Tập 1

Tại quán bánh xèo, Hữu Thông ăn mặc sang trọng, mặt thì vênh lên:

– Chủ quán đâu?

Anh lớn giọng gọi. Ngồi vào bàn ăn rồi mà anh vẫn còn đeo cặp kính đen xì.

Mọi người xung quanh, ai cũng hướng tia mắt về phía anh. Anh cau có:

– Bánh xèo ở đây bán hay là để ăn vậy kìa?

Anh nói bằng tiếng nước ngoài nên chẳng ai hiểu cả. Họ cứ xì xào rồi lại ồn ào. Hữu Thông kéo mạnh chiếc ghế dựa lại gần mình, duỗi thẳng chân gác chéo “hai cây tre” dài ơi là dài của mình rồi nhịp nhịp theo điệu nhạc trong I-pod trên tai anh.

– Xin lỗi! Anh dùng gì ạ?

Thanh Trúc đến gần, nhanh miệng hỏi anh.

Anh không nghe cô nói gì cả, cứ nhìn cô chăm chú. Anh tháo tai phone ra.

Đúng lúc đó, cô bật “loa phát thanh” thật to, lặp lại câu hỏi lúc nãy. Anh lấy tay che kín tai lại:

– Cô có cần gào thét dữ vậy không hả?

Cô gật đầu:

– Cần chứ!

– Vậy hả?

Anh tiếp tục và cố gắng phát âm tiếng Việt:

– Tôi ... muốn ... ăn ... bánh xèo.

Cô cộc lốc:

– Có ngay.

Một lát sau, bánh xèo được mang ra. Nhìn bánh vàng tươi thơm lừng, Hữu Thông thích thú:

– Ngon tuyệt!

Anh ăn ngon miệng không thể tả, ăn rất sành sỏi. Anh đề nghị:

– Cho tôi thêm hai cái bánh xèo nữa.

Chờ hơi lâu, anh hối thúc:

– Nhanh giùm đi!

Thanh Trúc lầm bầm:

– Người gì đâu ăn như “khủng long”, hèn chi hôm nay mình bị khủng bố!

Cũng may là giờ này đã vắng khách nên cô mới kịp chiên bánh phục vụ cho anh.

– Ăn gì mà cả chục cái bánh xèo vậy trời!

Hữu Thông ăn hoài không biết ngán. Thanh Trúc nhìn đồng hồ:

– Đã đến giờ đóng cửa quán rồi.

Anh gọi thêm:

– Năm cái bánh xèo tiếp theo đi, chủ quán.

Cô nhỏ nhẹ:

– Xin lỗi, quán tôi chuẩn bị đóng cửa.

– Nhưng tôi còn muốn ăn nữa mà.

– Vậy thì phiền anh đi quán khác ăn giùm nha.

Anh chau mày:

– Bà chủ này lạ thật!

– Có gì mà lạ chứ. Tính tiền giùm tôi luôn nha.

Anh hỏi:

– Bao nhiêu?

– Một trăm ngàn đồng.

Anh dứng dậy, cho tay vào túi quần, hốt hoảng:

– Ví tiền của mình đâu mất rồi?

Anh tìm khắp người vẫn không thấy đâu cả. Anh cười mà miệng méo xẹo.

Cô nhanh miệng:

– Anh đừng có bảo mất ví hay là quên mang theo tiền nha.

Anh ngạc nhiên:

– Sao cô biết tôi bị mất ví hay vậy?

Cô cong môi:

– Chiêu này cũ lắm rồi. Anh ra chiêu khác đi nha.

– Thật mà.

– Định diễn kịch hả? Không có dễ đâu nha ông anh.

Bà Mai Phượng vừa về đến quán ăn, vô tình nghe được chuyện, bà thở dài.

– Con bé này, con gái lớn rồi mà cứ như con nít vậy đó.

Bà liền chen vào cuộc gây nhau giữa Hữu Thông và Thanh Trúc. Bà chau mày:

– Sao con lại lớn tiếng với khách nước ngoài như thế vậy Trúc?

Cô cong môi:

– Đâu phải Việt kiều về nước là được ăn miễn phí đâu dì.

Cô quay sang lườm anh:

– Anh có ý định ăn không trả tiền nên mới ăn nhiều như thế, phải không?

Bà chủ quán vui vẻ:

– Không sao đâu. Cậu cứ về, lần sau nhớ đến ủng hộ và gởi lại tiền sau cũng được.

– Như thế đâu có được, thưa dì.

– Con mà coi quán của dì một tuần chắc là quán này mất khách hết quá.

Hữu Thông hí hửng nhìn cô nhăn nhó. Anh làm cho cô tức điên lên khi còn “đổ thêm dầu vào lửa”:

– Tưởng đâu là bà chủ, ai ngờ là tỳ nữ.

Cô khó chịu, lớn giọng:

– Anh kia, đứng lại!

Anh rời khỏi đó thật nhanh. Quay đầu lại lêu lêu cô nữa chứ. Cô gầm gừ trong cổ họng:

– Được lắm. Cái tên công công đáng ghét kia.

Cô nhìn theo anh mà tức ứa gan:

– Hãy đợi đấy!

Bà Mai Phượng lớn tiếng:

– Mau vào phụ dì dọn dẹp rồi về nè.

– Dạ, con vào ngay ạ!

Vừa làmviệc, cô vừa nghĩ đến cơn giận lúc nãy. Cô bực bội:

– Người gì đâu khó ưa chưa từng thấy.

Trên đường, xe cộ qua lại tấp nập, trong túi thì không có tiền nên Hữu Thông không dám vào khách sạn để ngủ. Anh lầm bầm:

– Không lẽ mình phải ra công viên ngủ sao?

Số tiền ít ỏi còn lại của anh đã bị mất hết rồi. Anh trông mong trời tối thật nhanh để ba anh chuyển tiền vào tài khoản cho anh.

– Ba mình keo kiệt thật! Một ngày chỉ cho mình xài năm triệu à.

Anh kéo valy, lững thững đi một mình trên vỉa hè. Mắt nhìn cảnh vật xung quanh, anh chau mày:

– Sao xe cộ ở đây chạy lung tung hết vậy?

Anh vất vả lắm mới qua đường được. Từ đằng xa, một chiếc xe phóng thật nhanh như bay lại gần anh, người lái xe bóp còi inh ỏi.

Anh sợ quá lấy hai tay che kín cả đầu mình lại, chuẩn bị sẵn tinh thần gặp sự cố:

– Á!

Chiếc xe đó lả lướt tránh anh thật điệu nghệ. Anh thở phào nhẹ nhõm:

– May quá!

Anh lắc đầu:

– Người ta chạy xe như thế mà không bị cảnh sát bắt giữ sao?

Mọi người xung quanh cứ thản nhiên với tiếng rú ga, hò hét của lũ thanh niên chạy xe lả lướt, bay vèo vèo trên đường.

– Suýt tí nữa mình không được thấy mặt trời rồi.

Anh nhớ lại lúc mới xuống sân bay, anh bị lạc đường, rồi còn bị Honda ôm gạt nữa chứ.

Anh than vãn:

– Số mình bị sao chổi dòm ngó chắc luôn nè.

Anh ngồi trên băng đá ở công viên, hai tay chống cằm:

– Phải chi lúc nãy mình đừng có rút hết tiền trong tài khoản xài thì đâu bị thê thảm thế này.

Anh nhìn lên trời, đám mây xanh, mây trắng đang bay lơ lửng như đang trêu ghẹo anh.

– Tụi bây sướng thật, được ở tít trên cao. Còn tao thấp lè tè dưới đây bị người khác bắt nạt.

Hữu Thông nói chuyện điện thoại với ba mình, anh nài nỉ:

– Ba ơi! Con hết tiền xài rồi, ba gửi tiền cho con đi.

Ông Hữu Tài dễ dãi:

– Được rồi. Ba sẽ gọi điện thoại cho người gửi tiền qua tài khoản của con.

Anh mừng rỡ:

– Cám ơn ba. Nhớ gửi nhiều nha ba yêu dấu của con.

– Ba biết rồi.

– Con nhớ ba quá chừng.

– Vậy sao?

– Dạ!

– Thôi, con đừng có gạt ba. Con mà biết nhớ ai chứ?

– Thật mà.

– Thôi, ba bận rồi. Con nhớ xài tiền ít ít nha.

– Tiền nhiều thì phải xài nhiều cho hết bớt chứ ba.

– Con hay quá hén. Ăn mà không làm thì tiền cao như núi cũng hết đó con.

Anh tỉnh queo:

– Có ba làm rồi đó.

– Còn con sao không chịu lo làm?

Anh hóm hỉnh:

– Con mà làm nữa thì tiền để đâu cho hết hả ba?

– Ba sợ con luôn.

Hữu Thông tươi tỉnh hẳn lên. Anh gọi taxi đưa mình đến khách sạn Kiều Vy.

Anh chợt nhớ:

– Mình phải đi rút tiền trước đã.

Anh bảo:

– Chú taxi ơi! Cho cháu dừng lại ở đây!

Anh bước xuống taxi và đề nghị:

– Chú chờ con chút xíu nha.

Đúng lúc đó, Thanh Trúc cũng có mặt ở đó, mắt cô nhìn anh chăm chú:

– Thì ra là cái gã công công đó. Trái đất này đúng là tròn thật mà.

Thanh Trúc tiến đến gần. Anh cũng nhận ra cô nhanh chóng và cười thật điển trai:

– Chào cô tỳ nữ!

Cô cũng đâu chịu thua, giọng ngọt ngào mà mắt thì nhìn nẹt lửa:

– Chào công công!

Anh giật mình:

– Cô vừa gọi tôi là gì chứ?

– Anh nghe không rõ à? Để tôi lặp lại nha.

Anh khoát tay:

– Không cần! Tôi nghe rồi!

– Thế sao còn hỏi, hả công công?

Anh đứng thẳng người, chỉnh lại cổ áo, ngẩng cao đầu:

– Tôi đẹp trai, phong độ thế này mà là công công sao?

– Nhìn vậy chứ không phải vậy đâu.

– Cô tỳ nữ kia, sao không lo hầu hạ bà chủ của mình, đi ra đây làm gì?

– Rút tiền chứ làm gì?

– Thế hả?

– Ừ. Anh trả tiền bánh xèo đây.

– Cứ từ từ. Tôi rút tiền xong sẽ trả gấp mười lần luôn.

– Vậy à?

Thấy cô có vẻ như không tin vào lời vừa nói của mình, anh lớn giọng:

– Bao nhiêu đó thì chẳng là gì cả. Tôi còn có thể mua cả cái quán của bà chủ cô nữa kìa.

Cô bật cười:

– Thấy mới tin. Bây giờ tôi chỉ biết trong người anh chẳng có đủ một trăm ngàn để trả tiền bánh xèo thôi à.

Anh nhanh chân vào rút tiền, nhưng tiền chưa được gửi vào tài khoản của anh. Anh nhíu mày:

– Sao kỳ vậy?

Bên ngoài, Thanh Trúc hối thúc:

– Nhanh lên đi, rồi trả tiền cho tôi.

– Chờ chút xíu!

Một lần nữa, anh bị ê mặt. Anh bí xị:

– Tôi chưa rút được tiền.

Cô trêu:

– Chẳng phải anh là đại gia sao?

– Đúng rồi, nhưng mà ...

Cô ngắt lời anh:

– Thôi đủ rồi. Lần sau có muốn ăn miễn phí thì làm ơn đừng có đến quán của tôi ăn nha.

Cô làm cho anh khó chịu không thể tả. Đại gia như anh mà lại bị người khác xem thường như thế sao?

– Hê! Coi như tôi trả cả vốn lẫn lãi luôn.

Anh tháo chiếc đồng hồ xịn của mình đưa cho cô. Cô trề môi:

– Cái đồng hồ này đáng giá bao nhiêu chứ?

Anh mắng:

– Cô đúng là không biết giá trị của nó gì hết. Hàng hiệu đó.

– Có tiền mua hàng hiệu mà không có đủ một trăm ngàn trả tiền bánh xèo sao?

Anh bực bội:

– Có lấy hay không thì bảo?

Cô cộc lốc:

– Không!

– Thế thì làm ơn đừng có càm ràm nữa nha. Nhức đầu lắm!

Người tài xế nhấn còi liên tục, anh ra hiệu:

– Chú chờ con chút xíu.

Thanh Trúc lớn giọng:

– Chú đi tìm khách khác nha. Anh ta nhìn sang trọng vậy chứ không có tiền trả taxi cho chú đâu.

Anh nhăn mặt:

– Sao cô biết tôi không có tiền trả taxi chứ?

– Có thì mau lấy ra cho tôi và chú ấy xem đi.

– Tôi ...

Cô nhanh miệng:

– Không có chứ gì?

Chú lái taxi cho xe vọt đi, ông ta lầm bầm:

– Bữa nay sao xui xẻo quá vậy nè?

Anh tức quá, đập mạnh vào chỗ rút tiền của ngân hàng. Cô bông đùa:

– Ráng đập mạnh tay vào cho tiền bên trong rớt ra nha.

Nói xong, cô bỏ đi. Anh la í ới:

– Đứng lại, cô tỳ nữ kia!

Cô vẫy tay:

– Tạm biệt công công. Nhớ quay lại trả tiền bánh xèo nha.

– Không cần nhắc đâu.

– Nhắc cho anh bị quê vậy mà.

– Cô ...

Cô tiếp lời anh:

– Tôi là tỳ nữ chứ gì? Anh cũng có hơn gì tôi, tên công công cà chớn kia.

Anh chợt thấy điều gì đó thú vị khi gây nhau với cô. Nhìn cái dáng bé xíu vậy mà giỏi lắm nha, giỏi chọc quê người khác.

Tại khách sạn Kiều Vy, Thanh Trúc đọc to hàng chữ phía trước, cô nghĩ thầm:

– Đúng là địa chỉ này rồi.

Cô tiến thẳng vào trong, đến chỗ của nhân viên lễ tân:

– Chị ơi! Cho em đến phòng hai giao bánh xèo ạ!

Người lễ tân vui vẻ hướng dẫn cô đến phòng hai của khách sạn, cô trầm trồ khen:

– Khách sạn này đẹp và sang trọng quá!

Phòng số hai hiện nhanh ra trước mắt của Thanh Trúc, cô gõ cửa phòng:

– Cốc ... Cốc ...

Nhanh như chớp, cánh cửa phòng được mở ra. Thanh Trúc ngẩn ngơ:

– Lại là anh sao?

Hữu Thông nhún vai:

– Đúng rồi.

Anh tiếp tục:

– Để bánh xèo lên bàn giúp tôi.

Cô nhìn anh chăm chú:

– Có tiền trả không mà gọi điện thoại đặt hàng vậy hả?

Anh leo lên giường, nằm ngả người trên nệm:

– Cô thử nghĩ xem, tôi không có tiền sao dám vào khách sạn ở chứ?

Cô chun mũi:

– Hên xui à.

Cô đặt bánh xèo lên bàn giúp anh và hối thúc:

– Anh trả tiền nhanh đi. Tôi còn phải về nữa. À! Nhớ trả luôn tiền lần trước.

– Tôi không quên đâu.

– Vậy thì mau lấy tiền đưa tôi đi.

Anh giả vờ:

– Tự nhiên tôi chóng mặt quá!

Hai tay cô chống hông:

– Đừng có diễn kịch nữa. Không có tiền thì đừng có mơ ăn bánh xèo nha.

Cô định lấy bánh xèo trở về thì anh gọi lại:

– Khoan đã! Tôi chưa nói hết mà.

– Có gì anh nói đi.

Anh chỉ tay về hướng chiếc bàn bằng gỗ:

– Cô có thấy cái ví của tôi không?

– Thấy. Chi vậy?

– Cô lấy tiền giúp tôi đi. Tôi đứng dậy không nổi.

– Tôi đụng vào lỡ anh la lên là tôi chuẩn bị ăn cắp ví của anh thì sao?

Anh cười phá lên:

– Cô khéo tưởng tượng thật. Không có chuyện đó xảy ra đâu.

Thấy mặt anh có vẻ thành thật lắm, cô nghe theo lời anh, cầm ngay chiếc ví đến đưa cho anh:

– Nè!

– Cô lấy tiền ra giúp tôi đi.

Cô cong môi:

– Tôi chưa từng thấy ai như anh. Lười biếng dễ sợ. Nhìn nè, tôi chỉ lấy đúng số tiền một trăm năm mươi ngàn thôi đó.

Hữu Thông quan sát nét mặt của cô và thích thú:

– Cô chưa bao giờ thấy nhiều tiền như thế phải không? Tôi giàu có lắm đó.

– Kệ anh! Thì ra, anh cố tình kêu tôi lấy tiền giúp, để anh khoe có nhiều tiền đó hả?

Anh nghĩ thầm:

– Sao cô ta biết hay vậy kìa?

Anh lên tiếng:

– Tôi sẽ trả cô một triệu năm mươi ngàn vì lần trước tôi hứa sẽ trả tiền bánh xèo gấp mười lần cho cô. Năm cái bánh xèo này thì tôi trả đúng giá.

– Vậy à? Không cần đâu nha!

Cô lấy đúng số tiền một trăm năm mươi ngàn và ra về. Anh đề nghị:

– Mang cho tôi thêm mười cái bánh xèo nữa. Đưa tiền trước luôn nè.

Cô nhăn nhó:

– Sao lúc nãy anh không nói luôn một lượt hả?

Giọng anh khó ưa:

– Bây giờ cô có phục vụ cho khách không hả?

– Anh đừng có quá đáng nha. Ỷ có tiền là ngon lắm hả?

Hữu Thông cố tình rút hết tiền trong tài khoản của mình để vào trong ví cho Thanh Trúc thấy. Anh khoái chí khi chứng minh cho cô thấy anh là người giàu có. Anh ghét nhất là cái mặt cô lúc chọc quê anh lần trước. Anh hù dọa:

– Cô có tin tôi gọi điện thoại đến quán bánh xèo méc bà chủ không?

Anh cầm điện thoại lên, cô ỉu xìu:

– Được rồi. Chờ chút xíu!

Anh thắng được cô, hả hê lắm. Anh lầm bầm:

– Cô chạy tới chạy lui cho nắng làm cháy da của cô luôn.

Buổi trưa, nắng gay gắt mà Thanh Trúc phải chạy khắp nơi để giao bánh.

Tiệm bánh xèo của cô tuy không lớn lắm, nhưng lại rất đông khách vì bánh ở đây rất ngon, ai ăn qua một lần sẽ không bao giờ quên, muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Vừa chạy xe, Thanh Trúc vừa suy nghĩ:

– Cái tên cà chớn đó cố tình hành hạ mình mà.

Cô độc thoại một mình:

– Đừng có thấy Thanh Trúc này hiền rồi bắt nạt nha. Đừng có hòng!

Trong đầu cô chợt loé lên một sáng kiến. Cô chạy thật nhanh trở về quán ăn, cười hả hê:

– Rồi anh sẽ thấy sự lợi hại của tôi. Ha ha ...

Một lúc sau, chiếc Wave S của cô dừng lại. Cô bước xuống xe, chẳng để ý đến ai và bắt tay vào việc chiên bánh xèo. Bà Mai Phượng bảo:

– Con giao bánh đi, để dì chiên bánh cho.

– Khách hàng này khó tính lắm dì ơi. Ông ta căn dặn đủ thứ. Con sợ dì quên nên tự làm cho chắc.

– Khách của mình là người lớn tuổi phải không, sao con gọi bằng ông?

– Dạ, đúng rồi.

– Người lớn tuổi thường khó tính. Con phải chiên bánh cẩn thận.

– Dạ!

Bà Phượng nghĩ thầm:

– Sao hôm nay con bé lạ quá, chăm chỉ ghê luôn?

Bánh xèo được chiên xong, màu sắc hơi khác bình thường, nên bà Phượng thắc mắc:

– Con bỏ gì thêm vào bột chiên bánh vậy?

– Dạ, con thêm một vài thứ mà ông khách đó căn dặn.

– Con đi giao bánh ở đâu vậy?

– Dạ, cũng ở khách sạn Kiều Vy ạ!

– Con cố gắng tạo ấn tượng tốt với khách.

– Con biết rồi dì ạ!

– Có như thế mình mới có nhiều khách.

– Dạ!

Thanh Trúc lấy rau, nước chấm rồi đi giao bánh thật nhanh, bà Phượng nói với theo:

– Chạy xe cẩn thận nha con.

Thanh Trúc đứng trước phòng số hai, cô nhấn chuông phòng mà không thấy Hữu Thông mở cửa. Cô lầm bầm:

– Cái tên cà chớn này, đi đâu mất tiêu rồi?

Cô nhấn chuông liên tục mà vẫn không có ai. Cô ngồi bệt xuống hành lang:

– Mệt quá chừng. Uổng công nãy giờ mình chiên bánh xèo bột ớt cho anh ta ăn.

Đúng lúc đó, Hữu Thông mở cửa phòng ra, cô đang tựa lưng vào cánh cửa nên ngã người ra phía sau luôn:

– Ui da!

Anh đỡ cô dậy, cô la oai oái:

– Buông tôi ra!

Anh lấy nhanh tay của mình ra khỏi người cô:

– Hung dữ quá trời, bà tỳ nữ ơi!

– Nghe rõ đây, tôi không phải là bà tỳ nữ, rõ chưa?

Giọng anh vang to:

– Nghe kỹ đây, tôi không phải là công công, rõ chưa?

Cô mắng:

– Đồ bắt chước!

– Kệ tôi!

Anh nhìn về phía những cái bánh xèo bị mình giẫm chân lên. Cô la oai oái:

– Sao anh lại giẫm lên chúng vậy hả?

– Tôi đâu có thấy.

Cô nhặt chúng lên, lo lắng:

“Bị như thế sao anh ta ăn được chứ?”.

Anh tiếp tục:

– Cô đang nghĩ gì mà thừ người ra vậy hả?

Anh hóm hỉnh, cố tình trêu cô. Anh lấy chăn quấn người mình kín lại:

– Cô định có ý đồ xấu gì với người đẹp trai như tôi phải không?

Cô trề môi:

– Không bao giờ.

– Hên xui à.

– Anh nhặt bánh xèo lên và ăn đi.

Anh chỉ ngón tay vào mặt mình:

– Tôi ăn sao?

Cô gật đầu xác nhận:

– Chứ ai nữa?

– Tôi thế này mà lại ăn bánh bị giẫm lên sao?

– Bánh ngon lắm! Hơn nữa là anh giẫm lên không sao đâu.

– Bị như vậy ăn gì được chứ?

– Được mà. Để tôi nhặt lên giúp anh.

Anh nghi ngờ:

– Sao tự nhiên tử tế quá vậy, có ý đồ gì phải không?

Cô nhoẻn miệng cười:

– Anh toàn nghĩ xấu cho người tốt không hả?

Anh dịu dàng nhìn cô. Dễ thương quá đi. Đúng là mật ngọt chết ruồi mà.

Cũng may anh chỉ giẫm lên có một cái bánh xèo hà. Còn bốn cái kia thì không sao.

– Cũng được.

– Cô về đi. Tôi sẽ ăn sau.

– Tôi muốn nhìn thấy khách hàng của mình ăn xem có ngon miệng không.

Anh mời:

– Vậy cô cùng ăn với tôi nha?

Cô xua tay lia lịa:

– Không cần đâu.

Anh năn nỉ:

– Thôi mà. Ăn cùng với tôi cho vui.

Anh cuốn sẵn bánh vào rau xà lách và đủ các loại rau khác, chấm vào nước mắm ngon tuyệt:

– Nè! Cô ăn đi!

Cô khổ sở gượng cười:

– Ừ! Từ từ tôi sẽ ăn.

– Cô ăn, tôi mới ăn. Nhìn màu sắc cái bánh này, tôi nghi ngờ lắm.

Cô trố mắt nhìn anh:

– Nghi ngờ gì chứ?

– Nếu không có gì thì tại sao cô lại ép tôi ăn cho bằng được?

Cô nghĩ thầm:

“Anh ta biết được ý đồ của mình sao?”. Rồi cô tự trấn an mình:

“Chắc là không biết đâu. Mình phải làm cho anh ta tin mới được”.

Thanh Trúc cuốn bánh xèo ăn rất ngon lành, Hữu Thông đắc ý:

– Thế nào “gậy ông cũng đập lưng ông” thôi à.

Thanh Trúc gắng gượng ăn hết cuốn bánh xèo đó. Thấy không có vấn đề gì, Hữu Thông an tâm:

– Chắc là không sao.

Anh cùng ăn với cô. Vừa nhai bánh vào miệng thì rất ngon nhưng sau đó anh lại la lên:

– Ối! Cay quá.

– Vậy hả?

– Ừ.

– Sao tôi ăn đâu có cay?

Cô rất nhạy bén, cô lấy bánh ở phần rìa bên ngoài để ăn còn anh thì ăn bánh ở ngay phần giữa nhân nhiều thì ớt bột nhiều:

– Cay quá đi!

Anh hít hà ... luôn. Cô nhanh miệng:

– Đây là ly nước cam khuyến mãi cho khách đặc biệt, anh uống vào sẽ hết cay.

Ly nước mát lạnh sẽ làm dịu ngay cái cay kinh khủng trong miệng anh. Anh nghĩ thế. Nhưng khi hút một ngụm thì anh phun mạnh ra, nước cam văng tung toé:

– Nước cam hay nước muối vậy trời?

Cô thích thú nhưng giả vờ như không biết, không liên quan gì đến cô cả:

– Sao kỳ vậy ta? Ai mà pha chế nước cam như thế?

Anh khẳng định:

– Cô chứ ai?

– Ê! Anh đừng có vu oan cho người tốt nha.

– Ừ. Cô tốt như Lý Thông vậy đó.

Cô bắt bẻ:

– Hình như người tên Thông không phải là tôi, mà là anh đó.

Anh nói chậm rãi:

– Hữu ... Thông là tên của tôi đó. Tôi họ Nguyễn chẳng phải họ Lý.

– Thế à?

Cô ra khỏi cửa, anh nhanh chân chặn ngay cửa:

– Gây sự xong định chuồn hả?

– Tôi đi về đường hoàng chứ có chuồn đâu.

Anh dang rộng hai cánh tay chặn cô lại:

– Giải quyết sao với sự cố cô gây ra cho tôi đây?

– Sự cố gì?

– Bánh xèo cay và nước cam mặn?

– Tại vị giác của anh có vấn đề gì chứ lúc nãy tôi ăn bánh xèo có sao đâu.

– Được. Vậy thì cô hãy ăn hết mấy cái bánh xèo này tôi mới để yên cho cô.

– Anh ...

– Nếu vậy thì tôi sẽ mang nó đến chủ quán của cô. Lúc đó sẽ có phim hay xem.

– Anh đúng là nhiều chuyện mà.

– Chưa đâu! Tôi sẽ gọi báo chí đến để họ biết quán ăn đó làm bánh xèo cay đến mức độ nào.

Cô bắt đầu lo lắng, anh lại tiếp tục:

– Nếu em không nghe lời anh thì hết làm ăn được luôn.

Giọng cô thách thức cố che giấu lo sợ:

– Anh đừng có hù dọa tôi nha!

Anh nhoẻn miệng cười:

– Thật đó.

Cô thản nhiên:

– Tôi biết anh không làm thế đâu.

Anh hóm hỉnh:

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi liều chưa mà cô tự tin quá vậy?

Cô chợt bật cười vì câu nói dí dỏm đó của anh. Anh vội vàng đóng nhanh cửa phòng lại, cô giật mình:

– Anh làm gì vậy?

– Nhốt cô chứ làm gì.

Cô bị nhốt lại, còn anh ở bên ngoài cửa phòng. Anh nói to:

– Có ăn hết bánh xèo hay không?

– Không!

– Vậy thì tôi đi gọi báo chí đến đây lấy tin và chụp ảnh. Vừa có bánh xèo là vật chứng, còn có cô là nhân viên của quán nữa, chắc chắn cô hết đường chối cãi.

Cô lên tiếng:

– Khoan đã!

Anh khoái chí:

– Gì vậy?

Giọng cô ỉu xìu:

– Được rồi, tôi sẽ nghe theo lời anh.

Anh giả vờ:

– Nghe theo tôi là sao?

– Thì tôi sẽ ăn hết mấy cái bánh này.

Anh mở cửa phòng, vỗ mạnh hai lòng bàn tay vào nhau thật kêu:

– Hay lắm! Trong vòng ba mươi phút cô phải ăn hết ba cái bánh xèo cay này.

Hữu Thông ra lệnh cho Thanh Trúc như thế, cô than vãn:

– Chỉ có ba mươi phút thôi sao?

Anh gật đầu:

– Đúng rồi.

Cô cố nuốt bánh vào miệng, cô gầm gừ trong cổ họng:

– Cái tên chết tiệt này chỉ giỏi bắt nạt người hiền lành như mình.

Anh hối thúc:

– Nhanh lên đi, gần hết thời gian rồi đó.

Anh quay phim lại toàn bộ, cô che mặt mình lại:

– Anh lịch sự chút đi. Ai cho phép anh quay phim tôi vậy hả?

– Tôi quay phim bằng điện thoại của tôi chứ có phải của cô đâu.

Ngay lúc đó, điện thoại của cô reo lên. Đầu máy bên kia, bà Mai Phượng hỏi nhanh:

– Sao con chưa về nữa?

– Dạ, dì ơi, con ...

Anh hầm hừ:

– Lo ăn đi! Nếu không, hết giờ ta đổi ý đó!

– Dạ, con về ngay ạ!

Cô định kể cho bà Mai Phượng nghe chuyện mình bị uy hiếp, nhưng có anh ở đó nên không tiện nói. Cô ăn cay quá, môi đỏ quá chừng, má hồng hẳn ra, miệng thì than vãn đầy hối hận:

– Phải chi lúc nãy mình bỏ ít ớt chút xíu thì đâu phải khổ sở thế này.

Anh cười hả hê, trêu:

– Bánh xèo ngon hén?

Cô gật gù:

– Vâng, ngon lắm!

– Lần sau, tôi sẽ ủng hộ bánh xèo của quán cô thường xuyên.

– Cám ơn. Không cần như thế đâu.

– Cần chứ!

Nãy giờ đã lâu nhưng cô vẫn chưa ăn hết được một cái, do bánh xèo quá cay, mà cô thì trước giờ không chịu được mùi ớt, vậy mà bây giờ lại phải ăn bánh xèo có nhiều ớt. Ây da, thật là tội nghiệp quá đi!

Giọng Hữu Thông vang lên:

– Ăn như thế được rồi.

Thấy Thanh Trúc hết chịu nổi nên Hữu Thông tha cho cô. Cô hỏi nhanh:

– Anh sẽ không làm khó gì quán của tôi chứ?

– Không đâu.

Cô mừng rỡ:

– Thế thì hay quá!

Anh cười toe:

– Cô cám ơn tôi một tiếng coi.

Cô cong môi:

– Đừng hòng!

Nói xong, cô bỏ đi thật nhanh, anh ôm bụng cười:

– Vui thật! Định trả đũa anh hả? Không có dễ đâu nhóc.

Anh nằm xuống giường, mắt nhìn lên trần nhà. Hình ảnh cô ăn bánh xèo khổ sở hiện ra trước mắt anh.

– Đáng đời nhóc chưa?

Anh bắt đầu thú vị khi nghênh chiến với cô:

– Đối thủ của mình làm sao bằng mình chứ.

Anh tự tin cho rằng mình hơn cô về phương diện trả đũa người khác. Bỗng có tiếng la thất thanh:

– Á!

Anh giật mình, bật dậy khỏi giường. Còn Thanh Trúc thì che kín mắt mình lại:

– Sao anh lại ăn mặc như thế hả?

Anh thản nhiên:

– Phòng của tôi mà, ăn mặc thế nào là quyền của tôi.

Anh định ngủ một chút nên trên người chỉ có vỏn vẹn một chiếc quần cụt thật ngắn.

– Anh làm ơn lấy chăn che lại giùm tôi, được không?

Anh tỉnh bơ:

– Không!

Cô năn nỉ:

– Làm ơn đi mà.

– Chi vậy?

– Để tôi mở mắt ra chứ chi.

Anh ngạc nhiên:

– Chẳng phải lúc nãy cô đã thấy hết rồi sao? Còn giả bộ che mắt lại nữa.

– Giả bộ khỉ khô! Chưa thấy ai xấu xa như anh.

Anh vô tư:

– Cám ơn! Quá khen.

Cô mắng:

– Đồ cà tưng!

– Cô về rồi nhớ tôi nên quay lại hả?

– Nhớ anh hả? Anh nóng sốt lắm rồi đó.

Cô vẫn cứ che kín hai mắt mình lại mà nói chuyện với anh:

– Không phải thế tại sao cô lại quay về đây?

Cô giải thích:

– Tại tôi bỏ quên chiếc giỏ xách ở đây.

– Giỏ xách nào chứ?

– Chiếc giỏ xách màu hồng đó.

Anh nhìn khắp phòng và đáp:

– Không có chiếc giỏ xách nào hết. Thôi, tôi ngủ đây.

Cô hỏi:

– Anh lấy chăn che kín người anh lại chưa vậy?

– Chưa ...

– Không có chiếc giỏ xách của tôi ở đây thật hả?

– Ừ!

Cô tự dưng quay lưng về phía sau và đi thẳng ra cửa phòng. Anh lắc đầu:

– Bó tay với cô tỳ nữ này luôn.

Ra ngoài, Thanh Trúc đóng mạnh cửa phòng ...

Rầm!

Anh la lên:

– Hư cửa là đền đó nha!

Cô bỏ đi một hơi và suy nghĩ:

– Chiếc giỏ xách không có ở đây, vậy ở đâu ta?

Cô bắt đầu đi tìm khắp nơi. Chỗ nào bữa nay cô đến cô cũng tìm hết, nhưng vẫn không thấy.

– Chết rồi! Mất tiêu quyển nhật ký và cuốn album hình của mình rồi.

Tại Gò Công, Hữu Thông theo đoàn sinh viên tình nguyện đi chiến dịch “Mùa hè xanh”. Anh cầm lưỡi dao thật dài:

– Cái này lợi hại thật, cắt một lần là được rất nhiều cỏ.

Cả nhóm sinh viên đều cười anh. Đây là lần đầu tiên anh đi chặt cỏ và phát hoang bụi rậm. Anh chợt la lên:

– A! Anh nhặt được tiền nè!

Họ là sinh viên nên có thể nghe anh nói chuyện. Họ đàm thoại tiếng Anh với nhau thật lâu. Anh tiếp tục:

– Đây là năm mươi ngàn đồng Việt Nam.

Cả nhóm phá lên cười:

– Thì ra anh nói được tiếng Việt hả?

Anh gật đầu:

– Được, mà chút chút.

Một cậu thanh niên gần đó vỗ vai anh:

– Vậy thì hay quá rồi.

Cái nắng gay gắt của buổi trưa hè làm cho mọi người ai cũng khó chịu. Hữu Thông quen sống ở khí hậu lạnh nên da anh dễ bắt nắng. Mặt anh đỏ ửng cả lên, Tuấn Nam trêu:

– Anh Thông trang điểm hay sao mà má hồng hồng đẹp quá vậy?

Anh cũng pha trò, giọng ẻo lả như con gái:

– Mấy em thấy chị có xinh không nè?

Tiếng cười vang lên xua đi mệt mỏi. Trưởng đoàn bảo:

– Các bạn nghỉ tay đi, về ủy ban thôi.

Cả nhóm mừng quýnh, phấn khởi trở về. Ai cũng đói và mệt cả. Đi ngang tiệm bánh, Hữu Thông ghé vào mua nào là bánh mì sandwich, kẹo mút, mì gói, nước ngọt. Anh mua hết năm mươi ngàn nhặt được và chia cho anh em.

– Hôm nay chúng ta ăn ngon một bữa.

Mỗi ngày cánh sinh viên tình nguyện chỉ được phát có mười ngàn tiền ăn nên ăn uống rất khó khăn. Tuy cuộc sống như thế nhưng ai cũng rất vui vẻ.

Trưởng đoàn đề nghị:

– Mọi người đi tắm rồi vào ăn cơm.

Hữu Thông được tắm trước, anh bảo:

– Các bạn tắm trước đi, anh sẽ tắm sau.

Thế là các sinh viên tình nguyện thi nhau tắm. Ở đây toàn nước mặn nên nước ngọt rất hiếm. Khi đi tắm mà phải xếp hàng y như cứu trợ vậy.

– Ôi! Mát quá!

Hồ nước mưa từ từ cạn dần, cho đến khi Hữu Thông uống trà trò chuyện cùng anh trưởng đoàn thì hốt hoảng:

– Nước cạn hết rồi!

Một hồ nước thật lớn vậy mà phút chốc đã cạn hết. Hữu Thông mặt bí xị:

– Mình phải chịu đựng cảnh này sao?

Trưởng đoàn Huân đề nghị:

– Gần đây có nhà của bà Năm, để tôi dẫn anh đến đó xin tắm nhờ.

Anh trố mắt nhìn:

– Như thế có ổn không?

Giọng anh Huân chắc nịch:

– Ổn chứ.

– Thế à?

Anh vỗ vai Hữu Thông:

– An tâm đi. Người dân ở đây thân thiện và tốt lắm.

Anh Huân dẫn Hữu Thông sang bà Năm. Nhà bà Năm gần đây nên đi một lát là đến ngay. Anh Huân đang đều bước thì dừng lại:

– Đến rồi nè!

Hữu Thông đứng lấp ló bên ngoài không dám vào. Thấy Huân, bà Năm vui vẻ:

– Con mới đến chơi hả Huân?

Anh Huân thân thiện:

– Dạ! Con đến thăm bà Năm nè.

– Vậy thì mau vào nhà chơi đi.

Anh Huân quay sang hối thúc:

– Vào nhanh lên đi anh Thông.

Anh Huân lên tiếng:

– Giới thiệu với bà Năm, đây là bạn của con tên Hữu Thông.

Hữu Thông định bắt tay chào xã giao với bà, nhưng anh sực nhớ lại ở Việt Nam chỉ cần gật đầu chào là được nên thôi.

– Dạ, con chào bà Năm.

Anh cố gắng nói thật chậm để bà Năm có thể nghe được. Bà vui vẻ:

– Bữa nay bà vui lắm!

Huân hỏi:

– Sao lại vui hả bà Năm?

– Vì có khách nước ngoài đến nhà bà Năm.

Huân đùa:

– Vậy thì con đến bà Năm không thấy vui sao?

Bà gật đầu:

– Vui chứ!

– Con không tin đâu. Quê quá! Thôi, con đi về.

– Trời! Con suy nghĩ gì kỳ vậy?

Rồi Huân bật cười:

– Con chỉ đùa cho vui thôi mà.

– Vậy mà làm bà Năm giật mình.

Huân tiếp tục:

– Bà Năm cho con nhờ một chuyện được không ạ?

Bà Năm thắc mắc:

– Chuyện gì vậy con?

Anh nhanh miệng:

– Dạ, con muốn xin cho Hữu Thông tắm ké nhà bà Năm.

– Rất sẵn sàng.

– Bà Năm tốt thật!

– Có gì đâu! Thôi, con dẫn bạn ra phía sau tắm đi.

Huân gật đầu:

– Dạ!

Hữu Thông đi lững thững theo sau Huân, anh hỏi:

– Sao anh rành đường nhà bà Năm quá vậy?

Huân nhoẻn miệng cười:

– Xin tắm ké hoài nên rành lắm!

– Thì ra là vậy.

Huân lí nhí:

– Bà Năm tốt lắm! Đặc biệt có nhiều người muốn làm cháu rể của bà.

Thông khó hiểu:

– Là sao?

Huân nói rõ ra luôn:

– Bà Năm có một cô cháu gái xinh đẹp lắm. Xinh như Mỵ Nương con gái của vua Hùng vậy đó!

– Thế à?

– Ừ! Thôi. Thông tắm đi. Anh ra phía trước nói chuyện với bà Năm.

Hữu Thông đoán:

– Có phải anh là một trong số những người muốn làm cháu rể bà Năm không?

Huân gãi đầu:

– Sao Thông biết?

– Đúng quá rồi phải không?

– Ừ!

Thông cao giọng:

– Ai mà hay quá vậy ta?

Hữu Thông loay hoay, anh tìm mãi vẫn không thấy công tắc bật bóng đèn trong nhà tắm đâu cả.

– Thôi kệ! Tắm nhờ mà.

Anh tắm trong bóng tối, cửa thì cũng không thấy đường để gài lại nên anh chỉ khép hờ lại thôi. Anh cảm thấy thoải mái khi bật vòi sen cho nước chảy.

– Dễ chịu quá.

Anh đang tắm ngon lành thì nghe có tiếng bước chân và sau đó là tiếng la ré lên:

– Trời ơi!

Anh không biết có chuyện gì xảy ra nữa. Anh vội mặc quần áo vào xem bên ngoài xảy ra chuyện gì. Anh vừa bước ra ngoài thì vô tình trượt chân té nhào lên người của một cô gái. Cô ta la to:

– Cái gì thế này?

Anh lồm cồm bò dậy, xin lỗi tới tấp. Nghe ồn ào từ phía sau, bà Năm và Huân chạy nhanh xuống, hỏi ngay:

– Có chuyện gì vậy Trúc?

Bà Năm nhanh tay bật công tắc, đèn nhà tắm sáng lên. Thanh Trúc cau có:

– Lại là tên xấu xa này sao?

Hữu Thông chỉ biết che miệng cười:

– Đúng là oan gia nè.

Cô đấm túi bụi vào anh:

– Tại sao lúc nãy anh lại nằm trên người tôi vậy hả?

Bà Năm giật mình:

– Cậu làm gì cháu ngoại tôi vậy hả?

Anh nhận ra đây là cô cháu ngoại của bà Năm, anh thấy họ chẳng giống nhau tí nào, bà Năm thì dễ thương, hiền hậu quá chừng, còn cô thì ngược lại hoàn toàn. Anh giải thích:

– Dạ thưa bà Năm, con đang tắm, nghe cô ấy la nên bước ra xem thử, không ngờ con trượt chân nên mới té nằm trên người của cô ấy ạ.

Huân lo lắng đến gần Thanh Trúc, quan tâm:

– Em có sao không?

Cô lắc đầu:

– Em không sao!

Bà Năm hỏi:

– Con về lúc nào, sao ngoại không hay vậy?

Cô trả lời:

– Con vừa về đến, định ra phía sau rửa mặt rồi lên nhà trên cho ngoại bất ngờ, nhưng mà ...

Huân chen vào:

– Em làm gì mà đến nỗi té ngã vậy?

Không lẽ lại nói cho mọi người biết là cô lỡ thấy chuyện không nên thấy, định bỏ chạy rồi té sao, nên đành giả vờ:

– Tại đôi dép em mang trơn quá nên té thôi.

– À! Chỉ là sự cố.

Bà Năm thở phào nhẹ nhõm. Huân thắc mắc:

– Bộ tụi em quen nhau hả Trúc?

Thanh Trúc lắc đầu chối:

– Đâu có.

Huân tiếp tục:

– Vậy tại sao lúc nãy em nói chuyện có vẻ như hai người đang ghét nhau lắm thì phải.

Hữu Thông lên tiếng:

– Làm sao quen nhau được chứ. Thông mới vừa xuống Gò Công đây mà.

– Lỡ tụi em gặp ở Mỹ Tho thì sao?

Thanh Trúc lắc đầu:

– Đâu có.

Hữu Thông nhanh miệng, anh biết mình không thể ở đây lâu hơn được nữa, nên quay sang bà Năm.

– Con cám ơn bà, con về đây.

Huân giữ lại:

– Ở lại chơi chút xíu rồi về.

– Như thế phiền hai bà cháu của bà Năm lắm.

Bà Năm cười hiền:

– Có gì đâu mà phiền, cậu.

Thấy anh Huân có vẻ muốn ở lại nên Hữu Thông đành chiều theo ý anh, nhưng không khỏi lo lắng:

– Ở đây tí nữa xảy ra chuyện chắc luôn.

Anh đang thẫn thờ thì mọi người ai cũng cười, chỉ có Thanh Trúc là cười giòn tan và rất to:

– Không biết anh bao nhiêu tuổi mà còn mặc quần áo như thế nữa.

Hữu Thông nhìn lại quần áo trên người mình, anh thấy quê không thể tả.

– Chết rồi! Mình mặc quần áo trái.

Do không có đèn, lại thêm trời tối nên anh mặc như thế cũng đúng thôi. Anh quay trở lại nhà tắm thay ra thật nhanh. Anh lầm bầm:

– Mất phong độ quá đi.

Anh thay quần áo xong vẫn cứ ở trong nhà tắm. Cô hối thúc:

– Làm ơn ra nhanh đi. Tôi phải vào đó rửa mặt đó.

Anh mở cửa phòng tắm, mặt bí xị, còn cô thì tươi rói:

– Lêu lêu ... mặc áo trái.

Chưa bao giờ anh bị như thế cả. Cái cảm giác này khó chịu quá chừng. Anh đi thẳng lên nhà trên thấy Huân và bà Năm đang bàn về vấn đề gì sôi nổi và vui vẻ quá nên anh không muốn cắt ngang cuộc nói chuyện của họ. Anh ra ngoài võng, nằm xuống:

– Khoẻ quá! Giờ này mình mới được nghỉ ngơi.

Anh vừa nằm xuống thì hàng triệu con muỗi bắt đầu tấn công anh. Anh đập lia lịa luôn:

– Sao nhiều quá vầy nè.

Anh bắt đầu đưa võng cho đỡ bị muỗi cắn. Đúng lúc đó, chiếc võng bị đứt dây, anh té một cái oạch:

– Ui da! Đau quá!

Thanh Trúc cười khoái chí:

– Ây da! Ai bảo nặng như khủng long làm gì?

Trên tay cô vẫn còn cầm cái kéo, anh nghi ngờ:

“Không lẽ cô ấy cố tình cắt dây võng cho mình bị té”.

Anh thẳng thắn:

– Có phải là cô trả đũa tôi không vậy?

– Đúng thế thì sao?

– Cô ác thật!

Cô dõng dạc:

– Tại sao lúc nãy anh tắm mà không chịu đóng kín cửa lại hả?

– Tôi thích để như vậy, được không?

– Đồ biến thái. Suýt tí nữa mắt tôi bị mờ luôn rồi.

– Lý do?

Cô đáp nhanh:

– Vì nó đã thấy những gì không nên thấy.

Anh cười toe:

– Thì ra cô nhìn lén tôi tắm, phải không?

– Nhìn lén khỉ khô. Tôi cứ ngỡ không có ai. Tại sao anh tắm mà không bật đèn hả?

– Cô ơi! Tắm nhờ nhà người ta mà làm sao biết chỗ bật công tắc chứ.

– Không biết thì phải hỏi.

Anh bắt đền:

– Cô thấy hết của tôi rồi. Uổng công tôi mặc quần áo mấy chục năm nay. Cô phải chịu trách nhiệm về tôi.

– Tức cười quá! Tội của anh tôi chưa tính sổ nữa đó.

– Tội gì?

– Ngồi yên nghe tôi liệt kê nè.

– Ngồi yên cho mấy con muỗi ở đây giết chết tôi hả? Cô hung dữ quá, hèn chi muỗi nhà cô cũng y như cô.

Cô chống hai tay lên hông:

– Anh dám nói tôi hung dữ hả?

– Ừ! Thì sao?

– Liều thật. Anh hết muốn sống rồi.

– Cô cũng có thua gì tôi.

Buổi sáng, Hữu Thông thức dậy hơi trễ, mọi người đã chuẩn bị ăn sáng thì anh mới làm vệ sinh cá nhân. Anh Huân cảnh báo:

– Nếu Thông không lên thì không còn gì để ăn đâu nha.

Cả nhóm chỉ có được vài gói mì tôm. Chỉ là mì với nước sôi thôi, chẳng có thứ gì khác cả. Thông chau mày:

– Chỉ còn nước mì thôi sao?

Cả nhóm đã ăn hết sạch rồi, bụng anh đói meo, anh thả bộ ra ngoài quán ăn gần ủy ban huyện.

– Cho con một tô hủ tiếu ạ!

Anh chờ thật lâu mới được chủ quán mang hủ tiếu ra. Anh nhìn tô hủ tiếu và ngạc nhiên:

– Sao thịt họ cắt mỏng như lá lúa vầy nè?

Anh ăn một chút là hết ngay một tô, anh gọi thêm tô nữa vẫn thấy chưa no.

Anh nhìn lại ví của mình, lo lắng:

– Gần hết tiền rồi.

Từ khi anh phát hiện ra ba mình đang quen với một cô gái trẻ nào đó. Mà cô gái đó chỉ trạc tuổi anh nên anh giận ông và không xài tiền của ông nữa. Cuộc sống của anh lúc này rất khó ăn. Anh đã ăn tiết kiệm lắm rồi đó.

Mười ngày sau, đoàn thanh niên tình nguyện trở về môi trường học tập của mình. Mọi người ai cũng luyến tiếc chia tay nhau. Anh Huân bí thư đoàn đề nghị:

– Hay là chúng ta tổ chức một buổi tiệc chia tay nho nhỏ đi.

Mọi người ai cũng tán thành ý kiến đó, họ cùng nhau đi đuổi bắt còng gió.

Hữu Thông lần đầu tiên được đi chơi vui như thế. Còng gió ở đây to như cua biển vậy đó.

– A! Bắt được rồi!

Hữu Thông mừng rỡ khi cầm con còng gió trên tay. Mọi người vỗ tay tán thưởng:

– Anh Thông hay thật!

Hữu Thông vênh mặt:

– Cũng thường thôi.

Anh Huân vui vẻ:

– Ồ! Thế à?

Thông đáp:

– Ừ! Thế đó!

Ở đây thịt rất hiếm nhưng tôm, cua, cá thì rất nhiều. Ở Gò Công còn có một đặc sản nữa là bánh giá. Ăn vào một lần là nhớ mãi. Bánh giá tôm,thịt, gan ăn rất ngon. Hữu Thông cùng cả nhóm sinh viên tình nguyện bắt được rất nhiều còng gió và tôm.

– Bữa nay phải làm thật nhiều món ngon mới được.

Người dân xung quanh, ai cũng thương, họ mang qua ủy ban biếu cho nhóm tình nguyện một thùng bia Heineken. Vì họ về đây đã giúp cho huyện Gò Công rất nhiều, làm cỏ đường đi, phát hoang bụi rậm, giúp đỡ những ông già, bà cụ lợp lại mái nhà ... rất nhiều công việc có ý nghĩa. Anh Huân tình nguyện làm đầu bếp, còn Hữu Thông xin làm phụ bếp. Anh bị sai vặt hết việc này đến việc khác. Anh nhận ra một điều:

– Phụ bếp là một nghệ thuật và người phụ bếp là một nghệ sĩ.

Mọi người cười ồ lên. Không khí vui vẻ kéo dài suốt đêm, họ liên hoan, ăn uống, nhảy múa rất là hứng thú. Hữu Thông cảm nhận:

– Chưa bao giờ mình thấy vui như thế.

Lúc trước, khi còn là sinh viên học tại Mỹ, anh có đăng ký đi tình nguyện cùng với sinh viên ở Việt Nam nhưng không được. Đến tận bây giờ mới có cơ hội. Anh mừng lắm.

– Đây là kỷ niệm không bao giờ quên được.

Hữu Thông uống bia rất cừ, ai cũng đã say hết, riêng anh thì tỉnh bơ:

– Trăng hôm nay tròn thật.

Nhìn lên bầu trời, ánh trăng sáng lấp lánh, bên cạnh là rất nhiều những ngôi sao. Anh nghĩ thầm:

– Mẹ ơi. Có phải mẹ đang ở trên đó không?

Anh nhớ mẹ của anh lắm, anh nghĩ vu vơ:

– Chắc là bây giờ mẹ buồn lắm, ba đã có người khác rồi mẹ ơi!

Không phải anh ích kỷ không cho ba anh tìm người khác để yêu thương mà là anh không thể chấp nhận được người thay thế mẹ anh lại là một cô gái rất trẻ, trẻ đến nỗi người ta nhìn vào ngỡ đó là người yêu của anh chứ không phải của ba anh. Anh tự trấn an mẹ mình:

– Mẹ ơi! Con sẽ cố gắng sống thật tốt. Mẹ đừng lo cho con.

Anh nhớ mẹ kinh khủng. Mỗi lần như thế anh chỉ biết nhìn lên bầu trời tìm ngôi sao nào sáng nhất để tâm sự. Nước mắt anh bắt đầu ứa ra, anh cố gắng kềm lại:

– Khóc là yếu đuối. Mình là con trai mà.

Anh biết thế và cố gắng nuốt lệ vào bên trong. Khi gặp chuyện buồn nào đó thì con trai cũng có quyền khóc như con gái mà. Anh không kiềm chế được nữa rồi.

– Mẹ ơi! Con nhớ mẹ quá!

Anh đã khóc, khóc đến nỗi hai mắt đỏ hoe và rồi anh nằm ngủ quên trên băng ghế đá trước ủy ban luôn.

Bà Năm căn dặn:

– Con nhớ phải đem sơ ri này qua biếu cho mấy cậu bên ủy ban nha Trúc.

Thanh Trúc gật đầu:

– Dạ, con nhớ rồi ạ!

Thanh Trúc vừa xách giỏ sơ ri, vừa lầm bầm:

– Qua ủy ban thế nào cũng gặp cái tên cà chớn đó à.

Nhưng sợ bà ngoại la nên cô đành phải đến đó thôi. Cô đến ủy ban, thấy mọi người nằm ngủ lăn ra sàn nhà.

– Ôi trời! Họ đã say đến như vậy sao?

Cô đến chiếc bàn làm việc gần đó, để lại giỏ sơ ri và định đi về, cô suy nghĩ:

– Phải ghi lại một vài chữ chứ.

Cô lấy giấy và bút trên bàn làm việc và ghi hàng chữ:

“Bà Năm biếu cho đoàn sinh viên tình nguyện một ít sơ ri ăn lấy thảo”.

Ghi xong cô quay về, cô thấy Hữu Thông nằm trên băng đá, hai tay buông thõng, chân cái thì trên băng đá, cái thì ở dưới đất. Tối quá cô cũng không nhận ra đó là anh nữa. Cô tiến đến gần và gọi:

– Anh gì ơi!

Thấy anh, cô không gọi nữa mà hét thật to vào tai:

– Dậy mau lên!

Anh vẫn ngủ ngon lành. Cô hí hửng:

– Có dịp trả thù anh ta rồi.

Cô giật mạnh tóc mai của anh, nghĩ thầm:

– Mình làm vậy có ác quá không?

Cô lưỡng lự chút xíu rồi chợt nhớ lại anh ép cô ăn bánh xèo bột ớt thì cô quyết định:

– Mình ác thua anh ta mà. Hở chút là lấy điểm yếu của người khác ra hù dọa.

Cô thẳng tay với anh luôn, anh xoa xoa chỗ đau và vẫn cứ ngủ say như chết.

Cô lắc đầu:

– Sợ anh ta luôn.

Cô chợt lo lắng:

– Trời lạnh thế này, anh ta nằm ở đây dễ bị trúng gió lắm.

Rồi cô lại độc thoại:

– Thôi! Kệ anh ta đi.

Cô không đành lòng, chợt nảy ra ý định:

– Hay là mình tìm anh Huân, bảo anh ấy giúp mình kéo tên khủng long này vào trong ngủ.

Cô vào trong ủy ban, chẳng thấy ai cả, những người dân phòng trực cũng đã ngủ say, cô nhăn mặt:

– Sao ai cũng nhậu say hết vầy nè.

Cô bực bội:

– Không lẽ mình phải lôi anh ta vào sao?

Cô không còn cách nào khác, cô nắm chặt thân của Hữu Thông, lôi xuống đất, rồi kéo anh vào bên trong. Cô thở cái khì:

– Mệt quá! Người gì đâu nặng chưa từng thấy.

Cô kéo anh vào đến chỗ ngủ của đoàn sinh viên cũng là lúc cô mệt đừ và ngồi nghỉ mệt. Cô nhìn anh, mắng:

– Đồ khủng long tham ăn! Làm ơn giảm cân giùm đi!

Thanh Trúc vừa về đến nhà, bà Mai Lan hỏi nhanh:

– Con đi gì mà lâu quá vậy Trúc?

– Dạ, con xin lỗi đã để ngoại lo. Nãy giờ con phải kéo cái gã khủng long bạo chúa đó vào nơi an toàn mới được về.

Bà ngoại cô khó hiểu:

– Con nói gì vậy Trúc?

– Dạ, không có gì ạ. Con buồn ngủ rồi, con vào ngủ đây. Chúc ngoại ngủ ngon.

– Ừ!

Cô che miệng ngáp. Bà Lan lắc đầu:

– Con bé này, ai là khủng long bạo chúa vậy kìa?

Bà ngoại đóng cửa nhà cẩn thận và chuẩn bị ngủ. Bà vừa nằm xuống giường thì nghe Thanh Trúc gọi to:

– Ngoại ơi! Cứu con với!

Bà Mai Lan chạy nhanh vào phòng cô:

– Có chuyện gì vậy con?

Cô nói như mếu:

– Có con chuột trong phòng của con.

Bà thở phào nhẹ nhõm:

– Vậy mà ngoại cứ tưởng con bị gì không à.

– Con chuột đó nó ác dễ sợ, bò ngay trên giường của con.

– Ai bảo con ăn bánh trái quăng lung tung khắp phòng làm gì.

– Ngày mai, con sẽ dọn dẹp phòng này sạch sẽ.

– Ừ! Thôi, con ngủ đi.

Cô mè nheo:

– Con muốn ngủ với ngoại hà!

– Cũng được.

– Hoan hô ngoại.

Cô sang phòng bà Mai Lan ngủ, bà hỏi:

– Quán của dì con đông khách quá, sao con không ở lại phụ mà về đây vậy?

– Con về lấy cho dì một ít đồ chứ bộ.

Rồi cô nói chuyện huyên thuyên hết chuyện này đến chuyện kia, bà Mai Lan cắt ngang:

– Thôi! Khuya rồi, ngủ đi con.

– Dạ!

Sáng sớm, Thanh Trúc thức dậy, cô vén rèm cửa lại cho sáng, vặn mình cho thoải mái tí xíu. Cô xếp chăn lại và đi tìm bà Mai Lan.

– Sao ngoại dậy sớm quá vậy?

– Ngườì già đâu có ngủ nhiều. Hơn nữa, hôm qua con vừa ngủ vừa mớ, làm ngoại ngủ không được.

– Ủa? Sao ngoại ngủ không được ạ?

Bà trả lời:

– Con nói mớ, tay chân quơ loạn xạ, làm sao ngoại ngủ được chứ?

– Vậy hả ngoại?

– Ừ!

Cô tò mò:

– Con nói mớ gì vậy ngoại?

– Con la hét ỏm tỏi. Con gái lớn rồi phải thùy mị chút chứ con.

– Tại trong mơ con mới như vậy thôi.

– Ngoại thấy mơ hay bình thường con cũng thế cả.

Cô chuyển sang vấn đề khác ngay:

– Ủa! Ngoại ốp la hột gà cho con rồi hả?

– Ừ. Bánh mì ở trong bếp đó.

– Dạ!

– Ăn xong rồi đón xe buýt trở về quán phụ dì con đi.

– Dạ!

Hữu Thông ngạc nhiên khi thấy mình nằm bên trong, anh cố nhớ lại mọi chuyện:

– Mình đã ngủ quên ở ngoài băng đá mà.

Anh hỏi hết mọi người nhưng ai cũng đáp rằng:

– Em không có đưa anh vào đây. Em ngủ trước anh nữa mà.

Anh thắc mắc:

– Ai vậy ta?

Hữu Thông tranh thủ chuẩn bị trở về Mỹ Tho. Chờ hoài mà đoàn xe chưa xuống Gò Công đón nhóm thanh niên tình nguyện về. Mọi người chờ mệt mỏi.

– Sao lâu quá vậy nè?

Đi tới đi lui nhưng vẫn không thấy xe đến, nhóm sinh viên quyết định:

– Thôi! Mình đi xe buýt về Mỹ Tho đi.

Cả bọn cũng đồng tình:

– Đành vậy thôi.

Xe buýt đã đông khách nhưng tài xế vẫn dừng lại, cảnh tượng tồi tệ xảy ra, mọi người phải đứng trên xe buýt. Hữu Thông cảm thấy mỏi chân kinh khủng.

Một lúc sau, có người xuống nên có ghế để ngồi, Hữu Thông nhường cho mọi người, anh đứng suốt tuyến đường luôn. Tuấn Nam khen:

– Anh Thông đúng là tốt thật?

Anh cười điển trai:

– Có gì đâu!

Tuấn Nam nhường lại:

– Anh ngồi xuống chút xíu đi, em đứng cho.

– Thôi. Em ngồi đi.

Họ cứ nhường qua, nhường lại, Hữu Thông mỏi chân quá nên ngồi xuống ghế. Một lúc sau, có người tiếp tục xuống nên cả hai đều có ghế để ngồi. Anh tâm sự:

– Anh rất vui khi được đi mùa hè xanh cùng với bọn em.

– Bọn em cũng thế.

Họ nói cười vui vẻ, đoạn đường rút ngắn từ lúc nào cũng không hay cho đến khi chiếc xe buýt dừng lại. Họ luyến tiếc tạm biệt nhau. Ai về nhà đó, Hữu Thông thấy buồn:

– Giờ này còn có một mình thôi, chán thật.

Anh đi lang thang tìm chỗ giặt ủi quần áo, anh hỏi thăm:

– Dì ơi! Cho con hỏi ở đây có tiệm giặt ủi nào không ạ?

Người được hỏi thăm chỉ tận tình:

– Cậu đi thẳng đến cầu Nguyễn Trãi, nhìn bên phải có tiệm giặt ủi.

– Dạ, con cám ơn dì ạ!

Người được hỏi thăm cười tươi:

– Không có gì.

Anh tiếp tục đi bộ, anh nghĩ:

– Chắc mình không ở khách sạn nữa.

Anh xem lại ví tiền của mình và quyết định:

– Phải tìm căn nhà trọ nào rẻ mướn mới được!

Thanh Trúc ngủ quên trên xe buýt nên cô phải đi bộ một đoạn khá xa.

– Sao họ không gọi mình thức dậy vậy kìa?

Cô vừa đi vừa ngắm xe cộ qua lại. Từ đằng xa, có tiếng gọi í ới:

– Thanh Trúc!

Cô nhìn xung quanh chẳng thấy ai cả. Bên kia đường, Hữu Thông giơ tay cao qua khỏi đầu để ra hiệu.

– Tôi đây nè!

Cô thản nhiên bước, anh chạy đuổi theo cô. Anh băng nhanh qua đường.

Không hiểu sao gặp lại cô, anh mừng quá chừng.

Két ...

Chiếc xe tải thắng gấp, Hữu Thông giật mình, suýt tí nữa anh bị xe tông rồi.

Người tài xế xe tải quát:

– Muốn chết hả?

Anh cúi thấp đầu xin lỗi tới tấp. Thanh Trúc đùa:

– Muốn thử thắng xe tải hả?

Anh lớn giọng:

– Tại cô tôi mới bị như thế đó.

Cô bật cười:

– Có ai khen anh vô duyên chưa vậy?

– Chưa. Mới nghe cô khen thôi đó.

– Vậy hả?

– Ừ! Nếu không phải đuổi theo cô, tôi đâu có bị như thế.

– Tôi đâu có bảo anh làm vậy đâu.

Anh chau mày:

– Ai bảo tôi gọi mà cô không thấy tôi làm gì?

– Ngộ thật! Thấy anh hay không thì có liên quan gì đến anh?

– Ủa! Cô đi đâu vậy?

– Anh hỏi làm gì?

– Để biết.

– Biết để làm chi?

– Thấy ghét!

– Vậy đó mà nãy giờ có người đi theo nói chuyện với kẻ thấy ghét đó.

Anh xua tay:

– Thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Cô cho tôi hỏi thăm chút chuyện nha.

Cô cộc lốc:

– Không!

– Khó ưa dễ sợ. Không thèm hỏi luôn.

– Vậy thì tốt! Tạm biệt.

Tại quán bánh xèo, Thanh Trúc đang loay hoay chiên bánh thì thấy HữuThông xuất hiện. Cô nghĩ thầm:

– Không lẽ anh ta đến đây méc dì mình chuyện cái bánh xèo bột ớt?

Cô lại tiếp tục nghĩ:

– Nhưng mà lần trước anh ta hứa sẽ không nói chuyện này rồi mà? Anh ta đến đây làm gì vậy nhỉ?

Bà Mai Phượng nhắc:

– Bánh xèo khét rồi kìa Trúc.

Cô giật mình nhìn xuống chảo thì nó cháy đen thui luôn. Bà Mai Phượng hỏi:

– Bữa nay con sao vậy Trúc?

Cô nhanh miệng:

– Dạ, không sao ạ!

Bà đề nghị:

– Con ra ngoài đi, để dì chiên bánh cho.

– Dạ!

Anh nhìn cô cười thật tươi. Còn cô thì lườm anh, vẻ mặt đầy khó chịu. Cô đến gần anh:

– Đến đây làm gì vậy?

Anh đáp:

– Ăn bánh xèo.

– Mấy cái đây?

– Một cái.

Cô ngạc nhiên:

– Sao ít vậy?

Anh thành thật:

– Hết tiền rồi.

– Vậy à?

– Ừ.

– Chờ chút xíu!

Anh căn dặn:

– Nhớ đừng bỏ ớt bột nữa nha.

Cô đưa một ngón tay lên miệng của mình:

– Suỵt! Lỡ dì tôi nghe được là chết tôi đó.

– Vậy hả!

– Còn phải hỏi.

Anh tỉnh bơ:

– Chết cô chứ có phải chết tôi đâu mà sợ.

– Anh hay quá hén.

– Chứ sao.

Anh hù dọa:

– Bánh xèo mà không chất lượng, lần này tôi không nhân nhượng với cô nữa đâu nha.

– Xí!

Thấy Hữu Thông đến ủng hộ, bà Mai Phượng vui vẻ:

– Cậu đến rồi hả?

– Dạ.

– Lần sau đến nhớ mời bạn bè ủng hộ dì nha.

Anh gật đầu lễ phép:

– Dạ!

Bà hỏi thăm:

– Cháu về Việt Nam khi nào?

– Dạ, được một tháng rồi ạ!

Bà tiếp tục:

– Bây giờ cháu ở đâu?

– Dạ, cháu đang tìm nhà để thuê ạ!

Mặt bà Phượng tươi rói:

– Hay quá! Dì có một căn nhà cho thuê nè.

– Vậy hả dì?

– Cháu có muốn thuê không?

– Dạ, thuê ạ! Dì có thể cho cháu xem nhà được không ạ?

– Được chứ.

Thanh Trúc thắc mắc:

– Hai người đó nói chuyện gì mà vui vẻ quá vậy?

Bánh xèo được chiên xong, cô mang ra bàn cho anh. Khách đến ngày càng đông, bà Phượng không thể bàn thêm với anh được gì nữa. Bà đứng dậy khỏi ghế:

– Cháu chờ dì chút xíu, khi nào bớt khách, dì cháu mình nói chuyện tiếp.

Đợi cho bà Phượng đi khỏi, Thanh Trúc hỏi gặng:

– Anh vừa nói gì với dì tôi?

– Thì nói xấu cô chứ gì.

Cô tức ứa gan:

– Anh liều thật.

– Cũng thường thôi.

Sau khi dọn dẹp xong, bà Phượng ra bàn nói chuyện với Hữu Thông.

Thanh Trúc khó hiểu:

– Anh ta nói xấu mình sao nãy giờ dì không mắng mình ta?

Cô cảm thấy lạ, định lại gần nghe xem họ nói gì nhưng thấy hơi kỳ nên cô đứng tựa lưng vào tường suy nghĩ vu vơ:

– Anh ta cũng nhiều chuyện quá chứ.

Cô đứng mỏi chân luôn mà họ vẫn chưa nói chuyện xong. Thấy tình hình không ổn, cô tiến lại gần họ:

– Dì ơi! Đừng tin lời anh ta, con đâu có bỏ ớt bột vô bánh xèo đâu.

Bà Phượng chau mày:

– Con nói gì vậy Trúc?

Hữu Thông hiểu mọi chuyện, anh che miệng cười. Cô không trả lời bà Phượng mà quay sang mắng anh:

– Đồ thất hứa! Anh đã bảo tôi ăn hết mấy cái bánh xèo bột ớt đó sẽ để yên cho tôi, bây giờ lại đi méc dì tôi là sao?

Anh thò đầu, rụt cổ:

– Oan cho tôi quá.

Bà Phượng chen vào:

– Bữa nay con sao vậy? Dì với cậu Thông đang nói chuyện cho thuê nhà mà.

Cô bị quê không thể tả:

– Ủa! Không phải anh ta đang nói xấu con hả?

Bà Phượng lắc đầu:

– Đâu phải.

Cô thở ra cái khì:

– Vậy mà mình cứ tưởng.

Cô tiếp tục:

– Thuê nhà nào vậy dì?

– Thì nhà của con đó.

Cô trố mắt nhìn bà:

– Nhà của con sao?

– Đúng rồi. Con dọn sang ở với dì, cho cậu Thông thuê lại nhà.

Cô cương quyết:

– Không được.

Bà Phượng hỏi:

– Lý do? Chẳng phải con có dự định đó lâu lắm rồi sao?

– Tại con không thích anh ta, thế thôi.

– Sao kỳ vậy con?

Hữu Thông lên tiếng:

– Nếu vậy thì con xin phép dì, con đi tìm nhà khác để thuê.

Bà Phượng níu tay anh lại:

– Khoan đã. Mọi chuyện để dì giải quyết.

Thanh Trúc phụng phịu:

– Con không cho anh ta thuê nhà của con đâu.

Hữu Thông nhấn chuông cửa:

Ping ... boong ...

Thanh Trúc chạy nhanh ra ngoài. Thấy anh, cô cộc lốc:

– Tìm ai?

Anh đề nghị:

– Mở cổng cho tôi vào đi.

– Không thì sao?

– Dì cô đã lấy tiền thuê nhà của tôi rồi đó.

Cô tròn xoe mắt nhìn anh:

– Cái gì?

– Cô nghe không rõ hả?

– Không!

– Vậy tôi lặp lại nha.

Cô khó chịu:

– Nghe rồi. Thôi, anh vào đi ...

Cô lầm bầm:

– Dì mình kỳ ghê! Mình phản đối vậy mà ...

Anh ngồi ngay vào ghế xalông, cô bắt bẻ:

– Chủ nhà chưa mời sao anh ngồi hả?

Anh tỉnh bơ:

– Giờ tôi là chủ nhà rồi nhé.

Cô thu dọn các vật dụng cá nhân của mình, anh giúp một tay, cô nhăn nhó:

– Cám ơn anh chủ nhà, tôi làm được.

Thanh Trúc mang các thứ đó ra ngoài, anh lững thững đi theo sau:

“Nhìn cô ấy cũng tội quá đi mất”.

Anh gọi lại:

– Thanh Trúc!

Cô quay đầu nhìn anh:

– Gì cơ?

– Cô có thể ở lại cùng với tôi đó.

Cô cong môi:

– Không thèm.

Anh hơi bị quê:

– Vậy thì coi như tôi chưa nói câu đó đi nha.

Vừa đi, Thanh Trúc vừa bực tức:

– Mình phải về Gò Công nói chuyện này cho bà ngoại biết mới được.

Căn nhà này của cô mà bà Mai Phượng tự ý cho thuê khi chưa có sự đồng ý của cô. Cô khó chịu là phải rồi.

– Lại là cái tên khó ưa này. Phải gặp hắn, những ngày tiếp theo của mình sẽ tối mù mịt.

Cô ôm đầu khổ sở:

– Chán quá đi.

Bà Mai Phượng gọi điện thoại cho Thanh Trúc hoài nhưng không liên lạc được, bà lo lắng:

– Con bé đi đâu mà đến giờ chưa chịu về vậy kìa?

Đúng lúc đó, Thanh Trúc xách lỉnh kỉnh các thứ vào nhà, bà Mai Phượng nhanh miệng:

– Con đi đâu mà lâu vậy?

Cô buồn hiu:

– Sao dì cho anh ta dọn vào sớm quá vậy?

Bà trả lời:

– Vì cậu ta không có nhà ở. Mình dư nhà thì làm phước đi con.

– Nhà đó của con chứ bộ.

– Dì biết. Nhưng mà làm thế có lợi cho con chứ bộ.

– Nhưng con không thích.

– Con khờ quá! Chỉ cần có lợi là mình cứ làm. Hơn nữa, nhà dì rộng quá chừng, con về ở với dì cho vui.

– Chút nữa con về thăm ngoại.

Bà Phượng bật cười:

– Con về Gò Công méc ngoại dì cho người khác thuê nhà của con phải không?

– Sao dì biết hay vậy?

Bà cười tươi:

– Con méc làm gì cho mất công, chuyện đó dì thông qua bà ngoại rồi mới dám làm đó.

– Ngoại với dì kỳ ghê luôn.

– Chỉ muốn tốt cho con thôi mà.

– Vậy sao dì?

– Ừ! Thôi, vào ăn cơm với dì.

Giọng cô ỉu xìu:

– Con không đói.

– Bữa nay dì nấu canh chua cá linh ngon lắm, không ăn đừng có hối hận nha.

Cô nghe bụng mình đói cồn cào khi bà Phượng giới thiệu món đó. Cô nhanh miệng:

– Con ăn mà.

– Vậy mới được chứ.

Cô thăm dò:

– Dì biết con giận nên làm món con thích để lấy lòng con, phải không?

– Gần đúng đó con.

– Phải nói là chính xác rồi, còn gần đúng gì nữa chứ.

– Còn một lý do mà dì nấu canh chua cá linh nữa là dì bán ế cá linh nên đem về nấu canh chua.

– Ối trời! Vậy là con bị ăn cá ế đó hả?

– Ế! Nhưng ngon lắm đó con.

– Vậy sao?

– Ừ!

Hữu Thông không còn đem quần áo ra tiệm giặt ủi nữa mà tự giặt tay.

Anh ngồi cả tiếng đồng hồ mới giặt xong mấy bộ quần áo.

– Mệt quá chừng.

Lúc trước, anh sống với ba mình có kẻ hầu, người hạ, xài tiền như nước, vậy mà bây giờ anh phải tiết kiệm thật nhiều và làm việc vất vả.

– Mình phải cố lên.

Anh tự động viên mình vươn lên. Anh bắt đầu đi tìm việc làm. Giặt quần áo xong, anh phơi lên sào:

– Giặt quần áo là một nghệ thuật, người giặt quần áo là một nghệ sĩ.

Anh đi thẳng vào nhà, nằm xuống xa lông, bật tivi lên xem. Anh thích nhất là phim hoạt hình Tom và Jerry, nhìn chúng rượt đuổi nhau, anh cười khúc khích. Bỗng bên ngoài có tiếng chuông cổng.

Ping ... boong ...

Anh thò đầu ra ngoài cửa. Thấy bà Phượng, anh vui vẻ:

– Dạ, con mời dì vào nhà chơi ạ!

– Con sống ở đây có thoải mái không?

– Cám ơn dì, thoải mái lắm ạ.

– Thế thì tốt.

– Dì vào nhà dùng nước với con ạ!

Bà xua tay:

– Không cần đâu. Dì phải đi chợ chuẩn bị mua đồ ngày mai bán nữa.

– Dạ!

Nói xong, bà Phượng tạm biệt anh và rời khỏi đó. Nhà sát cạnh nhau nên anh may mắn có được hàng xóm tốt. Anh tiếp tục xem phim hoạt hình. Bên ngoài có tiếng la ỏm tỏi, anh vẫn cứ vô tư xem tivi. Một lúc sau, tiếng động thật to vang lên từ trên trần nhà.

Ầm ... ầm ...

Anh giật mình, chạy ra ngoài quan sát thử. Thanh Trúc la chí chóe:

– Quần áo anh phơi như thế đó hả?

Anh nhìn lên sào quần áo của mình, thấy không có vấn đề gì nên lên tiếng:

– Phơi như vậy thì sao?

Cô cong môi:

– Làm ơn lịch sự, phơi những gì không nên phơi ở chỗ kín đáo chút đi.

– Ý cô nói là đồ lót của tôi phải không?

Cô lắc đầu:

– Tôi đã nói tránh rồi, anh nói ra luôn chi vậy hả?

Anh nhún vai:

– Chuyện đó là bình thường mà.

– Làm ơn đổi vị trí phơi quần áo giùm, nhìn chẳng có thẩm mỹ tí nào cả.

– Được rồi. Còn gì căn dặn nữa không?

– Không.

– Vậy tôi vào nhà đây.

– Kệ anh chứ nói với tôi làm gì.

Anh mắng:

– Người gì đâu mà khó ưa chưa từng thấy.

– Chắc là anh dễ ưa hơn tôi à?

– Chứ sao!

– Đừng có bay cao quá, điện cao thế không đó.

– Sao tự nhiên lo cho tôi quá vậy? Thấy tôi đẹp trai nên yêu tôi rồi phải không?

– Đồ thần kinh.

Cô đóng mạnh cửa sau lại, anh nhìn theo cười:

– Cũng dễ thương quá chứ!

Bà Mai Phượng nấu mì Quảng, từ trên lầu Thanh Trúc đã nghe mùi thơm rồi. Cô lên tiếng:

– Con biết dì nấu gì rồi nè.

Bà Mai Phượng dọn ba tô mì Quảng trên bàn, Thanh Trúc ngạc nhiên:

– Sao dì nấu tới ba tô vậy?

Bà đáp:

– Tô đó cho cậu Thông.

Cô trố mắt nhìn bà:

– Sao lại nấu cho anh ta vậy dì?

– Thấy cậu ấy suốt ngày ăn mì gói, tội quá!

– Anh ta giàu lắm mà.

Ba cậu ta giàu thôi. Cậu ta giận ba rồi nên không xài tiền của ông ấy nữa.

– Người khó ưa như anh ta bị ba “cúp lương” là phải rồi.

– Dì thấy cậu Thông dễ thương mà.

– Dì lầm to rồi đó.

– Vậy sao? Chứ không phải con không thích cậu ấy nên nghĩ xấu về người ta hả?

– Anh ta có gì tốt đâu mà không nghĩ xấu hả dì?

Thanh Trúc ngồi vào bàn ăn. Cô ăn thật nhanh. Vừa lúc Hữu Thông đến, bà Mai Phượng liền mời anh vào ăn cùng gia đình. Bà kéo sẵn ghế cho anh.

– Cậu ngồi ở đây đi.

– Wow! Con thấy mì hấp dẫn quá.

Bà và Hữu Thông cùng ăn, anh khen:

– Sợi mì mềm ngọt, tôm thịt tươi, nước lèo ngọt. Mùi vị thơm.

Bà Phượng hớn hở:

– Con quá khen! Con cũng biết thưởng thức quá há!

Thanh Trúc lầm bầm:

– Dì mình quay nhanh như chong chóng, mới vừa gọi anh ta bằng “cậu” giờ lại gọi bằng “con” rồi.

Anh tiếp tục:

– Tô mì này ngon đặc biệt nhờ tâm của người nấu đó dì.

Bà gợi ý:

– Hay là con đừng ăn cơm ở ngoài nữa, hằng ngày qua ăn cơm với dì và Trúc.

– Như thế con ngại lắm ạ.

– Có gì đâu mà ngại. Có con càng vui hơn.

Thanh Trúc lên tiếng:

– Con phản đối.

Bà Phượng hỏi nhanh:

– Sao vậy con?

Cô đáp:

– Anh Thông là giới thượng lưu, làm sao ăn cơm canh đạm bạc như dì cháu mình được?

Anh bảo:

– Con dễ lắm dì ạ! Ăn gì miễn sao ăn được là tốt lắm rồi.

– Vậy thì ngày mai con qua ăn cơm với dì và Thanh Trúc nha?

– Dạ!

Thanh Trúc lí nhí:

– Anh không tự nấu ăn được hay sao mà phải ăn ké nhà tôi vậy hả?

Bà Phượng vô tình nghe được, khó chịu:

– Sao con lại nói với cậu Thông như thế chứ? Cậu ấy có phụ tiền cho dì cháu mình mà.

– Anh ta có tiền thì ra ngoài ăn.

Anh cười vui vẻ:

– Anh thích ăn các món của dì nấu hơn. Dì rất khéo tay.

Cô trề môi:

– Nịnh thấy ớn luôn.

Cô khó hiểu:

“Tại sao dì mình lại tốt với anh ta quá vậy?”.

Cô ăn hết tô mì Quảng liền ra ngoài ngay, bà Phượng hỏi:

– Con đi đâu vậy Trúc?

– Con ra siêu thị mua chút đồ.

Bà bảo:

– Vậy để Hữu Thông đưa con đi.

Cô lắc đầu:

– Con thích đi một mình hơn.

Buổi tối, những cây hoa nguyệt quế tỏa hương thơm ngào ngạt. Hữu Thông hít thở thật sâu:

– Dễ chịu thật.

Thấy Thanh Trúc xách lỉnh kỉnh các thứ, anh chạy ra cửa định xách phụ.

Thấy anh, cô giật mình:

– Ở đâu xuất hiện làm tôi muốn rớt tim vậy?

– Anh chỉ muốn giúp em thôi.

– Cám ơn.

Anh hỏi:

– Em mua gì nhiều dữ vậy Trúc?

– Kệ tôi.

– Thấy ghét.

– Khó ưa.

Gây nhau với anh xong, cô đi nhanh vào nhà. Anh lớn tiếng:

– Chúc em lát nữa ngủ ngon, mơ thấy anh!

Cô cong môi:

– Thấy anh gặp ác mộng rồi sao ngủ ngon được chứ?

Anh đứng ngẩn ngơ:

– Sao Thanh Trúc ghét mình quá vậy? Mình dễ thương, đáng yêu lắm mà.

Bà Phượng hỏi:

– Nãy giờ con nói chuyện với ai ngoài cổng vậy Trúc?

Trúc trả lời:

– Là anh ta đó dì.

– Hữu Thông hả?

– Dạ.

– Hai đứa nói chuyện gì vậy?

– Có nói được gì đâu, gặp nhau là “đấu võ mồm” thôi dì.

– Đấu khẩu hoài coi chừng ...

– Coi chừng gì vậy dì?

– Oan gia thường ngõ hẹp và ghét của nào thì trời trao của đó.

Cô thản nhiên:

– Ông trời trao cho con, sẵn tay con ném đi luôn.

– Nói trước bước không qua đâu.

– Dì cho con hỏi một câu nha.

– Ừ.

– Sao dì tốt với anh ta quá vậy?

Bà trả lời:

– Tại Hữu Thông có hoàn cảnh đáng thương.

– Anh ta chảnh lắm dì ơi!

– Dì thấy cậu ấy dễ hòa đồng, hiền lắm mà.

– Không hiểu sao trước mặt dì anh ta diễn kịch hay quá.

Bà Phượng căn dặn:

– Con nướng thịt nha Thông. Dì ra ngoài tí xíu về liền.

Anh gật đầu:

– Dạ!

Bà Phượng vừa ra ngoài thì Thanh Trúc về đến, cô hỏi:

– Dì đi đâu vậy?

– Đi công chuyện chút xíu. Tụi con nướng thịt xong ăn cơm trước đi.

– Hai người ăn thôi sao?

– Ừ. - Bà gấp rút - Thôi, dì phải đi đây.

Cô gọi với theo:

– Dì ...

Cô đứng thừ ra nhìn bà, phàn nàn:

– Tự nhiên rủ anh ta sang nhà ăn cơm làm chi không hiểu nổi.

Thanh Trúc chợt nghe mùi lạ, cô quay trở lại vào nhà. Hữu Thông cuống lên:

– Chết rồi! Cháy!

Cô cũng hoảng lên, lớn giọng:

– Bình xịt chữa cháy ...

Anh loay hoay hoài vẫn không thấy bình chữa cháy đâu cả. Cô chạy nhanh đến góc tường lấy ngay chiếc bình xịt.

– Cái này xịt thế nào đây?

Anh bảo:

– Ấn mạnh vào. Lẹ đi, cháy quá trời rồi.

Cô nhấn được chiếc bình xịt chữa cháy, vỉ nướng thịt cô không xịt vào mà lại xịt tung toé vào mặt anh:

– Trời ơi! Cô định giết chết tôi hả?

Cô quýnh quá không điều khiển được bình chữa cháy nữa. Anh giật mạnh chiếc bình chữa cháy:

– Đưa đây cho tôi. Cô ra ngoài trước đi.

– Không được. Tôi ở lại giúp anh.

Đám cháy lan đi thật nhanh cũng may là không cháy lan khắp nhà. Cô và anh đều mệt mỏi:

– Suýt tí nữa là chết cháy luôn rồi.

Hai người ngồi bệt xuống đất tựa lưng vào vách tường. Cô nhìn anh, ôm bụng cười:

– Chưa thấy ai xấu như anh.

Anh cũng cười phá lên:

– Nhìn cô khỏi coi phim ma cũng đủ sợ.

Thế là hai người cùng nhìn nhau rồi cười nhí nhố. Thanh Trúc ra lệnh:

– Anh phải dọn dẹp sạch bãi chiến trường này cho tôi.

Giọng anh ỉu xìu:

– Cô không phụ dọn với tôi hả?

– Tại anh nướng thịt bị cháy chứ có phải tại tôi đâu mà phụ chứ.

– Nhưng mà tôi nướng thịt cho mọi người cùng ăn mà.

Cô chỉ tay vào thịt bị cháy:

– Đó! Như thế làm sao ăn được chứ?

– Để tôi nướng lại thịt khác.

Cô xua tay lia lịa:

– Anh mà nướng lần nữa chắc cháy hết khu này luôn quá.

– Cô nghĩ tôi tệ thế hả?

– Anh còn tệ hơn tôi nghĩ nữa đó.

Anh gãi đầu:

– Khổ quá! Sao cô ghét tôi quá vậy?

– Tại không ưa nên ghét, đơn giản thế thôi.

Anh nghe bụng mình đánh trống liên hồi vì đói:

– Ghét tôi hả? Cám ơn nhiều nha!

Anh tranh thủ dọn dẹp bãi chiến trường. Cô thì nằm xem tivi tỉnh bơ:

– Anh làm xong thì tôi chiên trứng cho anh ăn.

– Sao, chỉ chiên trứng thôi à?

– Có ăn hay không?

Anh miễn cưỡng:

– Ăn thì ăn.

– Vậy thì tranh thủ dọn dẹp đi nha.

Anh tủi thân:

– Sao số mình khổ quá vậy nè?

– Vậy hả?

– Còn phải hỏi.

– Ủa! Cô đang xem gì trên tivi vậy?

– Xem cuộc thi siêu mẫu quốc tế.

Anh giật mình:

– Cô xem chương trình đó không thấy tủi thân hả?

– Sao lại tủi thân?

– Vì người ta ai cũng chân dài, còn chân của cô thì ngắn củn.

Cô ném mạnh chiếc gối lên ghế xa lông vào người anh.

– Đáng ghét.

– Tôi chỉ nói sự thật thôi chứ bộ.

– Anh đừng có làm tôi quê nha.

– Không phải quê, mà là quá quê mới đúng.

Cô hù dọa:

– Anh có tin tôi cho anh ăn cơm với nước tương và ớt không?

– Chỉ ăn với nước tương và ớt thôi sao ăn được chứ?

– Vậy thì đừng có làm tôi ghét anh nữa nha. Im lặng là vàng, nhớ là không được nói tôi chân ngắn, rõ chưa?

– Nhớ rồi, cô nàng cụt chân.

Cô hét lên:

– Cái gì? Anh hết muốn sống rồi hả?

Anh giơ cao hai tay:

– Đầu hàng.

– Vậy thì tốt. Anh mà nói như thế nữa đừng trách tôi nha.

– Tôi biết thân phận của mình mà.

Thanh Trúc nhìn đồng hồ:

– Hai mươi giờ rồi mà sao dì mình vẫn chưa về vậy?

Hữu Thông nhăn nhó:

– Mình ăn cơm được chưa Trúc?

– Chờ dì tôi về rồi ăn luôn.

– Dì cô dặn tôi là ăn trước đi.

– Tôi nghe anh nói câu này gần mười lần rồi đó.

– Vậy hả?

Cô cũng thấy đói bụng nên dọn cơm ra ăn luôn. Anh sốt sắng ngồi vào bàn, múc sẵn hai chén cơm.

– Chén này của cô. Còn chén này của tôi.

Thanh Trúc làm rất nhiều món, anh ăn rất ngon miệng. Cô hỏi:

– Sao anh không khen thức ăn tôi nấu?

– Ừ! Ngon lắm!

– Anh đúng là nịnh dì tôi mà, mỗi lần qua đây ăn cơm, luôn khen dì tôi nấu món này ngon, rồi lại đến món kia ngon.

– Ngon thì tôi khen.

– Vậy sao không khen tôi?

– Vừa khen đó.

– Tôi nhắc anh khen mới chịu khen là sao?

Cô lo nói, còn anh thì lo ăn. Chén cơm của cô ăn chưa xong, mà anh thì đã ăn hết ba chén rồi đó. Anh lên tiếng:

– Đây là chén thứ tư của tôi rồi đó.

– Kệ anh.

– Cô ăn ít như thế hèn chi chân cô ...

Cô nhanh miệng:

– Chân tôi thế nào?

– Cô hỏi tôi mới nói đó nha.

Cô nhìn anh nẹt lửa:

– Ừ! Anh có ngon nói những chữ tôi không thích nghe thử coi.

Anh cười hì hì:

– Tôi đâu có khờ khạo mà làm việc đó.

– Thế thì tốt! Anh nói đi.

– Công nhận bữa nay ăn cơm ngon thật. Chắc tại đói bụng quá nên ăn gì dở cũng thấy ngon.

Cô quắc mắt nhìn anh:

– Cái gì mà dở hả?

– Đâu có.

– Còn dám chối.

Cô dọn dẹp bàn ăn lại:

– Không cho anh ăn nữa.

Anh chọc tức cô:

– Hay quá! Có người dọn xuống rồi, mình khỏi phải làm.

Cô bực bội:

– Anh dọn hết mới được đi về.

– Vậy hả? Hay là cô muốn tôi ở lại với cô nên tìm cách giữ tôi lại đây?

Cô bị anh nắm rõ tâm lý hết trơn. Cô bảo:

– Vậy thì anh mau về nhà anh đi.

Anh vui vẻ:

– Vậy tạm biệt cô nha. Sướng quá, mình khỏi phải làm gì hết.

Cô hù dọa:

– Làm biếng như thế ngày mai cho anh ra ngoài ăn cơm luôn.

Tại bờ sông, Hữu Thông ngồi câu cá một mình, anh vừa câu cá vừa suy nghĩ về công việc của mình. Anh giật mạnh cần câu:

– A! Có cá rồi!

Thì ra anh bị quê, chiếc cần câu của anh vướng vào chiếc dép lê của ai đó, mặt anh bí xị:

– Ai rảnh ném dép lê xuống đây vầy nè.

Anh ngồi lâu rồi mà chẳng câu được con cá nào cả. Anh chán nản:

– Mình làm gì cũng không được hết. Sao vậy ta?

Hoàng hôn buông xuống, anh ngắm một mình rồi chợt buồn:

– Lại một ngày vô nghĩa trôi qua.

Anh mang cần câu về nhà và nhận ra một điều:

– Số mình đen như mực vậy.

Anh về đến nhà, nằm ngả người trên ghế xa lông, gác tay lên trán tiếp tục ngẫm sự đời. Giọng Thanh Trúc vang lên cắt ngang dòng suy nghĩ của anh:

– Anh kia!

Anh nhìn về hướng của cô, mặt bí xị:

– Gì thế?

– Dì tôi bảo anh sang ăn cơm kìa.

– Thôi, tôi không ăn đâu.

Cô thấy lạ nên hỏi:

– Sao kỳ vậy?

Anh đáp:

– Tại tôi không muốn ăn.

– Vậy hả?

– Ừ!

– Vậy thì tôi ăn luôn phần của anh nha?

– Cũng được.

Thanh Trúc ngạc nhiên. Cô đi vào nhà và báo cáo lại với bà Mai Phượng:

– Anh ta bị thất tình rồi, dì ơi!

– Sao con biết?

Cô huyên thuyên:

– Mặt anh ta rầu rĩ, không chịu ăn uống gì hết, đúng thất tình trăm phần trăm luôn.

– Lúc sáng cậu ấy lại quán của mình ăn bánh xèo còn vui vẻ lắm mà.

– Lúc đó khác, bây giờ khác mà dì.

Bà quan tâm:

– Có khi nào cậu ấy bị bệnh gì không?

Thanh Trúc giật mình:

– Anh ta khoẻ như thế, bệnh gì chứ?

– Làm sao dì biết được. Để dì qua đó xem thử.

Thanh Trúc ngăn lại:

– Thôi mà dì.

– Sao vậy?

– Anh ta có phải là con cháu ruột đâu mà dì lo lắng dữ vậy?

– Con nói gì nghe vô tình quá. Hữu Thông rất tốt với dì cháu mình.

– Tốt gì đâu?

– Tại con ghét người ta, nên làm sao thấy được mặt tốt chứ?

– Dì à!

Bà ngắt nhanh lời cô:

– Con chờ dì và Hữu Thông ăn cơm chung với đó!

– Dạ!

Bà sang nhà Hữu Thông. Thanh Trúc nhìn theo bà, lẩm bẩm:

– Đói bụng quá chừng mà phải chờ đợi anh ta mới được ăn. Bất công quá đi.

Tèn ... ten ...

Điện thoại của Hữu Thông vang lên ... Anh thấy số của ba mình nên vội tắt ngay điện thoại:

– Không biết gọi để làm gì nữa.

Bây giờ, anh ghét ba mình lắm. Anh khó chịu:

– Tại sao ba vẫn kiên quyết quen Nhã Thy chứ?

Nhã Thy là một cô gái rất trẻ, đẹp người nhưng tính tình không được như vẻ bề ngoài của cô. Anh hiểu rõ Nhã Thy là người như thế nào. Anh nói cho ba anh biết nhưng ông bỏ ngoài tai những lời anh nói.

– Ba hãy chờ xem và sẽ hối hận vì quá tin Nhã Thy.

Anh chán chường nằm dài trên giường, nhốt mình ở trong nhà không muốn ăn và đi đâu hết. Anh nghĩ:

– Không lẽ mình sống như thế này hoài sao?

Anh ngồi bật dậy khỏi giường và bắt đầu tìm việc gì đó để làm. Anh lên mạng tìm công việc thích hợp với mình.

– Công việc nào được đây?

Anh tìm đến mỏi cả mắt nhưng vẫn không được công việc nào vừa ý cả ...

– Lại bị thất nghiệp nữa rồi!

Anh về Việt Nam không có mang theo các bằng cấp nào cả. Xin việc phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và đủ thứ việc rắc rối. Anh buồn hiu:

– Không lẽ mình ngồi chờ nước lũ ập tới cuốn mình đi sao?

Anh nằm xuống giường tiếp tục để đầu óc suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác. Anh la lên:

– A! A ...

Anh hơi lớn tiếng nên bà Mai Phượng nghe được. Bà khẽ lay Thanh Trúc:

– Dậy đi con.

Thanh Trúc đang ngủ ngon lành, giọng cô lè nhè:

– Gì vậy dì?

– Hữu Thông xảy ra chuyện gì rồi.

– Kệ anh ta đi dì.

– Tự nhiên đang giữa khuya, cậu ấy la lên, dì không an tâm. Con với dì qua nhà bên kia xem thử.

– Khuya rồi, dì ngủ đi. Chắc anh ta ngủ mơ chứ gì?

Bà Phượng cứ nói mãi làm cho cô phải thức dậy.

– Không hiểu sao dì tốt với anh ta quá.

Cô tiếp tục:

– Có phải anh ta với dì có mối quan hệ nào khác không?

Bà lắc đầu:

– Làm gì có.

Cô đoán:

– Hay là anh ta là con trai của người yêu dì?

Bà xua tay lia lịa:

– Không phải.

– Vậy thì lý do gì?

– Con hỏi chi nhiều vậy?

– Tại con thắc mắc.

Thanh Trúc đi nhè nhẹ vào nhà, cô nhìn xung quanh:

– Anh ta ngủ mà không thèm đóng cửa luôn dì ơi.

Bà Phượng bật cười:

– Con đi bình thường không được hả?

Cô cúi thấp người, nhón gót làm bà Phượng không nhịn được cười. Hữu Thông nghe có tiếng thì thào, anh nghĩ ngợi lung tung:

– Không lẽ là ăn trộm?

Anh giả vờ như mình đang ngủ, bằng cách ngụy trang, anh lấy chăn che kín chiếc gối ôm lại, kê gối nằm y như có người thật rồi rón rén tìm hung khí bắt ăn trộm. Anh nấp ở phía sau chờ hai tên trộm đáng ghét bước vào phòng mình.

– Cho mày chết!

Anh nhảy bật xuống, từ trên cao anh lao như bay. Thanh Trúc giật mình, tự nhiên bị chổi tấn công, sợ quá cô la hét:

– Cứu tôi với!

Bà Phượng cũng hoảng hốt, nhận ra họ, Hữu Thông luýnh quýnh:

– Tôi xin lỗi.

Anh đỡ cô dậy, sẵn tay, cô đẩy anh mạnh la:

– Chưa thấy ai xấu xa như anh. Ghét tôi nên đánh tôi trả đũa chứ gì?

Anh giải thích:

– Tại tôi ngỡ ăn trộm chứ bộ.

– Anh bây giờ có tiền bạc gì mà vào đây ăn trộm chứ?

Bà Phượng chen vào:

– Hai đứa đừng gây nhau nữa. Con có sao không Thông?

Cô ganh tị:

– Con bị té mà dì lại hỏi thăm anh ta hả?

– Dì nghe con nói huyên thuyên là biết con không sao rồi.

Thanh Trúc phụng phịu:

– Biết vậy lúc nãy con ngủ luôn là đâu chuyện gì xảy ra.

Bà Phượng quay sang Hữu Thông:

– Tại lúc nãy dì nghe con la nên bảo Thanh Trúc cùng dì qua đây xem thử.

– Dì tốt thật, con cám ơn dì ạ. Tại con đang thất nghiệp buồn quá nên la vậy thôi.

Thanh Trúc cong môi:

– Chỉ có thế mà anh làm dì tôi lo lắng cho anh.

– Tôi cảm ơn cô đã lo cho tôi và sang đây với tôi.

– Ai thèm lo cho anh.

– Vậy sao?

– Nếu dì tôi không ép tôi sang đây thì giờ này tôi đã bay tận mây xanh rồi.

– Thế à!

Bà Phượng vui vẻ hỏi:

– Hay là con sang phụ quán của dì đi.

Thanh Trúc nhanh miệng:

– Không được.

– Tại sao?

Bà Phượng hỏi nhanh, Thanh Trúc đáp:

– Vì anh ta rất lười. Hơn nữa là công tử bột thì làm được gì?

Hữu Thông tự tin:

– Cám ơn dì đã có ý tốt giúp con có công việc để làm.

Bà Phượng cởi mở:

– Dì biết công việc này không hợp với con, nhưng dì sẽ trả lương thỏa đáng cho con.

– Vậy hả dì?

– Ừ.

Anh vui vẻ:

– Thế thì ngày mai con đi làm nha dì?

– Ừ!

Anh hướng tia mắt về phía Thanh Trúc, nháy mắt và nở một nụ cười ngạo mạn. Nụ cười ấy, ánh mắt ấy của anh làm cô thấy ghét làm sao ấy.

– Con đi về đây. Dì cứ ở lại với tên khó ưa này đi.

Bà Phượng cũng ra về và căn dặn:

– Con ngủ nhớ đóng cửa cẩn thận nha Thông.

– Dạ! Con chúc dì ngủ ngon ạ.

– Dì cám ơn con.

Bà Phượng đi về, Hữu Thông chợt thấy lòng mình vơi đi phần nào nỗi buồn.

Nhìn thấy bà, anh như nhìn thấy mẹ của mình vậy. Bà với anh tuy không có quan hệ ruột thịt nhưng bà xem anh như người thân vậy. Anh vươn vai, hít thở thật sâu:

– Hi vọng may mắn sẽ đến với mình.

Anh mệt mỏi quá, nằm xuống giường là ngủ ngon lành.

Còn Thanh Trúc thì cứ trằn trọc mãi. Cái ánh mắt lúc nãy anh nhìn cô cứ như ma, nó cứ chập chờn làm cô thổn thức.

– Cái tên khó ưa đó, mình phải tống cổ hắn ra khỏi đầu mình.

Cô nhắm nghiền mắt lại thì thấy anh đang cười với cô, cười chọc quê cô mới tức chứ!

– Bữa nay mình làm sao thế nhỉ?

Cô bực bội, kéo chăn che kín đầu lại luôn. Cô làm mọi cách cũng không ngủ được. Cô lấy điện thoại ra, bật nhạc nghe:

– Bài này buồn quá.

Cô đổi sang bản nhạc khác, rồi cứ tiếp tục nhấn nút chuyển hết bản này đến bản nhạc khác. Cô lầm bầm:

– Nghĩ đến việc anh ta cùng làm chung quán với mình là chán nản rồi.

Cô nghĩ:

– Mình phải nhân cơ hội này hành hạ anh ta mới được.

Cô nhớ lại lần đầu gặp mặt, anh đã gọi cô là nữ tỳ. Cô hí hửng:

– Lần này tôi cho anh thành nô lệ của tôi.

Nghĩ đến viễn cảnh anh bị cô bắt nạt, cô thích thú vô cùng.

– Có vay thì phải có trả chứ. Không những trả lại vốn mà anh ta phải trả lãi nữa. Ha ... ha ... Đúng là trời thương người hiền lương như mình.

Cơ hội đến, Thanh Trúc nhanh chóng nắm bắt ngay.

Tại sân bay, Hữu Thông trông ngóng:

– Mỹ Mỹ đâu rồi ta?

Anh tìm mãi và nhìn đồng hồ:

– Giờ này cô ấy xuống máy bay rồi mà.

Từ phía sau anh, một bàn tay khẽ ôm chặt lấy eo anh, anh quay lại, cười thật tươi:

– Em mới về có mệt không?

Anh chìa bó hoa hồng thật to ra trước mặt cô. Cô vui vẻ:

– Cám ơn anh nha.

Cô tự nhiên ôm cổ, hôn anh rất vô tư.

– Em nhớ anh quá chừng.

Anh cũng tình tứ, choàng vai cô, họ dìu nhau ra taxi.

– Về khách sạn hả em?

– Không! Về nhà riêng của em.

Anh bất ngờ:

– Em mới về Việt Nam mua nhà lúc nào vậy?

– Em nhờ trợ lý của em mua giúp.

– Vậy hả?

– À! Bây giờ anh ở đâu?

Anh trả lời:

– Anh ở Tiền Giang.

Cô đề nghị:

– Hay là anh dọn về Sài Gòn sống với em luôn đi.

– Như thế bất tiện lắm.

– Có gì đâu bất tiện chứ.

– Anh với em sống cùng nhau dư luận sẽ không để yên đâu.

Mỹ Mỹ trố mắt:

– Anh có ý nghĩ quê mùa đó từ khi nào vậy?

Anh chuyển sang đề tài khác:

– Em ăn uống gì chưa?

– Dĩ nhiên là chưa rồi.

Anh mời:

– Mình đi ăn gì nha em.

Cô gật đầu:

– Dạ! Nhưng mà ...

– Sao thế?

– Em phải về công ty người mẫu rồi mới đi được.

– Em lúc nào cũng đưa công việc lên hàng đầu.

Cô véo mũi anh:

– Chứ đâu như anh, làm biếng không chịu được luôn.

– Dạo này anh giỏi và siêng làm lắm đó.

Cô hỏi:

– Dạo này anh làm gì?

– Anh phụ cho quán ăn nhỏ ở Mỹ Tho.

– Cái gì?

– Em làm gì bất ngờ quá vậy?

– Anh như thế mà làm công việc đó hả?

– Có sao đâu.

– Anh làm ơn đi. Công việc đó rất tầm thường.

– Anh nghĩ việc gì cũng như nhau thôi.

– Sao lại như nhau chứ?

– Thôi, anh không tranh cãi với em nữa.

– Giận em rồi à?

– Anh đâu có rảnh mà giận người dưng.

– Thế à?

Anh bẹo má cô:

– Lâu gặp em quá, nhớ em ghê luôn.

– Thật không?

– Thật!

– Không tin được.

– Làm sao em mới chịu tin anh đây?

Cô nheo mắt:

– Lát nữa anh sẽ biết.

– Anh muốn biết bây giờ à.

– Bây giờ em bận làm việc rồi. Anh chờ em chút nha?

Thấy Mỹ Mỹ quá bản lĩnh, anh thấy mình thua xa cô quá nhiều. Anh chờ cô gần hai tiếng đồng hồ, anh nhăn nhó:

– Sao lâu quá vậy nè?

Một lúc sau, Mỹ Mỹ đã xong công việc, cô bước ra khỏi phòng làm việc.

Anh vui vẻ:

– Em xong việc rồi hả? Mình đi ăn nha, đói bụng quá!

Mặt cô bí xị:

– Em không muốn ăn gì hết. Công ty chuẩn bị có show diễn rồi.

– Cái gì?

– Em xin lỗi. Anh về nhà em trước đi.

Cô chìa ra trước mặt anh một bộ sưu tập thời trang:

– Anh đem chúng về nghiên cứu đi.

– Nhưng mà ...

Cô quay lưng bỏ đi, chẳng để ý gì đến nét mặt cau có của anh. Anh lên tiếng:

– Em bận công việc thì anh trở về Mỹ Tho đây.

Cô quay đầu lại:

– Về nhà em đi, anh sẽ bất ngờ và vui lắm đó.

– Thế à?

– Vâng.

Hữu Thông đứng trước căn biệt thự sang trọng, anh lấy chìa khóa ra mở cổng.

– Mình phải ở nhà một mình sao?

Đành vậy thôi. Anh vào nhà. Bên trong toàn là bụi, nhện giăng tơ đầy cả nhà, anh bị choáng ngợp luôn.

– Sao Mỹ Mỹ không cho người dọn dẹp thế này?

Anh khó hiểu:

– Có phải đây là bất ngờ cô ấy dành cho mình không?

Anh bắt tay vào việc dọn dẹp. Lúc trước, anh có làm việc gì ngoài ăn, ngủ và đi chơi suốt đâu. Sau khi anh sống cạnh nhà của Thanh Trúc, anh đã giỏi hẳn ra chăm chỉ, siêng năng và không còn “chảnh” như trước nữa.

– Mình dọn dẹp thế này chắc Mỹ Mỹ sẽ cảm động vì mình lắm.

Anh làm xong công việc nhà liền đi siêu thị mua thức ăn về nhà nấu.

– Bữa nay mình phải trổ tài mới được.

Cũng may là siêu thị gần đó, anh khỏi phải tốn tiền thuê taxi cho mất công.

Anh thả bộ đến đó. Tại siêu thị, anh mua rất nhiều thứ.

– Như thế sẽ ăn được một tuần luôn.

Anh chọn thức ăn vô tư luôn, khi đến quầy tính tiền thì anh lại đau đầu:

– Nhiều thế sao?

Cầm tờ phiếu thanh toán hai triệu đồng trên tay, anh hối hận:

– Phải chi mua ít lại chút xíu thì hay quá.

Toàn bộ số tiền còn lại của anh đã hết sạch, anh lo lắng.

– Tháng này mình sống thế nào đây?

– Thôi kệ! Tới đâu hay tới đó.

Anh trở về nhà Mỹ Mỹ, chuẩn bị một bữa ăn thật ngon. Anh lãng mạn chế biến các món ăn dành cho hai người yêu nhau ăn nữa chứ.

– Ôi! Ngon quá!

Anh thử lại các món mình nấu một lần nữa và tự tin. Anh nghĩ:

– Giờ này chắc là Mỹ Mỹ sắp về rồi.

Anh để bụng đói từ nãy đến giờ chờ cô về cùng ăn. Anh gọi điện thoại cho Mỹ Mỹ rồi nhíu mày:

– Sao không nghe máy vậy nè?

Anh tự trấn an mình:

– Đừng lo, chắc là cô ấy đang trên đường về nên không nghe máy được.

Để tạo sự lãng mạn cho bữa cơm có ánh nến, anh tắt hết đèn trong nhà. Anh chờ cô đến ngủ gật lúc nào không hay luôn.

– Thức dậy đi anh.

Mỹ Mỹ gọi to, Hữu Thông giật mình dậy, ánh sáng đèn chói loá làm mắt anh nhíu lại, anh chợt nhớ mấy cây nến trên bàn ăn nên bảo:

– Em tắt đèn đi.

Cô ngạc nhiên:

– Chi vậy anh?

– Tạo sự lãng mạn đó mà.

Nắm tay cô kéo lại bàn ăn, anh gãi đầu:

– Chết rồi! Mấy cây nến đã cháy hết.

Mỹ Mỹ hỏi:

– Anh đã tự tay nấu hết các món này đó hả?

Anh hớn hở khoe:

– Anh nấu ngon lắm nha.

Anh kéo ghế mời cô ngồi, cô lên tiếng:

– Em no rồi, ăn không nổi nữa đâu.

– Sao lại no chứ?

– Ăn rồi thì phải no chứ sao?

– Em ăn rồi sao không báo cho anh biết làm anh chuẩn bị bữa cơm này.

– Tại em đi ăn với đối tác. Em đâu biết anh đích thân nấu ăn.

– Uổng công anh quá chừng.

– Thôi, anh ăn đi. Em vào tắm đây. Em mệt quá chừng.

– Ăn một mình buồn lắm. Thôi, em vào tắm cho khoẻ đi.

– Anh ăn đi nha!

Cô hôn chụt lên má của anh. Anh bẹo má cô:

– Tẩy trang đi, anh thích nhìn thấy em tự nhiên hơn.

– Mặt em trang điểm đẹp hơn tự nhiên mà.

– Nhưng anh thích em tự nhiên hơn.

– Vậy à! Anh khác trước nhiều quá.

– Tự nhiên phải ăn cơm một mình.

Hữu Thông lầm bầm một mình. Anh ăn chẳng thấy ngon tí nào cả, chán nản bỏ đũa xuống:

– Thôi, làm biếng ăn quá.

Thức ăn bày ra đầy cả bàn mà vẫn còn nguyên. Anh nghe Mỹ Mỹ gọi to:

– Anh ơi!

Hữu Thông đến gần phòng tắm và lên tiếng:

– Gì vậy em?

– Anh lấy giúp em bộ đầm ngủ đi.

– Chờ anh chút xíu.

Anh tìm mãi vẫn không thấy chiếc đầm ngủ của cô để đâu cả. Cô chờ anh lâu quá, quấn khăn bước ra ngoài.

– Có rồi nè em.

Anh ngẩng đầu lên nhìn thấy cô, hương thơm của sữa tắm làm anh ngây ngất. Chỉ quấn một chiếc khăn trên người, cô để lộ thân hình tuyệt đẹp của mình. Cô mắng yêu:

– Chờ anh em thành hươu cao cổ luôn, ghét ghê!

Anh đưa chiếc đầm ngủ cho cô:

– Em mặc vào đi.

Cô nhõng nhẽo:

– Anh mặc giúp em đi.

Anh từ chối:

– Thôi, em tự mặc vào đi. Trời tối, em quấn khăn như thế lạnh lắm.

Anh đi nhanh ra ngoài phòng ăn, dọn dẹp bàn ăn. Cô lững thững đi theo sau phía anh và khen:

– Anh dạo này giỏi thật, việc gì cũng tự làm được hết.

– Nhờ Thanh Trúc mà anh mới được như thế đó!

– Thanh Trúc là ai vậy anh?

– À. Chủ nhà của anh.

– Chủ nhà là sao?

– Thì anh ở nhà thuê chứ có tiền đâu mà mua nhà chứ.

Cô cằn nhằn:

– Em chưa thấy ai như anh, sống sung sướng mà không chịu, anh giận ba mình làm gì để khổ đến thế này.

– Anh thấy bây giờ anh vui lắm.

– Anh sống như thế mà vui sao?

– Thôi, mình đừng nói chuyện này nữa nha em.

– Nhưng mà ...

– Em mệt chưa?

– Mệt rồi.

– Vậy thì em vào phòng ngủ đi. Anh rửa chén xong cái đã.

Cô nũng nịu:

– Em muốn anh vào ngủ chung với em mà.

– Tí nữa đi.

Cô kéo tay anh cùng vào phòng ngủ, anh bảo:

– Khoan đã!

– Gì vậy anh?

– Anh phải lau khô tay mới được.

– Không cần đâu.

– Anh đúng là thật lạ, việc rửa chén bát mà cũng làm nữa. Ngày mai em sẽ thuê người giúp việc đến làm.

Hữu Thông kéo rèm cửa phòng ngủ lại và tắt đèn. Anh nằm xuống sàn nhà, Mỹ Mỹ hỏi:

– Sao anh không lên giường ngủ?

– Anh để em ngủ một mình cho thoải mái.

Cô nhíu mày:

– Anh sao thế?

– Có gì đâu. Anh bình thường mà.

Cô nhõng nhẽo:

– Tự nhiên để em ngủ một mình, sợ ma quá chừng.

– Có anh ngủ ở đây mà sợ gì.

– Mệt anh quá, muốn ngủ ở đó thì ngủ đi. Chúc anh gặp ác mộng.

– Em ngủ ngon nha.

– Cám ơn.

– Tự nhiên giận anh hà.

– Đâu có rảnh mà giận người dưng.

Bỗng điện thoại của Hữu Thông reo lên, anh lấy điện thoại ra khỏi túi quần và nghe máy:

– Alô!

Đầu máy bên kia, Thanh Trúc nhanh miệng:

– Anh chết ở đâu rồi hả?

Anh tỉnh bơ:

– Chết rồi sao nghe điện thoại của cô được chứ?

– Anh đi đâu suốt ngày hôm nay mà không chịu về hả?

– Đi du lịch, được không?

– Anh muốn bị thất nghiệp hả?

– Sao chứ?

Đang nói chuyện ngon lành bỗng điện thoại của anh bị hết pin. Cô bực bội:

– Gì thế này?

Cô nhấn nút gọi một lần nữa nhưng chỉ nghe tiếng của tổng đài viên:

– Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau.

Thanh Trúc quay sang bà Mai Phượng:

– Anh ta đi du lịch rồi. Ngày mai, dì tìm người khác làm thế anh ta đi.

– Công việc đó con có thể gồng gánh giùm Hữu Thông mà.

– Bữa nay một mình con làm việc của hai người, con mệt nhừ nè.

– Chắc ngày mai Hữu Thông sẽ về thôi.

– Bỏ việc mà không nói ai hết, cho anh ta mất việc luôn.

– Mất việc này thì cậu ấy làm việc gì chứ?

– Kệ anh ta. Thôi, con đi ngủ đây.

– Ừ!

– Dì cũng ngủ đi.

– Lát nữa dì sẽ ngủ, con ngủ trước đi.

– Ủa? Sao dì không đi ngủ vậy?

– Dì phải nghiên cứu cách làm cho bánh xèo ngon hơn nữa.

– Chẳng phải là bánh xèo của quán mình ngon lắm sao?

– Dì muốn mọi người ăn bánh xèo mà ăn nhiều không biết ngán.

– Là sao hả dì?

– Khi nào thành công dì sẽ nói cho con biết.

– Dạ.

Bà Mai Phượng đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa tìm được nửa kia của mình.

Thanh Trúc hay đùa:

– Ước gì có ai rảnh rảnh rước dì của tôi đi cho tôi đỡ phải nghe hát “bài ca con cá sống vì nước”.

Mỹ Mỹ điều tra:

– Ai vừa gọi điện thoại cho anh vậy?

Hữu Thông cười tươi:

– Là Thanh Trúc.

– Chủ nhà của anh đó hả?

– Đúng rồi.

– Cô ta gọi anh làm gì?

– Sao tự nhiên em quan tâm quá vậy?

– Không cho quan tâm thì thôi.

Anh hóm hỉnh:

– Năn nỉ mà, quan tâm anh nữa đi.

– Không thèm!

– Thôi, ngủ đi em. Khuya rồi, anh ngủ đây. Em ngủ ngon.

Tự nhiên cô đang nói chuyện với anh mà anh im re, cô gọi:

– Anh!

Vẫn không nghe có động tĩnh gì, cô chau mày.

– Chưa gì anh ấy đã ngủ rồi sao?

Cô nằm quay mặt về hướng của anh.

– Mới gặp lại nhau vậy mà ngủ được à? Có lẽ do suốt cả buổi chiều anh dọn dẹp nhà cửa, rồi lại chuẩn bị bữa ăn nên mệt lắm rồi.

Sáng sớm, Hữu Thông đã chuẩn bị bữa ăn sáng cho Mỹ Mỹ:

– Em dậy rồi hả Mỹ?

– Anh dậy sớm quá vậy?

– Em ăn sáng nè.

Cô ngồi vào bàn ăn, nhìn vào đĩa trứng ốp la, cô khen:

– Anh biết ốp la trứng nữa hả?

– Chứ sao.

Cô đùa:

– Món này ai mà chẳng biết làm, anh cũng biết nữa hả?

– Em coi thường anh quá ha.

– Nể anh có lòng làm bữa ăn sáng, em sẽ ăn hết phần của anh và của em luôn.

– Ăn nhiều không sợ tăng cân hả?

– Anh nhắc em mới nhớ. Thôi, em ăn chút xíu hà.

– Ăn nhiều mới có sức khoẻ làm việc chứ.

Anh đút cho cô:

– Há miệng ra nè.

– Ừm! Ngon quá chừng.

Họ cùng nhau ăn sáng rất vui vẻ. Anh đưa cho cô một ly sữa.

– Em uống đi.

– Anh đúng là chu đáo quá!

– Vậy thì phải thưởng cho anh chứ.

Anh nhắm mắt lại, chờ nụ hôn của cô. Không thấy động tĩnh gì, anh hối thúc:

– Hôn anh nhanh đi em.

Anh không nghe cô nói gì cả, mở mắt ra thì cô đã mất dạng. Anh thẫn thờ:

– Đi mà không nói mình lời nào cả.

Anh nghĩ:

– Bây giờ chắc là Thanh Trúc đang mắng mình té tát ở quán bánh xèo.

Anh định gọi điện thoại thông báo cho Mỹ Mỹ biết anh phải trở về Mỹ Tho.

Gọi hoài không thấy cô bắt máy, anh đành ghi lại cho cô mấy dòng chữ để trên bàn:

“Anh phải về đây. Em yêu của anh lo làm, phải lo ăn nữa đó”.

Anh tranh thủ đón xe buýt về.

– Đi xe buýt rẻ hơn, mình mà đi taxi thì lãng phí quá.

Anh phải đứng một đoạn đường khá xa. Một lúc sau, có ghế trống, anh vừa ngồi xuống thì thấy một bà cụ bước thấp bước cao khập khiễng lên xe buýt, anh vui vẻ:

– Bà ơi! Con mời bà ngồi ạ.

Bà cụ cười tươi:

– Cảm ơn cháu!

– Dạ, không có gì đâu ạ!

Thế là anh phải tiếp tục đứng. Anh nghĩ thầm:

“Bây giờ chắc là quán đông khách lắm, mình về thế nào cũng thấy gương mặt “hình sự” của Thanh Trúc”.

Tuy mọi chuyện chưa xảy ra nhưng Hữu Thông có thể đoán biết được.

– Mây đen mù mịt sẽ bao vây lấy mình khi mình đặt chân đến quán ăn.

Bác tài xế la lên:

– Đến Mỹ Tho rồi. Xuống xe đi cậu gì đó ơi!

Anh bước nhanh xuống xe, sờ sợ:

– Lát nữa chắc lùng bùng lỗ tai dữ lắm.

Anh chợt nhảy mũi liên tục và dự đoán:

– Đang cằn nhằn mình chắc luôn nè.

Tại quán ăn, khách vào tấp nập, Thanh Trúc vừa chạy bàn vừa đi giao bánh, cô mệt đừ.

– Giờ này mà anh ta chưa chịu về nữa.

Mới nhắc thì anh đã xuất hiện. Bà Mai Phượng lên tiếng:

– Vào phụ dì một tay đi Thông.

Anh gật đầu nhanh:

– Dạ!

Quán ăn đã có hai người phụ việc thêm mà vẫn không làm hết công việc.

Trúc đề nghị:

– Dì nhận thêm hai người phụ việc nữa đi!

Bà Phượng nghĩ:

– Cũng được, như thế quán ăn của mình có đến tám nhân viên.

– Dì sắp trở thành bà chủ lớn rồi đó.

– Lo làm việc đi, con nói nhiều quá.

Cô bắt bẻ:

– Dì lúc nào cũng mắng con. Còn anh ta thì ...

Biết mình có lỗi vì hôm qua đã bỏ việc, Hữu Thông rất chăm chỉ làm việc, cả giờ nghỉ trưa anh cũng không nghỉ ngơi.

– Con nghỉ tay chút vào ăn cơm nè Thông.

– Dạ, con sẽ đến ăn ngay ạ.

– Phải cho anh ta làm bù hôm qua chứ dì.

– Không ăn thì có sức đâu mà làm chứ.

Anh hất hàm về phía cô:

– Nghe dì nói gì chưa?

– Chưa.

– Vậy hả?

– Nhìn mặt anh chưa ăn cơm đã thấy no.

– Vậy sao? Vậy thì tôi là thiên tài rồi.

– Anh là thiên tai thì có.

– Tôi biết lỗi rồi. Cám ơn cô đã làm giúp việc của tôi ngày hôm qua.

– Chỉ cần nói như vậy là được sao?

– Cô muốn thế nào?

– Phải khao tôi một chầu hoành tráng chứ?

Anh gợi ý:

– Bánh xèo hén?

– Dì tôi bán bánh xèo, ăn bánh xèo làm gì chứ?

– Cô muốn ăn gì?

– Bò bít tết, cua rang me, tôm hùm ...

Anh lấy chiếc ví của mình ra, mở toang cho cô xem:

– Nãy giờ tôi đi xe buýt còn lại được năm chục ngàn nè.

– Anh mới lãnh lương mà.

– Xài hết rồi.

– Anh đúng là không biết xài tiền mà.

– Xài tiền mà không biết, ai ngốc vậy? Thấy tôi giỏi không?

– Giỏi! Chỉ có một ngày mà xài hết cả tháng lương.

– Bao nhiêu đó là ít rồi đó, lúc trước tôi xài gấp mấy trăm lần như thế.

– Vậy là anh giàu có quá hén?

– Đúng rồi.

Cô bắt chẹt:

– Sao bây giờ anh thê thảm quá vậy?

– Chạm đến nỗi đau của tôi à nha.

– Kệ anh chứ.

Bà Phượng chen vào:

– Hai đứa này cứ gặp nhau là gây sự.

– Tại mặt anh ta khó ưa quá.

– Mặt ai đó cũng có hơn gì con đâu dì.

– Ai đó là ai hả?

– Tôi nói vu vơ vậy đó. Ai có tật giật mình.

– Ý anh nói tôi chứ gì?

– Cũng thông mình quá há.

– Ê! Anh kia!

– Gì vậy?

– Tiền chợ sao anh không đưa cho tôi?

Anh nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng:

– Cho anh nợ được không Trúc?

– Sao tự nhiên anh nói chuyện ngọt ngào quá vậy? Anh đừng hòng nha.

– Em mà không cho anh ăn cơm chắc anh chết mất.

Cô vô tình:

– Như thế càng tốt.

– Em thật nhẫn tâm vậy sao Trúc?

– Đối với ai thì tốt bụng còn với anh thì không.

Anh đùa:

– Ủa? Em mà cũng biết tốt bụng nữa hả?

– Anh như thế thì tháng này đừng hòng có cơm ngon, canh ngọt để ăn.

– Vậy thì tôi năn nỉ dì Phượng.

– Dì tôi sẽ không tốt với anh nữa đâu.

– Sao vậy?

– Vì tôi sẽ cho dì tôi thấy anh đáng ghét và không nên giúp đỡ gì thêm cả.

– Xin mời.

Hữu Thông đang xem tivi thì điện thoại anh reo inh ỏi.

Tèn ... ten ...

Anh áp nhanh điện thoại vào tai:

– Anh nghe nè Mỹ Mỹ.

Giọng Mỹ Mỹ cau có:

– Sao anh đi mà không nói em biết vậy hả?

Anh dịu giọng:

– Anh xin lỗi.

Cô tiếp tục:

– Anh đang ở đâu vậy?

– Đang ở nhà.

Cô hỏi:

– Nhà ở Mỹ Tho hả?

– Đúng rồi. Nhớ anh hay sao mà gọi vậy?

– Em bận quá chừng, thời gian đâu mà nhớ anh chứ.

Anh phàn nàn:

– Cứ ngỡ em về Việt Nam là vì anh, ai ngờ chỉ toàn là công việc thôi.

Cô cao giọng:

– Em là người nổi tiếng trên thương trường mà anh.

– Vậy khi nào em dành thời gian cho anh?

– Ngay bây giờ. Anh lên Gài Gòn liền đi.

– Nhưng bây giờ đã khuya rồi mà em.

– Nhưng mà ...

Nói xong, Mỹ Mỹ tắt máy, anh lo lắng:

– Mình làm gì có tiền đủ để đi taxi lên Sài Gòn chứ.

Anh độc thoại:

– Mình không đi, Mỹ Mỹ sẽ giận lắm.

Anh chợt nghĩ:

– Hay là mình sang nhờ dì Phượng giúp đỡ?

Hữu Thông thay nhanh quần áo và chạy vội sang nhà bà Mai Phượng. Vội quá, anh vấp phải bậc thềm ngay cửa.

– Ui da!

Anh té nhào xuống đất, Thanh Trúc cười khanh khách:

– Anh là trẻ con mới tập đi hả? Chưa biết đi thì đừng có chạy nha, dễ bị té lắm!

Anh lồm cồm bò dậy xoa vào chỗ đau ngay đầu gối, anh nhìn xung quanh nhà, Thanh Trúc hỏi:

– Anh qua đây có chuyện gì không?

Anh cười thật tươi, chưa kịp nói gì thì cô tiếp tục:

– Định nhờ vả nữa phải không?

– Sinh tôi ra là ba mẹ tôi, nhưng hiểu tôi nhất chỉ có Thanh Trúc thôi.

– Vậy sao? Có gì cứ nói!

– Dì Phượng đâu rồi Trúc?

– Ngủ rồi.

Mặt anh buồn hiu:

– Vậy hả?

– Đúng thế.

– Anh có chuyện cần nhờ dì giúp.

– Tôi biết ngay mà. Không có dì tôi thì anh về ngủ đi. Tôi đang bận chơi game không tiếp anh được đâu.

Anh nhoẻn miệng cười:

– Chuyện này em có thể giúp anh được đó Trúc.

Cô trề môi:

– Tự nhiên tôi thấy vui quá à.

– Vậy là em sẽ giúp anh hả Trúc?

– Giúp gì chứ? Mỗi lần anh cần tôi là nói chuyện ngọt như đường vậy.

Vừa nói, cô vừa dán mắt vào chiếc laptop. Anh đứng trước mặt cô, thành thật:

– Tôi cần một số tiền, không nhiều cũng không ít.

– Là bao nhiêu?

– Khoảng năm triệu.

Cô trố mắt:

– Cái gì? Anh cần nhiều tiền để làm chi?

Anh thú thật:

– Bạn gái tôi đang ở Sài Gòn, gọi tôi lên đó gấp nhưng khổ nỗi tôi hết tiền rồi.

Cô chợt hiểu:

– Thì ra anh cần bao nhiêu đó tiền để đi chơi với người yêu chứ gì?

– Tôi phải đi taxi rồi phải dẫn cô ấy đi ăn uống nữa.

– Không có tiền mà muốn làm đại gia hả?

– Vậy bốn triệu cũng được.

– Xin lỗi, tôi không có nhiều như thế đâu.

– Ba triệu.

– Anh ơi! Tôi không phải là đại gia như anh đâu.

– Tôi hỏi thật nha?

– Cứ hỏi!

– Cô có bao nhiêu tiền?

– Chi vậy?

– Cho tôi mượn.

– Khi nào anh trả?

– Lúc tôi được nhận lương.

Cô đắn đo:

– Vậy là còn đến một tháng nữa đó hả?

– Tôi năn nỉ cô mà.

Cô lấy chiếc xắc của mình ra, lấy một tờ polime trị giá năm trăm ngàn đưa cho anh:

– Nhớ trả đúng hẹn nha.

Mặt anh chau lại:

– Chỉ có bao nhiêu đây thôi sao?

– Đúng vậy.

– Ít quá như thế sao đủ tiền đi taxi?

Cô giật lại tiền:

– Không lấy thì thôi.

Anh ngăn lại:

– Đừng. Tôi lấy mà.

– Xong rồi hén. Về đi chơi vui vẻ nha, nhớ coi chừng bị móc túi đó.

– Có bao nhiêu đây ai thèm lấy chứ.

– Ít vậy mà có người không có, phải mượn tôi đó.

Cô nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng:

– Anh Thông!

– Gì thế? Cho anh mượn thêm tiền hả?

Cô xỉa nhẹ vào trán anh:

– Anh lúc nào mở miệng ra cũng nói tiền là sao?

– Chứ em gọi anh làm gì?

Cô hất hàm nhìn về hướng chiếc Wave S của mình:

– Cho anh mượn đó, nhớ đổ xăng đầy bình rồi trả lại cho tôi.

Anh mừng rỡ, hôn cô một cái lên má tỉnh queo:

– Em đúng là số một. Cám ơn em.

Anh dẫn chiếc xe của cô ra ngoài, cô nhìn theo ngẩn ngơ. Khi anh hôn, cô có cảm giác như sét vừa đánh trúng cô vậy, lạ lắm. Chưa bao giờ cô bị như thế cả.

Cô sờ tay vào nụ hôn lúc nãy rồi xoa xoa má mình.

– Anh ta là đồ xấu xa!

Cô nghĩ đến cảnh anh và người yêu đi chơi lại thấy tim đau nhói.

– Mình sao thế nhỉ? Kệ anh ta đi. Ai thèm có tình cảm với cái tên khó ưa đó chứ!

Rồi cô lại buồn thiu, buồn thiu:

– Anh ta đã có bạn gái rồi.

Sáng sớm, quán ăn đã mở cửa, khách vào ăn sáng rất đông, mọi người làm không nghỉ tay, còn Thanh Trúc thì thẫn thờ:

– Sao tự nhiên mình thấy nhớ anh ta quá!

Hữu Thông đi Sài Gòn từ hôm qua tới giờ vẫn chưa về. Anh chỉ gọi điện thoại về thông báo cho bà Phượng biết thôi. Cô gầm gừ trong cổ họng:

– Cái tên khó ưa kia, mau biến khỏi mắt ta coi, cứ chập chờn hoài trước mặt ta sao ta làm việc được chứ?

Minh Mập nhắc:

– Chị ơi! Bánh cháy rồi!

Cô nhìn lại thấy chiếc bánh xèo của mình không phải được chiên mà là được nướng, nó cháy đen hết trơn luôn. Cô luýnh quýnh:

– Chết rồi!

Cô không tài nào tập trung làm việc được. Bà Phượng bảo:

– Con ra ngoài tiếp khách đi, để Minh Mập chiên bánh thay con.

Cô lững thững ra ngoài, mang bánh xèo ra cho khách mà lại nhầm người.

– Cô ơi! Tôi chỉ gọi có một cái bánh hà.

Đĩa bánh xèo hai cái đó là của bàn bên cạnh. Cô mang thức ăn nhầm tùm lum bàn luôn. Khách có vẻ không hài lòng. Thấy thế bà Phượng đề nghị:

– Con ra phía sau rửa mặt cho tỉnh táo đi Trúc.

Cô nghe theo lời bà, Minh Mập thấy lạ:

– Thường ngày chị Trúc đâu có như thế đâu dì.

Bà Phượng cắt ngay câu chuyện phiếm sắp được mở màn của Minh Mập:

– Thôi, lo làm đi. Nhiều chuyện quá!

Minh Mập thanh minh:

– Con chỉ quan tâm chị Trúc thôi chứ!

– Vậy nữa!

– Dạ.

Thanh Trúc nhắm chặt mắt lại, tự dặn lòng:

– Mày phải chấp nhận sự thật nghe chưa Trúc?

Mải lo gây nhau với Hữu Thông, cô cũng chẳng biết cô yêu anh từ lúc nào nữa. Khi nghe anh nói đã có bạn gái, cô vô cùng bàng hoàng:

– Mà cũng đúng thôi, người như anh ta làm gì mà không có người yêu chứ.

Cô rửa mặt thật lâu. Một lúc sau, Minh Mập đứng từ phía sau cô, giọng vang lên:

– Chị ngủ gật ở ngoài đây rồi hả?

Cô quay mặt lại:

– Có ai ngủ ở tư thế đứng như vầy không hả?

– Không ngủ gật sao chị ở ngoài đây lâu quá vậy?

– Kệ chị!

Minh Mập đoán:

– Hay là chị để ý anh nào gần đây nên ra đây ngắm phải không? Xung quanh đây có rất nhiều nhà, nhà nào cũng có những anh chàng rất điển trai, lại thành đạt chứ. Đây là khu dân cư cao cấp mà.

– Nói gì lung tung vậy hả béo?

– Tự nhiên gọi em là béo à. Em là Minh Mập chứ bộ.

Cô cười tươi:

– Trời! Gọi Minh Mập thì chịu mà Minh Béo không chịu là sao?

Minh Mập giải thích:

– Mập thì dễ thương, đáng yêu.

Cô nhanh miệng:

– Còn Béo thì sao?

– Béo nghe thấy ớn, nghe tên hết muốn ăn thịt kho tàu luôn.

– Vậy đó hả? Được rồi. Minh Mập, chịu chưa?

Minh Mập vui vẻ:

– Được rồi. Thôi, hai chị em mình vào nhanh đi, nếu không, sẽ bị lùng bùng lỗ tai bây giờ.

– Ừ!

Cả hai vừa vào trong thì đã nghe bà Phượng lèm bèm, Minh Mập rụt cổ:

– Chị thấy chưa, em nói đâu có sai.

– Ừ, em hay thật.

Bà Phượng quát:

– Hai đứa không lo làm mà thì thầm to nhỏ gì đó hả?

Cả hai đều im re, bà Phượng tiếp tục:

– Khách vào kìa, Minh Mập.

– Dạ!

Thanh Trúc nói chuyện với Minh Mập chút xíu, cô cảm thấy đỡ stress, chưa bao giờ cô như thế này cả. Cô bực bội:

– Chưa thấy ai ngốc như mình.

Công việc mỗi lúc càng nhiều nên cô không có thời gian để suy nghĩ đến Hữu Thông nữa.

Một tuần sau, Hữu Thông vẫn chưa trở về Mỹ Tho. Thanh Trúc cứ nhìn hoài vào chiếc điện thoại:

– Sao anh ta vẫn chưa về nữa?

Đúng lúc đó bà Mai Phượng hỏi:

– Xe của con đâu rồi Trúc?

Cô ú ớ không biết phải trả lời thế nào. Minh Mập bỗng xuất hiện, cô liền nảy ra một sáng kiến:

– Dạ, con đưa xe cho Minh Mập đi sửa giùm rồi ạ.

Minh Mập lễ phép:

– Dạ, con chào dì ạ.

Bà Phượng hỏi:

– Ủa? Xe Thanh Trúc bị gì mà con mang đi sửa vậy Minh?

Thanh Trúc nheo mắt ra hiệu với Minh Mập. Anh “bắt sóng” nhanh, liền thản nhiên đáp:

– Dạ, xe phải làm máy lại ạ.

– Vậy hả?

Thanh Trúc chen vào:

– Dạ, đúng vậy đó dì.

– Vậy khi nào xe máy làm xong vậy Minh?

Minh Mập bí lời, Thanh Trúc cứu bồ liền:

– Khi nào xong người ta sẽ thông báo chứ gì, dì đừng lo.

– Ừ, thôi! Hai đứa nói chuyện. Dì đi công chuyện chút xíu.

– Dạ!

Thanh Trúc mừng quýnh:

– Suýt tí nữa là bị lộ rồi.

Minh Mập hỏi:

– Xe chị đâu rồi?

Cô kể hết mọi chuyện cho Minh Mập nghe. Cậu ấy nêu vấn đề:

– Có khi nào anh Thông lấy xe của chị đi luôn không về không?

– Em đừng có hù dọa chị chứ.

Minh Mập so vai:

– Hên xui à.

– Chị nghĩ anh ta không làm thế đâu.

– Anh Thông cũng hiền, hi vọng chị sẽ không gặp xui xẻo như những gì em dự đoán.

– Nếu mà có như vậy thật là tại em.

– Tự nhiên đổ thừa cho em là sao?

– Ai bảo em nói chuyện không may làm gì?

– Biết vậy lúc nãy em không giúp chị diễn kịch trước mặt dì Phượng đâu.

Cô hạ giọng:

– Thôi được rồi. Cám ơn em, chịu chưa?

– Chưa.

– Chứ giờ muốn sao?

Minh Mập xoa xoa cằm:

– Em muốn ăn kem.

– Cũng được.

– Vậy thì quán kem socola thẳng tiến.

– Nhưng chị không có xe để đi.

– Em chở chị.

– Đi xe đạp mà, em chở chị nổi không đó?

Minh Mập cười:

– Chị nhẹ như bong bóng, chở chị cũng như chạy một mình chứ gì.

– Chị nặng hơn bong bóng à nha.

– Vậy hả?

– Dám trêu chị nè.

Cô đuổi theo, Minh Mập co chân chạy:

– Chị ơi! Sao chị chạy nhanh quá vậy?

– Không phải chị chạy nhanh, mà tại vì em chạy chậm.

Minh Mập đùa:

– Chân ngắn củn mà cũng lợi hại quá há.

Câu nói này làm cho cô nhớ đến Hữu Thông, cô đâm quạu, véo tai Minh Mập:

– Em hết muốn sống rồi hả?

– Chị tha cho em đi, em sẽ tặng chị cái ván trượt patin.

– Cũng được, tạm tha cho em đó.

Minh Mập nhắc nhở:

– Bây giờ mình đi ăn kem được chưa chị?

– Đi!

Tại nhà Thanh Trúc, cô ngồi thẫn thờ trên chiếc xích đu. Bỗng có tiếng động lạ từ nhà bên cạnh, cô bật đứng dậy như lò xo.

– Chắc là anh Thông về.

Cô chạy lẹ sang đó nhưng không phải là anh mà là bà Mai Phượng.

– Dì hả?

Bà Phượng gật đầu:

– Dì nè. Con tưởng cậu Thông về phải không?

Cô chối:

– Đâu có!

– Vậy tại sao còn chạy qua đây?

– Con thăm nhà mà.

– Tại thấy nhà vắng người, dì qua dọn dẹp sạch sẽ đó mà.

– Anh ta ăn uống vứt bừa bãi dễ sợ.

Hai dì cháu cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Thanh Trúc thấy khung hình của Hữu Thông và Mỹ Mỹ, cô buồn ghê gớm và cầm khung hình lên ngắm:

– Họ đẹp đôi thật.

Dì Phượng như biết được tâm sự của cháu gái mình, bà gợi ý:

– Hay là con đi Vũng Tàu chơi nha Trúc?

– Con đi ai phụ dì?

– Dì thuê thêm người. Dì thấy lúc nào con cũng quanh quẩn, không đi đâu cả.

– Chẳng lẽ con đi một mình?

– Rủ bạn bè của con đi.

Cô lắc đầu:

– Thôi, tụi nó đứa nào cũng có chồng con, đi gì được?

– Bạn bè con tranh thủ như thế, con không biết bắt chước họ nữa?

Giọng cô ỉu xìu:

– Có ai để ý tới con đâu!

– Ai nói?

– Thì con vừa nói đó dì.

– Dì thấy có nhiều người theo đuổi con lắm mà.

Cô bông đùa:

– Họ theo con để đuổi con đi đó.

– Con kén quá coi chừng ế đó nha.

Cô tự tin:

– Dễ thương, đáng yêu như con làm sao bị như vậy được?

Bà cảnh cáo:

– Hên xui nha con.

– Hên chứ không có xui đâu dì.

Hữu Thông suy nghĩ thật kỹ rồi quyết định:

– Mình phải trở về Mỹ Tho thôi.

Vài tiếng đồng hồ sau, anh đứng trước cổng nhà hồi hộp:

– Chắc chắn phong ba, bão tố sẽ ập đến.

Anh cố gắng mạnh dạn bước vào, anh nở nụ cười:

– Dạ, con chào dì ạ.

Bà Phượng mừng rỡ:

– Con về rồi hả?

– Dạ!

– Vậy mà dì cứ ngỡ con không về nữa chứ?

– Đâu có. Dì và Trúc tốt với con quá chừng làm sao con nỡ bỏ đi được ạ?

Bà quan tâm:

– Con ăn uống gì chưa Thông?

– Dạ, rồi ạ.

– Dì có làm gỏi gà ngon lắm, con ăn với dì và Trúc nha?

Anh từ chối:

– Dạ, con cám ơn dì ạ. Con no quá không ăn nổi đâu ạ.

– Vậy à?

– Dạ!

– Thôi, con về nhà nghỉ đi.

– Dạ! Ủa mà Trúc đâu rồi dì?

– Nó vừa đi đâu với Minh Mập rồi.

– Vậy hả dì?

– Ừ!

Anh trở về nhà mình, không biết phải đối mặt với Thanh Trúc như thế nào nữa. Anh soi mình trong gương:

– Lúc này mình tệ quá. Xấu gì đâu!

Anh vuốt lại mái tóc của mình cho thật đẹp, sửa lại cổ áo:

– Mình ra dáng siêu mẫu lắm chứ bộ.

Từ phía sau, giọng Thanh Trúc vang lên:

– Chịu về rồi hén?

Anh quay đầu lại, nhìn cô với vẻ lo lo. Anh gãi gãi đầu:

– Ừ, anh về rồi.

Cô hất hàm:

– Xe của tôi đâu rồi?

– Xe ...

Anh ấp úng không nói được gì thêm, cô nhanh miệng:

– Trả lời mau!

Anh giật mình, nói thật luôn:

– Mất tiêu rồi.

Cô tức điên lên:

– Minh Mập nói đúng mà. Có phải anh hết tiền xài nên đã bán xe của tôi với giá rẻ không?

Anh lắc đầu:

– Không phải.

Cô tiếp tục:

– Hay là anh đã đem nó đi cầm rồi?

– Không phải thế.

Cô nóng giận:

– Vậy chứ nó đâu rồi?

– Bị công an lấy rồi.

Cô tiếp tục tưởng tượng:

– Anh lấy xe của tôi đi đua hả?

– Không phải.

– Tôi mệt nghe anh nói hai chữ “không phải” lắm rồi nha.

– Vì ...

– Vì sao hả?

– Vì anh vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát bắt lại.

– Rồi sao nữa?

– Anh sợ quá chạy luôn.

Hai tay cô chống hông:

– Anh hay quá hén. Rồi cảnh sát rượt theo anh chứ gì?

– Sao em biết hay quá vậy?

– Tiếp theo đó anh bị bắt lại phải không?

Anh gật đầu:

– Đúng rồi.

Giọng cô lảnh lót:

– Sau đó họ bảo cho xem giấy tờ, anh không có gì nên hậu quả là bị giam xe.

– Đúng luôn.

Cô nhìn anh nẹt lửa:

– Anh định tính sao với chiếc xe của tôi đây hả?

– Anh xin lỗi! Để anh nhờ Mỹ Mỹ lãnh xe ra giúp em.

– Sao lại giúp tôi, giúp anh mới đúng chứ!

– Ừ, giúp ai cũng được.

– Tôi chưa thấy ai tệ như anh. Ngoài đem lại phiền phức cho người khác ra, anh chẳng biết làm gì cả.

– Không dám đâu.

– Tôi cho anh thời gian ba ngày, anh phải lấy lại xe cho tôi, nếu không đừng có trách tôi!

– Được thôi. Chỉ cần Mỹ Mỹ của anh lên tiếng là mấy anh cảnh sát đó nể ngay.

– Hay quá hén.

– Ừ!

– Thật tội cho chị Mỹ, có người yêu tệ như anh.

– Được anh làm bạn trai, Mỹ Mỹ có phước dữ lắm đó.

– Nghe anh nói, đầu óc tôi choáng voáng, tứ chi bủn rủn.

Anh cảnh báo:

– Chắc em bị hạ canxi rồi đó.

– Anh hay quá ha, chắc là bác sĩ à?

– Anh là “chú sĩ” chứ không già đến nỗi gọi là “bác sĩ” đâu.

– Thần kinh anh có vấn đề nặng lắm rồi.

– Đâu có.

– Không tin, đến “Trung tâm vui vẻ” khám thử coi.

Anh ngơ ngác:

– “Trung tâm vui vẻ” là ở đâu?

– Ở bệnh viện tâm thần đó.

– Vậy hả?

– Ừ!

– Cái này anh mới biết.

Hữu Thông nhờ Mỹ Mỹ lấy xe của Thanh Trúc giúp, cô cương quyết từ chối:

– Em không có thời gian rảnh đâu anh.

Anh năn nỉ:

– Em giúp anh lần này thôi.

– Vậy thì anh phải nghe theo lời em.

Anh hiểu theo ý cô:

– Được rồi. Em nói gì anh cũng gật đầu hết.

– Anh nhớ những gì mình nói nha?

– Nhớ mà.

Cô kể lể:

– Tội của anh lớn lắm nha. Hôm trước em chờ anh quá chừng, anh không đến, tắt máy mấy ngày liên tục nữa chứ.

– Anh xin lỗi.

– Lúc đó anh ở đâu vậy hả?

– Anh đi lang thang.

– Em bận không có thời gian. Còn anh, thì rảnh đi lang thang, sướng quá chừng.

Anh thổ lộ:

– Tại em không biết thôi, anh khổ lắm em ơi.

– Khổ thì huề lại với ba anh đi.

– Không.

– Vậy thì thôi, em hết chịu nổi anh luôn.

Anh đề nghị:

– Em đừng nhắc đến ba anh nữa nha?

Cô cộc lốc:

– Không.

Anh giận:

– Thế thì anh không có gì để nói với em nữa.

Cô bỗng nghe tín hiệu “Tút ... Tút ...”.

Cô bực bội:

– Tự nhiên tắt máy là sao?

Cô gọi lại một lần nữa nhưng anh không nghe máy. Cô lầm bầm:

– Anh giỏi lắm.

Mỹ Mỹ thắc mắc:

– Tự nhiên muốn sống khổ sở là sao? Lại đi làm nhân viên phục vự nữa chứ.

Tức quá đi mà.

Mỹ Mỹ không hài lòng vì cách sống của anh. Có lẽ vì cô sợ người ta biết bạn trai của giám đốc công ty người mẫu là một người phục vụ quán ăn. Cô không thích như thế có lẽ vì sĩ diện.

Chiếc Wave S của Thanh Trúc dựng ngay trước nhà, Hữu Thông dụi mắt mình:

– Mỹ Mỹ không giận mình sao? Cô ấy chịu giúp mình rồi.

Anh liền tìm Thanh Trúc để hỏi rõ mọi chuyện. Cô đứng ngay cửa nhìn ra:

– Tìm ai?

Anh đáp:

– Tìm em chứ ai.

– Nhìn thấy anh là tôi bực bội lắm, làm ơn về đi nhé.

Anh khó hiểu:

– Xe của em đã được bảo lãnh ra rồi, em còn ghét anh gì nữa chứ?

– Anh cố tình nhắc cái điều mà tôi muốn nó quên. Được lắm, chuẩn bị tinh thần đi.

– Tinh thần gì?

– Thì anh sắp bị ăn đòn đó.

Anh trố mắt:

– Ăn đòn sao?

– Đúng vậy?

– Tự nhiên đòi cho anh ăn đòn là sao hả?

– Không có chuyện gì là tự nhiên cả.

Anh không nói chuyện với cô nữa, bỏ về nhà, cô la với theo:

– Tốt nhất anh nên trốn luôn nha.

– Lạ thật.

Anh không hiểu chuyện gì hết, rồi anh tự nghĩ:

– Chắc là đang giận ai đó, thấy mình giận lây qua luôn.

Anh cười tủm tỉm một mình:

– Con vi rút giận nó lan nhanh thật. Lan từ người này sang người kia.

– Anh cám ơn em đã giúp anh lãnh chiếc xe ra nha Mỹ Mỹ.

Nghe Hữu Thông nói thế, Mỹ Mỹ bật cười:

– Không phải em lãnh ra đâu.

Anh ngạc nhiên:

– Không phải thật hả?

– Thật.

Cô vừa dứt lời thì anh tắt điện thoại ngay. Cô giận dữ:

– Anh ta quá đáng thật, dám tắt máy hai lần luôn.

Cô quyết định:

– Lần sau anh ta gọi cho mình, mình không thèm nghe máy luôn.

Cô bực bội nhìn cái iphone 4 mà nổi điên:

– Mày cũng khó ưa nữa, đồ điện thoại!

Cái điện thoại vô cớ bị mắng. Cũng may nó là vật vô tri, vô giác, nếu không, nó cũng sẽ buồn lắm khi bị cô chủ mắng.

Mỹ Mỹ tiếp tục công việc hướng dẫn các người mẫu của mình trình diễn.

Khi làm việc, cô rất tập trung. Cô là một nữ giám đốc vừa xinh đẹp, vừa có tài, rất nhiều người để ý đến.

Thanh Trúc lớn giọng:

– Tôi đã bảo anh đừng xuất hiện trước mặt tôi mà.

Hữu Thông đứng lấp ló ngoài cửa không dám vào. Bà Mai Phượng thấy thế hỏi ngay:

– Sao con không vào nhà chơi vậy, Thông?

– Dạ, con ...

Bà bảo:

– Vào nhà chơi đi con.

– Dạ!

Thanh Trúc bỏ đi ra phía nhà sau, cô không thích nhìn cái mặt khó ưa của anh. Anh quay sang bà Phượng:

– Dì ơi! Xe của Trúc ai bảo lãnh vậy dì?

Bà không hiểu:

– Con nói gì vậy Thông? Xe này mới đi sửa về đó con.

– Xe bị hư gì hả dì?

– Dì nghe Thanh Trúc và Minh Mập nói là xe bị yếu nên phải làm lại máy.

– Ủa? Xe mới mà dì, chạy còn mạnh lắm mà.

– Dì có biết đâu. Tụi nó đem đi sửa gì đến nửa tháng, mới lấy về lúc nãy đó.

Anh chợt hiểu:

Chắc là Thanh Trúc giấu dì chuyện mình bị cảnh sát giam xe.

Bà Phượng làm cho anh một ly sinh tố:

– Con uống đi.

– Dạ, con cám ơn dì ạ.

Anh cầm ly sinh tố bơ ra phía sau nhà và xin phép:

– Dì cho con mang ly sinh tố này ra mời Trúc nha.

– Thôi, ở nhà có nhiều lắm. Con uống đi.

Bà để cho anh ra phía sau nhà. Thanh Trúc trông thấy anh, định đứng dậy đi chỗ khác thì anh gọi lại:

– Trúc! Anh xin lỗi mà.

– Anh có lỗi gì chứ?

– Em thật tốt với anh. Ủa? Mà sao em lấy xe ra được vậy?

Cô liếc anh:

– Chẳng lẽ chỉ có Mỹ Mỹ của anh mới làm được việc đó thôi sao?

– Ý anh không phải thế.

Anh đưa ly sinh tố cho cô:

– Em uống đi cho bớt giận!

– Hơi đâu giận người dưng.

– Đâu phải người dưng, mình là anh em tốt mà.

– Ai thèm làm anh em với mấy người chứ.

Anh đùa:

– Vậy làm chị em tốt cũng được.

Mắt cô sáng long lanh:

– Anh làm em tôi phải không?

– Miễn sao Thanh Trúc vui là được.

– Anh đừng có dóc.

– Thật mà.

– Vậy anh hãy làm cho tôi vui đi.

– Làm gì?

Cô bảo:

– Anh hái mít cho tôi ăn đi.

– Cần chi lên cây hái, ra chợ mua là được rồi.

– Nhưng tôi thích anh leo lên cây, lúc đó tôi mới vui.

Anh gãi đầu:

– Anh đâu có biết leo cây.

Cô cong môi:

– Bây giờ anh có muốn chuộc lỗi không hả?

Anh lép vế:

– Leo thì leo.

Anh không dám leo, cứ đứng phía dưới ôm chặt gốc mít phía sau vườn, cô hối:

– Leo nhanh đi anh.

– Cứ từ từ.

Để cô được vui anh chiều theo ý cô, anh cố gắng lắm leo lên được nửa cây mít, cô cổ động:

– Cố lên! Cố lên!

Anh khoái chí:

– Anh leo cây được rồi.

Cô đùa:

– Mừng không? Vui không?

– Vui, mừng lắm.

– Vậy thì buông tay ra vỗ tay đi.

– Trời! Em xúi bậy không à. Buông tay ra anh té thì sao?

Cô tỉnh bơ:

– Té thì vui chứ sao.

– Em ác thật.

Anh leo lên đuợc một đoạn nữa, cô thấy tình hình không ổn, ì ạch vác tấm nệm dày cộm trong phòng mình ra đặt ngay gốc mít:

– Phòng bệnh cho chắc ăn.

Cô vừa nói xong thì anh bị rơi từ trên cao xuống, cô hốt hoảng sợ quá, lấy tay che kín mắt mình lại.

– Đừng!

Anh nằm yên bất động trên tấm nệm, cô luýnh quýnh:

– Anh có sao không vậy?

Sợ anh chết, cô khóc luôn.

– Anh đừng có xảy ra chuyện gì nha.

Anh bật dậy:

– Ủa! Chứ không phải thấy anh bị vậy em vui lắm hả?

Cô lấy tay lau nước mắt:

– Thì ra anh giả bộ hả?

– Độ cao thế này làm sao anh chết được?

– Biết vậy lúc nãy tôi không thèm đem tấm nệm này ra.

– Không có nó nãy giờ anh lên thiên đàng mất tiêu tồi.

Cô trề môi:

– Người như anh là bị đày xuống địa ngục thì có.

– Không dám đâu.

– Thôi, leo lên hái mít nữa đi.

– Anh sợ em khóc lắm, thôi anh vào nhà đây.

– Anh mà không hái được trái mít đó đừng hòng tôi nói chuyện với anh.

Anh tỉnh queo:

– Vậy hả? Cám ơn nha!

Anh đi nhanh vào trong, lúc nãy bị té anh cũng sợ lắm nên không dám leo lên nữa, cô cằn nhằn:

– Chưa thấy ai khó ưa như anh ta.

Mỹ Mỹ rủ:

– Mình đi du lịch châu Âu nha, anh Thông?

Hữu Thông giật mình:

– Sao tự nhiên em lại muốn đi du lịch?

Cô ôm choàng lấy anh, mè nheo:

– Đi nha anh?

– Nhưng mà ...

Cô nhanh miệng:

– Sao thế anh?

Anh nhăn mặt:

– Tiết kiệm đi, em nhé.

– Anh sợ tốn kém chứ gì?

Anh gật đầu nhanh:

– Ừ!

Cô giận dỗi:

– Vậy thì em đi một mình.

– Không buồn hả?

– Sao lại buồn?

Anh cười tươi:

– Vì không có anh.

Cô cong môi:

– Không có chuyện đó đâu. Bên cạnh em đâu chỉ có riêng mình anh.

Anh véo mũi cô:

– Em dám nói thế hả?

– Tại sao không?

– Chết em nè!

Anh làm nét mặt hung dữ, gầm gừ hù dọa cô, cô sợ quá:

– Thấy ghê!

– Đó là sự giận dữ của chúa tể sơn lâm đó em.

Cô bông đùa:

– Thì ra người yêu của em ở trong sơn lâm.

– Ý em là gì hả?

– Thì anh ở trong sơn lâm có nghĩa anh là rừng, là núi chứ không phải là người bình thường như em.

– Em đọc kỹ hướng dẫn trước khi liều chưa vậy?

– Chưa.

– Hèn chi em liều mạng thật.

Thanh Trúc ra phía sau sân vườn nhà mình, cô ngạc nhiên:

– Ai mở nước mà không chịu khóa lại vậy kìa?

Thanh Trúc đến gần vòi nước khóa lại, cô ngồi gần hồ cá, những chú cá bơi lội tung tăng dễ thương làm sao, cô rải thức ăn xuống hồ:

– Ăn đi cá.

Những chú cá tranh nhau đớp mồi. Bỗng từ phía sau, một bàn tay nào đó che kín mắt của cô lại, cô lên tiếng:

– Minh Mập! Em muốn ăn đòn hả?

Cô chẳng nghe phản ứng gì từ phía sau lưng mình cả, cô vòng tay mình ra phía sau véo vào hông kẻ đang che mắt cô một cái đau điếng, anh ta la oai oái:

– Ui da!

Thanh Trúc quay mặt lại. Thấy Hữu Thông cô trố mắt – Chẳng phải anh đã đi châu Âu chơi với chị Mỹ Mỹ rồi sao?

Anh nhún vai:

– Anh không đi.

Cô trêu:

– Chắc là anh bị bỏ rơi lại chứ gì?

– Không dám đâu.

Thanh Trúc cao giọng:

– Hình như bữa trước có người khoe là sẽ đi chơi thật vui thì phải.

– Ở nhà cũng vui chứ bộ.

– Vui gì mà mặt mày anh bí xị vậy?

Anh lấy hai tay che mặt mình lại:

– Mặt anh tươi như hoa, bộ không thấy hả?

– Ừ. Cũng như hoa mà hoa bị héo đó.

– Vậy hả?

– Còn phải hỏi.

– Mặt anh tệ thế sao?

Cô bật cười:

– Còn tệ hơn như thế nữa đó.

– Gì ghê vậy?

– Thật đó. Anh vào soi gương thử thì biết.

Anh thắc mắc:

– Bữa nay em không đi đâu chơi hả?

– Kệ người ta. Nhiều chuyện.

– Anh quan tâm em út chứ bộ.

– Anh lo thân anh đi nha.

Anh ngơ ngẩn:

– Tự nhiên cau có với anh à.

– Kệ em.

Anh tò mò:

– Hay là hẹn ai đó đi chơi rồi bị cho leo cây?

– Có ai khen anh vô duyên chưa hả?

Anh lắc đầu:

– Chưa.

– Vậy thì anh nghe em khen nè.

Anh lớn giọng:

– Sẵn sàng.

– Anh là người vô duyên nhất hành tinh này. Không đẹp, được cái vô duyên.

– Ôi trời! Trong mắt em, anh đáng yêu thế hả?

– Đúng vậy.

– Anh thật là vinh hạnh.

– Anh bệnh nặng quá, hèn chi chị Mỹ Mỹ không dám cho anh đi du lịch cùng chị ấy.

– Chạm tới nỗi đau của anh rồi nha.

Cô tỉnh bơ:

– Kệ anh.

Cuối tháng, Hữu Thông được bà Phượng trả lương, anh mừng rỡ:

– Mình có tiền trả nợ cho Thanh Trúc rồi.

Anh sang nhà tìm Thanh Trúc thì thấy cô đang nói cười vui vẻ với Minh Mập ngay xích đu. Anh nhét bao thư trở lại túi quần mình:

– Hai người đang nói gì vui quá vậy?

Thấy anh, Minh Mập cười toe:

– Anh Thông! Em muốn ăn kem.

Hữu Thông hỏi:

– Em không muốn giảm cân hả?

Minh Mập đáp:

– Giảm thì giảm, ăn thì ăn có sao đâu?

– Hèn chi em lên cân vèo vèo.

– Thiếu gì em cũng chịu được, chứ thiếu ăn thì em bó tay.

Hữu Thông đùa:

– Anh thì ngược lại. Cái gì anh cũng không thiếu, chỉ có thiếu nợ thôi.

Thanh Trúc lên tiếng:

– Có lương rồi sao ai đó im re vậy ta?

Hữu Thông nheo nheo mắt, cô tỉnh bơ:

– Có gì phải xấu hổ, thiếu thì trả thôi, Minh Mập hén?

Minh Mập không biết chuyện gì nghe gọi đến tên cũng gật đầu luôn:

– Đúng rồi đó chị.

Thanh Trúc quay sang Minh Mập:

– Lát nữa, hai chị em mình đi ăn đủ thứ luôn.

– Ăn gì vậy chị?

Cô liệt kê:

– Cóc, ổi, me, xoài, mận, quýt, khóm, nho ...

Minh Mập thích thú:

– Hay quá. Nhưng ai sẽ khao đây?

Thanh Trúc chỉ tay về hướng Hữu Thông:

– Đứng đó kìa, đại gia Thông.

Hữu Thông hào phóng:

– Được thôi.

Minh Mập vỗ tay:

– Hay quá. Anh Thông là số một, chị Trúc là số hai, em là số ba.

Thanh Trúc hóm hỉnh:

– Em là số 0 thì có, tròn như chữ O, anh Thông đi với em như số 10 vậy đó.

Hữu Thông bật cười vì câu ví von của cô. Mặt Minh Mập không được vui:

– Chị chê em hoải, em buồn đó nha.

– Em mà buồn chị vui lắm đó.

– Sao vậy?

– Vì mỗi lúc em buồn, em không ăn gì hết. Lúc đó chị sẽ ăn luôn phần của em.

– Không dám đâu! Em chưa bao giờ biết buồn.

– Vậy hả?

– Chứ sao.

Minh Mập và Thanh Trúc ra cổng, Hữu Thông chạy theo hỏi:

– Anh đi bằng xe gì?

Thanh Trúc và Minh Mập thì đi chung xe đạp, cô chỉ tay ra đường:

– Taxi kìa!

Hữu Thông lắc đầu:

– Tốn kém lắm.

Trúc trêu:

– Đại gia thì phải đi taxi chứ.

– Phải tiết kiệm tiền để trả nợ, đóng tiền nhà nữa chứ.

Minh Mập bảo:

– Hay là anh lên xe đạp ngồi cùng với chị Trúc, em chở luôn cho.

Hữu Thông ngạc nhiên:

– Sao chở được chứ?

Minh Mập tự tin:

– Được mà.

Trúc lắc đầu:

– Không được đâu.

Minh Mập vui vẻ:

– Ngồi thử thì biết chứ gì.

Thanh Trúc xuống xe, cô vào nhà lấy chiếc Wave S của mình ra:

– Hai người đi xe đạp nhé.

Cô lên xe, đề máy và chạy thật nhanh. Hữu Thông ngồi phía sau xe đạp hối thúc:

– Chạy nhanh lên đi Minh.

Minh Mập chạy thật nhanh. Mệt quá, anh ngưng một lúc để thở:

– Ôi trời! Sư huynh nặng quá.

– Đâu có, anh nhẹ lắm mà.

Minh Mập đề nghị:

– Hay là anh chở em đi.

Hữu Thông phán:

– Anh không biết chạy xe đạp.

Minh Mập giật mình:

– Thật hả?

– Ừ!

Minh Mập than vãn:

– Sao số em khổ quá vầy nè.

Hữu Thông đùa:

– Em ráng chịu khổ đi, sau này chịu cực! Vậy đó hén.

– Ừ!

– Em đang lạc quan, nghe anh nói hết cười nổi luôn.

– Vậy sao?

– Thấy mặt mày em đang nhăn nhó không?

– Anh đảm bảo lát nữa em sẽ vui lắm.

– Sao anh biết?

– Vì mỗi lần nhìn thấy ly kem là em cười rất tươi.

– Anh hiểu em quá chừng.