(Thư gửi cho bạn)

Ngao ngán cho thân phận má hồng

Nghìn thu khôn xiết nỗi long đong.

Lời thề non nước lời thề hão,

Cái kiếp phong trần cái kiếp chung.

Câu lý sượng sùng khi gió thổi,

Chén quỳnh lai láng lúc trăng trong.

Năm năm tháng tháng ngày ngày những,...

Cho chán rồi ra cũng một chồng.

T.H.

Giang hồ từ thưở mười lăm,

Đến năm mười chín còn nằm trong xuân.

Xuân kia còn độ mấy lần,

Tấm thân phơi chốn bụi trần mà thương.

H.V.

"Nửa đêm hôm 13 tháng Chạp năm Kỷ Mùi.

Cậu Phong,

"Từ hôm em vào nhà thương đến nay, thấm thoát đã ngót một tháng trờị Ngày nào cũng như ngày nào, chỉ những ăn cùng ngủ, những lo cùng phiền, trước mắt bên tai đầy những cảnh não nùng trong nhà dưỡng bệnh, ngày thì đinh tai tiếng lũ điên kêu khóc, đêm thì rền rĩ tiếng người bệnh quanh giường. Buồn ra ngắm cảnh thì cảnh chỗ nào cũng như đầy những tử khí ở chỗ gần đất xa trời này.

"Mấy hôm nay trời âm u mây phủ, cây khô lá úa, gió bấc mưa dầm, hình như ai đã đem cảnh buồn thiên nhiên mà pha lẫn với buồn nhân tạo để vẽ bức tranh ủ dột của nhà thương cho được hoàn toàn. Cả ngày em chỉ trùm chăn mà ngậm ngùi thế sự, mà than thở nỗi lòng; chốc chốc nghe tiếng giầy xịch cửa đã tưởng cậu vào thăm, mở chăn ra thì chỉ thấy người đâu đâu vào thăm ai ai cả...

"Hôm qua nghe thầy Mậu nói chuyện em mới biết cậu còn ở đây nếu không đã tưởng cậu về Nam rồi, vì đến hơn chủ nhật nay không thấy bóng người yêu đâu cả. Lúc thầy Mậu vào thấy em đương ăn cơm (cơm nhà thương thì cậu còn lạ gì!) thầy ấy hỏi rằng: "Cô chịu khó ăn cơm trong này được nhỉ, mấy hôm nay có ai vào thăm không?". Nghe câu hỏi mà em những đau lòng, ứa nước mắt quay đi gạt thầm mà gượng trả lời rằng: "Thưa thầy, em không muốn phiền người nhà". Nhưng cậu ơi! Như em thời lấy ai vào thăm, chị em bạn hát thì một chủ nhật một lần là nhiều, còn những ai ai thì đừng trông mà mỏi mắt! Người đời như chúng em chỉ có người yêu, người chuộng, người "thờ" lúc còn khoẻ mạnh, lúc mơn mởn tơ đào mà thôi, còn ra khi son phai, phấn nhạt, khi liễu ủ hoa sầu, khi đau yếu một mình vò võ chốn nhà thương thì tình nhân đã "bổng tếch tềnh tang" đâu hết cả.

"Em cảm đến tình thương người, lòng thủy chung của cậu nên em xin người "anh-phi-mê" (#1) một mảnh giấy mà thổ tận can tràng bằng mấy chữ bút chì, cậu đừng trách em nhá.

"Đêm đêm em nằm em nghĩ, nghe tiếng gió vù vù, giọt mưa thánh thót mà nhớ khi ai với cậu, cậu với ai trò chuyện suốt đêm ở trong túp tranh bên gốc me đường Phố ấp.

"Em lại nhớ lúc trời mưa đường lội, em mệt nằm trong màn bên ngọn đèn mờ, thấy cậu lững thững đi vào, mũ ướt giầy bùn, chân bước miệng cười, lại bên giường em, rồi móc túi áo tơi lấy hai thang thuốc treo lên sào màn. Cậu ơi, những khi em mệt thế này, em hình như trông thấy hai thang thuốc giấy trắng chữ đỏ treo lơ lửng ở kia. Hai thang thuốc ấy chẳng đáng mấy mươi mà em yêu, em quý vô ngần. Thôi thì không còn gì bằng nữạ Những khi người đưa đi thử nhẫn Gôđa (#2), đi chọn gấm Hàng Đào, những khi thủy tiên cho từng lắp, nước huê tặng từng chai, những khi tiền cao su trả hàng đêm, vé rạp hát lấy hàng xếp, em coi cũng như không cả. Chẳng qua là một cách khéo trả tiền chầu hát mà thôi. Khi em được thế thì em dùng, em dùng cho xa phí, em dùng xong em cười người dạị Thật vậy, nếu không có cái dại, cái mê ấy, nếu không có những trận cười khuynh gia bại sản, trận cười bỏ vợ lìa con ấy, thì chúng em lấy đâu mà tiền tiêu quanh năm, lấy đâu mà huê hột áo quần. Cậu ơi, còn người mê, còn con hát, còn người mê, ấy thế rồi các ngài lại trách chúng em bạc! Đòi chân tình và chung tình của chúng em thì chúng em lấy đâu ra mà tặng các ngài được.

"Cậu ơi, thế mới biết hai thang thuốc của cậu là quí, làm cho em chưa uống mà khỏi, hứa với em bao nhiêu là chuyện vui ngầm cảnh thú riêng, ấy tình là thế, nghĩa là thế, ái ân là thế đó, cậu ạ!

"Em tuy nương náu bình khang mà có một cảnh ngộ riêng, là cái cảnh gạt thầm nước mắt trong tiệc rượu, cảnh chết trong ruột mà phải cười, bị người làm khổ mà phải chiều chuộng. Chắc trong đám chị em cũng có người gặp cảnh ấy, nhưng em được cái hân hạnh trời cho tỉnh ngủ. Trong giấc mộng, mười mấy năm nay nhiều phen thức giấc dậy mà ngắm chị em ngái ngủ nói mơ với quan viên bị thuốc mê chưa tỉnh.

"Cũng nhờ cái tỉnh ngủ ấy mà em vẫn biết em là ca nhi, em vẫn cứ thủ phận ca nhi, và khi người đời không ai hiểu giọt nước mắt của mình thì đừng khóc mà người ta ghét. Chả thế mà những khi em buồn em tìm đến nói chuyện với các bà cùng nằm một phòng thì ra họ cứ vờ đi hết. Họ biết em là ca nhi thì để riêng ra một xã hội, cho là thứ người bỏ đi, thứ người không hiểu luân lý là gì, thật thà là gì. Vâng! Phải lắm, em cũng biết vậy, có dám giận các bà đâu, chỉ trách các bà lòng còn khiếm chút từ tâm. Các bà chưa hiểu thấu được "giọt lệ hồng lâu" ra thế nàọ ừ, thật vậy, lừa tình bán nghĩa là nghề của chúng em, thương hão khóc huyền là việc của chúng em, nghề đã đến thế, việc bắt phải thế, không làm sao được. Vậy thì nên trách nghề mà không nên trách người làm nghề. Các bà thử nghĩ xem, người làm ruộng mà sợ bùn lấm chân, người mổ xẻ mà sợ máu dây, người buộc thuốc mà ghê ô uế, người coi ngục mà kinh hình phạt, thì làm trọn việc mình sao được. Các bà cứ cho thuốc bổ nhất định ích người, thuốc độc nhất định giết người, các bà chỉ hiểu cho một phía đời mà thôi. Chắc đâu trong chốn hồng lâu không có người tuy tài sắc kém Kiều mà cảnh ngộ, tâm sự cũng đoạn trường như Kiều vậỵ Còn như nghề tốt hay xấu, vị tất đã tại các em. Từ khi cha mẹ sinh đẻ, nhà cửa sa sút, mua đi bán lại biết mấy lần. Có học góp được chữ nào, có chút tư chất nào thì chỉ dùng ra mà nói mỉa và viết những thư như thư này, nghĩa là viết thư cho tình nhân mà thôi. Trên thế lộ nào ai đã cắm biển chỉ rõ đường hay, đường dở cho chúng em đi, khi chúng em đã đi lầm đường rồi, nào ai ra tay tế độ bắc cầu cho chúng em sang?

"Những gái kém giáo dục cho chúng em ở đời có hai cảnh: Một là thương yêu, hai là đau đớn. Em lại không biết hậu nhật là gì ư? Lắm khi đương ngồi trong tiệc rượu, đương kề trên tay tình nhân hết sức chiều chuộng mà đã thấy hậu lai rồi, thấy cảnh con hầu, sớm trưa lược đầu, khăn mặt, thấy cảnh đứng sau mành hay dựa cột nhà người, hễ khách đến thì trốn trong nhà mà pha nước, khách về thì ra dọn chén lau bàn. Văng vẳng đã nghe tiếng mắng dức mỉa mai của vợ cả cay nghiệt. Ai không gặp cảnh ấy thì lại bị nỗi dở dang, chăm chăm yêu mến chiều chuộng các ông rồi đến khi nhạt phấn phai son, khi quá yêu đến nỗi nhỡ nhàng thì các ông bỏ. Đã đẹp đẽ là chưa cái thân phận đàn bà! Lúc ấy kêu ai, đành ôm lòng ôm con mà đòi đoạn xa gần, chết đi thì tội với trời mà trở về thì chắc rằng cũng đến nhịn đóị Nếu ai sợ những cảnh ấy mà trọn đời cứ nương náu chốn bình khang thì lại đến cầu "sống thì tình chẳng riêng ai, hai tay thõng xuống là người tình không" mà cái khổ cũng chẳng kém gì hai cảnh trên vậỵ Vì em đã nói, chúng em chỉ ở được với đời khi còn khỏe mạnh, khi xuân còn mà thôi. ấy hậu nhật chúng em là thế, cần gì mà phải lo xa, mà phải giữ gìn; cho nên trong lòng có mấy chút ái tình chung tình nào thì cũng đến tiêu ma đi hết.

"Tại ai vậỷ Tại các ông ư? Tại chúng em ư? Tại cả, mà không tại ai cả. ấy vì cái nghề của chúng em thôi. Thật vậy, khi nổi danh tài sắc thì xôn xao oanh bướm dập dìụ Toàn thấy những kẻ yêu người quý. Những tiếng nỉ non dài ngắn, những câu thệ hải minh sơn, nghe đã đầy cả tai, coi thường như tiếng người hàng nước chào khách qua đường vậỵ Thành ra chúng em cũng chỉ lấy một tiếng chào khác mà đãi lạị Đến khi đã chán giọng đong đưa đã mỏi thói điên đảo, lòng đã nẩy ra một chút ái tình, muốn kiếm một lòng khác mà giãi bày tâm sự, thì thành ra như chuyện thằng chăn bò nói dối vậy: khi không có hổ đến thì kêu lên đánh lừa người lại cứu; khi có hổ thật thì tha hồ khóc gào không ai đến nữa! Chúng em chỉ vì dùng nhiều câu thề bồi quá, nên về sau phải ôm khối chung tình mà đau đớn ngậm ngùi cho đến khi tan nát hết.

"Thôi, người em còn yếu lắm, viết ngần này cũng đã mệt lắm rồi, xin để lần sau.

Người cậu thương: Lan Nương".

1.Tiếng Pháp infirmier: y tá.

2.Cửa hàng bách hoá lớn nhất Hà Nội lúc ấy, lấy tên viên toàn quyền Pháp để đặt.

Tạp chí Nam Phong,

số 51, tháng 9-1921

Hết