* Tiểu sử Duyên Anh *
Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.
Về thi sĩ
Duyên Anh là bút hiệu của Vũ Mộng Long. Ông sinh ngày 16-8-1935 tại Thái Bình. Ông bị chế độ cộng sản bỏ tù 6 năm vì tội viết 50 tác phẩm. Ra tù, ông vượt biển định cư bên Pháp. Lại viết thêm được 20 tác phẩm mới. Hỏi động cơ nào thúc đẩy ông làm thơ, sọan nhạc, ông cho biết rằng, ông đã viết tiểu thuyết chật các ngăn kéo đến nỗi nhà xuất bản Nam Á không tiêu thụ kịp nên ông buồn quá làm thơ, soạn nhạc vớ vẩn giết thì giờ. "Có một anh lý tưởng văn nghệ cứ sợ mất chữ và nằm than vãn ngớ ngẩn. Tôi chẳng bao giờ quá ngu đi mắc tội nằm. Trần Dần nói thế. Tôi chạy, tôi nhảy, tôi sáng tạo. Tôi không sợ thiếu chữ, mất chữ mà chỉ sợ thiếu độc giả, mất độc giả. Tôi bảo tồn văn học bằng sáng tạo, sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo. Tôi chê nằm nhai lại. trâu bò mới nhai lại. Văn nghệ không nhai lại." Duyên Anh phát biểu như vậy. Hỏi ai là người hiểu thơ ông, mến thơ ông, Duyên Anh trả lời: "Nhà xuất bản và độc giả mua thơ của tôi". Ông tiếp: "Tại tôi nghèo và chẳng có ai lập phong trào yểm trợ thi sĩ, chứ không, tôi, in thơ thật đẹp. Để tặng nhừng người yêu thơ trên cõi đời này ". Ông cười: "Nói thật, thơ mà đề giá bán là hết hay rồi. Thơ óng ả mấy, kênh kiệu mấy, kiêu sa mấy vẫn hết haỵ Khi thơ bị dính vào nợ a;o cơm, nó bị trả đắt hơn cả hình hài của thi sĩ"!
Về tập thơ
Tập thơ này có bảy bài sáng tác trước 30-4-1975, ba bài sáng tác ở Sàigòn khi tác giả vừa ra khỏi nhà tù, còn lại đều được sáng tác tại Paris từ cuối năm 1983. Tháng Sáu 1987 là thời gian tác giả sáng tác nhiều thơ nhất. Sử gia Pierre Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc nước Pháp, đã vinh tôn Duyên Anh như một thi sĩ lớn, một vinh quang của quốc gia (un grand poète, un gloire natianlae) trước công chúng trí thức Paris, người yêu thơ sẽ tìm thấy một tài năng thi ca đính thực của Duyên Anh.
Tác giả không hề lấy tác quyền về tập thơ này
EM TÔI SÀIGÒN VÀ PARIS
Về thi sĩ
Duyên Anh là bút hiệu của Vũ Mộng Long. Ông sinh ngày 16-8-1935 tại Thái Bình. Ông bị chế độ cộng sản bỏ tù 6 năm vì tội viết 50 tác phẩm. Ra tù, ông vượt biển định cư bên Pháp. Lại viết thêm được 20 tác phẩm mới. Hỏi động cơ nào thúc đẩy ông làm thơ, sọan nhạc, ông cho biết rằng, ông đã viết tiểu thuyết chật các ngăn kéo đến nỗi nhà xuất bản Nam Á không tiêu thụ kịp nên ông buồn quá làm thơ, soạn nhạc vớ vẩn giết thì giờ. "Có một anh lý tưởng văn nghệ cứ sợ mất chữ và nằm than vãn ngớ ngẩn. Tôi chẳng bao giờ quá ngu đi mắc tội nằm. Trần Dần nói thế. Tôi chạy, tôi nhảy, tôi sáng tạo. Tôi không sợ thiếu chữ, mất chữ mà chỉ sợ thiếu độc giả, mất độc giả. Tôi bảo tồn văn học bằng sáng tạo, sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo. Tôi chê nằm nhai lại. trâu bò mới nhai lại. Văn nghệ không nhai lại." Duyên Anh phát biểu như vậy. Hỏi ai là người hiểu thơ ông, mến thơ ông, Duyên Anh trả lời: "Nhà xuất bản và độc giả mua thơ của tôi". Ông tiếp: "Tại tôi nghèo và chẳng có ai lập phong trào yểm trợ thi sĩ, chứ không, tôi, in thơ thật đẹp. Để tặng nhừng người yêu thơ trên cõi đời này ". Ông cười: "Nói thật, thơ mà đề giá bán là hết hay rồi. Thơ óng ả mấy, kênh kiệu mấy, kiêu sa mấy vẫn hết haỵ Khi thơ bị dính vào nợ a;o cơm, nó bị trả đắt hơn cả hình hài của thi sĩ"!
Về tập thơ
Tập thơ này có bảy bài sáng tác trước 30-4-1975, ba bài sáng tác ở Sàigòn khi tác giả vừa ra khỏi nhà tù, còn lại đều được sáng tác tại Paris từ cuối năm 1983. Tháng Sáu 1987 là thời gian tác giả sáng tác nhiều thơ nhất. Sử gia Pierre Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc nước Pháp, đã vinh tôn Duyên Anh như một thi sĩ lớn, một vinh quang của quốc gia (un grand poète, un gloire natianlae) trước công chúng trí thức Paris, người yêu thơ sẽ tìm thấy một tài năng thi ca đính thực của Duyên Anh.
Tác giả không hề lấy tác quyền về tập thơ này
EM TÔI SÀIGÒN VÀ PARIS