Chương 1

Tàu X110 cập bến. Cảng Vũng Tàu phút chốc bỗng nhộn nhịp hẳn lên. Kẻ tới người lui, kẻ qua người lại. Tiếng cười vui hớn hở của những người thuỷ thủ bấy lâu xa bến. Tiếng í ới của người phu khuân vác gọi nhau. Tiếng ì ầm gầm rú bởi những "chú" cần cẩu khổng lồ chuyển hàng liên tục, liên tục...

Giữa những âm thanh ồn ào ấy, thuyền trưởng Phạm Khánh Quân vẫn đứng lặng thinh, nhưng trên gương mặt anh lộ vẻ nôn nóng không giấu được và đôi mắt sáng như sao của anh đang chiếu đăm đăm vào kiện hàng cuối cùng vừa được bốc lên khỏi tàu. Bỗng đột ngột đôi mắt ấy chuyển sang chiếc đồng hồ dạ quan trên tay, rồi anh nhìn xoáy vào đó. Cây kim ngắn chỉ con số bảy làm anh thất vọng không ít. Anh làu bàu:

-Hừ! Khẩn trương thế mà chẳng sớm thêm được chút nào hết. Chán thật!

Chợt có tiếng của thuỷ thủ Phúc gọi lớn từ phía cuối boong tàu:

-Thuyền trưởng ới ời! Ở lại chơi với tụi em một đêm đi, thủ trưởng ạ.

Bắt tay làm loa, Kháng Quân hét trả:

-Không được đâu... Anh đã lỡ hẹn rồi, khi khác nhé!

Thủy thủ Lâm càu nhàu:

-Thủ trưởng lúc nào cũng thế. Khi khác, khi khác mãi. Yêu chi mà cực khổ quá vậy không biết? Mưa gió sớm tối gì cũng phải về cho bằng được.

Thuyền phó Lê Huy xen vào, giọng dấm dẳng: (jppt99 không hiểu nghĩa của hai chữ này)

-Trời tối mịt, cứ xù đẹp một chuyến xem có chết ai không?

Ngẩng mặt nhìn trời, Khánh Quân nhún vai cười trừ:

-Nói thế là các cậu không biết yêu rồi. Ông bà ta xưa thường bảo: "Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu đèo cũng leo kia mà" - Anh xua tay - Thôi, không đôi co với các cậu nữa, muộn mất rồi. Tôi phải đi đây. Chúc các cậu một đêm Giáng Sinh đầy đủ ý nghĩa nhất.

Dứt lời, Khánh Quân nhanh chóng rời khỏi cầu tàu đi về phía nhà nghỉ. Và chỉ một thoáng sau, anh lại đường hoàng ngồi bên vô-lăng của chiếc Toyota màu đen bạc lao đi vun vút.

Xe lao nhanh với vận tốc khá lớn. Từng hàng cây, từng mái nhà lùi dần về phía sau hun hút trong màn đêm mướt lạnh. Cái lạnh tái tê mà miền Nam ta thường chỉ có vào mùa Noel. Cái lạnh mà Ái Lan - người yêu của Quân rất thích và cô luôn ca tụng nó hết lời:

-Lạnh nhưng vô cùng ấm cúng, Khánh Quân ạ. Các cô gái Sài Gòn chỉ chờ có thế. Co ro trong những chiếc áo dài tha thướt, những chiếc áo len đủ màu, mái tóc mượt lưng thon, môi hồng má đỏ, tay trong tay cùng người yêu chầm chậm len theo các ngả đường. Vẳng đâu đây tiếng chuông ngân nhà thờ, mùi gỗ cháy thơm nồng. Không khí đêm đông, ánh lửa bập bùng nhảy múa trên những dây trang kim và trên những cành thông bóng loáng, thật tuyệt diệu, Quân nhỉ?

-Nghe em nói mà anh phát thèm đấy Ái Lan - Khánh Quân nheo mắt.

Nhẹ nhàng anh bế bổng Ái Lan trên tay, Khánh Quân thì thầm:

-Thèm một to phở Bắc béo ngậy và thèm... thèm... em.

Ái Lan lắc đầu nguầy nguậy:

-Vô duyên! Thật là vô duyên. Người ta đang nói chuyện nghiêm chỉnh.

Xoay một vòng, Khánh Quân đặt nhẹ Ái Lan xuống chiếc giường đôi rộng thênh thang, tay anh không ngừng vuốt ve:

-Thì anh cũng đang yêu em rất nghiêm chỉnh đây nè.

Cả người Kháng Quân bỗng nóng ran lên khi anh nhớ đến thân thể nuột nà của người yêu. Không kềm được, bất giác anh nhấn gạ Chẳng mây chốc, xe về đến ngã ba Vũng Tàu. Kháng Quân nhìn lại đồng hồ: Mười giờ bốn lăm. Vậy là hôm nay khỏi phải nghe Ái Lan càu nhàu càu nhàu nữa rồi.

Bỗng Khánh Quân cho tay vào túi áo khoác, sờ nhẹ vỏ bọc của chiếc hộp nhung đen mịn màng, trong đó có chiếc nhẫn ngọc nạm kim cương vô giá. Món quà tặng thật đắt tiền mà Khánh Quân đã cất công tìm được ở một cảng xa xôi, để dành tặng cho Ái Lan làm vật đính hôn. Quân vô cùng hài lòng, anh tủm tỉm cười một mình. Chắc chắn Ái Lan sẽ ôm chầm lấy Quân hôn lấy hôn để, và Quân thừa dịp này tha hồ mà vòi vỉnh.

Nụ cười tắt trên môi khi Khanh Quân phát hiện ra trước mắt anh, năm ngọn đèn pha sáng choang của loại xe có phân khói lớn đang dàn ngang đường, ngược chiều với xe anh và phóng nhanh gần như bất chấp mọi cản trở dù nguy hiểm.

Khánh Quân nhăn mặt rủa:

-Lại gặp phải bọn choai choai đem mạng sống ra đùa tốc độ nữa rồi. Nhịn chúng lần này đi. Dây vào chỉ phí thời gian vàng ngọc của ta và Ái Lan mà thôi.

Anh xuýt xoa:

-Mỗi một phút là một nụ hôn ngọt lịm cả người đấy, Khánh Quân à.

Nghĩ thế nên Khánh Quân vọi vàng giảm ga và bẻ ngoặt tay lái cho xe nép vào sát lề bên phải. Bốn ánh đèn tỏ ra biết điều nên chuyển từ hàng ngang sang hàng dọc, nhưng riêng chiếc đi đầu vẫn tiếp tục quét thẳng ánh sáng vào mặt Khánh Quân làm mắt anh chói lòa.

-Khùng rồi hả?

Vừa hét, Khánh Quân mím môi đạp chân thắng thật mạnh. Bánh xe chà nghiến mặt đường nghe rin rít đến rợn người.

"Rầm"

Thân xe rung lên dữ dội rồi dừng hẳn. Trong một thoáng, tim Khánh Quân như bị ai bóp chặt, nghẹn thở. Sau những cái lắc đầu mong xua đi nỗi kinh hoàng, Khánh Quân tông cửa xe nhảy xuống. Và Khánh Quân đã nhận ra một bóng người nằm sóng soài ngay đầu xe anh bất động.

"Trời hỡi! Sao chỉ là con gái không vậy?"

-Ông ơi! Ông nhanh chóng cứu bạn tôi đi. Máu nó ra nhiều lắm. Nó sẽ chết mất!

Cô gái ngồi cạnh đấy níu chặt tay Quân mếu máo. Cô gái đứng phía sau thì nhảy dựng lên tru tréo:

-Ông đụng chết bạn tôi rồi. Tôi sẽ không tha cho ông đâu.

Một cô vừa khóc vừa thét:

-Tại sao ông chẳng chịu tránh Tưởng Quỳnh chứ? Ông có biết lái xe không? Bộ ỷ mình có "xế hộp" rồi mặc sức tông ai thì tông hả?

Khánh Quân thoáng khựng lại. "Rõ là tai bay họa gởi, nhưng cứu người trước đã".

Cắn môi thật chặt để tự trấn tĩnh mình, Khánh Quân vung tay gạt tất cả bọn họ, rồi xốc gọn nạn nhân lên, miệng anh quát lớn:

-Làm ơn im đi hết đi có được không? Chỉ giỏi trò la hét, khóc lóc. Nghe tôi bảo nè, tôi sẽ mang cô ấy vào bệnh viện trước để cấp cứu. Phần các cô lấy xe bám theo tôi ngay, rõ chưa?

Các cô gái còn đang ngơ người ra, chưa kịp trả lời thi Khánh Quân đã nhanh nhẹn lên xe và nổ máy.

Vì là đêm Giáng sinh nên mặc dù đã khá khuya, đường phố vẫn đông nghẹt người và xe, nhất là các ngã đổ về hướng nhà thờ Đức Bà, bến Bạch Đằng và chợ Bến Thành...

Khánh Quân lắc đầu rên lên:

-Kiểu này thì biết đến bao giờ mới đến được bệnh viện đây chứ? Không khéo cô ta chết mất thôi.

Nhấn kèn inh ỏi, Khánh Quân cho xe nhích dần, nhích dần... Thế mà cũng chẳng tiến được bao nhiêu mét đường cả. Mệt rã rời, lại thêm tiếng rên rĩ mệt nhọc của cô gái làm cho Khánh Quân mướt mồ hôi trán. Cuối cùng anh quyết định:

-Chỉ còn cách đưa cô ấy vào bệnh viện Chợ Rẫy.

Nghĩ đến thế nên Khánh Quân quay ngoắt xe trở ra đường Nguyễn Thị Minh Khai và chạy thẳng một mạch.

Bế được cô gái vào đến phòng cấp cứu làm thủ tục nhập viện xong, Khánh Quân gần như đứng không nổi nữa, đôi đầu gối anh muốn khuỵu xuống nền gạch. Anh cố lê chân ra ngoài tìm một băng ghế trống, gieo mình đánh phịch, nhắm chặt hai mắt lại, miệng há lớn thở dốc. Có lẽ mệt mỏi lại căng thẳng trí não nên chưa tàn điếu thuốc, Khánh Quân đã chìm vội vào giấc ngủ say sưa. Mãi đến khi có tiếng gọi giật bện tai:

-Ông ơi! Ông à! Dậy đi nào, dậy đi!

Mắt nhắm mắt mở, Khánh Quân nạt ngang:

-Cái gì nữa đây? Tránh ra cho tôi ngủ một chút có được không? Sao bất lịch sự làm phiền tôi mãi vậy?

Người gọi vẫn kiên nhẫn:

-Ông cố ngồi dậy mở mắt ra nghe tôi hỏi nè. Phải ông là thân nhân của cô gái vừa đưa vào cấp cứu vì bị đụng xe không?

-Xe đụng à? -Cơn buồn ngủ chợt bay biến, Khánh Quân ngồi dậy như chiếc lò xo cực nhạy - Ơ... đúng đấy. Cô ấy thế nào rồi?

Cô y tá nhăn mày:

-Ông hay thật đấy! Người thân mình đang cấp cứu chẳng biết chết sống ra sao, mà sao lại có thể ngủ vùi như vậy được.

Khánh Quân đỏ mặt chống chế:

-Tại tôi mệt kinh khủng. Cô y tá thông cảm cho! Còn cô gái kia thế nào rồi hả cổ -Khánh Quân lặp lại câu hỏi?

Cô y tá lắc đầu:

-Cô ta vẫn còn bất tỉnh. Bác sĩ đang xem xét, nên tôi chưa rõ lắm.

Trao Khánh Quân mảnh giấy chi chí chữ, cô nói tiếp:

-Ông hãy cầm toa thuốc này ra quầy phía trước mua đầy đủ những thứ ghi trong đó và mang nhanh vào phòng cho chúng tôi ngay, không được chậm trễ đấy.

Khánh Quân gật lia:

-Vâng, vâng. Tôi sẽ đi ngay.

Cuối cùng thì cô gái cũng đã được băng bó xong. Cô y tá lúc nãy trở ra báo vói Quân:

-Tám mũi kim cho vết đứt ở trán. May mắn là chưa bị bể xương, và cánh tay trái gãy phần dưới khuỷu phải bó bột.

Khánh Quân lo lắng:

-Sức khỏe cô ấy có gì đang ngại không?

-Hiện giờ thì không sao, chỉ sợ biến chứng, nên bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải nằm lại để tiện việc theo dõi, điều trị.

Tựa lưng vào chấn song cửa sổ, Khánh Quân thở ra nhẹ nhõm:

-Ôi chao! Vậy là thoát nạn.

Mãi đến lúc này, Khánh Quân mới sực nhớ mục đích về Sài Gòn này của mình. Sững người ra, anh kêu lên:

-Thôi chết rồi! Đã trễ hơn hai giờ đồng hồ rồi. Làm sao đây?

Khánh Quân nhớ như in ngày ra khơi, Ái Lan cứ nhắc đi nhắc lại:

-Bất kỳ trường hợp nào xảy ra, anh cũng phải có mặt ở nhà em trước mười hai giờ nha - Cô gằn giọng - Mười hai giờ đêm hai mươi bốn đấy. Ba mẹ muốn biết qua chàng rể qúy. Tuy yêu chiều con giá rất mực, nhưng ông bà rất khó tính và cố chấp, anh tránh đừng để họ phật ý trong lần gặp gở đầu tiên.

Ái Lan cong môi:

-Trừ khi anh không thích lấy em làm vợ.

Véo nhẹ chóp mũi Ái Lan, Khánh Quân cười mơn trớn:

-Em xinh đẹp và dễ thương ngần này, chỉ có kẻ ngu ngốc mới từ chối làm chồng em thôi, em yêu ạ. Mà anh thì thông minh có thừa.

Đẩy nhẹ Khánh Quân ra, Ái Lan bĩu môi dài giọng:

-Nói cho dữ lên rồi sai hẹn vẫn là sai hẹn muôn thưở. Khánh Quân mà phải biết, xếp hàng "cao thủ" môi mép.

Khánh Quân nhường mày, giọng tỉnh bơ:

- Được em mê cũng nhờ tài ấy đó, Ái Lan ạ.

Ái Lan trợn mắt giãy nảy:

-Em mà mê anh hả? Còn khuya bạn ơi! Là do người ta tội nghiệp thôi. Xí! Hổng biết ai trồng cây si đứng, cây si ngồi suốt ngày, suốt đêm chẳng xấu hổ lại còn khoe khoang.

Khánh Quân cười vang:

-Làm lẫn một cách tai hại rồi em yêu. Không phải anh là nhân viên của đội trồng cây đâu. Anh đi "tuần tra" theo lệnh của tổ đân phòng chứ bộ.

Ái Lan đỏ mặt:

-Xạo! Anh xạo nhất Giao Chỉ.

Ôm chặt Ái Lan vào lòng, Khánh Quân nói tiếp:

-Nhưng mà này, lần cuối anh bảo đảm nghiêm chỉnh. Không xạo, không nói dối, không hứa cuội, anh sẽ về đúng ngày, đúng giờ, đúng địa điểm và diện đúng theo yêu cầu của em, được chưa?

Ái Lan nguýt dài, cô dấm dẳng:

-Tin lời đàn ông như nắm đuôi con lươn, đừng hòng dụ em.

Khánh Quân miết nhẹ môi Ái Lan, đùa:

-Tiếc rằng anh không có đuôi như chàng khỉ trong sở thú, nên em cứ chộp ngay bụng và lưng, rồi tha hồ xát tro và giấm vào, phải không?

Ái Lan giận dỗi:

-Làm như em dữ dằn, nanh nọc lắm vậy?

Khánh Quân rụt cổ, le lưỡi:

-Không nhiều lắm đâu. Đủ để anh "nể nang" thôi.

Ái Lan vùng vằng:

-Chê người ta thế, thì chia tay đi.

Nụ cười tắt nhanh, Khánh Quân sầm mặt:

-Mỗi chút mỗi đòi chia taỵ Anh cấm em đấy!

Ái Lan ngoan cố:

-Em cũng nói thật đấy. Nếu lần này anh trể hẹn nữa, em sẽ không bảo đảm tình cảm của em và anh trước ba mẹ đâu nhé.

Thừa biết từ lâu, ba mẹ Ái Lan đã chọn cho mình một chú rể giàu sang, có địa vị gia thế vững vàng trong xã hội, nhưng vì thương con gái, nên ông bà đành bấm bụng ép lòng để Khánh Quân diện kiến. Vì thế, khi nghe câu nói hàm ý "đe dọa" của Ái Lan, Khánh Quân thoáng phiền lòng. Tự ái của người con trai đã xui anh đừng nên quỵ lụy cô nữa, nhưng biết làm sao được khi anh trót quen hơi bén tiếng mất rồi.

- Được anh sẽ không để em thất vọng - Khánh Quân cao giọng.

Thế mà giờ đây, Quân bị kẹt dí ở đây. Giải thích sao với Ái Lan và ba mẹ cô ấy đây?

-Không được. Dù muộn cũng phải đến. Có mặt vẫn còn hơn không. Nhưng còn cô gái kia?

Vừa đứng phắt dậy, Khánh Quân đã vội ngồi xuống, mặt nhăn nhó:

-Lỡ cô ta có bề gì... - Mắt nhìn ra cổng bệnh viện, trán Khánh Quân nhăn tít - Bọn họ biến đâu mất hết rồi chứ? Hay là định phó của nợ cho mình? Bạn bè chi lạ! Tính sao đây?

Thấp thoáng bên ngoài bóng áo trắng cô y tá lúc nãy, Khánh Quân sáng mắt:

-Cứ nhờ cô ta trông nom hộ, rồi gởi tiền bồi dưỡng riêng sẽ ổn thôi.

Khánh Quân lại bật dậy, anh chưa kịp thực hiện ý định của mình thì từ phía dưới cầu thang, tiếng gót giày khua lộp cộp và bốn "tiểu nha đầu" lao bắn vào như tên bắn.

Vừa thấy Quân, họ nhào tới, hổn hển:

-Này , ông kia! Tưởng Quỳnh đâu? Tại sao ông lại đứng thong dong ở đây? Tưởng Quỳnh ra sao rồi?

Lòng đáng rối rắm, lại thêm phải nghe những câu hỏi chói tai, Khánh đổ quạu:

-Không đứng đây vậy theo các cô tôi nên đứng đâu? Nơi này là bệnh viện, lịch sự một chút đi có được không? Con gái gì mà chẳng ra con gái tí nào.

Bị Khánh Quân mắng té tát, nhưng... đúng, nên bọn con gái chỉ còn biết ngớ người, tay bịt miệng im thin thít.

Dường như chưa vơi cơn tức bực, Khánh Quân tiếp tục cáu gắt:

-Mấy giờ qua các cô đi đâu mà mãi hơn bốn tiếng đồng hồ mới chịu vác xác đến? Tội thân tôi lo đứng lo ngồi.

-Ê! Mắng đúng, chúng tôi sẵn sàng tiếp thụ Còn nói bậy, coi chừng chúng tôi đấy - Cô gái có gương mặt ngổ ngáo nhất lên tiếng.

Cô áo sọc từ phía sau nhồm tới:

-Muốn trách người thì nên xem lại mình trước đã. Định đưa Tưởng Quỳnh đến bệnh viện nào, ít ra cũng phải cho chúng tôi biết với chứ. Có đau nháo nhào nhảy bổ lên xe, rồ ga phóng vút, hại tụi này đêm hôm khuya khoắt kéo nhau lục sùng khắp nơi, thặm chí bãi bùn, đống rác cũng không dám bỏ quạ Mệt bở hơi tai mà khi gặp còn nghe mắng té tát vào mặt, ức không?

Đến lượt Khánh Quân chưng hửng:

-Ủa! Vậy sao? - Anh gãi đầu tặc lưỡi - Bởi gắp quá, cho nên tôi quên. Còn các cô sao chẳng chịu hỏi?

Một cô sừng sộ:

-Hỏi kịp với ông hả? Vừa mở miệng ra, ông đã "bấm nút" biến rồi.

Khánh Quân cố vớt vát:

-Các cô cũng có thể theo sau mà.

-Theo sau cái... con khỉ. Chẳng lẽ bốn người chạy được năm chiếc xe à?

-Thôi đủ rồi, đủ rồi. - Cô bé tóc dài xen vào - Vào đây tìm Tưởng Quỳnh hay vào để cự cãi, hả? - Quay sang Khánh Quân, cô cao giọng - Này! Tưởng Quỳnh đâu?

Khánh Quân thở khì, anh chỉ tay vào phòng:

-Cô ấy đang nằm trong kia.

-Có nặng lắm không?

-Không. - Khánh Quân xẵng giọng đáp -Cô ấy đã đỡ rồi, nhưng cần phải hồi sức -Xua tay, anh đứng lên -Giờ các cô thay tôi chăm sóc cho cô ấy nhé.

Đang dúi đầu vào phòng kính, nghe Khánh Quân nói, cô gái tóc tém quay phắt lại:

-Ông đi đâu?

Khánh Quân cố nén tiếng thở dài:

-Tôi phải về nhà tắm rửa, thay quần áo và giải quyết một số vấn đề cần thiết.

-Không được -Cô gái cắt ngang lời Khánh Quân -Chúng tôi không đồng ý cho ông rời khỏi nơi đây.

Khánh Quân cau có:

-Vậy là sao?

-Chẳng sao hết. Chỉ yêu cầu ông ở lại.

- Đỡ đần các cô chăm sóc cô ta à?

Khánh Quân bực dọc:

-Bốn người lo cho một người không xong ư?

-Tụi này khác, ông khác. Ông đã gây ra tai nạn chết người, ông phải chịu trách nhiệm.

-Ơ!- Khánh Quân há hốc -Các cô có nhầm không đấy? Cô nào cũng có mặt ở hiện trường hết, sao lại đổ lỗi cho tôi?

Bị vặn hỏi, các cô gái lúng túng, nhưng vẫn cố cãi bướng:

-Chuyện ấy không cần thiết, chỉ mong ông biết cho, xe lớn với xe nhỏ tông nhau, xe lớn có lỗi. Nếu ông ngoan cố bỏ đi, tụi này sẽ nhờ đến công an xử lý.

Nuốt nước bọt, Khánh Quân gằn giọng:

-Tôi vô tội thì việc gì phải sợ?

Cô bé tóc tém cười nhạt:

-Bằng chứng đâu? Phải có bằng chứng cụ thể, đúng không nào? -Cô bĩu môi - Đừng thấy tụi tôi hiền mà hòng bắt nạt nhé.

Suýt tí nữa thì Khánh Quân đã kêu lên: "Các cô là bầy sư tử cái thì có", nhưng cố nén, anh nghiến răng hậm hực:

-Muốn gì thì nói phứt ra đi. Chứ tôi hết chịu nổi cái kiểu ăn nói ngang bướng của các cô rồi đó.

-Từ từ nào, trước sau gì cũng biết. Giờ tôi cần vào với Tưởng Quỳnh chút đã.

Cô gái tên Xuân Phương lạnh lùng:

-Bác sĩ chưa cho vào, ta và Kim Mai năn nỉ khô môi, nhưng họ cương quyết không cho vô.

Những ánh mắt sụp xuống vẻ thất vọng chẳng giấu được:

-Vậy thì chẳng lẽ ngồi đây mà chờ à?

-Phải chịu thôi, -Cô gái đáp xuôi xị.

Thế là dù muốn dù không, Khánh Quân cũng phải ở lại bệnh viện với sự kiểm tra chặt chẽ của các cô gái.

Tháng ngày lên đênh trên sóng biển đã quen thì vấn đề quần áo dơ bẩn, tóc tai bù xù đối với Khánh Quân thật ra là chuyện thường ngày ở huyện thôi. Điều khiến anh bứt rứt đứng ngồi không yên là làm sao giải thích với Ái Lan và ba mẹ của cô ấy hiểu được mà thông cảm, xí xóa cho việc vắng mặt của anh tối qua?

Càng nghĩ, càng lo lắng, càng tức tối. Rõ xui xẽo gì đâu. Bao nhiêu xe chạy trên đường chứ riêng chi anh, sao họ chẳng va vào, lại nhắm đúng anh vậy chứ?

Khánh Quân hậm hực nhủ thầm:

- Được, các cô cương quyết giữ tôi lại phải không? Tôi sẽ khiến cho các cô chẳng yên phút nào hết.

Nghĩ thế nên Khánh Quân lò dò đi về phía cửa. Xuân Phương lẹ miệng:

-Ê! Đi đâu đó?

Khánh Quân hiền lành:

-Tôi đói kinh khủng, đói muốn lả người luôn. Từ hôm qua đến giờ chưa có một hột cơm gì trong bụng hết.

-Nè, Kim Mai! -Xuân Phương hất mặt -Theo hắn!

Một lát sau, Khánh Quân nhỏ nhẹ:

-Tôi khát ghê.

Xuân Phương cau mặt lạnh lùng:

-Ngồi đó đi! Thanh Thư sẽ đi mua nước cho ông.

Chưa đầy mười phút, Khánh Quân kêu lên:

-Chẳng còn điếu thuốc nào cả.

Xuân Phương nhìn Khánh Quân vẻ tức tối:

-Trời ơi! Sao ông rắc rối vậy hả?

Khánh Quân phân bua:

-Cô thông cảm chọ Bỏ người yêu được chứ bỏ thuốc... chịu thôi, tôi chẳng nổi.

Mặt Xuân Phương thoáng cau lại:

-Thôi được. Tôi sẽ nhờ Ngân Linh.

Hình như các cô gái đều lờ mờ hiểu ra là Khánh Quân đang "trả đũa" việc giữ anh lại, nhưng đành ngậm bồ hòn làm thinh.

Hút tàn một điếu thuốc, Khánh Quân nói lớn:

-Tôi cần đi toa-lét.

Bốn cặp mắt trợn trừng, Xuân Phương phùng má lấp bấp:

-Này, này... đủ rồi nha! Đừng có lắm chuyện như thế nha.

Khánh Quân nhíu mày tinh quái:

-Gì mà khẩn trương vậy chứ? Tôi chỉ muốn rửa mặt cho tỉnh táo một chút thôi. Thức suốt đêm qua, giờ buồn ngủ ghê.

Xuân Phương rít nhỏ:

-Tưởng Quỳnh chưa tỉnh là ông không được phép rời khỏi đây. Nếu biết điều thì ông không nên giở trò nữa.

Trêu chọc, phá phách mãi đâm chán, Khánh Quân quay sang ngắm các cô gái cho đỡ buồn, đỡ nhớ Ái Lan. Dù mới "sống chung" mấy giờ đồng hồ, nhưng Khánh Quân đã biết tên tất cả. Mắt anh di chuyển thật chậm... thật chậm...

Trước nhất là cô bé Xuân Phương, Khánh Quân gật gù:

-Gương mặt tuy ngổ ngáo, nhưng lại khá xinh, chỉ tiếc là cách nói năng bốp chát quá -Khánh Quân thở ra- Vớ phải cô bạn trái tính trái nết thế này, sớm muộn gì cũng bị chết yểu vì mang bệnh tức mất. Còn cô bé Ngân Linh... -Khánh Quân lại lắc đầu -Mặt trái xoan, mắt phượng buồn, tội rằng cô ta "mát sữa" phát khiếp. Cưới cô chắc phải đón dâu bằng một cổ xe bò hoặc máy cày thôi. Thanh Thư thì hiền, cười nhiều hơn nói. Tạm được. Riêng Kim Mai, dáng thanh mảnh, chân dài, má lúm đồng tiền rất có duyên, tội một nỗi cô quá "nghèo", nên mặc quần áo thiếu trước hụt sau. Ăn vận kiểu này chẳng dể gì lọt vào mắt xanh của các bà già chồng khó tính thời naỵ Cuối cùng, tia nhìn của Khánh Quân dừng hẳn lại ở Tưởng Quỳnh.

-Ôi chao! -Khánh Quân xuýt xoa- Sao cô bé này đẹp lạ lùng thế? Bờ mi mệt mỏi rợp dầy cong vút, triền mũi hốc hác thanh tú và vành môi khô rợp kia, vừa mang nét dỗi hờn nũng nịu, vừa bướng bỉnh trẻ con.

Khánh Quân lặng đi, trân trối. Hình như có vật gì đâm nhói tim anh.

-"Thế là sao chứ?"- Khánh Quân hốt hoảng tự hỏi - "Khánh Quân! Mày đừng quên là Ái Lan và mày sắp cưới nhau rồi đó".

Thấy Khánh Quân nhìn Tưởng Quỳnh đến ngẩn ngơ, Xuân Phương hét lên:

-Ông bạn! Nhìn gì mà như muốn ăn tươi nuốt sống người ta vậy?

Tiếng Xuân Phương vang vang làm Khánh Quân sực tỉnh. Nở nụ cười gượng gạo, anh lúng túng:

-Ồ! Đâu có, đâu có. Tôi chỉ định nhìn xem cô ấy tỉnh chưa thôi.

Xuân Phương quắc mắt:

-Còn chối nữa! -Cô hằn học -Hừ! Chẳng tên đàn ông nào mà gặp nhỏ Quỳnh lại thiếu ánh mắt hệt như vừa rồi của ông.

Dù rằng Xuân Phương đã nói không sai và Khánh Quân đang xấu hổ đến đỏ cả mặt, anh vẫn chối phăng đi:

-Cô bảo tôi có ý không tốt với cô ta à? -Khánh Quân cự nự -Trời hỡi, cô bé ơi! Nơi này là bệnh viện chứ nào phải là vũ trường hay tụ điểm ăn chơi gì đâu, mà tôi lại làm như vậy hả? - Đứng lên, anh tiếp lời -Tôi về, ở đây thêm nữa, không khéo các cô cũng bị tôi "dòm ngó" đấy.

Kim Mai lườm dài:

- Được, cứ xem như Xuân Phương đổ oan cho ông, nhưng ông đừng vịn vào cớ ấy để trốn chạy.

Mãi đôi co nên chẳng ai phát hiện ra Tưởng Quỳnh đã tỉnh dậy tự lúc nào.

-Các người ít nói đi một chút có được không?

"Chiến tranh vùng Vịnh" chấm dứt thật nhanh, những gương mặt hiếu chiến biến mất. Khánh Quân là người kêu lên trước tiên:

-Cô bé khỏe rồi hả?

Bọn con gái nhào đến vây quanh Tưởng Quỳnh. Mi mắt ai nấy đều rân rấn và những câu hỏi ngớ ngẩn biểu lộ sự lo âu vô cùng:

-Tưởng Quỳnh! Nhỏ không sao chứ?

-Nhỏ sống thật sự rồi, phải không Tưởng Quỳnh?

- Đau lắm không Quỳnh?

-...

Tưởng Quỳnh nở nụ cười méo xệch:

- Điên khùng! Tại sao lại chẳng sống? Tai nạn nhỏ xíu này thì nhằm nhò gì chứ. Đùa cho vui thôi.

- Đùa! -Khánh Quân nóng mặt, lại thêm một con bé ăn nói vô duyên. Anh bực dọc -Chuyện chết sống mà bảo rằng đùa à? Tôi xin cô! Mai mốt đừng đùa giỡn kiểu đáng ghét này nữa, nhất là lúc đang "xỉn", hãy về nhà mà ngủ, chạy lung tung ngoài đường vừa hịa mình, vừa hại thêm cả người khác. May mắn cho cô là tôi đã dừng xe kịp thời. Nếu không thì chẳng biết giờ phút này, cô đang ở thiên đàng hay ở địa ngục nữa.

-Á! -Kim Mai sừng sộ -Sao độc mồm độc miệng thế?

Tưởng Quỳnh nhướng mắt một cách nặng nề:

-Hắn ở đâu ra thế?

Thanh Thư ghé tai Tưởng Quỳnh thì thào:

-Nạn nhân trò đùa của nhỏ đó.

Cụp mi xuống, Tưởng Quỳnh lạnh lùng:

-Bảo hắn về đi, đừng làm phiền ta nữa.

-Nhưng hắn về rồi, tiền viện phí, tiền thuốc men, ai thanh toán? Cả bốn đứa ta chẳng còn lấy một xu dính túi. -Thanh Thư tròn mắt.

Sau giây phút suy nghĩ, Tưởng Quỳnh nhỏ giọng:

-Nhờ nhỏ Xuân Phương mang chiếc vòng này ra tiệm Ngọc Lan cầm giùm ta đi.

Ngân Linh kêu lên:

- Đó là vật kỷ niệm của mẹ Quỳnh mà.

Tưởng Quỳnh cười buồn.

-Không còn cách nào khác hơn đâu. Chừng lành bệnh thì ta sẽ chuộc lại, lo gì.

Kim Mai cua mặt:

-Vậy tại sao không bắt hắn trả? Trông sáng láng bảnh bao, đi "xế hộp" mới toanh thì một vài triệu chẳng nhằm nhò gì đâu.

Xua nhẹ cánh tay còn lại, Tưởng Quỳnh mệt mỏi:

-Hắn hại ta nằm bệnh viện, ta ghét, ta không thích thấy mặt hắn.

Khánh Quân mở to mắt: "Trời đất! Cô ta đang nói gì thế hả?"

-Này cô! -Khánh Quân nhíu mày xẵng giọng -Nói chẳng ra hơi mà sao vẫn còn chua ngoa phát khiếp vậy? Đúng là "cứu vật, vật trả ân; cứu nhân, nhân trả oán". Biết cô bạc bẽo như vậy, tôi đâu phía cực khổ mang cô vào đây.

Tưởng Quỳnh thản nhiên:

-Giờ biết cũng chưa muộn mà.

-"Lạy chúa! Suốt quãng đời còn lại đừng bao giờ để con phải gặp lại con người này nữa". Khánh Quân nhủ thầm.

Sấn đến gần Tưởng Quỳnh, Khánh Quân cười nhạt:

-Thôi được. Xem như chuyện xảy ra là vận rủi của cộ Cô muốn gì, nói gì thì tùy, miễn sao các cô đừng quấy rầy tôi thêm nữa là tốt lắm rồi.

Khánh Quân vừa đi khỏi, Xuân Phương đã giẫy nẫy lên:

-Bỗng dưng sao nhỏ tốt bụng đột xuất vậy? Hừ! Thấy hắn ta mang bộ mặt nhâng nhâng ra về mà phát ghét.

Tưởng Quỳnh lắc đầu mệt mỏi:

-Mặc hắn! Hắn không có lỗi mà.

Xuân Phương nhún vai:

-Không có thì làm cho có, có ít làm cho có nhiều. Khó khăn chi chuyện ấy. Ơ! Hay là... -Xuân Phương chơm chớp đôi mắt -Hay là nhỏ đã "kết mô- đen" hắn ta rồi, hả?

Vờ như không thấy cái chớp mắt lém lỉnh của Xuân Phương, Tưởng Quỳnh gượng gạo:

-Ta đang rầu muốn chết, lòng dạ nào mà nghĩ đến chuyện vớ vẫn ấy chớ.

-Nhỏ rầu gì? -Xuân Phương nhíu mày.

Tưởng Quỳnh ngao ngán thở ra:

-Tay chân, mặt mũi thế này thì làm sao đến trường?

Xuân Phương nhướng mày:

-Thì cứ nghỉ vài hôm, tụi ta chép bài hộ chọ À này! Khi nãy tên Quân nói nhỏ xỉn, đúng không?

Nuốt nghẹn vào lòng, Tưởng Quỳnh đáp:

- Đúng.

-Lại có chuyện nữa hả?

Tưởng Quỳnh héo hắt:

-Hôm ấy vì giận ông già, ta liều mạng ghé vào quán gần nhà, làm một mạch hai lon Heineken, không ngờ xỉn thật.

-Hèn gì... tối đó thấy mắt nhỏ là lạ, ngỡ nhỏ ấy náy vì trễ hẹn để bạn bè phải chờ, nào ngờ... Nếu biết nhỏ có điều không ổn, ta đã đề nghị huỷ bỏ cuộc chơi. Nhỏ biết không? Khi thấy nhỏ nằm lịm dưới mặt đường, máu tuôn xối xả, ta muốn đứng tim luôn.

Vừa lúc ấy, bác sĩ Trí vào tới, ông vui vẻ:

-Khỏe rồi, hả cô bé?

Ngân Linh nhanh nhảu đáp hộ bạn:

-Khỏe như voi nữa là khác, bác sĩ ạ. Gái mười bảy bẻ gẩy sừng trâu mà.

Bác sĩ Trí cười xòa:

-Nếu cô bé chịu khó mang băng bột một tháng thì sẽ không sao cả.

Tưởng Quỳnh ngập ngừng:

-Bác sĩ nè! Em muốn xuất viện, bác sĩ ạ.

-Xuất viện ư? -Vị bác sĩ khẽ chau mày -Bao giờ?

-Ngay hôm naỵ -Tưởng Quỳnh đáp bằng giọng thản nhiên.

-Gấp thế à? -Bác sĩ trợn mắt kêu lên -Vết thương ở đầu cô không nên xem thường. Vả lại, chú cô có lời dặn dò là hãy chăm sóc cho cô thật chu đáo giùm.

-Chú tôi ư? -Tưởng Quỳnh bật kêu lên nho nhỏ -Là ai thế?

Đến lượt bác sĩ Trí tròn mắt: "Chẳng lẽ não của cô ta có vấn đề?"

-Cô thật không nhớ gì hết à? Ngay cả người đã đưa cô vào đây là chú cô, cô cũng chẳng biết. Vậy thì tôi cần phải xem xét lại vết thương ở trán cô mới được.

-"A! Ra là hắn! Cả gan nhỉ. Dám giới thiệu cùng mọi người, mình với hắn là chú cháu. Được, bỗng dưng có một ông chú ngang hông cũng tốt, có sao đâu."

Thấy Tưởng Quynh thừ người ra, vẻ thẫn thờ, bác sĩ Trí lo lắng:

-Cô bé! Cô không khỏe hả?

Xuân Phương chen vào gỡ rối cho bạn:

-Thưa bác sĩ, chú cháu Tưởng Quỳnh đang giận nhau đấy ạ.

Bác sĩ Trí nhìn Tưởng Quỳnh đăm đăm, ánh mắt nữa tin nữa ngờ. Xuân Phương tiếp tục phân trần:

-Bác sĩ biết không? Mới vừa rồi đấy, chú ấy bị Tưởng Quỳnh "thân ái" mời về cho khuất mắt vì tội...

Cấu nhẹ vào tay bạn, Tưởng Quỳnh rít nhỏ:

-Nhỏ thật là lắm chuyện!

Phớt lờ, Xuân Phương thong thả nói:

-Vì tội lỗi tày trời là... dám la Tưởng Quỳnh khi Quỳnh không chịu uống thuốc.

Như vỡ lẽ ra, mặt bác sĩ Trí giãn nhanh. Gõ gõ vào thành ghế, ông mỉm cười trêu:

-À! Tôi hiểu rồi. Không ngờ cô bé nhõng nhẽo khiếp nhỉ. Này! Cô bé nghe tôi nói nè. Có được ông chú như thế là nhất rồi, đừng mè nheo nữa. Lỡ thím nào đó lấy mất, hối chẳng kịp đấy.

-Chú Quân của Quỳnh -Ngân Linh láu táu liếc bạn -còn dặn dò gì thêm không, bác sĩ?

Bác sĩ xoa tay, từ từ nói:

Đặn các cô thì không, nhưng bệnh viện thì có.

Kim Mai không nén nổi tò mò:

-Sao hả bác sĩ?

-Ông ấy yêu cầu chúng tôi không nên cho Tưởng Quỳnh xuất viện sớm nếu cô chưa thật sự bình phục.

Thanh Thư chau mày:

-Bác sĩ ơi! Nằm viện đối với trường hợp bạn Quỳnh, thì phải nằm bao lâu vậy bác sĩ?

Bác sĩ Trí cười nhẹ:

-Không lâu đâu. Có thể năm hôm hoặc một tuần lễ thôi.

Kim Mai nhảy nhổm:

-Trời đất! Rồi làm sao tụi em đi học? Rồi còn tiền chi phí bệnh viện... Eo ôi! -Kim Mai rên lên -Rắc rối, phiền phức quá! Trong khi hiện tại, tụi em đứa nào cũng "vô sản" cả.

-Ê! Chẳng ai đánh sao bỗng dưng khai vậy hả nhỏ?

Xuân Phương đỏ mặt:

-Bác sĩ đừng nghe bạn em.

Bác sĩ Trí xua tay:

-Các cô yên tâm đi! Ông ấy đã báo với bệnh viện vì bận công tác xa, nên yêu cầu bệnh viện cho thanh toán trước tiền thuốc men lẫn tiền phòng xong tất cả rồi.

-Thật hả bác sĩ? -Lại vẫn là Kim Mai, cô reo lên mừng rỡ.

Bác sĩ Trí nhăn mặt:

Đối các cô thì được gì nào? Chẳng tin thì cứ lên phòng tài vụ mà kiểm trạ -Liếc nhìn đồng hồ, bác sĩ Trí đứng lên -Còn một số bệnh nhân nữa chưa khám, tôi phải đi đây. Chào hết nhé.

Xuân Phương nói với bạn:

-Nhỏ chọc giận ông ta rồi đó.

Kim Mai xoắn tay vào nhau, ấp úng:

-Tao... Tao lỡ lời chứ bộ.

Xuân Phương nạt ngang:

-Lỡ cái con khỉ! Mai mốt đừng có bộp chộp nữa đó.

Kim Mai nói bằng giọng ỉu xìu:

-Người ta đã biết rồi mà, lầm bầm mãi, ai chịu được.

Thanh Thư ngăn:

-Thôi đi, bác sĩ giận mình nhằm nhò gì, chừng nào "người ấy" giận mới đáng sợ. Cứ mặc ông ta, muốn hờn anh giận em hả, cho ông ta tha hồ đó.

Ngân Linh tán thành:

-Thanh Thư nói đúng đấy. Rất đúng. Dẹp ông bác sĩ hay hờn mát ấy sang một bên đi. Lo chuyện ông chú từ trên trời rơi xuống của Tưởng Quỳnh trước đã.

Tưởng Quỳnh khó chịu gắt:

-Mắc gì mà mỗi lần mở miệng ra là tụi bây cứ luôn bảo ông chú của Tưởng Quỳnh, ông chú của Quỳnh hoài vậy?

Xuân Phương cười khanh khách:

-Ơ hay! Chú của nhỏ thì phải nói là chú của nhỏ chứ sao. Ôi! Một ông chú tuyệt cú mèo, một ông chú hết sẩy con cào cào -Cô ngồi bật dậy -Này! Nếu nhỏ không thích nhận thì... "pát-xê" sang cho ta đi. Ta sẵn sàng dang rộng đôi tay đón tiếp nồng hậu với tất cả tấm chân tình tha thiết.

Kim Mai bĩu môi:

-Hứ! Con gái gì mà bạo vậy, không biết xấu hổ à?

Xuân Phương nhún vai:

-Miễn nhỏ xen vào. Đây là chuyện tình cảm riêng tư của ta mà chỉ có Tưởng Quỳnh mới có quyền quyết định thôi. -Quay sang Tưởng Quỳnh, Xuân Phương nhướng mày -Sao, trả lời đi chứ! Hay là cảm thấy tiếc rồi?

Thanh Thư cau mày:

-Tụi bây để Tưởng Quỳnh nghĩ ngơi một chút co được không?

Tưởng Quỳnh thở ra, cố nhướng đôi mằt đã trĩu nặng:

-Kệ chúng nó, Thanh Thư ạ. Còn Xuân Phương, ta cho nhỏ đó. Mang hắn về nhà ngâm giấm hay rô-ti, luộc, hầm tùy ý. Ta cóc thèm.

Xuân PHương rụt cổ, lè lưỡi:

-Nói gì nghe kinh khiếp vậy? Ghen à?

Tưởng Quỳnh xẵng giọng:

-Sao cũng được, nhưng làm ơn ngồi thu xếp đồ đạc giùm ta đi.

Xuân Phương chưng hửng:

-Thu xếp đồ đạc, chi vậy?

-Xuất viện -Tưởng Quỳnh buông giọng.

-Giỡn hay chơi đay bạn hiền? -Ngân Linh dài giọng.

Tưởng Quỳnh thản nhiên:

-Ta không giỡn cũng chẳng chơi, mà là thật đấy.

-Nhưng mà bác sĩ đã cấm...

Tưởng Quỳnh cau mặt ngắt lời bạn:

- Đó là quyền của một ông bác sĩ. Còn ta, ta cứ làm theo suy nghĩ của mình.

Cố gượng đau, Tưởng Quỳnh nghiêng người ngồi dậy bằng sức của cánh tay phải.

-Ai thích nằm viện thì ở lại.

Xuân Phương suy nghĩ một lát rồi chép miệng:

-Về thì về. Nhỏ thật là đại ngoan cố.

Buổi chiều, bệnh viện đông nghẹt người ra kẻ vào, nên việc "chuồn" đối với họ chẳng khó khăn gì. Theo kế hoạch, Thanh Thư, Ngân Linh, Kim Mai ra trước lấy xe. Kế đến Xuân Phương đưa Tưởng Quỳnh đi dạo nắng dọc hành lang, đề phòng trường hợp găp bác sĩ, y tá quen.

Điều lo sợ của họ quá dư thừa, không ai để mắt tới họ cả. Và thế là chỉ cần năm phút "hồi hộp", kế hoạch trốn viện của họ đã được thành công.

Xuân Phương đèo Tưởng Quỳnh, theo sau là Thanh Thư, Ngân Linh, Kim Mai lao về hướng Long Thành.

- Đưa Quỳnh đến đó xong là ta và Thanh Thư sẽ quay lại lấy xe nhỏ, nhé Quỳnh.

-Ừ, đành vậy thôi. Còn một tay, lái xe vi phạm luật giao thông, phiền phức lắm.

Xe vừa ra khỏi chốt giao thông Hàng Xanh, Xuân Phương giảm ga, hơi xoay mặt lại, cô đề nghị với Quỳnh:

-Hay là đến nhà ta đi Quỳnh. Từ đây ra Long Thành xa quá, lại nắng... E nhỏ chịu không nổi đấy.

"Điều lo lắng của Xuân Phương chẳng sai tí nào" Tưởng Quỳnh nhủ thầm.

Vì không muốn mọi người phải bận tâm và cùng vì muốn được xuất viện sớm bởi từ nhỏ, Tưởng Quỳnh đã dị ứng với không khí nồng nặc mùi ê-tê cùng cái màu trắng toát đến lạnh lùng của bệnh viện khi Tướng Quỳnh theo ba vào thăm mẹ. Mẹ nằm im thin thít suốt ba ngày và rồi qua đời ở đấy, nên lúc tỉnh lại đến giờ, Tưởng Quỳnh cười nói luôn miệng. Cô muốn chứng tỏ là mình đã khoẻ, rất khoẻ, nhưng thật ra Tưởng Quỳnh mệt kinh khủng. Cả người cứ đau ê ẩm, tay chân rã rời, đầu váng mắt hoa, lại thêm phải ngồi xe dằn xốc dưới trời trưa nắng gió rát da, Tưởng Quỳnh thèm đến ngất ngư một chiếc giường nệm êm ái để được thả mình ra đánh một giấc dài no nê đến thế.

-Thế nào Quỳnh? -Xuân Phương giục Tưởng Quynh khi thấy cô lặng thinh -Ta gọi bọn nó quay lại nhé.

-Không cần đâu Phương -Vừa nói Tưởng Quynh vừa vòng đôi tay xanh mét ôm chặt lấy Xuân Phương, rụt rè thú nhận -Ta không chối là ta đã và đàng rất mệt, nhưng chẳng hề gì, ta còn cố gượng được mà. Cứ đưa giúp ta về ngoài ấy. Chỉ bên vú Tư, ta mới thật sự tìm được sự yên tĩnh và ấm cúng thôi.

Xuân Phương ngập ngừng:

-Sao nhỏ không về nhà?

Tưởng Quỳnh như nghẹn ngang. Chút nữa là cô đã bật khóc. "Mình còn có nhà không nhỉ?". Giọng Quỳnh thoáng run buồn:

-Khi nào khỏe, ta sẽ kể lại cho nhỏ nghe. Giơ đừng hỏi nữa.

Bóp nhẹ tay bạn, Xuân Phương thở dài:

-Thôi thì ta không hỏi vậy.

Bà vú già hốt hoảng đến không nói thành lời khi thấy Tưởng Quỳnh trên xe loạng choạng bước xuống:

-Trời đất! Gì... đây... Quỳnh? Sao..sao thế này được hả?

Xua tay, Tưởng Quỳnh cười khổ:

-Chẳng sao cả vú ạ. Chỉ là chuyện nhỏ thôi.

Mặt bà vú tái xanh:

-Tại té xe rồi, phải không Quỳnh? -Bà vú rên lên -Vú đã bảo bao lần rồi, con gái không nên đi loại xe ấy, thế mà con vẫn chứng nào tật ấy, có chịu nghe lời vú chút nào đâu. Rồi ai băng bó cho con đây, sao không vào bệnh viện?

Tưởng Quỳnh nhăn nhó:

-Cũng bệnh viện. Con từ trong đó về mà vú ơi.

Bà vú già chưng hửng:

-Ủa! Kỳ vậy? Thương tích con nặng nề thế này, sao họ không cho nằm lại để điều trị chứ?

Liếc Tưởng Quỳnh, Kim Mai chun mũi:

Đo Tưởng Quỳnh thôi. Cô nàng trốn viện đấy vú ạ.

-Trốn viện? -Bà vú già kêu lên -Không được. Tưởng Quỳnh nè! Vú sẽ đưa con trở vào đó ngaỵ Nếu không, lỡ có chuyện gì xui rủi, vú phải làm sao đây? Rồi còn ba con, ông ấy sẽ trách vú.

Nghe vú nhắc tới cha mình, Tưởng Quỳnh sa sầm nét mặt. Cô rắn giọng:

-Con chẳng đi đâu hết. Nếu vú nhất định buộc con trở vào bệnh viện, thì con đến nhà Xuân Phương ở tạm vậy. Riêng ba con, vú đừng lo -Tưởng Quỳnh hằn học -Ông ấy sẽ chẳng dư thời gian để nhớ rằng, ông còn có một đứa con tên Tướng Quỳnh đang sống vất vơ vất vưởng trên cõi đời này đâu.

-"Hai cha con lại có chuyện nữa rồi." Bà vú thừ người. -Nhưng ở đây xa bệnh viện lại chỉ mỗi mình vú, vú không rành về băng bó thuốc men... bất tiện và nguy hiểm lắm Tưởng Quỳnh à.

Tưởng Quỳnh thản nhiên:

-Tự con, con sẽ lo lấy.

-Vú vẫn không an lòng được. Tưởng Quỳnh! -Bà vú hạ giọng năn nỉ -Vú theo con vào bệnh viện luôn nhé. Vú xin con.

-Thôi đủ rồi vú à. Đừng nói nữa, con chẳng nghe đâu. -Tưởng Quỳnh bặm môi -Con đang mệt muốn xỉu luôn đây nè, vú có biết không?

Vú già ngán ngẩm:

-Con làm vú sợ quá đi Quỳnh.

Nhìn vú già lúi húi dọn dẹp ngay ngắn những thứ trên giường, Tưởng Quỳnh vòi vĩnh:

-Con thích nằm võng cơ.

Bà vú lại lẹ làng mắc võng. Kim Mai ghé tai Quỳnh thì thào:

-Về biệt tài nhỏng nhẽo, nhỏ có thể làm sư phụ của tụi ta đó, Tưởng Quỳnh. Ta chỉ thắc mắc, tại sao nhỏ không mang nó ra áp dụng với "ông già" chứ?

Ngoảnh mặt sang phía khác, Tưởng Quỳnh cười nhạt:

-Ta không muốn mẹ con họ phải khó chịu.

Kim Mai bực tức:

-Nhưng đó là quyền lợi, là tình cảm thiêng liêng của nhỏ. Ba nhỏ, nhỏ có quyền chiếm hửu trái tim của người cha ở ông ấy mà không một ai có thể ngăn cản được hay tước đoạt cả.

- Để được gì nào? -Tưởng Quỳnh cắn môi, rơm rớm nước mắt -Sự thương hại, xót xa, rồi sau đó họ sẽ ban ơn bố thí đôi chút tình cảm dư thừa vì tội nghiệp con bé sớm phải mất mẹ xa cha này à? Không, ta không them những thứ rơi rớt đó đâu.

Bỏ Kim Mai ngoài cửa, Tưởng Quỳnh bước nhanh về phía chiếc vỏng mà vú Tư vừa mắc xong và ngồi xuống một cách nặng nề. Cô hoàn toàn không muốn để Kim Mai phát hiện được những giọt lệ tủi thân đang lăn dài trên đôi má xanh xao.

Bà vú hơi lạ vì thái độ lặng lẽ của cô chủ nhỏ:

-Sao vậy Quỳnh?

Thoáng bối rối, Tưởng Quỳnh cúi mặt:

-Con hơi bị chóng mặt vú a... nhưng hết rồi.

Và cô quay sang các bạn, nói bằng giọng rời rạc:

-Thôi, tụi bây lo chuẩn bị về đi.

Ngân Linh đề nghị:

-Ta thấy thế này... Cứ ba đứa về còn một ở lại, thay phiên nhau giúp vú chăm sóc Tưởng Quỳnh.

Xuân Phương tán thành:

-Ta nhất trí.

-Ta cũng vậy.

-Ta hoan nghênh hai tay luôn.

Thanh Thư và Kim Mai gật đầu lia lịa. Nhưng Tưởng Quỳnh thì nạt ngang:

-Không được, ta không đồng ý. Cứ về hết và đến trường học bình thường. Chiều thứ bảy hẵng lên. Đưng bỏ học, cuối năm bị lưu ban thì ê mặt lắm.

-Thế... ta ghé ngang Đức Nam báo anh ấy hay nha?

Tưởng Quỳnh nhăn mặt:

-Anh Nam bận trăm công ngàn việc, không nên làm rộn ảnh.

Xuân Phương cau mày, xịu mặt:

-Cái gì cũng không, cũng thôi. Hừ! Vậy thì ở trên này ráng uống thuốc đều đặn mới mong mau chóng bình phục được đó.

Kim Mai sờ nhẹ lên làn băng trắng nghiêm giọng:

-Nè! Tránh cử động mạnh. Nếu để lệch xương phải đến bệnh viện xếp lại lần nữa là khổ đấy.

Ngân Linh thì thào:

-Ta sẽ mang lên cho nhỏ một kí lô xí muội Huế ăn cho đỡ buồn ngủ há.

Xuân Phương thì buồn thiu:

-Xảy ra chuyện gì, nhớ điện về Sài Gòn, tụi ta sẽ lên ngay.

Mỗi người một câu, nhưng tất cả đều biếu hiện sự quan tâm, lo lắng chân thành của bạn bè, khiến Tưởng Quỳnh vô cùng xúc động. Cúi mặt, co nói nhỏ:

-Ta biết rồi mà. Thôi về đi.

Xuân Phương đến vên vú già lễ phép:

-Vú cho tụi con gởi Tưởng Quỳnh, vú nhé.

-Ừm -Bà vú cười hiền từ -Sắp tối đến nơi nên vú chẳng giữ các con lại làm gì. Này! Có mấy giỏ măng cụt và nhãn, vú để sãn ngoài trước, các con mang về Sài Gòn biếu cho gia đình hộ vú -Vú Tư không quên nhắc nhở thêm -Nhớ chạy xe cẩn thận nghe.

-Vâng, cảm ơn vú. -Các cô đồng trả lời.

Bóng chiếc xe cuối cùng khuất dạng sau lùm cây xanh dưới ráng trời chiều nhập nhoạng, tiếng xe nhỏ dần. Như chỉ chờ có thế, Tưởng Quỳnh ngã vật ra võng rên lên.

Bà vú hốt hoảng:

- Đâu lắm, phải không Tưởng Quỳnh? Vú lấy dầu xoa bóp thoa cho con nhé?

Chẳng giấu giếm, Tưởng Quỳnh khẽ gật đầu:

- Nhức khiếp luôn, nhưng không hề gì đâu. Uống thuốc giảm đau vào sẽ đỡ ngay.

Bà vú già nhìn cô chủ nhỏ với ánh mắt rầu rĩ:

- Con đừng dối vú. Lo trước vẫn hơn chờ nước đến chân mới nhảy, sẽ không kịp đâu.

Nghe đến đây, đột nhiên Tưởng Quỳnh ngồi bật dậy, cô kêu lên:

- Thế thì chết rồi vú ơi.

Bà vú khựng lại sửng sốt:

- Chuyện gì nữa?

Tưởng Quỳnh bậm môi:

- Nước đã lên khỏi chân, tràn đầy ứ cả bao tử con mất rồi, tính sao đây vú ?

- Nghĩa là...

Tiếng cười khanh khách tiếp theo sau câu nói của Tưởng Quỳnh khiến bà vú già ngớ ra. Rồi như chợt hiểu, gương mặt đang căng thẳng bỗng giãn ra nhanh, bà lắc đầu ngán ngẫm:

- Con quá quắt lắm nghen Quỳnh. Lúc nào cũng đùa được . Suýt chút nữa là vú đứng tim rồi.

Bị mắng, Tưởng Quỳnh xụ mặt phụng phịu:

- Con đói thật chứ bộ.

Bà vú vội vàng đưng lên:

- Vậy bây giờ con nằm nghĩ nhé, vú ra sau bắt cá nấu cho con miếng cháo . Ôi! Vú tệ ghệ - Bà vú thở ra - Mải lo gì đâu không, quên mất chuyện ăn uống.

Tưởng Quỳnh đưa một ngón tay lên môi:

- Phải thật ngon nha vú.

Bà vú nhướng mày:

- Ừ, vú bảo đảm với con là ngon hết sẩy luôn.

Biết vú nhạo mình, Tưởng Quỳnh cong môi.

- Vú thù dai ghê! Vú định trêu lại con để trả thù việc khi nãy chứ gì?

Bà vú cười hiền:

- Vú đâu dám . Vú sợ đụng nhằm trái mít ướt thì không kẹo cũng bánh, nếu không Long Thành sẽ ngập nước vì mưa. Cây cối hoa màu úng hết, tọi nghiệp thiên hạ lắm . Thôi, đừng nói nữa, nhắm mắt lại ngủ cho khoẻ đi con.

Tưởng Quỳnh ngoan ngoãn làm theo lời bà vú . Nhưng khi bóng bà vừa khuất sâu cánh cửa, Tưởng Quỳnh mở choàng mắt ra. Không hiểu sao cô chẳng tài nào ngủ được, dù mi mắt nặng trìu trĩu . Cô lẫm nhẫm:

- Lạ nhỉ! Mới lúc nãy mình buồn ngủ đến díp cả mắt kia mà.

Đưa mắt nhìn lên phía hiên nhà, dáng vú thấp thoáng với mái tóc bạc phơ, đôi vai oằn gầy theo tháng năm dài trĩu buồn cô độc, Tưởng Quỳnh nghe thương bà vô cùng.

Vú đã sống với gia đình Quỳnh suốt hai mươi năm trời . "Tuy cực mà vui" như lời bà thường nói . Mãi đến khi Tưởng Quyên - mẹ của Tưởng Quỳnh - qua đời, ông Triệu Hoàng đón bà Như Lệ về kế vị, vú Tư đã bị mời ra khỏi nhà không thương tiếc, vì lý do rất vô lý mà cũng thật là hộp lý:

- Kẻ ăn người ở gì lúc nào cũng mang gương mặt dàu dàu, vừa xui xẻo vừa hăm tài, lại thêm già nua lẩm cẩm... chẳng được việc gì.

Tưởng Quỳnh khóc sướt mướt ôm lấy cha nài nỉ, nhưng vô ích . Ông Triệu Hoàng đã lắc đầu thản nhiên:

- Con thông cảm . Dì con và vú cứ mâu thuẫn mãi, giữ vú lại chỉ làm khổ bà thôi, chẳng ích lợi gì.

Vú Tư đành nuốt nước mắt xa cô chủ nhỏ mà bà đã trót yêu thương như con đẻ, nghẹn ngào ra đi với bọc quần áo nhẹ tênh, cùng với số liếng ít ỏi, khiêm tốn của hai tháng lương tự tay bà Như Lệ đưa, gọi là đền bù thiệt hại cùng ân nghĩa đối với nhà họ Triệu bấy lâu nay.

Không thể bỏ mặc bà vú bơ vơ không cửa không nhà, chẳng người thân thiết, Tưởng Quỳnh đã lấy một phần số nữ trang mẹ cô để lại dành cho con gái làm của hồi môn ngày theo chồng, tìm mua một ngôi nhà đơn sơ và khu vườn ăn trái ở vùng đất Long Thành này để giúp vú già sinh sống, nương tựa tuổi già.

Nhờ tính siêng năng cần mẫn, khu vườn được vun vén ngày thêm xinh tươi, trù phú hơn. Ngôi nhà lá hôm nào giờ trở thành ngôi nhà ngói khang trang. Ngoài ra, vú còn dựng lên một gian hàng trái cây bốn mùa có cắt đặt người phụ giúp . Mỗi ngày, vú chỉ việc trông coi và quản ly tiền bạc.

Ngày nghỉ, Tưởng Quỳnh thường về đây, lúc một mình, khi đủ cả nhóm "ngũ long" của cô để vui đùa để quậy phá, để được yêu thương, trìu mến và đế được nằm gọn trong vòng tay ấm áp của vú như thuở nào còn mẹ, mà trong hiện tại ở bên cha và ngôi biệt thự sang trọng kia, Tưởng Quỳnh chẳng bao giờ tìm thấy nữa.

Nghĩ đến cha, Tưởng Quỳnh vừa thương vừa oán hận . Nhớ lại trưa hôm ấy...

Tưởng Quỳnh đang ngủ lăn quay trên giường, bất biết... Bỗng có tiếng gõ cửa dồn dập và âm thanh dữ dội của ông Triệu Hoàng - Ba cô - Gọi giật khiến Tưởng Quỳnh giật nảy mình thức giấc.

- Tưởng Quỳnh! Tưởng Quỳnh! Dậy mau, dậy đi!

Quỳnh tung người lao về phía cửa, kéo mạnh chốt, thò đầu ra. Cô chưa kịp mở miệng thì đã bị những cái tát thô bạo của cha mình quật lia trên mặt . Tưởng Quỳnh run rẩy lùi lại, uất ức:

- Ba... ba đánh con.

Ông Triệu Hoàng quát lớn:

- Tưởng Quỳnh! Tại sao... tại sao mày dám cả gan làm chuyện đó hả?

Tưởng Quỳnh ngơ ngác:

- Nhưng con đã làm gì ? Ba nói đi!

Ông Triệu Hoàng trừng trừng nghó Quỳnh vẻ tức giận không giấu được:

- Còn giả vờ nữa à ? Chẳng ngờ mày càng ngày càng hư đốn đến thế. Tiền bạc, quần áo, sách vở, xe cộ... có bao giờ tao để mày phải thiếu thốn, thua kém bạn bè không? Thiếu gì, cớ sao mày không hỏi thẳng cha mình, lại bày trò tham lam trộm cắp như thế chứ ? Hừ! Tao đã biết sẽ có ngày này, cứ cặp kè kết bạn rồi đổ đốn ra đó, nhưng vẫn chẳng tránh khỏi.

Tưởng Quỳnh bắt đầu hiểu ra tất cả . Thì ra cha cô đã bị mất một số tiền và ông quả quyết rằng, thủ phạm chính là đứa con gái duy nhất của ông. Đau khổ cùng cự vì bị Oan ức và bị xúc phạm nặng nề, Tưởng Quỳnh gượng đứng lên nhìn cha, mắt khô khốc, mặt lạnh băng, răng cắn chặt:

- Ba mất tiền, lại nghĩ là con lấy chăng?

Ông Triệu quắc mắt:

- Như Lệ bề bên ngoại từ chiều hôm kia, Quang Hào đi học, còn mỗi mình mày ở nhà, thử hỏi có ai vào đây cạy tủ lấy số tiền lớn vậy chứ ?

Tưởng Quỳnh cau mày:

- Quang Hạo đi học ?

Tưởng Quỳnh thừ người lần lược nhớ lại những sự việc đã xảy ra. Sáng hôm nay lớp Tưởng Quỳnh nghỉ hai tiết cuối, sau khi di dạo một vòng quanh thành phố, Quỳnh chi tay nhóm bạn trước cổng nhà mình, vừa lúc gặp Quang Hạo đứng xớ rớ ngoài cổng cùng hai người bạn . Thấy cô, chảng hiểu sao bọn họ vó vẻ lúng túng ra mặt . Ngần ngừ một thoáng, Quang Hào hằng giọng hỏi:

- Chị về sớm thế ? Trốn học hả ?

Tưởng Quỳnh nhếch môi:

- Ừ, còn em không đi học hả ?

Gãi gãi đầu, Quang Hạo ấp úng:

- Tôi lỡ quên tập toán, định trở về lấy, nhưng gọi mãi chẳng ai lên tiếng.

Tưởng Quỳnh sốt sắng:

- Không sao. Chị có chìa khoá nè, em vào đi chị mở cửa cho.

Quang Hạo xua tay lia lịa:

- Khỏi, giờ thì không cần nữa . Tôi sẽ mượn tập của mấy đứa bạn trong lớp.

Và rồi Quang Hạo nhấn ga, chiếc xe lao vút đi. Tưởng Quỳnh lắc đầu:

- Chịu thôi. Không thể nào hiểu được bọn chúng muốn làm gì nữa .- Cô nhún vai - Lạ thật đấy!

Một tia sáng chợt lóe qua trí Quỳnh:

- Quan Hạo chứ không phải ai khac. Nhất định phải nói cho cha biết.

Ngay lúc đó, Quang Hạo từ phía sau bà Như Lệ sấn tới trước mặt Tưởng Quỳnh, gằn giọng:

- Nè! Đừng có vì sợ đòn đau mà đổ lỗi cho người khác là hèn lắm đấy nhé.

Bà Như Lệ bĩu môi:

- Có nói cũng chẳng ai nghe đâu, con chớ lo.

Ông Triệu Hoàng lừ mắt nhìn cô con gái của mình:

- Tao tinh rằng mày thừa can đảm để nhận lỗi đã làm.

Tất cả các cặp mắt đều đổ dồn về phía Quỳnh. Máu lì nổi lên, tựa lưng vào tường, cô hất mặt cười khẩy:

- Con không hề biết đến số tiền ấy, nhưng nếu ba nghe và tin họ, gọn độc ác ném đá giấu tay ấy, thì con sẵn sàng nhận tất cả.

Tưởng Quỳnh vừa dứt câu, bà Như Lệ đã nhảy dựng lên tru tréo:

- Đấy! Ông thấy chưa? Có ông ở đây mà cô Hai nhà ta còn chẳng nể nang gì, nói chi những lúc ông vắng nhà . Ôi! Cũng vì thương ông, nên tôi mới đồng ý về sống trong gia đình này, chịu đựng đắng cay, tủi nhục trăm bề.

Nghe bà Như Lệ rên rỉ những điều thật là... không có thật, Tưởng Quỳnh điên tiết, co lạnh lùng buông thõng:

- Nếu bà muốn, ngay bây giờ đi cũng chưa muộn.

Bà Như Lệ tái mặt:

- Cô... cô dám đuổi tôi à ? - Níu lấy lưng áo ông Triệu Hoàng, bà ta lồng lộn - Ông có nghe cô con gái cưng của ông nói gì không? Sao lại đứng trơ ra như thế chứ ?

Giọt nước mắt ngắn dài của bà Như Lệ đã rơi đúng lúc, Ông Triệu Hoàng chồm tới vung tay:

“Bốp!”

Ông gầm lên:

- Mày nghe cho kỹ nè. Người đi ra khỏi nhà không phải là Như lệ mà chính là mày đó. Hãy cút đi! Cút đi cho khuất mắt tao. Tao không có đứac con lì lợm, mất dạy như mày.

Tưởng Quỳnh ngỡ ngàng, cô thụt lùi, sa sầm mặt xuống vì đau. Trời ơi! Cha cô có thể nhẫn tâm đến thế ư? Chẳng lẽ trong tim người cha đã không còn hình bóng đứa con gái từng là niềm vui và lẽ sống của ông sao? Chẳng lẽ một người đàng ông như ba cô lại có thể vì người đàn bà suốt ngày chỉ biết bài bạc, ăn chơi đó mà trở thành kẻ mù quáng, tự tay cắt đi núm ruột của mình?

Ôi! Tưởng Quỳnh không muốn tin nhưng đó là sự thật.

Kể từ khi có sự hiện diện của mẹ con bà Như lệ trong nhà này, chuyện xung đột xảy ra thường xuyên. Và ông Triệu Hoàng đứng về phía họ cũng là chuyện thường xuyên. Chuyện Tưởng Quỳnh bị đòn đau cũng chẳng phải là hiếm hoi gì, nhưng chưa lần nào ông thẳng thừng đuổi cô ra khỏi nhà thế này. Cô là con bé mất dạy ư? - Tưởng Quỳnh nghẹn đắng. Cô thèm được hét thật to, khóc thật lớn... nhưng cô không thể để cho bà Như Lệ và Quang Hào thấy được sự yếu đuối của cô được.

Nghĩ thế nên Tưởng Quỳnh cố trấn tĩnh, cô ương ngạnh nhìn trả lại cha:

- Ba vẫn hay dạy con bằng những cái tát tai, những cú đấm, như thế sao gọi là mất dạy được chứ? Còn việc ba đuổi con, con sẽ chiều ý ba ngay.

Rồi chẳng cần chờ xem phản ứng của cha mình ra sao, Tưởng Quỳnh trở vào trong gói ghém một số vật dụng cần thiết và sau đó đi nhanh ra cửa...

Vì chưa lần nào nếm qua mùi vị cay nồng của bia, nên chỉ với hai lon Heineken, Tưởng Quỳnh đã ung dung... lao vào xe Khánh Quân chẳng chút sợ hãi.

- Lúc đó tại sao ta không chết phức cho xong nhỉ?

- Quỳnh à! Cháo chín rồi nè, dậy ăn đi con.

Giọng vú thật dịu dàng, cắt đứt dòng suy nghĩ của Tưởng Quỳnh. Mở he hé mắt, cô kêu lên:

- Mệt quá vú ạ! Cho con nằm nghỉ thêm năm phút nữa thôi.

- KHông được - Vú già nhăn mặt - Nguội sẽ hết ngon đấy . Dậy đi! Dậy ăn để lấy lại sức . Lớn rồi, nhõng nhẽo mãi, người ta cười cho đấy.

Mắt nhắm mắt mở, Tưởng Quỳnh càu nhàu:

- Kệ họ, giờ thì con thích làm người nhỏ thôi.

Vú già phì cười:

- Lớn nhỏ gì cũng được, miễn là con chịu khó ngồi lên ăn hết những thứ trong mâm này là được rồi.

Tưởng Quỳnh nhướng mi ngó vào chiếc mâm trên tay bà vú:

- Kể cả chén nước mắm và mấy khoanh ớt kia hả vú?

Bà vú thong thả:

- Nếu con có khả năng, vú sẽ khỗng cả đâu. Thôi dậy đi, đừng kiếm chuyện để nằm dài ra đó nữa.

Với sự giúp đỡ của bà vú, Tưởng Quỳnh đành ngồi dậy, thở dài:

- Chẳng việc gì qua được vú cả - Cô lẩm bẩm - Chán ơi là chán! Ở bệnh viện bị bác sĩ quậy te tua, về đây gặp vú... thở hết nổi.

Nghe Tưởng Quỳnh than vãn, vú già bật cười:

- Dám bảo vú quậy hả ? Vú cốc "lủng" trán bây giờ.

Tưởng Quỳnh cười héo hắt:

- Con chai đòn rồi vú ơi. Ba con vì bà ấy nên "huấn luyện" con kỹ lắm . Mỗi dấu tay in trên thịt da đau đến tái tê lòng.

Nhìn Tưởng Quỳnh ngồi bó gối buồn bã dưới ánh sáng màu vàng nhạt của chiếc đèn bình treo tường, vú già lặng người . Vô tình vú đã khơi gợi nỗi đau trong cô, nhưng "chẳng nên chút nào nếu đế con bé nuôi mãi mặc cảm với cha ruột của mình ." Nghĩ thế nên vú cố lấy giọng ôn tồn nói:

- Không nên trách ba con, Quỳnh ạ . Thật ra ông ấy chẳng phải là người vô tình bạc nghĩa . Do bà ta quá quắt, luôn tìm cách gây sóng gió trong gia đình . Ba con lại muốn yên nhà, yên cửa, lo toan cuộc sống.

Bĩu môi, Tưởng Quỳnh hừ nhẹ:

- Chứ không phải do chính ba con thiếu bản lĩnh của một người đàn ông, thiếu lòng tự tin của một người chồng, thiếu lương tâm với một người đã khuất và thiếu trách nhiệm của một người cha sao? Và bà ta đã nắm được điểm yếu của ông, nên tha hồ tung hoành . Mục đích chính là nhổ phăng đi cái gai vừa cứng vừa sắc trước mắt để hưởng trọn gia tài kếch xù của dòng họ Triệu, mà không hề bị một sự cản trở nhỏ nào.

Dừng một lát, Tưởng Quỳnh nói tiếp bằng giọng không buồn cũng chẵng vui:

- Có lẽ tốt hơn cả, là con đừng bao giờ trở về ngôi biệt thự ấy.

Vú già nạt ngang:

- Đừng nghĩ quẩn như thế . Nhà cha mẹ mình, cớ gì lại không ở chứ ? Vú chẳng thích con nói vậy đâu.

Tưởng Quỳnh uất nghẹn:

- Nhưng ông ấy...

Vú già cắt lời Quỳnh bằng giọng dỗ dành:

- Thôi con à, dẹp những chuyện rắc rối ấy một bên đi, giờ lo ăn cho no bụng trước đã . Để vú giúp cho con một tay nghe.

- Khỏi vú ạ.

Tưởng Quỳnh uể oải đưa từng muỗng cháo nhỏ vào miệng . Bà vú nhíu mày hỏi:

- Chẵng vừa miệng sao?

- Không ngon lắm . - Tưởng Quỳnh cộc lốc.

Biết cô chủ của mình vẫn còn buồn chuyện lúc nãy, nên bà vú ngọt ngào tiếp lời:

- Xem con kìa . Ngon mà nuốt chừng nghẹn ngang vậy . Nè! Có muốn ăn sầu riêng không?

- Sầu riêng ư? - Tưởng Quỳnh ngờ vực - Vú định dụ khị con nữa phải không?

Bà vú nhướng mày:

- Vú nói thật mà, sầu riêng đầu mùa đấy . Ngon tuyệt!

Nuốt nước miếng đánh ực, Tưởng Quỳnh chớp mắt:

- Vú cho con đi.

- Với điều kiện - Bà vú tủm tĩm cười.

Tưởng Quỳnh nhanh nhảu chỉ vào mâm:

- Ăn nốt những thứ này chứ gì ? Được nhưng vú vào lấy sầu riêng nhanh lên nhé.

- Ừm.

Bà vú te tái đi vào trong, chưa được năm phút đã nghe Tưởng Quỳnh hét í ới:

- Vú ơi! Vú à!

Không kịp tách vỏ, vú gài bẽ cả trái sầu riêng tất tả chạy ra:

- Gì thế Quỳnh?

Mặt mày Tưởng Quỳnh đỏ rực, cô nhăn mũi, hít hà luôn miệng:

- Vừa mặn vừa cay nữa vú ơi.

Ngó thấy chén nước mắm ớt sạch, nhẵn, bà vú chỉ còn biết kêu trời:

- Sao con ngốc thế ?

Tưởng Quỳnh rên rỉ:

- Vú có cách nào làm hết cay không?

Bà vú gài luýnh quýnh:

- Ờ, để vú nhớ xem nào - Bà vú vỗ tay vào trán - À! Đúng rồi . Nước trà đặm . Con uống nước trà đặm vào sẽ đỡ ngay.

Đón ly tra từ tay bà vú, Tưởng Quỳnh đưa ngay vào miệng uống một mạch . Trả lại vú già chiếc ly sạch trơn, Tưởng Quỳnh liếm môi, gật gù:

- Hết cay rồi . Vú tài ghê!

Bà vú thở ra:

- Vữa lì lợm, vừa lí lắc, lại thêm tính háu ăn chẳng thua một ai. Giống hệt như cô Tưởng Quyên ngày xưa.

Tưởng Quỳnh xịu mặt:

- Con ăn trả bữa cho mau mạnh mà.

Bà vú già trợn mắt:

- Bệnh thêm thì có.

Tưởng Quỳnh chợt ngồi yên, cô có vẻ tư lự . Lúc sau, cô hỏi nhỏ:

- Con giống mẹ lắm hả vú ?

Bà vú ậm ự, một thoáng buồn qua đôi mắt già nuạ Giá như Tưởng Quyên đừng mất sớm, giá như cậu Triệu Hoàng không lấy Như Lệ...

Tưởng Quỳnh kéo nhẹ tay vú:

- Kể con nghe đi vú.

Bà vú nhíu mày:

- Con đã biết tất cả rồi mà.

Cắn một miếng sầu riêng to béo ngậy, Tưởng Quỳnh lúng túng:

- Nhưng tính lì lợm, lí lắc của mẹ con, con chưa nghe qua bao giờ.

Bà vú già tặc lưỡi:

- Thì chuyện cay ớt của ngoại con đó.

Tưởng Quỳnh lắc đầu:

- Con quên rồi.

- Thôi được . Nhưng nhớ là vú kể xong thì phải đi ngủ, không được rắc rối nữa nhé.

Tưởng Quỳnh cười ngoan ngoãn:

- Vân, con hứa.

- Con biết không? - Giọng bà vú đều đều...

... Ngoại con rất me hoa kiểng . Đó là thú vui duy nhất của người từ lúc còn trẻ tuổi cho đến lúc về già . Khách đến chơi chỉ cần một chậu hoa, một cành bonsai hay một thứ cây cảnh nào khác, đều được ngoại con nồng nhiệt tiếp đón . Lần đó cụ Hà, bạn thân của ngoại con đi du lịch hải ngoại về có mang đến biếu ông một chậu ớt thật đọc đáo: Ớt tứ quý ngũ sắc.

Một hôm đi ăn giỗ về, mặt ông tái xanh giận dữ khi thấy chậu ớt mà lúc sáng ra đi, ông đã đếm thật kỷ có mười chín trái, mà bây giờ xác xơ chẳng còn lấy một nụ nhỏ . Mắt trợn ngược, ông hét toang lên:

- Đứa nào ? Đứa nào ? Đứa nào phá chậu kiểng này ? Nói mau!

Trước cơn thịnh nộ của ông, ai nấy đều run phát rét lên . Người này nhìn người kia mãi mà chẳng nghĩ ra là ai. Bỗng ngoại con túm lấy chú quản gia xoắn chặt.

- Tôi xin ông chủ! Thật tình tôi không biết - Chú quản gia xua tay rối rít.

- Nếu chú mày không tìm ra được ai đã làm chuyện này, tao sẽ tống cổ chú mày ra khỏi nhà ngay.

Bà ngoại con vội can:

- Ông nè! Từ từ rồi cũng tìm ra được thôi. Ông đừng đuổi chú ấy tội nghiệp.

Chú quản gia rên rỉ:

- Tôi thật sự không biết, ông chủ ạ.

Ông Tưởng Hào nạt lớn:

- Ai cho chú trả lời là không biết chứ ? Còn gân cổ cãi nữa, tôi đập chết bây giờ . Làm quản gia kiểu này, có ngày trộm vào nhà khiêng hết đồ đạc đi, rồi chú tính sao? Lại bảo là mình không biết chứ gì ? Hừ! Tôi nhất định thế . Chú chưa tìm ra thủ phạm, đừng hòng yên ổn với tôi.

Quay sang vợ, ông hằn học:

- Bà vào trong đi, không nên xía vào chuyện của tôi nữa.

Bà ngoại con riu ríu đi vào trong, không quên gọi Tưởng Quyên đang đứng nép ở gốc hoàng lan gần đó:

- Quyên! theo mẹ - Ngoại con thì thào.

Không ai ngờ được, Tưởng Quyên vùng khỏi tay mẹ, chạy vụt đến kéo áo cha:

- Cha à! chẳng phải là lỗi của chú ấy đâu.

Ông Tưởng Hào trừng mắt:

- Con nít đừng lộn xộn, muốn ăn đòn hả ?

Biết tính chồng tuy rất cưng con, nhưng mỗi lần ông nổi giận thì có trời mới lường được chuyện gì sẽ xảy ra, nên bà Tưởng Hào hốt hoảng thét lớn:

- Tưởng Quyên! Con lại đây.

Nhưng đã muộn Tưởng Quyên lãnh trọn cái tát tai xiểng niểng vì dám giữ chặt cây ba toong của ông Tưởng Hào, khi ông định quất vào chú quản gia.

Tưởng Quyên tái xám sắc mặt, cắn chặt răng, cô nói từng tiếng một:

- Cha cứ đánh con đi, do con hái đó.

Thì ra do sự thách thức của bạn bè: Nếu Tưởng Quyên dám ăn hết số ớt trên cây, bạn bè sẽ thay phiên nhau cõng cô đến trường hai lượt đi về suốt một tháng . Thế là chẳng ngại ngần, Tưởng Quyên nuốt chửng hết vào bụng.

Nghe con gái nói ăn hết bấy nhiêu trái ớt, Ông Tưởng Hào từ giận dữ biến thành sợ hãi:

- Trời ơi là trời! Con ơi là con! Con có biết ăn nhiều ớt như thế, con sẽ bị nóng đến cháy ruột gan không? Bà! Bà giữ con tôi như vậy đó hả ?

Chẳng rõ ruột gan có bị tổn thương gì không, nhưng sau một giấc ngủ đến sáng thức ra, Tưởng Quyên bệnh vùi . Vành môi phồng rợp, mũi chảy máu cam liên tục, mắt đỏ ngầu, cổ họng đau rát, chỉ ăn toàn cháo với cháo...

Vậy mà khi các bạn đến thăm, dù nói chẳng ra hơi, mẹ con vẫn thều thào:

- Các bạn đã hứa thì nhớ giữ lời đấy nhạ Cõng tôi một tháng nhé.

Ngoại con nghe được như thế thì hầm hừ:

- Ở đó mà cõng với khiêng. Hết bệnh chuẩn bị no đòn . Con gái sao lại quá quắt...

Bà vú ngừng lại, hớp một ngụm nước.

Tưởng Quỳnh hồi hộp:

- Thế rồi ngoại có đánh mẹ con không vú ?

- Đánh sao được mà đánh.

- Tại sao? - Tưởng Quỳnh nôn nóng.

- Vì khi lành bệnh, mẹ con gầy còm như cây tre miễu, nỡ lòng nào mà đánh với đập nữa chứ ? So với cậu Hai con, ông chủ thương mẹ con gấp bội.

Tưởng Quỳnh bỗng thừ người ra, chớp mắt ngó mông lung:

- Ước gì con được như mẹ, vú nhỉ . Còn cha, còn mẹ, lại được yêu thương.

Bà vú già nhìn cô chủ nhỏ thương xót:

- Mỗi người một hoàn cảnh, con không nên lấy đó làm buồn . Dù sao con cũng đã quá đầy đủ so với một số người trong xã hội . Biết đâu có lúc ba con sẽ nghĩ lại.

Tưởng Quỳnh uể oải:

- Con cũng mong sao ngày ấy sẽ đến vú ạ.

Câu chuyện vui buồn lẫn lộn của mẹ đã đưa Tưởng Quỳnh đi dần vào giấc ngủ . Và trên mâm là những vỏ sầu riêng nằm ngả nghiêng, sạch nhẵn ruột .