Tập 1
Mới tháng 3 mà ở Phan Thiết trời nắng thật gắt. Mây dường như cao hơn nên không toả bóng mát xuống bờ cát dài.Bước chân trần trên nền đất ướt, rồi đứng nhìn bóng lao xao xô bờ, Nguyên Hà thấy lòng vui hơn khi ngắm cảnh thiên nhiên. Gió từ ngoài khơi đưa vào làm tóc vờn trên vai, cô ước gì mình mãi được tự do sống theo ý thích.Sóng vẫn rì rào nhưng không làm dịu đi chút nào trong tâm hồn cô gái, Nguyên Hà hướng mắt về đường viền chân trời đang chói chang. Phải chăng mặt trời đang hối hả đi tìm mặt trăng để tình tự nên toả sức nóng khiến cho dân gian bức bối? Ngày cứ qua dần cho đêm lại sang nên cứ đuổi bắt để gìm giao điểm khi ấy Nhật Thực hay Nguyệt Thực.Nguyên Hà mỉm cười với ý nghĩ lạ lùng của mình.Đêm và ngày là 2 thế giới.Tôi với anh đường thẳng song đôi.Dù cố đuổi để tìm tâm điểm Vẫn chia đôi hai nẻo cuộc đời ...Đang trầm tư, Nguyên Hà không hay Thanh Hương đến sau lưng.− Đang không bỏ ra đi một mình làm tao đi tìm khắp nơi, tưởng có chàng nào bắt cóc rồi chứ.− Làm như dễ bắt cóc lắm vậy! Kiếm tao làm gì?− Hỏi nghe dễ xa nhau quá ha, tao định phát loa tìm trẻ lạc đấy.Nguyên Hà cười:− Cám ơn sự quan tâm của mày.Kéo tay Nguyên Hà về phía khách sạn, Hương nói:− Đêm nay có đốt lửa trại và giao lưu với các đoàn tham quan khác. Mày hãy chuẩn bị tinh thần để gặp Bạch Mã hoàng tử đi, đừng mang bộ mặt sầu muộn vào cuộc chơi nghe ... Tao van mày đó!− Biết đâu bộ mặt sầu đời của tao lại hay dễ rung động lòng người.Thanh Hương trề môi:− Đừng có ham!− Tao cóc ham ... Cóc thèm!− Cóc, ổi, mía ghim gì nói ra cho hết đi. Vì bạn bè, tao sẽ đi tìm muối ớt.− Cà rỡn hoài!Chợt Thanh Hương xuống giọng:− Hà nè! Chuyến tham quan này sẽ là một kỷ niệm cho năm cuối cấp của tụi mình, buồn há.− Ừ, nhưng mày còn có thể tiếp tục học. Còn tao đành bỏ dở thôi, chán lắm.− Chán thì lên núi phát hoang ở ẩn.− Mày muốn tao đi tu rồi ai làm bạn với mày.Hương dài giọng:− Tao sẽ ăn mừng lớn vì thoát khỏi nhỏ bạn quanh năm buồn như cây sầu đông.Nguyên Hà bật cười:− Hân hạnh quá, được mày ví nỗi buồn tao như cây sầu đông.Hương đập nhẹ vào vai bạn:− Hãy nở nụ cười hoài trên môi như thế nhé! Tao mong đêm nay ngôi sao may mắn sẽ đến cho mày.Vành bán nguyệt treo nghiêng nghiêng lơ lửng trên bầu trời đêm, sao lung linh như ngàn ngọn đèn màu nhấp nháy.Cả đoàn quây quần ở bãi cát trống, sát tường là sân khấu được dựng tạm đơn sơ. Lễ khai mạc đêm lửa trại bắt đầu.Những bài hát ca ngợi về thanh niên được các tốp ca trình bày, tiếng nhạc hoà cùng tiếng vỗ tay làm cho cuộc chơi sôi nổi hơn. Phần văn nghệ chấm dứt, cả đoàn người quây thành một vòng tròn rộng, chính giữa một đống củi được chất chụm đầu vào nhau.Người dẫn chương trình cuộc chơi bắt đầu khởi xướng sau khi nhận bó đuốc cháy đỏ để châm vào đống củi, ngọn lửa chạm vào củi đã tẩm dầu bừng cháy sáng rực.Thế là tất cả đã vào cuộc.Vòng tròn khi nãy được nới thêm ra khi có người tham gia. Tài và Hải dẫn dắt nhiều trò chơi mới lạ.Đầu tiên là trò đưa một cánh tay lên. Tài nói:− Khi nào tôi nói là "thò" là các bạn đưa tay lên, "thụt" là để xuống, ai làm khác đi sẽ bị phạt ra khỏi vòng và phải làm trò khác do tôi đưa ra. Các bạn có nghe rõ chưa?Tiếng đồng thanh hô to:− Rõ!− Tốt! Chúng ta bắt đầu nhé. Thò ...Mọi người đưa tay lên.− Thụt ...Những cánh tay rụt xuống.− Thò!Nhưng tay của Tài vẫn giữ nguyên vị trí cũ, nghe nhưng lại làm theo Tài nên có mấy người đã bị bắt, họ bước ra khỏi vòng để vào trò chơi khác.− Chúng ta sẽ hát bài "Cả nhà thương nhau" nhé! Ta chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất làm cha, nhóm thứ nhì làm mẹ và thứ ba làm con. Ai hát sai sẽ bị phạt tiếp đấy.Thanh Hương kề tai Nguyên Hà:− Đừng để bị bắt quê lắm nghe.Gió vẫn thổi từng cơn lạnh tiếng lá dương như đan vào nhau tìm hơi ấm. Ngọn lửa vẫn bập bùng theo điệu vui hương hoa hoà trong gió cùng vị mặn của biển khiến lòng những người trẻ tuổi đầy hăng say nhiệt tình vui đêm lửa trại.Tài cứ đưa mọi người vào trò chơi này đến trò chơi khác, không gian lạnh nhưng lòng người chợt ấm khi nối vòng tay trong tay.Qua một ngày đường dài mệt mỏi, nhưng Khang không làm sao chợp mắt khi tiếng reo hò ngoài kia cứ vang bên tai. Trăn trở hoài trên nệm, cuối cùng Khang phải bật dậy mang vội đôi dép quai dọc đi ra nơi có tiếng cười đùa ồn ào.Nhập nhoạng trong bóng đêm ánh lửa không đủ soi rọi những người đang góp vui, tiếng cười nói làm xao động cả một góc trời.Tài thổi một tiếng còi dài:− Lửa trại gần tàn nên chúng ta chỉ còn lại một trò chơi cuối cùng nhưng rất thú vị. Nhưng khi vào cuộc chúng ta phải bắt những người phạm vi sao cho đủ đôi, bởi trò chơi "vị ngọt tình yêu" phải có nam và nữ kết hợp lại.− Very good!Tiếng vỗ tay lại rào rào như pháo nổ.− Hải và Phương phải nhanh mắt nhé.− Vâng!− Khi tôi nói "đứng" hoặc "ngồi", các bạn làm sai là phạm qui và hãy tự giác bước ra khỏi vòng nhé.− Very good!Tiếng xì xào cất lên Hương nói nhỏ:− Nguyên Hà trò chơi này thú vị quá ha! Nhớ phải để ý kẻo bị bắt ê lắm.Tiếng còi lại kêu vang:− Bắt đầu ...Tất cả im lặng chờ đợi:− Đứng!− Ngồi!− Ngồi, đứng, đứng, ngồi ...Tài làm và nói rất nhanh làm cho mọi người đứng lên thụp xuống trông thật buồn cười, khiến Khang đứng cạnh đó cũng muốn tham gia.− Ngồi!Chữ "ngồi" được Tài kéo dài nhưng anh ta lại đứng, và thật bất ngờ khi mọi người đều ngồi thì có một số đứng chết lặng.Rồi tiếng la, tiếng vỗ tay thật lớn:− Xin mời, mắc cỡ gì mà không chịu bước ra vòng.Thanh Hương níu tay Hà:− Tiêu mày rồi Hà ơi.Câu nói của Hương làm đôi chân Nguyên Hà như ríu lại, bước đi như mộng du ra khỏi vòng người.− Trò chơi "vị ngọt tình yêu" bắt đầu. Hải ơi! Cậu xem số người bị phạt đã đủ đôi chưa?Hải đảo mắt đếm:− Còn thiếu một nam.Hiếu kỳ, Khang bước vào. Hải nói:− Đủ rồi anh Tài ơi.− Bao nhiêu đôi.− 5 đôi.− Tốt! Trò chơi bắt đầu nhé và các bạn phải biết rằng trò chơi này có giải thưởng. Hãy cố gắng lên nhé!1 sợi dây dài được căng ra, 5 trái táo chín được cột vào với những khoảng cách.− Nào, bắt cặp đi các bạn!Nguyên Hà bàng hoàng khi được ai đó nắm tay và cất tiếng nói:− Đừng sợ! Bắt cặp với anh nhé!Nguyên Hà cúi mặt cô không can đảm nhìn người trước mặt. Tài diễn giải:− Các bạn hãy làm cách nào để ăn cho hết táo nhanh nhất, thời gian quy định là 30 giây. Luật chơi chỉ dùng bằng miệng để ăn, nếu làm khác đi sẽ bị phạt tiếp. Giải thưởng đáng giá đang chờ các bạn, hãy chuẩn bị đi!Nguyên Hà nhìn trái táo treo lơ lửng mà lo lắng. Nhưng Khang cầm tay cô kéo lại trước quả táo rồi nói:− Em kê má vào trái táo làm điểm tựa, anh sẽ dễ dàng cắn táo.Dù không hiểu sự việc ra sao Hà cũng làm theo, tiếng vỗ tay khích lệ khi Khang đã cắn được táo. − Hay quá ... tiếp tục đi!Khang vẫn tiếp tục. một nụ hôn lướt nhanh qua má Nguyên Hà làm cô tròn mắt nhìn nhưng anh vẫn vô tư nhai rào rạo.Vô tình hay cố ý đây?Khang tự nhiên tiếp tục phần thi của mình, và lần này môi anh chạm vào môi Nguyên Hà ... Cô chưa kịp phản ứng miếng táo cuối cùng chỉ còn trơ cái lõi.Giữa tiếng reo hò ầm ĩ, đôi của Hà về nhất, tiếng còi lại cất lên.− Xin giữ im lặng! Trước khi phân thắng bại để dành giải thưởng có giá trị, các bạn phải trải qua phần thi nhảy đầm trên báo.Nghe xong, Nguyên Hà muốn toát mồ hôi dù trời đang lạnh, đưa mắt tìm bạn nhưng vòng người vẫn quay đều.Mấy tờ báo được trải ra:− Vòng nhất, nhảy ra khỏi vòng là thua đấy. Xin mời ban nhạc.Khang không để bạn nhảy phải nghĩ ngợi, anh dìu Nguyên Hà bước đi.− Vòng hai.Tờ báo được xếp đôi.− Hãy đặt chân lên bàn chân anh!Sự va chạm làm Nguyên Hà bối rối, cô tránh ánh mắt đang toả sáng như sao băng. Tờ báo được xếp lại nhỏ dần chỉ đủ đôi chân một người. Khang nói:− Xin lỗi nhé, chỉ có cách này ta mới không thua cuộc.Nói xong, Khang nhấc bổng Nguyên Hà lên khiến cô phải ôm choàng vào cổ anh.Trong khi đó tiếng cười lại rộ lên, một đôi nhảy bạn gái lại to hơn bạn trai nên anh ta không bế nổi. Sợ thua cuộc, cô gái nói: − Để tôi bế anh vậy.Tiếng la hét, tiếng nhạc, tiếng huýt sáo vang dội một góc trời. Đêm như bừng sáng vì sự khuấy động của tiếng cười.Nhạc chấm dứt kết thúc phần thi. Tài tuyên bố giải nhất thuộc về cặp Nguyên Hà.− Giải là của chung, xin mời các bạn hãy mở ra xem và cùng chia đôi.Khang dịu dàng:− Đừng mở ra làm gì, em hãy giữ lấy khi nào nhớ đến anh ... Đến đêm lửa trại ở Mũi Gành hãy mở ra xem.Đốm lửa dần tàn. Trời đã vào khuya, đêm gầm như lấn sang ngày. Nguyên Hà đưa mắt tìm nhưng bóng anh đâu mất, cô nghe nao lòng như vừa đánh mất vật gì quý báu.Nguyên Hà nuối tiếc khi không dám nhìn rõ mặt anh, ngoài đôi mắt sáng có sức thu hút khiến trong tay anh, Hà như rũ mềm.Bập bùng đêm lửa trạiTôi - anh tay trong tay1 lần rồi xa mãiBuồn rơi! Người có hay?Khang trở về phòng với nụ cười trên môi, anh đã có đêm vui sau những giờ phút mệt nhoài với công việc. Từ khi rời ghế nhà trường, Khang đã phải đương đầu với những con số, tiếp nối sự nghiệp của cha.Đêm nay chỉ trong khoảng thời gian ngắn bên cạnh cô gái rất dễ thương khiến Khang như sống lại tuổi học trò. Thời ấy anh đã từng tham gia rất nhiều trò chơi, và kỷ niệm vẫn khắc sâu vào tâm hồn vốn sống khó quên.Ánh trăng đã chếch bóng nhưng Khang vẫn chưa tìm được giấc ngủ muộn màng, dù rất muốn đốt thuốc nhưng Khang vẫn lười dậy, nên gối tay dưới đầu để nhớ lại những chuyện đã qua. Khang chau mày vì trí nhớ của anh như có lớp sương mù phủ kín, gương mặt trở nên lạnh lùng, độc đoán.Cuộc hôn nhân tan vỡ đã làm Khang chán ghét tình yêu, nên bao người con gái chung quanh chỉ để vui khi anh sầu muộn. Bất chợt, Khang nhớ đến bàn tay mềm cùng mùi tóc thơm hương khi nãy, trong anh gờn gợn xuyến xao. Lát sau, hình bóng ấy theo Khang vào giấc ngủ.Đến lúc Khang giật mình thức giấc bởi tiếng loa phát lớn:− Xin "thiết tha cầu khẩn" tất cả các đi trên số xe H4 ... phải tập trung ngay, xe sắp rời Mũi Gành. Ai không nhanh chân là không gặp được tiên ở suối Hồng nhé ...Còn say ngủ nhưng Khang phải bật cười vì câu nói dí dỏm, anh ngồi dậy tung cửa sổ, chỉ kịp thấy chiếc xe tham quan rời bãi đậu.Ngồi cạnh nhau, Hương hỏi bạn:− Đêm qua mày không ngủ vì tương tư chàng rồi phải không?− Đoán mò!− Tao nói đúng trăm phần trăm! Bằng chứng là nằm cạnh tao mày cứ trăn trở hoài, miệng thì mỉm cười như đang nghe lời tỏ tình. Là sao, giải thích đi!− Mắc gì phải giải thích chứ? Vô lý!− Bị nói trung tim đen nên đâu thể giải thích.Nguyên Hà nháy mắt:− Nói vậy mà cũng nói! Tim tao màu đỏ tươi rói, chứ có bầm giập hay sình ươn gì mà đen.− Bào chữa hay quá ha! Nhưng ... cho tao chia buồn với mày, vì cuộc tình đó một đi không trở lại.− Lảng! Bỗng dưng lột lưỡi nói kỳ cục!− Đêm qua tao chứng kiến tận mắt có người bị hôn, không phản ứng mà mắt cứ long lanh, dễ cho tao hiểu lầm lắm. Mày đã gặp được Bạch Mã hoàng tử rồi đó, dù chỉ là ...Nguyên Hà hớt ngang:− Người chứ ngựa đâu mà gọi là "Bạch Mã" chắc mày nhìn gà hoá cuốc.− Ngựa biến thành người mấy hồi, như chuyện cổ tích ấy.− Không thèm nói nữa đâu.Nguyên Hà nhắm mắt ngả đầu vào ghế:− Không nhìn biển sao?− Nhường cho mày.− Giận hả?− Không rảnh để giận.− Nói láo đỏ mũi nghe.− Có đỏ như cà chua cũng không sợ.− Chàng sẽ chê.− Tao đâu có chàng.− Rất tiếc đêm qua tao chưa kịp hỏi giúp mày, để giờ chàng như "bóng chim tăm cá".Nguyên Hà lừ mắt:− Đã bảo không nhắc đến nữa. Tao đâu còn nhớ chuyện đêm qua, nó như cơn gió thoảng qua song cửa nên không lưu lại bất cứ điều gì.Hương thấy bạn chợt buồn, ánh mắt như có mây giăng.− Tao xin lỗi nghe, định trêu cho mày vui thôi.Nguyên Hà lắc đầu rồi đẩy ô cửa kính. Gió lùa và nắng như hắt vào mặt khiến cô phải kéo rèm. Lát sau Nguyên Hà đã thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn ủ kín nỗi đau chợt đến cô thèm được ru mình trong vòng tay ai nóng ấm.Nguyên Hà đưa tay ôm mặt bởi cát tát nẩy lửa của cha. Đôi mắt ông long lên như hung thần, giọng đay nghiến:− Tại sao cứ cãi lời tao để đi thi? Mày cứ tưởng gia đình còn tiền của cho mày đi học sư phạm nữa hay sao? Mẹ đau ốm liên miên chạy chữa thuốc thang, nợ nần chồng chất. Ngay cả căn nhà dột nát này cũng phải bán đi để trả nợ, mày không biết sao mà còn mơ tưởng đến chuyện làm cô giáo? Học xong lấy mảnh bằng nấu ra thành cơm ăn chắc.Nước mắt tuôn đầm đìa nhưng Nguyên Hà cũng cất giọng:− Con xin lỗi cha. Con nghĩ học sư phạm được miễn tiền học phí.Ông Hoàng hất mặt:− Thế mày để bụng đói mà học được sao? Lỗi phải gì chứ?Bà Hoàng ngồi cạnh đó không lời can gián. Biết làm sao hơn khi gia đình lâm vào cảnh bế tắc thất mùa liên miên. Vạt đất trồng hoa của Nguyên Hà cũng không đổi lấy nổi 2 bữa cơm rau cháo thì còn mơ gì nữa.− Còn chuyện của dì Vân mày mai mối phải tiến hành thôi. Chỉ có cách đó may ra mới giữ được mấy cái mạng này.− Thưa cha ...Ông Hoàng gạt ngang:− Không ý kiến!Đến lúc này bà Hoàng mới nói:− Ông nghĩ lại đi, Nguyên Hà còn nhỏ quá đã biết gì đâu ông.− Nhỏ ư? Ngày xưa bà về với tôi mới 17, năm nay nó đã 18. Con ngoan trả hiếu cho cha mẹ là lúc này đây. Có chồng giàu cũng nhờ tấm thân đâu dễ tìm được nơi xứng đáng.Nguyên Hà thở dài buồn bã. Phải làm thế nào để giúp cha vượt khó mà không bằng cách cha vừa nói, dù bị đòn đau nhưng cô không hề giận cha.− Lúc nào mày cũng ước có thật nhiều tiền chữa bệnh cho mẹ mà lại tiếc tuổi thanh xuân ư?− Nhưng làm sao con có thể yêu một người đàn ông đã một lần ly hôn hả cha?Ông Hoàng cười gằn:− một hay nhiều lần đâu có nghĩa gì khi họ là người giàu có. Con không muốn thấy tương lai của các em mình sau này ư? Hy sinh một chút để mẹ khỏi bệnh và căn nhà dột nát sẽ được tu sửa.Nhìn mái tóc đã hoa râm, chiếc lưng như còng xuống của cha, Nguyên Hà có thể nào phản kháng nữa không khi cha phân giải mọi điều.Nguyên Hà cắn môi:− Cha cho con một thời gian nữa đi.Ông Hoàng nhướng mắt:− Bao lâu nữa hở con? Hiện tại nhà không còn lấy một đồng thì cơm gạo đâu ăn để chờ thời gian của mày. Vạt đất hoa ấy có thể kéo lê được mấy bữa? Hạn trả nợ cho ngân hàng đã hết rồi con.Nguyên Hà nghe nhức nhối trong chính trái tim mình, vì vao cố gắng của cô không cho kết quả tốt, gánh hàng hoa thu nhập quá ít so với sự chi tiêu bắt buộc của gia đình. Ở thị trấn quanh năm chân lấm tay bùn, có mấy ai mua hoa về làm đẹp trong nhà khi không phải là ngày cúng.Ông Hoàng tiếp:− Còn mấy ngày nữa họ sẽ đến xem mắt đó, đừng để họ thất vọng vì gương mặt sầu đời. Sướng khổ gì là do mày quyết định, cha không còn sức lực gồng gánh gia đình nữa rồi.Ông đùng đùng giận dữ rồi lại xuống giọng:− Thôi, tôi đi qua anh Ba có chút chuyện. Mẹ con bà tính sao thì tính!Ông nện gót giầy xuống nền đất rồi bỏ đi. Cô hỏi mẹ:− Phải làm sao bây giờ hả mẹ?Bà Hoàng vuốt tóc con gái với vẻ mặt buồn:− Đành phải nghe theo lời ba thôi con. Người nhìn xa trông rộng, con sẽ sung sướng tấm thân và vực gia đình mình khỏi sự túng quẫn.Không thể im lặng mãi với sự nghi ngờ ngày một lớn dần nên Nguyên Hà hỏi:− Con không phải là con ruột của cha, phải không mẹ?Bà Hoàng chau mày:− Sao con nói kỳ cục vậy? Cha sẽ buồn lòng vì câu nói đó của con.Nguyên Hà cười buồn:− Từ khi con hiểu biết với trí óc non nớt, con vẫn nghi ngờ mình không phải là con của cha rồi. Cùng ba đứa con như nhau nhưng con đâu được cha yêu chiều. Mẹ hãy nói đi, lòng cha như núi Thái Sơn sao không thương cho đồng đều. Năm nay con đã 18 tuổi, ít nhiều gì con cũng hiểu trong cách cư xử. Đau lòng lắm nếu như thật sự cha vẫn là cha đẻ của con.Bà Hoàng thở dài:− Con nói kỳ quá đi Hà. Nguyên nhân của sự hiểu lầm đó chính là tiền. Cha suốt đời vất vả lo cho gia đình, con đừng vịn vào cớ đó để từ chối cuộc hôn nhân này.− Ngay cả mẹ cũng đồng tình với cha thì con còn biết dựa vào ai.− Nguyên Hà! Không phải sinh con ra để mong nhờ đỡ, mà con phải hiểu cha làm ăn thất bại. Mấy năm nay mẹ đau yếu luôn nên có phụ cha được gì đâu. Nên gánh nặng có mình cha lèo léo, con không thấy người đã già đi nhiều rồi sao?Dĩ nhiên điều đó làm sao Nguyên Hà không biết.− Nhưng mẹ ơi, con sợ quá khi phải xa nhà để sống với người chưa từng quen biết.− Mẹ cũng hiểu nỗi lo của con nhưng biết làm gì bây giờ? Đâu thể nào làm lay chuyển ý định của cha.Nguyên Hà buồn bã đưa mắt nhìn ra những luống hoa đang khoe sắc trong nắng sớm. Ngày ngày cô cắt hoa đem ra chợ bán đổi tiền mua thức ăn. Nhưng đó không phải là giải pháp tốt để đưa gia đình khỏi sự nghèo khó.Nguyên Hà đứng dậy:− Con đem hoa ra cho dì Tư đây mẹ.− Nếu bán được hãy mua cho cha chút gì ngon nghe Hà. Dạo này cha gầy quá.Quảy đôi gánh lên vai, Hà đi bằng tâm trạng rối bời. Đến chợ ngồi cạnh dì Vân, bà hỏi khi nhìn rõ dấu những ngón tay in trên má Nguyên Hà.− Bị mẹ đánh hả con?Nguyên Hà lắc đầu:− Cha đánh hả?− Dạ.Bà Vân xót xa:− Đúng là không đẻ không xót.Nguyên Hà tròn mắt bởi câu nói đó:− Dì cũng biết con không phải là con ruột của cha phải không dì?− À ... không! Ý dì muốn nói đàn ông không mang nặng đẻ đau nên đâu biết xót.Sự nghi ngờ tan nhanh. Bà Vân hỏi:− Chuyện gì mà cha đánh? Con gái có gương mặt đẹp nỡ lòng nào để dấu lên đấy không biết nữa. Ông Hoàng tệ thật!− Tại con có lỗi dì ạ.− Lỗi gì?− Con lén cha đi thi vào trường Cao đẳng Sư Phạm với Thanh Hương.− Đi thi chứ có làm gì đâu mà đánh?− Cha nói gia đình đã quá túng quẫn nên muốn gả con cho ông nào đó đã một lần ly hôn.− Con không đồng ý?Nguyên Hà cúi mặt:− Có phải dì là người mai mối?− Con đang trách dì đó ư? Nói thật dì cũng muốn gả Thanh Hương, nhưng ngặt một nỗi ông ta chấm con thôi.Nguyên Hà ngạc nhiên:− Ai mà biết con hả dì?− Đó là chuyện của người ta, dì cũng đâu rõ.Nguyên Hà giọng buồn:− Giá như mình ước gì được đó hả dì.Bà Vân cười:− Đâu cần phải ước hở con? Chỉ cần với tay một chút là con đạt được chứ khó khăn gì.− Bằng cách làm vợ hai cho một người mới ly hôn?− Con đã từng ước được làm cô giáo, vừa giúp gia đình vừa trao kiến thức cho bọn trẻ làng mình. Sao không đánh đổi hôn nhân để lấy những gì con từng ước. Hãy suy nghĩ kỹ đi con gởi thân nơi nhà giàu sang không tốt hơn là có chồng ở làng mình quanh năm chân lấm tay bùn, nhưng kết quả có mấy ai vươn lên được đâu.− Đâu cần phải có chồng mới đi học được, con có thể vừa làm vừa học.− Còn gia đình, con đành bỏ mặc cho cha sao?Nguyên Hà lại thở dài. Càng nói hay tính gì đi nữa chắc cô không thoát khỏi số phận này.− Làm vợ một thương nhân giàu có cũng là điều hay, chứ ở mãi cái huyện nghèo nàn này suốt đời cơ cực.Không một ai đồng tình thì làm gì có ý kiến bày vẽ nào khác.− Còn bao lâu nữa ông ấy sẽ đến?− Tuần sau.− Hôm đó dì sẽ đến với con chứ?− Chắc chắn rồi, dì muốn thấy cháu của dì là cô dâu đẹp nhất làng.− Nhưng bất hạnh nhất khi lấy một người không yêu làm chồng và ông ta đã qua một đời vợ cùng một bầy con.Giọng nói Nguyên Hà như mỉa mai cho chính mình. Bà Vân an ủi:− Ông ta đã có kinh nghiệm cho lần hôn nhân đổ vỡ, sẽ tốt đẹp thôi, con cứ tin như thế.Nắng đã lên cao, chợ thưa dần người mà hoa bán chẳng vơi đi.− Dì Vân! Con về trước đây.Nguyên Hà ngán ngẩm với gánh hoa trên vai:− Chuyện gì đến sẽ đến con ạ.Câu nói của dì Vân còn đọng bên tai, nên mặc cho số phận hay làm một cuộc bức phá cho riêng đời mình?Đêm đến ... Trăng hạ tuần vừa như lên. Gió chao mình đưa mây bay để lộ vầng trăng sáng. Tung cửa cho hương hoa bay vào, rồi Nguyên Hà nằm im để suy nghĩ. Trong cái oi bức thiếu gió đã đưa Hà vào giấc ngủ. Trong cơn mê chập chờn ủ kín nỗi đau, Hà muốn được bàn tay mẹ âu yếm cất lời ca nhạc của Trịnh Công Sơn với 10 ca khúc da vàng.Người con gái VN da vàngYêu quê hương như yêu đồng lúa chínNgười con gái VN da vàngYêu quê hương như đã yêu mình ...Ôi! Tiếng ca ru êm của đồng lúa nơi ấp ủ yêu thương cùng những nỗi đau thầm lặng còn mới nguyên.Em là hoa đồng nộiNhư con chim chìa vôiRíu rít trên đồng lúaHân hoan đón ngày mùaEm là hoa mắc cỡE ấp trái tim thơBiết ngày nào em hiểu Mộng? Thực? Và tiếng yêu?Ngồi buồn ngắm gió chiều mơn man trên mấy luống hoa, một đôi bướm đầy màu sắc đang bay nhởn nhơ đuổi bắt. Nguyên Hà ước gì mình sẽ gặp một người hiểu nhau để mà yêu thương hạnh phúc như đôi bướm kia. Trái tim mới lớn chưa lần rung động của cô chưa có hình bóng ai để đặt vào lòng.Bà Vân bước vào nhà hỏi:− Mẹ có nhà không Nguyên Hà?− Dạ có! Dì vào đi!Hà rướn cổ nhìn qua khung cửa thấy mẹ và dì Vân thì thầm. Chắc hẳn là chuyện vui nên gương mặt mẹ rạng rỡ, ước gì mẹ giữ mãi nét mặt như thế.− Hù!Nguyên Hà giật mình quay lại, Hương đang cười trêu:− Xấu nha! Nghe lén phải không?− Làm người ta hết hồn.− Tao biết hồn mày bay mất từ lúc đi Mũi Né rồi.Nguyên Hà trừng mắt:− Muốn kiếm chuyện gì đây?− Nhắc gìum mày một kỷ niệm đẹp, thế thôi.− Cám ơn lòng tốt của mày. Nhưng nhắc gìum kiểu này làm tao buồn hơn.− Sao lạ vậy?− Bởi tao sẽ cố nhớ đến gương mặt người ấy.− Thì cứ nhớ.− Nhưng tao sắp có chồng rồi.− Mày đồng ý rồi hả?Nguyên Hà lắc đầu:− Tao không có quyền từ chối. Nhưng cũng lạ, tại sao ông ta không chọn vợ nơi đâu mà nhè cái xóm nghèo này chọn cho được tao. Đúng là cái số tao không may.− Phải không đó! Hay nhờ ông ta mày được đổi đời.− Bộ tưởng người ta giàu có là mình được hưởng sao? Không đơn giản đâu mày ơi!Thấy Nguyên Hà buồn, lòng Hương cũng không vui:− Mày có giận mẹ tao không?− Giận thì được gì, trong khi cha mẹ tao mang ơn dì Vân.− Tụi mình sắp xa nhau rồi, buồn quá Nguyên Hà.Gương mặt cả hai tiu nghỉu. Lát sau, bà Vân ra về. Đi ngang qua chỗ Hà và Hương, bà nói:− Đầu tuần này họ sẽ đến đấy! Đàng trai đồng ý và đưa sính lễ luôn.− Họ có biết con là ai xấu đẹp như thế nào đâu.− Ông ấy không thích cái đẹp mà tìm sự chân thật. Quá giàu nên người ta đi tìm cái đẹp trong sự nghèo khó.− Dễ xỏ mũi nữa.Bà Vân không hài lòng khi nghe câu trách cứ nhẹ nhàng của Nguyên Hà:− Con vẫn chưa đồng ý giúp đỡ cha mẹ bằng cách đó sao? Dì nghĩ con tốt số lắm mới lọt vào gia đình ấy. Ở trong gia đình giàu có mai này chăn ấm nệm êm, con sẽ nhớ ơn dì.Nói xong, bà Vân bỏ đi. Nguyên Hà và Thanh Hương lặng nhìn nhau.− Tao sắp xa nơi đây rồi, những ngọn cỏ, ngọn cây, những luống hoa chính tay tao trồng sẽ còn ai chăm chút.Lòng Nguyên Hà rười rượi buồn:− Hà ơi!Có tiếng bà Hoàng gọi, Hương nói:− Tao về. Tối, tao qua tâm sự.Bà Hoàng đu đưa trên võng:− Mẹ gọi con.− Con ngồi xuống đi!Hà đưa mắt hỏi:− Có gì không mẹ?− Dì Vân vừa qua thông báo cho mẹ ngày thứ hai này họ sẽ đến nhà ta.− Vâng!− Con cũng phải chăm chút lại cho mình.Nguyên Hà cười:− Có gì đâu mẹ, xấu vẫn là xấu thôi. Chim cú đâu thể lột xác thành phượng hoàng. Nên để họ nhìn rõ người vợ sắp cưới xấu xí sẽ không lầm khi mình cốt tình trau chuốt.− Con không hiểu gì cả! Hãy nhớ câu "người đẹp nhờ lụa" đấy, đơn sơ quá cũng mất giá trị con à.Lời mẹ dịu dàng nhưng lòng Hà đau:− Mẹ đã nói vậy thì con xin nghe.− Ngày mai có ra chợ ghé sạp vải dì Hoa chọn mua rồi mẹ trả tiền sau.Nguyên Hà tủi thân. Muốn chăm chút cho con gái, mẹ phải mua chịu sao? Mấy chiếc áo sơ mi ka-tê trắng cũ quá mỏng vẫn còn được ủi phẳng.Biết có đổi đời hay bạc phận?Trời đã giữa hạ nên tiếng ve rả rích trên cây càng làm không gian nặng nề hơn. Cũng như mọi hè trước có gì lạ lùng lắm đâu mà với Nguyên Hà là nỗi bàng hoàng, bởi cô biết đây là một mùa hè cuối cùng để mãi chấm dứt thời áo trắng. Nguyên Hà rưng rưng nhìn nắng nhấp nhô trên cành phượng.Con đường về nhà nắng vẫn như thiêu đốt da thịt làm mồ hôi nhỏ giọt thành dòng đổ xuống mà. Cái nắng loang loáng từ dưới lòng nhựa đường nóng bỏng hắt lên càng làm cho Nguyên Hà thêm khó chịu.Số hoa ban sáng đã bán hết nên trên vai chỉ là gánh không. Nguyên Hà dừng chân dưới bóng râm cây điệp vàng cạnh chiếc xe nước mía.− Chị Hai cho em ly nước.− Hôm nay đắt hàng hả Hà?− Dạ! May mắn ra chợ gặp khách mua mão hết, em bán rẻ một chút nên về sớm.Ly nước mía vàng tươi được đặt xuống bàn trước mặt, Nguyên Hà nâng ly uống một hơi bao mệt nhọc tan nhanh, sự hồi sinh như được phục hồi.Kéo ghế ngồi cạnh Nguyên Hà, chị Hai hỏi:− Thi vào sư phạm đã có kết quả chưa em?− Dạ chưa chị à! Cũng chuyện lén cha đi thi mà em bị đòn đấy.− Chú Hoàng không muốn cho em làm cô giáo sao? Làng mình còn thiếu giáo viên mà.Nguyên Hà cười:− Gia đình em lúc này khó khăn quá nên không có điều kiện để học.− Ờ, mà học đến mấy năm chứ ít gì.− Dạ!Mãi nói chuyện Nguyên Hà không hề nhìn thấy một người đàn ông đang nhìn mình đăm đăm.Ông Kim nhận ra bàn chân thon nhỏ nằm ngoan trong chiếc dép quai dọc, quần tây sẫm màu lỗi thời hài hoà với chiếc áo sơ mi trắng bằng ka-tê đã ngả màu. Không hiểu có phải vì nắng đã làm hồng đôi má, nhìn chung cũng không có gì đặc biệt hơn so với trong ảnh ngoài đôi mắt vời vợi như mang đầy tâm sự.− Cô ơi, tính tiền!Giọng nói vực Nguyên Hà ra khỏi suy nghĩ vẩn vơ, cô ngước mắt nhìn nhưng ông ta đã khuất vào lòng xe.Chị Hai nói:− Ông ta là dân thành phố đấy.− Sao chị biết.− Vừa hỏi thăm đường nên chị mới biết. Nghe đâu đi xem mắt ai đó ở xóm mình chở quà theo nhiều lắm.Nguyên Hà bàng hoàng, chị Hai tiếp:− Không biết cô nào may mắn đây.− May mắn ư? Làm vợ một ông đã quá ngũ tuần mà hay ho gì chị.− Ông ta phong độ, giàu có, bao nhiêu đó đủ đánh gục thanh niên làng mình.Nguyên Hà ngồi thẫn thờ cho đến lúc nắng nhạt dần trên lối đi, cô mới đứng dậy về nhà.Gần đến nhà, Nguyên Hà đã thấy ông ta đi ra từ cổng, định lơ đi nhưng ông đã hỏi:− Về rồi hả cô gái?Nguyên Hà biết ông khó mở lời gọi cô là gì, nhưng sao cái nhìn đầy vẻ bao dung khiến cô bối rối.− Vâng! Ông cần gì ạ?Đến lúc này Nguyên Hà mới nhận ra ông là người mua hoa lúc sáng.− Tôi muốn khen cô trồng hoa đẹp lắm, ở đây thật yên tĩnh.− Nhưng nghèo nàn lắm vì quanh năm sống bằng nghề nông, người thì thô thiển nên không có gì đặc biệt cả.− Sao cô đánh giá sai lệch về mình quá vậy? Riêng tôi nghĩ sự chân thật mới là điều hay, còn ngoài ra không có gì quan trọng cả.Nguyên Hà muốn làm nản lòng người đàn ông trước mặt nhưng xem ra không được rồi, hẳn ông có quá nhiều kinh nghiệm trong đời sống.Giọng cô chợt gay gắt:− Nhưng giữa sự giàu và nghèo có quan trọng hay không?Ông Kim nhìn nét mặt bừng giận của cô gái:− Sao đem so sánh chuyện đó giữa đường như thế này hả cô gái.− Vâng! Vì tôi biết ông đang đi tìm để hiểu mà so sánh chuyện giàu và nghèo đấy.Ông Kim mỉm cười:− Dù không biết tí gì về cô nhưng tôi biết cô có trái tim nhân hậu. Mong một ngày không xa sẽ gặp lại cô trong hoàn cảnh khác.Nói xong, ông ta bước đi mặc cho Nguyên Hà sững sờ. Cô bỗng nghe lòng tê dại. Tầm mắt chưa vượt qua khỏi những con đường đất đến trường, chưa biết tính toán chi li cho một gia đình phải khăn gói theo chồng mà người ấy lại bằng tuổi cha mình.Vào nhà, trên bàn còn mấy tách nước dở dang. Nguyên Hà đã hiểu vì sao gương mặt cha rạng rỡ.− Thưa cha, con mới về.− Sao con về trễ quá vậy? Suýt chút nữa làm lở dở hết mọi chuyện, ông ta vừa ra về đó.Ông Hoàng đâu ngờ Nguyên Hà đã chạm mặt ông Kim.− Nhìn căn nhà dột nát, ông ta hứa sẽ giúp chúng ta xây sửa lại. Không ngờ mình gặp may con à.Nhìn sự vui mừng của cha, Nguyên Hà thấy buồn hơn, làm sao cô có đủ can đảm làm tắt đi niềm hy vọng ấy.Bà Hoàng cũng góp ý:− Ông ta là người tốt không phân biệt giàu nghèo.Ông Hoàng tiếp:Có lẽ họ đã chán chường những dối lừa của giàu sang, quyền thế nên cần tìm sự bình dị chất phác như nhà ta.Rồi ông xoay qua con gái:− Sính lễ ông ta đưa có nhiều vải vóc, con đem đi may để mặc. Phải cho họ thấy con gái của cha là một đóa hoa đồng nội đầy hương.− Dạ! Con đi lo cơm chiều nghe cha.Nguyên Hà ngồi đẩy củi vào lò để nghe tiếng tí tách của lửa. Huấn đến ngồi cạnh chị, gợi chuyện.− Chị ơi! Ông khách khi nãy hẳn giàu có lắm.− Sao em biết?− Ông đưa cho cha một xấp tiền rất dày cộm bỏ trong phong thư, em thấy cha hài lòng lắm nên nói cười luôn miệng. Phần chị thì sao?− Chị đâu có ý kiến gì.− Nhưng chị buồn lắm phải không? Mai này chị đi xa em buồn lắm.Nguyên Hà cười khi thấy đôi mắt đỏ của Huấn.− Là con trai đừng yếu đuối như thế chứ em. Biết rằng buồn nhưng đành chịu thôi.− Biết chị về nơi đó có sung sướng hay không? Con cái ông ấy chắc hẳn cũng bằng tuổi chị rồi, cảnh mẹ ghẻ con chồng chắc phải xảy ra thôi. Nhưng em sợ ngựa về ngược, chị bị đám con của ông ấy hành hạ thì có.Nguyên Hà nhìn sững Huấn:− Lời em nói làm chị sợ đó Huấn. Thôi, đành theo ý cha. Bởi cha mẹ lúc nào cũng thương con cái, mình chưa đủ lớn để hiểu người mà thôi.Căn nhà được trang hoàng bởi những giấy hoa dán vào vách nên nhìn khác đi. Nh ngồi thẫn thờ. Bà Vân nói:− Hà ơi! Dọn cho gọn mấy thứ không xài đi con! Nghèo thì nghèo cũng phải dọn dẹp cho được mắt, kẻo người ta chê mình quê mùa.Nguyên Hà cười:− Quê mùa với chẳng quê mùa! Còn giấu giếm gì nữa dì?Hương trêu:− Tốt khoe xấu che chứ.− Hôm nay cúng cơm kiến ông bà để con xuất giá, dù có đơn sơ cũng phải mời bà con lối xóm. Chịu khó một chút đi sau này hưởng phước không chừng quên cái xóm nghèo này luôn.− Lẽ nào con tệ vậy hả dì?− Biết đâu.− Làm sao tao có thể quên những con người mộc mạc, những con đường đất đỏ sình lầy khi mưa về, những đêm mưa mùa hạ, chân tình bạn bè.Bà Vân tiếp:− Điều quan trọng nhất là đừng đem bộ mặt sầu muộn ấy về nhà chồng, cứ tin là sự may mắn đang mỉm cười với con.− Vâng!Thanh Hương dặn dò:− Mày nhớ gởi thư về cho tao nghe.− Chỉ 3 ngày nó đã trở về rồi, dặn dò làm gì.Sau khi đãi đằng bà con lối xóm xong, Nguyên Hà ra sau vườn ngồi trên ghềnh đá. Mây xuống thấp dần sau dãy núi. Gió lùa về làm lá vàng rơi xuống đất. Dấu chân còn in trên đất, nếu mưa đến nó sẽ xoá sạch thôi. một chút bâng khuâng Hà cắn nhẹ môi mà nhói lòng. Hành trang ngày mai đem theo hẳn là nỗi buồn vời vợi.Sáng hôm sau ...Đoàn xe rước dâu có đến 5, 6 chiếc. Sính lễ nhiều vô số kể có đến năm con heo quay để mời khách. Ông Hoàng vui quá đỗi, lúc nào cũng cười khà khà.Bà Vân và Thanh Hương sửa lại cành hoa cài đầu cho Nguyên Hà, trong chiếc áo dài màu hồng phấn cô có dáng dấp tiểu thư hơn là con nhà nông.Đám cưới kỳ lạ nhất cũng là đây.Chú rể vì lý do đặc biệt nên vắng mặt. Miễn lạy, miễn giới thiệu và miễn tất cả, duy nhất có một điều là rước dâu mà thôi.Dù có bất ngờ nhưng ông Hoàng cũng bỏ qua dù nhiều lời xầm xì của họ nhà gái. Ông nghĩ với thân phận cao sang dễ gì ông rể quý chịu cúi đầu với cha mẹ vợ nghèo hèn, hoặc ông lánh mặt để tránh khập khiễng về tuổi tác.Áo cô dâu đang mặc trên người như chở nặng nỗi sầu vời vợi, nhìn cha mẹ và 2 em lần nữa, Nguyên Hà bước theo nhóm họ trai lên chiếc xe hoa rực rỡ.− Ôi! Cô dâu đẹp quá.− Nhưng tội phải lấy một ông già.− Có tiền già cũng hoá trẻ thôi.Đi giữa lời xầm xì, Nguyên Hà càng buồn bã hơn khi ngồi vào lòng xe cánh cửa đóng xập lại chỉ có cô và anh tài xế. Chiếc xe hoa dẫn đầu lướt êm. Nguyên Hà thấy mình như một món hàng được bán đi, và người mua đâu cần biết tâm trạng của cô hiện giờ. Ông ta không cần nhìn xem cô vợ mới đẹp xấu ra sao trong ngày rước dâu, chắc hẳn ông lánh mặt để tránh những thủ tục rườm rà và căn nhà tồi tàn.Ông bà Hoàng không được đưa dâu đứng vẫy tay nhìn theo chiếc xe lăn dần rồi mất hút. Ra khỏi đầu làng, Nguyên Hà chỉ nhìn thấy cây me già đứng rũ buồn như chia biệt người đi.Tôi chưa có một tình yêu để nhớGiữ trong tim chút kỷ niệm tình thơNgày ra đi cây điệp già đứng tiễnGió reo vui nắng sớm đến bất ngờ ...Trước thực tế đau lòng, Nguyên Hà xót xa, mắt long lanh nước. Con đường này đưa cô về đâu? Hạnh phúc hay bất hạnh còn chưa đóan được.Anh tài xế nhìn vào kính chiếu hậu. Cô dâu mới thật dễ thương nhưng sao nét mặt buồn quá. Anh chợt thương cho số phận Nguyên Hà.Anh gợi chuyện:− Không có cậu đi rước dâu, mợ không phiền chứ?− Vâng!− Chắc cậu không ngờ mợ dễ thương đến thế.Anh tài xế không thể nhận ra đôi má ửng hồng dưới lớp phấn.− Cám ơn anh vì lời khen. Nhưng thật ra, tôi chỉ là cô bé lọ lem nhờ hoá trang khéo thôi.− Mợ khiêm tốn quá! Thật lòng mà nói, cuộc hôn nhân này có tính cách miễn cưỡng phải không mợ?Nguyên Hà khéo léo:− Tôi nghĩ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên không nghĩ mình bị ép duyên.− Chẳng lẽ mợ tình nguyện mà thấy lòng không đau.Nguyên Hà cười để giấu nỗi buồn:− Không ... với tôi thì không.− Mợ không nhưng cậu tôi thì có, người không hài lòng vì cuộc hôn nhân này đâu. Lý do không có chú rể đón dâu xuất phát từ đây, nên cả ông tôi cũng đành vắng mặt.Nguyên Hà ngạc nhiên với tiết lộ mới:− Thế ông của ...− Là người mua hoa của mợ đấy.− Bị ép duyên thế này, cậu của anh sẽ tỏ thái độ ra sao khi tôi bất ngờ xuất hiện?Nghe Nguyên Hà hỏi, anh tài xế lắc đầu:− Tôi cũng không biết nữa! Nhưng tôi tin mợ có đủ khả năng đánh gục lòng tự cao của cậu. Thật ra, cậu cũng đáng quý lắm nếu như tình cảm không bị tổn thương. Giận người vợ trước nên cậu hận luôn đàn bà nên chung quanh có bao cô gái đẹp chỉ để mua vui mà không chọn một ai tiếp nối cuộc sống dở dang.Thấy Nguyên Hà yên lặng, anh tài xuýt xoa:− Ôi! Tôi thật ngốc, đương không nói gì đâu làm cho mợ lo thêm.− Không! Tôi phải cám ơn anh đã cho tôi biết, sẽ không ngỡ ngàng khi vào chuyện.Xe dừng lại ở ngôi biệt thự rộng lớn được kiến trúc rất lạ mắt. Cánh cửa cổng mở ra, và ở đây ông Kim cùng một số người nữa đang chờ cô.Anh tài xế nói nhỏ:− Chúc mợ may mắn.− Cám ơn anh!Nụ cười gượng để thay cho nhịp tim đập loạn như trống đánh lúc lễ đình, Hà bước theo 2 cô gái đến trước mặt ông Kim. Ông ân cần hỏi:− Mệt không con gái?Câu hỏi rất bình thường nhưng Hà lại xúc động đến rưng lòng, hay tại trong cô mang nỗi buồn nên đôi mắt chợt ướt.− Dạ, không ạ.Ông Kim bảo 2 cô gái:− Tú và Hào đưa mợ vào trong trang điểm lại rồi ra nhập tiệc.− Dạ!Nguyên Hà được đưa lên lầu vào căn phòng rộng. Màu hồng nhạt của màn cửa và drap nệm nổi bật bởi màu trắng của tường. Nguyên Hà thầm so sánh với chiếc giường ọp ẹp của mình. Chiếc va li nhỏ của Hà được Tú đặt ở góc tường.Cô gái có mái tóc tém giới thiệu:− Em là Tú. Còn đây là Hào. Mợ để em trang điểm lại rồi xuống ra mắt họ hàng.Nguyên Hà mỉm cười:− Cám ơn Tú.Nhìn vào gương, cô không còn nhận ra cô bé bán hoa quê mùa ở thị trấn nhỏ hôm qua.Tú kêu lên:− Mợ đẹp quá! Giá như có cậu ...Hào trừng mắt, còn Hà thì nói:− Đừng nhắc đến cậu mà tôi thêm buồn khi đơn độc một mình trong ngày hôm nay.− Xin lỗi mợ.Ở phòng khách, số bà con đến dự chỉ hơn 50 người, vì Nguyên Hà nhìn thấy có 5, 6 bàn gì đó. Qua phần giới thiệu, Nguyên Hà muốn bật khóc khi cô bé lên 5 hỏi:− Nội ơi! Có phải cô ấy là mẹ kế độc ác như trong truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn không nội.Dưới lớp phấn nhưng Nguyên Hà (Nguyên Hà) biết làn da cô đang tái xanh. Ông Kim nạt ngang:− Trúc! Sao con nói gì kỳ cục vậy? Đây là cô Nguyên Hà. Bắt đầu từ bây giờ, cô sẽ chăm sóc cho con đấy, con phải đến chào và làm quen với cô đi.Trúc phụng phịu:− Con không thích.Rồi Trúc vụt chạy đi. Nguyên Hà cúi mặt ngượng ngùng. Ông Kim khoả lấp:− Không sao, con bé chưa chấp nhận nhưng rồi Nguyên Hà sẽ có cách thu phục nó. Giờ thì mời tất cả mọi người nâng ly chúc mừng cho cô dâu mới.Tàn tiệc. Khi mọi người đã ra về, ông Kim mới gọi cô vào thư phòng.− Ngồi xuống đi con gái.Hai chữ "con gái" của ông gợi cho cô cảm giác được an ủi che chở. Nguyên Hà ngồi xuống đưa mắt nhìn ông chờ đợi.− Ba biết đã làm cho con ngỡ ngàng khi đặt con vào chuyện đã rồi. Hẳn con rất buồn vì trong ngày cưới không hề có sự hiện diện của chú rể. Lý ra, ta phải nói rõ mọi chuyện với gia đình con. Nhưng thời gian quá ngắn nên không thể sắp xếp theo ý mình. Hôm nay ta giải thích rõ chắc cũng đâu có muộn phải không Nguyên Hà?Bức xúc, Nguyên Hà nói:− "Gạo đã thành cơm" rồi có sớm hay muộn thì con cũng được gả bán cho nhà bác.Trên tường, bức ảnh bán thân người đàn ông sẽ là chồng của cô như trêu cười vì sự cô đơn. Nguyên Hà đứng mãi đấy mà đón gió ngắm sao để nhớ về bầu trời đêm quê mình.Khang đang ngủ say tiếng chuông điện thoại reo khiến anh choàng dậy.− Alô! Khang đây.− Sao ngủ sớm vậy?− Mày hả Thức? Có chuyện gì đây ông tướng? Mày có biết bây giờ khuya lắm không mà quấy rầy tao.Thức cười khà khà:− Biết chứ nhưng tao muốn kiểm tra xem mày làm gì và đang ở với ai.− Bỗng dưng xen vào đời tư của tao?− Có nguyên nhân đàng hoàng nghe. Tao sợ khi nghe rồi mày hoảng lên hết ngủ luôn.Khang gằn giọng:− Chuyện gì?− Tỉnh ngủ chưa? Và bên cạnh có bóng hồng nào không?− Dông dài hoài, nói đi thằng quỷ!− Nói đại mày bị nhéo đùi ráng chịu nghe.Khang bực bội:− Hôm nay mày sao vậy Thức?− Cho tao biết hôm nay là ngày gì.Khang nhìn lên lịch:− Thứ sáu ngày 13.Bên kia đầu dây, Thức cười lớn:− Đúng vậy! Nên tao xui khi đi làm chứng nhân cho một đám cưới.− Đi ăn cưới mà bảo xui?− Vì đám cưới không có chú rể mày ạ.− Xạo quá ai tin! Không chú rể làm đám cưới cho thiên hạ cười à? Hay bất ngờ trên đường đón dâu bị tai nạn.− Chuyện xạo nhưng có thật mày ạ. Tao không tốn tiền đi đám cưới mà được ăn một bữa no nê. Nhưng điều quan trọng là ngắm cô dâu no cả mắt.− Lảng òm! Giữa đêm dựng đầu tao dậy nói chuyện tào lao gì đâu.− Đừng chửi nghe! Khi về, mày sẽ biết thằng bạn nào của mình vừa cưới vợ liền hà.− Cưới vợ không mời cần gì phải biết chứ.− Nếu tao nói chú rể vắng mặt là mày thì sao?Bên kia đầu dây, Khang bực bội:− Mày đang say hay tỉnh vậy?− Tỉnh hoàn toàn, dù tao vừa đi ăn cưới.− Vậy mày đang lên cơn khùng.− Không biết sao bất ngờ tao được bác Kim mời đến dự đám cưới lần 2 của mày, tao không hề nghe mày nói gì hết. Thật ngạc nhiên khi cô dâu ấy được rước từ miền quê nào đó, dễ thương tuy không có gì đặc sắc. Cho tao biết tâm trạng hiện giờ của mày khi nghe tin vui này.− Hung tin thì có! Mày có đang đùa dai với tao không đó Thức?− Không tin bay về ngay đi. Nếu không, điện về nhà hỏi ông già chắc ăn. Biết đâu cô gái ấy sẽ làm thay đổi cuộc sống của mày.Định hỏi nữa nhưng Thức đột ngột cúp máy, Khang thừ người suy nghĩ. Cuối cùng, anh bấm máy gọi về nhà.Nghe điện thoại xong, Khang tức tối vội thay quần áo, trong khi Ngọc Cẩm cằn nhằn:− Bỗng dưng bỏ em một mình để về nhà sao?− Em cứ ngủ tiếp. Anh về nhà có chút chuyện.Khang cho xe chạy về nhà. Trời bỗng đổ mưa, mưa rơi nhoà cả mặt kính. Không hiểu sao hôm nay Khang lái xe thật chậm, có lẽ anh muốn thời gian dài hơn để đủ bình tĩnh về gặp cha. Phải mất mấy tiếng đồng hồ anh mới có thể đến nhà vì cơn mưa mỗi ngày mỗi lớn.Không cho xe vào gara, Khang đã đi nhanh vào cổng nhỏ. Ngang qua phòng khách, bất ngờ đèn bật sáng, ông Kim ngồi đó tự bao giờ.− Vội vã vậy con trai?Giọng gay gắt, Khang hỏi:− Ba nói cho con biết nhà ta đang xảy ra chuyện gì?Ông Kim cười giọng ôn tồn:− Ngồi xuống đi Khang. Ba nhớ có lần đã nói cho con nghe và hôm nay ba thực hiện.− Ba tìm đâu ra một con người quê mùa thô kệch về để hưởng gia tài hay sao? Con không đồng ý.− Ba đi tìm chọn cái xấu nhưng tiềm ẩn nét đẹp của sự chân thật. Không như con, thích cái đẹp hào nhoáng nên cuối cùng là sự thất bại vì không có cái đẹp ở tâm hồn. Phấn son, tiền của, địa vị không đủ đáp ứng cho một người vốn thích lang bạt trong chuyện tình cảm. Bé Trúc rất cần tình thương và sự chăm sóc của mẹ, cả ba lẫn con không thể cho nó dù tiền của mình không thiếu. Dần dà, nó sẽ trở thành đứa bé trầm cảm thì hết thuốc chữa.− Nhưng con không muốn ba áp đặt cho con trong chuyện hệ trọng này.− Lần trước ba cho con tự chọn người bạn đời rồi kia mà, hậu quả ra sao? Còn bây giờ ba tự quyết định, mặc cho con có đồng ý hay không?− Con không thể hiểu nổi ba?Khang giận dỗi bỏ đi. Anh bước nhanh lên mấy bậc thang để về phòng mình. Dãy hành lang vắng ngắt, Khang xoay nắm cửa. Cơn giận trào lên khi mắt chạm vào bờ vai nhỏ nằm nghiêng bên gối.− Ai cho phép cô vào đây ngủ chứ? Vừa thiếp đi không bao lâu, Nguyên Hà đã bừng dậy vì tiếng hét quá lớn. Nhận ra gương mặt giận dữ của người đàn ông khiến cô ngồi dậy bước xuống khỏi giường.Nguyên Hà lắp bắp: − Tôi ... tôi ...Khang chỉ tay ra cửa:− Cút ngay! Loại người quê mùa như cô không có tư cách nằm trong căn phòng này. (Cha này thấy ghét ... khinh người quá đáng)Nước mắt Nguyên Hà tuôn nhanh:− Xin lỗi ... tôi không biết anh trở về.− Giờ thì biết rồi đó, tôi cấm cô không được vào đây nghe chưa?− Vâng!Nguyên Hà phóng nhanh ra khỏi phòng. Đến hành lang, cô ngồi vào góc tối mà khóc. Còn gì tủi nhục cho bằng. Dù cố nén nhưng tiếng nấc vẫn thoát ra, Nguyên Hà biết bắt đầu từ bây giờ là kiếp sống ngục tù trong lồng son, cam nhục chỉ vì tiền ư?Tiền có thể mua tất cả, mua luôn danh dự và lòng tự trọng của mình. Nỗi buồn cao ngất, thời gian trôi qua rất lâu Nguyên Hà đâu hay ông Kim đứng đó từ lâu.Giọng ông nhẹ nhàng:− Cho ta xin lỗi con.Tiếng nức nở nho nhỏ:− Ta không ngờ Khang quá tệ như vậy. Thôi, con vào nghỉ tạm ở phòng dành cho khách. Ba tin mọi chuyện sẽ qua thôi. Dù sao ba cũng có lỗi khi đặt Khang trong chuyện đã rồi.Nguyên Hà ngẩng lên:− Có nỗi nhục nào hơn nữa không khi người ta chà đạp mình vì tiền.− Ta không biết an ủi con lời nào trong lúc này. Có thể ba đã sai lầm khi tự quyết định cưới con cho Khang. Ba sẽ tìm cách bù đắp lại thôi, tạm thời hãy chờ tao nghe Nguyên Hà.Sáng hôm sau bằng đôi mắt đỏ hoe, Nguyên Hà ngại ngùng khi chạm mặt Khang trong phòng ăn. Ông Kim dịu dàng:− Con thích ăn gì hở Nguyên Hà?− Dạ, gì cũng được thưa bác.Khang cau mày bực bội khi thấy vẻ quan tâm của cha.− Bé Trúc đâu rồi ba?− Nó đang xuống đấy.Đĩa bò bít-tết được đặt xuống trước mặt Khang, rồi ly sữa bốc khói nữa.Có tiếng reo.− Ba!Ông Kim bảo:− Chào cô Nguyên Hà đi Trúc.Ánh mắt dành cho Nguyên Hà không thiện cảm.− Chào cô!− Chào Trúc. Ngồi cạnh cô nhé!Trúc lắc đầu:− Không! Trúc không thích cô.Câu nói thẳng thừng làm Nguyên Hà đâm ngượng. Cô không dám ngẳng mặt lên nhưng biết Khang đang hả hê.Ông Kim không hài lòng:− Trúc! Ai cho phép con nói năng như thế?Trúc gằm mặt, trong khi Khang bào chữa cho con:− Làm sao nó thích một người xa lạ hả ba? Là người lớn, con còn chưa chấp nhận được huống gì bé Trúc.Đôi tay Nguyên Hà trở nên vụng về. Ông Kim giải toả sự căng thẳng của cô:− Nguyên Hà! Con cứ ăn phần điểm tâm của mình đi. Ăn xong, ta có chuyện nhờ con. Không cần quan tâm đến việc vừa xảy ra!Miếng bánh mì kẹp trứng thật ngon nhưng Nguyên Hà ngỡ mình nhai cao su trong miệng.− Con phải uống hết ly sữa đó Nguyên Hà!Nguyên Hà nhăn mặt:− Con ... không uống được sữa.− Phải tập chứ!Khang bực bội xen vào:− Sao ba cứ thích ép người khác theo ý mình vậy?Đôi mắt ông Kim vẫn vui dù bị Khang phản đối:− Uống đi con gái, vì sữa làm đẹp da và đủ lượng cho cơ thể gầy của con đấy.Nguyên Hà xúc động dù biết Khang đang bực mình vì thái độ của cha dành cho cô, ở vầng trán rộng, đôi mắt đã có vết nhăn nhưng chứa của một lòng yêu thương con.− Cám ơn bác.Ông Kim nghiêm giọng:− Phải gọi ba chứ Nguyên Hà.− Vâng!Nguyên Hà nâng ly sữa ép lòng uống cạn. Ông Kim hỏi:− Sao, dễ uống phải không?− Con sẽ nghe lời ba cố uống sữa để có làn da đẹp và đủ năng lượng chịu đựng mọi chuyện cay đắng.Ông Kim mỉm cười nói thầm:"Con bé cũng đáo để, không dễ bắt nạt đâu, con trai của ba".− Thời gian này con cứ nghỉ ngơi và làm quen với sinh hoạt gia đình, chờ đến lúc khai giảng con tiếp tục đi học.Nguyên Hà tròn mắt:− Thật không ba?− Ba đã hứa với gia đình con rồi, nên ba giữ đúng lời hứa. (Nguyên Hà cũng còn may có được một người cha chồng trên cả tuyệt vời ...)Rồi ông quay sang Khang:− Khang à! Chuyện hôm nay ba muốn giải quyết cho rạch ròi, nên ăn xong, con lên thư phòng gặp ba, cả Nguyên Hà nữa.Khi Nguyên Hà đặt chân lên bậc thang, cô đã gặp Trúc đứng chờ.− Cô là mẹ kế của con sao?Nguyên Hà mỉm cười tỏ vẻ thân thiện:− Ai đã nói cho Trúc như thế?− Tự con biết.− Cô chỉ đến đây chăm sóc cho Trúc.− Con không cần.Nguyên Hà cúi xuống:− Cô và Trúc mới biết nhau nên chưa có mỹ cảm. Chỉ cần thời gian dài hơn chút nữa, biết đâu cô cháu mình lại mến nhau.− Không bao giờ!Nhìn theo dáng nhỏ khuất sau cánh cửa, Nguyên Hà thấy mình vô duyên quá. Muốn lấy lòng một đứa bé còn khó huống gì là cha.Đặt chân vào thư phòng, cô thấy ông Kim ngồi trong ghế bành, còn Khang thì đứng cạnh cửa sổ.− Ngồi xuống đi con gái!Cách xưng hô của cha dành cho Nguyên Hà làm Khang khó chịu.− Khang cũng ngồi xuống đi!Khang ngồi đối diện với Nguyên Hà nhưng anh không hề ném cái nhìn nào về phía cô. Ông Kim từ tốn:− Trong cuộc hôn nhân này cả Khang và Nguyên Hà không ai đồng tình cả, chỉ có ba muốn tác hợp cho 2 con. Nhờ Nguyên Hà hâm lại sự lạnh giá trong Khang hình ảnh của bình yên sum họp đầm ấm của một gia đình. Ba không muốn nhìn thấy Khang phung phí tuổi thanh xuân của mình quá lâu nữa. Đâu phải một lần thất bại là mãi không thành công. Về phần Nguyên Hà, lấy chồng để trả hiếu cho cha mẹ đó là điều đáng ngợi khen. Nhưng hôm nay con không được Khang chấp nhận thì hãy làm con gái của ba vậy. Ta không để con thiệt thòi mà quay về đâu.Nói xong, ông nhìn Khang:− Cho cha biết ý kiến của con đi!− Đến lúc này ba mới cần ý kiến của con sao? Nói thật, con không muốn ai chen vào đời sống riêng tư của con hết.− Con không chấp nhận được Hà?Khang đưa mắt nhìn cô gái đang ngồi lọt thỏm trong ghế, cái dáng mỏng như ốm đói vạn ngày quê mùa trong bộ cánh cổ lỗ.− Không!Ông Kim gật gù:− Cám ơn con và ba tuyên bố từ nay Đặng Nguyên Hà là con gái của ba. Con có ý kiến gì nữa không?Khang ngắc ngứ:− Nhưng ...− Ba hiểu chữ "nhưng" đó. Con yên tâm đi, ba biết làm thế nào cho đứa con gái nuôi này. Tài sản, nhà cửa vẫn mãi là của con không ai chia phần cả.Rồi ông hỏi Nguyên Hà:− Con thì sao đây Hà?− Thưa ba, con cũng không ngờ mình được diễm phúc gặp một người tốt như ba. Con chỉ xin được ở đây với vai trò như Tú hay Hào thôi. Con không dám trèo đèo làm con nuôi một nhà tỷ phú như ba đâu.Ông Kim cau mày:− Khi bước chân lên xe hoa, con đã thuộc về gia đình này nên không thể nào làm khác được. Cứ làm theo lời ta đi con gái. Chỉ cần thời gian thôi, con sẽ làm được theo ý muốn của mình, đầu tháng này cứ đến trường nộp hồ sơ đi học. Chẳng lẽ con không muốn trở thành cô giáo để trở về làng quê dạy dỗ các em nhỏ?Nghe ông Kim nói, Nguyên Hà như bừng tỉnh:− Dạ, cám ơn ba.− Chuyện xem như đã giải quyết xong. 2 đứa có gì thắc mắc nữa không?− Con thì không, thưa ba.Nguyên Hà đứng dậy trở về phòng mình. Chiếc vali vẫn còn nằm yên ở góc nhà. Dù biết ông Kim giải quyết như thế cho yên lòng Khang, nhưng phần cô không đơn giản chút nào.Khi Nguyên Hà đã khuất, Khang liền nói:− Ba! Con không đồng ý với chuyện giải quyết hôm nay đâu.− Tại sao? Lúc nãy ba có hỏi ý kiến sao con không nói?− Bà con, ai cũng đều biết ba cưới cô ta cho con, giờ làm thế không hay chút nào.− Nếu không hay con hãy chấp nhận nó đi. Nguyên Hà là một cô gái tốt, chân chất, bình dị, nhưng không vì thế mà tệ trong mắt của con đâu.− Xem ra, ba nên chọn cô ta làm mẹ kế cho con là hay nhất.Ông Kim trợn mắt:− Con nói gì vậy Khang?Cả nhà quây quần bàn chuyện ngày trở về của Nguyên Hà. Bà Hoàng thở dài buồn bã.− Không biết Nguyên Hà có gặp trắc trở gì bên gia đình chồng mà hôm nay là ngày nhị hỉ không được về nhà. Ông ơi, tôi lo quá!Ông Hoàng nạt ngang:− Nói bậy không hà! Nhà người ta giàu có, công việc ngập đầu, đâu rảnh rang để làm đúng thủ tục như bà nói.Dù rầy vợ nhưng lòng ông cũng lo. Bà Hoàng lại tiếp:− "Đem con bỏ chợ" rồi ông ơi!Bé Hương cũng rưng rưng:− Con nhớ chị Hai quá.Đôi mắt thằng Huấn cũng đỏ hoe. Ông Hoàng nhìn quanh căn nhà sau ngày cưới. Những chùm hoa đủ màu còn giăng, trên bàn thờ hoa quả vẫn còn mà nỗi buồn đang tràn ngập căn nhà. Đâu phải ông không xót con, chỉ vì muốn con gái thoát ra cái làng quanh năm chân lấm tay bùn, đói nghèo vẫn mãi nghèo đói.Ông buông lời trấn an:− Biết đâu ngày mai, ngày kia nó lại về. Mẹ con bà đừng làm rối trí lên nữa!Nói xong, ông mặc áo vào bỏ đi ra đồng. Ngang qua vạt hoa của Nguyên Hà lòng ông chợt buồn, ruột gan như thắt lại.− Ôi, đứa con gái của cha!Cuộc sống cứ phải vì tiền, khổ cũng vì tiền, sung sướng cũng vì tiền. Tiền có thể thay đổi số phận một con người từ nghèo đến sung sướng, riêng về con gái ông có được hạnh phúc hay đang bất hạnh?Ông Hoàng lại thở dài ngước mắt nhìn hoàng hôn, giá như thời gian có quay trở lại, ông sẽ không quyết định "đem con bỏ chợ" như lời vợ ông vừa nói. Ông nhìn xuống đôi bàn tay chai sạm da nhăn nheo theo năm tháng. Ông sẽ được gì với số tiền to lớn đang nằm trong tủ, hay chỉ có nỗi lòng đang nổi phong ba.Phải chờ một vài ngày xem sao? Cầu trời cho Nguyên Hà được bình yên. Hãy tha lỗi cho cha, con ơi. Con người của ông vốn cộc cằn nên không thổ lộ tình yêu thương với con cái, nhưng đâu phải vì vậy mà không biết xót xa.Bước chân ra bờ đê với gió chiều lồng lộng, mây xuống thật thấp. Lại có mưa kéo về cho mà xem. Mưa cứ rơi đi, rồi hãy trôi gìum ta nỗi lo lắng đang dâng đầy ngấm xuống lòng đất.Mưa rơi.Nguyên Hà nhìn mưa qua ô cửa kín với nỗi sầu vời vợi. Sáng nay ông Kim đã nói:− Nguyên Hà! Đúng lý ra hôm nay con cùng Khang trở về thăm nhà. Nhưng con thấy đó, Khang không chấp nhận sự xếp đặt của ta. Chẳng lẽ mới theo chồng về nhà một mình ta e lối xóm dị nghị. Có thể một vài tuần nữa ta sẽ thu xếp cho con. Đừng buồn con gái ạ. Tánh tình nóng nảy nhưng vẫn có cái riêng của nó, ta tin rồi đây Khang sẽ thấy rõ cái đẹp tâm hồn của con. Sống chung nhà lâu dần nó sẽ hiểu thôi, đừng mang nỗi buồn mà phải vui lên. Ta sẽ có cách làm cho con hạnh phúc. Hãy tin ta, con nhé!Lời nói dịu dàng làm Nguyên Hà xua tan nỗi lo trong lòng. Thôi thì đã lỡ sa chân, có gì đi nữa cũng phải đương đầu mà thôi.Mưa càng ngày càng nặng hạt hơn. Chắc hẳn con đường đất đỏ đã ngập đầy nước. Mấy luống hoa có được chăm sóc hay không? Nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, hai em lòng cô luôn hướng tâm hồn về nơi ấy.Tôi hay nhớ nhà vào buổi chiềuNhững chiều trời giông bãoCũng may nơi này mưa ít không như quê nhàNếu không, tôi đã khóc một dòng sôngKhóc một dòng sông, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ anh, nhớ chị.Tôi đã khóc, khóc một dòng sông đầy vào chiều mưaTôi đã khóc nhớ về dòng sông ...Nước mắt đã ướt đầy trên má cô nghe tiếng bước chân rồi tiếng quát tháo:− Hào đâu, lấy cho tôi cái khăn!Nguyên Hà lật đật lau nhanh nước mắt mở cửa đi ra. Khang đang ở phòng khách với bộ dạng ướt sũng.Với chiếc khăn trên tay, Hào nói:− Xin lỗi cậu, mưa lớn quá nên em không nghe tiếng chuông.Khang hừ:− Rảnh rang để làm gì, phải nghe ngóng chứ! Biết giờ này tôi về cớ sao ru rú trong phòng?Nguyên Hà đỏ mặt. Cô biết Khang ám chỉ luôn cả mình.− Em pha nước cho cậu luôn nghe.Khang quắc mắt:− Còn đợi bảo nữa hay sao.Hào lật đật phóng nhanh lên mấy bậc thang. Cô thầm nghĩ sao cậu đổi tính dễ nổi giận vậy không biết.Nguyên Hà quay lưng xuống bếp định giúp Tú lo cơm chiều.− Cho tôi giúp một tay với Tú.Tú cười hiền:− Mợ xắt rau thơm và ớt nêm canh gìum đi. Cậu về rồi phải không?− Vâng! Nhưng Tú đừng gọi tôi là mợ, cậu ấy sẽ nổi giận đấy.− Vợ của cậu thì gọi bằng mợ, gọi sai ông rầy em chết.− Nhưng ... cậu ấy không bằng lòng đâu.Tú lại cười:− Mợ chịu khó một chút đi. Thấy vậy chứ cậu cũng dễ mến lắm.− Giống như hung thần thấy mồ.− Mợ có nhớ nhà không?Bị khơi đúng tâm trạng khiến Nguyên Hà rưng rưng:− Nơi sinh ra và lớn lên phải đi như thế này tránh sao không nhớ hả Tú?Mùi thơm của canh chua thơm lừng:− Tôi phải học cách nấu ăn của Tú.− Dễ thôi! Nấu qua vài lần là mợ có kinh nghiệm ngay. Sở trường của em là món canh chua, cá kho tiêu, cậu Khang rất thích.Lại Khang, con người giàu có nên ai cũng phục tùng. Còn cô, liệu có cam tâm tình nguyện phục tùng những phi lý khi anh ta bắt buộc không?Lát sau, trong bàn ăn thơm phức mùi hành tiêu của cá kho. Khang có vẻ thích thú, anh nói với cha:− Cha! Hôm nay có món cá dứa ngon tuyệt, cầm đũa đi ba!Khang không quan tâm sự có mặt của Nguyên Hà. Dù biết mình thừa, bỗng dưng trong cô chợt nảy ra ý lạ.Ông Kim hỏi:− Còn bé Trúc đâu?Hào nhanh nhảu đáp:− Trúc đói bụng ăn cơm trước rồi ông.− Vậy à! Thôi ăn đi Nguyên Hà!Nguyên Hà sẽ không thu mình để họ khinh rẻ nữa đâu, cô cũng phải biết tự bảo vệ mình chứ.− Con đã chuẩn bị đủ hồ sơ để đến trường nộp chưa Hà?− Dạ đủ rồi, thưa ba. Nhưng con thấy phải học đến mấy năm dài không tiện chút nào, con muốn đi làm thưa ba.− Sao được! Ba đã hứa với cha mẹ của con rồi. Học có 4 năm đâu có dài mà con nản chí.Nguyên Hà cười:− Con không nản chí. Thiết nghĩ đi làm kiếm tiền cũng là điều hay chứ ba.Ông Kim nghĩ ngợi:− Con thật tình muốn như vậy hay vì chuyện nào khác khiến con thay đổi ý nguyện học để làm cô giáo.Nguyên Hà nói thật quan điểm của mình:− Thưa ba, lòng tự trọng và muốn biết khả năng của mình như thế nào, nên con quyết định thay đổi không học nữa.− Con hãy suy nghĩ kỹ nữa đi rồi cho ba hay. Ba tôn trọng quyết định của con.− Cám ơn ba.Nghe cha và Nguyên Hà đối đáp nhưng Khang vẫn thản nhiên ăn. Thoáng chốc, mắt Khang đậu lên hàng mi cong cong, cũng vừa lúc Nguyên Hà buông đũa đứng dậy.Thấy Trúc ngồi chau mày bên bàn học, Nguyên Hà đến gợi chuyện:− Trúc đang học bài hở?Không thèm ngẩn nhìn, Trúc đáp:− Dạ!− Trúc đang làm toán à?− Cô hỏi để làm gì?Nguyên Hà lúng túng khi thấy gương mặt bực bội của Trúc:− À! Cô muốn biết vậy thôi.Trúc cúi xuống không muốn tiếp chuyện, Hà đành nói:− Xin lỗi, cô không làm phiền Trúc nữa đâu.Chưa bước ra khỏi cửa, Nguyên Hà đã nghe Trúc hỏi:− Muốn tả về mẹ phải mở đầu như thế nào hả cô?Nguyên Hà mỉm cười quay lại:− Trúc đang tìm ý tả mẹ đấy à. Đầu tiên phải nói về hình dạng, sau đó là cử chỉ cùng sự dịu dàng và phần kết nói cảm nghĩ của Trúc đối với mẹ.Trúc cắn môi:− Nhưng Trúc chưa thấy mẹ lần nào.Nguyên Hà ngỡ ngàng:− Trúc tả người nào mà Trúc yêu thương nhất thay mẹ.− Nhưng Trúc chưa có người nào để yêu thương thì làm sao.− Cô Tú, cô Hào luôn gần gũi chăm sóc cho Trúc, hãy tả một trong 2 người đó.− Nhưng 2 chị ấy không đẹp.Nguyên Hà bật cười:− Trúc nghĩ mẹ phải đẹp sao? Qua chị Tú, Trúc sẽ có được đôi mắt, sống mũi và lời nói dịu dàng. Bao nhiêu đó đủ cho Trúc làm xong bài văn rồi.− Nhưng họ là người làm công không thể thay mẹ của Trúc.Câu nói của đứa bé lên bảy làm Nguyên Hà rưng buồn:− Vậy cô đành chịu.Nguyên Hà nhanh chân bỏ đi, cô hiểu thân phận mình đâu hơn gì Tú.Trời đã cuối thu nên lá vàng rơi đầy cho cây trụi khô cứng chơ vơ bên đường chờ cơn mưa đến. Nắng ấm rọi từng mảng xuống mảnh sân rộng. Nguyên Hà đứng dõi mắt hướng về quê xa.Lại thêm một ngày buồn.Nguyên Hà thả bộ đi dài trên vỉa hè, con đường lạ thành phố chưa quen với người xe tấp nập. Đôi chân vẫn bước đều, không bao lâu cô nhận ra tiếng sóng rì rào rồi bờ cát dài hiện ra.Phía bên sườn núi là dãy bằng lăng nở hoa tím đầy. Nguyên Hà nhìn biển hôm nay mà nhớ biển Phan Thiết. Kỷ niệm mới đó mà như mù khơi dù vẫn đọng lại trong cô chút nồng nàn sớm tàn phai. Biết nơi xa nào đó, người ấy có lần nào nhớ đến cuộc vui đêm chóng tàn.Lại từng bước chậm trở về, đến trước cổng, cô chưa kịp bấm chuông thì tiếng còi xe vang lên, rồi tiếng quát:− Sao không mở cửa?− Tôi ...Khang hừ giọng mũi:− Rề rà quá!Tú xuất hiện kéo nhanh cửa ra rồi cúi đầu:− Chào cậu mợ.Khang quắc mắt:− Cậu nào? Mợ nào?Tú cụp mắt. Lái xe vào gara xong, Khang bực dọc đi vào phòng khách.Nguyên Hà nói với Tú:− Đừng gọi tôi là mợ nữa nhé, cậu ấy không thích đâu. Cứ gọi tôi là Nguyên Hà như thế sẽ thân thiện hơn.Nguyên Hà vui mừng xiết bao khi cô được nhận vào làm ở công ty thiết bị sách . Ước gì lúc này có Thanh Hương bên cạnh để chia sẻ niềm vui cho cô.Chạm mặt Khang ở phòng khách đang ngồi cạnh một cô gái đẹp buộc lòng Nguyên Hà phải cúi chào.Ngọc Cẩm hất mặt:− Cô ta là ai vậy?Nguyên Hà buột miệng:− Thưa cô, tôi mới vào làm.Gương mặt Khang không phản ứng mà lạnh như băng. Ngọc Cẩm nhíu mày nhìn theo:− Mới tuyển hả anh?Khang giả lơ không trả lời câu hỏi:− Em định đi đâu chơi đây?Ngọc Cẩm không buông tha:− Con bé xinh đấy chứ.Khang gắt:− Quan tâm làm gì! Đừng để anh mất vui không còn hứng thú đi chơi nữa nghe!Ngọc Cẩm cười:− Cho em xin lỗi. Ta đi nhé!Hé cửa nhìn họ song đôi, Nguyên Hà nghe lòng nhói đau, cớ gì lạ?Sau buổi cơm chiều, Trúc đến gõ cửa gọi Nguyên Hà:− Cô Hà ơi!Nguyên Hà ngạc nhiên:− Gì đó Trúc?Nó đưa quyển vở cho Hà rồi nói:− Cô xem đi!Mắt lướt qua mấy hàng chữ, Nguyên Hà nói:− Trúc giỏi quá.Gương mặt Trúc rạng rỡ:− Nhờ cô đó.− Cô có giúp gì cho Trúc đâu, chỉ gợi ý tí thôi. Nhưng sao Trúc tả mẹ giống như ...Chúm chím đôi môi hồng:− Trúc tả cô đó. Nhờ vậy nên Trúc được điểm cao nhất lớp đấy. Lát nữa, Trúc sẽ khoe cho nội và ba xem.− Sau này nếu có gì không hiểu, Trúc hãy hỏi cô nhé.− Dạ! Trúc cám ơn cô.Rồi nó chạy đi. Khép cửa lại Nguyên Hà thả người lên nệm. Con bé cũng dễ thương đấy chứ!Buổi cơm chiều vắng mặt Khang, hẳn anh đang dung dăng bên người yêu. Sau khi nghe Nguyên Hà nói cô đã được nhận vào chân bán hàng cho nhà sách Khai Trí, ông Kim có vẻ không vui.− Đâu cần phải làm thế hả con? Cứ tiếp tục đi học, ba thấy hay hơn. Đừng làm cho ba khó xử với cha mẹ của con.− Thưa ba, chắc chắn ba mẹ sẽ không phiền lòng khi thấy con tự vươn lên bằng chính sức của mình.Ông Kim thở dài:− Rốt cuộc ta đã làm khổ con rồi.− Không đâu thưa ba. Với con, ba là một người tốt.− Con không trách ta chứ? Nếu con đã quyết định mà thấy lòng thoải mái thì ta đồng ý vậy. Đây là số tiền ba cho con để dành chi tiêu, có cần gì thì hỏi ba nghe.Hà cắn môi xúc động:− Ba ...− Đừng từ chối! Là con gái nuôi của một tỷ phú đừng để lèng xèng quá. Ra phố mua vài bộ mới để mặc đi làm.− Con được phát áo dài mặc đồng phục rồi ba, nên ...− Cãi lời, ta giận đấy.Biết không thể từ chối nên Hà cầm lấy:− Con cám ơn ba.Thật khuya Khang mới về. Nằm trong phòng đọc sách, Nguyên Hà nghe tiếng anh cằn nhằn:− Tú đâu? Hào đâu? Mới giờ này đi ngủ hết rồi sao? Tủ lạnh không còn miếng nước để uống.Tiếng cánh cửa tủ đóng mạnh khiến Nguyên Hà phải nhổm dậy. Đã gần 12 giờ đêm chứ ít gì. Đúng là oai ông chủ.Không hiểu sao Nguyên Hà lại bước ra phòng ăn. Khang đang gục đầu xuống bàn, nghe tiếng chân liền quát:− Làm cho tôi ly nước chanh!Mùi rượu từ Khang xông ra, Nguyên Hà biết anh đã say. Lát sau, đặt ly nước xuống trước mặt Khang, cô nói:− Nước đây.Khang ngẩng lên. Không phải Tú hay Hào mà là Nguyên Hà.− Là cô đấy à?− Vâng!Giọng Khang lè nhè:− Sao, sống thoải mái vui vẻ chứ?− Vâng!− Đã lấy lòng được mọi người chưa?− Vâng!Đột nhiên, Khang hét lên:− Không còn câu nào ngoài chữ "vâng" sao?Nguyên Hà hoảng hốt, nhưng cũng lấy lại sự bình tĩnh nên ôn tồn:− Anh có cần gì nữa không, cậu chủ?Đôi mắt Khang đỏ như rực lửa:− Cô đang thách thức tôi đấy à?− Nãy giờ tôi chưa nói hoặc biểu hiện thái độ thách thức. Cậu đang say hay tỉnh mà phủ đầu tôi thế? Làm ơn chưa có được tiếng cám ơn đã bị đe nẹt rồi. Xin phép tôi vào phòng đây.− Cô đứng lại đó.Nhưng Nguyên Hà đã khuất sau cánh cửa. Mang nỗi ấm ức vào phòng, cô không hiểu tại sao mình cam tâm tình nguyện sống trong hoàn cảnh tồi tệ này.Nhìn lại trong gương lần nữa, Nguyên Hà mới đi ra khỏi phòng. Chiếc áo màuy vàng nhạt tôn vinh nước da sáng có phần sáng hơn, mái tóc được cô hất ra sua và cài bằng chiếc kẹp hình hoa cúc.Không định ăn sáng nhưng Nguyên Hà phải vào phòng ăn để chào ông Kim.− Ồ! Con gái cha đẹp lắm!Nghe nói khiến Khang phải ngẩng lên:− Thưa ba, con đi.− Phải ăn sáng chứ con.− Dạ, con sợ trễ giờ. Ngày đầu tiên đi làm phải có mặt sớm ba à.Ông Kim quay sang Khang:− Khang à! Sẵn đường, con cho Nguyên Hà quá giang đến nhà sách luôn đi.Nguyên Hà sững sờ khi nghe Khang từ chối:− Con không đi về hướng đó.Ông Kim muốn tạo cơ hội nhưng Khang đã thẳng thừng từ chối. Ông nhận ra sự tủi thân của Nguyên Hà nhưng cô vẫn điềm đạm:− Con đi một mình được mà. Ba không nên làm phiền anh Khang.− Để ba bảo thằng Tài đưa con đi vậy.Nhưng Khang đã tiếp:− Nhà có xe sao ba không bảo cô ấy lấy chiếc xe Dream mà đi, đưa đón làm gì cho phiền.− Con muốn đi một mình thôi ba. Vả lại, đi bộ buổi sáng như tập thể dục.Ông Kim không bằng lòng:− Con ngại gì cứ lấy xe mà đi.Chẳng lẽ Nguyên Hà thú nhận xe đạp còn chưa biết chạy huống gì xe Dream.− Khi nào cần con sẽ lấy, thưa ba.− Ờ, vậy con đi đi!Nguyên Hà bước nhanh không thèm nhìn Khang. Con người ích kỷ ai cần. Cô cũng không thể phân tích và lý giải được vì sao 2 tuần trôi qua mà sự căng thẳng giữa cô và Khang vẫn nặng nề hơn. Trong mắt anh, cô đáng ghét lắm sao?Công việc ở nhà sách cũng thú vị nên Nguyên Hà thấy thời gian trôi qua nhanh. Lúc vắng khách, cô ngồi đọc những quyển sách hay. Gì thì gì, cứ phải giam mình trong chiếc lồng son không chóng thì chày Nguyên Hà sẽ điên lên mà chết sớm.Tuần lễ đầu, Nguyên Hà làm ca từ 7 giờ 30 đến 3 giờ chiều. Lang thang cô chưa muốn trở về nên ghé vào ghế đá ở công viên, gió hây hây xao động cành lá khiến cô nao nao nhớ nhà hơn.− Xin lỗi, có phải chị là vợ Khang?Đang trầm tư Nguyên Hà giật mình nhìn người đàn ông trước mặt. Anh ta có nụ cười thật tươi.− Anh là ai, tôi chưa được biết.Thức vẫn cười:− Tôi có dự cưới hôm đón dâu, chắc chị không nhớ đâu.− Vâng! Cho tôi xin lỗi nhé.Thức khoát tay:− Có gì đâu, tâm trạng của chị lúc ấy tôi hiểu mà. Công ty tôi làm ở đây. Ngồi trong phòng nhìn chị đã lâu nhưng không chắc lắm nên tôi mới ra đây. Khang đâu mà chị có một mình?Nguyên Hà nói dối:− Ảnh đi làm, tôi muốn một mình đi mua sắm.Cô đâu ngờ Thức đang cười thầm cho câu nói dối đó:− Tôi có thể mời chị ly nước không?Không hiểu sao Nguyên Hà không từ chối:− Vâng, nếu anh đang rảnh.Chẳng phải cô muốn biết chút ít về Khang nên đồng ý lời mời, mà vì cô hoàn toàn cô đơn. Buồn hay vui không một ai để tâm sự.Tà áo dài theo gió quấn chân Thức khiến Nguyên Hà phải giữ lấy. Thức đưa mắt nhìn cô gái đi bên cạnh mà lòng xót thương. So với Ngọc Cẩm , cô chỉ là đóa hoa đồng nội giản dị không toả hương nhưng vẫn có được nét dịu dàng đằm thắm mà Khang không thể nhận ra.− Chị uống cam tươi nhe?− Vâng!Góc bàn Thức chọn nhìn ra phía biển:− Chị có vẻ ít nói.− Vâng.− Chị đã làm quen với cuộc sống ở đây chưa? Và những con người ...Thức bỏ dở câu nói, nhưng Nguyên Hà hiểu anh muốn nói đến ai.− Quen thì đã quen, nhưng thân tình thì chắc là chưa, vì tôi vốn dốt nát lắm.− Chị quá khiêm tốn. Từ hôm cưới đến giờ chưa thấy Khang đưa chị đi thăm bạn bè.Nguyên Hà cúi mặt:− Ảnh bận lắm.− Còn ngày nghỉ nữa chi? Hay 2 ông bà bận bịu yêu đương nên không có thời gian?Đôi má ửng hồng, cô nhủ thầm: Nếu như Thức biết cô và Khang là 2 cực đối nghịch nhau thì sao nhỉ?Không phản đối, Nguyên Hà chỉ cười nụ.− Vợ chồng mới cưới mà phải không chị?Nguyên Hà không muốn Thức tìm hiểu xa hơn nữa:− Cám ơn anh vì ly nước hôm nay.− Chị về ư? Sao gấp gáp vậy, trong khi trời chưa tắt nắng? Nãy giờ tôi có nói điều gì làm phật lòng chị không?− Ồ, không đâu! Tôi phải về thôi.− Hẹn chị lần sau nhé.Thức vẫn còn ngồi đó nhìn theo màu áo vàng bay trong gió, anh ngâm nga:Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúcÁo nàng xanh anh mến lá sân trườngSợ thư tình không đủ nghĩa yêu đươngAnh pha mực cho vừa màu áo tím ...Khang trở về nhà sớm hơn thường lệ. Anh liếc mắt về phòng Nguyên Hà. Cánh cửa còn đóng kín. Ngồi xuống ghế, trên bàn có mấy lá thư. Trong số đó có một lá của Nguyên Hà, không ngần ngại anh xé rồi bóc thư ra xem. Dòng chữ nghiêng nghiêng cố nắn nót cũng không đẹp hơn.Ngày 12 -4 ...Nguyên Hà con!Theo đúng nghi lễ con phải trở về sau ngày nhị hỉ, nhưng cha mẹ chờ mãi đã 3 tuần trôi qua rồi mà con vẫn biệt tăm. Có lý do gì sao? Chẳng lẽ con bận đến nỗi không viết cho gia đình được vài lời, hay con hận cha mà quên đi gia đình?Cha buồn quá, nếu như con oán hận cha đã gả bán con để đổi lấy chút tiền. Đoàn xe rước dâu đi rồi đem con gái cha về nơi xa lạ, cha mới thật sự hoảng hốt biết mình đã mất đứa con gái này rồi sao? Và bây giờ con trả lời cho cha bằng sự im lặng không thèm quay về phải không con?Con cũng biết rồi đó, gia đình ta đã quá túng thiếu, mẹ không tiền thuốc thang huống gì sửa sang lại căn nhà dột trước dột sau hở con. Mùa này mưa vẫn còn dai dẳng cả đêm, nên thằng Huấn và con Hương phải ngủ ngồi, và cha mẹ nào có khác chi. Phần con giờ này nệm ấm chăn êm nên đâu thèm nhớ những chuyện đau lòng nữa. Dù có trách móc hay gì đi nữa, cha vẫn lo con đang sống tốt nơi ấy, hay bị ghẻ lạnh hở Nguyên Hà? Hãy cho cha biết đi, cha sẽ đến đấy đưa con về. Số tiền ấy cha vẫn còn giữ nguyên cho đến khi nào cha thật sự thấy con hạnh phúc.Còn vì hận cha, muốn quên, muốn rũ bỏ quá khứ thì con cứ im lặng và mãi đừng bao giờ trở về lại cái xóm nghèo nàn đã nuôi con khôn lớn. Mẹ con vì buồn nhớ nên sức khoẻ tệ hơn.Vài dòng cho con.ChaTB: Nói vậy chứ con đừng về, nếu như gia đình chồng không cho phép.Đọc xong, Khang bừng giận. Khi Nguyên Hà về đến nhà, anh quẳng lá thư xuống trước mặt cô, gằn giọng:− Đừng để những chuyện như thế này xảy ra chứ!Nh hốt hoảng nhặt lá thư. Nhận ra nét chữ của cha, gương mặt cô đanh lại:− Xin lỗi cậu chủ! Nhưng tôi nghĩ người có văn hoá không nên tùy tiện mở thư của người khác ra xem.Khang trừng mắt:− Cô dám nói với tôi vậy sao? Cô có biết mình thân phận gì trong nhà này không?Nguyên Hà vênh mặt:− Không cần cậu nhắc tôi vẫn biết. Nhưng xin cậu đừng tò mò chuyện riêng của tôi.− Cô cũng quá quắt há! Thật không có tôn ti trật tự là gì hết.− Muốn người khác tôn trọng mình, trước tiên hãy tôn trọng người ta trước đi. Còn anh nổi giận vì lời lẽ trong thư của cha tôi thì cho tôi xin lỗi vậy.− Mở miệng ra là xin lỗi, ở đau có sẵn lỗi để cho cô xin.− Cậu chủ quá giàu nên lỗi có đầy một nhà lận.Khang tức anh ách khi Nguyên Hà bỏ đi. Xem ra cô ta đâu dễ bắt nạt.− Ba ơi!Trúc sà vào lòng Khang, nũng nịu khoe:− Ba xem bài văn của con đi.Khang lướt mắt qua mấy dòng chữ:− Ồ! Con gái của ba tả văn hay quá. Muốn gì nào, ba sẽ thưởng?− Thật không ba? Con muốn đi ăn kem nhưng phải có cô Nguyên Hà nữa.Khang ngạc nhiên:− Cái gì?− Cô Hà đã dạy con cách làm bài đó, con muốn trả công cho cô Hà.Khang gật gù. Nhưng làm sao anh có thể hạ mình đi chung với con người quê mùa đó.− Không được! Hay ba bảo tài xế chở con và cô Hà đi được không?Trúc phụng phịu lắc đầu:− Đi với ba mới vui chứ. Cái gì cô Cẩm đòi ba cũng chiều. Còn con ...Đôi mắt Trúc long lanh khiến Khang phải vỗ về:− Thôi được rồi!Trúc reo lên:− Hoan hô ba! Chủ nhật này nhé ba!Sáng nay, câu nói của Thức làm Khang phải suy nghĩ:− Mày định lờ luôn cô vợ mới ư?− Sao mày quan tâm chuyện của tao, có gì thắc mắc chứ?− Dĩ nhiên, để tao biết rõ còn có cơ hội chứ.Khang trợn mắt:− Nói lại nghe thử!− Mày chê cô ta thì nhường lại cho tao đi.− Biếu luôn đó, nếu như mày thuyết phục được ba tao.− Chắc không?− 100%− Không nuốt lời?− Chơi với nhau từ nhỏ mày hiểu ý tao mà. Tao muốn cưới Ngọc Cẩm. Nhưng sao mày để ý đến Nguyên Hà, chỉ gặp hôm cưới mà si tình ư?− Ừ!Khang cười lớn:− Lạ nghe! Trái tim biết rung động rồi sao.− Mày cứ cười đi! Mày yêu quá nhiều rồi nên trái tim chai sạn đâu còn biết rung động trước cô gái ấy.− Trái tim mày còn mỏng thì cứ rung động đi. Nhưng mày đang đùa đấy hả?− Hoa không có chủ, tao có quyền.− Lạ lùng!− Vì tao đã chán những gương mặt phấn son giả tạo, khoe đùi khoe ngực. Con gái dịu dàng có sự kín đáo mới hay.− Cha ơi! Thay đổi quá ha! Nhưng tao nghĩ mày muốn có cô ta không dễ đâu.− Chỉ cần mày khẳng định không liên quan là đủ, tao có cách của tao.Hình ảnh Nguyên Hà chợt hiện ra trong đầu Khang. Cô ta không xấu nhưng không thể cho là đẹp. Nhưng Khang có nhìn rõ cô ta đâu mà biết.− Đến lúc tao "cua" được rồi đừng có tiếc sanh chuyện mà mất lòng bạn bè nha.Khang chau mày, có chút bực bội dấy lên trong lòng. Tại sao anh phải bỏ mặc Nh cho người khác, rốt cuộc rồi anh đang yêu ai và sẽ sống với ai suốt đời đây.Khang mang tâm trạng băn khoăn ấy về nhà. Trong bàn ăn chỉ có 3 người.− Cô ta đâu ba?− Đáng lẽ tan ca lúc 3 giờ, có lẽ Hà đi mua sắm gì đó.Khang cắm cúi ăn mà mắt hướng về chiếc ghế trống.− Xem ra ba ưu ái cô ta quá đỗi.− Con phải hiểu Nguyên Hà một thân một mình, nếu bị gia đình ta ghẻ lạnh thì Hà tổn thương biết dường nào. Không được ân sủng của chồng thì ba phải có trách nhiệm bù đắp thiệt thòi cho Nguyên Hà chứ.Khang tò mò:− Để có được cô ta ba đã mất bao nhiêu tiền?− Con hỏi vậy để đánh giá mà xem thường Nguyên Hà sao? Trước khi cưới, ba đã tìm hiểu nên biết họ chẳng lợi dụng gì mình cả. Tất cả là do ba tự nguyện đưa sính lễ.− Họ khôn khéo nên sự ban phát của ba rộng rãi mà không mang tiếng lợi dụng.Ông Kim nghiêm mặt không hài lòng:− Ba không đồng ý con có cái nhìn sai lệch. Nếu có ai đó thương và muốn lấy Nguyên Hà làm vợ, ba sẽ đứng ra gả nó đấy.− Nhưng còn hôn thú?− Ba làm được tất xé được không cần con lo, miễn sao thấy thoải mái thì thôi.− Nếu ba đừng rước cô ta về thì đâu có rắc rối. Ba thừa hiểu người con muốn cưới là Ngọc Cẩm mà.− Với con, Ngọc Cẩm đáng yêu, xứng đôi. Nhưng với ba, chỉ có Nguyên Hà mới là người đi trọn cuộc đời với con và bé Trúc.− Điều gì làm ba khẳng định như thế?− Đó là kinh nghiệm, mà con đã trải qua bao mối tình rồi vẫn chưa hiểu gì cả. Ba già rồi đâu thể kề cận bên con mãi, nên muốn có một nàng dâu hiền để thay ba chăm sóc cho con và bé Trúc. Nếu con biết rõ Nguyên Hà là con bé đáng thương, ngày ngày trồng hoa đem ra chợ bán. Người chịu thương chịu khó như vậy còn chê chỗ nào. Đâu phải nó ham tiền chịu về với gia đình ta. Con chịu khó gần gũi sẽ thấy Nguyên Hà đáng yêu vô cùng.Khang lặng thinh. Ông Kim tiếp:− Đâu phải ai cũng bán rẻ nhân phẩm để đổi lấy đồng tiền. Nguyên Hà vì chữ hiếu đấy.Nhớ đến lời của Thức, Khang đâm ra suy nghĩ. Anh còn tìm đâu ra một nửa của mình khi chỉ cần với tay là cô ấy phục tùng vô điều kiện.Ăn cơm xong, Khang ngồi xem báo, lòng cứ bồn chồn mong ngóng. Cho đến khi anh nghe tiếng Nguyên Hà và bé Trúc.− Trúc ở nhà có ngoan không? Hôm nay có bài tập thì lát nữa cô sẽ chỉ cho Trúc.− Cô đi lâu quá, về nhà có một mình Trúc buồn ghê.Nguyên Hà mỉm cười:− À! Chiều nay cô bận gặp một người bạn.− Cô ơi! Chủ nhật này, ba sẽ đưa Trúc và cô đi ăn kem.− Chắc cô không đi được.− Sao vậy cô?− Cô bận đi làm. Trúc đi thì ăn luôn phần cô nha.Trúc phụng phịu:− Không có cô đâu vui. Đi với ba chán phèo.Mắt Nguyên Hà hướng về phía khác khi cô thấy Khang đang bước xuống bậc thang: − Ông nội đâu Trúc?− Ông nội ở thư phòng đó ba.Ông Kim cũng vừa đến, nụ cười ông thật dịu dàng khi hỏi Nguyên Hà:− Sao hôm nay về trễ vậy con?− Dạ, con đi dạo siêu thị.− Chờ không được, cả nhà ăn cơm hết rồi. Tắm táp rồi ăn sau nghe con.− Dạ!Nguyên Hà bước đi với chút tự ái khi Khang xem cô không hề hiện diện. Ông Kim lại gọi:− Hà nè! Con định khi nào về nhà?Nguyên Hà khựng lại. Quả thật chuyện đó cô chưa nghĩ đến. Ông Kim nói tiếp:− Hôm nào đến ca nghỉ, con chuẩn bị để về thăm nhà đi, đừng để cha mẹ con trách ba vô tình.− Dạ!Cúi đầu rưng rưng. Sao đến bây giờ ba mới hiểu điều đó?− Con thấy không cần đâu ba.Nguyên Hà cười gượng mà lòng đau.− Phải về chứ, ba có lỗi đã không nghĩ đến điều này. Ngày nào thuận tiện cha con mình sẽ đi.Nguyên Hà ngần ngừ. Đâu phải cô không muốn về, nhưng về một mình thà đừng về còn hơn. Sẽ không ít lời đàm tiếu của lối xóm về cuộc hôn nhân vụ lợi này.− Con có viết thư cho gia đình rồi ba.Khang vẫn không nói một lời nào, anh như kẻ bàng quan.− Không được! Chủ nhật này ta sẽ đi, đừng làm cho sự hiểu lầm lớn hơn nữa. Ba đã xem lá thư của cha con rồi, phải về để tạ tội với ông ấy, không khéo ông ấy lại rước mất con dâu yêu quý của ba thì sao?Mặt Nguyên Hà bừng đỏ:− Kìa ba ...Ông Kim cười:− Trước mắt mọi người con vẫn là dâu của ba, điều đó không chối cãi được.Ông Kim cố tình nhấn mạnh chữ "dâu".− Ba sẽ bảo Tú đi mua sắm ít quà để biếu bà con lối xóm. Phần con thích gì cứ lấy thêm tiền mua quà cho 2 em.Ý thức của lòng tự trọng luôn hướng tới cái đẹp vươn lên bằng sức mình, nên cô không muốn phải vịn vào đồng tiền của ông Kim.− Dạ, nếu có về thăm là đủ rồi ba. Con thấy quà cáp chỉ là hình thức thôi ... và con sẽ đi một mình không thể làm phiền ba. Vả lại, con muốn thoải mái để tâm sự với gia đình sau bao ngày xa vắng.− Con nghĩ làm vậy cha mẹ con sẽ vui sao?− Vui hay buồn thì chuyện cũng đã rồi, thưa ba.− Lời nói trách cứ nhẹ nhàng của con nhưng làm cho ba đau lòng đấy, Nguyên Hà.− Con xin lỗi ba, vì đó là lời thật lòng chứ con không có ý gì khác.Khang nhíu mày nhưng không phản ứng, nhìn theo dáng Nguyên Hà khuất sau cánh cửa. Ông Kim hỏi:− Con không có ý kiến gì sao?− Không! Chuyện đó ba và Nguyên Hà tự giải quyết.Nắng chưa tắt nhưng gió chiều vẫn thổi làm tóc đùa trên vai. Nguyên Hà đi qua mấy góc phố buồn, cô chưa muốn về nhà, bởi trong khuôn viên rộng lớn đó, cô thấy mình thừa thãi trong góc nhỏ hẹp để cảm nhận sự rẻ rúng của Khang.Qua những hàng cây rợp bóng toả mùi hương hoàng lan ngây ngây thoảng vào hồn cô chút lãng mạn.− Chị Khang!Thức đã cho xe sát bên:− Lên xe tôi đưa chị về nhé!− Cám ơn, tôi thích tản bộ hơn.− Giờ này hẳn Khang chưa về đâu. Tôi có thể đưa chị đi một vòng khắp thành phố, và không làm lỡ buổi cơm chiều của chị đâu.Định từ chối nhưng Nguyên Hà lại đồng ý. Phải làm cho Khang tức mới hả hê.− Cám ơn anh.Cô vén tà áo ngồi sau lưng Thức. Chiếc xe lướt êm. Thức hỏi:− Bộ chị thích bách bộ vào buổi chiều lắm sao?− Vâng! Ở đây buổi chiều đẹp lắm.− Khang trái ngược ý thích với chị chăng?Câu hỏi làm Nguyên Hà bối rối:− Tôi cũng không biết.− Giữa chị và Khang hình như có chuyện gì đó phải không? Khang không mặn mà với người vợ mới cưới?Nỗi buồn lẫn tự ái dâng đầy khiến Nguyên Hà nói:− Anh hơi tò mò chuyện của tôi.Thức cười:− Đồng ý là tò mò, nhưng tôi muốn biết rõ để còn ...− Còn gì cơ?Thức lại cười:− Dần dà, chị sẽ hiểu.Con đường rộng ôm theo sườn núi, dưới kia là biển sóng vẫn xô bờ.− Đây là mũi Nghinh Phong. Mình dừng lại một chút nhé.− Vâng!− Vào quán nước nghe chị Khang?Nguyên Hà gật đầu. Ngồi đối diện với Thức, cô tự hỏi sao mình chấp nhận đi cùng Thức?− Chị có hiểu mũi Nghinh Phong có nghĩa là gì không?Nguyên Hà lắc đầu:− Là mũi đón gío đấy. Gió từ ngoài khơi đều đưa vào đây. Ở sườn núi đàng kia có tượng chúa dang tay đứng đón gió, để cho dân chúng được an bình.− Hay quá ha anh Thức.− Chị có muốn đến đấy không?Nguyên Hà cười:− Vâng! Nhưng không phải hôm nay, tôi còn phải về cho kịp buổi cơm chiều.− Thời gian qua nhanh quá phải không? Tôi rất thích được trò chuyện cùng chị.− Tôi nghĩ đi cùng anh như thế này là không đúng chút nào.− Tại sao?− Bởi tôi là vợ Khang, mà anh là bạn của Khang.− 2 điều đó đâu có gì khác nhau, khi chị ...Thức chưa tỏ hết ý của mình thì đàng kia Khang đang dìu Ngọc Cẩm từ dưới bãi biển đi lên. Trong tình cảnh khó xử thế này, Nguyên Hà lờ đi như không thấy gì và cô mong Thức cũng vậy.Nhưng Thức đã nói:− Ồ! Khang!Nguyên Hà cụp mắt xấu hổ:− Chị không phản ứng gì sao?Nguyên Hà lắc đầu:− Đừng để họ nhìn thấy mình anh Thức.Đâu phải vô tình Thức đưa Nguyên Hà đến đây. Anh muốn cho cô hiểu rõ Khang, để anh còn cơ hội đến với Nguyên Hà.− Chị có biết lý do tại sao Khang đang tình tứ với cô ấy không?− Lý do ư? Tại sao tôi phải biết.− Vì chị là vợ Khang.Nguyên Hà gượng cười:− Là vợ thì đã sao, khi tình yêu ảnh đã trao cho người khác.− Thế sao chị chấp nhận.Lồng ngực Nguyên Hà dội lên cơn đau:− Anh đừng hỏi nữa có được không.Thức nhìn vào gương mặt Nguyên Hà đang buồn bã mà có chút ân hận:− Xin lỗi, đã vô tình đưa chị đến đây.− Vô tình ư? Tôi nghĩ anh cố tình đấy. Dĩ nhiên là bạn thân của Khang, anh đã hiểu rõ bi kịch của đám cưới này, còn đưa tôi vào xiếc làm gì. Để chứng kiến tận mắt sự rẻ rúng của Khang, anh mới hài lòng hay sao.− Nguyên Hà! - Thức gọi tên cô - Tôi xin lỗi đã làm tổn thương chị.− Anh đưa tôi về được rồi đó.− Chị vẫn còn giận tôi?− Giận anh lợi lộc gì, trong khi số phận của tôi là như thế.− Mình vẫn là bạn bè chứ?Nguyên Hà cười:− Anh vẫn mãi là bạn của Khang.− Hẳn nhiên rồi, nhưng chị.− Tôi ư ... có thể lúc nào đó anh không còn gặp tôi cũng nên.Thức không hỏi nữa, anh đưa Nguyên Hà về.− Anh cho tôi xuống đây được rồi.− Chị sợ Khang sao?− Tôi không muốn họ nghĩ xấu về tôi.Nhưng Thức vẫn cố tình dừng xe trước cổng nhà. Khang ngạc nhiên cau mày. Trong khi đó Thức vẫn điềm tĩnh nói:− Tôi đưa chị về tận nhà rồi nhé!− Cám ơn anh.Xuống xe, Nguyên Hà đi thẳng, bỏ mặc cho Khang và Thức.− Khang! Mình có chuyện này muốn bàn với cậu!− Ngay bây giờ à?− Ừ, ra quán được không?− Chuyện gì khẩn cấp vậy?− Tao báo tin bão cấp 4 với mày đây.Nguyên Hà bước vào phòng khách đã gặp Khang với gương mặt hình sự, anh hất mặt hỏi:− Cô đi đâu về đó?Nguyên Hà ngạc nhiên vì thái độ hằn học của Khang. Tại sao phải nói cho anh biết cô đi đâu? Nghĩ vậy nhưng Nguyên Hà lại nói:− Tôi đi làm về.Khang hừ:− Cô nhìn đồng hồ xem đã mấy giờ rồi? Tan ca, lang thang đến giờ này sao?− Tôi có quyền tự do của tôi chứ.− Cô có biết mình đang ở vị trí nào trong căn nhà này không?Nguyên Hà nổi cáu:− Làm sao tôi không biết thân phận kẻ bán mình.Khang trừng mắt:− Nói sao khó nghe quá vậy? Đừng tưởng có ba tôi bao che mà tung hoành này nọ.− Tôi nào gan góc đến vậy. Có chuyện gì, anh cứ nói thẳng ra đi đừng lấy cớ mà gây.Bỗng dưng trước mắt Khang là con nhím đang xù gai chứ không phải là cô gái cam chịu như trước.− Cô trả treo với tôi ư?− Nhưng anh đang xâm phạm vào đời tư của tôi, ngay cả chuyện đi sớm về trễ.Khang gằn giọng:− Nói rõ cho tôi biết, cô đến đây với vai trò gì?Nguyên Hà hỏi ngược lại:− Vậy anh nói đi, nói cho tôi biết phải ở vai trò nào mới vừa lòng anh.− Trong hôn thú có tên tôi và cô đó, biết chưa.Nguyên Hà cười:− Tôi nhớ mình chưa đặt bút ký tên vào đó và anh cũng đâu đồng tình. Nên anh vẫn là anh và tôi vẫn có quyền riêng tư của mình. Nhớ không lầm, tôi đã bị đuổi xua như đuổi tà khi nằm trong căn phòng tân hôn.− Nhưng trên danh nghĩa cô là vợ tôi nên không được giao du thân mật với người khác.Nguyên Hà nhìn Khang ngạc nhiên. Anh đang ghen hay kiếm cớ gì đây?− Tôi có nghe lầm không vậy? Anh cứ đi hỏi ba, người cho phép tôi tự do kết bạn miễn sao là người đàng hoàng. Và Thức chẳng phải là người tốt, bạn anh sao?− Chính vì điều đó nên tôi cấm cô. Bắt đầu từ bây giờ không được quan hệ với Thức nữa, đó là điều xấu hổ cho tôi.− Tôi có quyền tự do của tôi.− Nếu có gan trời thì cứ việc! Cả thành phố này, ai cũng đều biết tôi vừa cưới vợ.− Thiên hạ biết thì đã sao, khi tôi vẫn là một kẻ xa lạ không liên quan gì đến anh?− Đừng lì lợm! Hôm nay tôi lấy quyền làm chồng cấm cô đấy.Nén nỗi tức nghẹn vào lòng, Nguyên Hà cố nói:− Anh không có quyền.− Không ư?Và Khang bước đến nắm tay Nguyên Hà kéo đi. Vì phải bước nhanh theo Khang qua mấy bậc thang nên đầu ngón chân cô va vào gạch đau buốt.− Buông tôi ra!Khang đá chân cho cửa phòng bật mở rồi đẩy Nguyên Hà ngã nhào lên nệm, xoay ngược chốt cửa lại.Nguyên Hà lồm cồm ngồi dậy phản kháng:− Anh định làm gì tôi?Khang cười vì biết con nhím gai góc đang sợ điếng hồn.− Tôi làm chồng cô, không được sao?− Tôi ...Nhưng chẳng hiểu sao trong giây phút đó Nguyên Hà bị khống chế bởi đôi mắt kỳ lạ của Khang, cô không thể cưỡng nếu như anh làm điều xằng bậy.Bất giác, nước mắt Nguyên Hà tuôn nhanh làm Khang như chiếc bóng xì hơi.Anh gắt giọng:− Đi đi, hãy nhớ những gì tôi nói!Thoát được ra ngoài, Nguyên Hà chạm ngay ông Kim:− Có chuyện gì đó con gái?Thấy nước mắt còn ràn rụa trên mặt Nguyên Hà, ông hỏi dồn:− Thằng Khang ức hiếp con hả?Nguyên Hà lắc đầu rồi bỏ chạy về phòng và không thấy nụ cười của ông Kim nhìn theo. Gì thì gì, con trai ông đã bắt đầu xao động rồi đây.Dù muốn dù không, Nguyên Hà cũng không thể vắng mặt trong buổi cơm chiều. Đối mặt với Khang, nhưng cô không bao giờ nhìn, chỉ liếc ngang.Ông Kim hỏi Khang:− Cần thêm món xà lách trộn không con?− Thôi ba!Ông Kim giục:− Ăn đi Nguyên Hà!Trúc cầm đũa mời:− Thưa nội, thưa ba ăn cơm.Ông Kim nghiêm giọng:− Sao con không mời cô Hà.Trúc đính chính:− Con quen miệng rồi nội.Lát sau, ông Kim hỏi Nguyên Hà:− Hồi nãy con có nói ngày mai đi dự sinh nhật, nhớ mua quà tặng bạn nghe. Không biết thì nhờ Tú cố vấn cho.Ngạc nhiên định mở lời thì cô bắt gặp cái nháy mắt của ông Kim:− Dạ.Đang nhai, Khang phải dừng lại buột miệng hỏi:− Sao, mới đó đã có bạn bè rồi ư?Ông Kim cười hiền:− Sống phải có bạn bè chứ con. Còn trẻ phải có niềm vui an ủi từ bạn bè.Khang cằn nhằn:− Mới chân ướt chân ráo đã bạn với bè!− Dễ thương như Nguyên Hà gặp một lần ai không muốn làm bạn.− Dễ thương ư? Có chăng là con bé quê mùa đang học làm sang.Ông Kim sầm mặt. Còn Nguyên Hà giả lơ, mặc cho cha con đối đáp:− Khang à! Nguyên Hà tệ vậy thì nó quen ai mặc nó, con đừng quan tâm làm gì.− Nhưng cô ấy là vợ con.Ông Kim cười:− Con chấp nhận hồi nào mà nói nghe lạ vậy?− Ba đã chọn thì cô ấy phải là của con, nên chấp nhận hay không là quyền của con, Nguyên Hà không thể tự tiện.− Nói vậy mà nghe được! Nguyên Hà đâu phải là món hàng mua làm của riêng không thích thì bỏ xó chứ.− Thế không phải ba trao đổi bằng tiền sao? Trân trọng hay ghét bỏ là quyền của con.− Nói mà không chịu suy nghĩ! Bộ con tưởng để tuổi thanh xuân của Nguyên Hà qua đi là con bù đắp được sao. Nếu chấp nhận, con mới có quyền chứ không phải vì sự ích kỷ mà trói buộc, ba không đồng ý đâu.Bây giờ đến lượt Khang im lặng.− Nguyên Hà! Ba cho con toàn quyền quyết định kết bạn, cho đến khi nào ...Khang kêu lên:− Ba! Sao ba không công bằng?Ông Kim nhướng mắt:− Sự công bằng của ba là đây. Ba không thiên vị dù con là con của ba. Nhìn xem, một đứa con gái 18 tuổi đã hiểu về cuộc sống xã hội như thế nào mà phải ép mình chịu sự ngông nghênh của con.Nguyên Hà không muốn nghe lời đối đáp của cha con Khang, cô buông đũa rồi nói:− Xin phép ba, con nghĩ ba nên trả con về với cha mẹ. Bao nhiêu tốn kém con sẽ tìm cách hoàn lại.Ông Kim kinh ngạc trước những lời lẽ bất ngờ của Nguyên Hà. Cái vẻ bất cần đã xua đi sự chịu đựng vốn có của cô. Ngó qua Khang, ông tưởng anh sẽ nổi giận. Nhưng không, Khang đang nhìn lom lom Nguyên Hà.Ông Kim nói thầm:− Hãy đợi đấy con trai của ta.Nguyên Hà dậy thật sớm chuẩn bị hành trang cho mình. Đã bảo với ông Kim lúc tối nên Hà chỉ đánh thức Tú để khoá cửa.Bước thật nhẹ, nhưng câu hỏi bất ngờ của Khang làm cô giật mình:− Đi được chưa?Nguyên Hà ngạc nhiên khi thấy Khang đã chỉnh tề:− Ra xe đi! Khang nói như ra lệnh và không hiểu sao cô làm theo như cái máy. Xe trực chỉ về nơi Nguyên Hà (Nguyên Hà) trở về. Khang không hỏi và cô cũng không mở lời. Đêm qua Nguyên Hà đã suy tính trong đầu lời lẽ phân trần thiệt hơn cho cha mẹ, nào ngờ cục diện thay đổi, cô phải làm sao đây. Chưa đầy một tiếng đồng hồ, Khang đã dừng trước căn nhà tôn có mấy liếp hoa. Nguyên Hà mở cửa chạy nhanh vào nhà và gọi: − Mẹ ơi! Cha ơi! Con đã về đây. Bà Hoàng ở sau mấy luống hoa chạy vội vào, chỉ hơn tháng nay gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, nước mắt cả hai đã chan hoà. Qua giây phút xúc động, bà Hoàng mới ngắm đứa con gái hằng mong nhớ. − Ôi! Nay con lạ quá. − Mẹ ơi! Mẹ gầy đi nhiều. − Cha bây! Chỉ tại lo cho con một thân một mình nơi xứ lạ. Tại sao đến hôm nay con mới về thăm nhà? Nguyên Hà cười trong nước mắt: − Giờ con đã về, mẹ không vui sao? Nguyên Hà quên phứt Khang, trên hai tay xách đầy quà đứng nhìn cảnh trùng phùng. Bà Hoàng hỏi: − Ai thế con? Khang mau miệng: − Thưa mẹ, con là Khang chồng của Nguyên Hà đây. Nguyên Hà nghe lạnh sống lưng. Lời nói ngọt ngào có phải của Khang vừa thốt ra không? − Sao em không phụ anh mang quà vào biếu cha mẹ. − Ơ… Ông Hoàng ào ào như cơn lốc theo sau là Huấn và Hương. − Cha! Gương mặt vui thoáng chốc đã nghiêm lại: − Đến bây giờ con mới chịu về à? Khang gỡ rối: − Thưa ba mẹ! Đó là lỗi ở con vì bận đi công tác xa đến hai tháng, nên con không muốn Nguyên Hà trở về nhà một mình. Hôm nay vợ chồng con xin tạ tội với cha mẹ. Bà Hoàng xua tay: − Đã về thì tốt rồi, trách móc tụi nó làm chi ông ơi. Huấn! Đi bắt gà làm thịt đãi anh chị đi con! Khang không thể tin ở mắt mình, Nguyên Hà có hai đứa em dễ thương đến vậy, cha mẹ vợ cũng là người thẳng tính. Bàng hoàng qua rồi, Nguyên Hà theo Huấn ra sau vườn bỏ mặc Khang trò chuyện với cha mẹ. Huấn hỏi: − Chị sống thế nào hả chị? − Cũng tốt em à. − Cả nhà lo quá! Nhưng thật bất ngờ khi chồng chị không phải là ông ta. Nguyên Hà giải thích: − Ông ấy là ba của anh Khang. − Chị không nhớ nhà sao? − Nhớ chứ! Cứ những lúc có mưa là chị nhớ quay quắt. Nhưng biết làm sao hả Huấn. − Gà làm gì đây chị? Trên tay Huấn là con gà mái thật to: − Nấu cháo, làm gỏi chuối. − Đơn sơ quá. − Nhà mình nghèo có gì đãi nấy chứ em, khách sáo làm gì. Buổi chiêu đãi đơn sơ nhưng ấm cúng. Nguyên Hà không ngờ Khang mang hai bộ mặt trong một con người, cô trở ra với bình trà nóng đặt xuống bàn trước mặt cha. Ông Hoàng chỉ vào cái ghế bên cạnh nói: − Hai vợ chồng con ngồi xuống đi. Khang ngoan hiền như cậu học trò, anh kéo tay cô giọng âu yếm: − Ngồi xuống đi em! Khang nói: − Thưa cha, đây là một ít quà của vợ chồng con biếu cha mẹ và hai em. Đúng lý ra tụi con sẽ ở lại vài ngày nhưng vì công việc nên sáng mai lại đi rồi, nên con xin lần khác sẽ về chơi lâu hơn. Ông Hoàng dễ dãi: − Không sao, công việc quan trọng hơn. Biết được vợ chồng con hạnh phúc là cha an tâm rồi, thời gian qua Nguyên Hà có làm tốt vai trò vợ hiền dâu thảo không Khang? − Vâng, cha yên tâm. Lát sau, Nguyên Hà lặng lẽ rút lui. Ông Hoàng và Khang có vẻ tâm đắc nên câu chuyện có phần rôm rả. Nguyên Hà ra luống hoa và ngồi ở đó để trấn an nỗi bức xúc đang ồ ạt trong lòng. Cô muốn gặp bạn nên đến tìm Thanh Hương (Thanh Hương) Dù mừng rỡ nhưng Thanh Hương làm mặt giận trong khi Nguyên Hà thì cười. − Sao không đi luôn đi? − Gặp nhau không mừng lo trách móc. Dì Vân đâu? − Đi qua xóm trên ăn cưới rồi. Kéo bạn ngồi xuống thềm nhà: − Mày về với ông ta hả? − Ừ! − Cuộc sống với con cái ông ta ra sao? Nguyên Hà cười vì ai cũng hiểu lầm ông Kim. − Tao với ông ta không sao, nhưng với con ông ta thì căng quá. − Tao muốn nhìn tận mắt để xem ông ta ra sao. − Có mắt, mũi, miệng, tứ chi đủ cả. Hương háy bạn: − Vô duyên! − Nói vậy chứ chồng của tao không phải ông ấy, mà là con trai của ông. Hương tròn mắt: − Sao lạ vậy? − Ừ, đi hỏi vợ cho con. − Lúc ấy tâm trạng mày ra sao, ngỡ ngàng lắm không? − Nhưng rồi cũng ổn mày ạ. Ngoài đường trời nắng gắt không chút gió nên cây nằm im trên cành như ngủ say hay lười biếng không động đậy. Hương nói: − Nắng gắt quá không chừng có mưa. Nguyên Hà đâm lo, đêm nay Khang sẽ ngủ đâu dù không mưa, nếu như có mưa còn tệ hại hơn. − Nghĩ gì mà thần người ra vậy Hà? − Đâu có gì… Lát nữa qua nhà tao chơi nghe. Nói về Khang, anh được đặt lưng xuống bộ vạc tre. Gối đầu trên chiếc gối thêu hoa đã ngả màu, Khang nghe như có mùi hương của tóc. Mắt anh chạm vào gói quà nhỏ nên hỏi Huấn: − Quà mừng khi nào mà chưa mở niêm vậy Huấn? Đang chăm chú vào trong sách nhưng Huấn vẫn trả lời: − Của chị Hà trong chuyến tham quan Mũi Né thi cái gì đó đoạt giải. − Không muốn xem tặng vật trong ấy như thế nào sao? − Em cũng từng hỏi như anh vậy, nhưng chị cười bảo chỉ là một kỷ niệm khó quên thôi, nên muốn giữ mãi. Khang tò mò: − Chắc kỷ niệm về một người đàn ông. Huấn ậm ừ cho xong chuyện: − Kể về tuổi thơ của em cho anh nghe đi. Huấn buông quyển sách đến nằm cạnh Khang: − Có gì đáng kể đâu anh. Biết đâu đêm nay anh sẽ cảm nhận được một phần cuộc sống của em. − Ai cũng có kỷ niệm thời thơ ấu dù vui hay buồn, đó là hành trang để bước vào đời đấy em.Đám mây đen ở đâu vụt bay đến làm Nguyên Hà lo ngại. Cô không muốn cảnh thương tâm bày ra trước mắt Khang. Trời chưa chiều mà bầu trời tối sầm lại, cô đưa mắt nhìn cha nhưng ông không thể hiện điều gì. − Cầu trời xua tan mây. Nhưng lời cầu nguyện không được đáp ứng nên mưa ập xuống nhanh. Lát sau mưa đã rơi thành dòng. Khang nói: − Vợ chồng mình cùng hai em ra xe tránh mưa đi em. Dĩ nhiên là hai đứa nhỏ rất thích. Huấn huyên thuyên: − Hôm nào anh chị đưa tụi em về đó chơi với nhé. − Ừ! Nguyên Hà ừ nhỏ nhưng Khang nói: − Ngày nghỉ, anh sẽ về đón hai em. Hương vỗ tay reo lên: − Hoan hô anh! Mưa tuôn như trút nước. Khang mở cửa máy pha đèn. Trò chuyện vui vẻ, lát sau hai đứa đã ngủ say. Nguyên Hà nhắm mắt vờ ngủ say. − Lạnh không em? Khang lấy chiếc áo khoác choàng qua người cô, anh mở hé cửa kính cho không khí tràn vào. − Cái đà này suốt đêm chắc không ngủ. Qua ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn pha, Khang nhận ra gương mặt vô tư thánh thiện hôm nào. Suốt đêm đó Khang không hề chợp mắt vì bận suy nghĩ. Khi Nguyên Hà choàng dậy thì trời đã mờ sáng Khang không còn bên cạnh, và Huấn cùng Hương cũng biến mất. Bước xuống xe Nguyên Hà đã thấy Khang ở bên luống hoa cùng mẹ. Bà Hoàng dừng tay khi nghe tiếng chân con gái. − Dậy rồi đó hả con? Đêm qua phải ngủ ngồi nên Khang dậy sớm… Còn con thì say sưa. − Mẹ! Khang trêu: − Lâu rồi không có những cảnh ngủ như hôm nay nên Nguyên Hà ngủ say là lẽ thường đó mẹ. Nguyên Hà trừng mắt nhưng Khang tỉnh bơ: − Mẹ cho tụi con ăn gì thế mẹ? Nghe Khang gọi mẹ bằng giọng ngọt ngào, Nguyên Hà không hiểu anh đang diễn trò gì nữa. − Chỉ là món bánh canh nấu tôm thôi. Nguyên Hà thấy thương mẹ thật nhiều. Hẳn người vui lắm khi ngỡ con gái hạnh phúc. − Dọn ra ăn đi con. Trời sẽ mưa nữa đó không khéo mưa cả ngày đường sá trơn trợt nguy hiểm lắm. Nguyên Hà tiu nghỉu. Chưa được tâm sự với mẹ cô phải ra đi rồi. Khang như hiểu điều đó nên nói: − Ngày nghỉ, mình lại về thôi em. Nguyên Hà đưa mắt tiếc nuối nhìn cảnh vật quanh nhà, sau trận mưa hôm qua con đường lầy lồi hơn. Mùi tiêu hành bốc lên thơm phức, Khang vừa ăn vừa xuýt xoa: − Ngon quá mẹ à! Ông Hoàng cười khà khà: − Cho cha gởi lời thăm ông ấy nghe Khang. − Dạ. Ăn xong, Nguyên Hà hái mấy chục hồng rồi gói lại cẩn thận. Khang hỏi: − Hoa em trồng đó hả Nguyên Hà? − Vâng! − Em buồn khi phải ra đi? − Làm sao không luyến nhớ những gì đã có từ khi chào đời. Lúc xe ra khỏi cổng, Nguyên Hà mới thấy Thanh Hương, họ chỉ kịp vẫy tay tạm biệt. Hương đâu ngờ Nguyên Hà ra đi sớm nên đêm qua vì cơn mưa Hương không đến chơi như đã nói. Ra khỏi con đường đất đỏ, Nguyên Hà ngồi thu mình đưa mắt nhìn cánh đòng đang lùi dần. Ngọt ngào là vậy nhưng Khang trở nên lạnh lùng khi quay về, và Nguyên Hà chẳng ngạc nhiên vì hiểu đó chỉ là màn kịch mà Khang là diễn viên suất sắc. Nguyên Hà chợt thấy buồn vì sự lạnh lùng của Khang. Bao lời nói lúc ở quê cô, anh như quên hết. Phải làm sao trả đũa cho con người cao ngạo như Khang thấm đau. Nguyên Hà ra về lúc chín giờ đêm, bất ngờ khi thấy Thức đứng chờ. − Tôi chờ chị lâu rồi. − Có gì không anh Thức? − Cả hai tuần nay không gặp chị nên mong thế thôi. Tôi không đi xe vì muốn hưởng thú tản bộ cùng chị. Thấy Nguyên Hà không nói gì, Thức hỏi: − Chị không vui vì tôi chăng? − Thật ra, giữa tôi và anh đã có một khoảng cách nhất định vì anh là bạn của chồng tôi, song đôi như thế này chẳng hay chút nào không khéo lại gây ra tiếng thị phi. − Nhưng tôi biết chị hoàn toàn tự do, cặp gối cưới vẫn chưa được dùng cho đêm tân hôn, nên tôi có quyền theo đuổi chị. Nguyên Hà nhìn Thức trân trân: − Anh đã hiểu quá rõ như vậy sao không tìm cách giúp cho Khang và tôi hiểu để mà gần nhau. Bạn bè tốt chỉ có cách này thôi. Thức phá ra cười: − Thật không uổng công cho bác Kim. − Anh cười gì? Và tại sao lại lôi ba anh Khang vào đây. Thức nghiêm giọng: − Thật ra, tôi rất mến Nguyên Hà, và lấy làm tiếc là Khang không thấy được điều tuyệt vời ấy nơi chị. Chính bác Kim đã nhờ tôi làm quen và bằng mọi cách phải cho Khang thức tỉnh mà quay về. Nghe xong, chị không giận tôi chứ? Nguyên Hà mím môi: − Có chuyện đó nữa sao? − Nhưng mong chị giả lơ như không biết gì hết. − Cám ơn anh, một người bạn tốt. Thức thở dài: − Không hiểu sao Khang lại yêu mê mệt Ngọc Cẩm, cô ấy chỉ có nét đẹp trau chuốt nhờ son phấn. − Không nên phê bình người ấy của Khang, anh Thức. − Sao chị lại bao dung như thế? − Như anh biết, tôi và Khang vẫn là hai tinh cầu xa lạ. Tôi sống vì nghĩa cử yêu thương của cha chồng mà thôi. Thức đâu biết rằng trái tim cô đang nhói buốt. − Chị đang buồn sao? − Tôi vui được sao khi phải sống trong sự rẻ rúng của Khang. Nếu anh là người bạn tốt hãy giúp tôi đừng sai phạm điều gì để trong mắt Khang, tôi là người đoan chính. Thức dịu dàng: − Lời nói của chị làm tôi cảm phục hơn. − Cám ơn anh đã dành cho tôi mỹ cảm. Mong anh mãi mãi là người bạn tốt của Khang. − Chị có lối nói khiến người nghe không thể phật lòng. Tôi tiễn chị đến tận nhà nghe. Trời đã quá khuya. Nguyên Hà bật cười vì họ đã đến nhà: − Cám ơn anh. Có tiếng đằng hắng sau lưng. Gương mặt của Khang lầm lì bước ra mở cửa cho Nguyên Hà rồi nói với Thức: − Mày tìm tao đó hả? Thức lắc đầu: − Không! Tình cờ gặp Nguyên Hà nên tao đưa về, vì trời quá khuya. − Mày vào chơi nghe. Thức từ chối: − Không! Tao về đây. Nguyên Hà thấy ngượng khi Khang nhìn thấy cô và Thức song đôi. Cô lặng lẽ đi vào nhà, Khang theo sau hỏi: − Tình cờ hay hẹn hò nhau? Bỗng dưng cơn giận trào nhanh, Hà quay lại: − Anh đang tức hay tự ái khi thấy Thức đưa tôi về? Khang trừng mắt lớn giọng: − Cô đang thách thức tôi sao? Ngày mai cô nghỉ làm đi. − Anh lấy tư cách gì cấm cản? − Tôi không muốn lặp lại những lời đã nói, chắc cô không chai lỳ để tôi phải bực bội về mình. Nguyên Hà bước đi lầu bầu: − Tôi chai rồi nên không sợ đâu. − Ngang bướng! Nói cho mà biết, ở đây cô thuộc quyền sở hữu của tôi nên bất cứ chuyện gì tôi không thích là phải nghe theo. Đừng tưởng tôi không quan tâm nên muốn làm gì thì làm. Nguyên Hà cười mỉa: − Đâu ngờ mình là con thú nhồi bông không thích ngắm nhưng ghen tức khi có người khác nhìn. Đừng tưởng anh ra oai làm tôi sợ, sức chịu đựng có hạn thôi. Nói xong, Nguyên Hà bỏ vào phòng mặc cho Khang giận dữ. Không biết từ lúc nào cuộc sống hiện giờ của Hà đã quen với khuôn viên gia đình ông Kim, cô trầm tĩnh hơn để chịu đựng tính kỳ cục của Khang. Khang đi công tác xa đã được một tuần. Trong những ngày ấy cô không phải e dè trước anh. Nhưng thay vào đó là nỗi buồn, mong ngóng. Nguyên Hà tự hỏi lòng cô đã yêu Khang rồi chăng? Ngồi cạnh Trúc mà Nguyên Hà suy nghĩ mông lung, Trúc nũng nịu: − Cô cháu mình thả diều nghe cô Hà. − Đâu có tre để làm diều hả Trúc. − Con có rồi, ba mua cho hồi năm ngoái. Con và chị Tú thả hoài mà diều đâu có bay lên. − Phải ra đồng rộng chứ. − Mình ra biển cũng được, ở đó họ thả diều đông lắm. − Trúc lấy diều đi, cô đi xin phép ông đã. Trên bầu trời rộng, những cánh diều đầy màu sắc theo hướng gió bay phất phơ. Cánh diều hình con bướm của Trúc cũng chen chút trong gió, gương mặt của Trúc rạng rỡ khi căng dây. Sóng biển rì rào, gió vi vu còn lòng người trống không. Đưa mắt nhìn theo cánh diều, Nguyên Hà muốn gởi lên đấy nỗi sầu đang chất đầy. Chợt Trúc kêu lên: − Ba kìa cô Hà! Nguyên Hà ngước mắt nhìn về hướng có Khang, anh đang tình tứ với người đẹp nên không ngờ cô và Trúc thấy rõ toàn cảnh. Ôi! Một con người cao ngạo như anh cũng chết vì sóng mắt giai nhân? Vậy thì tại sao cô phải lao đao để trái tim mình âm thầm yêu Khang. Bất ngờ Trúc gọi: − Ba ơi! Không ngờ Khang đã nghe thấy, anh ngần ngừ mấy giây rồi nói gì đó với cô gái. Ga - lăng gọi taxi cho người tình xong, Khang mới đến chỗ Nguyên Hà. Giọng anh thản nhiên: − Hai cô cháu đi thả diều đấy à? Dù không thích Khang với cảnh vừa rồi nhưng Nguyên Hà vẫn phải nói: − Vâng! Tôi và Trúc cũng sắp về. Bất ngờ Trúc hỏi Khang: − Cô nào vậy ba? Khang bối rối: − Một người bạn của ba. − Cô ấy không dễ thương bằng cô Hà. Nguyên Hà đỏ mặt vì câu nói bất ngờ: − Trúc à! Mình về đi! − Hai người chờ tôi. Rồi Khang băng qua đường đưa xe đến, anh chồm mở cửa giọng nói trống không: − Lên đi! − Đưa con và cô Hà đi ăn kem đi ba. Nguyên Hà ngăn lại: − Đến giờ cơm rồi Trúc, nội đang chờ. Không nói không rằng, Khang lái xe về nhà. Không gian im lặng bao trùm trong chiếc xe nhỏ. Hình như Trúc cũng hiểu nên không ba hoa gì nữa. Ông Kim ngạc nhiên khi thấy ba người cùng về. − Ủa! Sao cùng về vậy? Trúc lại ba hoa: − Con gặp ba ở bãi trước. − Đi công tác về chắc là mệt lắm rồi hả Khang? Cô cháu vào rửa tay ra ăn luôn. Nguyên Hà mím môi để giấu nụ cười. Khang mệt là cái chắc vì bận bịu bên người đẹp. − Dạ! Trong bàn ăn, Khang cứ nhìn chằm chằm Nguyên Hà nhưng cô không thèm nhìn trả lại. Nhưng khi cơm tối xong, Khang đến phòng cô gọi: − Nguyên Hà! Đang nằm, cô phải bật dậy hỏi giọng xẵng lè: − Có gì không? − Mở cửa đi! − Tôi ngủ rồi. − Tôi cần nói chuyện mở cửa đi. − … − Nếu không, tôi phá cửa đấy. − Anh dám… Và Khang không ngần ngại, anh đưa chân đạp mạnh vào cửa. Nguyên Hà hoảng hốt: − Anh làm gì vậy? Đang nổi cơn điên hay kiếm chuyện gì đây? − Yêu cầu cô mở cửa! Cửa mở, Nguyên Hà nhận ra sự đắc chí trên gương mặt Khang. Anh hỏi: − Cô không thắc mắc chuyện hồi chiều sao? Nguyên Hà cắc cớ: − Chuyện gì? − Không tức khi tôi có người đàn bà khác sao? Nguyên Hà khoanh tay trước ngực với nụ cười mỉa. − Tại sao lại tức khi tôi và anh chẳng là gì cả. Tôi đâu có nóng mũi như ai khi thấy có người đưa đón tôi. Khang không ngờ bị trả đũa đau: − Cô nói vậy là có ý gì? − Ý của tôi là anh có cuộc sống của anh, và tôi cũng vậy, không nên xâm phạm vào đời riêng của ai. − Chẳng lẽ cô chưa hề yêu tôi? − Nói mà không ngượng miệng chút nào. Nếu trái tim tôi biết yêu hẳn tôi sẽ yêu Thức. Một người dịu dàng và thật lòng như thế không yêu lại đi yêu một con người cao ngạo không có trái tim sao? − Cô biết được trái tim tôi? − Tự anh tố cáo đấy thôi. − Bằng chứng? − Trái tim anh quá dày nên không biết rung động khiến cho cha phải đi tìm vợ cho mình, đúng không? Khang bật cười lớn: − Hay… quá hay! Bất ngờ Khang chồm tới ôm chặt cô vào lòng, Nguyên Hà không sao thoát ra khỏi đôi tay Khang và anh đang đặt môi vào môi cô mềm rũ. Có ai biết Nguyên Hà đã trải qua năm mươi ngày hơn vẫn còn trinh nguyên. Khi buông Nguyên Hà ra, anh hất mặt. − Sao, trái tim tôi còn rung động không? Bị xúc phạm đến lố bịch vì câu hỏi khiến Nguyên Hà nổi giận, cô dáng tay tát thẳng vào má Khang, và Khang cũng không vừa, anh tát trả lại ngay rồi gằn giọng: − Một đều, huề nhé! Hãy nhớ tôi có quyền và cô phải tuân thủ mọi mệnh lệnh. Da mặt rát bỏng cùng nỗi ấm ức, cô nhìn theo Khang muốn nứt mắt. − Tiểu nhân… hạ cấp! Nguyên Hà nghe tim mình như vỡ nát. Muốn sống yên ổn đâu có dễ.Buổi sáng, gặp Khang ở phòng ăn, anh hất mặt hỏi: − Ba đâu? − Không biết! − Dâu thảo là vậy đó sao? Nguyên Hà tròn mắt: − Kiếm chuyện gì nữa đây? − Vợ con gì phát chán, suốt ngày giỏi chuyện ngoài đường, còn trong nhà thì vô tư. Nguyên Hà chau mày: − Ai là vợ con anh? − Chẳng lẽ cô là búp bê lồng kính? Cô vẫn là vợ dù tôi chưa có ý định làm chồng cô đâu. Nguyên Hà bĩu môi: − Bộ dễ vậy sao? − Tôi muốn là được thôi. − Dẹp ngay cái ý định hạ cấp ấy đi! Cứ đặt cho mình ở vị trí cao mà không ngờ vẫn lè tè dưới đất thấp hơn cọng cỏ non kia. Khang gật đầu: − Cô nói đúng đấy! Vì tôi sợ mình hạ cấp nên muốn chấp nhận cô, muốn dẹp tự ái qua một bên nhưng khó mà thực hiện. − Rất cám ơn lời nói thật lòng của anh. Nhờ vậy, tôi vẫn là một Nguyên Hà nguyên mẫu chân phương. Khang cười: − Hừ… nhưng tôi sẽ không để cô mãi nguyên mẫu như thế đâu, chỉ cần cái vẫy tay của tôi, cô sẽ cúi đầu tuân phục. Nguyên Hà ngẩng mặt thách thức: − Tôi sẽ chờ. − Đừng tưởng tôi không dám làm mà cau mày thách thức… và ngay lúc này đây tôi sẽ cho cô biết. Một lần nữa, Nguyên Hà bị kéo đi: − Đồ tồi… đồ trơ trẽn! Khang gầm gừ: − Đồ gì cũng được, miễn sao tôi cho cô biết thế nào là lễ độ. Đẩy Nguyên Hà vào phòng Khang chắn ngang lối đi. Khang hả hê khi nhìn nét biến đổi trên gương mặt Nguyên Hà. Nguyên Hà bàng hoàng, cô không nhận được điều gì ngoài vẻ mặt lạnh của Khang: − Chuẩn bị đi chứ! Nguyên Hà vẫn gai góc: − Chuẩn bị gì chứ? − Hôm nay tôi sẽ cho cô biết quyền làm chồng để không còn vênh mặt tự hào nguyên mẫu để quen người khác. Nguyên Hà thủ thế. Cô biết mình thua là cái chắc, nhưng thua như thế này cô không cam tâm chút nào. − Anh đừng làm càn nghe! Khang cười nhạt: − Biết sợ rồi sao? Nguyên Hà cúi mặt, thật lòng cô đang chết điếng: − Anh định làm gì tôi chứ? − Đã nói rồi, làm chồng cô. Vừa nói vừa đến gần khiến Nguyên Hà lùi vào góc tủ, giọng Khang lạnh tanh: − Không ai có quyền cấm tôi và cô không được từ chối. Chạm được vào bờ vai Nguyên Hà, anh đưa tay kéo cô ra khỏi góc tủ. Mắt chạm mắt, cuối cùng Nguyên Hà phải quay đi vì ánh mắt lạnh buốt như băng giá đã làm tan đốm lửa trinh nguyên trong cô. Khoảnh khắc trôi qua thật nhanh, Khang buông giọng: − Cô có thể đi được rồi đó. Ông Kim nhìn vẻ bối rối ở đôi mắt của Nguyên Hà, rồi thái độ thờ ơ của Khang mà buồn. Trải qua bao nhiêu ngày mà hai đứa như mặt trời mặt trăng không thể kết hợp. Phá tan sự gượng gạo đang có, ông Kim hỏi: − Lâu rồi con không định về thăm nhà nữa sao, Nguyên Hà? − Thưa ba… − Chủ nhật này con có thể đưa Trúc về chơi mà không cần có Khang. Khang ngạc nhiên: − Sao lạ vậy ba? − Có gì lạ đâu, chẳng lẽ con cứ diễn kịch hoài, đâu thể qua mặt người lớn mãi. Khang im lặng, còn Nguyên Hà thì phớt lời. Ông Kim tiếp: − Nguyên Hà ơi! Con thấy cuộc sống ở đây có quá buồn tẻ hay không? Nếu con muốn trở về nhà, ba sẽ không cản đâu. Nguyên Hà nghe nhói lòng: − Dạ… − Con đang muốn gì cứ nói thật ra, ba sẽ giải quyết. Nguyên Hà nói mà ngỡ như đang đưa dao cứa vào trái tim: − Vâng! Ba đã nói vậy thì xin ba cho con trở về nhà. Ông Kim hỏi Khang: − Ý con sao Khang? Ngần ngừ rồi Khang cũng nói: − Con không có ý kiến. Từ đầu cũng đều do ba mà. − Thế thì được! Ngày nào thuận tiện về thì con nói cho ba biết, ba sẽ đưa con về, hoặc nhờ Thức. − Sao có Thức ở đây nữa ba? Ông Kim cười: − Thức nó quý Nguyên Hà lắm, sao không nhân dịp này cho hai đứa tìm hiểu nhau. Khang cau mày: − Ba nói gì lạ vậy? Nguyên Hà đâu phải là món hàng muốn trao tay ai cũng được. − Đã không thương gì giữ làm chi. − Nhưng còn danh dự, ba không sợ tai tiếng cho gia đình sao? Che lấp sự bối rối, Nguyên Hà thấy mình quá vô lý. Tại sao cô chao đảo bởi một người lạnh lùng. − Chẳng lẽ vì chút thể diện mà chôn đời thanh xuân của Nguyên Hà sao con. Đây cũng là một cách con hỏi lại lòng mình cần Ngọc Cẩm (Ngọc Cẩm) hay Nguyên Hà. Ba mong con sẽ trưởng thành hơn cho lần kết hợp này, vì ba không còn cách nào giúp con nữa.Trăng khuyết chỉ còn mỏng như chiếc thuyền với dải mây đục soi ánh sáng mờ mờ. Khang đứng ở góc đường với điếu thuốc trên tay. Anh không biết trái tim mình lao đao vì ai, một Ngọc Cẩm sôi nổi, một Nguyên Hà đơn sơ chân quê. Khang biết mình đang ở ngã ba đường để chọn, nhưng cũng hiểu trái tim đầy kiêu hãnh đã bị đánh gục bởi một sóng mắt. Từ xa, Nguyên Hà đã thấy Khang, lòng cô chợt lo lắng. Có chuyện gì xảy ra nữa đây? Khang hỏi: − Hôm nay cô về trễ? − Từ đó về đây đi thong thả phải mất hai mươi phút. Anh đang chờ ai à? Búng mẩu thuốc ra xa, Khang nói: − Tôi chờ cô. Hà đưa mắt nhìn: − Có chuyện gì không? − Có… Tôi muốn nói chuyện nghiêm túc với cô. − Phải cần có ba chứ ạ! − Không! Giờ thì ta đi tản bộ, vừa đi vừa nói vậy. − Tôi nghĩ câu chuyện nghiêm túc mà anh sắp nói ra đó phải có ba và ở trong nhà kìa. Giọng Khang làm cho Nguyên Hà có cảm giác không bình thường: − Chuyện này chỉ có tôi và cô tự giải quyết lấy. Nào, đi! Không đợi Nguyên Hà phản ứng Khang đã quàng vai cô bước đi. Có đến hơn năm phút trôi qua mà Khang vẫn lặng im khiến Nguyên Hà phải kêu lên. − Anh đang nghiêm túc đấy chứ? Khang dừng lại đối diện với Hà: − Tại sao cô không cho tôi một thời gian nữa, muốn dứt mối quan hệ đang có đâu dễ dàng. Nguyên Hà nhìn Khang: − Tôi làm gì có quyền cho hay không? Sao bỗng dưng lại hạ mình vậy, cậu chủ? Sáng nay ba đã nói rõ, anh còn chưa hiểu sao? Xin hãy trả tôi lại những ngày bình yên ấy đi. Tôi đã chán sống với người có hai mặt lắm rồi. Cần gì tiếc một người quê mùa như tôi, hay anh tự ái khi biết tôi sẽ là của Thức? − À! Thì ra cô đã phải lòng Thức rồi đây. − Anh nói sao khó nghe quá, cái gì phải lòng chứ? Trai gái nếu cảm thông và hiểu nhau phải gọi là yêu. Vai cô chợt đau bởi Khang đang nắn chặt: − Tưởng cô hiền thục, nào ngờ cũng ma mãnh lắm. − Tại đời dạy cho tôi thế đấy và anh cũng góp phần. Sẵn đây, tôi nói luôn, khi tôi đi rồi anh hãy nói với ba nên kết hợp anh và cô ấy, để bé Trúc có mẹ và căn nhà được vui vẻ hơn. Ba cũng già rồi người cần sự an vui. − Cô nhất quyết rời xa tôi sao? Nguyên Hà tròn mắt: − Anh nói gì tôi không hiểu? − Đừng đi! Đừng từ bỏ tôi nếu như cô có chút tình. Tôi hứa sẽ từ từ chấm dứt quan hệ lăng nhăng bên ngoài. Nguyên Hà xao động. Cô không biết đây là lời thật lòng của Khang không? − Trái tim tôi như tờ giấy trắng trinh nguyên muốn đặt anh vào đó không khó. Nhưng tôi nghĩ mình không đủ tự tin yêu luôn người của anh yêu. Khang bàng hoàng nhìn sững cô: − Nhưng hãy hứa với tôi, cô đừng trở về nhà. − Tôi không hứa, bởi tôi sẽ nghe theo lời của ba. − Nguyên Hà! Thật ra, tôi chưa có cách nào tác động vào trái tim cô. Nhưng hy vọng mình sẽ hiểu nhau hơn nếu chúng ta chịu khó gần gũi nhau hơn một chút. − Đã muộn rồi, tôi đã quá mệt mỏi và chán sống trong chiếc lồng son đầy lạnh lẽo, cho nên tôi sẽ về nơi tôi đã ra đi. Khang kéo cô sát vào người anh: − Đừng hành hạ anh nữa Nguyên Hà! − Tôi có làm gì đâu mà cậu chủ nói vậy? − Em cứ mai mỉa anh hoài, nhẹ nhàng mà thấm đau. Cho anh xin lỗi đã làm em buồn. Nguyên Hà không trả lời. Cô bắt đầu nghi ngờ Khang, anh vốn là người hai mặt mà. − Đã quá khuya rồi, cậu chủ. Khang trừng mắt: − Hãy cho anh biết em sẽ như thế nào sau khi quay trở về nhà đêm nay. − Tôi không biết. − Em phải biết. − Anh cứ hỏi ba, người sẽ trả lời cho. Còn tôi không biết gì cả. − Thế con gái về chồng phải làm gì nhỉ? − Không biết… Giọng Khang nhẹ: − Đêm nay mình ngủ chung nhé! Nguyên Hà kêu lên: − Làm gì có chuyện đó! Tôi nhớ không lầm mình đã bị cậu chủ trợn mắt hét lớn 'cút ngay', ấn tượng đó còn mãi đến bây giờ. − Bởi vậy mới cho anh xin lỗi. Vầng trăng về khuya càng mỏng manh hơn. Nguyên Hà không trả lời nhưng nụ cười dịu dàng đã cho Khang niềm tin. Gió chợt lao xao. Con đường về nhà như ướp nồng hương thơm, Nguyên Hà thụ động cho Khang dìu bước. Từ cửa sổ trên lầu, ông Kim mỉm cười khi nhìn xuống sân có hai chiếc bóng quyện vào nhau trong đêm tối.Khi vầng hồng vừa ló sáng, cả nhà đã có mặt ở phòng ăn. Gương mặt Khang rạng rỡ hơn, còn Nguyên Hà cứ bối rối nên vụng về làm rơi mẩu bánh. Ông Kim hỏi: − Ngày nào thì con về đây Nguyên Hà? Khang trả lời: − Sao ba cứ muốn con dâu của ba về nhà cha mẹ hoài vậy? Ông Kim tỏ vẻ ngạc nhiên: − Nguyên Hà chỉ có là con gái chứ không phải con dâu. Con nói gì lạ vậy Khang? Nguyên Hà cúi mặt, còn Khang phân trần: − Phải cho con thời gian chứ ba. − Thời gian là bao lâu? Con gái người ta như cánh hoa đợi mưa giông rũ cánh thì còn gì là hoa nữa. Nếu cậu có thể yêu được Nguyên Hà thì ba cho thêm một cơ hội nữa đó. Nhưng phải hỏi qua Nguyên Hà đi! Khang đưa mắt nhìn cha. Ông Kim đưa cả hai vào một tình huống khó xử. − Sao? Nói đi con, Khang đang chờ câu trả lời của con đó! − Con… Nguyên Hà ngập ngừng, nhưng cô không còn cơ hội trả lời khi Ngọc Cẩm đang tiến dần vào phòng: − Thưa bác. Khang sững sờ nhìn sang Nguyên Hà: − Cứ tưởng anh chưa ăn sáng nên ghé rủ anh đi luôn. Ông Kim lịch sự: − Đến rồi cùng ăn luôn đi Cẩm! − Dạ, cám ơn bác. Ngọc Cẩm kéo ghế ngồi cạnh Khang. Nhân cơ hội này ông Kim muốn cho Ngọc Cẩm biết rõ trắng đen nên bảo: − Vợ thằng Khang xuống bảo con Tú làm thêm phần trứng chiên cho cô Cẩm đi con. Chỉ chờ có thế, Nguyên Hà đứng dậy ngay. Còn Cẩm thì ngơ ngác: − Thưa bác, bác vừa gọi cô ta là vợ anh Khang sao? Ông Kim gật đầu: − Ủa! Chứ con không biết gì sao? Bác tổ chức cưới đã gần ba tháng rồi đó. Sao Khang không báo cho bạn bè gì hết vậy con? Khang ngắc ngứ im ru. Còn Cẩm thì tức tối: − Em nghĩ mình cần nói chuyện với nhau. − Nhưng anh còn đi làm. − Đừng từ chối khi anh phải có trách nhiệm với em. Ông Kim ôn tồn: − Khang à! Ba nghĩ đã đến lúc con phải giải quyết chuyện riêng tư rồi đó. Khang đưa mắt nhìn Nguyên Hà nhưng bóng cô mất hút. Chuyện anh và cô chưa ngã ngũ ra sao đã gặp rắc rối. − Em đi ra trước chờ anh. Ông Kim nhìn theo dáng đi nhún nhảy như người mẫu của Ngọc Cẩm rồi nói với con trai: − Người đàn bà con chọn cho mình đó sao Khang? Ba nghĩ Nguyên Hà nên trở về nhà vì nó không thích hợp với con. Hơn nữa, nó không thể chấp nhận chuyện tình tay ba này đâu. Khang kêu lên: − Ba! Ba hãy giúp con phân giải với Nguyên Hà. Ông Kim nhún vai: − Ba nghĩ khó có thể nói gì khi Hà đã chứng kiến tận mắt. Hành trang ngày trở về của Nguyên Hà hình như nặng nề và chất đầy sầu tủi hơn ngày ra đi. Điều làm cô ngạc nhiên là đang đứng trước căn nhà lạ ngay trên mảnh đất của mình. Cô không phải thắc mắc lâu vì bà Hoàng đang lúi húi bên vạt đất có hoa hồng đang nở rộ. − Mẹ! Bà Hoàng đứng dậy rồi lau tay vào chiếc khăn được dắt ở mạn sườn: − Con về có một mình sao? − Vâng, anh Khang bận đi làm mẹ à. Cha con đâu mẹ? − Ông đi thanh toán tiền sửa sang lại nhà cửa. Con về được bao lâu? − Mẹ muốn con ở bao nhiêu ngày cũng được. Bà Hoàng nhìn con dò xét: − Đừng nói là giận chồng về nhà nghe! − Nhớ nhà nên con về, ba chồng có bảo muốn ở bao lâu tùy thích. − Ông ta là một người biết chuyện. − Mẹ cắt hoa làm gì thế mẹ? − Có làm gì đâu, đem vào nhà trang hoàng cho đẹp căn nhà mới ấy mà. Theo mẹ vào nhà Nguyên Hà đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác: − Mẹ ơi! Tiền đâu… mà… − Thì của thằng Khang đấy chứ. Con vào căn phòng dành riêng cho con mà xem. Lúc khởi công nó có mặt suốt cả tuần lễ. Nguyên Hà bàng hoàng chợt hiểu ra Khang đâu vô tình, chỉ một lần miễn cưỡng về thăm nhà cùng cô mà anh đã cho xây sửa lại. Căn nhà tuy không cao sang nhưng chắc hẳn gia đình cô sẽ an toàn khi có mưa giông. − Con giấu mẹ chuyện gì, phải không Nguyên Hà? − Dạ đâu có. − Mẹ vẫn chưa an tâm chút nào nhìn vào mắt con có điều gì đó không thoải mái. Nói thật cho mẹ biết chuyện gì xảy ra giữa con và Khang đi. Nguyên Hà gượng cười: − Có gì mà thật với giả hở mẹ. Vợ chồng con cũng sống như bao đôi vợ chồng khác mà thôi. − Những ngày có mặt ở đây, Khang thường hỏi con Hương về con. Đã mấy tháng rồi mà hai đứa chưa hiểu hết về nhau sao? − Hiểu chứ mẹ. − Khi nào mẹ sẽ được làm bà ngoại đây? Đừng nói với mẹ con chưa thích có con sớm đâu nghe! Nguyên Hà ngập ngừng: − Còn quá sớm để nghĩ đến chuyện đó mẹ à. − Thằng Khang đã trên 30 rồi còn gì, cố gắng cho thêm nó thằng cu tí đi con. − Dạ! − Để mẹ mua thêm chút thức ăn đãi con nghe Nguyên Hà. − Thôi mẹ, có gì ăn nấy, đừng bày vẻ chi cho cực. Vả lại, con thèm ăn những món đặc sản của nhà ta. Bà Hoàng cười cốc lên đầu con: − Cha mi! Bộ thèm món 'Đoạn trường tân thanh' rồi phải không? − Dạ. Cơm chiều vừa xong, màn đêm cũng buông xuống tối cả không gian. Mắt Nguyên Hà xa xăm nhìn ra trời đêm, bỗng cô nghe tiếng cười khúc khích của Huấn. − Nhớ chị nên anh về tìm phải không? Nguyên Hà nghe tim như ngừng đập. Lẽ nào người ấy lại là Khang? Không lâu sau anh đã đứng trước mặt cô, cười cầu hoà: − Nguyên Hà! Cô giả lơ quay mặt chỗ khác, Khang kéo ghế ngồi xuống bên cạnh: − Giận anh sao? − Tôi đâu có quyền giận. − Anh muốn nói chuyện nghiêm túc với em. − Anh lúc nào mà không nghiêm túc. Thiết nghĩ chúng ta không còn liên quan gì nên anh không cần nói hay phân trần. − Trước khi buộc tội phải cho anh giải thích chứ. Nguyên Hà trề môi: − Buộc tội ư? Nói nghe như anh đang bị oan vậy. Làm như tôi không biết Ngọc Cẩm là người tình của anh. Rất tiếc những lời gian dối đó tôi vẫn tin nhưng bây giờ thì không, anh đến đây làm gì nữa. Hãy để tôi yên ổn mà sống lại như ngày xưa đi. − Bộ em nghĩ mình sẽ sống được như xưa khi cả 2 đã được ba kết hợp rồi sao? − Chỉ là trên danh nghĩa thôi. − Thì bây giờ ta phải thực hiện tiếp phần còn lại, anh sẽ không để em rời xa anh đâu. − Còn Ngọc Cẩm, anh bỏ đi đâu. − Đó là chuyện anh phải giải quyết thôi, miễn sao em đừng bỏ anh mà đi. − Bỗng dưng hạ thấp mình quá vậy, cậu chủ? Khang cầm tay Nguyên Hà tha thiết: − Khi anh nhận ra cần có em thì vướng mắc phải chuyện sáng hôm qua. Hãy tin anh chứ Nguyên Hà! − Giữa tôi và anh làm gì có niềm tin mà tin hở Khang? Thôi, anh về đi! Khang lắc đầu: − Anh sẽ về nhưng là sáng mai, cùng em nữa. − Một đi không trở lại, tính tôi xưa nay cứng rắn lắm. − Ngoài kia trời tối quá, chẳng lẽ em nỡ đuổi anh ra về lúc này? − Nhưng tôi đâu có mời đến. − Không mời mà đến là có thành ý, anh nghĩ em có lòng bao dung đâu nỡ để anh đau khổ ra về. Nguyên Hà nhăn mặt rút tay lại: − Sao mà lằng nhằng quá! − Ừ, anh vốn có tính dai lắm, miễn sao đạt được mục đích. − Mục đích của anh không có ở chỗ này. − Có đấy! Chỉ tại anh đoản trí không nhận ra em thôi. − Biết nhau bao giờ? Đừng nêu lý do này nọ! Khang cười: − Từ đêm ấy em đã quên anh rồi sao? Nguyên Hà trừng mắt: − Đêm ấn tượng đó hả? − Không! Vậy là em quá vô tình. − Ừ, tôi vô tình lắm vì thân phận nghèo hèn mà. Giờ đây cho tôi nói lời cám ơn anh đã giải thoát cho tôi ra khỏi chiếc lồng son đầy hoang lạnh đó. Khang nghiêm mặt: − Em vẫn kiên quyết sao Nguyên Hà? − Vâng! − Trong lòng em đang đầy ắp bóng của ai khác sao? − Đó là chuyện riêng tư của tôi, anh hỏi làm gì? − Anh không tin là em chưa yêu anh. − Ngộ há! Đừng nói quàng xiên, để rồi cuối cùng cũng lái về anh nha. Khang bật cười: − Dĩ nhiên rồi, mình không tự bảo vệ mình chẳng lẽ để mất em sao. − Có bao giờ đâu mà sợ mất. − Bắt đầu đêm nay… sẽ có. Nguyên Hà kêu lên: − Đêm nay anh ra xe mà ngủ. − Trời đâu có mưa. Vả lại, nhà được xây mới lại rồi đâu có dột, nên anh có quyền ngủ ngay trong căn phòng của vợ mình. − Nói không biết ngượng miệng. Cùng lúc đó, ông Hoàng gọi lớn: − Khang à, ra đây lai rai với ba! − Dạ! Khang đứng lên không quên nói: − Đợi anh nha!