Chương 1

Tiếng nhạc xập xình từ chiếc đĩa hát mở hết cỡ của Khánh Hân như chọc thủng màng nhĩ khiến Thanh Trúc không thể nào tập trung để học được. Phóng từ trên lầu xuống, Thanh Trúc hét lớn:

– Khánh Hân! Xin làm ơn điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe có được không?

Trời ạ! Mi có điếc không hả nhỏ Hân kia!

Khánh Hân đang nhún nhảy theo điệu nhạc, tiếng máy quá lớn nên Khánh Hân không hề nghe tiếng hét cuả Thanh Trúc. Thấy Khánh Hân không bảo gì mà vẫn tỉnh bơ nhún nhảy như không có chuyện gì xảy ra, Thanh Trúc tức gíận phóng xuống lầu đưa tay tắt luôn máy hát, giọng Thanh Trúc cự nự đầy bực bội:

– Mi có nghe ta nói gì không?

Khánh Hân tròn xoe mắt ngạc nhiên vì tiếng nhạc đột ngột tắt ngấm. Cô cau mày hỏi xẵng:

– Có chuyện gì vậy? Mi làm gì mà phá đám người ta nghe nhạc thế? Mi học thì cứ học, còn ta nghe hát thì cứ nghe, có mắc mớ gì đến nhau – Mi không học thì để yên cho người khác học,có cần phải mở nhạc hết cỡ cho cả thành phố nghe như thế hay không?

Khánh Hân khẽ nhún vai:

– Tiểu thơ ơi, làm ơn giùm! Xả hơi một chút cho tinh thần sảng khoái học mới vô. Vả lại, nghe nhạc mà không mở như thế thì đâu thưởng thức hết những âm thanh tuyệt vời của nó chứ?

Thanh Trúc tròn xoe mắt:

– Xả thì cứ xả có ai bảo gì? Nhưng ít nhất cũng đừng làm điếc ráy hàng xóm quá như thế? Vả lại, thi cử đến nơi rồi mà mi cứ tỉnh bơ như là không có chuyện gì ấy. Mi không lo nhưng ta lo.

Yêu cầu giữ trật tự để đừng làm phiền hàng xóm.

Khánh Hân bật cười giòn tan:

– Tiểu thơ ơi, làm gì mà ghê vậy? Học thì học nhưng cũng phải có lúc chơi chứ. Đừng quá chú tâm đến việc học quá kẻo lại ngộ chữ thì không ai chữa được.

– Ngộ cái đầu mi ấy! Cứ như thế đến lúc gần thi là lại bắt đầu cuống lên kêu réo "Trúc ơi! Trúc ơi ! Cứu ta vớí' ...

– Thôi mà tiểu thơ! Chị em, người ta cần mới nhờ một chút thôi, chứ người dưng thì cầu cho người ta nhờ chưa chắc người ta đã thèm đâu. Làm ơn đi, đừng có xung thiên như thế mà.

Thanh Trúc hậm hực:

– Mi đó nói bất cứ điều gì mi cũng có thể trả lời được. Yêu cầu thinh lặng cho người khác học và đừng làm phiền nữa có được không?

– Thôi được rồi ... - Hân ôm cổ Thanh Trúc - Đừng nhăn nhó trông''bà chị" rất khó coi. Cười lên trông “bà chị” mới duyên dáng chứ, phải không nào?

Thanh Trúc tròn mắt nhìn cô em sinh đôi, suýt phì cười, gõ vào trán Khánh Hân:

– Thôi đủ rồi, đừng có giở trò nịnh nữa nghe ớn quá đi mất. Mau đi ôn bài đi.

– Tuân lệnh! - Khánh Hân gật gù – Nhưng mà bản nhạc đó chưa nghe xong.

– Chưa nghe xong thì cũng để đó cô nương à. Tui không muốn thi cử tui đậu, còn cô nương bị rớt lại đâu.

Khánh Hân trề môi:

– Hổng dám đâu tiểu thư ơi! Tiểu thư hổng nghe câu "học tài thi phận'' hay sao? Tàng tàng như ta không chừng lại đậu cao à nghe! Mi làm gì ơ! - Thanh Trúc nhìn Khánh Hân khẽ nghiêng người lắc đầu - Mi nói thế ta không nhìn mi bằng ánh mắt nể phục thì ta quả là không biết kính trọng nhân tài của nhà này.

Vậy nếu cô nương nghĩ thế thì cô nương cứ việc chơi khỏi học, nhưng làm gì thì làm đừng để ảnh hưởng đến ta là được.

Dứt lời, Thanh Trúc quay ngoắt đi, Khánh Hân chạy theo níu tay cười cười:

– Vậy mà "bà chị" cũng giận được sao? Thôi, xí xóa nhé, bắt tay coi nào!

Thanh Trúc giãy nảy lên:

– Hông dám đâu! Hổng dám bắt tay một ''nhân tàí' không cần học cũng đậu cao đâu!

Thôi mà, đùa một chút không được sao hả ''bà chị" kính yêu.

– Hổng dám đùa đâu!

– Vậy thì phải làm sao "bà chị" mới hết giận đây? Khánh Hân vờ trừng mắt - Đừng thấy người ta hạ mình xuống rồi "bà chị'' làm cao à nghe!

Thanh Trúc khẽ lắc đầu:

– Ximỗi kiểu đó thì ai mà chẳng xin lỗi được chứ? Thôi cho xin chào cô đi!

– Hết giận rùi ha! – Khánh Hân nheo mắt cười - Thế mới đúng là ''bà chị" chứ?

Thanh Trúc ngúc ngắc đầu:

– Ai nói là hết giận đãu! Mau đi học đi, đừng có nhiều chuyện nữa.

Khánh Hân nhún vai:

– Ừ! Học thì học làm gì mà dữ vậy? Cũng may mình không có anh trai. Nếu không, anh trai mình sẽ rất ư là khó lấy vợ đó, "bà chị" có biết không?

– Tại sao? - Thanh Trúc tròn xoe mắt - Anh trai lấy vợ là việc của anh ta, có mắc mớ gì đến tụi mình.

– Sao lại không! - Khánh Hân nhún vai – “bà chị” chưa nghe câu "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng'' sao?

– Thì sao?

– Còn sao nữa à! - Khánh Hân gãi tai - Chẳng phải “bà chị” thuộc loại khó nhất trần gian này hay sao?

Thanh Trúc trề môi:

– Ai khó biết liền à! Ta khó nhưng xem ra còn có thể sống được. Còn dễ như mi thì chưa chắc à. Dù khó nhưng vẫn thua cái thói ''chảnh" của mi.

Khánh Hân bật cười khanh khách:

– Vậy thì cứ để thử coi xem sao, đừngvội nói trước "bà chị" à.

Thanh Trúc nhìn đồng hồ giật mình:

– Thôi chết rồi! Mãi gây hấn với mi mà mất nhiều thời giờ quá. Ta còn phải làm một việc khác.

Khánh Hân khúc khích:

– Có như thế thì "bà chị" mới giải tỏa thoải mái một chút chứ! Bây giờ " bà chị" học đi bảo đảm học chữ nghĩa sẽ vô ầm ầm trong đầu của "bà chị" đó. Hì ...

hì ...

Thanh Trúc nguýt dài phóng nhanh lên lầu, Khánh Hân cũng phóng vội theo.

Chưa đặt chân vào phòng học, cô đã nghe tiếng chuông cửa. Cả hai chị em đưa mắt nhìn nhau, Thanh Trúc nhìn Khánh Hân, nói:

– Mi xuống đi !

– Sao lại là em? - Khánh Hân ngọt ngào - Em thấy thường người mở cửa luôn là chị mà. Có bao giờ em mở đâu.

– Thôi đi! - Thanh Trúc dài giọng – Không bao giờ mở thì hôm nay mở, mi làmmất bao nhiêu thời giờ của ta rồi. Mi mau ra mở đi!

Khánh Hân vươn vai:

– Mở thì mở được thôi, nhưng phải có điều – Điều kiện gì? - Thanh Trúc lắc đầu – Mi đúng là con bé lắm tài lắm phép, ta không mắc hợm người đâu.

– Ai mắc hợm ai? - Khánh Hân nheo mắt - Nói thật chứ bộ! Ta đi mở thì tối mi phải rửa chén!

– Đừng có mơ con bé lười biếng kia! – Thanh Trúc điểm chỉ vào mặt Khánh Hân - Mi không trốn việc được đâu.

Thanh Trúc dứt lời, quay ra khỏi phòng và phóng nhanh xuống lầu. Nàng tròn xoe mắt khi nhìn thấy có bóng người thanh mên thập thò ngoài cổng nên vội nói lớn vọng ra:

– Xin chờ một chút!

Cầm xâu chìa khóa cổng đưa mắt nhìn người lạ, mở rộng cánh cửa, nàng khẽ hỏi:

– Xin lỗi, anh tìm ai?

Anh ta mỉm cười, thay vì trả lời nàng thì lại khẽ hỏi:

– Cô là Thanh Trúc hay Khánh Hân?

Một chút nghi ngờ trong mắt Thanh Trúc. Nhìn anh ta từ đầu đến chân bằng ánh mắt cân nhắc và đánh giá, nàng tự hỏi trong lòng:

– Anh ta và mình chưa hề quen biết, nhưng sao lại có vẻ biết rành rẽ về nhà mình thế? Kẻ gian hay người thân? Không thể dễ tin người được, mình phải làm sao bây giờ?

Người thanh niên chìa bàn tay ra:

– Tôi là Nhật Tùng. Cô đừng nhìn tôi như đang bắt kẻ gian như thế chứ! Nếu tôi đoán không lầm thì cô là Thanh Trúc phải không?

Câu này thì làm cho ThanhTrúc luống cuống thật sự, nàng ấp úng:

– Sao ... anh lại biết tôi, chẳng lẽ anh đã đừng gặp qua tôi rồi sao?

Chàng thanh niên nheo mắt:

– Dĩ nhiên rồi ! Cô mau quên thế?

– Mau quên? - Thanh Trúc lẩm bẩm – Trí nhớ tôi đâu có tồi, nhưng sao tôi không thể nhớ được đã gặp anh ở đâu nữa.

Chàng thanh niên phác họa điệu bộ hắn giàn ná, leo cây ... Nhưng dù anh ta có làm thế nào, nàng vẫn lắc đầu.

Bỗng có tiếng của Khánh Hân nói lớn từ trong sân nhà vọng ra:

– "Anh hùng xạ điêu" chứ gì?

Cả hai người quay lại, chàng thanh niên gật gù:

– Khánh Hân phải không? Cô giỏi lắm!

– Giỏi từ lâu rồi, anh không biết sao?

Thanh Trúc nhìn Khánh Hân:

– Em biết anh ta sao?

Khánh Hân khẽ gật:

– Biết! ''Bà chị'' không nhớ thật sao?

Thanh Trúc khẽ lắc đầu:

– Nhớ mà còn thật với giả hay sao?

– Sao lại không! - Khánh Hân nheo mắt trêu - Sao ''bà chị" học cái gì cũng siêu, chỉ có mỗi nhớ người là tệ không ai bằng thôi.

Thanh Trúc nguýt em gái:

– Thôi đủ rồi đó ! Nhớ cái gì đáng nhớ chứ nhớ lung tung sẽ dễ làm hư bộ nhớ. Nếu em quen thì em mau ra tiếp đi.

Tiếng chàng thanh niên chợt vang lên:

– Thanh Trúc à! Cô không định cho tôi vào nhà sao?

– Có chứ! Thanh Trúc nhoẻn miệng cười mở rộng cánh cổng. - Xin lỗi anh nhé ! Không hiểu sao cứ mỗi lần nói chuyện với "nhỏ Hân" là y như tôi quên luôn những người chung quanh.

Nhật Tùng mỉm cười bước theo Thanh Trúc, cất giọng cởi mở:

– Tưởng chuyện gì chứ chuyện này thì tôi đâu còn lạ gì đối với chị em cô, chị em cô vốn dĩ như thế mà.

Thanh Trúc nhìn Nhật Tùng:

– Có thật là tôi đã từng quen anh sao?

Nhật Tùng nhìn Thanh Trúc bằng ánh mắt đầy ngạc nhiên. Cứ nhìn ánh mắt của Thanh Trúc là anh biết cô không hề nhớ một chút gì về những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ mà cả hai đã có với anh rất lâu rồi. Với anh ký ức tuổi thơ luôn là dấu ấn đẹp trong anh mà lúc nào anh cũng nhớ đến, cũng mang theo bên mình, cũng chưa bao giờ anh quên những kỷ niệm đẹp đó cả.

Thấy Thanh Trúc ngẩn người ra Khánh Hân vội nhắc nhở:

– Bà chị có nhớ anh chàng ở cạnh ông bà nội mà hôm nào về mình cũng gặp đó không? Anh ta lẽo đẽo theo chị em mình suốt cả mùa hè, làm đủ trò cho mình vui, bày đủ kiểu cho mình cười, và chiều chị em mình hết cỡ đó, có thật là "bà chị" không còn nhỏ chút nào sao?

Thanh Trúc khẽ lắc đầu:

– Có chuyện đấy thật sao? Vậy mà sao ta không có một chút ấn tượng nào nhỉ. Mi có cố tình gạt ta không đấy.

– Ai thêm gạtchứ! - Khánh Hân nhìn Nhật Tùng - Không tin thì "bà chị'' hỏi anh chàng ''xạ điêu" của ''bà chị" đi. Mau mời anh ấy vào nhà, ba mẹ mà biết "bà chị'' tiếp khách kiểu này là bị la đó.

Nhật Tùng mỉm cười gật nhẹ :

– Có gì đâu! Chúng ta lâu lắm rồi không gặp nên quên không hề nhớ một chút gì về nhau thì cũnglà chuyện bình thường mà thôi, có lạ gì chứ?

– Ba mẹ các cô đâu rồi?

Ba mẹ tôi đi làm chiều tối mới về. – Khánh Hân nheo mắt - Trông anh như người ở xa mới về, anh ghé chơi một chút hay là ở lại đây vài ngày?

Nhật Tùng bước vào nhà nhìn bao quát, khẽ hỏi:

– Tôi có thể ở đây chơi vài bữa với gia đình được không?

– Dĩ nhiên là được! - Khánh Hân gật nhanh khi Thanh Trúc vào trong nhà lấy nước, cô hạ giọng - Nhưng anh đừng vội nói cho Thanh Trúc biết, chị ấy không thích người lạ.

Thanh Trúc bê khay nước ép trái cây đặt lên bàn, nàng nhìn Nhật Tùng dịu dàng:

– Anh để mọi thứ xuống rồi đi rửa mặt chân ay đi. Lát nữa cùng ăn cơm với chị em chúng tôi.

– Cô nói thật chứ? - Nhật Tùng hỏi nhanh - Cô cho tôi ăn chung sao?

– Dĩ nhiên rồi ! - Thanh Trúc gật nhẹ - Anh không ăn chung thì anh ăn sau hay sao? Dù gì anh cũng là khách của gia đình, ba mẹ tôi không có ở nhà, hai chị em chúng tôi thay mặt ba mẹ để tiếp đón anh chứ.

Nhật Tùng mỉm cười:

– Cô không hề nhớ tôi, sao cô lại có thể tin tôi mà không hề nghi ngờ gì cả.

Thanh Trúc mỉm cười đỏ hồng đôi má:

– Đúng là tôi không hề nhớ một chút gì, nhưng cảm giác quen thuộc thì bản thân tôi không hề thấy anh là người lạ. Vả lại, Khánh Hân nhớ ra anh là được rồi. Nhỏ này về học hành thì hổng nhớ, nhưng cái khoản nhớ người thì nhỏ nhớ dai lắm.

– Tôi có thể đi rửa mặt được chứ? - Nhật Tùng đứng lên - Cô có thể hướng dẫn tôi được không?

Thanh Trúc gật nhanh:

– Được, tôi sẵn lòng. Nhưng anh uống hết ly nước đi đã, tôi thấy anh đang khát mà phải không?

Khánh Hân ra dấu cho Nhật Tùng hãy uống ly nước đi. Nhận ra ánh mắt ra hiệu của Khánh Hân, Nhật Tùng uống nhanh ly nước. Thanh Trúc nói với Khánh Hân:

– Mi đưa anh ấy lên lầu ba, cho anh ấy tắm rửa nghỉ ngơi.

Khánh Hân tròn xoe mắt:

– Vậy còn ''bà chị" làm gì?

– Thì nấu cơm chứ làm gì! - Thanh Trúc khẽ lắc đầu - Mi lại đang bắt đầu ganh ty rồi có phảI không?

Khánh Hân nhoẻn miệng cười duyên dáng, hạ giọng:

– Em nào dám! Vậy "bà chị" cứ từ từ làm nhé. Em dẫn anh ấy đi tham quan một chút cho quen chỗ ở mới. Xong cơm lúc nào thì gọi ăn cơm lúc đấy nhé.

– Rồi ! - Thanh Trúc gật gù đẩy vai cô em gái song sinh - Mọi thứ để cho ta, mi mau đi tiếp anh ấy đi.

Khánh Hân đưa tay theo kiểu nhà binh, cô dài giọng:

– Báo cáo rõ ! Chúc "bà chị'' nấu ăn thành công "ngon tuyệt chiêú' luôn.

Thanh Trúc lắc đầu cười:

– Cái mỏ của mi bớt lại một chút đi có được không? Mi lợ vừa thôi, lợ quá không ai chịu nổi đâu.

Nhật Tùng cười khi nhìn thấy hai chị em đấu khẩu. Khánh Hân quay sang Nhật Tùng:

– Mình đi thôi! Hôm nay em sẽ là hướng dẫn viên cho anh, anh chịu không?

NhậtTùng nheo mắt cười:

– Rất hân hạnh!

Nhật Tùng bước theo Khánh Hân theo sự sắp xếp của Thanh Trúc. Thanh Trúc nhìn theo khẽ mỉm cười. Nhớ tới bữa cơm mà mình phải đạo diễn, Thanh Trúc vội vã bắt tay vào việc.

Thanh Trúc đâu biết rằng có ánh mắt đang len lén nhìn nàng với câu hỏi thắc mắc trong đầu:

– Tại sao cô ấy lại có thể quên nhỉ? - Nhật Tùng nén tiếng thở dài. Khi chưa gặp, anh hy vọng tràn trề bao nhiêu. Bây giờ gặp lại được rồi anh lại đụng phải một thực tế quá bất ngờ, khi anh thấy Thanh Trúc không còn một ký ức nào về mình. Anh thấy mình vô cùng thất vọng.

Lòng xôn xao anh tự hỏi:

– Mình nên ở hay về?

􀃋 􀃋 􀃋 Khánh Hân mở tung cánh cửa phòng mà gia đình cô thường để dùng cho khách. Đưa mắt nhìn Nhật Tùng, Khánh Hân đưa tay chỉ:

– Bây giờ căn phòng này cho anh. Anh cứ thoải mái đi, có gì cần xin anh cứ hỏi.

Nhật Tùng không nhìn căn phòng mà quay ra nhìn Khánh Hân:

– Cám ơn cô, cám ơn sự hiếu khách của gia đình!

– Anh có cần tôi phụ một tay không? - Khánh Hân khẽ hỏi - Từ lúc nội chúng tôi mất đến nay, chúng tôi không có dịp về lại nơi đây. Thế còn anh, năm cuối cùng trở về đó không có anh đưa đi chơi, chị em chúng tôi buồn lắm lúc nào cũng nhắc tên anh. Nhất là Thanh Trúc, không có anh, chị ấy lúc nào cũng đòi về chứ không như mọi năm hết hè rồi cũng không chịu về.

Nhật Tùng mỉm cười gật khẽ:

– Cô nói thật chứ? Có thật là Thanh Trúc rất nhớ tôi không? Thế bây giờ tại sao cô ấy lại thế?

Khánh Hân khẽ nhún vai:

– Chuyện về chị ấy nếu kể ra thì phải có thời giờ vì dài lắm, nhưng có thể nói cho anh dễ hiểu.

Chị ấy bị tai nạn khá nặng tưởng không qua nổi, nhưng khi chị ấy được cứu sống thì chị ấy mất ký ức luôn. Cho nên bây giờ chị ấy không thể nhớ ra anh cũng là bình thường thôi, vì tai nạn đã xóa mất mọi ký ức của chị ấy.

– Thật thế sao? - Nhật Tùng gật gù - Vậy mà tôi đã trách lầm cô ấy.

Khánh Hân mỉm cười:

– Tại anh không biết chứ bộ. Mà thôi, anh hãy coi như anh đang bắt đầu quen một Thanh Trúc của tuổi hai mươi đi có được không? Tuổi thơ có những cái cũng cần phải quên lắm.

Nhật Tùng bật cười:

– Cô không hề thay đổi chút nào. Gặp lại cô, tôi cứ ngbĩ chúng ta như những đứa bé của ngày xưa. Tôi vui lắm, năm nay hai chị em cô tốt nghiệp đại học, đúng không? Bao giờ thì thi?

– Đang chuẩn bị ôn tập ... - Khánh Hân cười khúc khích - Mà sao anh cũng còn nhớ là năm nay chúng tôi thi đại học, anh nhớ dai thật đấy.

Nhật Tùng mlm cười:

– Từ khi xa chị em cô, tôi không bao giờ quên được những ngày tháng đầy thơ mộng và đẹp đó. Mặc dù tôi có rất nhiều bạn, cũng quen biết nhiều, nhưng không người bạn nào có thể thay thế được hai chị em cô trong ký ức của tôi.

Khánh Hân khúc khích:

– Anh nói làm tôi vô cùng cảm động. Có lẽ vì thế mà anh thất vọng khi Thanh Trúc không nhớ một chút về anh, đúng không?

Nhật Tùng gật nhẹ :

– Đúng là tôi vô cùng thất vọng. Nhưng khi nghe nói Thanh Trúc có sự cố thì tôi không còn buồn nữa. Cô ấy có muốn như thế đâu, đúng không?

Khánh Hân gật nhanh:

– Anh suy nghĩ như thế là tốt rồi. Anh làm việc "tẩy trần" đi cho sảng khoái rồi xuống dùng cơm. Chị ấy ký ức không nhớ gì cả nhưng về cái tài nấu nướng từ xưa đến nay thì vẫn là người giỏi hơn tôi một bực đó.

Nhật Tùng gật gù:

– Tôi vẫn còn nhớ từ bé Thanh Trúc đã thích nấu nướng rồi. Trò chơi của cô ấy lúc nào cũng là bán quán cơm. Cơm được cô ấy nấu bằng lon sữa bò, hồi đó không hiểu sao mà ăn rất ngon, tôi và cô luôn giành ăn với cô ấy, có lúc chúng ta đã hết cả phần của cô ấy.

Khánh Hân bật cười khanh khách:

– Anh còn nhớ thật sao?

– Nhớ chứ sao không? - Nhật Tùng tủm tỉm - Cô còn nhớ Thanh Trúc vì chuyện đó mà giận mãi, tôi phải tìm đủ mọi cách để dỗ ngọt cô ấy. Khó khăn lắm cô ấy mới chịu bỏ qua cho tôi.

Khánh Hân cười ra nước mắt:

– Thì cũng nhờ cặp chim anh bẫy được mà anh và chị ấy giả làm đám cưới có sính lễ hẳn hoi. Anh còn đan nguyên một cái nhẫn cỏ thật đẹp cho chị ấy, anh còn nhớ không. Đúng là chuyện trẻ con đẹp quá phải không anh.

Nhật TùnBg trầm ngâm:

– Đúng là đẹp đẹp như trong một giấc mơ ấy. Nhưng nó cũng chỉ là trong mơ mà thôi. Tôi vẫn nhớ in câu chuyện ấy như nó chỉ mới vừa xảy ra. Khánh Hân chúm chím đôi môi:

– Anh chắc là một thi sĩ, ươm mơ một ký ức lãng mạn cả ở trong mơ. Tuổi thơ cho dù có đẹp mấy đi nữa thì nó cũng chỉ là tuổi thơ mà thôi. Anh hẳn là đã có người yêu rồi đúng không?

Nhật Tùng không trả lời, anh nói lảng:

– Thế còn cô?

– Tôi còn đi học nên không dám lơ tơ mơ chuyện ấy. - Khánh Hân khẽ nhún vai - Ba mẹ tôi mà biết thì chết ngay với ông bà ấy. Vả lại, có ''bà chị" kè sát lúc nào cũng như "bà cụ non'' như thế ai mà dám lộn xộn chứ?

Nhật Tùng phì cười:

– Thanh Trúc học tốt chứ?

Khánh Hân gật nhanh:

– Chuyện ấy thì khỏi phải nói. Cái gì thứ gì cũng có thể quên được, nhưng về chuyện học hành thì lúc nào chị ấy cũng thông minh sáng láng cả.

– Thật thế sao? - Nhật Tùng tủm tỉm - Sao gia đình không khơi dậy ký ức cho cô ấy, cô ấy sẽ nhớ được.

– Ba mẹ tôi không hề tiếc tiền về chuyện chữa bệnh cho Thanh Trúc ... - Khánh Hân khẽ lắc đầu. Nhưng vô ích thôi, càng cố chữa bệnh cho chị ấy thì lại càng làm cho Thanh Trúc mặc cảm về chính mình, nên gia đình tôi bỏ lửng luôn không dám nhắc tới. Nhật Tùng lặng thinh. Khánh Hân vội từ giã bằng nụ cười tươi:

– Ôi ! Tôi xuống nhà đây. Tôi lại làm phiền và làm mất nhiều thời giờ của anh quá, tôi mong anh thông cảm.

– Không sao đâu! - Nhật Tùng khẽ lắc đầu – Chúng ta lâu ngày mới gặp nhau, có nhiều điều tôi muốn hỏi cô.

Khánh Hân tròn xoe mắt:

– Anh hỏi chuyện gì? Nhưng mà anh mau đi ''tẩy trần" đi, rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau, còn nhiều dịp mà. Chị ấy nấu nướng xong rồi, đến giờ ăn mà chưa thấy ai là chị ấy sẽ nổi giận cho mà xem. Chị ấy mà giận thì khó dỗ lắm.

– Thật thế sao? - Nhật Tùng mỉm cười gật gù – Ngày xưa cô ấy đâu có hay giận như thế đâu.

– Ngày xưa khác, bây giờ khác rồi! – Khánh Hân khúc khích - Anh mau mà xuống ăn cơm đó.

– Được rồi, cô xuống trước đi, tôi xuốngngay thôi.

Khánh Hân khép cửa bỏ xuống nhà. Nhật Tùng trầm ngâm nhìn theo, trong lòng đầy những nỗi băn khoăn. Từ lâu, anh mong được có dịp đến thăm gia đình hai cô bạn tuổi thơ này rất lâu rồi. Nhưng cuộc sống đẩy đưa anh đã đi quá xa với những ước mơ của mình.

Nhật Từng cứ nghĩ anh sẽ chẳng bao giờ gặp lại những người mà anh yêu quý. Anh đột ngột tìm đến là muốn hoàn thành ước mơ ngày xưa của mình.

Nhưng anh thấy mọi cái không như anh nghĩ nữa. Người con gái mà từ bé anh đã ôm ấp mộng ban đầu không còn biết anh là ai nữa. Nhật Tùng thầm nghĩ, anh có nên mau chóng rời khỏi đây trở về với nơi anh xuất phát, hay anh cứ ở lại xem sao? Vì dù sao thì anh cũng đã đến nơi đây rồi.

Nhật Tùng tự nhủ với bản thân:

– Hãy cứ coi như mình đi thăm một người bạn lâu ngày không gặp đi, mà không biết ba mẹ hai cô ấy có nhận ra mình không nữa.

Nhật Tùng phóng nhanh vào phòng tắm "tẩy trần'', không ai biết rằng anh từ nước Mỹ xa xôi trở về. Nước mát làm cho anh cảm thấy dễ chịu. Anh chợt thấy nhẹ lòng khi nghĩ đến khuôn mặt khá ái của người con gái anh thầm yêu. Rời khỏi phòng tắm với bộ áo thun gọn nhẹ trông mạnh mẽ, miệng Nhật Tùng huýt sáo nho nhỏ một bài tình ca quen thuộc. Nhật Tùng nhẹ nhàng chậm lãi bước xuống lầu. Mùi thơm của thức ăn quá hấp dẫn làm cho anh cảm thấy đói cồn cào. Cảm giác được về nhà làm cho anh cảm thấy lòng rộn vui.

Nhật Tùng thầm nghĩ:

– Cuối cùng thì mình cũng được về nhà như lòng mình mong ước.

Bước chân anh bỗng bước nhanh hơn khi nghe tiếng tranh cãi của hai cô gái, kỷ niệm xưa như bỗng tràn về ... cho anh những ký ức thật khó quên.

􀃋 􀃋 􀃋 Bên bờ kinh dọc theo bờ là hàng bình bát, đung đưa những trái vàng ươm màu như đang khoe trái giữa trưa mùa hè nóng bức. Hai cô bé song sinh tóc vàng hoe đang nghịch bên bờ kinh và đang tranh nhau một trái ổi xá lỵ mà cả hai vừa mới hái ở trên cây xuống.

Ngày nào cũng thế, cu Lỳ thường đứng nấp sau bụi tre để ngó hai cô bé chơi đùa. Mấy năm liền cứ mỗi mùa hè là gia đình họ lại về quê nội chơi vài ngày, có khi một tuần, có khi hai tuần. Thường là có ba mẹ hai và bé đi theo. Ông Chánh Khán cạnh nhả cu Lỳ rất cưng hai đứa chán nội nên không ai có thể đến gần hai cô bé được. Cho nên cu Lỳ chỉ biết đứng xa nhìn hai cô bé chơi và lòng đầy vui sướng hạnh phúc như chính mình vui chơi vậy. Mỗi tiếng cười, mỗi tiếng reo của họ như chính của cu Lỳ vậy. Nên hè nào cũng thế, cu Lỳ cứ ngóng ngóng chờ đợi sự xuất hiện của họ như một món quà vô giá mà tạo hóa đã cho anh một cách đặc biệt trong mùa hè. Năm đó, hai cô bé cũng đã lớn và chắc là bận việc gì đó nên ba mẹ hai cô bé đưa lên cùng với chị giúp việc để trông coi hai cô bé, rồi ba mẹ hai cô bé quay về liền Sài gòn.

Nấp sau bụi tre, thấy hai cô bé tranh nhau trái ổi, cu Lỳ suýt phì cười, vì cây ổi quá nhiều trái, hai cô bé không lo hái chỉ lo tranh nhau có một trái mà cả hai khều mãi mới hái được. Cu Lỳ thầm nghĩ:

– Hay mình bắn bằng giàn ná cho ổi rớt để hai cô gái nhặt tha hồ.

Nói là làm, cu Lỳ vội sử dụng tay nghề thiện xạ của mình, những hòn sỏi từ chiếc ná cu Lỳ bắn ra, trái ổi cứ thỉnh thoảng rớt lộp bộp xuống đất làm hai cô bé giật mình cứ ngẩn ngơ tại sao lại có hiện tượng ấy. Nhưng bỗng dưng có một cô bé bỗng sấn lại và nhặt lia lịa. Thấy người bên cạnh nhặt, cô bé kia cũng nhặt theo vừa nhặt vừa giỡn, nên không để ý bờ kinh có độ trượt khá dốc, trong lúc mải mê nghịch cô bé sơ ý trượt chân rớt xuống sông. Tiếng thét kinh hoàng của cô bé bị té khiến cô bé còn lại thảng thốt hét không lên lời. Cu Lỳ luống cuống sợ hãi khi thấy bàn tay cô bé vẫy liên tục dưới nước, không còn kịp suy nghĩ gì hơn cu Lỳ,quăng vội giàn ná xuống đất và phóng nhanh xuống sông. Nghề bơi vốn là sở trường nên vừa lao xuống nước là sải tay bơi thật nhanh ra phía cô bé để cứu cô đang trong tình trạng bị chìm dần trong lúc vùng vẫy vì quá sợ hãi.

Mọi người trong nhà và những nhà lân cận túa ra bờ sông đứng nhìn với nỗi sợ hãi đầy lo lắng. Khi cu Lỳ ôm được cô bé vào lòng, cô bé sợ hãi ngất luôn trên tay cu Lỳ, nhưng ánh mắt vẫn không quên nhìn anh.

Cu Lỳ không bao giờ quên được cái ngày đánh dấu cuộc đời của anh khi chợt ý thức mình là một người đàn ông. Khi mọi người lo cứu cô bé thì cu Lỳ chỉ đứng len lén nhìn cô bé xem liệu có sao không?

Cô bé tĩnh lại khá nhanh vì quá sợ hãi mà ngất đi thôi. Vả lại, uống có một chút nước sông thôi chứ cô bé không sao cả. Khi tỉnh dậy, người đầu tiên mà cô bé hỏi :

– Người cứu con đâu rồi hả nội?

Ông Chánh Khán đưa mắt tìm cu Lỳ. Khi thấy cu Lỳ còn đứng co ro ướt sũng vì ở lại chờ xem cô bé có sao không, ông liền đưa tay vẫy:

– Lại đây cháu!

Cu Lỳ rụt rè lại bên ông và cô bé, cô bé nắm lấy cánh tay anh:

– Cám ơn anh đã cứu em, cám ơn anh nhiều.

Cu Lỳ không biết nói như thế nào chỉ biết thinh lặng nhìn cô gái. Cô bé bỗng choàng dậy ra khỏi lòng ông Chánh Khán và ôm hôn vào má cu Lỳ, cô thì thầm:

– Chúng mình là bạn của nhau nhé anh.

Bị hôn bất ngờ lên má cu Lỳ ngẩn tò te, mặt đỏ như trái gấc chín. Cu Lỳ không biết mình nên gật hay lắc đầu vì cậu biết gia đình họ không dễ gì cho cháu họ giao du với hạng người như anh. Cu Lỳ đưa mắt nhìn ông Chánh Khán, cô bé như hiểu ý cu Lỳ nó nắm cánh tay ông giật mạnh:

– Ông cho anh ấy đến chơi với cháu nhé! Nội ừ đi nội ! Anh ấy là người cứu cháu mà, nội cũngthấy nếu không có anh ấy là cháu chết chắc rồi.

– Không được nói bậy! - ông nhìn cháu gái, mỉm cười - Cháu thật sự muốn làm bạn với cậu ấy thật sao?

– Cháu muốn! - Cô bé gật nhanh.

Ông Chánh Khán nhìn cháu gái gật gù rồi quay sang cu Lỳ, ông gật đầu :

– Từ nay cháu sang làm bạn với conTrúc và con Hân. Cháu có muốn làm bạn với hai đứa nó không? Nếu có cháu làm bạn với hai đứa nó, ông sẽ thấy an tâm hơn. Cháu nghĩ sao?

Cu Lỳ vẫn không tin ở tai mình, lời nói của ông Chánh Khán, cu Lỳ cử nghĩ đó chỉ là giấc mơ nên đưa tay nên miệng cắn mạnh. Tay đau điếng và cậu như muốn hét lên không phải là mơ mà là thật. Ông Chánh Khán vỗ vào vai cu Lỳ:

– Mau về tắm đi coi chừng cảm đó. Tấm xong rồi ra đây ăn cơm nhé. Nhanh lên, ông và hai đứa nhóc chờ cháu đó.

Cu Lỳ dạ nhanh, cậu nhanh chân chạy biến mất, trong khi đó mọi người tản ra ai về nhà nấy, trả lại cho buổi trưa hè yên ả sự bình lặng. Bữa cơm hôm ấy đánh dấu bườc ngoặc của cuộc đời anh, khi anh cảm nhận được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi khi được người khác quan tâm. Và cũng kể từ đó cu Lỳ trở thành người thân của gia đình ông Chánh Khán và được mọi người quý mến hết mực thương yêu ...

Từ trên thang lầu bước xuống, chân chưa chạm sàn nhà, Nhật Tùng nghe có tiếng ai gọi tên mình:

– Cu Lỳ ! Có phải cu Lỳ không?

Giật mình vì bị gọI bất ngờ, Nhật Tùng ngẩng lên khi đối diện vài người đàn ông đang ở trước mặt mình, anh bật thốt:

– Bác Hoài Chương! Bác vẫn còn nhớ cháu sao?

Ông Hoài Chương ôm chặt lấy Nhật Tùng, vỗ vào vai anh khẽ lắc đầu:

– Trông cậu khác xa ngày xưa quá. Nếu Khánh Hân gọi điện cho bác mà không nói trước là cháu đến, thì bác cũng không thể nào nhận ra được cháu đâu.

Nhật Tùng cười rạng rỡ:

– Còn cháu thì không bao giờ quên được hai bác và hai chị em Trúc và Hân.

Bà Hoài Chương gật gù cười:

– Cậu khác xa nhiều quá, cái tên cu Lỳ có lẽ bây giờ không còn hợp với cậu nữa rồi. Cậu có thấy thế không?

Nhật Tùng mỉm cười:

– Bác cứ nói thế, chứ bây giờ cháu vẫn thích cái tên cúng cơm “cu Lỳ” của cháu. Và cháu thèm được gọi như thế lắm.

Ông Hoài Chương kéo Nhật Tùng ngồi xuống ghế, khẽ hỏi:

– Cậu từ sân bay về thẳng đây sao?

– Dạ ! - Nhật Tùng gật nhanh.- Cháu cứ nghĩ là phải đứng đường chờ bác đi làm về mới đượcvào nhà, không ngờ số cháu may mắn. Cũng may tiểu thơ nhà bác lại nhận ra cháu nên cháu mới được mời vào nhà. Chứ không ai lại dám tin một người lạ nói nhăng nói cuội mà cho họ vào nhà chứ?

Khánh Hân khúc khích nhìn Nhật Tùng, khẽ lắc đầu nói với ba mẹ:

– Con cũng ngờ ngờ mãi mới nhận ra đấy thôi. Anh phải cám ơn Thanh Trúc, vì sự ngơ ngác của chị ấy mà em chợt nhớ ra anh đó.

– Vậy sao! - Nhật Tùng bật cười theo ông bà Hoài Chương - Cháu đến đây ở không phiền hai bác và mọi người chứ?

– Có gì mà phiền! - Ông Hoài Chương mỉm cười - Bác vui vì cháu đã tìm đến đây. Có điều không báo trước nên chuẩn bị không chu đáo cho cháu, cháu thông cảm vậy.

– Sao bác lại nói khách sáo với cháu như thế? - Nhật Tùng dịu giọng - Được hai bác coi cháu như người trong là là một diễm phúc cho cháu rồi. Cháu thật sự không mong gì hơn nữa đâu.

– Bác nói thật lòng chứ không hề khách sáo - Ông Hoài Chương mỉm cười ân cần - Cần gì thì cháu cứ nói, chính vì coi cháu như người nhà nên bác mới nói thế?

Nhật Tùng gật nhẹ :

– Cháu hiểu mà ! Nhưng cháu thấy như thế là đã quá đầy đủ rồi. Chỉ cần bác cho cháu sống ở đây để cảm thầy như ở nhà mình là cháu hạnh phúc rồi.

Hoài Chương nhìn Nhật Tùng:

– Chỉ cần cậu không chê ngôi nhà ở đây nhỏ hẹp thì cậu muốn ở bao lâu cũng được, không có vấn đề gì.

Nhật Tùng chưa kịp trả lời bà Hoài Chương, anh chợt thấy bóng dáng Thanh Trúc xuất hiện nên lặng thinh, thì tiếng Thanh Trúc vang lên :

– Con mời ba mẹ xuống ăn cơm ... và cả anh nữa. Mọi thứ đã chuẩn bị xong rồi.

Tiếng nói nhẹ nhàng thánh thót của Thanh Trúc khiến mọi người ngẩng lên.

ông Hoài Chương nhìn Thanh Trúc:

– Cô Hai đâu hả con?

Khánh Hân lời thay Thanh Trúc:

– Chị ấy cho cô Hai về quê ăn giỗ rồi. Nên bây giờ chị ấy phải kiêm đầu bếp thôi, phải không chị Hai. Còn cái vụ rửa bát nữa chị Hai tính sao đây – Mi lộn xộn quá ! - Thanh Trúc nguýt em gái - Nói gì thì nói hôm nay là bổn phận cô nương phải rửa bát đó, đừng có mà lộn xộn.

– Em có làm gì đâu mà chị kêu em là lộn xộn. - Khánh Hân chống chế - Khó vừa thôi khó quá không ai dám lấy.

– Ai mượn lấy đâu mà la làng! – Thanh Trúc lườm Khánh Hân - Mà lấy phải týp người như em thì xin cho hai chữ bình yên đi. Lấy về lại mang nợ vào thân.

Khánh Hân nguýt dài:

– Vậy đấy mà khối kẻ muốn có được đâu.

Bà Hoài Chương nhìn hai cô con gái, khẽ mắng yêu:

– Gớm! Nhà có khách mà hai cô con gái này chẳng kiêng nể tý nào cả. Giá như mẹ có phước như người ta thì mẹ cũng có cháu ngoại bế rồi. Đàng này, lớn tồng ngồng rồi mà chẳng có ai dòm ngó tới. Mẹ cũng đang phát phiền vì các cô gái lớn trong nhà đây.

Khánh Hân nhướng mày:

– Mẹ nói con mới nói, tại con không thích thôi, chứ còn mà thích hả, mẹ cản cũng không được đâu.

Thanh Trúc trề môi:

– Thôi đừng có xạo đi. Con trai mà thấy mi có mà phải tránh xa ba thước.

ông Hoàng Chương nhìn Nhật Tùng, khẽ mĩm cười:

– Đó, cháu thấy đó, hai đứa nó tuy lớn thế nhưng lớn cái xác thôi, tính tình vẫn còn như trẻ con ấy, trông chị em nó có khác ngày xưa tý nào đâu.

Nhật Tùng gật gù?

– Cháu cũng thấy thế! Chínhvì thế mà cháu thích khung cảnh ở đây. Ở đây, cháu không có cái cảm giác xa lạ mà là thân thiết. Cháu thấy dễ chịu lắm.

– Vậy thì tốt! - Bà Hoài Chương gật gù - Chúng ta ra dùng cơm đi kẻo cơm canh nguội mất. Cậu cùng ăn tạm bữa cơm thanh đạm, còn bữa tiệc mừng cậu sẽ khoản đãi sau.

– Không cần đâu hai bác - Nhật Tùng mỉm cười - Cháu thấy đón tiếp cháu như thế này là đã long trọng lắm rồi, vì lúc mới đến đây bất ngờ như thế mà không báo trước, cháu cứ tưởng hai cô con gái của hai bác sẽ tống cháu ra khỏI nhà mà không cho vào nhà đấy chứ?

– Điều đó có thể xảy ra lắm chứ nếu con không nhớ ra anh ấy. - Khánh Hân đáp luôn - Số anh gặp may là có em ở nhà. Nếu chỉ có Thanh Trúc ở nhà thôi thì anh đừng hòng mà vào đâu.

Nhật Tùng gật gù:

– Thế mới nói "thánh nhân đãi kẻ khù khờ" là thế! Anh luôn tin vào vận may của mình.

Khánh Hân gật gù:

– Em cũng thấy thế! Anh là người luôn gặp may mắn, có đúng không?

– Thế còn em? - Nhật Tùng nhìn Thanh Trúc - Em có thấy anh là người luôn gặp may mắn không?

Thanh Trúc nhìn Nhật Tùng lặng thinh vì nàng không biết phải trả lời Nhật Tùng như thế nào nữa.

Bà Hoài Chương nhìn mọi người:

– Chúng ta đi ăn cơm thôi!

Mọi người đứng dậy vào bàn cơm, bữa cơm trong bầu không khí cơi mở và vui tươi. Sự hiện diện bất ngờ của Nhật Tùng trơng nhà khiến cho hai cô gái cũng trở nên bẽn lẽn rụt rè hơn.

Nhật Tùng rất khéo léo trong cách nói chuyện, anh luôn cố gợi chuyện với Thanh Trúc để cô có dịp trò chuyện. Nhưng hình như Khánh Hân không hiểu ý của Nhật Tùng, cô luôn đáp thay cho Thanh Trúc. Còn Thanh Trúc, suốt bữa cơm cô chỉ mỉm cười thay cho những điều mình phải nói.

Thật ra, Thanh Trúc không nói không phải là cô không dám nói hay cô ngại mà cô nói, mà là vì cô thấy em gái mình có những cử chỉ rất thích Nhật Tùng.

Thanh Trúc biết rất rõ em gái mình, Khánh Hân mà thích ai là nó biểu lộ ngay không cần phải dè giữ hay giấu giếm.

Còn Thanh Trúc thì khác, bản tính nàng vốn thận trọng và kín đáo không ai có thể biết nàng thích gì hay ghét gì. Nàng biết chế ngự sự tức giận cũng như kìm hãm được sự bộ lộ niềm. Từ lúc xảy ra tai nạn khiến nàng không còn nhớ gì những điều đã xảy ra trong dĩ vãng. Thanh Trúc rất buồn nhưng nàng có làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra để mọi người không phải lo lắngcho mình. Càng cố giấu những suy nghĩ của chính mình, khiến cho Thanh Trúc lại càng sống khép kín hơn. Nàng luôn tạo cho mình có cái vỏ bề ngoài của một kẻ vô tư, nhưng thật ra trong lòng nàng có biết bao nỗi buồn, cũng như những ưu tư đầy ắp cõi lòng mà nàng không thể nói được với ai ngoài sự chịu đựng vốn có của mình.

Mỗi lần nhìn thấy Khánh Hân hồn nhiên nói thật những gì mà nó nghĩ, không phải giấu giếm, không phải che đậy,không phải ngại ngùng hay sợ sệt, những lúc như thế Thanh Trúc rất thèm được Khánh Hân, nhưng nàng không thể nào làm được những gì mà Khánh Hân có thể làm, vì nàng không phải là Khánh Hân.

– SaoThanh Trúc không ăn đi - Tiếng Nhật Tùng lôi cô về thực tại - Nãy giờ tôi không thấy cô gắp gì cả. Cô định nhịn cho tôi ăn sao?

Thanh Trúc nhìn Nhật Tùng, nàng chưa kịp lên tiếng Khánh Hân đã đáp thay:

– Anh không phải lo cho chị ấy đâu, chị ấy ăn rất ít. Chị ấy thích nhìn mọi người ăn hơn là chính mình ăn.

– Có thật thế không? - Nhật Tùng nhìn Thanh Trúc - Khánh Hân nói đúng chứ?

Thanh Trúc gật nhẹ mỉm cười:

– Các món ăn anh ăn vừa miệng chứ?

– Rất ngon ! - Nhật Tùng gật gù - Từ lúc còn nhỏ, cô đã nấu cơm ăn đã rất ngon rồi. Thanh Trúc có nhớ cô đã từng nấu cơm bằng ống lon sữa bò cho tôi và em gái của cô ăn không?

– Thanh Trúc ngớ ra nhìn Nhật Tùng. Anh phải cử chỉ biểu cảm:

– Cô té xuống sông, chính tôi bơi ra để cứu cô, cô nhớ không? Cô nhớ không?

Thanh Trúc mím môi khẽ lắc đầu, trong đầu nàng không còn nhớ gì cả, nàng chỉ có cảm giác là anh rất quen và hình như có một mối dây ràng buộc gì đó với nàng và anh nhưng nàng không sao nhớ nổi đó là điều gì nữa.

Thấy Thanh Trúc lúng túng, Khánh Hân nhìn Nhật Tùng khẽ lắc đầu:

– Anh không nên hỏi những gì thuộc về quá khứ, điều đó khiến chị ấy rất đau buồn. Gia đình chúng tôi luôn tránh không bao giờ nhắc đến.

Ông Hoài Chương gật gù:

– Khánh Hân nói đúng đó.

Nhật Tùng khẽ lắc đầu:

– Theo cháu nghĩ thì không nên! Dù sao cũng nên tìm cách cho cô ấy nhớ lại, bởi vì trong quá khứ có những thứ thuộc về cô ấy mà cô ấy phải được biết.

Bà Hoài Chương nhìn Nhật Tùng:

– Không phải là chúng tôi không cố gắng phục hồi trí nhớ cho Thanh Trúc, nhưng đã cố gắng rất nhiều mà không được, gia đình chúng tôi đâu tiếc tiền của để lo cho nó. Cho đến khi bác sĩ nói không nên bắt Thanh Trúc cố ép nhớ lại nữa, mà hãy để cho Thanh Trúc tự nhiên nhớ được hay không không còn cần thiết, nếu không con gái tôi sẽ bị tổn thương rất nặng trên bộ não. Từ đó chúng tôi không hề nhắc bất cứ điều Thanh Trúc không nói gì sao? - Nhật Tùng chợt hỏi - Chẳng lẽ cô ấy không muốn nhớ hay sao?

Ông Hoài Chương gật gù:

– Cũng khó biết lắm, vì ai cũng lo công vìệc làm ăn sinh tồn nên không ai để ý gì nữa. Vả lại, về trí tuệ Thanh Trúc vẫn học giỏi thông minh chịu khó và học hành rất bình thường như ngày xưa. Những khả năng tiềm ẩn vốn có của nó không bị mai một, chỉ có những chuyện trước khi xảy ra tai nạn là không nhớ mà thôi. Thấy cũng chẳng có gì là quan trọng nên chẳng còn để ý Thanh Trúc có cần nhớ hay không nữa.

Thanh Trúc đột ngột lên tiếng:

– 1Xin mọi người đừng nhắc đến chuyện của con nữa có được không? Làm như thế bầu không khí nó sẽ mất vui, như thế anh Nhật Tùng sẽ không còn thích ở đây nữa.

– Tôi vẫn thích ở đây mà ? - Nhật Tùng mỉm cười - Chúng ta vẫn là bạn như ngày xưa.

– Dĩ nhiên rồi ! - Thanh Trúc gật gù - Anh nói là không được nuốt lời đấy nhé.

– Đồng ý! - Nhật Tùng giơ ngón tay út ra - Chúng ta ngoéo tay nào!

Khánh Hân giơ ngón tay ra nói lớn:

– Cho em tham gia với, sao lại chỉ có hai người thôi.

Nhật Tùng gật gù:

– Được, em muốn tham gia là được thôi.

Quay ra nhìn Thanh Trúc, Nhật Tùng giục:

– Em mau đưa ngón tay ra đây.

Thanh Trúc thấy trong ký ức mình như lóe lên một điều gì đó không rõ nét rồi lại tắt ngúm ngay. Bỗng dưng nàng thấy choáng nhưng cố rụt rè đưa tay ra để cho mọi người không chú ý. Khi ba ngón tay đấu chéo với nhau, thì tiếng cười trong suốt được vang với những lời hứa hết sức trẻ con của một trò chơi con nít. Tiếng cười sảng khoái lại rộn lên giữa bàn cơm. Trong tiếng đùa không dứt, không khí vui vẻ lại trở về với bàn cơm, những câu chuyện đùa của mọi người thay nhau kể không dứt.

Thanh Trúc định đứng lên lấy món tráng miệng - bà Hoài Chương khéo léo bảo con gái:

– Con ngồi chơi với anh ầy, để mẹ đi lấy. Thanh Trúc mỉm cười gật nhẹ, nhưng nàng không ngồi lại mà bước theo mẹ. Thấy con gái đi theo, bà khẽ đùa:

– Con sợ mẹ không làm đúng ý con hay sao?

– Đâu có ! - Nàng khẽ lắc đầu - Con chỉ muốn hỏi anh ấy là ai mà thôi.

Bà Hoài Chương ôm vai Thanh Trúc:

– Để lúc nào mẹ sẽ kể cho con nghe về anh ấy. Với con, thì anh ấy có ơn cứu mạng và cũng chính vì ơn cứu mạng ấy mà ông nội đã thay đổi cách nhìn về anh ấy. Sau biến cố ấy, ông nội con rất yêu thương anh ấy.

Thanh Trúc gật nhẹ :

– Con hiểu rồi - Nàng mỉm cười - Con nhắn ba mẹ về như thế có sao không?

Bà Hoài Chương mỉm cười:

– Con làm thế là đúng rồI! Dù sao thì con cẩn thận thế vẫn tốt hơn. Khánh Hân nó không được như con.

– Mỗi người mỗi tính mà mẹ. - Thanh Trúc khúc khích - Có nó vui cửa vui nhà, mẹ không thầy hay sao? Lẽ rả mẹ phải sinh thêm vài đứa con nữa mới phải.

Mẹ sinh ít quá, nên nhà chỉ có hai chị em, đôi lúc cũng vắng ...

Bà Hoài Chương nhìn Thanh Trúc khẽ bật cười:

– Hai đứa mà đôi lúc mẹ cũng cảm thấy điếc đến ù tai rồi. Vài đứa nữa chắc mẹ chết mất. Con có thấy thế không?

Biết mẹ đùa, Thanh Trúc nép vào vai mẹ:

– Mẹ nói thế! Mẹ cứ thử coi xem sao thì mới biết được chứ?

– Con đừng có xúi dại! - Bà gõ vào trán con gái - Như vậy mà đôi lúc mẹ đã cảm thấy quá sức lắm rồi. Thêm nữa chắc là mẹ lại phải bó tay thôi.

Thanh Trúc đỏ bừng đôi má, ghẹo lại:

– Mẹ còn có ba mà!

Bà Hoài Chương khẽ gật đầu:

– Ba con thì có việc của ba con, cũng có những việc ba con không thể làm thay mẹ. Ngược lại, mẹ cũng thế!

Bà chợt âu ếm nhìn con gái:

– Con cũng đã lớn rồi cũng biết sửa soạn đi là vừa. Khánh Hân cũng đã có bạn trai rồi đó. Con là chị Khánh Hân, mọi thứ nó đều không qua mặt được con.

Về chuyện này, con cũng đừng để cho Khánh Hân qua mặt đấy.

Thanh Trúc thấy mẹ nhắc đến chuyện này, nàng vội nói lảng:

– Mẹ ơi! Mình mang trái cây lên cho mọi người tráng miệng kẻo họ chờ. Mẹ con mình mải nói chuyện nên quên mất sự chờ đợi của mọi người, không khéo Khánh Hân chạy xuống đây rồi đòi ăn bây giờ.

– Khánh Hân à ... - Bà khẽ lắc đầu – Bây giờ con bé đang mải nghe chuyện nên không còn tâm trí đâu mà nghĩ đến chuyện ăn uống nữa.

Thanh Trúc khẽ nhún vai:

– Không chắc đâu mẹ à ! Cái tật tham ăn của nhỏ ai mà không biết. Không tin, mẹ cứ thử chờ một chút coi.

Thanh Trúc vừa dứt lời thì tiếngKhánh Hân đã oang oang vọng xuống:

– Bà chị à! Bà chị đi mua trái cây tận "Cầu Ông Lãnh" hay sao mà suốt buổi vẫn chưa có ăn vậy.

Thanh Trúc bật cười khanh khách:

– Đó mẹ thấy không con nói có sai đâu.

Tiếng chân của Khánh Hân phóng xuống:

– Mẹ và Thanh Trúc nói chuyện gì mà vui thế? Nói đến nỗi quên cả thức tráng miệng cho khách.

Bà Hoài Chương lườm Khánh Hân:

– Mẹ và chị con mắc đi tận Mỹ Tho mới có loại trái cây này, muốn ăn ngon phải chờ thôi.

Khánh Hân le lưỡi. Lời nói của mẹ khiến cô nhận ra cái sai của mình, nhưng Khánh Hân vẫn bào chữa cho mình:

– Con cũng chỉ nói đùa vì vui miệng mà mẹ. Bây giờ con cũng xuống để phụ mẹ và chị đây.

Bà gõ yêu vào trán Khánh Hân:

– Cô chỉ được cái tài vặt là ''vụng chèo khéo chống''. Ở nhà nói thế được, chứ đi làm dâu mà nói thế người ta chửi trên đầu từ cha mẹ con mà chửi xuống.

Khánh Hân cất giọng nghịch ngợm:

– Dù gì hôm nay cũng có khách lạ, con có hư xin mẹ đóng chặt cửa sửa dạy.

Giờ thì xin mẹ nể tình đừng khủng bố chúng con trong lúc này có được không?

Thanh Trúc khúc khích:

– Nói gì mà nghe cảm động thế? Con gái yêu quý đã nói thế ai mà chẳng động tâm, phải không mẹ?

Khánh Hân nguyt dài:

– Không bênh vực thì thôi đừng châm dầu vào lửa nghe chưa cô nương.

Dứt lời, Khánh Hân bê vội đĩa trái cây đã được ướp lạnh đưa lên nhà. Nhưng Nhật Tùngvà ông Hoài Chương đã sang phòng khách nên Khánh Hân cũng vội đưa dĩa tráí cây lên phòng khách.

Đứng nhìn ba và Nhật Tùng trò chuyện, Khánh Hân biết đây không phải là chỗ để cô ngồi nói chen vào. Nhưng cô vẫn chưa muốn rời khỏi nơi đây, vì không hiểu sao cô rất thích ngồi nghe Nhật Tùng nói chuyện. Giọng Nhật Tùng thật ấm áp và truyền cảm dễ đi vào lòng người. Đây là lần đầu tiên Khánh Hân bị sức hút của một người đàn ông cuốn hút mình một cách mạnh mẽ khiến cô không sao dứt nổi, đưa mắt nhìn Nhật Tùng Khánh Hân biểu lộ ánh mắt thích anh một cách rõ rệt và lộ liễu, không cần giấu giếm. Một ánh mắt đầy ngưỡng mộ lẫn si mê. Nhật Tùng chính là mẫu người đàn ông mà cô hằng mơ tưởng.

Mặc dù Thanh Trúc và Khánh Hân là hai chị em sinh đôi, nhưng cả tính của cả hai lại hoàn toàn trái ngược. Thanh Trúc khép kín bao nhiêu thì Khánh Hân cởi mở bấy nhiêu. Trong khi ThanhTrúc chỉ lo học thì Khánh Hân lại giao lưu bạn bè là chính. Cô đã từng có những mối tình đầu đơm hoa của tuổi học trò ép đầy cánh phượng, mau đến mau đi như bản tính của chính mình là thích phiêu lưu mạo hiểm.

Mặc dù Khánh Hân rất thích mạo hiểm vì muốn tìm hiểu hay chỉ vì tò mò, nhưng cô chưa đi quá cái ranh giới cho phép của một người được giáo dục trong một gia đình tử tế. Vảe lại, Khánh Hân rất sợ ba như ngày xưa Khánh Hân sợ ông nội. Chưa bao giờ Khánh Hân dám làm phật ý của ba.

Ngập ngừng một lúc, Khánh Hân suy nghĩ cô có nên cắt ngang câu chuyện của hai ngườ không? Trong lúc Khánh Hân đang phân vân có nên vào hay không thì Thanh Trúc đã bê khay trà lên, khẽ mời:

– Ba và anh dùng trà cho thơm miệng.

Lời mời của Thanh Trúc khiến cho ông Hoài Chương và Nhật Tùng ngẩng lên. Anh chợt bắt gặp Thanh Trúc đang tráng chén trà, bằng nghi thức truyền thống cổ điển nét đẹp của văn hóa Nhật. Anh mỉm cười trêu:

– Em học văn hóa Nhật từ bao giờ thế?

Thanh Trúc ngớ ra khẽ lắc đầu:

– Em đâu có học!

Nàng nhìn anh rồi nhìn tách trà, như chợt hiểu ra Nhật Tùng muốn nói gì, mỉm cười gât nhẹ :

– Anh muốn nói đến cách pha trà và rửa trà chứ gì?

Nhật Tùng gật nhanh:

– Em thông minh lắm! Em học cách pha trà này ở đâu?

– Đầu tiên là em học từ nội. Sau đó em đọc sách tham khảo rất nhiều, em thấy hay nên học lóm thôi. Cám ơn vì lời khen của anh.

– Cám ơn gì chứ! - Nhật Tùng đỡ ly trà từ trên tay Thanh Trúc, gật gù khen - Anh khen thật lòng, em không tin sao?

Thanh Trúc chưa biết trả lời ra sao, ôngHoài Chương nhìn Nhật Tùng, khẽ nói đỡ cho Thanh Trúc:

– Con gái bác vốn thông minh nên học hỏi các nền văn hóa trên sách báo, trên tivi những cách giao tiếp cần thiết, nhưng cũng chỉ là học mẹo vặt chứ không qua trường lớp, anh đừng cười con bé.

Nhật Tùng lắc nhanh:

– Cháu khen thật chứ không dám chê đâu bác à!

Thanh Trúc cười hồn nhiên bật thốt:

– Em tin anh. Anh dùng nước đi, xem lời khen có xứng đáng với ly nước em pha không?

Nhật Tùng gật gù:

– Anh tin là ngon! Vì chỉ cần ngửi hương vị của trà tỏa ra thôi, anh cũng đã biết trà ngon hay dở ra sao rồi.

Thanh Trúc trờn xoe mắt:

– Anh sành điệu vậy sao? Bậc thầy à nghe ! Vậy anh uống thử đi.

Nhật Tùng khẽ ngửi, uống thử gật gù:

– Đây là trà móc câu, nhưng khi pha chế em vẫn sử dụng thêm những cánh hoa hồng đúng không?

Thanh Truc nhìn Nhật Tùng bằng ánh mắt đầy ngưỡng mộ:

– Anh tài thật đấy! Sao anh biết em đã sử dụng những cánh hoa hồng, em phục anh sát đất đó. Anh uống trà với ba em đi. Lát nữa có dịp, em sẽ trao đổi với anh thêm về chuyện này, được không?

– Được ! - Nhật Tùng gật nhẹ.

Thanh Trúc mỉm cười khẽ chào NhậtTùng. Nàng nhẹ nhàng đứng dậy quay lưng đi xuống bếp. Nhật Tùng nhìn theo Thanh Trúc cho đến khi cô khuất sau cánh cửa, ánh mắt của Nhật Tùng đầy trìu mến.

Đứng khuất sau tấm màn chắn, Khánh Hân không bỏ sót một cử chỉ nào mà NhậtTùng cho Thanh Trúc. Cô không thể tin, nếu không tận mắt nhìn thấy ánh mắt Nhật Tùng dành cho Thanh Trúc trìu mến như thế nào. Ánh mất đầy sự yêu thương ngọt ngào mà cô có cảm tưởng như họ sinh ra là để cho nhau. Khánh Hân không biết mình nên buồn hay vui nữa. Nàng thầm nghĩ:

– Anh ấy chỉ mới gặp lại thôi mà sao lại đã thích Thanh Trúc nhanh như thế chứ? Haymình nhìn lầm?

Khánh Hân vốn là ngườì cố chấp, cô không thể nào tin là Nhật Tùng có thể yêu bà chị song sinh của mình nhanh như thế. Nên dù có nhìn thấy tận mắt như thế, Khánh Hân vẫn không muốn dễ dàng bỏ ý thích của mình. Cô khẽ lẩm bẩm:

– Mình không thể nào tin là anh ấy lại có thể thích Thanh Trúc. Một người hoạt bát như anh ấykhông thể thích một người trầm mặc như Thanh Trúc được.

Khánh Hân vẫn không tin những gì mắt cô đã thấy, cô tự bào chữa:

– Biết đâu chỉ là sự ngộ nhận và có thể mình đoán lầm mà thôi.

Khánh Hân trở về phòng với những trăn trở trong lòng. Lần đầu tiên cô thấy trái tim mình sai nhịp đập vì một người. Khánh Hân tự hỏi:

– Phải chăng mình đang bắt đầu yêu ...