Có cơn gió cô độc thổi ngược từ sông vào, mang theo cả hơi nước nồng nồng, vị tanh mặn của cá. ấy! Chính là gió không mùa, mang vị phù sa dật dờ gào khan năm tháng ở bến sông sau làng tôi...

Lão Tạc khua mái chèo xuôi thuyền xuống bến lở. Đêm dữ dằn trông như một con cá kình lớn lăm le cứ đòi nuốt chửng lão. Bốn bề lặng ngắt rất đáng chê, trời đen như tấm thảm nhung, con thuyền của lão như có mắt. Cả khúc sông rộng lớn này lão thuộc như trong lòng bàn taỵ Kinh nghiệm mấy mươi năm sông nước chài lưới cho biết, con nước hoa mở đầu mùa hè là lúc kiếm ăn được. Lão đã dùng một bao tải rặt những bèo tây dải quanh bờ tạo ra bóng tối, thế là các chị cá cứ yên tâm mà vật đẻ. Dưới dải bèo, lão giăng những đường câu dích dắc, cứ vài gang tay một lưỡi rất bén. Cá đã vướng vào rồi thì chắc ăn mười mươi, những con cá thấy động nước, nhảy tung toé. Không cần suy nghĩ, nghe tiếng quẫy lão đã phân biệt được loại cá nào để bắt. Đôi tay thuần thục nâng nhẹ dây câu lên từng mảng, ngón chân cái chụm lại, một tay nhè nhẹ móc hai ngón tay vào mang cá, dù to mấy cũng hết cựa. Loại cá trê có ngạnh, lão lanh lẹ dùng dao tước khẽ trước đi. Nếu bị nó đánh trúng, chỉ có nước tháo vội lên bờ, ôm tay mà kêu trời đất. Còn với lão thì điều này ít khi vấp phải. Công việc của lão kiên tâm lần mò như ma suốt đêm trên bến sông. Sáng mai lão bán cá, mua gạo, muối, dầu đèn, ít rượu và không thể quên món chè xanh, rồi lão chở thuyền về nấu ăn xong thì khì khì đánh giấc.

Lão Tạc không rõ mình gốc rễ nhà ai và từ đâu đến đây. Người ta bảo lúc lão lên lăm, có người đàn ông thất thểu đem lão ra chợ và nói với ông quét chợ: "Tôi không phải là bố đẻ của nó". Một người đàn bà đưa cho tôi đứa bé đỏ hoe này. Rồi biến tăm tích. Ông lão quét chợ nuôi thằng bé đến năm mười tuổi thì mất bởi cơn gió độc. Nó đứng giữa chợ khóc và may gặp được ông Phong. Ông đặt tên nó là thằng Tạc. Khi Tạc đã là chàng trai hai mươi tuổi, ông Phong nhiều lần bảo: "Lấy vợ đi tao đi dạm cho một đám". Tạc nói: "Lấy vợ làm chi, không lấy". Có lần Tạc đã phát khùng với ông Phong. Được mấy năm sau thì ông Phong qua đời, Tạc làm chiếc thuyền có mái ra ở khúc sông. Trải qua mấy chục năm cái mái nhỏ đã sửa đi sửa lại nhiều lần, cây sung bên cạnh lúc đầu bằng con dao, nay đã bằng cái hồ lớn rồi suốt đời chang nắng, chang mưa mà lão không hề ốm đau gì. Người ở khúc sông này gọi lão là con dái cá cũng đúng thôi. Sương, gió đã hắt lên da lão đã thành màu nâu xù xì, xương xẩu. Chưa đầy năm mươi mà mặt lão đầy nếp nhăn, gân cổ, gân tay nổi lên như chão cây, mái tóc lốm đốm bạc xơ tướp như rễ tre đâm thẳng xuống trán, vẻ bất cần.

Cái thuyền của lão làm bằng nứa bẻ thành khung, xung quanh là phên nứa. Mái tranh trên thuyền đã cũ rích hoang hoải. Cái bếp nấu cơm cũng bằng một cây nứa bẻ khung vuông đổ đầy đất kên, lấy ba hòn đá chôn ba góc làm kiềng.

Con người lão thoạt nhìn thì có vẻ khó gần. Tuy vậy lão rất tốt bụng, thỉnh thoảng được con cá ngon, lão đem biếu cho mấy người ốm hoặc người già nấu cháo và còn bảo họ cách làm thịt. Nên mỗi khi cứ thấy lão xuất hiện họ tha thiết gọi lão vào uống nước, lão chỉ "vâng" để đấy mà không vào nhà ai. Vì một điều, nước của họ chán lắm. Hai là họ xoay vào cái chuyện: "Này lấy vợ đi, tôi tìm cho một người". Lão đứng phắt dậy đi luôn. Phải chăng trái tim của lão đã ngủ quên rồi hay lão mặc cảm với số phận của mình nên không ước vọng một thứ gì? Vả lại gia cảnh của lão cũng chỉ đem đến bất hạnh cho người đàn bà thôi, nhưng lão có một đam mê không gì thay thế nổi, đó là nước chè xanh. Hôm nào mưa gió không mua được chè xanh lão cảm thấy người mình thiếu cái gì đó.

Một đêm trăng sáng, gió hào phóng đến bất trị. Không gian yên tĩnh làm lão thích thú mê mẩn cả người. Cá quẫy liên tiếp, lão gỡ bận taỵ Mới chừng nửa canh ba mà xâu cá trong thuyền đã nằng nặng. Lão cười, có lẽ trời thương lão bán hết chỗ cá này kiếm ít tiền mua lặt vặt sửa cái mái thuyền. Lão nhìn thuyền nghĩ ngợi rất lâu...

Cái ngải lụt giữa sông báo hiệu cơn mưa đầu hạ rất tọ Mây đen dồn lên ùn ùn, lão ra đóng thêm chiếc cọc mui và bọc thêm mấy sợi dây đay cho chắc chắn. Lão định dọn cơm ăn. Bỗng có tiếng gọi:

- Ai ở dưới thuyền đấy, cho tôi trú mưa một lát! Một người đàn bà xách túi men theo sàn nứa vào cửa.

- Chào bác!

Người đàn bà bàng hoàng giây lát vì chủ nhà thuyền là một người đàn ông. Chợt cơn mưa bỗng đổ ập xuống, mưa rơi như trút nỗi nhọc nhằn của cuộc đời vậy. Mái tranh như muốn vỡ tung ra. Màn mưa dày đặc trắng cả khúc sông. Lão Tạc luýnh quýnh bảo người đàn bà lạ:

- Vào ngồi tạm trong này cho đỡ lạnh. Mưa này lâu lắm đấy. Rồi lão trải chiếu bạc phếch màu lòng tôm ra sàn nứa. Người đàn bà nghe giọng nói điềm tĩnh và cử chỉ hiền lành thảo tâm của lão, cũng đỡ băn khoăn.

- Mưa này thì mai khối cá. - Lão nói mà không cần biết người nghe có hiểu không. - à cô ở xa đến, còn đi xa nữa không? ấy chết tôi quên khuấy đi mất, cô uống nước đi.

- Vâng! Xin bác, em cũng đang khát ạ.

Người đàn bà chần chừ nhìn cái bát tô quẹn vàng xỉn hết chỗ nói, rồi uống một ngụm. Một lúc sau, chị ta cảm thấy lòng dạ nôn nao, tay chân bồn chồn, người mỏi mệt hẳn, nước miếng ứ ra.

- Trời ơi! Tôi làm sao thế này! Rồi ôm ngực nôn thốc, nôn tháo. Thôi chết rồi- Lão Tạc sực nhớ ra-cô uống phải nước chè đặc, say rồi... sao tôi không biết pha tư, pha năm ra nhỉ. à có lẽ, cô đi đường xa vừa mệt vừa đói, nó cồn cào dữ thế chứ. Tôi dọn cơm cô ăn nhé.

Lão Tạc đem ra cái mâm bằng nứa xới cơm và múc một bát cá diếc đánh được hôm trước kho nhừ trông rất ngon.

- Cô ăn đi cho lại sức! - Lão ân cần.

- Em cảm ơn bác nhiều lắm.

- Ôi dào! Cô cứ ăn no đi, cơm còn ối ra mà.

Người đàn bà vừa đói vừa mệt lại uống phải chè xanh của lão nên ăn cơm như vớ phải thuốc tiên. Chị ta tỉnh táo trở lại và tự nhiên hơn vì thấy sự bộc bạch chân thành của lão.

- Nhà bác ở đây à?

- Ừ.

- Thế chị ấy đâu?

- Chả có!

- Bác không có gia đình à?

- Chả cần! à! Lão sực nhớ ra-Muộn rồi, tôi đưa cô lên xóm ngủ với bà Đoan, cô có áo mưa không?

- Không có.

Lão Tạc ra trước thuyền gỡ cái áo mưa. Nghĩ ngợi sao lão lại lắc đầu vẻ suy ngẫm:

- Mà không được. Đưa cô lên bờ thì người ta bảo đưa gái xuống thuyền.

Hay là cô ở đây, tôi lên xóm. Có khác gì thưa ông con ở bụi này! Không được, làm sao bây giờ? - Lão vò đầu, bứt tai. Lão cảm thấy khó xử quá. Đuôi mắt nếp nhăn trông đến khổ sở. Mưa vẫn như trút nước trắng cả dòng sông. Lão chép miệng thở dài:

- Tình thế này phải thế này thôi. Cô ngồi đó đốt lửa lên tôi nấu nước uống cho đỡ buồn ngủ. Mờ mờ sáng là cô ra đi ngay nhé. Đừng để ai nhìn thấy. Miệng lưỡi họ cay độc lắm.

- Để em nấu cho.

- Không được, nước chè của tôi không như của người khác đâu.

- Thì nấu đặc vào chứ gì?

- Ừ! Cô vò hộ tôi hết chỗ chè ấy vậy-Lão thong thả uống nước nhìn người khách qua đống lửa bập bùng:

- Thế cô ở đâu mà lỡ đường lỡ sá, cô có mấy cháu rồi. Sao cô lại khóc, hay là...

- Vâng, đời em khổ lắm bác ạ. Em đã có chồng và một đứa con gái lên bạ Thằng chồng nó lấy vợ lẽ chiếm cả nhà, giờ phải đến ở nhờ người làng bên. Con gái em bị sốt nặng cháu đã chết mấy tháng trước rồi. Hôm nay em trở về là thắp hương cho bố mẹ em vì sắp đến ngày giỗ rồi.

Đêm khuya lão Tạc thấy đói bụng. Thực ra lão đã nấu cơm thì người khách lạ đến nên lão đã cố ý nhường. Tự nhiên có bạn tâm sự trong cái đêm mưa làm lão thấy vui vui vì nghĩ giá có nồi cháo cá thì thú vị lắm. Lão lách người ra mái thuyền bắt một con cá chép bị vướng câu và bảo:

- Cô nấu cháo đi, tôi làm thịt cá, ăn bát cháo cá chép mát ruột lắm.

Cháo chín, người đàn bà dọn mâm, múc cháo ra bát. Khi cô quay lại lấy hộ lão nắm ớt giắt ở phên nứa thì tóc dính vào lưỡi câu.

- ấy ấy, đừng cựa, ngồi im tôi gỡ cho, lưỡi câu bén lắm đấy! - Tháo lưỡi câu chỉ một loáng là xong, lão giục cô ăn cho nóng.

- Cháo cá phải ăn nóng mới ngon, giá như ban ngày kiếm ít rau răm thì ngon biết mấy! Hai người húp xoàn xoạt rất ngon lành, cơn mưa đã ngừng rơi. Trời bắt đầu nứt ra cái vỏ xam xám. Gà gáy chao chác, lan ra cả mặt sông.

Người đàn bà gói túi ra đi.

- Em xin phép bác em đi, cảm phiền bác nhiều quá.

- Lão Tạc trông cứ bâng khuâng như đánh mất điều gì, lão đứng nhìn người đàn bà cho đến khi khuất sau rặng tre phía bên lở. Lão cứ ngẩn ngơ trước con thuyền của mình, mặc cơn gió buổi sớm mùa hạ táp lên mặt lão. Mặt sông lăn tăn từng gợn nhỏ. Lão hà hơi cho khoan khoái. Bỗng lão thấy cơn gió tạt qua môi mình mằn mặn như có vị phù sa.

Hết