Chương 1
Tiết trời hôm nay đổi khác, khung cảnh chợt buồn trong sắc màu xăm xám làm cho Kim Thanh thấy bâng khuâng với mọi vặt nơi đây.Mưa lại lất phất bay mang theo hơi lạnh nhẹ len vào lớp áo lụa mà cô đang mặc, gây cho Thanh một cảm giác lành lạnh.Thấm thoát thế mà Thanh đã làm việc nơi tiệm cắt tóc Thanh Hoàng này hơn một năm. Một năm với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.– Cô đang làm gì thế? Sao không cắt tóc cho tôi?Tiếng người đàn ông vang lên hỏi làm đứt dòng suy nghĩ của cô. Kim Thanh trở về thực tại.Cô thợ trẻ buông tiếng cáu gắt hỏi:– Ông muốn cắt kiểu gì nữa?Ông khách trẻ thong thả trả lời:– Tuỳ cô!Kim Thanh trợn trừng một cách kinh ngạc:– Tóc của ông mà ông bảo là tuỳ tôi!Ông khách vẫn nhỏ giọng bảo:– Thì tôi dễ lắm!Ông khách càng tỏ ra dễ dãi thì cô Kim Thanh càng tỏ ra bực dọc:– Tôi không biết cắt kiểu nào cho ông nữa cả. Xin lỗi ông! Tôi có việc bận phải đi ngay bây giờ.Nói xong Kim Thanh buông tra cây kéo và chiếc lược đang cầm trên tay trở về chỗ cũ, để tỏ thái độ từ chối.Ông khách cuống lên:– Tôi đến tiệm với mục đích là được cắt tóc sao cô không chịu cắt cho tôi?Kim Thanh sừng sộ:– Nhưng giờ này tôi không rảnh để Phục vụ cho ông, hơn nữa trong tiệm còn thừa thợ có thể thay tôi làm cho ông vừa ý cơ mà.Nhưng ông khách vẫn năn nỉ một cách khổ sở:– Nhưng tôi chỉ thích được cô cắt cho tôi mà thôi.Kim Thanh nạt ngang; – Tôi đã bảo lúc nãy là tôi không còn biết cắt thế nào cho ông vừa cả. Hơn nữa vì ...Nói đến đây Kim Thanh hơi sựng lại một chút rồi cô vụt nói thật nhanh và giọng cất cao lên hơn:– Giờ này tối mắc bận ông có nghe rõ hay không nào?Ông khách cứ nhìn cô khẩn khoản:– Vậy giờ nào cô mới rảnh? Tôi sẽ trở lại hoặc có thể tôi ngồi đây để chờ?Kim Thanh nói bừa:– Không có giờ nào tôi rảnh cả. Còn ông muốn ngồi đây thì quyền tự do của ông. Tuỳ ông.Dứt câu cô đã dợm bước đi, nhưng rồi cô phải ngẩng đầu lại khi ông khách kia đưa ánh mắt van lơn theo cô.Ông nhỏ giọng một cách thảm thương:– Cô nỡ lòng nào bắt tôi chờ trong lúc tôi chờ trong lúc tôi chưa ăn điểm tâm nữa hở cô Kim Thanh!Liếc ông khách bằng tia mắt thật sắc, Kim Thanh nói cộc lộc:– Mặc kệ ông.Ông khách lại than thở:– Cô ác chi mà ác dữ vậy?Ánh mắt Kim Thanh long lên ra vẻ bực tức, chân cô giậm xuống. nền gạch nói lớn:– Cái ông này mới thật là vô duyên, mới ban sáng đã rủa tôi rồi.Ông khách vụng về trả lời:– Chớ còn cái gì nữa ...– Tôi ác thật phải không?Nét hằn học lộ rõ trên gương mặt cô thợ trẻ. Cô bảo:– Thì để tôi sẽ chiều ông hôm nay vậy và ông hứa đừng quấy rầy tôi nữa đấy nhé!Ông khách vui mừng lắm hỏi:– Vậy là cô không còn bận nữa phải không? Và cô ở lại để cắt tóc cho tôi ngay bây giờ?Không thèm trả lời câu hỏi của vị khách lạ lùng kia. Thanh nguýt dài:– Cái ông này “Nhây” quá! Vợ ông ở nhà chắc phải bực mình với ông lắm thì phải!Người bên ngoài sẽ nhận rõ ánh mắt sáng hẳn lên của ông khách khi cô gái khó tính vừa dứt câu ông lập tức đính chính ngay:– Tôi chưa có vợ.Tay cầm tông đơ gõ mạnh vào chiếc lược. Kim Thanh hất mặt tỏ vẻ bất cần.– Có hay chưa, mặc kệ ông, có liên quan gì tới tôi.– Tại cô hiểu lầm nên tôi nói cho cô biết rõ về tồi vậy mà.Kim Thanh vẫn còn bực bội nói:– Tôi chả thèm biết để làm gì cái mặt đàn ông lì lợm như ông.Dù Kím Thanh có hơi nặng lời, nhưng ông khách chẳng hề tỏ ra một chút phiền hà nào, trái lại ông còn bắt chuyện:– Cô khó tính quá, mà nè! Năm nay cô Thanh bao nhiêu tuổi vậy?Đó là câu hỏi quá quen thuộc đối với Kim Thanh khi cô đã chọn cái nghề phải tiếp xúc nhiều với đàn ông con trai như thế này.Cô lí lắc đáp:– Tôi ...ba mươi lăm tuổi.Ông khách thật thà giật nẩy mình:– Ý trời! Tuổi cô cầm tinh con gì mà lớn dữ vậy?Kim Thanh càu nhàu:– Ông này tới đây hớt tóc mà sao hỏi lôi thôi quá, có chịu im không nào?– Tại tôi muốn biết rõ tuổi của cô thôi.Quá bực mình, Kim Thanh đáp:– Tuổi của tôi là tuổi ... dây thun.Ông khách tiếp tục bảo:– Trọng mười hai con giáp, tôi chưa từng nghe ai mang tuổi này cả.– Ừ mà tôi như vậy đó, ông có chịu tin hay không? Tuỳ ông.Ông khách hỏi như cầu hoà:– Nhưng tôi muốn bỉết tuổi đây thun thì sao?Bực bội vì cứ bị ông khách quỉ quái cật vấn mãi nên Kim Thanh nói cho bỏ ghét:– Bình thường thì tuổi tôi ngắn lắm. Nhưng khi gặp những người có cái bộ mặt như ông, thì tuổi của tôi phải kéo dài ra như dây thun giãn để đụng đến tận mặt cái mặt ...bảy mươi chia hai.Ông khách mở lời làm thân ý nhị:– Ủa, rồi lại đến cái mặt bảy mươi chia hai nữa! Cô thật có nhiều từ phong phú, chắc tôi phải theo cô suốt đời để tìm hiểu học hỏi đó. Cô Kim Thanh à!Bằng giọng quả quyết Kim Thanh phũ phàng chối từ:– Nhưng ai mà thèm cho ông theo chứ!Ông khách vẫn lầm lì nói:– Dù cô không cho nhưng tôi vẫn cứ theo, theo hoài, theo mãi ... ngàn năm ...Nhìn thẳng vào chiếc kính trước mặt, càng thấy người khách tự nhiên bao nhiêu Kim Thanh càng “sùng máu” bấy nhiêu.Qua chiếc kính lớn Kim Thanh nhìn xoáy vào mặt ông khách, một tay chống ngang hông, cô vênh mặt nói:– Đừng có lộn xộn nữa! Tôi chưa thấy ai “nhây” như ông. Nào bây giờ muốn cắt kiểu nào thì nói.Ông khách thấy vẻ cáu giận của Thanh lúc này càng trông cô thật dễ yêu.Ông mãn nguyện lắm vì không còn bị cô xua đuổi khéo như lúc nãy. Vậy là ông được kéo dài thêm giờ phút cận kề bên cô ông mỉm cười:– Lúc nãy tôi đã nói tuỳ cô mà. Cô chọn cho tôi kiểu nào tôi cũng đồng ý và thích cả.Mở to mắt nhìn thẳng vào mặt ông khách trong chiếc kính lớn. Kim Thanh to tiếng nhấn mạnh.– Thật không?Vẫn giữ nguyên nụ cười trên đôi môi, ông khách gật đầu đáp:– Thật.Hai người không ngờ rằng có nhiều cặp mắt từ bên trong nãy giờ vẫn theo dõi và buồn cười nhưng chưa vội bước ra.Sau câu nói thật tình của ông khách, Kim Thanh mỉm cười một cách tinh quái, rồi cô ném chiếc tong đơ lên khoảng không trước mặt, đợi cho chiếc tong đơ quay một vòng Kim Thanh mới đưa tay chụp lấy mật cách thật đẹp mắt.Tay vừa đưa chiếc tong đơ đã được bấm nút sử dụng đến gần mái tóc ông khách, miệng Kim Thanh vừa nói như một mệnh lệnh.– Vậy thì “carê Phật”. Tôi cấm ông hối hận đấy nhé!Sau câu nói thật nhanh kia thì đường tong đơ vô tình đã được người cầm quá quắt cho đi thẳng một đường từ sau ót đến tận trán ông khách dễ tính trước cặp mắt sửng sốt tột cùng của các bạn đồng nghiệp đứng bên trong đang nhìn ra.Ông khách có gương mặt thanh tú đang cười hớn hở cũng vội im bặt để kêu lên thật lđn:– Trời ơi!Như đã quá quen thuộc với chủ nhân ngôi nhà cao tầng đồ sộ trước mặt.Trung không còn quan tâm đến việc bấm chuông điện trước cổng mà cậu gọi vọng vào thật to:– Hoàng Nghĩa ơi!Cậu có nhà không?Bác quản gia đang lo tưới những cụm hồng nhung đỏ thắm, nghe tiếng gọi ngoài cửa liền chạy ra đáp:– Có ạ!Rồi bác vừa nhướng mắt lên khỏi cặp kính lão vừa mở toang hai cánh cửa cổng.Bác vui vẻ mời khách:– Ủa cậu Trung mới đến đó à? Dắt xe vào nhà luôn đi cậu.Trung hỏi như thói quen:– Hoàng Nghĩa đâu rồi bác?Bác quản gia chỉ vào trong:– Cậu ấy đang ở trong nhà kia kìa! Cậu vào đi.Khác với mọi ngày khi gặp bạn đến nhà. Hoàng Nghĩa đã lao ra mừng rỡ, vậy mà hôm nay cậu ta tiếp người bạn thân của mình một cách ngượng nghĩu, làm sao ấy.– Trung mới đến đó hả? Trung buông nhẹ chiếc cửa kính cho trở vô vị trí cũ, rồi ngồi đối diện với bạn trên bộ ghế salon. Trung thong thả đáp:– Ừ tớ mới đến. Cậu đi đâu cả tuần nay tớ không gặp mặt vậy?Miệng hỏi bạn nhưng mắt Trung đã nhận thấy ở bạn có vẻ khác thường Trung tự hỏi:Trong căn phòng khách sang trọng có trang bị máy lạnh thể này tại sao hắn lại đội mũ?Chưa vội hỏi điều thắc mắc trong lòng mình thì Tlung đã nghe tiếng Nghĩa đáp một cách chán nản.– Không có đi đâu cả, tớ chỉ toàn ở nhà.Trung mở to mắt kinh ngạc khi nghe câu trả lời của bạn mình. Vì thường khi Nghĩa hay giao nhà cho bà vú và người quản gia trông coi Nghĩa thường hay đi đây đi đó luôn. Muốn gặp hắn tại nhà không phải là chuyện dễ, cậu hỏi đùa:– Bộ định tu tại gia hả?Hơàng Nghĩa lắc nhẹ đầu để thay câu trả lời với bạn mình,, Trái hẳn vẻ thiểu não của bạn. Trung giục:– Thôi cậu làm ơn vào thay bộ độ nhầu nát này ra để cùng đi với tớ.Hoàng Nghĩa ngước mắt nhìn bạn rồi khước từ:– Đi đâu thì cậu đi một mình đi, hôm nay mình không thích ra ngoài.Trung hỏi lại:– Bộ cậu bệnh hả?chưa đợi nghe câu trả lời của Nghĩa. Trung lại nói tiếp:– Có đi khám bệnh chưa hay là cậu sửa soạn rồi tớ sẽ chở cho cậu đi. Chỉ có một mình ráng mà lo cho sức khoẻ, nếu có gì thì cậu cứ gọi qua nhà tới, tớ sẽ bay sang đây giúp ngay.– Cám ơn cậu.Trung liền trách:– Chỗ bạn thân thiết đã lâu sao cậu cứ mãi khách sáo.Thật vậy, hai chàng kiến trúc sư trẻ Hoàng Nghĩa và Trung thân thiết đến độ thường được bạn bè gọi là cặp bài trùng. Họ đã biết nhau qua những năm ngồi chung Đại Học. Ra trường mấy năm nay công việc cùng một hướng nên càng làm cho họ khăng khít nhau hơn. Cả hai chưa lập gia đình. Cha mẹ và anh của Trung đều là bác sĩ Phục vụ tại bệnh viện Thành phố, đưứa em gái thì đang học dược. Duy chỉ có cậu lại rẽ sang học ngành này theo sở thích, từ lúc còn bé. Vì chuyên môn khác hẳn mọi người trong gia đình nên cậu cảm thấy lạc lỏng. Vì vậy cậu thường tìm đến Hoàng Nghĩa để đôi bạn trao đổi và học hỏi cùng nhau:Riêng Hoàng Nghĩa thì đã sống hẳn bên nhà bà nội từ lúc mới lên bốn. Năm ấy ba cậu bị bệnh qua đời khi chưa quá bốn mươi. Mặc dù nhà nội rất giàu nhưng mẹ cậu tự lo liệu không muốn làm phiền ở mẹ chồng, nên sau khi ba cậu mất mẹ cậu phải tảo tần vất vả vì gia đình sa sút. Nhìn thấy cảnh con dâu phải chật vật nuôi ba đứa con nhỏ nên bà nội cứ bàn tính với mẹ cậu đem cậu về nuôi cho đỡ một phần nào gánh nặng. Trong số ba anh em Hoàng Nghĩa thì chỉ có cậu mang nhiều nét giống cha nên nội và chú út của cậu hình như dành tình thương có phần đặc biệt hơn.Kể từ ngày có mặt cậu tại nhà thì nội và chú cũng tìm thêm chị vú để chăm nom săn sóc cho cậu thật chu đáo.– Thôi nhanh lên nào!Tiếng bạn lại vẳng lên. Hoàng Nghĩa thì cứ ngồi mãi ở một góc Salon. Cậu uể oải lắc đầu thay cho câu đáp lời bạn mình.Tiếng Trung than vãn:– Tớ trông cậu bữa nay là lạ làm sao đấy.– Mình chả có bệnh hoạn gì cả cậu đừng bận tâm nữa Trung à!Trung vụt đứng vội dậy hối thúc Hoàng Nghĩa:– Vậy bây giờ cậu hãy đi với tớ.Hoàng Nghĩa ngơ ngác:– Đi đâu? Mình không muốn đi đâu cả.– Tóc tớ ra dài cả tuần nay nên hôm nay định sang rủ cậu đi hớt tóc.Nghe bạn nói câu này Nghĩa như bay hồn, bằng phản ứng tự nhiên cậu đưa tay chụp lên chiếc mũ mình đang đội:Đến lúc này Trung mới hất mặt về phía bạn rồi lên tiếng hỏi thật vô tình:– Ừ! Mà sao bữa nay tớ trông cậu là lạ, đã không chịu bước ra khỏi nhà lại đội mũ mãi trên đầu thế kia?Hoàng Nghĩa không nhìn thẳng bạn, miệng chỉ ậm ự trả lời:– Tại mình ...Bữa nay trông thái độ của cậu buồn cười quá! Thôi hãy đi với tớ lại tiệm Thanh Hoàng.– Mình không lại đằng ấy đâu.Trung mở to mắt:– Thường khi cứ động viên bạn bè lại tiệm Thanh Hoàng cắt tóc đẹp. Thể mà bây giờ.. A! Hay là hết lân la với nàng Chi rồi?Hoàng Nghĩa bối rối ra mặt.– Không ...không ...– Chắc tớ phải sang nhà bảo bác gái và anh Hoàng Hiếu lo cưới vợ gấp cho cậu, chứ không thôi nhìn thái độ lừng khừng như thế này của cậu chắc mình phải điên lên mất:Dù biết người bạn thân đã hiểu lầm nhưng trong hoàn cảnh này Hoàng Nghĩa thấy khó mà mở lời nói ra để bạn hiểu được cho mình. Cái khó nữa là ngày đi tu nghiệp không còn xa, nếu phải sang bên ấy bằng cái đầu "nhẵn nhụi" như thế này sẽ không khỏi bị chú thím cười cho.Ngồi nãy giờ vẫn chưa thấy bà vú mang nước ra cho hai đứa như mọi khi.Trung vội lên tiếng hỏi:– Vú đâu rồi tớ không thấy?– Vú đã xin phép về thăm quê hơn tuần nay để chuẩn bị trông nhà giàu suốt thời gian mình sang bên chú để tu nghiệp.Rồi như nhớ lại, Trung hỏi bạn:– Từ hôm cậu nghỉ đến nay tớ chưa hỏi rõ ngày nào cậu lên đường để còn tổ chức tiệc chia tay?Hoàng Nghĩa thật đăm chiêu trả lời:– Định cho vú về thăm nhà trở lên là còn khoảng hai tuân nữa, nhưng chắc mình xin hoãn thêm thời gian hoặc không đi nữa là khác.Trung ngạc nhiên nhìn bạn thắc mắc:– Cậu còn bận việc gì nữa mà không đi hở? Lúc trước tớ thấy cậu nôn nóng bao nhiêu thì bây giờ trông cậu lại xìu bấy nhiêu. Lạ thật dịp may trong đời mà cậu không nắm bắt sau này sẽ ân hận đấy.– Nhưng mà ...– Không có nhưng nhị gì nữa cả, hay là cậu ngại bỏ trống ngôi biệt thự này trong thời gian cậu đi?Hoàng Nghĩa cố giải thích để bạn hiểu phần nào:– Không phải thế đâu. Như cậu đã thấy, bà vú rất tận tâm và chăm sóc cho mình vì bà đã sống gần gũi và chăm sóc cho mình hơn hai mươi năm qua, mình coi vú như người mẹ thứ hai và vì goá bụa sớm, lại không có con nên bà xem mình như con ruột không hơn không kém. Tình thương bao la của bà đáng được đánh đổi bằng lòng tin của mình và chú út.Minh nghĩ dù có tiền muốn bạc vạn cũng khó tìm một người thân tín có tấm lòng vàng như vú, huống hồ gì căn biệt thự khiêm nhường này.– Đúng đấy! Như vậy thì còn lý do gì ngăn cán bước đường tiến thân của cậu nữa?Trong lúc miệng hỏi bạn thì tay Trung đã cho vào túi áo móc ra gói thuốc, va chạm phải cạnh bàn, gói thuốc rơi khỏi tay Trung. Bằng phản ứng tự nhiên. Hoàng Nghĩa chồm người tới định nhặt lên, nhưng vì khom xuống bất thần nên chiếc nón mũ trên đầu đã bị rớt xuống nền gạch, trước chiếc mồm há hốc của Trung. Trung thốt như hãi hùng lắm:– Trời! Có màn gì mà kinh dị quái thế này hở Nghĩa?Hoàng Nghĩa đưa tay nhặt thật nhanh chiếc mũ để đội lên mái đầu đã lún phún ra tóc:Cậu nhìn bạn đáp một cách khổ sở:– Tại hôm đó mình đi hớt tóc.Ánh mắt nhìn sang bạn, Trung chưa hết kinh ngạc:– Lúc nãy tớ nói đùa mà không ngờ cậu định tu tại gia thật rồi đấy.Hoàng Nghĩa mỉm cười đáp bỡn cợt theo bạn:– Mình có nước "tu hú".Bây giờ Trung mới tự giải đáp được câu hỏi mà bạn chưa trả lời mình lúc nãy và điều là đáng nghi ngờ khi cậu vừa đặt chân vào phòng khách gặp bạn.Trung than vãn:– Mới cách một tuần mà khi gặp lại cậu tớ khó hiểu đã điều, đến lúc cậu đi tu nghiệp xa trở về tớ chẳng biết làm sao mà hiểu nổi cậu nữa đây.Than thở dứt câu Trung hề hà đến gần bên bạn, dò hỏi trong lúc Hoàng Nghĩa ngồi trầm ngâm:– Tớ hỏi thật, có việc gì mà cậu lại sau đời để "đẩy” cái đầu kiểu “carê Phật”.vậy?Câu hỏi của bạn làm Nghĩa nhớ đến lời giao ước như còn vẳng bên tai khi Kim Thanh bảo:– “Vậy thì carê Phật, tôi cấm ông hối hận. đấy nhé?”.Anh vẫn còn bàng hoàng và lo sợ vì cô gái vô tình nhưng quá cắc cớ kia.Mang tâm trạng này anh lại cười tươi cùng bạn. Anh đáp một cách điềm nhiên trước cái nhìn chăm chăm của Trung:– Do nàng chọn kiểu đấy!– Nâng Chi à?– Không.Trung hỏi gặng:– Vậy chớ ai? Tớ thấy cậu chỉ đến mỗi một hiệu tiệm ấy.Hoàng Nghĩa tỏ thật:– Kim Thanh chứ không phảỉ Chi.Trung càng trố mắt kinh ngạc hơn nữa:– Ủa sao tớ thấy cậu mon men theo làm quen với Cúc kia mà.Nghĩa cười giải thích:– Nhiều khi phải đi vòng vo như vậy để nhờ bắt nhịp cầu duyên.Trung hết đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác, cậu nhìn trân trối vào mặt thằng bạn mà thường ngày cậu vẫn đánh giá hắn rất khù khờ trong tình trường.Trung lên tiếng hỏi dồn dập:– Thế rồi tại sao cô ta bắt cậu tu bất đắc dĩ như vậy? Và có phải vì mái tóc chưa trở lại bình thường nên cậu định trì hoãn chuyến đi tu nghiệp?Hoàng Nghĩa tâm sự cho bạn thân biết rõ lòng mình và kể lại sự việc hôm đó xẩy ra vì tính ngoan cố một khi tình cảm đã chợt đến chiếm ngự trong tâm hồn mình.Trung nghi ngờ hỏi lại bạn:– Mình thấy cô ta cũng dễ thương lắm mà?Hoàng Nghĩa mặt méo xệch thật khổ sở khi than:– Nhưng muốn thương không phải dễ!Trung nghe liền cười và bảo:– Như vậy đến bao giờ phục hồi mái tóc bình thường của ngày nào, thì cậu mới mong chở được chúng tớ đến đó mà giới thiệu để hớt tóc đấy nhé!Hoàng Nghĩa chần chừ hỏi bạn:– Sao vậy?Trung vừa cười vừa nói:– Chứ lo to mơ bị đi đường tình cảm “trũi lũi” như cậu nữa thì khốn khổ cả bọn. Tớ sợ kiểu tóc này của cậu lắm.