Tôi đi học về, thấy nhà vắng hoe, chỉ có một tờ giấy để lại bên bàn. "Dì Đông bị tai nạn, đã qua đời. Bố mẹ về quê, thức ăn trong tủ lạnh con tự lo cho mình trong mấy ngày tới nhé. Mẹ". Chỉ có mấy dòng ngắn ngủi ấy thôi mà khiến tôi trở nên rối bời, chân tay thoáng trở nên run rẩy. Dì Đông đã mất rồi ư ? Bà ngoại tôi có bốn người con, không biết vô tình hay cố ý mà được đặt tên theo bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông và... tất cả đều là nữ. Mẹ tôi là thứ hai, dì Đông - nghiễm nhiên là út.Tôi ít về quê, lại là thằng con trai chẳng tình cảm gì cho cam nên đôi lúc, khái niệm họ hàng đối với tôi trở nên... mù tịt. Ngoại trừ bác Xuân ở cách nhà tôi mấy con phố, thỉnh thoảng tôi "bị" bắt buộc phải đi với bố mẹ là tôi còn biết rõ ràng một chút, còn lại... tôi hầu như chẳng nhớ gì cả. Ấn tượng duy nhất của tôi về dì Đông là một người đàn bà gầy gò, nước da trắng xanh xao nhưng có đôi mắt to và đẹp đến không ngờ. Bố tôi hay khen mắt mẹ tôi đẹp, đùa rằng : "Ngày xưa bố lấy mẹ con chỉ vì... đôi mắt" nhưng tôi dám cá cược là mắt dì Đông còn đẹp hơn cả mắt mẹ, dịu dàng và nhân hậu.Tôi cũng còn nhớ rằng có vài lần đi lên thăm gia đình tôi, nhưng tôi thì cứ đi cả ngày, về nhà lại chui ngay vào phòng mình nên dì cháu chẳng mấy khi nói chuyện với nhau. Bây giờ thì... Một ngày. Hai ngày. Ba ngày lần lượt trôi quạ Tôi cứ theo thực đơn của riêng mình mà tự phục vụ. Ngày thứ nhất, sáng : bánh mì ; trưa : mì tôm ; tôi : bánh mì. Ngày thứ ba... giống ngày thứ nhất. Ba ngày tôi không có hạt cơm nào vào bụng, nhưng vẫn nhăn nhở cười, vẫn chăm chỉ đi học ngày hai buổi (thậm chí còn lên ba buổi) với quãng đường trung bình mười lăm kilômét (!). Ngày thứ tư, bố mẹ tôi về. Câu đầu tiên mẹ nói với tôi giống như một thông báo : "Tuần sau cái Hoài nhà di Đông sẽ lên ở với nhà tạ Mai mẹ đi xin học cho nó... ". Mẹ không hỏi xem những ngày qua tôi sống như thế nào, đã thế mẹ còn dặn thêm : "Con với nó bằng tuổi nhau, đừng có "chành chọe" nhau đấy !". Trong khi tôi còn chưa huy động hết trí nhớ của mình để xem Hoài là đứa như thế nào thì mẹ bảo : "Thôi, đi học bài đi, cứ dán mắt vào tivi thế kia, cuối năm thi cử thế nào... " . Nghe mà đau đớn lòng (!). Hôm ấy là thứ hai. Mẹ bảo mấy hôm nữa cái Hoài lên, nhưng tôi cũng phải chờ đếm một tuần sau mới thấy nó xuất hiện.Đó là thứ hai của tuần kế tiếp. tôi đi học toán về, thấy một đứa con gái đang lúi húi dọn cơm cùng mẹ trong bếp, tôi đứng im... và nhìn. Dường như cảm nhận thấy sự có mặt của tôi, nó quay ra, lúng túng cúi đầu, lí nhí torng miệng : "Em chào anh".Hoài là con lớn của dì Đông, sau nó còn hai đứa em trai, nghe mẹ tôi bảo "nghịch như quỷ sứ một bầy". Cả bữa ăn tôi thấy nó cúi gằm mặt xuống bát cơm, lúng túng mãi mới hết m6ọt bát và chẳng chịu nói năng gì cả. Mẹ tôi cứ gắp thức ăn lia lịa vào chén của nó, đầy ú ụ nhưng cuối cùng miếng nào vẫn còn nguyên miếng nấy. Nhờ nó cúi đầu nên tôi có dịp quan sát nó kỹ càng hơn. Da Hoài trắng, xanh như dì Đông, mái tóc được túm lại gọn ghẽ sau gáy. Mắt nó to, tròn - gần như choán hết diện tích của khuôn mặt nho nhỏ nhưng thật buồn, tội nghiệp sao đó.Nó với tôi bằng tuổi nhau, nhưng sinh trước tôi ba tháng ; một đứa mùng một, một đứa ngày rằm, xem chừng... có vẻ chẳng ưa nhau là mấy đấy ! Mẹ tôi xin cho Hoài vào học cùng trường với tôi, nhưng khác lớp. Tôi học lớp A, nó học lớp B ngay cạnh. Mấy hôm đầu, mẹ tôi nói : "Con chở Hoài đi học mấy hôm rồi mẹ mua xe cho nó", tôi lần chần, lặng im. Từ nhỏ tới giờ tôi chưa chở con gái đi học bao giờ, chưa kể chuyện bọn lớp tôi nhìn thấy, có đứa nào chịu tin là em họ. ?Hôm đầu tôi chở nó đi học, hai đứa lạnh te, chẳng nói chuyện gì. Đến cổng trướng, nó nhảy phóc xuống, dợm bước đi nhưng có lẽ nghĩ mình chưa biết lớp nên đứng lại. Tôi nói chỏng lỏn : " Chờ gửi xe dẫn vào" (!) . Thằng Hoàng, bạn cùng bàn với tôi nhìn thấy hỏi :- "Người iêu" mày đấy à ?- Không. Em họ tao mới ở quê lên.- Em... ho... Nó kéo dài giọng ra trêu tôi mặc cho tôi cố tình thanh minh ; chẳng mấy chốc tin tôi có "người iêu" ở lớp bên lan ra nhanh chóng, điều đó tỉ lệ thuận với số đứa lò dò sang lớp cửa lớp B giờ ra chơi để "tìm hiểu" và số sắc biến đổi trên khuôn mặt tôi. Thật đến là khổ ! Suốt buổi tôi ngồi im thin thít, chịu trận trước mấy cái mồm của bốn đứa con gái bàn trên lẫn bàn dưới :- Thằng Tùng vậy mà ghê gớm nhỉ !- Ừ. Có tình "iêu" tình báo mà giấu giếm kỹ, giờ mới biết.- Bắt nó "khao" đi !- Ừ. "Khao" cho nó chết mới thôi... Cứ thế, mấy cái loa thi nhau tra tấn tôi mặc dù chúng không nói thẳng với tôi, chỉ nói với nhau và liếc mắt qua lại.Cuối giờ tôi chạy nhanh ra lấy xe, phóng một mạch về trước. Về nhà, mẹ tôi hỏi : "Hoài đâu sao con về một mình ?". Tôi nói dối : "Tan học con tìm mãi chẳng thấy... ". Mãi sau mới thấy nó về, không một lời thở than, không một ánh mắt tức giận, nó khẽ khàng : "Lớp cháu tan muộn... Có một bạn cùng đường chở cháu về". Tôi chỉ ân hận chút ít rồi lại quên ngay như cái tính vô tâm cố hữu cù mìnhHoài cứ sống lặng lẽ trong nhà tôi cho đến hết năm học. Thi cử, học hành, khiến cả hai đứa gầy xọp đi, mắt trũng sâu và càng trở nên xa cách. Tôi với nó hiếm khi nào nói chuyện với nhau được quá mười lăm phút, và có nói thì trong mười phút có lẻ ấy cũng không êm ả. Nó tự nhận mình là "Con gái nhà quê" nhưng nó có những câu nói, những nhận định sắc bén và chặt chẽ đến mứa tôi không thể nói lại được câu nào, chỉ biết ngồi im chịu trận. Và... một điều tôi không thể phủ nhận là "nó bướng kinh khủng ! (Có thể hiểu là đanh đá nữa (!)... ).Bố mẹ tôi có vẻ rất thích thú với sự có mặt của nó, luôn đứng về phía nó khi hai đứa tranh cãi một vấn đề nào đó. Những lúc ấy nhìn mắt nó long lanh như... mắt mèo, đầy thông minh và dữ dằn. Nhưng khi những cuộc cãi cọ qua đi, nó lại thu mình vào trong cái vỏ lặng lẽ, ánh mắt buồn xọ Nhiều buổi sáng thức dậy, tôi thấy mắt nó sưng húp, mòng mọng nhưng cũng chẳng thèm để ý, chỉ loáng thoáng thấy lời mẹ vừa dỗ dành vừa đe nẹt nó, còn nó thì... vẫn lặng im.Thỉnh thoảng bố Hoài lên thăm nó. Tôi đi học về "Chào chú" rồi chui lọt vào phòng, không cả hỏi han trò chuyện gì. Bố nó có vẻ buồn, cả bữa ăn cứ "Cám ơn các bác" liên tục, mẹ tôi cáu, gạt mãi chú mới thôi. Sau mỗi lần như thế tôi thấy Hoài càng trở nên ít nói hơn dù mắt không sưng mọng như trước nữa và mẹ tôi tìm mọi cách can thiệp. Vậy mà nó học rất khá, điểm số luôn là sự thèm muốn của những đứa khác và đôi mắt mèo vẫn quắc lên khi trnah luận với tôi (!).Thi tốt nghiệp. Rồi thi đại học. tôi vốn được chiều chuộng từ bé nên sinh hự Học và thi liên tục như thế khiến tinh thần tôi không ổn định, hơi một chút là nổi cáu - dẫu nhiều khi chỉ vì những lý do không đâu. Và tôi cứ sống như thế nếu không có một ngày... Hôm ấy là thứ bảy. Vì có cuộc họp ở cơ quan nên bố tôi về sớm một ngày. Tôi đã thi xong, chỉ còn chờ kết quả nên tự cho mình quyền "xả hơi" . Cứ nghĩ bố về vào thứ bảy như thường lệ nên tôi trốn mẹ đi chơi Hồ Núi Cốc với bạn bè. (Điều tai hại là mê tôi cũng đi công tác ở Hải Dương từ thứ năm, hai ngày sau mới về). Ở nhà chỉ còn mỗi cái Hoài. Tôi đã tính toán kỹ lưỡng mọi cách rồi mới đi - nhưng bố về, chỉ gặp mỗi Hoài ở nhà, và thế là có chuyện.Chiều thứ bảy, tôi về đến nhà đã thấy mọi người có mặt đông đủ ở phòng khách. Thấy tôi, cái Hoài đi ra nói khẽ : "Bác biết hết chuyện rồi, anh từ từ mà nói".Mẹ tôi lạnh lùng :- Con đi tắm rồi vào đây ngay.- Không cần phải sạch sẽ. Ngồi xuống đấy !Bố tôi mát mẻ rồi ra lệnh bằng vẻ mặt giận dữ. Tôi biết tính bố nên không dám cưỡng lại. Bình thường ông rất vui tính, hay cười đùa và nghiêm túc khi làm việc nhưng khen thưởng rõ ràng, không muốn phá vỡ những gì đã thuộc vào quy tắc.Tôi không còn nhớ bố đã nói những gì tôi đã cãi lại ra sao, chỉ nhớ mỗi gương mặt đỏ bừng vì tức giận của bố và cái nhìn khắc khoải của mẹ mà toh6ị Liếc thấy Hoài đứng im trên lối cửa, tôi dậm mạnh chân trên cầu thang bỏ lên phòng.Đêm hôm ấy tôi bỏ sang nhà thằng Hoàng ngủ mặc cái Hoài năn nỉ : "Anh ở nhà đi !".Hai ngày sau tôi mới về nhà. Nhà vắng hoẹ Bố tôi đã đi Hải Phòng, mẹ tôi đi làm. Cái Hoài cũng thẳng thấy đâu. Trên phòng chỉ có một tờ giấy để lại."Anh TùngTuy anh em mình là anh em họ nhưng tuổi tác chẳng hơn nhau là mấy, có thể những điều em nói, anh sẽ không bằng lòng song em cứ nói để anh cùng biết vậy !Em rất buồn kh thấy anh xử sự như thế với hai bác. Anh đã làm em thất vọng. Hai bác lo cho anh mới quát mắng anh, còn không - như người khác, học mặc kệ anh. Anh muốn làm gì, có hư hỏng, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ . Đơn giản : họ và anh là những người dưng.... Ngày trước, có một lần me em cũng quát em như thế. Em có cãi lại, có giận dỗi. mọi chuyện đã trôi qua nhưng em chưa có một lờn xin lỗi mẹ. Khi em nhận ra được điều đó thì mẹ em không còn. Bây giờ, nếu anh muốn xin lỗi bố anh hoặc đến nơi bố anh làm để gặp bác thì anh chỉ chờ đến khi bác về hoặc hơn nữa, anh chỉ cần đi hế 120km, mất hai tiếng đồng hồ là anh có thể làm bố anh hài lòng. Còn em... em biết đi đến bao giờ để có thể nói với mẹ lời xin lỗi ?Anh có hiểu những gì em nói không ?Em về quê giúp bố em ít việc nhà, với lại phải trông hau đứa Hưng, Hải không chúng lại mải chơi, chẳng học hành gì. Nếu đỗ đại học thì anh em lại gặp nhau, còn không... em không dám nói trước.Chào anh. Emmong khi gặp lại, anh sẽ báo cho em điều gì vui hơn.Em :Hoài".Tờ giấy rơi xuống nền, loa lóa trong những tia nắng sớm. Tôi tin là Hoài sẽ đỗ đại học, sẽ trở lại. tôi lại gặp "cô em học mắt mèo" vào một ngày không xa.