Nhưng bao giờ chàng đỉ Mà trời ơi làm sao chàng đi được lúc này, giữa khi trong họ ngoài làng đang chạy đua với thời gian để kịp ra báo xuân. Chàng làm báo ngày, điều ấy có nghĩa còn bận quá nuôi con mọn. Bài vở cho số xuân hạn chót là 15 tháng 12, hôm nay đã 11 mà bài về chưa đủ để sắp đầy hai phần ba cái mục lục, đã thế bạn bè đâu đâu cũng réo gọi. "Mười lăm này mà chưa có bài moa thẻo toa đấy!" một tên bạn đùa dai gọi doa. dẫm. "Trời ơi, anh hứa cho em cái truyện vào đầu tháng, nay 11 rồi." "Bận quá cậu ơi, tha cho tôi sống với!" "Í đâu được anh (xuống giọng), em hứa với thằng cha chủ nhiệm rồi, chắc như bắp, trời ơi không có là anh hại đời em!" Một ông bạn ỷ mình ở nước khác, hét qua điện thoại, "Bài nằm hết rồi, bộ ấp dzợ tối ngày sao mà không gửi tiếp qua, cha nội?" "Mệt quá ông ơi, cho tôi ốm ít kỳ đi!" "Í thiệt chơi đó chả Đừng thoọc léc anh em nghe, hổng cười đâu nghe!" "Bố ơi!" "Gì?" "Long distance kỳ này nó cảnh cáo đó bố?" "Sao?" "Nó bảo còn hai trăm nợ không trả 22 nó cắt, bố nhớ ký trả." "Ừ, sẽ trả." Lại một đứa khác. "Bố ơi!" "Hả?" "Bác Kiên gọi bảo cái gì thì cuối tuần này bố cũng rán sắp xếp đi họp, chuyện lập quỹ cứu trợ quan trọng lắm." "Bận chết cha chết mẹ đây, họp gì!" Và vợ chàng, "Anh à, tháng này gửi quà về bên nhà, deficit nặng, giờ làm sao có tiền mua sắm biếu xén Giáng Sinh đây." "Trời ơi thì em lo lấy, sao cái gì cũng anh vậy." "Í trời, bộ em vẽ ra tiền được hả?" "Thế chứ bộ anh đánh cướp nhà băng được hả?"

Cuối năm chàng điên người. Nhớ ban chiều ngồi ngoài quán cà phê, chàng đã nói ước sao đầu thập niên này mình sẽ thoải mái hơn, hiểu theo cái nghĩa tương đối, so với thập niên trước. Bạn chàng đã la lên, "Ơ hay sao lại tương đối, chứ bộ cuối thập niên trước ông không đang ngồi gỡ lịch trong tù cộng sản đấy ử" Chàng thấy mình bị kê một cái tủ đứng ngay miệng, nhưng hữu lý quá, đành cười. Chàng lại nhớ cách đây hai đêm, nhân ăn cưới con gái một người bạn, chàng ngẫu hứng nói mấy câu với bạn, "Đừng quên mười lăm năm nữa ông sẽ bảy mươi, sẽ vào hạng cổ lai hỵ" Câu nói dè đâu làm cả bàn rượu lặng đi trong giây lâu, giống cái chày đánh quá bạo vào chiếc chuông lớn gây một âm thanh không tao nhã, khiến lắm người bấy lâu tưởng là đã an cư lạc nghiệp, bỗng thấy mình chưa về tới nhà, còn lang thang trên đường mà trời lại sắp tối. Chàng về nhớ lại câu mình nói cả đêm mất ngủ. Xưa nay có bao giờ chàng lưu tâm đến chuyện tuổi tác, đâu mà phụ nữ đến thế, nhưng sao cái tiếng chuông vô tình đánh lên một lần trong bữa tiệc cứ vang vọng mãi. Chàng kém bạn dăm tuổi, và như thế, trời ơi, chàng tưởng tượng chỉ thêm một thời gian ngót nghét khoảng từ bảy mươi lăm đến nay, một thời gian bóng câu qua cửa, chàng sẽ là một kỵ mã ngã ngựa, sẽ không còn sức gượng đứng lên, sẽ phải than lại cái câu của Thành Cát Tư Hãn "Ta già rồi sao!" Ấy nhưng dường như vấn đề chính không nằm chỗ đó, mà nằm ở một chỗ nào đến hôm nay chàng vẫn chưa tìm ra. Chàng mang máng một cảm giác bất ổn, xót xa và đôi lúc có màu tuyệt vọng. Nhưng nghề báo vào khoảng thời gian này không cho cái tâm hồn đa cảm của chàng sống lâu, sống mạnh. Cơn buồn như cơn bão, ghé đánh te tua một trận rồi bỏ đi, kệ, mày muốn ra sao mặc mày. Nó mặc chàng, và chàng lồm cồm bò dậy, chạy mải miết với máy typesetting, với bàn lay- Out, với những cú điện thoại, với thời sự, và với mối lo ngay ngáy về mọi vấn đề.

Nhưng thế nào năm nay chàng cũng phải đi xa một chuyến, đi bất cứ đâu. Chàng phải đi, đi như một cuộc du xuân, một lột bỏ. Ít nhất mùa xuân này chàng phải xa nhà, xa những cái hoá đơn, xa máy đánh chữ, xa tiếng điện thoại, xa hội họp, xa cộng đồng, xa cái tiếng chuông vô tình mà thô bạo và xa cả tiếng thở dài của ông Thành Cát Tư Hãn. Thế nào cũng một phen chàng bỏ tất cả lại, quăng hết sang bên, thoải mái như cậu bé bỏ báo ném cả một thế giới nóng bỏng vào một góc hè, rồi đạp xe đi, rồi thổi sáo miệng. Người võ sĩ giỏi không đánh một trận để chết, anh còn phải đánh nhiều trận; và như thế, thấy nguy đến nơi anh có quyền quăng khăn. Cuộc đời thuộc về kẻ còn sống. Chàng muốn sống và chàng phải đi xa, không thể nấn ná thêm nơi thành phố có cái sinh hoạt đáng ngại này. Thế là trong khối óc đa đoan của chàng càng tiến dần cuối năm càng như muốn thu hẹp lại nhiều vấn đề. Muốn nghỉ ngơi đúng hơn. Chàng muốn được đi xa một chuyến, nhưng không hẳn giống mấy năm đầu mới qua Mỹ, còn ăn trợ cấp xã hội, còn được những phương xa nồng nhiệt đón đến, nói, hát, hàn huyên những chuyện thương tâm ở quê nhà; chàng muốn được đến một nơi nào đó mà không phải ở nhà ai nhưng ở lữ điếm, ngày ngày lội bộ đi xem những lăng tẩm, những cỏ cây, những sông nước và núi non. Chàng sẽ tí toáy làm một bài thơ tình đầu tiên trong đời gửi về cho vợ.

Hay là mình trở lại Úc? Không, không được. Ở đấy gái mình đa tình quá, mà chàng thì tự biết mình đã đến lúc phải làm gương tốt cho đám con sắp tới tuổi ra đời. Mệt rồi, chàng không muốn giống vài anh bạn văn kia, nhiều chuyện quá chỉ cấy thêm tóc bạc trên đầu.

Hay mình sang Nhật, sang Nam Hàn hoặc Thái Lan? Không, sang mấy nước này dễ bị mang tiếng lắm. Tuần trước một bà bạn đến chơi đã đưa cho vợ chàng xem một bài báo nói về Thái Lan, có chạy ảnh một lô các chị đàn bà giơ cao những biểu ngữ "Thailand, not Thigh-land!" Bà ta nói, "Nè bà, lóng rày mấy chả rủ nhau đi du lịch các nước Á châu dữ đạ Coi cái tin này. Đờn bà ở bển biểu tình chống tệ đoan xã hội dữ lắm, nói là chánh quyền đưa gái ra dụ du khách. Năm nay ổng có tính đi chơi đâu hôn?"

Hay là mình sang Trung cộng? Đọc báo một anh bạn bên Tây, thấy anh ta tường thuật chi li chuyến đi Trung cộng mà bắt mê, dù một anh bạn khác xem tấm ảnh chụp anh chủ báo nằm ngả nghến trên bức trường thành, khó chịu đưa ra lời phê phán, "Khinh độc giả đến thế là cùng," dù chàng vẫn thấy ở cái khoe khoang của anh ta vẫn có cái gì thi vị. Cứ tưởng tượng được leo lên bức trường thành, trải tờ báo nằm vắt chân chữ ngũ, chi li nhớ đến thời hoàng kim của họ Tần, rồi lắng nghe dưới chân tường tiếng reo hò vang dậy của rợ Hung Nô, tiếng vó ngựa, tiếng gươm giáo, tiếng của "túy ngoa. sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân" hồi thì đã là thú vị lắm. Ôi một cuốn sử ly kỳ trải dưới lưng ta! Ồ nhưng mà không được, chàng chợt nhớ. Anh bạn kia dường như sang đó vào mùa hè, bây giờ cho dẫu tiết xuân nhưng hẳn thời khí miền đó chẳng tốt tí nào cho căn bệnh yếu phổi của chàng. Đã thế, lão luật sư B. đã không một lần kể chàng nghe sự trục trặc của con trai lão đấy sao. Lão nói, "Bỗng dưng một sáng nó kêu thằng nhỏ nhà mình lên văn phòng giám đốc, bảo ngày mai mày phải rời khỏi khu này, xuống khu dưới. Thằng con moa sáu năm kỹ sư, rất chạy việc, tự dưng vô cớ bị hạ tầng công tác cáu quá bèn khiếu nại. Câu giải đáp sau đó là, 'Chuẩn mức an ninh của anh không còn bảo đảm.' 'Sao, tại sao?' 'À, bố anh thường đi Trung cộng chơi. Không ai bảo ông ấy là gián điệp, nhưng... ' Thế là quýt làm cam chịu. Toa thấy cái cơ quan nó có láo không cơ chứ!" Chàng chẳng màng chuyện cơ quan NASA có láo hay không, nhưng câu chuyện của lão luật sư càng giúp chàng thêm lý do không bao giờ bỏ tiền đi du lịch các nước cộng sản. Chi vậy? Bộ thế giới hết cảnh đẹp rồi sao? Bộ máu người nơi Thiên An Môn chưa đủ tanh sao? Chàng không muốn trong đời có một cuộc đi chơi thiệt thòi từ cảm giác thiệt thòi đi như thế.

Hay là chàng làm một chuyến Âu dủ Tiết Xuân bên đó cũng lạnh, nhưng nền văn minh đẫy đà của Âu châu không thiếu máy sưởi. Chàng sẽ xuống vùng Orlean đi thăm mọi ngõ ngách của cái thành phố có tiếng là thành phố của lâu đài này. Rất có thể chàng lại trở ngược lên Paris, chẳng phải để chui gầm cầu làm một anh clochard rởm như giấc mơ dở dang của vài anh thi sĩ Mít lai Tây, cũng chẳng để lang thang trên đại lộ Champ-Élisée nhiều phân chó, mà sẽ ghé đến phần mộ của người Victor Hugo để thầm thì với cụ rằng, "Cụ mà còn sống, cụ sang chơi nước tôi một chuyến thì phải biết, cứ mà viết được pho sách bằng năm bằng mười Les Misérables."

Chàng sẽ không nấn ná ở Pháp lâu. Biến cố đông Âu há không đủ là một hấp lực ghê gớm đối với chàng sao? Chàng sẽ đến Bá Linh, có thể bằng máy bay mà cũng có thể bằng xe lửa, và nhất định sẽ thăm bức tường đã mở ngỏ vào một sớm xuân. Chàng sẽ đón một cô gái đầu tiên từ phía đông Đức thoải mái, tươi vui bước sang phần đất tây Đức -- thành quả của mo&aauml;t ý chí đấu tranh lâu dài chẳng của riêng ai, mà là của cả cộng đồng Âu châu muốn phá đi bức tường như phá sự sai lầm của một Yalta lịch sử, đã dìm cả đông Âu vào vực sâu cộng sản mà đông Bá Linh mới như một bàn tay vừa ngoi lên được vùng ánh sáng -- Chàng sẽ ôm la&aaacute;y cô gái và hân hoan nói, "Claudia, mừng cho em!"

Nước Đức có thần chiến tranh, có âm nhạc, có triết học và có nền văn minh cơ khí nhưng thực phẩm xuất sắc dường như chỉ có bia và xúc xích. Làm sao chàng có thể ở lâu một nơi chỉ có bia và xúc xích, vả bên Mỹ thiếu giống gì bia và xúc xích Đức nhập cảng. Chàng muốn đến Ý. Chàng muốn thăm cái nền kiến trúc của gạch và ngói đỏ, muốn nhìn lần đầu và lần cuối ngọn tháp Pisa ngoài 700 tuổi trước khi nó đổ xuống, hoàn toàn trở về với cát bụi có thể trước khi chấm dứt thế kỷ này. Chắc là chàng cũng chẳng ghé cái colosseum nơi thành Rome làm gì. Còn đâu thứ hùng khí thiêng liêng của những chàng giác đấu, khi mà đến cỡ Lý Tiểu Long cũng từng nhảy vào đó múa võ Tàu đóng phim độ nhật. Nhưng chắc chắn là chàng sẽ ghé thăm thánh đường Sistine của điện Vatican. Ở đó người ta mới mất chín năm để trùng tu những danh tác của Michelangelọ Chàng tin mình có thể nghe ra được tiếng cười đắc thắng của nhà danh hoa. kiêm điêu khắc gia có cá tính sung túc như tóc trên đầu này. Sẽ có tiếng nói của ông ta vang vọng trên những vòm trần cao, "Cuối cùng, vẻ đẹp trần thế của ta vẫn hiển lộ!"

Mà chàng thì vốn yêu mọi vẻ đẹp trần thế, nhất là vào cái khoảng thời gian sắp Tết ta ở San Diegọ Lúc ấy trời đã giảm lạnh đến mát như miếng thạch -- một cái mát co&osllash;n đủ lý do cho các cô gái Mỹ phóng túng nhất vẫn giữ được vẻ kín đáo cần thiết so với ba tháng sau đó. Hoa vào thời gian này mới là đằm thắm. Nó làm đẹp lòng những kẻ như chàng: Yêu cái đẹp! Thật đấy, vào thời gian này hoa người hay hoa lá đều còn tươi trong những vỏ bọc muôn màu, chứ đã vào hè thì chúng nở toét như nhau, và vì thế, đôi khi chúng có làm hư hao đi sự tưởng tượng ý nhị trong tâm hồn vốn nhạy cảm của chàng. Trời ơi, cứ nghĩ đến vẻ đẹp của hoa giữa mùa xuân chàng lại rợn cả người. Trên đời này ai khước từ được cái đẹp của hoa? Chàng thì cứ tin rằng kẻ nào không ưa nhìn ngắm hoa, hoa nào cũng thế, đều là kẻ đã chạm vào lòng tự ái ghê gớm của Thượng Đế. Chàng tự biết không bao giờ mình là kẻ dám nhân danh bất cứ điều răn nào để phạm vào lỗi lầm này, và như thế, chàng yêu tất cả cái đẹp, cho dù đó là một bầu trời xanh ngắt không mây, một tấm tranh ế ẩm bên đường, một đoá huệ đồng hay một cô gái có khuyết tật trên thân thể mà chính tự thân cô suốt đời mặc cảm.

Nhưng nếu không nên ăn mãi một món ngon để món ấy còn ngon, thì làm sao chàng có thể chiêm ngắm mãi những cảnh đẹp nơi đây mà cảnh ấy vẫn tiếp tục còn đẹp? Đã ngót nghét mười xuân chàng sống chốn này. Năm nay chàng dự trù một chuyến đi xa để cứu chàng đang có triệu chứng lún sâu vào cái cảnh, cái người, cái vật đã nhuốm màu ủ ệ Chàng muốn ở một nơi xa nào đó, nghe thấy lời chúc Tết đẹp đẽ của vợ con qua ống điện thoại.

Khi phát hành xong mấy ngàn số báo xuân chàng te tua như Duran bị Sugar Ray đập đòn thù. Nhưng mãi đến lúc ấy chàng mới rõ không phải một võ sĩ cầm bằng mình thua mà đã có thể thoải mái quăng khăn. Chàng về nhà uống một lon bia, ngồi coi một đoạn phim "Tom and Jerrỵ" Mấy đứa lớn cận Tết mẹ cho nghỉ học. Đứa lau chân nến, đứa chùi phím dương cầm, đứa quét bụi và mạng nhện.

Thốt nhiên chàng nhớ đến Janice, đến dáng mát mẻ và dễ thương của cô tạ Cô là một nhà giáo, lại có chân trong hội thơ "California Poets in the Schools." Mấy hôm trước Janice ghé chơi tặng chàng một tuyển tập thơ do cô thực hiện. Tuyển tập mang cái tên hay hay: "World Winds" -- "Gió Bốn Phương." Các tác giả đóng góp thơ là những học sinh đang theo học tại các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tại San Diegọ Janice dặn chàng xem kỹ để cho ý kiến, và chàng đã giật mình, đã suy nghĩ thật nhiều về bài thơ của một học sinh Mễ di dân tên là Juan Mendez.

Bài thơ có tựa "The Skin of a Woman" như sau:

Beige is the skin of a beautiful woman

It feels like the life of a rose

It looks like open land

and smells like wet hills.

Bài thơ ngắn mà nói được nhiều. Chàng đã ngẩn ngơ tự hỏi sao một thiếu niên mười lăm mười sáu lại làm được những lời thơ đẹp, lãng mạn và sống như thế. Bên cạnh bài thơ phơi phới của cậu bé Mễ di dân, đi từ một vùng đất có tự do có cơm áo đến một vùng đất khác nhiều tự do và cơm áo hơn, là bài thơ của một thiếu niên tị nạn Việt Nam. Cậu này viết gì? Đây là một đoạn trong bài thơ "My House Was in the Countryside" của em Trần Đạo:

... Under my pillow was a new shirt

that I had once worn during New Year's Festival

I looked at my room again

The tears were falling on my cheek

I laid down and wondered

"What does my future hold?"...

Đó có phải là thơ của những đứa trẻ không có tuổi thở Thế giới trước mắt em cũng u ám y như thế giới của chàng. Cũng chỉ có một căn nhà trong dĩ vãng, những bức tranh nhện bám, có căn bếp nồng mùi cá khô và bồ hóng, có cái rương của bố mẹ chứa những điều ẩn mật. Thơ như là chứng từ buồn thảm của kẻ nhận lãnh một gia tài không như ý. Thơ chỉ đầy những chán chường, những dấu hỏi what does my future hold? Thơ không có sự sống ngon ơ, không có cái nhìn tới tương lai đằm thắm như it looks like open land; and smells like wet hills.

Bất giác chàng thấy trần gian sẽ không còn nơi chạy trốn. Chàng nghĩ đã tới lúc phải làm cho mùa xuân đẹp lên trong trong tâm hồn lũ con chàng, tâm hồn những Trần Đạo.

Một đứa lớn bật hỏi:

"Bố không sửa soạn đi xa năm nay sao bố?"

"Không."

"Sao thế bố?"

"Sẽ đi chơi cả nhà. San Diego thiếu gì cảnh đẹp."

"Thật hả bố?"

"Chứ sao. Bố sẽ đem cả nhà đi xem những cảnh đẹp nhất nơi vùng đất mình đã sống những năm quạ Bố sẽ giải đáp những thắc mắc của các con bằng sự hiểu biết chân thành của bố. Bố sẽ nói về quê hương, về làng nước, về những miếng ngon, nói tất cả trong mùa xuân này. Dư tiền, bố sẽ mua cho các con một giàn máy điện toán."

Những đứa lớn lặng lẽ lắng nghe và làm tiếp công việc của chúng, nhưng thằng út thì nhảy cà tưng sung sướng. Chàng ôm con vào lòng mà nước mắt bỗng dâng lên. Chàng hôn vào cổ nó, nói thầm với nó như nói với chính mình, "Bé ơi bố mới bạc nửa đầu, nhưng chẳng biết bố có còn dịp chữa lại được những thất bại dĩ vãng của thế hệ bố không. Nhưng trên hết đất nước luôn cần những tương lai đẹp của các con, mà tương lai không đến với những tâm hồn đầy bồ hóng ngày qua, chỉ đến với những tâm hồn biết nhìn hiện tại thơm như những ngọn đồi ẩm."

Gió xuân thổi mát sau hè. Khi không mà chàng ngây ngây. Rồi chàng thiu thiu ngủ khi lũ nhỏ đã kéo nhau ra chơi ngoài vườn cỏ. Sau giấc ngủ ngắn chàng thấy như sức lực hồi phục trong từng gân máu. Bất giác chàng vui vui. Chàng nhớ trong cơn thiếp ngủ hình như có lúc chàng đã mơ thấy mình viết được một tác phẩm đẹp.

San Diego 12-90

Hết