Hèn lâu, bác mới nhận được thơ của cháu gởi xuống thăm bác.
Dưới này, xóm riềng đều được vạn sự bằng an. Trong thơ, cháu hỏi về sự tiêu khiển của người mình hồi mới khai thác đất hoang, năm sáu chục năm về trước. Cháu nói hồi đó dân mình ưa hát dối, hát huê tình. Không phải vậy đâu! Hát đối cần có sông rạch thông thương để bên trai bên gái tự do bơi xuồng song song nhau mà hát. Đằng này. “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” có ai dám bơi xuồng ban đêm bao giờ! Việc hát đối cần có tít nhiều tiền bạc để làm tiệc tùng thết đãi tất cả những ai có mặt cho vui với nhau. Đằng này dân mình hồi đó còn nghèo lắm, ruộng chưa hết phèn, đình chưa cất, hương chức làng chưa có.
Bởi vậy chỉ có hát bội là cách giải trí độc nhứt của người đi khai phá đất mới.
ai hát bây giờ? Lẽ tất nhiên không phải mấy người trong xóm. Họ không biết chữ nho, Tiền Đường Hậu Tống gì hết.
Phải mời gánh hát bội từ xa lại hát chơi một đôi tháng. Nói đứng hơn, ông bầu gánh đích thân tới xóm mình. Năm đó nhớ kỹ lại... bách chừng mười bảy tuổi, xóm Khoên Tà Tưng mới có hai mươi căn chòi lá.
ông bầu gánh tới bàn với mấy ông kỳ lão:
Bà con tôi muốn lại đây hát giúp vui.
Hát bội mà ai không ham, ngặt ông bầu nọ buộc nhiều điều gắt gao quá. Như là phải nuôi cơm toàn ban nam nữ. Như là phải cất rạp sẵn cho mấy ổng hát.
Nghe qua, mấy ông kỳ lão lắc đầu vì đào kép toàn ban hát họ đông gần bằng dân số xóm này... Hơn nữa rạp cất giữa vùng cọp beo, nghĩ cũng khó bảo toàn tánh mạng cho người hát và người đi coi hát. Ông bầu đành năn nỉ:
Bà con thương dùm, anh em tôi cực chẳng đã mới chạy xuống miệt này! Không lẽ bà con bắt nộp cho Tây chớ anh em tôi ở miệt Vũng Liêm vô hội “Kèo Xanh” rồi bị đổ bể.
Động lòng trắc ẩn, mấy ông kỳ lão đồng ý. Rồi thì mõ đánh chuyền rao cho đầu trên xóm dưới hay rằng:
“Nay mai có hát bội tới, trước mua vui sau làm nghĩa, mỗi nhà nên tùy hỷ góp vài vùa gạo để nuôi họ. Đồng thời, tất cả thanh niên trai tráng phải vô rừng đốn tràm, vạt nhọn dưới gốc sẵn”.
Hỏi:
- Hát ban ngày hay ban đêm?
ông kỳ lão nói:
- Hát ban đêm mới vui chớ, ban ngày để làm công việc đồng áng.
Có người cật vấn về vụ cọp ăn thịt người, ông kỳ lão nói:
- Bà con đừng lọ Cứ đốn tràm về đây, nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Phen này, mình mới cọp và sấu tới coi hát với mình cho vui luôn thể.
Tràm đốn về chất đống. Ông kỳ lão đích thân đốc suất việc xây rạp. Cơ mưu của ông như vầy: cất một cái nhà sàn ở giữa sông, theo kiểu ba căn hai chài. Ba căn giữa dùng làm sân khấu, hai chài dành cho đào kép ăn ở, nấu cơm. Như vậy, nhứt cữ lưỡng tiện chớ chòi trong xóm nhỏ quá, đâu đủ chỗ cho họ Ở đậu.
Hỏi:
- Dân tụi tôi đứng đâu mà coi hát?
ông kỳ lão nói:
- Bà con dốt quá! Chung quanh sân khấu nọ, mình xốc cứ làm vòng thành, gốc cừ này khít gốc kia chừng một gang taỵ Ai muốn coi cứ việc bơi xuồng vô vòng rào nọ. Xong xuôi đóng cửa lại. Cọp phải bơ vơ ngồi trên bờ rạch. Sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng. Trong này, mình ngồi trên xuồng mà coi sáng đêm ăn thuạ Tuồng Tàu dài lắm.
Xóm Khoen Tà Tưng rộn rịp còn hơn Tết, suốt ba bốn ngày liên tiếp họ dựng rạp, xốc nọc dưới sông. Mấy anh chị đào kép mới tới vô cùng mừng rỡ, họ cỡi áo ra tiếp tay.
Nhà cất xong. Bây giờ tới lượt lợp lá, lót sàn. Lá dừa mọc sẵn dựa mé. Tràm nhỏ cây, ở đâu mà chẳng có, cứ đốn về lót thế cho ván. Đêm hát ra mắt, vui quá đỗi là vui! Đào kép thì áo mão xanh đỏ, đầu giắt lông trĩ, ngặt hai bàn chân thiếu hia, thiếu hài. Trống đánh thùng thùng. Kèn thổi tò ti te.
Hai bên ra. chong bốn ngọn đuốc sáng rực.
Họ hát tuồng Phong Thần, lớp lập Bá Lạc Đài. Tuồng nhắc lại khi Tử Nha còn hàn vi nhờ người bạn là Tống Dị hơn cưới vợ chọ Vợ tên là Mã Cợ rủi thay, cô vợ này có tật thô lỗ, xúi giục chồng đi ra chợ kiếm tiền cho cô ta xài phí. Tử Nha ra chợ làm thầy bói, gặp con Tỳ Bà tinh là chị em của Đắc Kỷ, Tử Nha biết đúng chơn tướng con yêu nọ, nên xin phép Tỷ Cang thiêu sống nó. Tỳ Bà tinh hoàn nguyên hình cây đờn tỳ bà bằng đá.
Giáo đầu là lời chúc mừng nhà vuạ Sau đó, Dị Nhơn múa mà rằng:
Sông Hà Lạc, qui trình tám quẻ,
Cửa Võ Môn, cá nhảy ba từng.
Trẻ ngậm cơm ngả ngớn đền Xuân,
Già vỗ bụng chình chòng coĩ Thọ,
Miêng Trì là quê ngụ,
Dị Nhơn thiệt tên già!
Tử Nha bèn bước ra, xưng danh, than thở rằng mình chưa gặp vận. Dè đâu bà vợ là Mã Cơ xắn xả chạy lại mắng Tử Nha:
Bớ ông Tử Nha này:
Tôi, cầm khỉ không tướng khỉ múa,
Còn chăn voi chẳng biết voi lung,
Hay mần răng! Này tôi nói cho:
Bảo đừng về tiên ngộ tiên khùng
Khá kiếm chỗ ở thuê ở mướn,
Để trả tiền đường, tiền đậu cho mụ đây... à!
Tức quá Tử Nha ra chợ ngồi làm thầy bói. Tỳ Bà tinh bèn tới thử tài. Biết chân tướng yêu tinh của mình không qua được cặp mắt thần của Tử Nha, Tỳ Bà tinh bèn tri hô lên vu cáo rằng Tử Nha toan hiếp dâm nó. Ông trùm xóm hạ lịnh cho dân chúng rượt bắt Tử Nha:
Tốc bôn trì, tốc bôn trì!
Lai ứng tiếp, lai ứng tiếp!
Lão già nào hãm hiếp, hãm hiếp!
Bắt gái trẻ hoang dâm, hoang dâm!
Quyết sanh cầm, quyết sanh cầm!
Nan dung thứ, nan dung thứ!
Tuồng này nghĩ thiệt lạ, thiệt haỵ Nhiều người ba bốn chục tuổi mới được xem hát bội lần này là lần thứ nhứt. Họ thức sáng đêm ngồi dưới xuồng, khi mệt mỏi thì nằm xuống. Rồi lại ngồi dậy. Hai ba đêm đầu, cọp sấu không dám lại vì tiếng trống, phèng la, đuốc lửa.
Việc gì cũng vậy, riết rồi sanh chán. Xưa kia, ông Từ Thức cưới vợ tiên ở Bồng Lai mà còn đồi trở về dương thế, hà huống chi xem đoàn hát Bầu Tèo này biểu diễn.
Mấy đứa con nít xem một chập, ngồi ngủ gục. Chừng trống đánh giựt mình, tụi nó dụi mắt, cằn nhằn: “cái gì mà tốc bôn trì, tốc bôn trì hoài! Cà tháng rồi không có gì mới. Cứ con yêu Tỳ Bà tinh chưn cẳng có ghe ngứa... ” Tụi nó xúm nhau bơi xuống về. Hỡi ôi! Hai ba ông cọp chạy dài theo bờ rặch! Thôi thì đành trở vô vòng hàng rào nọ mà chờ đợi tới sáng.
Cũng chuyến nọ, con Tỳ Bà tinh đang hát bỗng nhiên mặt mày xanh lét, tay run run chỉ xuống sông rồi chạy trở vào buồng. Rõ ràng là Tỳ Bà tinh thấy hai con sấu đang ngóng mỏ vô hàng rào. Ông kỳ lão ra lịnh giông phèng lạ Sấu lặn mất.
Lần lần, dân chúng thỏn mỏn về số gạo đóng góp nuôi đào kép. Ba chục ngày là ba chục vùa gạo! ông bầu tìm cách sáng chế tuồng mới nhưng quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu đào kép, bấy nhiêu áo mão. May thay, lúc đ1o dân xóm Khoen Tà Tưng có sáng kiến qua xóm Tà Lốc mời mấy người Miên bên đó đến xem hát trước mua vui, sau nữa là chia sớt gánh nặng lúa gạo. Người Miên rất đỗi hoan hỷ. Họ giúp sân khấu nọ vài điệu múa “rầm” lúc sửa soạn vô tuồng. Gần vãn hát, họ đưa lên một anh hề Mien giễu bằng tiếng Việt Nam. Chuyện giễu của họ như vầy: anh nọ Ở bên này sông có cô tình nhân ở bên kia sông. Không biết cách nào qua được, anh dậm chân:
- Cô Hai ơi! Sông sâu sào vắn đâm không tới! Muốn qua thăm bậu ngặt không có chiếc “re”!
Lúc đầu nghe giễu như vậy ai nấy cười như nắc nẻ, lần hồi sanh nhàm. Vì vậy, gánh hát bội phải từ từ rút lui qua xóm gần đó, cách chừng ba chục cậy số.
Trời bắt đầu sa mưa. Gánh hát ra đi, nghĩ cũng hợp thời cho dân xóm này nhưng bất lợi đối với họ. Họ rã gánh lần lần, lưu lại khắp trong vùng hoang vu này nhiều chuyện hay haỵ Dân xóm Khoen Tà Tưng bị ảnh hưởng của họ đậm quá! Mấy đứa con nít chăn trâu nhái lại giọng hát bội, thét lên inh ỏi ngoài đồng:
- Muôn tâu bệ hạ! Muôn yên nhà lợi nước, nên trồng đước với đà. Mai sau có hư cửa hại nhà, đốn nó làm kèo làm cội...
- Muôn tâu bệ hạ! muốn yên nhà lợi nước, nên trồng đước với su, bắt khỉ đột cầm tù, ắt yên nhà lợi nước...
Có một anh hề trong hánh hát trốn ở lại. Người đó sau này là ông Biện H. Ông biết chút ít chữa nhọ Nhờ ổng mà xóm này có viết liễn. Nghe đâu chú của ổng hồi trước phò ông Phan Thanh Giản thủ thành Vĩnh Long. Ổng Phải giả danh kép hát chạy xuống miệt này. Trước khi làm biện ở đình, ổng nổi danh một thời nhờ tài hát huê tình. Ổng nói: phải nhái theo lời văn của hát bội, thí dụ như: “Cả tiếng kêu... ! Ờ này em Hai ơi! Sách có chữ Thiện ác đáo đầu... ” Thì câu hát mới vui, có tinh thần.
ý kiến đó được anh chị em hát huê tình khen là phải.
Câu chuyện hát bội hồi xưa tới đây cũng khá dài rồi. Nhưng chưa hết, vì còn mấy ông cọp nọ. Có lẽ mấy ổng mê hát bội hơn loài người. Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngả nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường tới lui ngồi cà rũ dựa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhứt là đêm có trăng, mấy ổng le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau này mấy tiếng “coi hát cọp” là do sự tích của mấy ổng hồi xưa, không chừng!