Chương 1
– Nhóc con! Cháu là tiếp viên hả?Cô bé giật nảy người, bởi giọng nói rất ấm của người đàn ông mặc áo sơ mi xanh ngắn tay. Ánh mắt người đàn ông nheo nheo như giễu cợt. Cắn vành môi, cô bé cúi đầu:– Dạ không! Gầy gò ốm nhách như cháu ai thuê làm tiếp viên hả chú? Chú giỡn thế tội cháu.– Vậy, cháu đứng đây làm gì? Chú đang nghĩ hôm nay nhà hàng đổi phục vụ chứ.Cô bé bối rối:– Cháu chờ các cô chú ăn ... và mời mua vé số.Người đàn ông nhíu mày:– Mời mua vé số thì cứ nói, mắc gì phải chờ cho tốn thời gian?Con bé nói thật nhỏ:– Dạ .... cháu chờ mọi người ăn xong, sẽ xin đồ ăn thừa. Cháu thấy các chú toàn uống bia, còn đồ ăn thì ăn rất ít. Cháu muốn xin các cô chú.Người đàn ông liếc nhìn bàn ăn. Quả như lời con bé nói. Món ăn bày kín bàn, nhưng chỉ một mình Phương Oanh ăn lấy lệ .... Anh chậm rãi:– Cháu bán một ngày được nhiều vé số không?Con bé lắc đầu:– Dạ, hôm nào may mắn, cháu bán hết trăm tờ, lời hai mươi ngàn thôi ạ.– Nhà cháu đông người không?– Cháu có ba chị em.– Ba mẹ cháu đâu?Giọng con bé đắng ngắt:– Cháu không có ba mẹ. Người đàn ông đón tập vé số từ tay con bé, nghe nó nói, anh khẽ cười:– Ai không có cha mẹ hả cháu. Không có cha mẹ làm sao có cháu được ...ba chị em?– Là em nuôi của cháu. Cháu nhặt tụi nó về nuôi.Xấp vé số như run lên trong tay người đàn ông. Anh nhìn sững vào con bé. Anh có nghe lầm không. Một con bé ốm nhom ốm nhách, đi bán từng tắm vé số kiếm tiền mua gạo từng ngày. Con bé vừa nói, nhặt trẻ con bị bỏ rơi về nuôi ư? Rồi làm sao nó nuôi nhỉ?Phương Oanh chợt kéo tay người đàn ông:– Anh mua cho nó vài tờ, để nó đi cho rồi. Nó đứng đây, em ăn không vô đâu.Môi con bé mím lại. Ánh mắt nó nhìn Phương Oanh như có lửa. Hình như nó rất giận. Người đàn ông thầm nghĩ:Một con bé có nhân cách, lòng tự trọng đây!Anh chưa kịp trả lời, Phương Oanh đã rút đại năm tờ vé số, ấn vào tay anh:– Em mua tặng anh, biết đâu số anh hên, chiều trúng đó, Cẩn.Cẩn - tên người đàn ông, chậm rãi:– Anh không có thói quen nhận quà tặng của phụ nữ. Phương Oanh cho anh không cho Hùng và Việt, tụi nó phá em đấy.Cô gái so vai:– Em thấy tội nghiệp con bé nên mua giùm nó, chứ em không hề có ý đèo bồng, giám đốc đừng lo.Cẩn nói với con bé:– Chú mua hết chỗ này.Con bé mừng quýnh:– Cháu cám ơn chú.Phương Oanh trợn mắt:– Trời đất! Vé số mua cho vui thôi, chứ đâu dễ gì được trời cho trúng số. Anh mua thế phí tiền quá.Hùng phì cười:– Oanh à! Đàn ông bọn anh là thế đấy.Không mua thì thôi, đã mua thì mỗi lần phải vài chục tờ. Cẩn! Mày chừa tao chục tờ.Cẩn cười:– Tao mua hết, cho mỗi đứa chục tờ, đứa nào trúng thì chỉ cần khao cả bọn một chầu. OK nghen!Hùng gật đầu:– Vậy thì tao không khách sáo đâu. Đưa đây!Cẩn đếm được sáu mươi hai tờ vé số. Anh đưa cho hai thằng bạn mỗi đứa mười tờ. Phương Oanh chậm rãi:– Em không biết dò! Phần của em, anh giữ lại luôn đi.Việt kêu lên:– Để anh cầm cho! Chiều số của em trúng, anh em mình bay một chuyến du lịch qua Thụy Sĩ.Phương Oạnh trề môi:– Vớ vẩn gì đâu không! Trúng gió thì có, chứ trúng số, em chắc là không thể đâu. Tham lam!Việt cười:– Cô thư ký của ông nói năng dữ dằn quá. Thế này, ông mà dẫn Oanh đi giao dịch với mấy cha Đài Loan, nó dám xé hợp đồng quá. Tự nhiên Oanh mắng tao là tham lam, thật là đáng ... bị phạt.Phương Oanh tỉnh bơ:– Phạt một lon phải không. Oanh đâu ngán!Miệng nói, tay cô bật nắp lon nước ngọt Coca.Việt trợn mắt:– Bia chứ chứ không phải nước ngọt. Ăn gian nữa!– Anh chỉ nói “uống một lon” chứ có nói rõ đâu. Vì thế, anh không được nói Oanh ăn gian.Cẩn bật cười:– Thôi, đừng cãi nhau nữa. Đến giờ phải về công ty rồi.Phương Oanh nhìn bàn ăn:– Em nói mà anh không chịu nghe. Kêu quá trời đồ ăn, rồi bây giờ bỏ. Phí quá!Cẩn từ tốn:– Anh sửa sai ngay đây.Phương Oanh ngẩn ngơ:– Là sao. Đừng nói là ... anh đem đồ ăn về nhé. Dù em biết số đồ ăn này còn dư, bà chủ nhà hàng sẽ thu lại ... bán tiếp, chứ bà ta chả cho đám nhân viên đâu.Cẩn chỉ vào con bé:– Anh cho cô bé này, được không?Phương Oanh lưỡng lự:– Ừ ... được. Nhưng lấy gì đựng?Con bé vội vã lôi từ trong chiếc túi nhỏ nó dùng đựng vé số ra vài chiếc túi nylon. Tuy không phải loại túi trong nhưng còn rất sạch. Con bé cắn môi:– Cháu có đem theo bịch đây ạ.Cẩn nhanh tay trút các đĩa đồ ăn vào bịch xốp. Hình như vài nhân viên đang nhìn anh bằng ánh mắt hiếu kỳ. Cẩn mặc kệ. Anh hỏi con bé:– Cháu còn bao nhiêu vé số, nhớ không?– Dạ, sáu mươi hai tờ.– Chú lấy hết và gởi tiền cháu nè.Anh đưa con bé tờ giấy năm trăm ngàn. Con bé ngần ngừ:– Chú đưa tiền loại một trăm cho cháu. Cháu không đủ tiền thối lại chú.Cẩn cười:– Chú cho cháu luôn, chịu không.Con bé từ tốn:– Dư những một trăm chín chục ngàn lận chú.Cháu không thể nhận hơn,vì ... cháu không có ý định làm ăn xin.Phương Oanh bật cười:– Ôi trời! Con bé này lạ thật! Nghèo phảl đi bán vé số, chú ấy cho tại sao cháu từ chối chứ. Lòng tự trọng của cháu có, không xin tiền, sao lại xin đồ ăn thừa? Cháu rắc rối quá.Con bé bùi ngùi:Tại cháu muốn thử một lần mùi vị các món ăn kia, coi nó ngon cỡ nào mà mắc quá vậy. Hơn nữa, các cô chú ăn không hết, bà chủ cũng tính tiền đủ, bà ấy thu lại. Vì thế cháu mới chợt muốn xin đem về cho hai em. Được ăn mấy con tôm thôi đã là mơ ước của chị em cháu rồi.Phương Oanh tò mờ:– Cháu nói thiệt hả? Tụi nhỏ bao nhiêu lớn?– Một đứa khoảng bảy tám tuổi. Một đứa mới chín tháng.– Trời đất! Nhỏ xíu thế ... làm sao cháu nuôi?Con bé thật thà:– Lúc mới thấy đứa nhỏ khóc ngằn ngặt trong chiếc khăn lông, nằm trên ghế đá công viên, cháu cũng đâu nghĩ mình sẽ nuôi nó bằng cách nào. Nhưng quay mặt bỏ đi, tiếng khóc của nó cứ níu chân cháu lại. Và cháu đã liều.Cẩn nhìn con bé:– Cháu nuôi chúng bằng gì?– Cháu đi bán vé số, lầy tiền mua sữa nuôi em. Con nhà giàu uống sữa ngon, đắt tiền. Còn em cháu dễ lắm, chỉ cần một lon sữa Phương Nam, cháu có thể nuôi nó được ... năm ngày. Là cháu nấu cơm, chắt nước cơm hòa chút sữa vô cho em bú. Hôm nào hết tiền, cháu cho con bé uống nước đường. Con nít mà, đói bụng gặp nước gì ngòn ngọt cũng uống hết à.Cẩn nghe cay nồng khóe mắt. Phương Oanh buột miệng:– Cha mẹ nào mà độc ác dữ vậy. Con sanh ra mà đem vứt, thật hết biết!Con bé cúi mặt, giọng nó chợt buồn thê thiết:– Cuộc sống luôn có mặt trái, cô ạ. Người ta khi lỡ bị cuốn hút vào một lời hứa hẹn, họ đâu nghĩ đến kết cục. Mẹ của tụi cháu chính là sự minh chứng cho sự lầm lỡ ấy. Và họ không dám bóp chết con mình, nuôi cũng không, họ chọn cách ném đứa nhỏ đâu đó họa may đứa bé gặp được người tốt. Họ đâu nghĩ, một ngày con họ không bị chết, nó lớn lên lại tiếp tục lăn lóc bên lề đường. Cũng may, từ khi cháu đem con bé về, nó chưa hề đau ốm.Cẩn thở dài:– Các cháu, sống ở đâu?– Dạ trong xóm lao động nghèo kênh nước đen. Ngày trước, ông ngoại nuôi cháu đã dựng được một túp nhà. Bây giờ ông ngoại cháu vào trại dưỡng lão rồi. Ông cho cháu căn nhà ấy.Mấy người bạn của Cẩn đều sững sờ. Có lẽ đây là lần đầu tiên họ nghe được câu chuyện về số phận của những đứa trẻ đường phố. Những đứa bé mà dưới mắt họ:lem luốc, bẩn thỉu nghèo đói ... Họ không thể tin được trong tận cùng cái đói khổ, nhọc nhằn, con bé đứng trước mặt họ lại dám làm cái việc mà giàu sang như họ chưa dám làm!Cẩn chậm rãi:– Chú cho hai em cháu, đừng từ chối nhé, bé con.– Cháu ...Hùng cũng lấy trong bóp ra một tờ hai trăm ngàn:– Chú nghe xong câu chuyện của cháu, chú muốn giúp cháu để nuôi các em. Nếu còn duyên, lần sau chú gặp lại cháu, chú hứa cho nhiều hơn. Đừng trả lại!Phượng Oanh mỉm cười:– Coi như các cô chú tích góp chút công đức ấy mà. Đây là phần của cô!Con bé không thể từ chối. Vô tình mấy người bạn của Cẩn đã cho con bé được một số tiền kha khá.Con bé rưng rưng:– Các cô chú nói vậy, cháu xin vâng. Cháu đã hứa không làm người ăn xin khi cháu còn đủ tay chân, mắt mũi. Xin phép cô chú, cháu về.Cẩn cười:– Cháu tên gì?Con bé lắc đầu:– Cháu không biết! ông ngoại gọi cháu là bé Tý. Bọn trẻ cùng bán vé số dạo gọi cháu là Tý Lọ Lem. Chú kêu sao cũng được ạ. Cháu cám ơn mọi người.Dứt lời, con bé xách bịch đồ ăn đi ra cửa. Nó không hề biết rằng từ khi ấy, Cẩn trở nên im lặng hẳn. Bao năm nay, Cẩn sống trong tình yêu thương đủ đầy của ông bà, cha mẹ, cùng hàng chục thứ tiện nghi hiện đại. Anh hoàn toàn vô tình với cuộc sống xã hội, hoàn toàn không hề biết rất gần bên anh là hàng ngàn con người đang mỗi ngày vất vưởng lo toan kiếm từng miếng cơm manh áo. Họ sống không biết cội nguồn và cả ngày mai của mình sẽ ra sao.Cuộc sống của con bé Tý Lọ Lem là một ví dụ. Nó không hề biết đến tương lai. Mỗi ngày chỉ cần không phải nhịn đói đã là sung sướng. Trong khi người giàu có mỗi chút mỗi chê bai, thứ này lạt lẽo, thứ kia không ngon và sẵn sàng hất đổ ... Thậm chí, con chó nhà giàu còn sướng hơn cuộc sống của con bé Tý! Vậy mà, con bé vẫn vô tư hồn nhiên sống và tồn tại. Một con bé tuổi đời chắc không quá mười bốn, mười lăm, phải đi bán vé số dạo, chắt chiu từng đồng lời ít ỏi, chịu đựng những cái xua tay, mắng đuổi của bọn người thừa tiền dư ăn để kiếm tiến mua gạo, mua sữa nuôi thêm hai mảnh đời không mẹ cha như con bé!Cẩn thở dài. Anh nào biết, con bé đang mừng quýnh chân tay. Tạ ơn Trời Phật đã phù hộ cho nó bán hết vé số. Ông trời khiến xui nó gặp được mấy người tốt bụng, cho nó gần cả triệu đồng. Nó chưa bao giờ vào quán xin đồ ăn thừa. Chả hiểu sao hôm nay nhìn họ ăn, con bé nghe thèm và tiếc. Vậy là đánh liều chờ ... để xin. Ai ngờ, chú ấy đã cho nó cả bàn thức ăn. Bao nhiêu đây chị em nó ăn đến hai ba ngày mới hết. Còn tiền thì nó cất kỹ để phòng khi đau ốm. Lần đầu tiên nó gặp đựợc những người tốt bụng. Cả chị phụ nữ xinh đẹp nữa.Thoạt đầu, thấy vẻ mặt chị ấy, nó ghét lắm. Hóa ra chị ấy cũng không phải người xấu. Thật ra, nó rất ngán gặp phải bà chủ quán. Bà ta rất dữ. Chắc chắn khi thấy bàn ăn trống trơn, bà ta sẽ chửi rủa con bé. Và không chừng ngày mai, bé Tý tới đó bán còn bị bà ta làm khó.Chậc! Chuyện đến đâu tính đến đó. Hơi đâu nghĩ cho đau óc. Trời mưa lắc rắc. Lọ Lem nghĩ đến hai đứa em ở nhà. Hình dung ánh mắt tròn xoe ngạc nhiên của thằng Cu Em, Tý Lọ Lem bèn cắm đầu bước thật nhanh ...Mấy ngày nay trời mưa ầm ì, dai dẳng. Người giàu nhà kín cổng cao tường, chả lo lắng gì mưa gió. Thời tiết kiểu này, người giàu còn thích vì họ được ăn ngủ thoải mái, thư giãn gân cốt, không phải buôn bán vất vả. Người nghèo thì khác. Lọ Lem càng không tránh khỏi sự bồn chồn. Cặp mắt đen của nó buồn hơn khi chạy lúp xúp vào quán bán vé số, người ta lắc đầu, quán xá vắng khách buồn tênh.Đã vậy, căn nhà bé bằng cái hộp diêm bị gió mưa lay qua lắc lại, liêu xiêu như muốn bay khỏi mặt đất. Cung may, nơi đây là xóm lao động nghèo, các căn nhà được dựng sát nhau, nhờ thế, gió không dễ dàng bốc nổi bởi chúng thấp lè tè. Hồi đầu tháng, bà Bảy chủ ngôi nhà lầu đầu con hẻm, làm xong nhà bà cho bé Tý được mấy tấm tôn. Con bé mừng rỡ, nhờ mấy chú cùng cảnh dựng lại vách nhà và lợp luôn cái mái cũ đã thủng nhiều mảng. Nhờ vậy, mùa mưa năm nay chị em bé Tý không bị mưa dội vào người nữa. Bé Tý nghĩ, việc nó nhặt bé Ti đem về nuôi, là sự may mắn cho nó. Như người giàu nói:là hồng phước vậy!Sáng nay, Lọ Lem qua nhà bà Bảy quét dọn lau nhà. Nửa năm nay, con bé được bà Bảy thuê quét dọn và lau nhà cho bà, cứ hai ngày một lần. Mỗi tháng, bà Bảy trả con bé năm trăm ngàn. Và nó cũng không tốn thời gian nhiều lắm.Con bé cất kỹ số tiền ấy, phòng khi đau ốm, lúc trời mưa bão. Từ hồi nó còn theo ông già, lê lết đi đàn hát kiếm tiền. Người ta nói trời sanh trời dưỡng.Hồi con bé sống cùng ông già Đàm, nó còi cọc, nhưng đã biết hát và hát rất hay. Ông già Đàm ca vọng cổ. Nhưng con bé thì hát “ngon lành” các bài ca tiền chiến. Có người hỏi xin ông Đàm, nuôi bé Tý. Những lúc ấy, ông già tỏ ý giận lắm. Ông nói:“Nó là cháu ngoại tôi sao các người lại bảo tôi cho cháu mình đi”. Cứ thế, lang thang khắp chợ lớn chợ nhỏ, tối hai ông cháu về căn chòi rách nát nghỉ chân. Hàng xóm ấm lòng khi buổi tối nghe con bé líu lo cười nói với ông nó. Cách đây bốn năm, ông Đàm bị bệnh hen suyễn. Ông được Hội Người cao tuổi và Hội Phụ nữ của phường đưa vào viện dưỡng lão.Con bé ở lại một mình, ai mướn gì nó làm đó, thậm chí nó theo bọn trẻ trong xóm đến bãi rác lượm ve chai.Vào một buổi tối, người ta thấy con bé tay xách chiếc giỏ cói đựng “đồ nghề” móc bọc nylon, tay dẫn một thằng bé còm như cọng tăm, đi chưa vững về nhà. Người ta ngạc nhiên hỏi, con bé nói:Cháu thấy nó ngồi ở bãi cỏ ở góc công viên. Nó khóc sưng cá mắt vì đói. Cháu không thể bỏ nó, nên ngồi lại coi chừng thằng bé, vì cháu nghĩ nó bị lạc ba mẹ. Suốt ba ngày nó bỏ cả việc đi lượm ve chai, cõng thằng bé ra công viên với hy vọng gia đình thằng bé đi tìm con. Và đủ ba buổi tối, con bé lại cõng thằng bé về. Đầu óc nó không tin việc ba mẹ thằng bé bỏ con mình. Rốt cuộc trái tim bé bỏng của nó phải nghẹn ngào chấp nhận cá sự thật phũ phàng này.Bà con trong xóm kinh ngạc trước tình thương bé Tý dành cho thằng nhỏ.Con bé gọi thằng bé là Cu Em. Chưa ai nghe con bé mắng mỏ nạt nộ thằng Cu bao giờ. Và tất nhiên, có người hỏi xin thằng bé, bé Tý lắc đầu từ chối.Dần dà, người ta quen dần cảnh con bé tay dắt thằng em đi lượm ve chai, đi bán vé số mỗi ngày. Chiều tối về, chị em ríu rít bên mâm cơm đạm bạc.Thương lắm hai mảnh đời côi cút, nhưng ở xóm kênh nước đen này, ngoại trừ gia đình bà Bảy, còn ai thoát cảnh tảo tần như bé Tý đâu. Và chỉ mỗi năm hai lần, người ta xúm nhau mua quà cho chị em con bé, đó là vào dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên đán. Mỗi lần nhận quà, bé Tý lại âm thầm dắt thằng Cu đến viện dưỡng lão thăm ông ngoại. Với bé Tý, ông Đàm là người thân của nó. Khi thằng Cu Em tròn hai năm về ở cùng bé Tý, cũng đúng hôm đó, bà con xóm “nước đen” lại một phen sững sờ kinh ngạc. Buổi chiều, con bé Tý ẵm trên tay một đứa nhỏ chừng hơn tháng tuổi. Con bé khá bụ bẫm, trắng trẻo, con bé khóc luôn miệng. Suốt đêm đầu tiên ấy, con bé Tý thức trắng, vỗ về ru em. Sáng ra, mấy người ở cạnh nhà bé Tý chép miệng:– Tý à! Con bé khóc như thế chắc mắc sài đẹn rồi. Cháu nuôi nó không nổi đâu. Trẻ con mắc đẹn, khóc đủ ba tháng mười ngày lận. Cháu nên đem đứa bé đến cô nhi viện, các sơ họ sẽ giúp cháu nuôi đứa bé.Bé Tý vừa khóc vừa lắc đầu:– Cháu sẽ cố gắng nuôi nó. Cháu thương nó lắm.Và thêm một lần nữa, bé Tý khiến mọi người ngỡ ngàng. Con bé cứ như mắc phải duyên nợ với bé Ti. Nó lớn lên từng ngày bằng nước cơm, ly sữa, rất bình an mạnh khỏe.Sáng nay, Tý Lọ Lem dậy thật sớm, nó ra nhà bà Bảy quét dọn nhà cửa và lau nhà theo “lịch làm việc”. Chín giờ kém mười lăm, căn nhà lầu ba tầng với mười ba phòng ốc của bà Bảy được con bé lau chùi sạch sẽ.Bà Bảy từ tốn bảo nó:– Mưa gió thế này, cháu chờ bà biểu bà Dư lấy cho ít đồ ăn đem về cho tụi nhỏ ở nhà. Bà cấm cháu từ chối!Bé Tý cười hiền:– Hôm nay cháu phá lệ, nhận đồ của bà. Mưa quá, cháu sợ không bán được vé số bà ạ.Bà Bảy chép miệng:– Ôi chao, con nhỏ này! Trời đất mưa bão, cháu lấy vé số chi vậy. Ai người ta ra đường mà cháu bán chứ.– Cháu lấy lỡ rồi bà ạ. Cháu phải cố thôi. Biết đâu trời thương cháu thì sao bà Bảy.Bà Bảy ấn vào tay con bé bịch xốp nặng trịch:– Bà cho cháu ít ký gạo và lọ chà bông, bà làm nhưng bây giờ lại không ăn tới, cháu đem về chị em ăn cơm nhé. Lốc sữa bà gởi cho bé Ti.Bé Tý tần ngần:– Bà cho cháu nhiều thế này cháu sợ mấy cô không đồng ý, Bé Ti uống nước cơm được rồi, bà ơi. Cháu ...Bà Bảy nghiêm giọng:– Cháu đừng sợ:Hai đưa cháu của bà quý cháu lắm. Cháu không nhận, bà Bảy không nhờ cháu lau nhà nữa.Bé Tý vội vàng:– Được rồi bà ơi, cháu nhận. Cháu không thể mất công việc ở đây đâu. Cháu cám ơn bà. Nhưng ... cháu lấy lần này thôi bà nhé.Bà Bảy cười xòa:– Được rồi, mau về nhà đi để đi bán vé số đi cháu. Nhớ phải cẩn thận, đường phố mưa bão, cây cối nguy hiểm lắm.Bé Tý trùm lên người chiếc áo mưa do bà Dư đưa. Nó chào hai người phụ nữ và chạy lúp xúp về nhà.Vừa thấy chị, thằng Cu Em đã nói:– Hai ơi, em đói bụng.Bé Tý vừa cởi áo mưa vừa trả lời:– Chờ chị một chút!Trong bọc đồ bà Bảy cho có nguyên một ổ bánh mì sandwich. Bé Tý lấy bánh cho Cu Em ăn, thằng bé mừng rở:– Bà Bảy cho Hai hả?– Ừ! Em ăn đi! Ở nhà coi chừng bé Ti để chị đi bán vé số, nhớ chưa Cu.Cu Em vừa nhai vừa gật đầu:– Em biết rồi. Chị Hai cho em chút chà bông.Bé Tý nhón một chút bỏ vô bánh mì cho thằng bé.– Ăn dè thôi, để dành ăn cơm sẽ ngon hơn.– Chà bông ngon ghê há chị Hai. Ngày nào mình cũng được ăn ngon thế này, bé Ti được uống sữa Cô Gái Hà Lan chắc bé Ti mau lớn lắm hả chị. Mà chị ơi, mưa thế này làm sao chị Hai đi bán được.Nuốt tiếng thở dài vào lòng, bé Tý tránh câu hỏi của thằng Cu Em. Chỉ vài sợi chà bông leo teo, nhưng với chị em nó là cả một khát khao, thèm muốn ...Được chị cho uống hết hộp sữa, bé Ti no bụng, toét miệng cười. Y như em bé cảm nhận được số phận của nó. Ăn no, bé Ti sẽ ngủ một giấc dài, mà không quấy thằng Cu, đủ thời gian bé Tý mỏi chân khắp ngõ đường phố bán vé số dạo.Thằng Cu chợt nói:– Chị Hai ăn bánh mì đi chị Hai không ăn làm sao đi bán vé số. Đói chết đó!Bé Tý nhìn khoanh bánh mì, nó nuốt nước bọt. Bụng nó cũng đói lắm.Nhưng trong bếp còn cơm nguội. Nó sẽ ăn cơm và để bánh lại cho em, kẻo buổi trưa nó về trễ thằng Cu đói sẽ khóc mất. Con bé xoa đầu em, nói nhỏ:– Chị Hai ăn cơm nguội được rồi.– Cơm nguội ăn lúc nào chả được. Hai cứ ăn bánh mì đi mà. Trưa đói, Cu ăn cơm.Bé Tý rưng rưng:– Chị thích ăn cơm hơn, bởi cơm giúp chị no bụng lâu. Em ở nhà coi bé Ti. Khi nào em đói em ăn hết bánh mì luôn nhé. Bé Ti dậy, Hai chưa về, em lấy sữa cho nó uống. Là sữa pha vô nước sôi. Nhớ cẩn thận kẻo bỏng.Thằng Cu em chợt bảo:– Hồi nãy, cô Thoa cho bé Ti bịch sữa tươi. Là của con bé Ngọc, nó chê ngán không chịu uống. Em quên không nói chị biết.Bé Tý thở dài. Người trong xóm tuy không giàu nhưng họ vẫn là một gia đình đầy đủ, không như chị em nó. Vì thế, nhiều người vẫn thường ghé cho chị em nó chút đồ ăn thừa, hộp sữa con họ uống không hết. Bỏ thì tội nên họ đem cho gọi là làm ... phước! Cũng nhờ thế bé Ti ngày nào cũng có sữa hoặc cháo gói để ăn ...Dặn dò Cu Em cẩn thận, sau khi ăn hết chén cơm nguội với nước tương, bé Tý vội mặc áo mưa. Bỏ xấp vé số vào bọc nylon, con bé nhanh chóng rời căn nhà nhỏ, sau khi đã đóng cửa chặt chẽ.Mưa không lớn nhưng dai dẳng, các quán cà phê vắng tanh vắng ngắt.Con bé đi hết chục quán ăn lẫn quán cà phê mà chỉ bán hơn hai chục tờ. Nhìn lên đồng hồ treo trên tường ở quán phở, Lọ Lem thở dài. Còn bảy chục phút nữa nó phải có mặt ở đại lý để trả lại vé nếu nó không muốn lỗ vốn. Con bé lững thững bước, lòng buồn vô cùng.Mắt nó dừng lại ở một quán cà phê. Quán rất đông khách, bởi số lượng xe máy dựng trước cửa quán, giúp bé Tý đoán được số lượng khách ra vô. Giá như cô vô được trong đó, chắc chắn mấy chục tờ vé số của nó sẽ bán được hết. Khách tới quán này uống cà phê toàn dân làm ăn lớn, chủ yếu họ đến vì công việc Họ thích bàn chuyện kinh doanh ở quán xá mà. Khổ nỗi, biết rất điều ấy, song bé Tý không thể bước vô. Mấy đứa bán vé số dạo ở khu này từ ngoài Quảng vô. Tụi nó lớn hơn bé Tý và đi thành nhóm. Lơ mơ tụi nó đánh “hội đồng” chết bỏ. Bé Tý không sợ nếu đánh theo kiểu một đánh một.Dạo còn ông ngoại Đàm, tối nào ông ngoại cũng cho nó đi chơi, vì ông biết nó ham học Karaté. Nó chỉ đến sân dạy võ ở gần xóm lao động để học lén. Sáng nó dậy sớm tự tập. Mấy năm mày mò nó đủ sức tự bảo vệ bản thân.Cách đây mấy tháng, con bé đã lì lợm đánh lại một đứa con trai người Quảng Nam. Thằng đó chặn đường ăn chặn tiền và vé số của nó. Con bé không đưa, bị thằng đó đánh. Vậy là không thèm bỏ chạy, nó quay lại tự đánh thằng đó.Đến nỗi thằng kia bò lê bò càng dưới đất, trước bao nhiêu ánh mắt khâm phục của bọn trẻ. Bé Tý không muốn đánh nhau, nhất là người cùng cảnh ngộ với nó. Tại thằng kia ép nó, và nó không thể bị người trấn lột. Một lần lấy được ắt có lần thứ hai. Luật giang hồ là vậy.Từ hôm đó, bé Tý được bọn trẻ đường phố nhìn bằng ánh mắt nể phục, ngưỡng mộ hẳn. Dù sao thì con bé cũng phải tuân theo “luật” do chính chúng đặt ra:“Nước sông không phạm nước giếng” - Đất ai nấy ở, hồn ai nấy giữ.Và nó không thể vào quán “Tình ca” lúc này.Bé Tý thở dài. Mưa vẫn còn tí tách rơi trên hè phố. Một chị bán trái cây gọi bé Tý:– Còn nhiều không Tý Lọ Lem?Bé Tý xụ mặt:– Hơn năm chục tờ nữa, chị Hà ơi. Ế, chết đói luôn à.Chị Hà chép miệng:– Còn nhiều dữ vậy! Lo trả đi nghe, mày ráng cũng không ổn đâu. Mưa gió thế này chỉ bọn nghèo tụi mình mới ra đường. Nghèo thì đâu dám mua vé số, mua cam! Đưa tao mua giùm hai tờ!Bé Tý cười hiền:– Mua một tờ thôi chị ơi. Mua hai tờ, chiều bỏ đi, uổng lắm, những mười ngàn lận đó.Chị Hà phì cười:– Thua mày luôn đó Tý Lọ Lem! Được người ta mua giùm còn nói cái giọng ấy, đói cũng phải!Bé Tý thản nhiên:– Em nói thật với chị thôi chứ bộ, ngu sao nói chỗ khác. Ông trời thương, cho chị trúng một tờ cũng huy hoàng chán. Đủ vốn để mở một sạp trái cây ở đâu đó, chấm dứt cảnh đẩy xe rục cẳng thế này.– Cướp! Bớ người ta cướp, cướp ...Đang nói chuyện và chờ chị Hà lựa số, bé Tý giật mình bởi tiếng kêu hoảng hốt. Con bé quay phắt nhìn ra đường. Nó nhìn thấy một gã đàn ông đang ôm chiếc cặp táp chạy về phía nó. Không chần chừ, con bé lao ra đường trước ánh mắt mở to vì sợ hãi của chị Hà ...Bé Tý chặn đường gã đàn ông. Chiếc áo mưa khiến nó vướng víu. Gã đàn ông giơ tay gạt nó, rất nhanh con bé né được. Bằng một thế Karaté, nó giơ chân đá vào chân phải người đàn ông. Bị bất ngờ, gã ta vừa đau vừa tức giận.Gã gầm lên, đe dọa, khi nhận ra người “phá” gã là một con nhóc con bé tẹo tèo teo:– Con chó ghẻ! Mày dám cản đường ông nội mày, coi như mày tới số rồi con.Bé Tý hất hàm:– Ông đừng hòng hù tui! Ông trả chiếc cặp táp cho người ta ngay đi!– Quên đi chó con! Mẹ kiếp!Miệng nói, tay hắn vung chiếc cặp vào mặt bé Tý. Con bé hụp tránh rất nhanh. Và lần này, nó ra đòn quyết định. Bằng một động tác giả, nó khiến gã đàn ông bối rối tưởng nó đá vô mặt, gã xoay người, con bé quơ tay, chiếc cặp nằm trong tay nó nặng trịch. Tiếp theo là một cú đá móc chân trái, gã đàn ông ôm giò lăn giữa đường.Sự việc chỉ xảy ra vài phút, đến chị Hà còn chóng cả mặt vì sợ. Vậy mà thoáng cái, chị đã nghe tiếng con bé vang lên rồi:– Của ai bị cướp, cháu gởi lại nè!Người đàn ông hổn hển chạy đến bên cô bé, anh ta trợn mắt, tay vuốt nhanh nước mưa trên mặt:– Tại sao lại là cháu? Tý Lọ Lem nhớ chú không?Mọi người bật cười bởi câu nói của người đàn ông nghe ngồ ngộ. Bé Tý chớp mắt cặp mắt đen sáng rỡ:– Cháu nhớ rồi. Chú là người hôm ấy đã cho cháu cả bàn thức ăn. Chú tên là ...Lắc đầu, con bé cười ngỏn ngoẻn:– Cháu quên tên chú rồi.Người đàn ông kéo bé Tý vào lòng, anh trầm giọng:– Chú tên Cẩn. Cám ơn cháu. Không nhờ cháu, chú mất chiếc cặp này, chắc chắn gia đình chú và cả bản thân chú nữa, kẻ vô tù người ra đường ở.Thật là may quá. Nhưng Tý Lọ Lem này! Sao cháu đánh ngã được hắn ta?Tiếng ai đó tấm tắc:– Con bé lì thiệt chớ! Ốm tong teo vậy mà dám chặn đường tên cướp. Ai cũng dũng cảm như con bé, bọn cướp hết đường sống.Bé Tý bẽn lẽn:– Cháu nghe tiếng kêu nên cắm đầu chạy ra húc bừa vào người ông ta. Trời mưa đường trơn, chiếc cặp nặng nên ông ta té. Không ngờ lại là của chú. Í, chết rồi!Cẩn chưa kịp hỏi, bé Tý đã vùng chạy. Con bé vừa nhớ đến xấp vé số ... còn ở chỗ chị bán trái cây. Nó lo lắng nhìn quanh. Chị Hà kêu to:– Tý Lọ Lem! Chị ở đây!Bé Tý chạy ào đến bên chị Hà, miệng nó líu ríu:– Cho em xin lại vé số. Chết em rồi, chị ơi!Chị Hà thương cảm:– Còn hai chục phút nữa, liệu kịp không em?Giọng con bé buồn sũng:– Em không biết nữa. Đây về đại lý xa lắm.Con bé nhét xấp vé số vào người. Mưa đã tạnh, nhưng mình mẩy nó ướt nhẹp, lạnh run. Nó không kịp dừng lại để cởi áo mưa.– Chờ chú đã, Tý Lọ Lem!Con bé không quay lại, nó cắm đầu chạy.Chị Hà nói:– Cậu muốn trả ơn nó, thì đuổi theo nó mua giùm nó hết số vé của nó. Nó sợ không bán hết nên về đại lý trả. Nhưng đại lý ở khá xa, thời gian phải trả vé trước mười hai giờ ba mươi phút.Cẩn không chờ nghe chị Hà nói hết, anh vội kêu xe ôm kêu chạy về phía con bé. Chiếc Honđa lướt nhanh, chắn đầu bé Tý. Thoáng cái, nó đã nghe tiếng Cẩn nhẹ giọng:– Tý Lọ Lem! Đưa vé số đây, chú mua hết giùm cháu.Con bé mím môi:– Chú biết cháu còn bao nhiêu không?Cẩn trìu mến:– Chú không biết, nhưng chú sẽ mua Tý ạ. Đưa cho chú nào!Bé Tý miễn cưỡng:– Chú mua ba chục tờ được rồi. Còn hai mươi tờ, cháu để lại.Cẩn kêu lên:– Để lại làm gì?– Cháu bán tiếp, bốn giờ chiều mới hết giờ cơ mà.Cẩn chậm rãi:– Chú mua hết! Và cháu phải về nhà ngay, quần áo cháu ướt hết cả rồi.Bé Tý cười vô tư:– Là chú tự nguyện mua, cháu không có ép đâu. Mua một lúc mấy trăm ngàn, chiều bỏ đi uổng lắm đó.– Chú trúng thì sao? Một tờ thôi đã lời gấp bốn lần vốn bỏ ra. Nào, tới đằng kia, chú lấy xe chở cháu về.Bé Tý buồn xo:– Chú mua giùm, cháu cám ơn. Chú không cần đưa cháu về làm chi. Bởi nhìn chú sang trọng thế này, nơi cháu ở chỉ xóm nước đen. Không được đâu!Nhà cháu tồi tàn lắm.Thấy vẻ bướng bỉnh của con bé, Cẩn đành dùng chiêu “mạnh”:– Cháu đừng cố chấp nữa! Cháu quên là cháu còn hai đứa em. Chả lẽ cháu không thương tụi nhỏ.Bé Tý chớp mắt:– Chú nói bậy! Không thương các em, cháu đâu cực khổ kiếm tiền ngày đêm.Cẩn từ tốn:– Thương em kiểu cháu, chú không tán thành.– Kệ chú chứ, cháu đâu liên quan gì đến chú. Chú đưa tiền, cháu về!Cẩn nhẹ giọng:– Cháu ướt sẽ bị cảm lạnh. Cháu bệnh nằm một chỗ, ai sẽ lo cho hai em cháu. Tụi nó sẽ đói, cháu biết không hả?Lời của Cẩn khiến bé Tý ngẩn ngơ. Không! Nó chả muốn bị bệnh. Con nhà giàu bị bệnh có kẻ chăm người bón. Còn nó, bây giờ nằm một chỗ, đúng là không thể hiểu điều gì sẽ xảy ra cho cả chị em. Và ... hai hàm răng nó hiện đang va vào nhau, Con bé cảm nhận được cái lạnh đang xâm nhập vào da thịt nó. Và trong tận cùng cái lạnh còn lý do là từ sáng đến giờ nó chưa hề ăn miếng gì.Con bé cắn môi:– Cháu nghĩ ông trời ổng không bắt cháu bệnh đâu. Chú đừng lo cho cháu.Cẩn kéo tay con bé, anh cương quyết:– Đừng cố gắng cháu ạ. Con người, ai cũng có sự chịu đựng nhất định thôi. Nhìn cháu, chú biết cháu đang lạnh lắm, không chừng cả đói nữa. Đi với chú!Chiếc xe hơi bốn chỗ đậu trước nhà hàng “Cao Nguyên Xanh”. Bé Tý mấp máy môi:– Chú đi ... xe hơi à?Cẩn ừ khẽ. Anh nhanh chóng mở cửa xe và nhấc bổng con bé vào trong.Nó nhẹ hều hà, chắc không quá ba chục kí lô. Thật tội nghiệp!Bé Tý thắc mắc:– Chú đi xe hơi sao bị cướp, lạ vậy?Cẩn vừa lái xe vừa nói:– Chú cũng không hiểu nữa. Chú đang nhậu với khách trong nhà hàng thì nhận được điện thoại chú phải về trước. Vừa ra đến cửa xe, chú bị giật chiếc cặp ngay.Không nghe con bé ừ hử gì, Cẩn nhìn sang, con bé đã ngoẹo đầu ngủ gà ngủ gật. Anh dừng xe trước một shop quần áo trẻ em.Bé Tý giật mình:– Chú mua đồ hả?Cẩn ân cần:– Cháu thích bộ nào, lựa đi, rồi thay đồ trên người ra. Cháu cảm rồi đó.Con bé lắc đầu:– Chú mua đồ cho cháu? Thôi đi chú ơi, cháu không quen mặc đồ đẹp đâu.Mặc đồ đẹp cháu sẽ ...Cẩn nhíu mày:– Sẽ thế nào? Trẻ con ai chê đồ đẹp bao giờ. Cháu đừng làm khó chú được không. Cháu còn cãi lời, chú vứt quách chiếc cặp này, để rồi ngày mai chú chấp nhận vào tù nếm thử mùi đói khổ thế nào một lần, coi nó ngọt hay đắng mà cháu cứ khăng khăng không chịu thay đổi.Bé Tý xụ mặt:– Cháu không chê đồ đẹp. Tại cháu nghĩ quần ấo ở đây mắc lắm chú ơi.Chú cho cháu một bộ đồ ... thà chú cho cháu tiền, cháu đến chỗ bán hàng “xôn”, mua đồ cũ, đủ cho ba chị em cháu mặc cả chục bộ. Mặc hàng hiệu, đi bán vé số khó được khách người ta mua giúp lắm. Đói, rét thì đắng cay tủi nhục chứ ngọt ngào thế nào hả chú. Nghe con bé nói một hồi, Cẩn càng buốt ruột, anh thương nó hơn. Anh phải nãn nỉ mãi, nó mới chịu bước vào, lựa một bộ đồ ít tiền nhất. Chị bán hàng chỉ chổ cho con bé vào thay đồ. Cẩn bảo chị bán hàng chọn cho anh thêm mười bộ đồ theo cỡ tuổi chị em bé Tý.Tý Lọ Lem ngẩn người khi nhìn vào tấm kiếng. Quả thật chả sai, “người đẹp nhờ lụa”. Mới chỉ một bộ đồ nhìn nó đã có vẻ có da có thịt, khác hẳn con bé lọ lem hồi nãy ...Cúi đầu, con bé cắn môi bước ra. Chị bán hàng gật gù:– Đấy, mặc bộ đồ này nhìn cháu gái xinh hẳn lên.Bé Tý lí nhí:– Cháu chưa bao giờ mặc đồ đẹp thế này. Cháu thấy làm sao ấy.Cẩn cười không nói. Anh lái xe đưa con bé vào một quán bún bò Huế. Anh không cần hỏi ý kiến con bé. Bởi nếu hỏi chắc chắn nó lại kiếm cớ từ chối. Cầm tay con bé, anh dắt nó vào bàn ăn. Con bé có vẻ ngượng khi được là ... Thượng đế!Cẩn hỏi:– Cháu ăn cay được không? Ăn bún nhé!Con bé khẽ gật đầu. Bây giờ nó thấy đói kinh khủng, và chả còn sức để từ chối lời mời của Cẩn. Khi tô bún bò Huế được đặt trước mặt nó, con bé quên tất cả sự e dè thường ngày. Dù sao thì nó vẫn chỉ là một đứa trẻ con!Bé Tý mời Cẩn rồi nó mới cầm đũa. Và chẳng biết do nó quá đói hay do tô bún lần đầu nó được ăn quá ngon không mà chỉ vài phút, con bé đã ăn hết tô bún. Trong khi Cẩn mới ăn vài muỗng. Cẩn hạ giọng ân cần:– Ăn thêm tô nữa nghe bé Tý?Con bé muốn lắc đầu ghê lắm. Nhưng bao tử của nó vẩn thòm thèm. Một lần được ăn ngón, cứ ăn no bụng cho đã miệng. Lỡ rồi chú ấy cười thì chịu vậy.Cẩn gọi thêm tô bún bò tái đặc biệt. Và lần này, con bé ăn chậm rãi. Chắc chắn là để nó nhớ cho rõ hương vị của từng cọng bún, lát thịt. Tý Lọ Lem thêm lần nữa ăn hết sạch tô bún. Người ta bảo “Gầy thầy cơm” nhưng với trường hợp của bé Tý, chắc không đúng. Nó ăn được bởi lạ miệng và bụng nó đang đói.Cẩn mua thêm hai bịch bún để con bé mang về. Bé Tý không dám từ chối vì nó nghĩ đến thằng Cu Em. Thằng nhóc khác gì bé Tý, lần đầu được ăn, hãy để nó ăn một lần cho biết ... với người ta. Bé Tý từ chối không chịu Cẩn đưa về. Anh đành đưa bịch quần áo và bịch bún vào tay con bé, giọng anh trầm nặng:– Chú gởi về cho hai em. Cháu không muốn nhận cứ vứt bỏ. Chú mua rồi chú không thể trả lại.Con bé đành phải nhận bằng thái độ chả lấy gì làm vui, nó cắn môi:– Cháu nợ chú món nợ vật chất và tình người. Mai này số phận mỉm cười với cháu, cháu hứa trả nợ chú đầy đủ.Con bé lầm lũi đi, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn nhìn về phía sau. Nó linh cảm chú Cẩn sẽ theo nó. Nó cố ý đi lòng vòng. Cái đầu bé xíu của nó sao đi chọi nổi cái đầu đã thành đá của Cẩn. Anh đã biết chỗ con bé sống. Đó là xóm nhà lá bên quận bảy!