Một cái ao cô?

Con ếch nhảy vào

âm thanh của nước.

(Matsuo Basho)

Giữa lòng Thái Bình Dương xanh biếc, có một đảo quốc gọi là xứ Phù Tang. Nơi tinhthần võ sĩ đạo được truyền tụng đ+ời đời như một báu vật của nghìn năm văn hiến. Và trong muôn vàn truyền tụng đó có câu chuyện về chàng hiệp sĩ thành Edo.

*

Như moi. hôm, thiền sư Motoki dậy sớm và ra vườn thiền hành. O6ng đi nghiêm trang, bình thản qua những lùm cây. Sương mù phủ khắp lối, bồng bềnh ôm quanh cỏ mềm làm đẫm ướt đôi giầy dưới chân. Hương rượu sake đang hâm nóng len nhè nhẹ từ khe giấy rách trên cửa sổ ngôi đền, tỏa ra các phía, thoang thoảng mà dịu ngọt dai dẳng. Trong khoảng khôngtĩnh mịch lạ thường của buổi sớm, vị thiền sư nghe có tiếng khua động. Tâm hồn ông bình lặng mà lại nao nao khó tả. Sự xốn xáng càng lúc càng tăng trên mỗi bước đi. O6ng dừng lại, trầm tư nhìn quanh. Vẫn không thấy gì ngoài sương mỏng bay là là trên đất.

Thiềnsư Motoki ngồi xuống, tĩnh tọa. Mặt trời đã bắt đầu rót những tia nắng ấm đầu tiên lên ngọn sakurạ Ông thở nhẹ cho gió theo vào lồng ngực. Thiền sư Motoki chậ rãi đưa mắt khắp vườn, đặt những tia nhìn yêu mến lên từng ngọn cỏ, chồi non. Và rồi ông thấy cạnh giếng nước hình lục bát đôi bàn tay bé nhỏ, đang giơ lên, hươ hươ vẫy gọi. Thiền sư dụi dụi mắt. Ông ngỡ là ảo ảnh của sương sớm. Không phải, rõ ràng là đôi tay mũm mĩm, trắng hồng kia đang mở ra nắm lại liên tục như cố gắng vốc từng vốc hơi nước mờ ảo. Thiền sư Motoki đứng dậy. Lại gần. Ngay trên thềm giếng, trong chiếc kimono phụ nữ quấn xếp vụng về là một cậu bé trai đang quẫy đạp. Ông chìa đôi tay sần sùi vì cuốc đất ra, nắm lấy tay đứa trẻ. Đứa bé nhìn ông mỉm cười. Nụ cười quét sạch mọi âm u, băng giá còn đọng lại quanh vườn. O6ng bồng bé lên. Có con suzume vừa bay qua.

Từ đó, cậu vé ở với thiền sư Motokị O6ng đặt tên cho nó là Shuwa, nghĩa là “nói với bàn tay”. Shuwa lớn lên trong tình thương yêu thầm lặng của người thầy- người cha Motoki.

Thấm thoát, chàng đã trở thành một thiếu niên cường tráng, khôi ngộ Thiền sư Motoki cũng đã già. O6ng không còn ra vườn mỗi sớm nữa. Shuwa thường đốt lửa mỗi khi đông về để sưởi ấm cho thầy. Mọi việc lớn nhỏ, nặng nhọc trong đền chàng đều chu tất.

Một hôm thầy Motoki gọi Shuwa vào bảo:

-Này con, đã đến lúc ta phải chia taỵ Con hãy bảo trọng và ngẫm lời ta:

“Vạn vật khởi

từ tâm

Tâm biến

ảo khôn lường

Dẫu là bụi trầm vương

Nhớ

Chỉ là hạt bui..”

Nói xong, sư nhập thiền viên tịch.

Nhớ lời thầy lúc còn sống, thường nói: “ Ta muốn tắm mát thân này:, Shuwa đem hỏa táng thi thể thầy, lấy tro rải xuống giếng sau vườn.

Trong đền giờ vắng ngắt. Đêm, Shuwa không còn nghe tiếng thầy trở mình dậy thắp hương; không còn nghe chuông trầm ngân vang quanh giọng thầy rất ấm trong mỗi buổi lễ chiều. Vậy mà đâu đâu chàng cũngthấy bóng dáng thầy.

Shuwa buồn. Chàng đóng cửa đền. Một mình một gậy, hướng về phía Edo mà đi. Kinh đô trong trí chàng là một thành phố hoa lệ, lộng lẫy khác thường. Không giống những gì chàng đã trải qua với thầy Motokị Càng tiến về gần Edo, Shuwa càng thấy nhiều người qua lại. Họ đi lại tất bật, vội vã hồ như không để ý gì đến chung quanh.

Ở cửa ngõ kinh thành, Shuwa gặp một người kỵ sĩ, đội nón mây rộng vành, đi ngược chiều với chàng, sau lưng đeo một bọc vải to, dài dài tròi chéo qua khỏi vai. Người khách lạ vừa thủng thẳng thúc vào hông ngựa, vừ ngêu ngao:

“Kát lên người cô lữ

Cho đường bớt quạnh hiu

Cứ mặc kệ gió chiều

Thổi tiêu sầu vọng lại

Dặm đường còn xa mãi

Hãy thêm một dấu hài

Cứ mặc kệ ngày mai

Xóa trôi tàn vết tích.”

Bóng người lữ khách đã khuất mà tiếng hát và dáng dấp khoan thai vẫn để lại trong lòng Shuwa một ấn tượng mạnh mẽ. Cái vẻ tiêu dao quen thuộc này, dường như, chàng đã gặp đâu đó. Chàng lầm lũi bước tiếp. Edo tầm thường hơn Shuwa tưởng. Có điều khác là ở đây thật vui nhộn. Chàng dạo khắp châu thành xem người ta làm đủ các trò lạ lẫm mà chàng chưa từng thấy bao giờ. Người đi đường chốc chốc lại cúi gập xuống. Thỉnh thoảng đám kỵ binh dạt đám đông ra hai bên, lao vút về đâu gấp gáp. Chàng chen vào giữa vòng người đang vây kín một nhóm kỳ khôi. Họ nhảy múa quay cuồng và đám đông kia tán thưởng. Một người trong bọn nhìn chàng từ đầu đến chân rồi gọi ra giữa vòng tròn. Hắn cầm lấy một cây gì như cây sắt bè bè, sáng loáng, múa quanh người chàng. Đám đông cười rộ lên. Bất giác, chàng cũng múa theo, nhịp nhàng và uyển chuyển không kém. Đám đông nhìn sững. Người ban nãy bất ngờ chuyển thế tấn công chàng, Shuwa lẹ làng rút cây gậy bên mình đánh trả. Chớp nhoáng, chàng đã đánh ngã người kia. Mọi người vỗ tay rào rào. Shuwa bước tới đỡ dậy. Anh tự giới thiệu mình là Hiroshi, một trong những danh kiếm thành Edo, nhưng không muốn trở thành samurai cho các lãnh chúa. Suốt ngày chỉ thích dạo quanh thành chọc cười thiên hạ. Anh ta cũng xin lỗi về hành vi mạo phạm khi nãy:

-Bạn tên gì ?

-Shuwa.

-Tên nghe hay quá ! Bạn học kiếm thuật với vị thầy nào?

-Cái gì ?

-Kiếm thuật.

-Tôi không biết kiếm thuật là gì.

-Là cái bạn múa nãy giờ.

-Ồ... vậy hả Nhưng đây là cây gậy mà.

-A ha, điều đó không thành vấn đề

*

Shuwa theo Hiroshi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành Edọ Chỗ nào có danh kiếm, chỗ đó có Shuwạ Dần dà, chàng đều đánh bại hết các danh thủ thành Edọ Không có ai là không biết đến tên chàng. Không có ai là không biết đến tài nghệ của chàng. Nhưng Shuwa thì chán, giống như một người chơi cờ không đối thủ. Ngán ngẫm sự tung hô, chàng giã từ Hiroshi, lên đường tìm thầy học. Chành hiểu những gì chàng đang làm không phải là thứ “kiếm thuật” đích thực như Hiroshi nói.

Với cây shinai, chànglang thang khắp đất nước. Chàng chỉ dừng lại nơi nào có ngưo=`i đánh bại mình. Và chàng sẽ rời nơi đó khi chinh phục được tay kiếm của họ. Càng về sau, càng khó tìm ngưo=`i chiến thắng mình nên Shuwa làm đủ mọi cách để được đấu kiếm. Có những vị thiền sư - kiếm sĩ kiêu hãnh thường bắt chàng phải tranh luận Phật pháp với họ. Nếu thắng họ, họ sẽ đấu với chàng. Và chàng lúc nào cũng thắng. luôn trong mười năm, Shuwa thất vọng đến cùng cực khi không tìm được một ai hơn mình.

Một ngày nọ, trên con đường bụi mù của cuộc hành trình tìm đối thủ, Shuwa bỗng gặp lại người hiệp khách hôm nào. Cũng vừa đi vừa hát thảnh thơi:

“Ngại ngùng chi nữa hoa ơi

Mà không thơm cả đất trời ta đi

Khẽ van hương đẫm tình si

ôm hoa gối ngủ muôn vì sao đêm.”

Shuwa chợt nhớ thầy. Đã mười lăm mùa hoa anh đào trôi qua kể từ khi chàng rời đền Hanađerạ Shuwa vượt nghìn dặm về lại thăm đền. Bốn bề vắng lặng. Chàng đến bên miệng giếng, cúi xuống, gọi khẽ: “Thầy ơi... ” Vườn cây xào xạc. Trong lòng giếngvọng vang tiếng chàng: Thầy ơi... thầy ơi... ”. Mặt nước lung linh chao nhẹ. Shuwa ngồi bệt xuống, ôm thành giếng mát lạnh. Lòng buồn rười rượi. Chàng thẫn thờ ngắt phiến lá gần bên, kề lên miệng thổi. âm thanh réo rắt, rơi vào miệng giếng, chạm đáy nước rồi vút lên ngọn cây, lan xa khắp núi rừng.

Thầy Motoki không hề dạy chàng kiếm thuật. Ông chỉ dạy chàng lặng ngắm cánh hạc bay ngang trong ráng chiều đỏ ối. O6ng dạy chàng nghe tiếng rì rào lau sậy. Từ ông, Shuwa biết thế nào là những con rắn thẳng đứng mình lên, uống sương đêm; những con trăn cuộn mình ngủ gục trên cành sau một bữa no nê; biết thế nào là cảnh hùng vĩ của những ngày băng giá, tuyết lở trắng cả một sườn núi tím thẫm.

Thầy Motoki còn dạy Shuwa chuyện trò hay lắng nghe vạn vật. Ông thì thầm với gió, ông rủ rỉ với hoạ” Shuwa con, người ta có thể làm một bài thơ đẹp từ những con chữ nhỏ bé mà cũng có thể khảm nó thành những lời nguyền.”

Vào những đêm trăng, ông cùng Shuwa múa điệu múa của muôn thú, lúc nhanh như sóc, lúc êm như báo, lúc lả lướt rập rờn như đàn chim về tổ, lúc hùng dũng đĩnh đạc như chúa sơn lâm. Những điệu múa biến ảo như tâm hồn.

*

Shuwa lững thững thả những bước vô định. Tiếng khèn lá đã tắt tự bao giờ sao vẫn còn âm vang phía trước, giữa những núi đồi trùng điệp đang vẫy gọi chàng.

Mùa xuân đến từ những ụn tuyết lan, đang chảy ra thành dòng men theo sườn đồi thoai thoải leo xuống. Shuwa thấy mình lạc vào giữa rừng hoa anh đào. Hàng vạn nụ hoa anh đào đang chúm chím mỉ cười. Gió thổi làm những cành anh đào khẳng khiu rung rinh, lay động.Shuwa hướngtầm mắt qua phía bên kia núi. Đỉnh núi bạc đầu, sừng sững, ngạo nghễ. Bất giác, chàng rùn ngưo=`i xuống tay nắm chặt đốc kiếm, hét thật to:

-Ki... ai... ai... ai... ai...

Tiếngthét tung ratừ lồng ngực vạn vỡ của Shuwa, cuộn bay trong gió, quất vào vách núi. Dội vang thũng lũng. Tiếng đáp trả là những âm thanh rền rĩ, đồng tâm, loang rộng, loang rộng.

Shuwa he;t lần nữa:

-Ki... ai... ai... ai...

Bỗng chàngthấy đất rùng mình dưới chân. Những nụ ha anh đào bừng tỉnh, thức giấc. Phút chốc, nở bung ra, xoè nhữg cánh hoa tươi thắm. Cả rừng chiều hừng lên, rồi đo/ rực trong nắng vàngsắp tắt.

Lần thứ ba, Shuwa hét:

-Ki... ai... ai...

Hoa rụng lả tả. Gió nâng nhẹ từng cánh anh đào lên, cuốn đi. Không gian bạt ngàn hoa baỵ Shuwa rút kiếm, chém dạt những bônghoa bay về phía chàng. ánh kiếm phủ kín người chàng loang loáng. Nhưng những cánh anh đào vẫn lừng lững vờn quanh. Hoa chạm vao tay chàng, hôn lên má chàng. Hoa rớt vào tay áo; hoa len vô lồng ngực; hoa cài trên búi tóc chàng. Hoa bay.

Shuwa cứ đuổi dần, đuổi dần theo ánh tà đang xuống. Tay chàng vẫn múa liên hồi giữa ngàn hoa chao lượn. Chợt Shuwa khuỵu xuống. Chàng chống kiếm để tựa, gượng đứng lên, rồi lại khuỵu xuống. Thở dốc, Shuwa quỳ khép hai đầu gối sát vào nhau, từ từ ngồi lên bọng chân. Bóng chàng đổ nghiêng theo vệt nắng nhạt nhòa, gẫy khúc.

Bất động và uy nghiêm, Shuwa thản nhìn vầng mây tím bay ngang qua sau núi, dần khuất lấp mảnh lửa tròn hừng hực nơi cuối chân trời. Chàng rút cây chủy thủ bên hông. ánh thép sáng ngời. Hai tay chàng duỗi thẳng , nắm chặt chuôi dao. Đâm phập vào bụng. Shuwa kéo lên. Shuwa kéo xuống. Máu trào lênh láng. Dòng máu nóng hổi thấm vào tuyết lạnh, làm chúng tan ra, hòa lẫn vào nhau, uốn quanh co qua những gốc cây. Có một cánh anh đào rơi xuống, đáp nhẹ trên suối máu, ngập ngừng, rồi lững lờ trôi theo dòng chảy.

Đôi mắt chàng mở to, lung linh, tựa ngắm những vì sao đang mọc phía trời xa.

(trích Những Huyền Thoại Sống)

chú thích:

sakura: cây anh đào

suzume: một loài chim nhỏ phổ biến ở Nhật

shinai: kiến trúc

Hết