Cho NA, nhân vật chính trong câu chuyện đang định cư tại Đức.”

Thành quyết lòng không về hoặc chưa muốn về. Trân muốn đoạn tuyệt với những đau buồn quá khứ. Cô cũng chẳng muốn bé Hân biết đến những nỗi thương tâm của mình cũng như có bất cứ một ràng mối nào với họ hàng bên nội. Thời gian gần đây, Thành thường tâm sự với vợ:

“Chúng mình có thể dễ dàng chối bỏ quá khứ, nhưng bé Hân thì sao? Khi lớn lên nó sẽ tò mò và thắc mắc về nguồn cội của nó. Và nó có quyền biết rõ điều này. Chúng ta sẽ già và chết. Chúng ta có quyền lãng quên hoặc mang theo những nỗi oán hận xuống mồ, nhưng chúng ta không có quyền bắt con gái của mình phải nhận lãnh sự thiệt thòi do sự ngu xuẫn, thù hằn và sai trái của thế hệ cha ông để lại.”

Nỗi đau đối với Trân quá lớn, một ngày, một buổi khó có thể nói quên là quên ngay được. Có điều Trân biết rõ rằng, sau lần nghe xong cuộn băng cassette từ Việt Nam gởi sang, lòng Trân phần nào đã nguôi ngoai. Cô bắt đầu cảm thấy xót xa cho một người thân vừa nằm xuống.

* *

*

Mùa hè 1995. Sau bao nhiêu toan tính, Trân bằng lòng đưa con về thăm quê nhà. Bước xuống phi trường, cái nóng quen thuộc của Sài Gòn tháng bảy vẫn làm cho cô cảm thấy ngỡ ngàng. Việt Nam có nhiều thay đổi. Lòng Trân ngổn ngang những vui buồn lẫn lộn. Bé Hân thì ngơ ngác trước khung cảnh xa lạ. Cô bé vô tư cũng giống như mẹ của nó cách đây hai mươi năm, giữa cuộc đổi đời. Cô lang thang đây đó. Đến thăm ngôi trường xưa. Qua lại con đường cũ. Nơi nào cũng in đậm một vài kỷ niệm, êm đềm có, đau thương cũng có. Bạn bè thì người còn, kẻ mất, người ở lại, kẻ đã ra đi.

Trước khi trở lại Đức, Trân đưa bé Hân đến một con phố quen thuộc. Đứng dưới tàng cây cổ thụ cách căn nhà vài trăm mét, Trân nhìn sang bên kia đường, căn nhà mà trước đây mười mấy năm, cô đã từng ví nó như một địa ngục. Đứng đó, Trân nhìn thấy rất rõ các em của Thành lặng lẽ ra vào.

“Hân, lại đây mẹ bảo! Con hãy nhìn thật kỹ vào căn nhà đó.” Vừa nói Trân vừa đưa tay chỉ về phía trước. Hân ngạc nhiên nhìn mẹ rồi nhìn sang căn nhà, hỏi:

“Nhà ai vậy mẹ?”

“Con nghe mẹ bảo, chỉ nhìn thật kỹ căn nhà và những người ra vào nơi đó mà thôi. Đừng hỏi mẹ nhiều.”

Nói xong, Trân vội nắm tay con kéo đi.

“Thôi mình về đi con.”

* *

*

Ngồi trên phi cơ, lòng Trân bâng khuâng, đầu óc miên man những ý tưởng không rõ rệt. Phi cơ cất cánh, Trân xoay người lại, nắm chặt hai bàn tay của Hân, nhìn con một lúc lâu, Trân nói khẻ:

“Con có biết căn nhà mà cách đây hai hôm mẹ bảo con nhìn cho kỹ là căn nhà của ai không?”

Hân nhìn mẹ lắc lắc đầu, hỏi nhỏ “Nhà của ai vậy mẹ?”

“Con nhớ cho kỹ đấy chính là căn nhà của nội con đó.”

Hân muốn hỏi thêm điều gì, nhưng thấy mẹ đã quay mặt ra phía cửa sổ, cô bé im lặng nhìn mẹ nghĩ ngợi. Cô chiêu đãi viên hàng không vừa mang nước đến. Và ngoài kia, trong ánh nắng chói lòa, từng đám mây trắng cuồn cuộn lượn bay trong bầu trời bao lạ Trân thở nhẹ. Trong lòng miên man bao chuyện đã qua...

* *

*

Miền Trung thất thủ và tiếng súng bắt đầu vọng về thành phố. Bầu trời Sài Gòn phủ trùm một màu biến động tang thương. Lệnh cấm trại 100% được ban hành. Và từ lúc hừng sáng, Hoàng, một sĩ quan phó phòng An ninh quân đội thuộc bộ Quốc phòng đã có mặt tại công sở. Anh ra lệnh cho mọi người chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bằng những gương mặt đăm chiêu, lo ngại, tất cả như đang chờ đợi một tai biến khủng khiếp sắp xảy ra.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, linh tính cho thấy chính quyền Sài Gòn sẽ sụp đổ, Hoàng ra lệnh nhân viên gom góp và thiêu hủy tất cả hồ sơ còn lại trong văn phòng. Anh mở ngăn kéo bàn làm việc, soạn lại một số giấy tờ cá nhân rồi nhét vội vào chiếc cặp dạ Thời gian chầm chậm trôi quạ Không khí căng thẳng tưởng chừng như ngạt thở. Mặc dù biết tình thế đã quá trễ tràng, thế mà, lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh cũng làm cho mọi người nhìn nhau bàng hoàng.

Trong bộ đồ sê-vinh đẫm mồ hôi, tay xách cặp da, Hoàng lặng lẽ rời công sở. Sài Gòn như đang lên cơn sốt. Đường sá ngổn ngang xe cộ. Nhiều chiếc xe còn đang cháy dở. Đồ đạc, giấy tờ, những bộ quân phục, giầy dép của lính cộng hòa vứt bừa bãi trên vỉa hè. Vài cái xác chết nằm trơ trọi trên mặt lộ. Đi ngang tượng đài chiến sĩ, Hoàng thấy một sĩ quan cảnh sát ngơ ngác đưa khẩu súng lục ngang đầu rồi bóp cò. Một tiếng nổ khan, tia máu phún ra, thân xác người cảnh sát ngã gục xuống chân tượng. Thiên hạ tụ lại xôn xao. Hoàng dừng lại vài giây, cúi đầu, rồi thất thểu lê tiếp những bước chân mệt mỏi. Đầu óc anh như muốn nổ tung trước những lo toan, những cảnh tượng xô bồ, những âm thanh khóc than, gào thét hòa lẫn với tiếng hoan hô chào mừng cùng tiếng ken két của những chiếc T54 ngốn nghiến mặt nhựa trên đường phố.

Vừa về đến nhà, bước qua ngưỡng cửa, Ngọc, vợ Hoàng, từ bên trong chạy ra ôm chầm lấy chồng nức nở:

“Anh đã về. Suốt ngày nay, em cứ lo sợ không biết có chuyện gì không hay xảy đến cho anh.”

Hoàng vuốt tóc vợ an ủi. Đám con thấy mẹ khóc cũng ùa đến bên cha, rưng rưng nước mắt. Hoàng vội vã đi ra nhà sau. Tắm xong, anh đi thẳng vào phòng ngủ, đóng cửa lại và nằm mãi trong đó. Biết chồng đang cần sự yên tĩnh, Ngọc tế nhị không cho các con quấy rầy.

Dù bị trằn trọc, nhưng vì quá mệt trước bao công việc dồn dập, Hoàng thiếp đi lúc nào không haỵ Tỉnh dậy, bóng đêm đã bao trùm mọi nơi. Bước ra khỏi phòng. Hoàng đến bên bàn viết lôi đống giấy tờ từ chiếc cặp da đặt lên bàn. Trân, cô con gái đầu lòng mười sáu tuổi rón rén đến bên chạ Ngần ngại vài giây rồi buột miệng hỏi:

“Thưa ba, ba có sao không bả”

Quay lại nhìn con, nhìn đôi mắt tròn xoe vô tư của con, Hoàng đưa tay vuốt nhẹ lên đôi má cô bé, trả lời:

“Ba không sao cả. Con chưa ngủ à?”

Không đợi cho Trân trả lời, Hoàng bảo nhỏ với con:

“Trân này, con tìm một cái thau bằng kim loại rồi để sẵn dưới bếp cho bạ”

“Dạ, con đi ngaỵ”

Khoảng mười phút sau, cầm trên tay xấp giấy tờ, Hoàng đi xuống bếp. Trước cặp mắt ngạc nhiên của cô con gái, Hoàng châm lửa đốt hết các tờ giấy mỏng. Anh quay lại nhìn con căn dặn:

“Con ghi nhớ, việc này chỉ có hai cha con mình biết thôi nhé. Không được kể cho ai nghe cả.”

Trân “dạ” nhỏ một tiếng. Hai cha con ngồi bên nhau im lặng. Trong bóng đêm lờ mờ, giữa sự bập bùng và tiếng kêu lách tách của ngọn lửa, Trân thấy từ đôi mắt của ba mình hai dòng lệ âm thầm lăn tròn xuống má.

* *

*

Hơn hai tháng kể từ ngày có biến cố, Hoàng vẫn sống trong sự lo âu và thầm lặng bên cạnh vợ con. Anh rất ít khi rời khỏi nhà. Thỉnh thoảng chỉ tiếp một vài người bạn thân thiết. Cuộc sống gia đình hoàn toàn lệ thuộc vào đồng lương giáo viên cấp hai của Ngọc.

Một đêm, theo thông lệ, đợi khi mọi người đã ngủ say, Ngọc rón rén thu xếp vài công việc lặt vặt trong nhà. Bỗng nhiên, từ ngoài cổng vang lên tiếng chó sủa cùng với tiếng chân người sột soạt. Ngọc đứng im nghe ngóng. Tiếng chân bước càng lúc càng gần.

Cộc. Cộc. Cộc. Ngọc giật thót người, đánh rơi cái đĩa xuống nền nhà kêu lên một tiếng kẻng thật lớn. Bên ngoài, tiếng gõ cửa giục giã vang lên, đầy vẻ đe dọa.

“Mở cửa! Mở cửa nhanh lên!”

Như một phản xạ tự nhiên, Ngọc chạy ùa vào phòng ngủ. Lúc này, Hoàng cũng vừa tỉnh dậy. Anh nhìn vợ ngơ ngác. Tiếng gõ cửa càng lúc càng dồn dập.

“Mở cửa! Mở cửa nhanh lên!”

Hoàng đi lần ra cửa. Ngọc rón rén theo sau.

“Ai đó?” Hoàng hỏi.

“Mở cửa! Có lệnh của Ủy ban quân quản thành phố.”

Cửa vừa mở hé thì ba tên công an đã nhanh chân xông vào.

“Có phải anh là Đỗ Thông Hoàng?”

“Vâng, chính tôi.”

Nhanh như chớp, hai tên công an chụp hai tay của Hoàng thúc ngược về phía sau, lấy còng còng lại. Họ dẫn Hoàng đi trước cặp mắt kinh ngạc của Ngọc.

Sau ngày Hoàng bị bắt, Ngọc không còn tinh thần để lên lớp. Chị cảm thấy hụt hẫng trước cuộc sống khó khăn, phức tạp trước mắt và lo sợ cho số phận của chồng. Ngọc bán dần số tài sản trong nhà mà từ lâu hai vợ chồng đã bỏ bao công sức gầy dựng. Vì sợ bị liên lụy, những người thân quen xa lánh dần. Ngọc rất cô độc.

Ngọc biết được kẻ đi khai báo với chính quyền để bắt Hoàng lập công là bà Hà, một người quen cùng xóm. Cách đây khoảng một năm, một hôm bà Hà đến nhà tìm Hoàng. Qua câu chuyện giữa hai người, Ngọc chỉ biết loáng thoáng là bà Hà có một đứa con trai duy nhất, sau lệnh tổng động viên đã bị bắt lính. Bà Hà đã khóc lóc khẩn cầu Hoàng giúp đỡ con bà khỏi bị đưa đi vùng một tác chiến. Hoàng là người mẫu mực và nhân hậu, cảm thương cho hoàn cảnh đơn chiếc của bà, anh đã tận tình thu xếp cho con trai bà ở lại phục vụ ngay tại thành phố.

Thật ra, bà Hà và mọi người trong khu phố chỉ biết Hoàng làm việc trong quân đội. Họ hoàn toàn mù tịch về chức vụ và những hoạt động của riêng anh. Hồ sơ cá nhân, Hoàng đã thiêu hủy hết. Anh bị bắt vì lời tố cáo đầy ác ý của bà Hà với công an khu vực “Thưa quý ông, tại sao cho đến nay, ông Hoàng vẫn chưa bị bắt? Trước đây, ông ta đã từng làm việc cho chế độ cũ và cũng đã từng thu xếp cho con trai tôi khỏi phải đi tác chiến nơi xa, hẳn ông ấy phải có chức, có quyền gì to lớn lắm.” Sau này, Ngọc còn biết, bà Hà và con trai của bà là những kẻ trở cờ, rất xông xáo trong các hoạt động quản trị của phường khóm.

Ngọc quan hệ và len lỏi qua nhiều cơ quan. Biết được địa điểm nơi Hoàng bị giam giữ. Một sáng. Chị vận chiếc áo dài màu tím hoa cà, bảo Trân thay chiếc áo dài trắng rồi cùng đi với mẹ. Tuy đã hơn 40 tuổi, có bốn mặt con, nhưng Ngọc vẫn còn rất đẹp, quý phái và duyên dáng. Trân dễ thương và nhí nhảnh trong chiếc áo dài trắng học trò bằng lụa.

Đến Ủy ban quân quản thành phố, Ngọc kiên nhẫn đứng ngoài hành lang chờ người mà chị muốn gặp đang vắng mặt. Khoảng nửa giờ sau, từ ngoài cổng, chiếc xe du lịch màu đen từ từ tiến vào rồi đỗ lại trong sân. Ngọc dắt con đi tới. Cửa xe vừa mở, một người đàn ông đứng tuổi bước xuống. Ngọc đi thẳng đến, hai tên công an chặn lại. Người đàn ông lạ mặt nhìn Ngọc trân trối. Ngọc trao vội bước thư và vội vàng nói:

“Thưa ông, xin ông nhận đơn và cứu xét trường hợp chồng tôi vừa bị bắt.”

Nói xong, Ngọc cùng con gái đi thẳng ra cổng. Gã đàn ông nhìn theo một lúc khá lâu đến khi bóng hai người khách lạ khuất hẳn sau cánh cổng sắt.

Khoảng một tuần sau, mọi người đang quây quần bên bửa cơm chiều thì Hoàng về. Về thật đột ngột. Hoàng không hiểu vì sao mình sớm được thả về. Còn Ngọc, chị cũng không ngờ việc làm cầu may của mình tưởng chừng như vô vọng lại có hiệu quả nhanh chóng đến thế. Mọi người ôm chầm lấy nhau mừng rỡ.

* *

*

Như hầu hết mọi gia đình khác sống tại Sài Gòn vào thời điểm sau tháng 4 - 1975, vợ chồng Hoàng phải vất vả tìm đủ mọi cách bươn chải để lo cho cuộc sống, lo cho đám con tiếp tục ăn học. Không khí xã hội ngột ngạt trước những đe dọa, rình rập, bắt bớ và nghi kỵ. Khoảng năm 1978 trở về sau, miền Bắc có sự tranh chấp dữ dội ở biên giới, miền Nam chiến tranh triền miên bên Cao Miên, đánh phá tư bản, cải tạo công thương nghiệp đã khiến cho mọi người luôn sống trong tình trạng hoang mang và sợ hãi. Đứa con trai lớn của gia đình đã chết trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự trên chiến trường Cao Miên. Trân đã vào trường Đại học được vài năm.

Càng lớn Trân càng giống mẹ. Đã gần 20 tuổi mà trông cô thật ngây thơ và hồn nhiên. Tâm hồn Trân trong trắng như một làn suối mát, như một tia nắng thủy tinh dễ vỡ. Hấp thụ được cái 'gené bên nội, Trân yêu văn thơ và rất có năng khiếu về âm nhạc. Những lần trường tổ chức văn nghệ đều có mặt Trân tham dự. Sự duyên dáng của Trân đã làm cho Thành đặc biệt chú ý.

Trước năm 1975, Thành là Thiếu úy trong binh chủng pháo binh. Sau vài năm chiến đấu, anh được biệt phái sang dạy môn toán cho trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Phú Thọ. Sau tiếp quản, anh bị bắt đi học tập cải tạo khoảng một năm. Thả về, vì thiếu giáo viên, Thành được chế độ mới thu dụng cho đi dạy lại. Thành rất thích Trân và thường đến đón cô vào những chiều tan trường. Và dần dà họ đã trở thành đôi bạn thân thiết của nhau.

Trân vừa ra trường thì Thành ngỏ lời cưới cô làm vợ. Đến lúc này, Trân vẫn chưa có chút ý niệm gì về tình yêu và hôn nhân gia đình. Cô không chống đối cũng không tỏ ra vui mừng hay phấn khởi. Trân là cô gái ngoan hiền và luôn luôn làm vui lòng ba mẹ. Ngọc thường nói với con:

“Má biết Thành từ lâu. Thành là một thanh niên tốt, hiền lành, chửng chạc và có ý chí. Lấy Thành con sẽ có hạnh phúc.”

“Nhưng con chưa biết làm vợ phải như thế nào? Con chỉ muốn ở cạnh ba má để phụ lo cho các em.”

“Gái lớn phải lấy chồng. Lấy chồng rồi tự nhiên con sẽ biết mình phải làm sao. Má chỉ muốn tốt cho con.”

Đám cưới được tiến hành nhanh chóng.

* *

*

Về làm dâu. Thời gian đầu, Trân cảm thấy dễ chịu và vui vẻ. Dần dà, cuộc sống chung đụng càng thêm gian nan và vất vả. Ông Thịnh, ba của Thành là một người đàn ông nghiêm khắc và độc đoán. Đối với Trân, chưa bao giờ cô thấy ông vui cười hay tỏ một thái độ thân thiện. Trước ngày cưới, ông là người duy nhất phản đối việc hôn nhân của hai người một cách quyết liệt. Trước lòng kiên trì và sự đồng tình của bà Thịnh, ông đã giữ thái độ im lặng và cố lánh mặt trong ngày hôn lễ. Quan hệ giữa ông và Thành đã không được tốt từ nhiều năm nay, bây giờ càng có thêm mâu thuẫn.

Mỗi ngày theo lệnh của ông, dù chẳng để làm gì, Trân vẫn phải dậy thật sớm. Cô rất ít được tự do ra khỏi nhà. Sau bao năm bỏ công học hành, lúc ra trường, Trân luôn mơ ước được đi dạy học. Đem những điều này nói với bà Thịnh, nhờ bà thưa lại với chồng. Nhưng khi nghe xong, ông giận dữ rồi như tát nước vào mặt của Trân, ông dằn từng tiếng:

“Bổn phận của cô trong căn nhà này là chỉ biết làm dâu thôi, cô nghe rõ không? Làm dâu chưa xong mà còn muốn đèo bòng.”

Thành nhìn vợ thương hại nhưng chẳng làm được điều gì để thay đổi tình thế.

Một sáng. Lúc mọi người đã thức dậy đầy đủ, ông Thịnh ra lệnh cho cả nhà họp mặt tại phòng khách. Uống xong một ngụm trà, ông bắt đầu lên tiếng:

“Hôm nay, tôi gọi mọi người đến họp mặt để giải quyết một việc không hay trong gia đình. Thằng Thành, con Trân, hai đứa tụi bây chắc biết là mình đã làm chuyện gì rồi chứ? Nhà tao không phải là nơi để chứa chấp những con người phản động và vô tổ chức như thế.” Vừa nói ông vừa đưa cho mọi người xem quyển vở học trò. Thoáng nhìn thấy, Trân biết ngay đó là quyển vở của mình. Trong đó, Trân ghi chép tỉ mỉ những cảm nghĩ, vài bài thơ do chính cô làm và một số bản nhạc 'vàng' mà từ lâu cô yêu thích. Ông Thịnh lật qua lật lại vài trang rồi trịnh trọng:

“Cô Trân! tôi không ngờ cô lại có những tư tưởng dao động, đồi trụy phản cách mạng và một tâm hồn tha hóa tiểu tư sản như thế. Về làm dâu nhà này, cô phải tự kiểm điểm lại những hành vi của mình, cần quán triệt và cải tạo những thứ tư tưởng tiêu cực và sa đọa. Chúng ta có bổn phận phải tẩy xóa hết những mầm mống, những phần tử sai trái để xây dựng những con người mới trong một xã hội mới tiên tiến.”

Thành định lên tiếng nhưng thấy mặt ông Thịnh vẫn đằng đằng sát khí, giọng ông vẫn hằn học và đanh thép làm anh chùn lòng. Như đang bị tra tấn trong bầu không khí căng thẳng và ngột ngạt, đầu óc non nớt của Trân không đủ thông minh để hiểu hết những điều lớn lao mà ông Thịnh vừa nói. Thỉnh thoảng, bà Thịnh lén nhìn chồng vài giây rồi như người ngoài cuộc, bà vẫn giữ thái độ im lặng. Cô em gái của Thành, đôi khi nói hùa theo cha vài tiếng. Đứa em trai út, trước đây còn tỏ ra thân thiện với Trân, nay cũng không dám có một lời bênh vực.

Ngày qua ngày, cuộc sống của Trân như bị tù hãm. Dạo này, ngoài giờ lên lớp ở trường, Thành thường vắng nhà. Trân sống rụt rè và lặng lẽ như một chiếc bóng bên cạnh mọi người. Cô chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt ông Thịnh. Cặp mắt nghiêm khắc, lạnh lùng đầy quyền lực của ông cứ đeo đuổi theo Trân cả trong những đêm cô nằm thấy ác mộng. Trân thường giật mình tĩnh giấc trong sự bàng hoàng và hốt hoảng. Nhiều lần, Trân đề nghị với chồng ra riêng. Nhưng hoàn cảnh xã hội quá hỗn tạp, ổn định công việc làm và nhà cửa riêng tư là một nỗ lực không đơn giản.

* *

*

Trân có thai đã gần bốn tháng. Sức khỏe của cô càng lúc càng sa sút. Trước áp lực tinh thần quá lớn, Trân quyết định bỏ về nhà cha mẹ ruột của mình. Ở nhà ba mẹ chưa đầy một tuần, Trân bị bắt ép phải quay trở lại nhà chồng. Cô đã khóc hết nước mắt vẫn không làm lay chuyển được định kiến, lòng danh dự và niềm sĩ diện của những đấng sinh thành. Một buổi họp gia đình lại diễn ra. Trân bị bắt phải ngồi giữa mọi người nơi phòng khách. Ông Thịnh sai đứa con gái viết một bản luận tội và ghi chép đầy đủ những diễn biến của cuộc họp mặt. Trong suốt buổi họp, Thành không hề lên tiếng. Bà Thịnh chỉ sụt sùi nước mắt. Hai đứa em của Thành thay phiên cùng cha, tay chỉ trỏ, miệng thốt lên những lời nguyền rủa thậm tệ. Xong buổi họp, ông Thịnh kéo Trân ra cửa và đẩy cô ra đường. Tay khóa cổng, miệng ông hằn học:

“Cô muốn đi thì tôi cho cô đi. Từ nay, đừng bao giờ trở lại ngôi nhà này nữa. Bà con nghe đây, kể từ bây giờ, tôi không còn nhận cô này là dâu của tôi nữa. Đồ đồi trụy. Đồ phản động.”

Trân ngơ ngác nhìn trước ngó sau, nước mắt trào ra. Đám trẻ con trong xóm thấy chuyện lạ ùa tới xem. Chúng vừa cười cợt, vừa chỉ tay vào mặt Trân hô lớn “Đồ phản động! Ê, đồ phản động!”

Trân lang thang trên phố. Đến chiều tối, không còn biết đi đâu, cô đến nhà một cô bạn xin tá túc.

Gần nửa năm sống nhờ vả bạn, Trân đã tự tử hai lần, nhưng đều được cứu sống. Cái thai lớn dần. Nhờ sự ân cần chăm sóc của bạn, lòng Trân nguôi dần.

Sau này. Người bạn kể lại cho Trân biết, ông Thịnh là một cán binh cộng sản nằm vùng cao cấp. Trước kia, ông theo Việt Minh chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Ông đã trực tiếp tham dự vào cuộc Cải Cách Ruộng Đất và vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Khoảng năm 1967, ông được đảng cử vào Nam hoạt động. Địa bàn hoạt động của ông tại Đô thành Sài Gòn và những vùng ngoại ô lân cận. Sau ngày tiếp thu, ông làm bên Bộ Nội vụ và là một trong những cán bộ phụ trách việc đánh phá tư bản, cải tạo công thương nghiệp. Ông Thịnh còn biết ba của Trân có 'dính líú với chế độ cũ. Riêng Thành lại là sĩ quan 'ngụý. Bao mặc cảm, bao thành kiến và hận thù ý thức hệ, ông đều trút cả lên đầu của Trân.

* *

*

Mùa hè 1981. Trước những bế tắc trong đời sống gia đình và xã hội, Thành không còn con đường nào khác để chọn lựa ngoài việc ra đi. Trân vừa sinh xong chưa đầy một tháng thì Thành đã xuống tàu vượt biển. Sau hơn một tháng biệt tin chồng, bức điện tín đầu tiên gởi đến từ trại tị nạn của Thành làm cho Trân vô cùng bàng hoàng. Kế đến là bức thư gởi về từ Đức. Thành đã đến nơi an toàn.

Ba năm sau. Trân và đứa con được bảo lãnh sang đoàn tụ cùng chồng. Thời gian đầu, đời sống gia đình tương đối ổn định. Trân cảm thấy nhớ nhà, nhưng vui vì ý thức được là mình đã thật sự thoát khỏi cảnh sống tù ngục nơi quê nhà. Cô cố góp sức cùng chồng lo cho đứa con và phấn đấu để sớm hội nhập vào cuộc sống mới. Thành bắt đầu đi làm. Và những thùng quà rất đều đặn được gởi về cho gia đình. Thành thường tâm sự với vợ:

“Dù trong quá khứ đã xảy ra chuyện gì, nhưng là con trai lớn trong gia đình, anh vẫn có bổn phận phải lo cho cha mẹ và các em. Em giúp anh làm việc này nhé.”

Trân hiểu trách nhiệm của mình và lẳng lặng làm theo. Cô cũng rất hiểu chồng. Thành đã sớm vào đời, vất vả nhiều vì gia đình. Trong sự mâu thuẫn trước đây giữa ông Thịnh và Trân, Thành đứng giữa thật khổ sở và rất khó xử. Anh không làm gì khác hơn được.

* *

*

Những bức thư từ Việt Nam vẫn liên tục gởi đến với những đòi hỏi vật chất cùng những lời trách móc. Mỗi lần xem thư nhà là một lần khổ hình và càng tạo thêm nhiều xung đột giữa hai vợ chồng. Thành trở nên khó tính và giận dữ thất thường. Trân bị mất ngủ và thường có những cơn ác mộng. Nỗi uẫn ức từ lâu dồn nén trong lòng nhiều khi cứ muốn tuôn trào. Trong cô luôn bị giằng co bởi hai ý nghĩ. Một bên, Trân muốn thẳng thắn dứt khoát đoạn tuyệt tất cả những ràng mối nghĩa tình. Bên kia, cô vẫn còn bị trói chặt bởi trách nhiệm làm con của chồng.

Năm năm sau. Mẹ Thành qua đời. Thành thường tỏ ra buồn bã và ít nói hơn trước. Hai vợ chồng cũng chấm dứt liên lạc với gia đình từ đó.

* *

*

Bé Hân đã lớn. 12 tuổi. Càng lớn cô bé càng giống mẹ. Tình hình Việt Nam có nhiều biến chuyển. Qua một người thân về thăm nhà, Thành và Trân nhận được bức thư ngắn ngủi do cô em gái của Thành nhờ trao lại. Trong thư, cô em cho biết:

'Anh chị và bé Hân thương mến,

Lâu quá, nhà không nhận được thư của anh chị. Dạo rày, anh chị và bé Hân vẫn khỏe? Ba nay đã về hưu. Cuộc sống gia đình ngày càng sa sút. Ba tuổi đã già lại thường hay bệnh tật nên người rất yếu. Thời gian gần đây, ba thường nhắc nhở đến anh chị và bé Hân. Ba rất mong được gặp lại anh chị, nhất là cháu Hân. Nếu không có gì trở ngại, anh chị cố thu xếp về thăm ba một chuyến, chắc ba không còn sống lâu được nữa.'

Sự im lặng của Thành và Trân làm mọi người trong gia đình thắc thỏm, hoang mang và khổ sở.

* *

*

Sinh nhật thứ 14 của bé Hân vừa qua thì Thành nhận được bức điện tín và sau đó là bức thư cấp tốc của gia đình gởi đến. Trong thư, đứa em trai cho biết 'Ba đang bệnh nặng, chắc không qua khỏi. Ba rất muốn gặp mặt anh chị và cháu Hân lần cuối. Suốt ngày, nằm trên giường bệnh, ba luôn cầm bức ảnh của anh chị lên xem và nói lầm thầm trong cơn mê sảng. Em đã cố tình thâu vào cuộn băng cassette những lời trối trăn của ba và gởi sang cho anh chị.'

Trân vội đặt cuộn băng vào máy. Tiếng ông Thịnh mệt mỏi, thì thào từng câu, từng chữ: 'Thành ơi, Trân ơi! hãy tha lỗi cho ba! Ba đã sai lầm. Ba biết ba là kẻ có tội và rất hối hận vì đã làm tổn thương đến các con. Hãy tha thứ cho bạ Ba đã có những thái độ mà bây giờ nghĩ lại, ba thấy thật tàn nhẫn và phi lý. Ba đã không tự kiềm chế được mình, đã tin tưởng tuyệt đối, đã hy sinh cả cuộc đời mình, của gia đình mình cho những điều không tưởng. Họ đã lừa dối ba và ba đã làm khổ mọi người.' Nói đến đây, giọng ông nhỏ dần rồi bỗng dưng đứt quảng. Ông thở hắt một hơi rồi từ từ kể lễ tiếp 'Tất cả đều là sự giả trá mà chính các con là những nạn nhân thật tội nghiệp. Lương tâm của ba luôn bị cắn rứt. Ba muốn gặp lại hai con để nói cho hai con hiểu rõ lòng thành của bạ Có thế, khi chết đi ba mới được an lòng nhấm mắt.' Cuối thư, đứa em còn cho biết: 'Ba cứ trằn trọc, lập đi lập lại như thế suốt mấy ngày liền cho đến khi kiệt sức rồi tắt thở. Hình như ba cố gượng để chờ gặp mặt anh chị. Ba chết mà hai mắt cứ mở trừng trừng, vuốt mãi mới chịu nhắm lại.'

Nghe xong cuộn băng, Thành và Trân ngơ ngác nhìn nhau vài giây, không nói một lời. Trân đi tắt máy rồi trở lại ngồi đối diện với chồng. Cô lạnh nhạt:

“Bây giờ ổng mới thấy hối hận thì đã quá muộn. Hãy để ổng mang theo tất cả tội lỗi, sự ăn năn và nỗi dày vò xuống mồ. Mười mấy năm qua, bao sự đổ vỡ đã chồng chất. Làm sao ổng có thể đền bù được những mất mát quá lớn mà em và gia đình đã gánh chịu.”

“Em à, người ta thường nói, nghĩa tử là nghĩa tận, nói thêm có ích lợi gì?”

“Đối với ổng, chết là hết, nhưng chẳng lẽ con người khi còn sống cứ thản nhiên tàn nhẫn, độc ác với nhau để rồi đến những ngày tàn của cuộc đời chỉ cần nhỏ vài giọt nước mắt tiếc thương là xem như không có chuyện gì xảy ra cả à?”

“Con người thật ra rất yếu đuối và tầm thường. Trong cuộc sống hằng ngày, thiên hạ cứ loay hoay mãi vẫn không vượt thoát được những sự ràng buộc, những dục vọng mê muội. Họ không ý thức được là họ đang làm gì đó thôi.”

Từ khi ba Thành mất, mặc dù không nói ra, nhưng đời sống tinh thần của vợ chồng Thành phần nào dễ chịu hơn trước. Cả hai như vừa trút bỏ được một gánh nặng của cái kiếp trầm luân.

* *

*

Mười hai năm tha hương đối với Trân là cả một sự thay đổi lớn lao. Cuộc sống thực tế đủ đầy nhưng có nhiều điều để phải lo nghĩ. Trân luôn cảm thấy mất mát vĩnh viễn một cái gì đó sâu thẳm trong tâm hồn của mình. Là một cô gái hồn nhiên và năng động, đời sống và thời cuộc đã biến Trân trở thành một kẻ lạnh lùng, khắc khổ. Lòng cô như một dòng sông trong xanh đã bị cơn lũ làm cho vẩn đục. Cô nuối tiếc cho tuổi xuân. Và bức bối vì thấy mình không còn là chính mình nữa. Cô đâm ra oán hận cuộc đời, oán hận những kẻ dối trá, nhân danh con người lập ra những hệ thống nhiều quyền lực để nghiền nát bao số phận, đã cướp mất tuổi thơ, đã đập nát tình yêu trong trắng và đầy ải cuộc đời của Trân phải khốn đốn đến thế. Trân chán ghét những đầu óc già nua, gia trưởng, trì trệ, bảo thủ, độc đoán và bệnh hoạn đã hủy diệt bao thế hệ. Trân nguyền rủa những con người ngu muội, trí tuệ đã mất hết khả năng tiếp nhận những kiến thức mới nhưng vẫn cố chấp, chủ quan và không ý thức được những giới hạn của mình để chọn một thái độ sống an phận. Họ thản nhiên đày đọa con cháu của họ phải gánh chịu những kiếp sống đầy bi kịch và tủi nhục. Trân cảm thấy mất hẳn niềm tin vào thế hệ cha ông, một thế hệ đã gây ra quá nhiều tai họa cho con người, cho đất nước. Tuổi trẻ như Trân đầy bất hạnh.

Trong tiềm thức của Trân, hình ảnh xinh đẹp của quê hương luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Cô yêu đất nước mình bằng thứ tình yêu đơn sơ, trong trắng. Và bây giờ, bao đau thương, nhọc nhằn chồng chất đã cướp mất và làm sụp đổ hoàn toàn trong Trân những niềm tin yêu mà từ lâu Trân hằng nâng niu và trân quý. Cô luôn cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến quê hương của mình.

Hết