Chương 1

Nước mắt ngấn tràn mi, Thư cắn chặt môi nhìn. Di An đang cài vội hàng cúc áo. Giọng anh ta bất ngờ đanh lạnh và gay gắt:

- Được rồi. Cứ viết sẳn đó đi, tôi ký. Cần gì phải nói nhiều.

Gườm gườm, An bước ra khỏi phòng. Tiếp theo là cánh cửa đóng sầm đầy bực tức. Việt Thư vẫn nằm im trên giường, lòng tê đắng và buốt lạnh, đếm bước giày ai đó khô khốc, xa dần….

Bâng khuâng, Thư đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ. Giấc ngủ buồn phiền cho ngày đến muộn. Không có một vệt nắng nào trong tiết trời se lạnh cuối đông. Chỉ có mấy sợi mưa ảm đạm. Thư nuốt vội nổi cay đắng vào tim, ôn lại những ngày qua với bao nổi ngột ngạt của ràng buộc, lễ nghi và khuôn phép. Những tình cảm bắt buộc, gượng ép và miễn cưỡng cứ giết lần mòn hạnh phúc lứa đôi. Xa lắm rồi những lời êm ái ngọt ngào của thời nào yêu nhau say đắm.

Tiếng cửa phòng xịch mở, Việt Thư hết hồn ngồi dậy lau vội nước mắt, thảng thốt gọi:

-Mẹ!

Thư thừa biết không phải là Di An thì chỉ có mẹ chồng mình mới có hành động tự nhiên đến vậy. Cuống cuồng Thư bỏ chân xuống đất, kéo lại drap giường, nhìn lại bộ đô phong phanh đang mặc trên người. Bà Quang liếc cặp mắt sắc như dao lên chiếc giường đôi vẫn còn bừa bộn gối chăn với cái nhíu mày khó chịu, nhưng giọng bà thì ngọt tựa mía lùi:

-Thấy con dậy muộn, mẹ không biết con có đau yếu gì không nên sốt ruột lên đây.

Thư quýnh quáng đặt chiếc ghế dựa sát cửa ra vào, nhẹ giọng phân trần:

-Con mời mẹ ngồi. Con….xin lỗi đã để mẹ phải lo, nhưng thưa mẹ, không có chi đâu, chắc tại đêm qua con thức hơi khuya nên sáng dậy hơi ngầy ngật một chút.

Vừa trở lại xếp vội cái chăn dày và lần nữa kéo thẳng cái drap giường, Việt Thư vừa cảm thấy xốn xang trước cái nhìn đầy xét nét của bà Quang, bà không ngồi xuống chiếc ghế Thư vừa đưa tới mà vẫn đứng nhìn Thư, giọng dịu dàng mát mẻ:

-Thôi, nếu con vẫn khoẻ thì mẹ còn đi lo công việc, hôm nay bên dì Bảy mời đám giỗ. Mẹ thấy thằng An nó đi làm từ sớm, mặt hầm hầm nên nghĩ là tụi con lại lục đục nữa rồi. Chuyện gì vậy Thư?

Việt Thư cúi gầm mặt, lí nhí:

Đạ….tại anh An nóng tính quá, chứ thật ra con chỉ góp ý rất nhẹ nhàng mẹ ạ!

-Mẹ hiểu. Nhưng dù sao con cũng nên khôn ngoan một chút Thư à. Đàn ông nào lại chẳng ưa sự mềm mỏng, ngọt ngào? Con có muốn góp ý, xây dựng nhau thì cũng nên lựa lúc nào chồng con vui vẻ. Mẹ biết thằng An nó quen chiều chuộng từ nhỏ rồi, quen sung sướng và được phục dịch nên không thể một sớm một chiều sống bên con mà nó có thể thích nghi ngay với ý con được.

Thư nghe mệt mỏi. Những lời tương tự như vậy cô nghe không biết đã bao lần sau chưa đầy hai năm trở thành con dâu duy nhất của bà. Không buồn phản đối, Thư lặng lẽ làm nốt phần việc của mình.

Bà Quang biểu lộ ngay sự khó chịu trên mặt, bà bước ra khỏi phòng Thư, nhưng chỉ được mấy bước bà đã quay lại cẩn thận dặn dò:

-Con xuống nhà ngay nhé. Mẹ đi à.

Đạ…mẹ chờ con tí thôi, con đưa mẹ sang bên ấy. Xong rồi con đi chợ luôn thể.

Bà Quang khoát tay lia lịa:

-Thôi khỏi. Mẹ cùng đi với con Tuyền. Trưa nay mẹ với nó ăn giỗ luôn bên đó, con đừng đợi.

Nỗi nhẹ nhàng chưa kịp thấm sâu vào từng suy nghĩ, Việt Thư đã rũ người khi nghe bà dịu dàng phán tiếp mấy câu:

-Con ở nhà lo chỉ vẽ cho con Tí, nó vụng về quá đi. Chiều nay có chú Sáu con ở dưới quê lên chơi. Biểu nó lo bữa ăn cho tươm tất. Hồi đám cưới tụi con chú cực nhọc đủ điều. Người ta nói “không cha thì đeo chân chú”…

Thư chịu trận đứng nghe bà nói. Những lời đối với cô thật khó nuốt trôi . Vậy mà trước đây, lúc yêu Di An, Thư đã tưởng mình sẽ cảm nhận được tất cả sự ngọt ngào trong bổn phận làm dâu và làm vợ. Không kịp cho bà nói hêt ý mình. Thư cất lời nhanh chóng sớm xong mọi việc:

-Thưa….mẹ định đãi chú món gì để con đi chợ sớm?

-Thì bữa cơm cả nhà ăn cho ra trò một chút. Con thêm món chi đó cho chú cháu nó lai rai.

Đạ…nếu mẹ biết chú Sáu thích nhất món gì mẹ bày cho con với. Con sợ hợp khẩu vị anh An, còn chú thì lại chê.

Bà Quang cười không tròn nụ:

-Ai lại chê cháu dâu bao giờ? Thôi được, con làm món cá lóc chiên xù cuốn bánh tráng chấm mắm nêm.

-Cá lóc ở dưới quê thiếu chị Hay là mình làm món gì khác cho lạ miệng chú một chút được không mẹ?

Việt Thư nhỏ nhẹ góp ý, nhưng bà Quang đã một lần nữa biểu lộ sự bất bình:

-Chú ưa món đó, lúc ba con còn sống, hai anh em vẫn thích gói bánh tráng với món cá nướng trui. Bây giờ con chiên đã là lạ miệng. Khéo làm món nước chấm nghe con.

Thư không muốn nói gì thêm. Tưởng tới công việc bếp núc lại ngốn trôi một ngày qua đi trong vô vị. Thư lại thầm trách Di An đã chẳng cảm thông cho cô mà còn trở chứng đủ điều. Tại vì ai mà Thư phải khép mình trong công việc, bổn phận với trăm thứ lễ nghỉ Cuộc sống thực tế đã giêt chết mộng mơ trong tâm hồn cô sinh viên đa sầu, đa cảm thuở nào.

Vẫn chưa yên tâm lắm, bà Quang còn cẩn thận dặn thêm:

-Lát đi chợ, con tranh thủ ghé qua chỗ bán gạo biểu họ mang gạo tới. Con nhớ chọn loại gạo ngon cơm. Gạo kỳ rồi được cái trắng sốp, nhưng ăn nhạt thếch, không có vị đâm đà. Đồ ăn không ra gì, nồi cơm ngon cũng dễ nuốt.

Đạ.

Thư không biết nói gì hơn tiếng đó. Cứ cúi đầu vâng dạ là xong. Ưa phiền, mệt mỏi lẩn chán chường nhiều lúc làm cho Thu chỉ còn muốn sống trong câm lặng. Cứ như khờ, như dại lại hay hơn, nhưng khốn nổi những lời xa xôi cứ làm Thư khó chịu và cảm thấy bị dày vò.

Ở dưới nhà đợi mẹ hơi lâu, Bích Tuyền cũng vội lên lầu, tìm vào phòng Việt Thư vừa lúc nghe bà Quang nói:

-Trưa nay thằng An về, con nhớ nhắc nó chiều tranh thủ về sớm nghe Thư.

Bối rối, Thư ấp úng:

-Vâng, thưa mẹ. Nhưng con sợ trưa nay anh ấy lại chẳng về nhà.

Tuyền lạnh lùng chen vào, nét mặt nghênh nghênh nhìn chị dâu mình khi cô thảy chiếc xắc tay xuống bàn:

-Thì gọi điện tới cơ quan. Chị làm như là khó khăn lắm vậy.

Bà Quang chẳng mắng sự xấc xược, chanh chua của con gái mà còn nói thêm, vẫn với giọng thật nhẹ nhàng:

-Vì sao? Hai đứa lại lục đục chớ gì? Mẹ nhớ lúc chưa cưới con, thằng An ngoan lắm, giờ chẳng hiểu sao mà nó cứ hay bỏ cơm nhà, nhậu nhẹt say sưa. Thư à! Thương con, mẹ nói con đừng giận mẹ, chiều chồng chẳng xấu hổ mặt nào con ạ, những lúc nó nóng giận con càng phải dịu dàng hơn.

Có nghĩa là Thư quá vụng về trong cư xử? Có nghĩa là vì Thư nên Di An mới trở thành con người bê tha, hư đốn? Cũng vì Thư nên Di An mới chán chường? Tự nhiên Thư nghe mắt mình cay nồng một nổi xót xa, chua chát. Vâng! Ai muốn nghĩ sao cũng được, biện minh làm gì để càng cay đắng và héo rũ thêm thôi.

Bích Tuyền quàng vội túi xách lên vai. Cô kéo thẳng cái áo pull màu xanh lá mạ, lơ đểnh nói, mà lòng như thoa? mãn ngấm ngầm:

-Thôi được rồi, mẹ Ơi, trưa trời trưa trật rồi. Vậy mà con tưởng có chuyện gì quan trọng lắm nên mẹ mới chịu khó leo lên một lượt mấy chục nấc thang lầu như vậy lên tận nơi đây.

-Mẹ tưởng chị Hai con không khoẻ. Với mẹ cũng biết thằng An vốn cộc cằn nên hơi lọ Thấy nó hầm hầm đi ra cửa, tưởng đâu lại kiếm chuyện nện cho chị Hai mày một trận rồi. Lúc sáng, mẹ đã nghe tụi nó cải vã nhau ở trên này.

Thư cúi mặt, rưng rưng.

Tuyền trề môi, ngũng ngoẵng quay đi:

-Ảnh chỉ đều lớn hết chứ nhỏ nhít gì đó. Lâu lâu cũng nên “mè nheo” một chút. “Thương nhau lắm, cắn nhau đau” chớ bộ. Ông An thì chỉ giỏi tài bắt nạt con thôi, chớ cưng chiều vợ một cây, mẹ khéo lo.

Thư giương to mắt nhìn Tuyền rồi cười héo hắt. Những lời mát mẻ đó Thư nghe quá nhàm tai. Mấy lúc nói được những lời “cao siêu” đó, Tuyền lại như kiêu hãnh ngấm ngầm. Có điều, những lúc có mặt Di An thì Tuyền lại xếp rẹ Chẳng biết đó là do cái uy của một người anh trai đầy bản lĩnh đối với cô em gái, hay là cái “uy” của kẻ hái ra tiền trong một gia đình?

Thư thầm cười với ý nghĩ của mình. Có lẽ giờ mắt Thư không còn đỏ nữa? Với Di An, Thư yếu đuối, dễ xúc động bao nhiêu thì đối với những người thân yêu của anh ấy càng dửng dưng. Sự trơ lì đôi lúc làm Thư thoáng sợ hãi, thoáng khinh bỉ. Rồi càng ngỡ ngàng hơn với chính mình.

Như mới vừa rồi đây, ấm ức không chịu được. Chính Thư đã đề nghị với Di An chuyện ly hôn. Anh ấy đã chẳng phản đối, chẳng vỗ về Thư mà còn cáu tiết buông ra những lời thách thức. Chẳng lẽ đã hêt thật rồi sao với chưa hơn ngàn ngày chung sống bên nhau? Chẳng lẽ hôn nhân đã không còn cho phép cô gái được làm người tình bé nhỏ của người yêu nữa? Chia tay ư? Chuyện đổ vỡ sẽ khủng khiếp lắm chớ, đối với một người đàn bà còn rất trẻ như Thự Vậy mà giờ đây, đứng trước mặt mẹ và em gái của Di An, Việt Thư lai cảm nhận một nổi nhẹ nhàng đến thanh thản khi nghĩ đến lúc nếu cô và Di An thật sự buông trả đời nhau, chẳng còn gì để bận lòng với nhau nữa.

Không! Dường như trong tận cùng tâm hồn, Việt Thư vẫn nhận rõ rằng sự nhẹ nhàng đó làm lòng Thư buốt đau và tê dại. Phải. Thư không thể dối lòng. Rằng cô yêu An. Thứ tình mơ mộng xưa giờ càng thấm sâu hơn trong nghĩa vợ chồng.

Lặng lẽ bước vào toillete làm vệ sinh buổi sáng. Việt Thư bỗng nghe lòng mình tê đắng. Buổi cơm trưa nay chắc chẳng có mặt Di An. Buổi chiều nay nếu có về, anh ấy, lại bận bịu với khách gia đình. Thư chẳng tìm được chút mảy may sung sướng trong vai trò nội trợ chiều naỵ Một chút rượu có thể làm Di An có vẻ “đàn ông” hơn. Nhưng khi quá chén, Di An không còn là An nữa. Thư bỗng nghe ngán ngẫm khi buộc lòng phải nghe những lời Di An bật ra trong cơn chếch choáng. Những lời mà sáng hôm sau có thể An không còn nhớ gì nữa, nhưng nó không làm sao rửa sạch được trong đầu của Việt Thự Và Việt Thư phải nghĩ đến bao nổi đắng cay, khắc khoải, với nổi xót xa, khi tự ái bị dập vùi một cách thảm thương.

Thư biết rằng Di An rất có hiếu, và anh luôn tôn trọng đến từng cái tệ hại nhất của gia đình. Dĩ nhiên Thư không có quyền phê phán.