Phần 1
Lời mở đầu
Đây là một truyện ngắn nguyên tác nhan đề Cầu Nhiêm Khách trích trong Thái Bình Quảng Ký, chương 193, của Đỗ Quang Đình (850 - 933) (cũng có nơi cho là của Trương Thuyết). Đỗ Quang Đình người huyện Tấn Vân, tỉnh Triết Giang, vốn là một đạo sĩ ở Ngũ Đài Sơn, làm quan Nội Cung Phụng nhà Đường, sau vào đất Thục. Dưới triều Vương Kiến ông làm Tử Quang Lộc Đại Phu, Luyện nghị Đại Phụ Sau khi Vương Kiến mất, dưới đời Hậu Chúa ông được phong làm Toàn Chân Thiên Sư, Vinh Chân Quan Đại Học Sĩ. Khi ông về hưu, ở ẩn tại núi Thanh Thành mất năm 84 tuổi. Truyện Cầu Nhiêm Khách rất được người Trung Hoa tán thưởng. Kim Thánh Thán cũng cho phút vui thứ 33 của cuộc đời là đọc truyện Cầu Nhiêm Khách. Kim Dung cũng viết một thiên tiểu luận về truyện này và cho rằng đây là truyện võ hiệp đầu tiên của người Trung Hoa. Nếu bạn nào đọc kỹ truyện Thiên Long Bát Bộ, trong đoạn Đoàn Dự luận về các loại hoa trà cho Vương Phu nhân nghe ở Mạn Đà Sơn Trang cũng có đề cập đến những nhân vật trong truyện này:Vương phu nhân vẻ mặt đắc ý, nói :- Đoàn công tử, nước Đại Lý của cậu hoa trà rất nhiều, nhưng nếu so sánh với của ta chắc không thể bì kịp.Đoàn Dự gật đầu :- Những hoa trà loại này dân Đại Lý chúng tôi chẳng ai trồng cả.Vương phu nhân cười khanh khách :- Thật ư?Đoàn Dự nói :- Những người dân quê mùa tầm thường ở Đại Lý cũng biết các loại hoa này phẩm chất kém cỏi, trồng chẳng cao sang gì.Vương phu nhân mặt biến sắc, giận dữ nói :- Ngươi nói sao? Ngươi bảo hoa trà ta trồng là loại tục phẩm ư? Nói như thế chẳng hóa, chẳng hóa... khinh người quá lắm.Đoàn Dự nói :- Phu nhân tin hay không tin cũng tùy ở người.Chàng vừa nói vừa chỉ một cây hoa trà ngũ sắc trước lầu :- Giá thử như cây này, bà tưởng nó quí lắm ự Hứ, đẹp thật, cái lan can này thật là đẹp, thật là đẹp.Chàng tấm tắc khen cái lan can đẹp mà hoa thì chẳng nhắc đến một câu khác nào người xem chữ viết, không nhắc đến chữ mà chỉ khen lấy khen để mực đen và giấy tốt.Cây hoa trà đó vừa trắng vừa đỏ, vừa tía vừa vàng, sắc hoa thật là rực rỡ, từ trước tới nay Vương phu nhân vẫn coi là trân phẩm. Nay thấy Đoàn Dự có vẻ xem thường nên lông mày bà nhướng lên, mắt lộ sát ý. Đoàn Dự nói :- Xin hỏi phu nhân, giống hoa này ở Giang Nam gọi tên là gì?Vương phu nhân hậm hực đáp :- Chúng tôi chẳng gọi tên gì đặc biệt, chỉ gọi là hoa trà Ngũ Sắc.Đoàn Dự mỉm cười :- Đại Lý chúng tôi có đặt cho nó một cái tên, gọi là Lạc Đệ Tú Tài (thư sinh thi hỏng).Vương phu nhân hừ một tiếng :- Cái tên sao khó nghe làm vậy, chắc ngươi tiện mồm đặt ra chứ gì. Cây hoa đẹp đẽ như thế, sao lại giống gã thư sinh thi hỏng?- Phu nhân thử nhìn lại xem, cây hoa này cả thảy tất cả mấy màu.Vương phu nhân nói :- Ta đã đếm qua, cũng phải có đến 15, 16 màu khác nhau.Đoàn Dự nói :- Cả thảy đúng ra là 17 màu. Đại Lý có một loại hoa quí giá nổi tiếng tên gọi Thập Bát Học Sĩ. Đó là thiên hạ cực phẩm, trên cây có đủ 18 đóa hoa, mỗi đóa một màu khác nhau, hồng thì toàn hồng, tía thì toàn tía, không một mảy lẫn lộn. Nhưng cả 18 đóa hoa mỗi đóa hình trạng khác nhau, mỗi đóa một vẻ, nở thì cùng nở, tàn thì cùng tàn, phu nhân đã thấy bao giờ chưa?Vương phu nhân nghe qua thẫn thờ, lắc đầu :- Trên đời này lại có loại hoa như thế sao? Đến nghe nói tới ta cũng chưa nghe bao giờ.Đoàn Dự nói :- So với Thập Bát Học Sĩ kém một mức là Thập Tam Thái Bảo là 13 đóa hoa khác nhau trên cùng một cây. Rồi đến Bát Tiên Qúa Hải là 8 đóa khác nhau một cây. Thất Tiên Nữ là 7 đóa. Phong Trần Tam Hiệp là ba đóa. Nhị Kiều là một trắng một đỏ hai đóa. Nói đến hoa trà là phải thuần sắc, nếu như trong đỏ có lẫn trắng, trong trắng lẫn tía thì là hạ phẩm rồi.Vương phu nhân bỗng nhiên đờ đẫn, nhìn về xa xăm, nói một mình :- Sao y không nói cho ta biết nhỉ?Đoàn Dự nói tiếp :- Trong Bát Tiên Qúa Hải có cả hoa màu tía sậm và màu hồng nhạt, đó là Lý Thiết Quài và Hà Tiên Cô, nếu thiếu hai màu đó, dù là tám màu khác nhau cũng không được gọi là Bát Tiên Qúa Hải mà gọi là Bát Bảo Trang, tuy cũng là danh chủng nhưng so với Bát Tiên Qúa Hải còn thua một bậc.Vương phu nhân nói :- Nguyên lai như thế.Đoàn Dự lại tiếp :- Trở lại Phong Trần Tam Hiệp cũng có chính phẩm và phó phẩm. Nếu là chính phẩm, trong ba đóa thì đóa màu tía phải to nhất, đó là Cầu Nhiêm Khách, đóa màu trắng nhỏ hơn, đó là Lý Tịnh, đóa màu hồng nhỏ nhất nhưng cũng kiều diễm nhất đó là Hồng Phất Nữ. Nếu như hoa màu hồng lại to hơn hoa màu tía, hoa màu trắng thì là phó phẩm, hai đằng một trời một vực.Người ta đã bảo quen thuộc như đồ trong nhà mình. Trong nhà Đoàn Dự có tất cả những loại này nên chàng nói ra vanh vách đâu ra đấy. Vương phu nhân nghe thật thích thú thở dài :- Đến phó phẩm ta cũng chưa được nhìn qua nói gì chính phẩm !Đoàn Dự chỉ vào cây hoa trà ngũ sắc nói :- Còn loại hoa trà này, nếu luận về sắc so với Thập Bát Học Sĩ còn kém một, lại không thuần, nở thì khi sớm khi muộn, hoa thì đóa nhỏ đóa tọ Chẳng khác gì Đông Thi giả nhăn mặt, học đòi làm Thập Bát Học Sĩ thì không xong. Vì thế chúng tôi đặt cho cái tên Lạc Đệ Tú Tài.(Trích trong Thiên Long Bát Bộ, tập 2, trang 495-7 của Kim Dung. Viễn Ảnh xuất bản, Đài Bắc 1981)Cầu Nhiêm Khách được Lâm Ngữ Đường viết lại theo thể văn mới và đã từng được nhiều người dịch ra tiếng Việt. Bản dịch này chúng tôi căn cứ vào Trung quốc truyền kỳ tiểu thuyết là một bản dịch qua chữ Hán của Trương Chấn Ngọc, từ nguyên tác Famous Chinese Short Stories do Đức Hoa xuất bản xã ấn hành năm 1980. Các tài liệu về Đỗ Quang Đình trích trong phần phụ đính bộ Hiệp Khách Hành của Kim Dung do Minh Hà xuất bản năm 1979.