Có bốn khách đến bến đò, muốn sang bên kia sông. Một người nhiều tiền, một người nhiều quyền, một người nhiều lực - lực sĩ, một người nhiều chữ - nhà văn.

Người lái đò nói: "Mỗi người các ông phải đưa cho tôi một phần của qúi của các ông thì tôi mới đưa sang sông, ai không cho ở lại".

Người có tiền đưa tiền, lên đò.

Lực sĩ đưa nấm đấm: "Ông có ăn nổi cái này không?","Dạ lên đò".

Người có quyền nói: "Ông cho tôi sang sông, ta sẽ cho ông một công việc sạch sẽ hơn, bỏ cái nghề khổ sở này đi". Ông lái đò nghe bùi tai và dìu nhà quyền thế lên đò. Còn lại nhà văn, anh ta nói: "Cái quí giá của tôi là tác phẩm, nhưng trong chóc lả thì làm sao viết được, hay là tôi hát cho ông nghe vậy?".

"Tôi cũng biết hát, ai cần nghe anh! Nhưng nếu anh không có gì thì hát cũng được, hát hay lên đò, dở ở lại".

Nhà văn hát xong, ông lái đò lắc đầu: "Anh hát chẳng hay ho gì, hát như ông này này (chỉ người nhiều quyền) mới lọt được tai". nói đoạn, ông chống sào, đò rời bến và nhà văn một mình ở lại.

Lúc đó trời đã tối sẫm, nhà văn vừa đói lại vừa rét, nghĩ đến bên kia sông vợ con đang chờ mình đem tiền về mua gạo thổi cơm tối mà lòng quặng đau. Nhà văn than thở: "Trời ơi, bình sinh ta làm gì nên tôi, mà sao nỡ hết đường đỉ".

Ông lái đò nghe lời than, liền cho đò cặp bến "Này anh nhà văn, lời than kia nghe hay hơn câu lúc nãy anh hát, đó mới là của quí giá, là chân tình thực ý mà anh cho ta, mời anh lên đò".

Qua được song nhà văn vui mừng khôn tả, Ông lái đò nói đúng, vì chưa chân tình thực ý nên mới hết đường đi.

Sau đó, ông lái đò được nhà quyền thế dẫn đi, không ai chèo thuyền đưa khách sang sông, nhà văn đổi nghề và làm người đưa đò.

Nhà văn lái đò, không ham giầu sang, không sợ quyền lực, chỉ mong tìm sự chân tình thực ý của khách sang sông.

Ngày tháng trôi qua, nhà văn mới hay rằng mình vẫn chưa đổi nghề, vì sáng tác và chèo đồ cũng như nhau,cũng là đưa khác sang sông dến bến bờ bên kia mà thôi.

Hết