Chương 1

Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi hả mẹ?

Bà Nhàn đang lúi húi nhổ may cọng cỏ bên mống rau sau vườn nghe tiếng kêu của con gái vội chạy vào. Thấy Hoài An đang quýnh quáng tìm bà, bà mắng yêu con gái.

Con gái lớn rồi mà làm như còn bé bỏng lắm vậy? Về nhà không thấy mẹ thì đã hoảng hốt như gà con lạc đàn vậy à.

Hoài An ôm vai mẹ nũng nịu:

– Mẹ! Giá như mà mẹ sanh ra một đàn gà có phải hay hơn là có một chú gà con suốt năm tháng chíu chít bên chân mẹ.

Đôi mắt bà Nhàn thoáng lên một chút u buồn. Hoài An tinh ý nhận ra. Cô liến thoắng:

– Mẹ! Con nói vậy thôi chớ đâu có trách hờn gì đâu mà mẹ buồn.

Giọng bà Nhàn xa vắng:

– Mẹ đâu có buồn gì đâu.

– Mẹ ơi! Chúng ta chỉ có hai mẹ con. Nếu mẹ có tâm sự mẹ hãy nói với con.

Mẹ con nùnh cùng chia sẻ với nhau có phải là tốt hơn không?

Bà Nhàn cười buồn:

– Mẹ cũng đâu có tâm sự gì đâu.

Hoài Au dẫu môi:

– Đó! Mẹ lại giấu con nữa. Mẹ không xem con là con gái của mẹ rồi.

Bà Nhàn xoa đầu Hoài An:

– Mãi mãi con vẫn là con gái yêu của mẹ. Nhưng thật sự, là mẹ không có tâm sự gì cả.

– Sao lại không? Chẳng hạn như là những hồi ức về cha con nè. Về tình yêu của cha và mẹ nữa.

Bà Nhàn bối rối:

– Mẹ! .... mẹ ....

– Đó thấy không, con đã bảo là có mà.

Bà Nhàn lặng thinh. Hoài An lay bà:

– Mẹ! Mẹ nói đi. Ngày xưa mẹ có yêu cha con nhiều hay không?

Bà Nhàn lắc đầu:

– Mẹ không biết.

– Sao lại không biết? Nếu mẹ không biết yêu thì làm sao mà lại có con chứ!

– Mẹ! Mẹ .... Mẹ không biết thật sự mà. Con đừng có hỏi nữa.

Nhưng Hoài An đâu có để chịu bà yên. Cô cứ lay bà mãi:

– Con biết, con biết là mẹ biết. Mẹ nói cho con nghe đi. Tình yêu là gì hả mẹ?

Bà Nhàn như rơi vào trạng thái hoang loạn:

– Tình yêu! Tình yêu là gì hả con?

– Mẹ lại hôi ngược rồì. Nhưng mà ...

Hoài An bậm môi nghĩ ngợi:

– Thôi được. Nếu mẹ không nói thì con nói nghe mẹ:

Một chút hốt hoáng hiện lên trong mắt bà Nhàn:

– Con biết tình yêu là gì hả?

Hoài An cười ranh mãnh:

– Sống trên đời đã là con người ai mà không biết đến tình yêu hả mẹ?

Trái tim bà Nhàn như đập hoảng loạn hơn:

– Thế con đã yêu hay chưa hả Hoài An?

– Chưa!

Cái lắc đầu và một tiếng ''chưá' của Hoài An làm giảm nhẹ đi sự lo lắng trong lòng bà, Hoài An vẫn vô tư:

– Nhưng con đang tìm hiểu.

– Vậy con biết gì về tình yêu hả?

Hoài An cố làm ra vẻ quan trọng:

– Tạo hóa sinh ra con người ban cho họ sự sống hạnh phúc và tình yêu. Đó là một kiệt tác không có gì sánh được.

– Nhưng tạo hóa vẫn sai sót khi tạơ ra con người và tình yêu con ạ.

– Đó là điều gì vậy mẹ?

– Tạo hóa tạo tình yêu nhưng không cho hai người yêu nhau cùng nhìn về một hưóng. Con người không có hạnh phúc trọn vẹn bởi sự nghi ngờ lọc lừa và phản bội.

– Sao con lại nghe những thi nhân người ta ca ngợi tình yêu thật nhiều. Họ bảo khi yêu thì ta yêu thật cuồng nhiệt, độ lượng, khoan dung và sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu.

– Đó là một tình yêu chân chính, nhưng cũng có những con người lợi dụng tình yêu để thực hiện những điều nhỏ nhoi, ích kỷ cho riêng mình.

– Vậy tình yêu của mẹ thuộc loại gì hả mẹ?

Bà Nhàn xua tay như muốn kết thúc câu chuyện:

– Cha con đã chết. Người chết, kể như đã hết. Không có gì để nói cả.

Hoài An làu nhàu:

– Lần nào thì mẹ cũng kết thúc câu chuyện bằng một câu như thế cả. Chết không có nghĩa là hết. Người chết cũng phải có một cái gì đó lưu lại cho đời sau. Tại sao cha con chết mà mẹ vẫn không có di ảnh để mà thờ phụng? Con không biết là mình giống cha hay là giống mẹ nữa.

Mặc cho Hoài An nói bà Nhàn vẫn không tiếp lời. Bà thúc giục:

– Thôi! Di tắm rửa rồi vào ăn cơm với mẹ. Vừa đi học về là đã lo tranh mận với mẹ rồi.

– Mẹ đừng quên con bây giờ là một nữ sinh trung học. Con sắp tốt nghiệp phổ thông, con đã trưởng thành rồi. Con đã mười tám tuổi rồi đó.

– Mười tám tuổi.

Nét mặt bà Nhàn bỗng như hoảng loạn:

– Con ... Hoài An. Con mười tám tuổi rồi hay sao?

– Mẹ! Mẹ chưa già mà đã quá lẩm cẩm rồi. Mẹ quên đến tuổi của đứa con gái độc nhất của mình sao?

– Không phảị .... nhưng ... mới đó mà đã mười tám năm rồi hay sao?

– Mẹ! Mẹ ca cẩm điều gì vậy?

Bà Nhàn gạt phăng:

– Thôi! Đi tắm đi rồi ăn cơm. Tối rồi ôn bài chuẩn bị kỳ thi nữa.

– Dạ.

Hoài An biết tính mẹ. Lần nào đề cập đến cha là y như mẹ có điều muốn giấu. Cô không biết rốt cuộc là mình có cha hay là không nữa. Hoài An thở dài rồi làm theo lời mẹ. Bởi vì cô biết rằng có hỏi mẹ cũng chẳng nói gì thêm.

Hoài An đi rồi bà Nhàn thẫn thờ với chính mình:

– Mười tám năm. Mới đó mà đã mười tám năm. Mới đó mà đã mười tám năm rồi hay sao? Mười tám năm trôi qua như là một giấc mộng. Mười tám năm ...

Ngày ấy như hiện ra trước mắt của bà ...

... Ngày ấy trong làng Nhàn không đẹp lắm nhưng cũng khá sinh, cô và đám bạn lớn lên với ruộng đồng, dầm mưa đãi nắng, cày sâu cuốc bẫm. Vừa chớm bước vào tuổi thiếu nữ, tóc chưa kịp xanh, dáng đi chưa kịp uyểu chuyển, đôi mắt chưa kịp đen lay lay đôi má chưa kịp đỏ hồng đã đến với thiêu chức làm vợ, làm mẹ. Rồi thì sau đó lại tất bật chuyện cày cấy lèo lái chèo chống giang san nhà chồng.

Nhận bỗng thấy sợ cái điệp khúc mà thời gian cứ lập đi lập lại cho mỗi thế hệ. Và Nhàn cũng như các thiếu nữ trong làng, cũng có người để ý, ngõ lời muốn đem trầu cau dạm hỏi:

Điều vui tính, cần cu, chịu thương, chịu khó. Nhưng khi Nhàn lấy chồng, Nhàn không muốn người chồng của mình chỉ đứng lại có thế. Là thanh mên nhất định phải có óc cầu tiến Nhàn nhiều lần thăm dò anh:

– Anh có nghĩ là một ngày nào đó chúng ta sẽ sống khác hơn hôm nay không?

– Nhàn muốn nói gì anh không hiểu, tại sao phải sống khác chứ?

– Nhàn nghĩ là suốt cuộc đời chúng ta với cái cày, cái cuốc với đồng sâu ruộng cạn thì tương lai của chúng ta sẽ mãi không thoát ra được cái nghèo, cái lạc hậu được.

Giọng Điền có vẻ bất mãn ...

– Ý Nhàn là Nhàn đang chê cái quê mùa, chân chất của mình chứ gì. Nhàn đang nhìn ra xa hơn là cuộc sống mới ngoài thành phố. Nhưng đứa con gái nhởn nhơ trên phố, học đòi xa hoa để rồi cuối cùng là ...

Điền đưa cánh tay lên tỏ vẻ không muốn nọi điều mình đang nói:

– Cuối cùng là ''bán thân nuôi miệng'' mà thôi.

Nhàn phản kháng:

– Anh đừng nhìn đời, nhìn người bằng con mắt hẹp hòi, ích kỷ như thế.

Chúng ta hướng tới cái mới để cải thiện cuộc sống mà thôi. Anh xem bây giờ người ta còn đi ra nước ngoài để hợp tác lao động nữa. Đừng nói chi đến chuyện lao động trong nước.

Tuy Nhàn nói có lý nhưng Điền vẫn giữ ý kiến của mình:

– Nhà chỉ có mình anh là trai, anh phải ở nhà chăm lo mấy mảnh vườn, mấy công ruộng ngoài bưng. Anh còn có bổn phận phải lo thờ cúng tổ tiên chăm sóc phần mộ ông bà.

– Anh không thể đi được.

Nhàn nghe Điền nói mà ngao ngán. Cô nghĩ thầm:

– Mấy mảnh vườn, mấy công ruộng của anh còi cọc cây trái. Muốn có của hưởng phải bỏ công lao động, cải tạo lại, còn ngôi nhà ngói cũ kỹ của anh đã kêu ken két bởi sức đè nặng của thời gian. Điền tưởng rằng những thứ anh thừa hưởng là tuyệt vời thật hay sao?

Thấy Nhàn lặng thinh, Điền thúc giục:

– Em trả lời anh đi.

– Điều gì chứ?

– Thì chuyện anh hỏi cưới Nhàn đó. Nhàn có bằng lòng hay không?

Nhàn thấy thất vọng vô cùng về Điền. Tại sao anh không hiểu cho cô chứ?

Tại sao lại đặt vấn đề cưới hỏi vào lúc này chứ.

Điền vẫn thúc giục Nhàn:

– Em trả lời anh đi Nhàn.

Nhàn phân vân lưỡng lự một lúc rồi nói:

– Anh có thể chờ Nhàn thêm một thời gian nữa hay không?

Điền tỏ vẻ chán nản:

– Anh có thể chờ nhưng gia đình anh thì không. Còn mấy mảnh vườn mấy công ruộng nhà anh cũng không thể đợi mãi, bàn tay người đàn bà cùng vung vén.

– Thì ra là thế. Anh cưới vợ không phải vì tình yêu, vì hạnh phúc của anh mà là vì gia đình. Vì anh cần có gia đình. Vì anh cần có người lao động để đem kết, quả cho mấy mảnh vườn mấy công ruộng của anh. Anh cần cái đám cưới để hợp thức hóa cái việc làm không công của người bạn đời của mình.

Nhàn nói quá lời rồi. Ở đây mọi người ai cũng thế cả mà. Nhàn xem cùng trang lứa chúng ta đã có người ăn nên làm ra, con cái đề huề.

Nghe Điền nói mà Nhàn thấy ngán ngẩm, về làm vợ anh thì Nhàn cũng sẽ như mấy đứa bạn đã đi lấy chồng, quần ống thấp ống cao ì ạch suốt ngày ngoài đồng. Nhàn không muốn thế, Nhàn phải sống khác hơn. Nhàn có quyền được sống cho mình mà.

Nghĩ thế Nhàn thẳng thắn với Điền:

– Nếu Điền và Nhàn đã không cùng chung ý tưởng thì kết hợp với nhau cũng có tốt đẹp gì.

– Như vậy có nghĩa là em từ chối tôi phải không?

Nhàn cúi đầu:

– Biết nói thế nào cho anh hiểu đây?

Nhàn không cần phải nói bởi vì tôi không phải là đối tượng của Nhàn. Nhàn sống thực tế nhiều hơn tôi tưởng.

– Nhàn chỉ muốn sống khác đi một chút thôi.

– Nhàn như cou chim thích bay ra trời rộng. Còn tôi, suốt đời chỉ muốn sống trong cái tổ nhỏ ấm cúng của mình. Thôi thì chúc Nhàn đạt thành những gì mình mong muốn.

Nhàn chợt thấy buồn, thấy tiếc nuối cái tình cảm mà mình vừa đánh mất.

Nhưng lỗi ấy không phải do Nhàn mà là do Điền. Anh không biết tôn trọng không biết sống cho lý tưởng của tình yêu. Anh có một quan niệm quá hẹp hòi.

Tại sao lại bắt buộc người yêu mình phải cùng cực với mình quanh năm bên ruộng rẫy chứ? Nhàn chỉ muốn được đổi đời thôi Nhàn đâu có tội tình gì.

Nhàn đứng nhìn theo bóng Điền đi ra mà tự an ủi cho mình.

Bên nhà Điền đang tưng bừng tổ chức lễ cưới cho Điền. Vợ của Điền cũng là một cô bé vừa mới nứt mắt ra ở xóm dưới. Nhàn thấy buồn nhưng không hề tiếc nuối.

– Mỗi người đều có một lý tưởng mà.

– Lẩm bẩm cái gì đó bồ?

Cái đập vai của Thủy làm Nhàn giật mình. Thủy nhìn Nhàn như dò xét:

– Buồn hả?

Nhàn lặng thinh. Thúy tiếp lời:

Nhàn thật là mâu thuẫn. Không thuận làm vợ người ta thì người ta lấy vợ khác, buồn làm quái gì?

– Nhàn đâu có buồn về chuyện đó.

– Vậy cớ sao mà buồn?

Nhàn đang suy nghĩ tới ngày mai, tới tương lai của mình.

Thủy cũng thở dài:

– Có gì mà nghĩ chứ? Chúng ta cũng như bao người con bơái ở đây. Cứ sống với ruộng đồng hết tuổi thơ thì thành đàn bà.

– Nhàn không muốn thế. Nhàn không muốn phí đi cái tuổi trẻ sôi nổi đầy sức lực này. Ai cũng phải làm vợ, làm mẹ nhưng không phải là lúc này:

– Ý Nhàn tính sao?

– Nhàn muốn ra phố xin việc làm.

– Hả?

– Thủy trố mắt. Nhàn lặp lại lời nói của mình:

– Nhàn muốn ra phố xin việc làm.

– Ra phố?

– Phải.

– Nhưng chúng ta đâu có quen biết ai ngoài đó. Nghe nói ở ngoài đó lừa đảo nhiều lắm. Mình sợ lắm.

– Thủy đừng lo. Chị Bảy Tâm ở xóm trên đã hứa giúp cho Nhàn rồi.

– Chị Bảy Tâm nào vậy hả Nhàn?

– Chị Bảy là con của bác Tư Dương ở đầu xóm đó.

Thủy gật gù:

– Mình biết rồi, nhưng nghe đâu chị ấy không tốt lắm.

– Chị ấy là chủ một quán ăn người ra kẻ vào tiếng đồn cũng không có gì là lạ.

– Nhàn định đi thật à?

Nhàn thở dài:

– Chứ ở đây làm gì?

– Mình hỏi thật Nhàn nghe.

– Thủy nói đi.

– Nhàn có yêu anh Điền không?

– Cũng có thể mà cũng có thể không.

Thủy ngạc nhiên:

– Sao lạ vậy?

– Mình cũng không biết. Nếu có tại sao mình lại từ chối lời cầu hôn của anh ấy? Còn nếu không thì tại sao mình lại buồn khi anh ấy đi cưới vợ?

– Nhàn lại tự mâu thuẫn với chính mình rồi.

– Vì vậy Nhàn muốn rời khỏi nơi này một thời gian để lấy lại quân bình cho mình.

– Còn bác Tư? Nhàn nỡ để bác ấy sống cô quạnh một mình hay sao?

Tiếng thở dài của Nhàn thườn thượt:

– Đành thế thôi. Mình đi làm một thời gian hy vọng sẽ dành dụm một số tiền để sửa lại cho mẹ căn nhà đã xiêu vẹo rồi.

– Nhàn đã quyết định rồi thì mình cũng không biết phải làm sao. Đành vậy thôi.

– Nhàn đi rồi. Thủy hãy giúp mình an ủi mẹ.

– Nhàn yên tâm, mình sẽ hết lòng chăm lo cho bác như Nhàn còn ở nhà vậy.

Nhàn rưng rưng nước mắt:

– Cám ơn Thủy. Thủy tốt với mình quá:

Thủy ôm vai Nhàn:

– Sao Nhàn nói vậy? Chúng ta từ thuở nhỏ đã cùng chia sẻ buồn vui với nhau. Chuyện của Nhàn cũng là chuyện của Thủy mà.

Nhàn thật sự cảm động trước tấm chân tình của người bạn nhỏ, cô nắm chặt tay Thủy mà không nói nên lời.

– Bao giờ Nhàn đi?

– Tối mai Thủy hốt hoảng:

– Sao lại là tối?

– Mình trốn mẹ mà.

Thủy trố mắt:

– Sao? Bác Tư không biết Nhàn định đi làm hả?

Nhàn lắc đầu:

– Nhàn không dám cho mẹ biết. Vì nếu mẹ biết mình không thể nào đi được.

Thủy tự lự:

– Nhàn có thể không đi được không?

Nhàn lắc đầu:

– Nhàn muốn đổi đời. Nhàn không muốn quanh năm sống mãi với ruộng đồng, cày cấy quanh năm chỉ ba cọc ba đồng.

– Nhàn đi nếu thành công thì không nói gì. Còn nếu có thất bại hãy quay về nơi đây. Quê hương và tình mẹ môn mở rộng vòng tay đón bạn.

Nhàn ngậm ngùi.

– Thủy, mình môn mang theo tình cảm của Thủy để làm hành trang trong thời gian xa xứ.

– Nhàn, chúc Nhàn thành công theo ý nguyện.

– Mình cũng mong như thế. Tạm biệt bạn.

Thủy nắm chặt tay Nhàn:

– Tạm biệt.

Đôi bạn nhỏ ngậm ngùi chia tay nhau trong quyến myến. Rồi mai đây mỗi người một ngã biết nếu làm sao với bao may rủi trong đời. Thôi cũng đành phó mặt cho đòng đời đưa đẩy.

Nhàn ra đi với bao ngậm ngùi và ước vọng thiết tha. Công việc của Nhàn cũng rất nhẹ nhàng hàng ngày cô dậy từ lúc bốn giờ sáng để cùng chị Bảy nấu nướng, pha chế thức ăn. Chị Bảy là một phụ nữ đẫy đà vui tính lại có duyên nên rất được lòng khách. Mùa nào thức ăn chị xoay đủ món, đủ mùa hợp khẩu vị của khách nên quán chị lúc nào cũng đông khách. Nhàn môn sát bên chị học và nấu nướng cùng chị.

Chị Bay khen:

– Em khéo lắm. Sau này sẽ giỏi nấu nướng đó.

Nhàn cười thẹn.

– Em cám ơn chị thương dạy nên dỗ chớ em đâu có biết gì.

– Đành rằng thế. Nhưng nếu ngọc không quý thì dẫu có mài dũa mãi nó vẫn không sáng lên được. Em cố gắng giúp chị tháng sau chị sẽ tăng lương cho.

– Ấy chết. Chị đừng làm vậy. Em áy náy lắm. Em mới vào làm mà đã được chị cho nấu nướng pha chế là hậu đãi lắm rồi. Còn mấy chị ở đây làm đã lâu mà vẫn còn phải bưng bê dọn rửa.

– Tụi nó làm sao mà sánh được với em. Vụng về lắm. Bưng thức ăn, rửa chén bát có đôi lúc còn chưa vừa mắt. Làm sao mà cho vào đây được.

Nhàn cảm thấy vui vui với cái công việc này. Ở quê, Nhàn có muốn nấu nướng cũng không có dịp. Chút vương vấn, nuối tiếc với làng quê biến mất.

Nhàn thấy thích cái không khí náo nhiệt của phố xá. Đã sống kham khổ, nay được bồi bổ với những bữa ăn đủ, dinh dưỡng. Nhàn đẹp hẳn lên, da dẻ hồng hào, đôi má mịn màng, mắt đen láy láy. Nhiều thực khách đến quán ăn đã nhìn Nhàn với đôi mắt náo nức.

Mấy tháng qua Nhàn đã dành dụm được một số tiền khá lớn. Cô bí mật gởi về cho Thủy nhờ cô sửa sang lại căn nhà cho mẹ. Sau khi Nhàn trốn đi, bà Tư rất giận. Bà cho cô là đứa con bất hiếu, không nghe lời cha mẹ dạy.

– “Giấy rách cũng phải giữ lấy lề” cô đang học đòi xa hoa của những người phố thị.

Mẹ nói thế là rất oan ức cho cô. Cô nào nghĩ thế. Ước mong của Nhàn là được đổi đời cô chỉ mong có một số tiền đề đem lại cho mẹ cô một đời sống sung túc mà thôi. Cô không phải bất hiếu mà là muốn báo hiếu cho mẹ để mẹ an Nhàn trong lúc tuổi già.

– Rồi mẹ sẽ hiểu mình thôi.

Nhàn tự nhủ và an ủi cho mình. Cô tiếp tục công việc mà chị Bảy tin tưởng và giao phó.

Một hôm Nhàn đang lúi húi nấu nướng thì chị Bảy khều tay cô nói nhỏ:

– Nhàn! Em có thấy gì không?

Nhàn giật mình:

– Cái gì vậy chị? Thức ăn có vấn đề hả?

Chị Bảy lắc đầu:

– Không phải thức ăn mà là cái anh chàng đang ngồi ngồi ở bàn số bốn đó.

– Sao vậy chị?

Nhàn hỏi mà không ngẩng đầu lên:

– Anh ta mỗi ngày mỗi đến cứ nhìn em lom lom vậy. Bộ em có quen anh ta hả?

Nhàn ngước mắt lên nhìn về chiếc bàn mà chị Bảy nói. Nhàn giật thót người khi chạm phải cái nhìn sáng quắc như hai mồng điện của anh ta.

– Có quen không hả?

Nhàn lắc đầu:

– Em không biết.

– Như vậy thì đúng rồi.

– Đúng gì hả chị?

– Anh ta đang để ý em.

– Đâu có. Em đâu có quen biết gì anh ta đâu mà để ý chứ.

– Ấy! Em đừng cãi chị. Chị có kinh ughiệm hơn em mà. Vừa nhìn qua là chị biết anh ta muốn gì rồi. Em chịu hôn? Chị làm mai cho.

– Chị biết anh ta hả?

– Biết.

– Anh ta là ai vậy chị?

– Bộ em cũng để ý anh ta hả?

Đôi má Nhàn đỏ bừng lên:

– Đâu có, tại chị nói thì em hỏi cho biết vậy thôi.

– Anh ta ở nhà trọ bên kia đường kia. Ăn cơm tháng ở đây nên quen.

– Anh ta làm gì mà ở trọ vậy chị?

– Nghe nói anh ta cũng ở quê lên thành phố để đi làm.

– Anh ta làm gì vậy chị?

– Ban đầu thì làm thợ hồ. Sau nghe nói được lòng ông chủ nên lên làm cai.

– Đúng là một mẫu người có óc cầu tiến.

– Em thích anh ta rồi phải không?

– Đâu có. Em với anh ta có quen biết gì đâu mà thích.

– Rồi sẽ quen thôi mà.

Chị Bảy nở nụ cười bí mật Nhàn cũng đẹp những suy nghĩ bâng quơ để lo hoàn thành công việc của mình. Cô đâu mong gì hơn là được sống bình yên với bao ước mơ nho nhỏ của mình.

Nhàn bâng khuâng nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm mà nghe nỗi nhớ quê hương cồn cào dậy sóng trong lòng. Mỗi lần nghe buồn, nghe nhớ mẹ, nhớ nhà cô lại trèo lên sân thượng ngắm trời đêm. Khoảng sân trống vắng này như là của riêng cô. Một khoảng trời riêng này cô đành cho những đêm cô đơn, rồi vơi nỗi nhớ. Không ai xen vào làm chao động niềm tâm sự của người con gái phải xa xứ lìa quê tìm sự ngmệp.

– Nhàn! Nhàn buồn lắm sao?

Nhàn giật mình quay lại. Người ấy hiện ra trước mắt của Nhàn. Một thoáng sững sờ hiện lên trong mắt Nhàn. Môi cô run run:

– Anh! Làm sao anh lên đây được vậy?

– Chị Bảy chỉ cho anh lên vì anh biết em đang buồn.

– Chuyện tôi buồn vui đâu có liên quan gì đến anh.

– Nếu được thế thì anh đâu có ray rứt, dằn dặt với chính mình.

– Tại sao anh phải như thế?

– Nếu biết được tại sao thì anh không phải đau khổ với chính mình vì một tâm sự không nói thành lời.

Nhàn thở dài:

– Có lẽ chúng ta cùng chung tâm sự của những kẻ ly hương nên tương cảnh tương quan thôi. Có gì đâu.

– Ba tiếng ''có gì đâú' của em nghe sao xa vắng quá.

– Thì giữa chúng ta cũng đâu có thân tình.

– Không phải chúng ta mà chỉ có em thôi. Chớ còn anh thì vừa gặp em, biết được em anh đã nghe thương cảm trào dâng.

– Anh chỉ nói cho vui lòng em thôi, chứ còn sự thật thì mình chưa hề quen biết nhau, thậm chí em còn chưa biết được tên anh thì làm sao có chuyện đồng cảm chứ.

– Tại em vô tình thôi.

Nhàn cũng đã từng nghe chị Bảy nói về anh cai xây dựng này. Nhưng Nhàn không dám hỏi gì thêm thậm chí tới tên anh. Có lẽ là anh nói đúng. Cô đã quá vô tình.

– Xin lỗi anh. Đối điện nhau, anh biết tên tôi mà tôi chưa biết được hân hạnh biết tên anh.

– Anh tên Phát. Chấn Phát.

Nhàn cởi mở.

– Chúng ta có thể làm bạn với nhau chứ?

– Đó là sự mong đợi của anh bấy lâu nay. Nhàn chịu kết bạn với anh là hạnh phúc nhất rồi em còn gì.

Anh đừng nói quá lời như thế Nhàn có là gì đâu mà anh phải bận lòng.

– Nhàn đừng nói thế. Chúng ta hiểu nhau, tôn trọng nhau. Mình kết tình thân với nhau, chia sẻ cùng nhau bao buồn vui trong cuộc sống.

– Nhàn chỉ là cô gái quê mùa đâu có xứng với anh.

Chấn Phát lắc đầu:

– Sắc đẹp không chỉ hiện ở chiếc gương soi mà sắc đẹp chỉ tồn tại trong tình yêu thôi. Hãy tin tưởng ở tình yêu dù tình yêu bao lần đem sầu muộn cho con người.

– Nhàn nghĩ tình yêu như anh nói không phải là tình câm đơn thuần mà là thuyết. Nó phải mang một tình yêu trọn vẹn chớ không phải là sự duy trì nòi giống.

– Đúng. Nhàn cùng ý với anh về quan điểm đó. Tình yêu như ngọn đèn bừng sáng trong ta để nhìn thấy được những gương mặt bừng sáng vì hạnh phúc.

Nhàn như bị những lời lẽ của Chấn Phát thuyết phục. Cô nhìn anh sáng rực như hình ảnh một vị thần. Đó có lẽ nào là vị thần tình ái đã giáng xuống đầu cô tiếng sét ái tình. Anh có phải chăng chính là tình yêu cô mong đợi bao năm.

Đôi mắt Nhàn bừng sáng lên ngọn lửa tình yêu, Chấn Phát đến gần cô hơn, hơi thở anh như dồn dập hơn.

Nhàn! Đừng từ chối anh nghe em. Chúng ta từ muôn kiếp đã là của nhau rồi.

Vừa gặp em anh đã biết rằng em chính là một nửa còn lại mà anh đang tìm kiếm.

Nhàn như bị thôi miên bởi lời lẽ tha thiết của anh. Cô làm sao có thể nói được lời từ chối anh chứ. Làm sao cô có thể đè nén được tiếng mình cũng đang khao khát yêu thương.

Nhàn khẽ nép đầu vào vai anh thỏ thẻ.

– Đừng biến ánh đèn hạnh phúc thành ngọn 1ửa đau thương thiêu cháy mọi ước vọng nghe anh.

Chấn Phát vòng tay ôm qua vòng eo của người bạn tình. Anh từ từ cúi xuống trao tình cảm âu yếm nồng nàn lên môi Nhàn. Nhàn run rẩy đón nhận nụ hôn đầu đời cửa yêu thương.

Trên trời vài vì sao đêm nhấp nháy. Họ vẫn không rời nhau. Những ngón tay cứ bấu chặt vào nhau, môi vẫn trao cho nhau những chiếc hôn ngọt ngào. Dẫu rằng đôi môi họ đang khép kín vào nhau nhưng tình yêu đã giúp họ nói với nhau vạn lời.