên Sa chớp mắt nhìn anh nủng nịu: -Lâu lâu có bạn em đến chơi, anh nở bắt em ngồi học sao? Hà Chương nghiêm khắc bảo: -Ban đến chơi chút rồi về, còn em phải học hành tử tế không được lười! Yên Sa bực tức liếc Hà Chương " hứ làm như anh siêng lắm vậy? Dám chê người ta lười lại chê trước mặt bạn bè ta nữa! Yên Sa quyết tìm cách trả thù anh. Trong lúc cô còn đang lườm Hà Chương, mấy cô bạn đã đến và nhao nhao lên: -Lâu lâu cho nghĩ xã hơi một buổi đi thầy! Hà Chương chưa kịp đáp thì Uyển Chi xuýt xoa: -Thầy bắt Yên Sa học hoài không cho nghĩ, nó sẽ xĩu cho "thầy" coi. Nó yếu lắm"thầy" không biết sao? An Thanh vừa cắn miếng ổi vừa bồi thêm. -Lâu lâu bạn bè mới đến, cần trao đổi, thấy nở nào... Hà Chương đang ở trong vòng vây của các cô gái. Rỏ khổ! Anh nhàn nhả. Con nhà giàu là như thế đấy- Muốn học thì học, muốn không thì không. Hà Chương quay nhìn An Thanh rồi cương quyết nói: -Các cô càn trao đổi thì hai tiếng nữa sẽ tiếp tục. Tha hồ. Bây giờ không được xâm phạm giờ giấc của Yên Sa... Uyển Chi chen vào chỉ lên tường: -Thầy" lạ chưa? Giờ của Yên Sa vẩn còn nằm trên đồng hồ ấy, có ai lấy mất đi đâu. An Thanh cũng không vừa: -Thầy" cứ ép Yên Sa học hoài. "Thầy" khó quá! Còn trẻ trung đừng nên khó "thấy" ơi. Hà Chương trợn mắt với An Thanh , cả ba cô bụm miệng cười khúc khích. Anh gắt: -Các cô luôn hại bạn. Các cô phá giờ học của Yên Sa. Yên Sa phụng phịu: -Bạn em đến chơi, em phải tiếp đón đàng hoàng chứ. Nếu không chúng nó bảo em không có tình nghĩa. Hà Chương khôi hài chỉ lên tay các cô. -Tình Nghĩa tràn đầy đấy chứ. Trên tay cô nào cũng có đũ... Ổi, mận, cốc, me... An Thanh bấm Yên Sa rồi hùng hồn nói: -Ăn uống là nhu cầu thứ nhất Trò chuyện là nhu cầu thứ hai. Thiếu nó người ta sẽ chết, anh Hà không biết điều đó sao? Biết gặp những đối thủ chanh chua không vừa, Hà Chương đốp chát lại: -Biết thế cho nên tôi đã phải giải quyết ổn thỏa cho các cô rồi đó. Các cặp mắt đều mở to ngạc nhiên. Yên Sa hỏi: -Giải quyết ổn thỏa thế nào? Giọng anh thật rỏ ràng: -Thế nào hả ? thì Yên sa bắt đầu học. Hai cô chờ đợi. Trong khi chờ đợi cứ ra cây Ổi sau nhà vặt hết Ổi, giải quyết nhu cầu thứ nhất. Yên Sa học xong sẽ giải quyết nhu cầu thứ hai. Ba cô gái đưa mắt nhìn nhau. Yên Sa chống nạnh nghênh mặt hỏi anh: -Bây giờ anh nhất định không cho nghĩ. -Không! Tôi đã sắp xếp đâu vào đấy rồi. Yên Sa không thấ'y sao? -Yên Sa cải lại: -Bạn bè em tới chơi. Anh bắt ngồi đợi. Sao bất lịch sự vậy? Hà Chương nghiêm nét mặt: -Bạn bè cũng phải biết rỏ giờ giấc học tập của Yên Sa chứ. Sao lại đến bừa bãi thế ? An Thanh tự ái: -Nè! Có chuyện đột xuất chúng tôi mới đến. Thỉnh thoảng phải có trường hợp ngoại lệ chứ "thầy". Hà Chương yên lặng. Anh không cải lại với các cô gái làm chuyện này nữa. Nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng" Uyển Chi châm chọc anh: -"Thầy" là người nguyên tắc đầy mình. Nguyên tắc quá coi chừng... An Thanh giã vờ ngây thơ hỏi: -Coi chừng gì Uyển Chi? -Coi chừng... ế! Yên Sa được dịp cười thỏa thích: -Phải đấy, coi chừng... ế đấy anh Hà Chương ơi! Hà Chương nghe hơi nóng bừng lên mắt, anh phản công: -Cái gì đắt thì không bao giờ sợ ế phải không các cô? Ba cái miệng cùng hả ra. Hà Chương thích thú trước đối phương. Anh mỉm cười và lại thúc giục Yên Sa: -Học chứ Yên Sa! Nhanh lên đi! Trể gîờ rồi đấy! Yên Sa phàn nàn: -Anh đừng lạnh lùng sắt đá! Cả ba đứa chúng em đều xin xỏ mà anh chẳng động lòng... Hà Chương chế giểu. - Đúng! Xin gì chứ xin bỏ học thì tôi không bao giờ động... lòng Rồi anh quay qua Uyển Chi và An Thanh. -Hai cô đã biết "thân phận" chưa? Mời hai cô rút lui cho Yên Sa học hành!. Hai cô bé nguýt anh, An Thanh buột miệng: -Người rút lui không phải là hai đứa này đâu "thầy"ạ ? Hà Chương trừng mắt với An Thanh. Khó chịu trước những lời kém tế nhị đó, anh muốn bỏ mặc Yên Sa nhưng vẩn cố dằn xuống. Trong lúc đó Uyển Chi lại tiếp tục khẩn cầu: -Học! Học nữa! Học mãi! Học cả đời. Lâu lâu hảy cho Yên Sa nghĩ một buổi đi "thầy". Hà Chương cười chế giểu: -Nghe giọng điệu tôi dám chắc trong lớp các cô không bao giờ là học sinh khá giỏi. -Tiếc thay "thầy" tuyên bố sai bét. Bọn em không bao giờ biết đến trung bình là gì. -Vậy thì yếu kém! -Còn lâu! Cả ba có vẽ đắc thắng, cô nào cũng hớn hở nhìn Hà Chương. Anh mạnh dạng tuyên bố. -Tôi không bao giờ tin vào kết quả của những người chỉ có hai "nhu cầu" như các cộ Đó là những người... Cả ba cái miệng cùng há ra: -người gì? -người lười. Yên Sa đỏ mặt: -Anh dám xúc phạm đến các nhân tài của lớp 12A1 phải không? Hà Chương bật cười: -A ha! Nhân tài! Các cô mà là nhân tài chắc tôi chạy mất. Uyển Chi tiếp lời: -"Thầy" không tin cứ đến 12A1 sẽ rỏ. Chớ có khinh khi rồi sẽ ân hận đấy! Hà Chương làm bô nghiêm nghị. -Nhân tài thật hả? Tôi cũng nhắm mắt xem tài các cộ À mà các cô có tài gì vậy. Tài ăn... hay nói... ? An Thanh liếc anh chàng bằng đuôi mắt và yên lặng không nói gì. Hà Chương vẩn không quên nhiệm vụ. -Thôi mời các cô giải tán cho! Yên Sa lấy tập ra học bài! Làm bài tập hôm qua xong chưa? Yên Sa vẩn không nhúc nhích. An Thanh và Uyển Chi cùng không nhúc nhích. Cả ba đứa mắt nhìn nhau. Yên Sa nói nhỏ: -Bài tập hôm qua em chưa làm kịp. An Thanh phụ họa: -Phải đấy. Chưa làm bài tập, đâu có sửa được, cho nghĩ đi "thầy"! Giọng Uyển nhi đầy hứa hẹn: -Cho nghĩ đi "thầy"! Chủ Nhật học bù. Mặt Hà Chương nhăn nhó: -Học bù! Tôi còn lạ gì ngày Chủ Nhật của các cô nữa! -Vậy khỏi học bù hén "thầy"? Anh dứt khoát: - Bây giờ học! Khỏi bù gì cả! Yên Sa tiu nghỉu: -Xí! Vậy mà cũng nó! Đầ ó em không tập trung, không học được đâu. -Tại sao không tập trung? - Tại lo ra. -Hà Chương gằn giọng: -Tôi không cho phép lo ra. Cây thước nầy sẽ trừng trị những ai lo ra, không học! An Thanh lè lưởi: - Eo ôi, ghê thế! Thôi học đi Yên Sa ơi, kẻo bị đòn đấy! Yên Sa quả quyết: -Hôm nay nhất định không học! Ai đời bỏ bạn ngồi đó mình lại lo chuyện học hành riêng tự Coi sao được. Em luôn vì bạn bè! Hà Chương thách thức: -Vì bạn thì bạn cũng vì mình. Hai cô sẽ ra vườn chơi cho Yên Sa học! Hay là hai cô sẽ cùng học với Yên Sa? An Thanh khoát tay: -Thôi Khỏi! Bọn tôi không có tinh thần... học chung như vậy đâu. "Thây" đừng xúi giục. Hà Chương nheo mắt với An Thanh:. -Các cô chỉ có tinh thần... ăn chung thôi phải không. Uyển Chi lý luận: -Ăn để ma sống, có sống mới học được chứ "thầy"! Hà Chương được dịp nhấn mạnh: -Bởi ăn nhiều nên Yên Sa và các cô mới sống nhăn đó. Mà sống thì phải học! An Thanh che miệng cười: -"Thầy" không bao giờ quên nhiệm vụ của "thấy" sao? Uyển Chi nài nỉ: - "Thầy" tha cho Yên Sa bửa nay đi "thầy"! Hà Chương nghiêm nét mặt: -Các cô đừng giởn nữa! Anh cau mày nhìn đồng hồ: -Các cô là những người phung phí thời gian, rồi các cô sẽ ân hận cho xem! Anh nhìn kỷ cái miệng vừa phát ra tiếng nói ấy, Yên Sa bổng nói đột ngột: -Anh Hà Chương cho em nghĩ hén! Mẹ sẽ không biết, không la đâu. Và tiền thù lao của anh, mẹ sẽ tính đũ chứ không trừ đâu. Hà Chương sa sầm nét mặt. Không ngờ Yên Sa dám ăn nói với anh như thế. Yên Sa thật kiêu kì, cô bé luôn ỉ vào sự giàu sang của gia đình. Thì ra bắt buộc Yên Sa học, cô bé lại tưởng anh sợ bị trừ lương. Yên Sa không hề thấy được tinh thần trách nhiệm của anh. Anh luôn lo lắng đến việc học của Yên Sạ Cô nào có hay? Mỗi ngày Yên Sa đều được Hà Chương dạy kèm. Một tuần cô hoc hai buổi toán, hai buổi lý và hai buổi anh văn. Cô yế'u môn ngoại ngữ. Những lúc dạy Yên Sa học, Hà Chương rất nghiêm khắc. Anh thật sự là một vị thầy mẫu mực. Có lúc Yên Sa chăm học nhưng có lúc cô rất lơ là và Hà Chương cũng hay la khi cô không chú ý. Hôm nay thì quá lậm rồi. Yên Sa chủ động đòi nghĩ học. Hà Chương cảm thấy chán ngấy khi dạy các cô tiểu thư các cậu quí tử. Họ muốn thầy dạy thêm chỉ cốt để khoe khoang và điểm trang cho sự giàu sang của mình. Máu nóng dồn lên mặt Hà Chương anh nhìn chăm chăm Yên Sa rồi lên giọng. -Cô muốn nghĩ học cứ nghĩ. Còn nhiệm vụ tôi dạy cứ dạy. Tôi không nghĩ không phải vì sợ bị trừ lương. An Thanh bấm tay Yên Sạ Rồi cả ba cô cùng chạy biến vào trong. Hà Chương nói với theo! -Yên Sa lấy tập ra ngay nhé! Không có lời đáp. Hà Chương chỉ còn nghe tiếng cười giòn giẵ rồi tan loáng xa dần: Ngồi chờ một lúc không thấy Yên Sa trở ra, Hà Chương cắm cúi ghi ghi chép chép vào trang vở trắng: Yên Sa đưa các bạn ra vườn. Các cô đua nhau hái mấy chùm mận đỏ trên cây. Đi ngang qua phòng học thấy Hà Chương vẩn còn ngồi viết. Tò mò Yên Sa ghé mắt vào. Không biết anh chàng viết gi nhỉ? Chắc là những lời giáo huấn rầy la, Tha hồ cho anh chàng ghi nhũng bài học dáo dục, Yên Sa cùng các bạn vào phòng cô đùa nghịch thoải mái. Hà Chương hết kiên nhẩn. Nhưng lần khác thấy thái độ nhẩn nha của Yên Sa khi vào học, anh đã bực mình nhưng chưa bao giờ anh bực mình bằng lần này. Thân phận của người dạy kèm tại tư gia là thế đấy! Hà Chương đứng dậy ra về lòng nao nao buồn. Ăn hết mấy chùm mận, Yên Sa cùng các bạn trở ra phòng học: -Về rồi! Ông ấy không chế nổi Yên Sa đâu. -Tao bảo chờ đó! Dù hóa đá "Ông ấy '. cũng phải chờ". - Cá không? - Cá đó! Yên Sa phì cười trước những lời bàn tán xôn xao của An Thanh và Uyển Chi vì anh chàng Hà Chương. Bạn bè nói gì cũng được, miển cô thoát khỏi buổi học hôm nay, cô quá đổi vui mừmg: Uyển Chi kéo tay Yên Sa: Yên Sa cá không? Theo mày thì ông thầy của mày còn ở hay về rồi? Yên Sa nhanh miệng: -Về từ khuya. Uyển Chi ra vẻ thất vọng: -Vậy mày đồng minh với con An Thanh rồi. Chắc tao thua quá! An Thanh cười khoe hai hàm răng trắng.bóng: -Bây giờ mày dám cá không Uyển Chi. Uyển Chi không hề nao núng: An Thanh hào hứng: -Nếu ông thầy của mày ủa của Yên Sa đã... ra đi thì mày thua gì? Thua năm trái ổi: An Thanh trợn mắt: -Sao lại năm trái? Chia hai thì được? Uyẻn Chi lên giọng: Đù một trái là phần tao. Không biết chia mà cũng tự hào giỏi toán. Yên Sa chen ngang: -Không ngờ Uyển Chi tính toán đầy mình. Đã thua mà còn chia phần. -Ừ tao vậy đó! Còn mày nếu thua thì sao? Yên Sa nhìn An Thanh, cô bé nheo nheo mắt nói: -Thua năm hột vịt lộn. Uyển Chi giẩy nẩy: -Tao không ăn thứ đó! An Thanh đáp tỉnh bơ: Đừng lo! Tao sẽ ăn giùm mày! -Tao không chịu! Yên Sa la lên: -Thôi đừng cải nữa haï bà. Vào phòng học xem "thầy" còn ở đó hay đã ra đi rồi? An Thanh nhanh nhẩu: -Lạy trời cho chàng đã ra đi, cho Yên Sa được nhiều cái lợi. Khi ba cô gái vào phòng thì chổ ngồi của Hà Chương đã trống vắng. Uyển Chi thắc mắc khi thấy mãnh giấy để trên bàn được giằn bởi cây thước: -Không biết anh chàng viét gì cho Yen Sa nhỉ? An Thanh phụ họa: -Chắc là thư tình ướt át. Yên Sa đập lưng bạn: - Đừng nói bậy! An Thanh nghiên đầu: -Coi chừg thiệt đấy! Rồi cô bé chỉ tờ giấy bảo Yên Sa: Thư kìa đọc nhanh đi Yên Sa! -Mày đọc đi! -Vô duyên! Gởi cho mày sao bắt tao đọc. -Thì đọc cho cả bọn nghe! Không được, rủi chuyện thầm kín riêng tư: Yên Sala oai ói: -Lại nói bậy nữa! Uyển Chi tiếp lời: -Không chừng An Thanh nói đúng đấy ! Thôi mày lấy thư đọc đi Yên Sa! Yên Sa bối rối rồi cầm mãnh giấy lên rồi nói: -Cả ba cùng đọc! Uyển Chi vẩn chăm chọc: Thôi mày cứ âm thầm đọc đi. Yên Sa bổng khiêu khích: -Một lát nữa mầy đừng có đòi đọc ké nhé! Anh Thanh cũng ghé mắt vào tờ giấy Yên Sa đang đọc chưa kịp phản ứng.An Thanh trợn tròn mắt : -Trời ạ! thư tình của hắn hả ? Uyển Chi chợt tò mò: -Hắn viết gì thế nhỉ ? An Thanh làm ra vẽ bí mật: - Để Yên Sa đọc cho mầy nghe! Lâm ly chưa từng có trong những cuộc tình. Nghe An Thanh quảng cáo.Uyển Chi không dằn được dựt ngay miếng giấy trên tay Yên Sạ Liếc mắt đọc xong cô bé hét lên: -Trời.Thì ra trong lúc ba cô gái đang đùa giởn ngoài vườn hái mận. Hà Chương đã viết toàn bộ bài giảng tiếng anh lên giấy cho Yên Sa kèm theo mấy bài tập với lời dặn dò Yên sa phi cố gắng làm cho xong ngày mai, nếu ngày mai Yên Sa không học hành nghiêm túc thì Hà Chương sẽ có biện pháp. An Thanh ôm bụng cười: -Ôi đúng là ông thầy vĩ đại. Hoan hô. Rồi cô bé ngiên đầu nhìn Yên Sa: -Mày nghĩ sao Yên sả Ông thầy quá chu đáo phải hông? Uyển Chi hất hàm: -Còn nghĩ gì nữa? Còn Yên Sa phải lo làm bài để không phụ lòng "thấy" Yên Sa véo Uyển Chi: -Việc ấy hạ hồi phân giảî Bài tập hở... Tao chỉ làm một loáng là xong ngay khỏi lo! Bây giờ đi xem phim đồng ý không? - Đồng ý cả hai tay! An Thanh và Uyển Chi vô cùng thích thú. Hai cô riu rít nói cười: -Yên Sa không ngán "thầy" hén. Coi chừng ngày mai lãnh đũ! -Bất quá lảnh hột vịt chứ gì? Đừng chê nghe hột vịt vừa ngon vừa bổ. Chỉ có kẻ ngu mới không thích nó. Cả bọn cười sặc sụa trước câu nói khôi hài của Yên Sạ Cô bé thật vô tâm. Đúng là Yên Sa rất lơ là trước việc học. Cô luôn bị mẹ rầy la rồi nhắc nhở, chứ không tự giác học chút nào. Chờ Yên Sa thay đồ. Một lát sau ba cô tung tăng rời khỏi nhà. Yên Sa chừ đang náo nức chờ xem bộ phim mới. Cô rất mê phim và đọc tiểu thuyết tình cảm. Hai việc ấy chiếm hết thời gian của cô. Thái độ học tập của Yên Sa làm cho Hà Chương vô cùng bất mản. Anh không muốn dạy cho Yên Sa học chút nào nữa. Buổi đầu nhận việc hâm hỏ bao nhiêu, bây giờ anh lại chán nản bấy nhiêu. Hôm nay Hà Chương gặp bà Toàn Bích để xin nghĩ dạy. Biết rằng nghĩ rồi lại phải chật vật tìm chổ khác. Khó khăn mất thời gian. Đành vậy chứ anh cảm thấy khó mà dạ Yên Sa đến nơi đến chốn. Khi đối diện với bà Toàn Bích phải ngập ngừng mất mấy phút Hà Chương mới dám nói: -Chắc cháu không thể dạy Yên Sa được nữa bác ạ! Bà Toàn Bích ngạc nhiên? -Sao vậy? Cậu đã hứa với tôi dạy nó hết năm học này mà? Mới vào học cho đến thi tốt nghiệp cũng còn lâu lắm. Hà Chương bối rối: Đạ! Nhưng... Bà Toàn Bích nhìn Hà Chương nghi ngờ? -Hay là cậu tìm được chổ khác rồï bỏ mẹ con tôi? -Ồ không đâu bác! -Chứ lý do gì, cậu không chịu dạy Yên Sa nữa? Hà Chương lưởng lự rồi cuối cùng nói thẳng: -Cháu thấy Yên Sa không quan tâm học hành nên cháu khó kèm cô ấy lắm. Bà Toàn Bích tỏ vẻ thông cảm: -Tôi biết rồi, tại Yên Sa quá lười phải không? Vì nó lười nên tôi mới nhờ cậu. Cậ cố gắng giúp cho. Hà Chương than phiền: -Cháu đã cố gắng dạy nhưnig Yên Sa không chịu học thì cũng vô ích thôi. -Tôi cũng biét nó không được chăm học. xin cậu vui lòng kiên nhẩn với nó! Hà Chương gải đầu nhăn nhó: -Cháu cũng rất kiên nhẫn với Yên Sa nhưng cô ấy làm cho châu khổ tâm. Bác biết cho đến giờ học là cháu cứ phải chờ để Yên Sa, cô ấy mãi mê xem truyện. Cháu bỏ học thì cô ấy giận, không tập trung nghe giảng bài, còn bài tập cũng không thích làm. Bà Toàn Bích bổng trở nên thân mật: -Bác thật khổ tâm vì nó. Lo cho nó ăn học bác chẳng nề hà gì cả còn nó thì cứ lười biếng. Mọi việc bác trông cậy vào thầy cô của nó. Hà Chương thở dài. -Cháu không biết Yên Sa học ở lớp như thế nào chứ ở nhà cô ấy lười quá! Bà Toàn Bích chợt hỏi: -Thật ra Yên Sa lưòi học thêm chứ nó không chán học phải không cậu? -Chắc cháu không có khả năng nên cô ấy không thích học. - Không phải thế đâu, chỉ tại Yên Sa ham chơi. Tôi sẽ bảo bạn nó. Cậu hãy tiếp tục dạy nó dùm tôi. Nghe cậu! Hà Chương làm thinh, nghĩ đến Yên Sa, anh muốn nghĩ dạy nhưng nghĩ đến bà Toàn Bích anh khó từ chối. Hà Chương rất cảm động dối với những bà mẹ luôn quan tâm đến những đứa con mình. Cháu chỉ sợ Yên Sa vẩn chứng nào tật nấy, cháu khó dạy cô ấy lắm. Khi nghe Hà Chương nói với giọng băn khoăn, bà Toàn Bích đã động viên: -Tôi nhất dịnh bắt Yên Sa phải siêng học không quậy phá cậu nữa và cậu cũng phải mạnh dạng với nó. Nó rất cần cậu. Đừng bỏ đi trong lúc này? Tôi sẽ không bao giờ quên cậu đã chịu khổ vì mẹ con tôi. Trước những lời lẻ khan khoán của bà Toàn Bích, anh cảm thấy ái ngại. Thật ra Yên Sa vẩn không đến nổi nào. Là con một khá giã nhưng cô không có vẽ kiêu căng, không chạy theo mốt như nhiều cô gái choai choai con nhà giàu khác. Yên Sa chỉ có một cái là lười học. Tội này chưua hẳn là bất trị! Đắn đo mãi cuối cùng Hà Chương nói với bà Toàn Bích. -Thôi được cháu sẽ cố gắng lần nữa xem sao! -Bà Toàn Bích vui vẻ. -Cám ơn cậu đã giúp tôi! -Thầy yên tâm nhé, hôm nay em học hành nghiêm túc cho thầy xem! Kèm theo câu nói là cái liếc xéo Hà Chương dài cả cây số với nét mặt đầy dổi hờn. Vờ như không thấy Hà Chương nghiêm nghị nói. -Tôi tin tưởng những điều em nói. Rồi tỏ vẻ thản nhiên, Hà Chưong nồng nhiệt giảng bài cho Yên Sạ Phải công nhận suốt buổi cô học rất tốt. Không cười giởn, không nói chuyện lung tung và cũng không lo ra. Hà Chương phấn khởi. ước gì ngày nào cô cũng chăm học như thế nhỉ. Đang giảng bài thao thao bất tuyệt bổng Hà Chương ngưng lại, anh vừa phát hiện Yên Sa đang nghịch cây thước trên bàn, mắt lơ đảng nhìn đâu đâu. Anh nghiêm giọng: -Yên Sa! Đôi mắt sắc của Hà Chương ném về phía cô: -Nghe giảng bài đi chứ! Còn làm bài tập nữa đó. Giọng Yên Sa như muốn gây sự? -Em vân nghe đây. Bộ "thầy" không thấy sao? Tôi chỉ thấy cô lo ra. Cô nguýt Hà Chương một cái và cải lại: -Em lo ra hồi nào đâu. Thầy đừng có nói oan nghe! Hà Chương muốn phì cười nhưng vẩn làm nghiêm "Hừ rỏ ràng như thế mà còn kêu oan". Nhưng anh chưa kịp nói lên điều anh nghĩ thì Yên Sa cay đắng nói: -Lo ra làm gì cho bị rầy hả thầy? -Ai dám rầy cô? -Ai cũng dám cả. Anh đấu dịu: -Cô nói sai rồi. Thôi nghe giảng bài để lát làm bài tập được dể dảng hơn! Rồi Hà Chương tiếp tục bài giảng. Yên Sa cau mày nhìn theo, nét mặt cô phụng phịu với đôi mắt ráng buồn. Hà Chương chợt nghe nao nao mềm lòng. Yên Sa vẩn ngồi đó. Với tháï độ dổi hờn, cô ấm ức, không chịu nghe nữa. Hà Chương thỏ dài Sự cố gắng chỉ đến đây thôi sao? anh buột . miệng nói nhanh: -Tôi mong cô sẽ học tốt như ban nảy! Yên Sa vênh mặt lên: -Em lúc nào cũng học tốt. -Không chắc đâu. Tại sao cô không chú ý? Yên Sa cựa quậy trong ghế: -Em vẩn đang chú ý đây. Bộ "thầy" không thấy sao? Hà Chương kéo dài giọng: -Nếu Yên Sa chú ý thì tôi đã không nhắc! -Phải rồi, vừa nhắc vừa méc... "Thầy" lúc nào cũng nghĩ em tệ lắm! Hà Chương im lặng ngó Yên Sa một lúc: -Nếu cô siêng học thì tôi sẽ không nói nhiều và chắc mẹ cô çũng sẽ không phiền. Yên Sa vẩn ấm ức: -"Thầy" không nói thì sao mẹ em biết? Hà Chương tỏ vẻ thách thức: -Học hành như cô thì cần phải cho gia đình biết chứ! Yên Sa trề môi: -Hừ! Làm như người ta còn con nít lớp một không bằng. Giọng anh vang lên đềeu đều: -Con cái lớn nhỏ gì cha mẹ cũng phải quan tâm. Cô tưởng cô lớn rồi bác Bích không "được" để mắt tới nữa phải không? Cô lầm rồi. Yên Sa nhăn nhó. -Phải rồi tôi lầm! Còn anh sung sướng vì đã méc được để cho tôi bị rầy. Cô đùng đùng xếp sách lại, hai tay buông thổng trên đầu gối và tuyên bố. - Bây giờ nghĩ, không học nữa! Hà Chương trợn mắt: -Cô đừng giởn chứ! Lớn rồi mà không ý thức gì cả. Yên Sa không thèm đáp lời Hà Chương. Cô ngó ra cửa sổ. Hà Chương đã hiểu lý do cô giận dổi. Cô đã bị mẹ rầy. Anh dổ dành Yên Sa như dổ dành đứa trẻ nhỏ. -Em nên mừng vì mẹ lo lắng chu đáo cho em. Mẹ mong muốn cho em tiến bộ, chứ có ghét bỏ gì em đâu. Có nhiều người không còn có cha mẹ để được rầy la. Yên Sa chống chế: -Nhưng em có làm gì sai trái đâu? Hà Chương bật cười: -Làm biếng! Yên Sa trừng mắt với Hà Chương. Cô rất ghét Hà Chương. Anh dám nói cô lười biếng. Anh chàng ỷ là sinh viên đang dạy cô rồi ra vẻ ta đây. Yên Sa nhất định không để cho anh chàng lên mặt với cô. Không biết Hà Chương đã nói gì với bà Toàn Bích mà bà la rầy cô không chút thương tiếc. Yên Sa tức giận ghê gớm. Mẹ cô nhất nhất nghe theo Hà Chương. Sau ngày ấy cô oán ghét Hà Chương kinh khủng. Định không thèm nhìn mặt anh chàng nhưng khổ nổi Yên Sa đã hứa với mẹ học hành đàng hoàng nên đành phải ngó mặt người mà cô không ưa. Chứ không lẻ nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy hắn khi nghe giảng bài?Quan sát Yên Sa một lúc lâu, Hà Chương thầm nghĩ Yên Sa thật may mắn khi có người mẹ tuyệt hảo như bà Toàn Bích. Anh không biết nhiều về gia đình Yên Sa nhưng nhận thấy bà Toàn Bích rất tốt. Bà bận rộn chuyện làm ăn nhưng cũng luôn lo lắng cho Yên Sạ Và bà cũng rất nghiêm khắc trước mọi lổi lầm của con gái. Anh nói với Yên Sa giọng dịu ngọt: - Mẹ em là người tốt. Em dừng nên phụ lòng của mẹ! -Cảm ơn anh đã nhắc nhở! Rồi cô buông thỏng một câu cộc lốc: -Học! Hà Chương đùa: -Học mà em đau khổ như bị ai đày ải không bằng. Yên Sa nói lúng búng trong miệng: -Còn hơn bị đày ải nữa! Hà Chương rút kinh nghiệm không đẩy đưa với cô nữa. Yên Sa nói mãi không thôi,cô luôn ậm ực vì bị bắt học thêm. Kể cũng lạ! Nhều người muốn học thêm thì không có điều kiện. Còn kẻ được học thêm thì không chịu học. Sự đời luôn trớ trêu thế! Anh tiếp tục giảng bài cho Yên Sạ Không nói không rằng, cô mím môi theo dỏi. Yên Sa cũng luôn sỉ vả đầu óc tâm tối của cô khi học toán. Sao cô học dốt toàn quá vậy? Còn Hà Chương thì rất cừ. Anh giảng bài với một nổi đam mê chân thật. Rỏ ràng ông trời thật bất công! Hết bài học, Hà Chương cho Yên Sa làm bài tập. Anh giảng tỉ mỉ và hướng dẩn cách làm bài cho cộ Yên Sa mỉm môi rồi cắn bút nghĩ ngợi. Yên Sa cương quyết giải cho xong các bài tập toán này không để cho Hà Chương có dịp chỉ trích cô mãi. -Hàng ngày nhìn bên ngoài khung cửa sổ Yên Sa luôn trông thấy giàn hoa tỏi tím nhành lá lung lay trong gió. Những chùm hoa tỏi tím ngắt e ấ'p như mỉm cười với Yên Sạ Những đóa hoa vui mừng chứng kiến sự học tập ngày càng tiến bộ của cô và chính Hà Chương cũng khen ngợi cộ Yên Sa rất đổi tự hào. Thế là Hà Chương đã thấy ở điều đó. Đừng có mà chê cô nũa nhé! Yên Sa đã thi xong học kỳ một, cô cảm thấy thật vui mùng nhẹ nhỏm. Kết quã học tập sáng sủa khiến lòng cô lâng lâng khó tả. Tiếp tục những ngày học tập miệt mài tất cả dành cho kỳ thi tốt nghiệp. Và những buổi học thêm không còn căng thẳng nữa Mỗi lần đến giờ học thêm với Hà Chương, cô không còn trù trừ nữa, không còn bị xem là kẻ lười biếng như những ngày nào. Yên Sa cũng thở phào vì bà Toàn Bích hết "lên lớp" vớí cô: Bộ ba của cô vẩn ngày càng khắng khít bên nhau. Buổi trưa, sau lúc đi học về An Thanh, Uyển Chi lại đến Yên Sạ Ba cô bé rủ nhau ra vườn. An Thanh níu nhành mận cho Uyển Chi hái còn Yên Sa mang chén muối ớt và một bọc sơ ri ra cho hai bạn. An Thanh buông nhành mận sà tới: -Ôi toàn sinh tố C tuyệt dịu. Ai không ăn để hết cho tôi! Uyển Chi nắm chặt chùm mận: -Hừ! Ai ngu sao không ăn! Để hết cho kẻ tham ăn như mày uổng lắm! Yên Sa bỏ trái sơ ri vào miệng hít hà: -Hai đứa bây cứ câi cọ để quyên lại đấy cho tao hứng hết. Uyển Chi và An Thanh cùng giật bịt sơ ri trên tay Yên Sa. -Mày là kẻ đầy tội lổi, dám ăn trước khách tức là tham ăn và không hiếu khách. -Yên Sa trả đủa. -Khách như hai đứa bây tao không hiếu. An Thanh kéo dài giọng: -Phải rồi, không thèm mời tụi tao để dành cho người khác! Yên Sa trợn mắt, cô lại suýt bị suýt bị sặc. -Xí tao để dành cho ai, tụi bây đừng vu khống nghe! An Thanh ngậm miếng mận, nét mặt nghiêm nghị. -Bọn tao nói thật chứ không vu khống đâu. Mày cứ cầm bịt sơ ri trong tay không dám buông ra sợ tao và Uyển Chi ăn hết. Không phải mày để dành cho ai sao? -Uyển Chi ôm bụng cười ngặt nghẻo trong khi Yên Sa đang đuổi theo An Thanh đập lên vai bạn. Liếc nhìn Yên Sa và An Thanh, Uyển Chi nói: -An Thanh nói phải đấy, mày chưa để dành thì bây giờ nên để dành sơ ri đi! Yên Sa ngây thơ: - Để dành cho ai? - Để cho lão: -Uyẻn Chi làm ra vẽ trinh trọng: -Chừng nào đến giờ học với lão Hà Chương, mày mang bịt sơ ri với chén muối ớt lên bàn mày dịu dàng nói. -Mời "thầy" thưởng thức sinh tố C. Bồi dưởng trước khi dạy "thầy" ạ! Ăn sơ ri sẹ giúp "thầy" thông cổ giảng hay. Uyển Chi bỏ một trái sơ ri vào miệng nhót nhép rồi tiép tục: -Tao bảo đảm nước miếng của "thầy" ứa ra khi "thầy" thưởng thức hết bịch sơ ri thì cũng hết giờ. An Thanh vổ tay reo lên: -Ý kiến của Uyển Chi hay tuyệt! Yên Sa khẻ lắc đầu: -Ê đừng có xúi bậy! Lúc này tao học hành nghiêm túc lắm nha! -Lâu lâu cũng phải ngoại lệ chứ! ngoan ngoãn hoài ai chịu nổi. Giọng Yên Sa thật thấp: -"Thầy" chịu nổi. An Thanh thúc vào hông Yên Sa: -A ha! Yên Sa tự thú rồi đấy nhé! Yên Sa ngơ ngác. -Tao tự thú gì đâu? -Vừa mới nói đó Thầy "chịu" mày ghê thật! Yên Sa đâm túi bụi vào lưng An Thanh: -Nói bậy nghe! Tao không ngờ đầu óc mày đen tối đến thế! Uyển Chi chen vào bênh An Thanh: -Chính mày vừa mới khai nên con An Thanh mới biết. Lúc này mày thần tương "lão" ấy lắm mà. Nhớ hôm nào mày thề ghét "lão" dữ dội, bây giờ lại vâng lời răm rắp. Yên Sa đưa tay lên vén mái tóc nói rành rọt: -Tao luôn nghe theo những lời khuyêntốt. Uyển Chi đế thêm: -Bởi thế'"lão" mới chịu mày! Tránh được cái véo của Yên Sa, Uyển Chi té nhào vào gốc mận đau điếng. Yên Sa vổ tay thích chí: - Đáng đời cho mày, thật là trời cao có mắt. -Uyển Chi xuýt soa rên rỉ rồi ngồi phịch xuống đất tiếp tục ăn sa rị Yên Sa phì cười: Có ăn là hết đau liền. Hay nhỉ? Uyển Chi ném mấy trái sơ ri về phía Yên Sa: -Tao cho tóc mày đậm mùi muối ớt để lát "thầy kè cận" mày hướng dẩn bài tập, thầy sẽ nhớ mãi hương thơm ấy mãi. Yên Sa nhào tới: -Mày sẽ biết tay tao! An Thanh giảng hòa: -Thôi đừng phá nữa! ăn nhanh lên rồi vào làm bài tập. Một lát Yên Sa còn học: Yên Sa vổ vai An Thanh: -Hay! Bao nhiêu năm mới nghe mày nói một câu "được" đấy! -Cảm ơn! Khi ba cô gái rời mảnh vườn nhỏ sau nhà Yên Sa trở vào đã thấy Hà Chương ngồi đường hoàng nơi phòng khách. Thoáng thấy anh, Yên Sa lè lưởi ngó An Thanh và Uyển Chi hai cô bạn cũng vờ rụt cổ. -Eo ôi "thầy" đã đến rồi. -Tới giờ rồi hả "thầy" Lại gặp đủ mặt bộ ba rồi. Hà Chương lừ mắt với hai kẻ vừa phát ngôn: : -Làm việc phải luôn đúng giờ. Ai cũng vậy. Uyển Chi làm bộ hỏi: -Thế hả "thầy"? Hà Chương ngó Uyển Chi lên giọng chỉ trích: -Chứ sao, đúng giờ giấc vì người ta quí thời gian chỉ có những kẻ dư thứa mới phung phí thời gian. Uyển Chi bấm tay An Thanh: -"Thầy" nói mình đó! - Kệ "thầy"! Uyển Chi nói nhỏ: -Nhìn bộ mặt hình sự của "thầy" tao ớn quá! Không ngờ Hà Chương nghe được và anh phán ngay: -Ớn thì nên rút lui ngay! Uyển Chi lườm Hà Chương: -Thầy khó khăn nghiêm khắc quá! Hà Chương khẳng định: -Không khó khăn nghiêm khắc sao học trò thi đậu được. An Thanh vặn lại. -Thế hả? Vậy thầy có bảo đảm nhỏ Yên Sa thi đậu không? - Chắc chắn, nếu Yên Sa học tốt. -Còn hai đứa em? -Hai cô thì "thi không ăn ớt thế má cay" An Thanh giẩy nẩy lên: -Thầy trù hai đứa em thi rớt hả? Hà Chuong đáp nhanh: -Căn cứ vào thực tế chứ tôi không trù các cô đâu. Yên Sa lên tiếng: -Thầy nói đúng rồi đó. Hơn cả thế bói phán nữa! An Thanh hừ mủi phàn nàn Yên Sa: -Không ngờ mày tệ bạc như thế. Bạn bè mà mong cho hai đứa tao thi rớt. Còn Uyển Chi thì xĩa xối: -Mày mà thi đậu thì cũng do người làm bài thôi. Hà Chương giảng hòa: -Thôi đừng cải nữa! An Thanh hất mặt lên. -Nó nói vậy mà không cải lại sao thầy? Hà Chương cười cười: - Đậu hay rớt là do chính bản thân mình thôi. Các cô học tập thế nào thi kết quả thế đấy. Thấy ngay mà! - Hừ! Lần này tưự động An Thanh và Uyển Chi rút lui. Hà Chương thấy nhẹ nhỏm. Yên Sa thoáng băn khoăn: -Chắc An Thanh và Uyẻn Chi giận em! -Không đâu! Hai cô bạn thân của em phải biết được mục đích học tập của mình và có ý thức chứ! Còn em phải luôn cố gắng lo cho mình thi đậu tú tài và đậu Đại học là cả một quá trình gian khổ đó nhé! Những lời nhắc nhở ôn hòa của Hà Chương khiến Yên Sa nghe ra. Buổi học thêm diển ra đầy hào hứrng không bị ảnh hưởng bởi bạn bè Yên Sạ Hà Chương yên lòng và vui vẻ thấy công sức mình bỏ ra không uổng phí. Anh đang tràn đầy niềm tin đối với Yên Sa. Kết quả vô cùng mỹ mản, Yên Sa thi đậu tú tài với điểm cao. Yên Sa vui mừng tột độ, Hà Chương cũng vui mừmg tột độ như thế. Khỏi phải nói ông bà Toàn Bích không thể nào tả xiết. Hai ông bà chỉ có Yên Sa là con một, gia đình lại giàu có nên luôn lo cho Yen Sa về mọi mặt. Buổi tiệc mừng Yên Sa thi đậu được tổ chức trọng thể tại nhà. Khách dự đông đảo. Phần nhiều là bạn thân của hai ông bà bạn bè Yên Sa. Hà Chương cũng được xem những ngườii khách đặc biệt. Ông bà Toàn Bích rất nồng nhiệt khi mời Hà Chương và anh cũng thật lòng đến dự với nổi hân hoan chân thành. Ông Toàn Bích cười nói hả hê với mấy ông bạn thân họ đều trong giới kinh doanh với ông. Niềm vui khi con gái thi đậu tú tài, ông có quyền khoe với bạn bè về thành tích học tập của Yên Sạ Cha mẹ nào mà chẳng tự hào về diều đó. Bà Toàn Bích thì vui vẻ cởi mở tiếp khách đúng với vai trò của bà chủ lịch thiệp. Hà Chương ngồi chung bàn với bạn bè của Yên Sạ Các chàng trai và cô gái đều rất sôi nổi hồn nhiên ào ạt. Họ bàn bạc đủ mọi chuyện về các lĩnh vực phim ảnh, ça nhạc, thời trang... nhất là những điều thuộc giới trẻ quan tâm. Không lớn hơn họ bao nhiêu nhưng Hà Chương cảm thấy lạc lỏng có những điều họ bàn bạc không hợp với anh. Yên Sa lăng xăng tiếp bạn. Cô gắp thức ăn cho từng người. Bưng ly rượu mời Hà Chương, giọng cô êm như tiếng thở. - Mời anh! An Thành lí lắc nói theo: -Mời anh uống ly rượu... mừng! Uyển Chi sửa lại: - Đáng lẻ anh Hà Chương mời Yên Sa uống rươi.u mừng Sa thi đậu mà! Hôm nay Uyển Chi có vẻ hơi buồn chứ không sôi động lách chách như thường ngày. Trong bộ ba Uyển Chi thi hỏng. Thiếu một điểm Uyển Chi tức khóc sưng cả mắt. Và còn nguyền rủa Hà Chương trù cô nữa chứ. An Thanh bảo Uyển Chi không chịu dự tiệc cô đã phải uốn lưởi bảy lần năn nỉ Uyển Chi suốt çả ngày nên Uyển Chi mới có mặt trong bửa tiệc đấy. Hưởng ứng lời phát biểu của Uyển Chi cả bàn tiệc nhao nhao nhất là mấy tên con trai: -Phải đấy! Chúc mừng Yên Sa, mời Yên Sa nâng ly... rượu! Yên Sa đỏ mặt tía tai: -Yên Sa không biết uống rượu đâu. -Không biết cũng phải uống! Yên Sa chống chế: -Yên Sa thế bằng nước ngọt! An Thanh hại bạn bằng giọng sắc gọn: -Không chấp nhận sự thay thế! Ly rượu chuyền đến tay Yên Sạ Cô bối rối nhìn quanh rồi lắc đầu từ chối. Hà Chương định cứu nguy cho Yên Sa nhưng chậm hơn Điền Bảo bạn cô. - Để tôi uống thế Yên Sa! Vừa nói Điền Bảo nhanh nhẹn bưng ly rượu uống cạn. Cả bọn trố mắt nhìn sự việc bất ngờ năm giây, rồi hàng loạt tiếng vổ tay vang lên tán thưởng. Rồi một giọng nhắc nhở: - Điền Bảo cứu nguy cho Yên Sa sao Yên Sa không đền ơn đáp nghĩa? An Thanh dài giọng: -Chuyện ân nghĩa riêng tư của hai người lúc nào Yên Sa đáp chẳng được, cứ lo ăn tiệc đi! Một giọng con trai cất lên nhạo An Thanh: -Con người cứ lo ăn! An Thanh dẩu môi lên cải: -Tôi nhắc đến ăn tiệc là nhắc đến một người đấy. Rồi An Thanh đua mắt nhìn mọi người ra vẻ trịnh trọng. -Qúi vị có biết người có công cho thành công của Yên Sa là ai không? Anh Hà Chương đây. Hà Chương vội xua tay: -Tôi chẳng có công gì đâu. Bằng giọng thản nhiên An Thanh đáp -Nhờ thầy có công khó khăn nghiêm khắc Yên Sa mới sợ mà học đó chứ! Cả bọn thích thú cười ồ trước câu pha trò dí dỏm của An Thanh. Trong khi đó Yên Sa gật đầu khẳng định: -Thật đấy nhờ anh Hà Chương mà em mới cố gắng và thi đậu. Rồi cố hạ giọng vui vẻ nói với Hà Chương: -Hy vọng sắp tới anh sẽ dạy những cô học trò chăm ngoan và học giỏi hơn em nhiều! Nụ cười nở trên môi anh: -Cở Yên Sa cũng được rồi, anh không cần hơn nữa. -Anh vẩn chê em luôn Hà Chương đùa. -Nhờ anh chê mà em tiến bộ đấy! Yên Sa nghiêng đầu phân bác: -Không chắc đâu! Tại em tự giác siêng năng chứ bộ! Hà Chương gật đầu và than: -Ôi! Thế mà bấy lâu tôi cứ ngỡ tôi. Thất vọng thật! Yên Sa gắp miếng chả để vào chén Hà Chương: -Thất vọng thì bây giò ăn để hết thấ vọng nhé anh Hà Chương! Uyển Chi khiếu nại: -Mày chỉ gắp cho anh Hà Chương thật hả? Còn tao? An Thanh ra vẻ thông cảm: -Thôi đừng trách Yên Sa! nó còn phải tiếp tục lo lót cho anh Hà Chương nữa kìa. Hà Chương kêu lên: -Cái gì? Sao lại lo lót cho tôi? An Thanh cười khúc khích: -Lo lót để anh tiếp tục làm thầy dạy Yên Sa luyện thi Đại học. Yên Sa gật đầu dồng tình với An Thanh: -Phải dạy, anh Hà Chương còn dạy em luyện thi. Hà Chương lắc nhẹ: -Tôi đang bận túi bụi thi tốt nghiệp ra trường đây này! -Anh ra trường thì phải lo cho em vô trưòng chứ. -Anh không có thời gian. Yên Sa đe dọa: -Em mà không đậu vào Đại học thì anh cũng bị lưu ban ở lại tường thôi. Đừng hòng nha! An Thanh bồi thêm: -Coi chừng đó anh Hà Chươgn. Yên Sa rớt Đại học thì anh cững rớt tốt nghiệp đó. Bị nếm mùi thi rớt nên Uyển Chi buột miệng buông một câu. -Hai người cùng thi rớt mới vui! Hà Chương nhăn trán: -Thi rớt mà vui! Rồi chợt như tới Uyển Chi - Bùi Kiệm đang ngồi trước mặt Hà Chương vội im bặt. Còn An Thanh không phải là chủ nhà nhưng đã phán một câu chắc gọn: -Yên Sa đậu Đại học mình sẽ đi dự tiệc nữa. Tên con trai lúc nảy tiếp tục nhạo An Thanh: -An Thanh lại nghĩ đến ăn nữa! An Thanh ngó tên con trai đối đáp: -Mình nghĩ va mạnh dạn nói ra, còn hơn những kẽ nghĩ dến mà không nói ra cứ dám để trong bụng như Mẫn chẳng hạn. Mẫn cứng họng không nói gì. Nhe răng nhíu mày dọa An Thanh. Çả bọn cười nghiêng ngã. Hà Chương hòa cùng niềm vui với nhóm bạn sôi nổ trẻ trung của Yên Sa: Vừa bước chân vào cửa, Hà Chương trỏ mắt khi nhìn thấy Yen Sa đang ngồi trò chuyện với Chiêu Thơ em họ anh . Chiêu Thơ con của người cô Hà Chương dưới tỉnh, hiện học luật năm thứ nhất và ở trọ cùng anh. Thoáng thấy Hà Chương, Yên Sa nhanh nhảu reo lên: -Ủa, anh Hà ChƯƠng Đi đâu đây? Làm bộ không thấy người quen hả? đến lượt Chiêu Thơ trỏ mát ngạc nhiên, rồi cô hả giọng: -Thế hai người biết nhau hả? khỏi giới thiệu, khỏe ghê! Yên Sa nhăn mặt phản đối. -Mi đừng có ăn gian! Không giới thiệu ai biết hai người thế nào? Ngồi xuông đối diện cùng hai cô gái, Hà Chương dí dỏm đáp: -Một người là anh, một người là em. Yên Sa vẩn không chịu: -Thôi đi! Chiêu Thơ ở dưới tỉnh sao có anh ở thành phố được? Hà Chương cưòi ngất: Đẹp cái logic "Bạn ở tỉnh thì anh cúa bạn cũng phải ở dưới tỉnh" của Yên Sa đi. Trật lất rồi! Yên Sa lắc lắc mái tóc: -Chẳng lẻ anh Hà Chương là anh của Chiêu Thơ thật? -Thật chứ anh không mạo nhận đâu. Yên Sa trề môi vẻ không tin: -Mạo nhận chứ còn gì nữa. Chiêu Thơ dể thương như thế mà có anh như anh vậy sao? Hà Chương ra vẻ đắc chí: -Yên Sa hỏi chứ không phải anh đâu nghe. Yên Sa nghiêm giọng: -Ai hỏi cũng vậy. Anh không dể thương thì em nói không. Chiêu Thơ thắc mắc hỏi: -Ủa, bộ hai người có đụng độ với nhau hả? Yên Sa lanh chanh: - Đụmg mổi ngày, gây dài dài... Hà Chương bông đùa: -Cũng nhờ vậy mà Yên Sa mới thi đậu đó. Yên Sa nguýt Hà Chương thật dài: - Đừng kể công! Người ta thi đậu là do chăm chỉ học hành. -Nào anh có kể công. Làm ra vẻ dể dải Yên Sa bảo. -Thế thì tốt! Rồi cô đưa mắt nhìn Hà Chương thắc mắc hỏi: -Anh đâu đó đến đây mà gặp nhau một cách tình cờ thế này? Hà Chương buông gọn: -Anh về nhà! Giọng Yên Sa thật lém lĩnh: -Về nhà trọ của Chiêu Thơ phải không? Nhỏ Chiêu Thơ giấu kín ghê! Thôi anh khai thiệt đi! Chiêu Thơ lật đật lên tiếng: -Ta khai thiêt là ta muốn cho mi xem "mắt" ông anh ta đó. Xin nhấn mạnh là anh em họ của cậu hai. Mi đừng suy diển tầm bậy nghe! Yên Sa chất vấn: -Sao mi không khai cho ta biết là mi ở nhà của anh họ. Anh họ của mi là Hà... Chiêu Thơ cắt ngang: -Khỏi khai báo gì cả, ta muốn tạo sự bất ngờ. Bất ngờ mới thú vi... -Thú vị gì? -Không phải sao? Ông trời còn tính trước ta nữa đó. -Ông trời tính gì? -Ông trời đã xếp đặt cho hai người gặp nhau từ kiếp nào rồi. Giờ khỏi xem mắt... -Lúc trước ta đã xem mắt xem mặt anh Hà Chương mổi ngày rồi. Chiêu Thơ nháy mắt: -Giờ mới tự khai hén! Hà Chương thêm vào: -Làm gì cô được xem mặt xem mắt tôi, xem bài vở thì có!Yên Sa liến thoáng: -Lúc trước xem bài vở vậy bây giờ xem được không? Vừ nó Yê Sa vừ nhì lom lom vào mặ Hà Chương. Anh phì cười: -Nếu biết được cô xem tôi sẽ vẽ mặt rồi. Yên Sa ngăn lại: -Vẻ chỉ Khỏi! Mặt anh thế này đẹp rồi. -Vẻ để nhát cộ Chiêu Thơ cười dòn: -Anh định vẻ ông kẹ nhát Yên Sa hả. Nó không sợ đâu. Hà Chương hỏi Yên Sa: -Không sợ Ông kẹ chắc Yên Sợ diêm vương? Yên Sa tinh nghịch: -Em có gặp ông diêm vưong đâu đâu mà sợ? -Ông ấy bắt em về chầu là gặp liền hà. Chiêu Thơ cự Hà Chương: -Anh kì ghê, khi không bảo bạn em gặp ông diêm vưong. Yên Sa thì hờn dổi: -Anh mong cho ông diêm vương bắt em lắm phải không? Hà Chương vẩn đùa: -Chừg nào em mắ nợ Ông ấy không trả thì bị Ổng mời làm việc đấy! Yên Sa trả đủa ngay: -Người thiế'u nợ Ông Diêm vương là anh đấy! -Anh sẻ trả Ông đầy đủ khỏi lo. Chiêu Thơ đưa mắt nhìn Hà Chương và Yên Sa, chép miệng: -Hai người lạ ghê! Chuyện trần gian hông chịu nói lại đi nói chuyện âm phủ. Hà Chương trả lời Chiêu Thơ. -Em thích nói chuyện trần gian thì nói đi. Chiêu Thơ bắt bẻ Hà Chương: -Anh biết Yên Sa sao không khai báo với em. -Trời đất! Sao phải khai báo với em! -Vì Yên Sa là bạn học cùng lớp với em. -Anh đâu biết Yên Sa học chung với em. -Bây giờ biết rồi đó. -Vậy xin chúc mừng. Hà Chương đáp rồi quay sang Yên Sa: -Anh không ngờ em học luật đó Yên Sa. Yên Sa vặn lại: -Anh tưởng em không có khả năng à? Hà Chương phì cười: -Có chứ! Vì em hay cải lắm mà. Yên Sa hừ nhẹ Hà Chương nói tiếp. -Không ngờ hai cô là bạn thân với nhau. Hai cô luật sư tương lai hảy cải cho người khác chứ đừng cải nhau nhé! Chiêu Thơ phồng má lên: -Làm gì hai đứa em cải nhau chứ? Yên Sa đế vô: -Cải với anh thì có! -Anh hiền lành thế này mà cứ đòi cải với anh. Yên Sa hừ mủi: -Anh mà hiền? -Không phải sao? Em hỏi Chiêu Thơ xem! -Tất nhiên nhỏ Chiêu thơ sẽ bênh anh rồi anh em cùng ở một nhà mà. Chiêu thơ phân trần: -Ta chỉ bênh điều đúng thôi nghe! Anh Hà chương có sai táâi cũng không bênh đâu. -Ủa người nhà cũng không bênh sao? -Không! Luật sư phải công bằng, công lý. Hà Chương mỉm cười: -Anh mà là Ban Giám Hiệu Trường Đại học Luật, anh sẽ cho Chiêu Thơ ra trường đi làm ngay. Chiêu Thơ xua tay: -Thôi anh, em mới có một năm hà, chưa đủ kiến thức. Yên Sa góp thêm: -Anh tính cho Chiêu thơ nhảy rào hả? Chưa gì đã thấy anh phạm luật. Mà phạm luật thì phải xữ. Hà Chương kêu lên: -Sao dối xữ? Các cô là luật sư phải bào chữa cho người có tội chứ. Chiêu Thơ lên tiếng: -Anh không học luật nên không biết gì cả. Luật sư bào chửa cho người vô tội chứ không bào chữa cho kẻ có tội. Hà Chương làm bộ: -Vậy mà anh cứ tưởng... -Tưởng như anh thì không có ổn đâu nghe! -Thì anh tưởng lại. -Chiêu Thơ ngăn: -Thôi đừng tưởng tượng! Hảy thực tế đi anh! -Rồi thực tế! Chiêu Thơ cười khoe hai hàm răng đều đặn hạt bắp: -Bây giờ anh tiếp dùm bạn em. Em đi lấy nước uống. Nảy giờ cải nhau với anh khô cổ rồi! - Đừng đổ thừa nghe! Cái tội của em chậm mang nước là thiếu sót với bạn bè đấy! Chiêu Thơ cười hăm he: -Em thiếu sót không sao, anh thiếu sót với Yên Sa coi chừng đấy! Hà Chương nháy mắt với Chiêu Thơ: -Lại đối xữ phạt anh nữa chứ gì? -Xữ phạt gì thì cứ hỏi Yên Sa! Nói rồi Chiêu Thơ vào trong. Còn lại hai người, Yên Sa bắt đầu trắch cứ Hà Chưong: -Anh tệ ghê! Từ ngày em đậu tốt nghiệp đến nay, anh chẳng ghé chơi. -Anh bận! -Hà Chương trả lời thật gọn. Thật ra sau bữa tiệc đó anh không còn kèm Yên Sa nữa nên không đến nhà cộ Yên Sa thi đậu, Hà Chưong cũng xong nhiệm vụ. Anh còn phải lo báo công việc của mình. Yên Sa vẩn phàn nàn: -Bận gì cũng còn chút thời gian cho anh chứ. Tại anh không muốn đến. Hay đã quên nhà em rồi. Hà Chương đính chính: -Nhà em rất quen thuộc anh quên sao được? -Em mà biết nhà anh thì em đến rồi. -Bây giờ em đã biết. Yên Sa cười cười: -Khỏi nói em cũng đến Nhưng đế gặp Chiêu Thơ chứ không phải gặp anh đâu nhé! -Em là bân Chiêu Thơ gặp cô ấy thì phải, chứ gặp anh làm gì? Yên Sa lại hỏi: -Bây giờ anh làm gì? -Thất ngiệp. Còn đang chờ việc làm. -Anh có dạy kèm không? -Cũng dạy lai rai chứ ở nhà buồn chết. -Học trò mới thế nào? -Cũng như Yên Sa vậy. Yên Sa hất đầu lên: -Anh đừng có nhạo em nghe! Hà Chương cười hê hế: -Anh đâu dám nhạo em. Cô học trò đã từng làm anh điêu đứng bởi cái tội lưòi. -Lúc nào anh cũng cho là em lười. Xí, lười mà người ta đậu Đại học à? -Thì hết lười tới siêng! -Khỏi mượn anh khen. Hà Chương vờ than: -Khổ quá! Khen thì không cần, mà chê lại khong chịu. Sao em khó quá vậy? Yên Sa xác nhận: - Đó là bản tính của phụ nữ mà! -Nên dể chịu đi em! Khó quá người ta... Ớn! -Ớn cho ớn luôn! -Hà Chương châm chọc! Người ta ớn thì em coi chừng đấy! Em chẳng việc gì phải coi chừng!