Chương 1

Trên ngọn đồi cao, hai hàng thông biếc xanh cất tiếng ca rì rào trong gió, những vạt cúc quỳ vàng ánh lung linh.

Trường đua ngựa đầy kín người, không khí nhộn nhịp, tưng bừng.

– Người đông đảo, khố khăn lắm anh chàng Tùng Sơn - vệ sĩ của công tử hào hoa Nhật Hưng mới dọn đường tìm được chỗ "sếp'' một nơi yên vị đặc biệt. Chổ dành cho quý đại biểu, các nhà tài trợ chính.

Trên khán đài đang kêu bán đấu giá một số điện thoại di động đẹp mạng Vinaphone đề ra giá khởi điểm là 20 triệu. Nhật Hưng da tăng dần lên đến con số 200 triệu.

Tùng Sơn không sao hiểu nỗi thói chơi ngông, chơi trội của Nhật Hưng.

Hai trăm triệu! Một con số thật lớn. Bao con mắt đổ dồn về phía anh chàng Nhạt Hưng đẹp trai, hào hoa phong nhã.

Chiếc điện thoại di động đời mới có cam- era tự động trong túi áo khoác da của Nhật Hưng cứ phát tín hiệu liên tục ... Những người đẹp Nhã Kiều, Mỹ Duyên, Loan Thơ ... thi nhau gọi đến õng ẹo xin số điện thoại đẹp mà Nhật Hưng vừa bỏ ra 200 triệu đồng để mua.

Tưởng chừng mình là trung tâm của cả trường đua hôm nay, Nhật Hưng lâng lâng men say.

Còn 10 phút nữa kết, thúc cuộc đua, ban tổ chức sẽ trao cho Nhật Hưng ''sim'' điện thoại mới đó ...

Nhật Hưng cười tít mắt, vừa nhâm nhi chai Hemlessy mang theo vừa ỡm ờ trò chuyện với các cô gái qua điện thoại.

Bỗng tiếng reo hò vang dậy như muốn vỡ trường đua.

– Thắng rồi! Thắng rồi!

– Số 7! Số 9! Hoan hô!

Cuộc đua ngựa kết thúc.

Con ngựa số 9 của Nhật Hưng thắng cuộc hạng nhì.

Nhật Hưng lao nhanh lên khán đài chờ nhận giải thưởng. Nhân tiện nhận số điện thoại vừa đấu giá thắng cuộc lúc nãy.

Bất chợt một cô gái mặc bộ đồ da đen tuyền như ''Hắc y nữ hiệp'' đang chờ lãnh giải nhất của chú ngựa đua số bảy đột ngột lên tiếng trong micro.

– Theo luật đấu giá, còn hai phút nữa mới kết thúc. Tôi đấu tiếp. Tôi sẵn sàng mua số điện thoại đẹp ấy với số tiền 250 triệu đồng ...

Quay phắt lại, Nhật Hưng trừng mắt nhìn cô gái lạ dám chơi ngông, dám vượt qua mặt anh. Không dễ đâu cô bé ơi! Dám chơi hơn với Nhật Hưng tỷ phú này hả? Đừng có đùa, cũng đừng có mơ?

Giật phắt chiếc micro trên tay cô gái chơi ngông, Nhật Hưng định đẩy giá lên triệu. Nhật Hưng này không thể cho ai hơn mình cả.

Nhưng Tùng Sơn đã bước nhanh đến cản ngăn, không để cho Nhật Hưng kịp chơi ngông tiếp.

Giọng Tùng Sơn lắp bắp lo lắng:

– Cậu Nhật Hưng ... Nhưng lại. Bà chủ vừa lên cơn tai biến mạch máu não ... phải trở về nhà gấp.

Nhật Hưng bị động lúng túng.

Nhật Hưng là con trai duy nhất, của bà tỷ phú Xuân Khuê giàu có nhất thà nh phố Đà Lạt, sương mù này.

Là con trai duy nhất, Nhật Hưng rất hiếu thảo với mẹ.

Lo cho mẹ , Nhật Hưng không chần chừ lao nhanh xuống dốc đồi, lái chiếc LaDa mui trần. Chạy nhanh về biệt thự Xuân Khuê.

Vạt đã quỳ bên triề n đồi vẫn vàng cháy. Và hoàng hôn dần buông xuống thành phố cao nguyên se lạnh.

“Đà Lạt chiều xuống thâp.

Bóng ai bên hàng cây Chắc nỗi buồn đứng nấp.

Cho trời chiều đầy mây ... " Bên hàng cây không có ai đứng nấp, chỉ có chiếc LaDa của Nhật Hưng phóng nhanh về nhà.

Bà xuân Khuê nghiêm giọng trách Nhật Hưng:

Đã ba ngày nay con rong chơi lêu lổng không thèm điện thoại về nhà vấn an sức khỏe của mẹ. Thật là tệ.

Nhật Hưng nhìn mẹ lòng thầm giận. Bà Xuân Khuê có bệnh gì đâu. Bà là một phụ nữ quý phái đài các, dáng về sang trọng. Bà mặc bộ đồ màu rượu chát thêu hoa. Bên ngoài khoác chiếc áo len màu cỏ úa, chiếc khăn choàng cùng màu.

Mái tóc vẩn còn đen nhánh, búi cao cài chiếc trâm có cẩn những viên hồng ngọc lấp lánh.

Trông bà toát lên một phong thái thanh lịch, tự tin.

Nhật Hưng hậm hựi tra lời bà Xuân Khuê:

Mẹ không có bệnh gì cả mà sai vú Năm điện thoại giật gân làm con bẽ mặt với một cô gái.

Bà Xuân Khuê nhíu đôi lông mày thanh mánh:

– Cái gì bẽ mặt với một cô gái?

Vẫn ấm ức Nhật Hưng tuôn một hơi:

– Cô ta chơi trội hớt tay trên của con mua số điện thoại đẹp 250 triệu mà lẽ ra đấu giá được.

Bà Xuân Khuê bực dọc:

– Bởi vậy con mới giận dỗi bỏ đi rong chơi mấy ngày nay đó hả?

Nhật Hưng chém tay trong không khí:

– Con không muốn ai hơn con cả. Nhật Hưng này phải hơn người.

Nhìn xoáy vào con trai , bà Xuân Khuê hắng giọng.

– Hơn nhau về tài nang mới đáng quý chứ, con đòi hơn về thói chơi ngông mà có ích gì.

Bị mẹ nói trúng tim, Nhật Hưng càng tức khí.

Bị thua vì một cô gái lạ mặt chưa biết tên, tự ái đàn ông nổi dậy, giờ bị mẹ phàn nàn, Nhật Hưng chỉ muốn bỏ đi.

Nhật Hưng sợ những bài thuyết giảng của mẹ lắm rồi. Bà luôn xem anh là đứa con nít cần phải được giáo huấn.

Phải rút lui thôi. Nhật Hưng nhổm dậy định về phòng thì bà Xuân Khuê nghiêm giọng bảo:

– Con ngồi đây, mẹ có chuyện cần bàn!

Biết ngay mà, Nhật Hưng đâu có trốn thoát khỏi bà mẹ thích giảng đạo.

Nhật Hưng đành phải đóng đinh xuống ghế và vờ hỏi:

– Mẹ bàn chuyện gì ạ?

Bà Xua Khuê nghiêm giọng phán:

– Con phải cưới ngay cô bé Hồng Liên làm vợ!

Tưởng như một qủa bom nổ ngang đầu, Nhật Hưng muốn bật khỏi ghế ngồi.

– Cô bé Hồng Liên là ai mà mẹ bắt con cưới. Cô ta từ trên trời rơi xuống hay dưới đất chui lên vậy?

Bà Xuân Khuê bình thản đáp:

Hồng Liên quê ở tận Đồng Tháp. Vừa mồ côi mẹ, nó đang bơ vơ, lạc lõng.

Nhật Hưng rên rỉ:

– Trời ơi! Việc đó có liên quan gì đến con.

Bà Xuân Khuê nhăn trán:

– Mẹ chưa nói hết, con đã ngắt lời rồi.

– Có liên quan mẹ mới nói chứ.

Rồi bà trầm giọng kể:

– Ngày xưa dì Hồng mẹ của Hồng Liên đã hiến máu cứu sống mẹ trong cuộc phẫu thuật tim nguy hiểm đến tính mạng. Mãi mãi mẹ nhớ ơn dì Hồng, Nhật Hưng buột miệng một cách thản nhiên:

Thiếu gì cách để mẹ trả ơn.

Bà Xuân Khuê tiếp tục nói theo ý bà:

– Dì Hồng qua đời, Hồng Nên mồ côi không nơi nương tựa. Mẹ muốn con cưới Hồng Liên để nó trở thành dâu của mẹ.

Nhật Hưng buông gọn:

– Mẹ co thể giúp cho cô ấy một số tiền để cô ấy sinh sống.

Bà Xuân Khuê xàng giọng:

– Đông tiền không mua được mạng sống đâu con.

Nhật Hưng vẫn đáp xuôi:

– Thì mẹ hãy cưu mang cô ấy.

Bà Xuân Khuê nhướng mày nhìn Nhật Hưng, đanh giọng phán:

– Không nói gì cả. Con phải cưới Hồng Liên. Nó là đứa con gái hiền lành, dung dị, đức hạnh hơn hản mấy cô gái đỏng đảnh mà con quen biết.

Nhật Hưng đưa tay lên phản đối.

– Mẹ thật bất công. Thời đại này mà cờn ép duyên con.

Bà Xuân Khuê giải thích:

– Chọn vợ cho con mẹ mới yê n lòng.

– Mặt Nhật Hưng nhăn như da quả bóng xì hơi:

– Bộ con không biết chọn sao?

– Con giao du với mấy cô gái chẳng ra gì, mẹ không thể chấp nhận được.

– Tại mẹ luôn có thành kiến với họ.

Bà Xuâu Khuê hừ giọng:

– Thành kiến à? Như Chiêu Oanh đó có đàng hoàng đâu.

Nhật Hưng nín thinh. Bà Xuân Khuê nói tiếp:

– Nhắc đến cô người mẫu Chiêu Oanh, mẹ càng thêm tức. Con đang học năm cuối đại học y dược ở Paris, đột ngột bảo về nước vì cô ta. Đó , bây giờ Chiêu Oanh cặp bồ với nhiều người, con sáng mắt ra chưa.

Khó chịu, Nhật Hưng kêu ca:

– Đừng nhắc nữa mẹ ơi.

Bà Xuân Khuê chỉ trích:

– Mẹ phải nhắc cho con nhớ. Vì ai mà con dang dở việc học trong khi sắp thi tốt nghiệp ra trường. Con làm cho mẹ thất vọng quá!

– Con có làm gì đâu?

Bà Xuân Khuê gay gất:

– Không à? Con lao vào những cuộc ăn chơi phóng đãng. Lại, còn cái thói chơi ngông nữa. Tưởng mẹ không biết à.

Nhật Hưng gãi đầu phân bua:

– Là đàn ông con trai phẩi biết chứ mẹ.

Bà Xuân Khuê hỏi gằn:

– Biết ăn chơi trụy lạc vung tiền qua cửa sổ đó hả? Con định học thói công tử Bạc Liêu chứ gì? Người đời lên án công tử Bạc Liêu chứ chả có khen đâu.

Nào Nhật Hưng có học thói công tử Bạc liêu đâu? Anh giàu có cũng muốn học chơi trội cho người khác biết. Điều quan trọng là Nhật Hưng không muốn ai hơn mình. Đó là bản tính của Nhật Hưng.

Nhật Hưng so vai phân bua với mẹ:

– Con chẳng bắt chước ai cả, chỉ sống theo bản tính. Con chẳng làm gì phiền mẹ.

Bà Xuân Khuê vặn lại:

– Không làm gì phiền mẹ à? Con chỉ lo rong chơi, học vấn đang dở cũng chăng làm nên tícn sự gì?

– Rồi con sẽ làm cho mẹ thấy. Con của mẹ đại tài chứ không thua ai đâu.

– Hứ! Con làm gì?

– Con sẽ làm nên nhừng việc vĩ đại.

Bà Xuân Khuê lắc đầu ngăn chận cậu con trai chỉ có tài nói.

– Thôi đừng có ba hoa khoác lác nữa. Nhật Hưng nhăn nhó:

– Mẹ không tin con hay sao?

Giọng bà Xuân Khuê sắc lạnh như ướp đá:

– Mẹ chi thấy trước mắt là con lo ăn chơi phóng đãng. Sống nhởn nhơ trên đồng tiền của mẹ.

Nhật Hưng buông lời thản nhiên của cậu quý tử:

– Tiền mẹ làm ra cho con xài chứ chẳn lẽ cất kho?

Muốn ăn xài , con phải tự kiếm lấy. Đồng tiềnl không tự nhiên mà có sẵn đâu.

– Trước lời lẽ vừa cứng rắn, vừa khích bác của bà Xuân Khuê, Nhật Hưng vẫn hồn nhiên:

– Thôi, bà tỷ pnú ơi! Tiển mẹ kiếm được không cho con xài sao?

Bà Xuân Khuê chỉ trích:

– Con ăn xài quá phung phí. Ném tiền qua cửa sổ mà không biết xót. Con có lao động đâu mà biết quý đồng tiền.

– Thôi , đừng ca cẩm nữa mẹ ơi!

– Mẹ phải nói cho con biết.

Nhật Hưng nhe răng cười:

– Con biết rồi, ý mẹ là:

''Tiền vô như nước sông Đà. Tiền ra nhỏ giọt như là cà phế'.

Đang nghiêm mặt mà bà Xuân Khuê cũng bật cười:

– Cái thằng!

Thấy mẹ vui vẽ , Nhật Hưng tính đánh bài chuồn.

– Thế nhưng nói gì thì nói, bà Xuân Khuê cũng trở lại vấn đề chính:

– Con không được cặp bồ lăng nhăng với mấy cô gái chẳng ra gì nữa, mà hãy cưới gấp Hồng Liên.

Nhật Hưng xuống giọng nài nỉ:

– Kìa mẹ , bỏ qua chuyện đó đi!

Bà Xuân Khuê nhướng mày phán lệnh:

– Đây là yêu cầu mà con phải thực hiện.

Đừng ép buộc con mẹ ơi!

– Mẹ ép con cưới một cô gái hiền hậu đoan chính, chứ không bắt con làm điều xấu.

Mặt Nhật Hưng nhăn như cắn phải quả ớt hiềm cay xè:

– Nhưng con không quen biết cô ta. Con chẳng có gì ...

Bà Xuân Khuê cao giọng như một phát thanh viên thông báo tin quan trọng:

– Rồi con sẽ biết. Hồng Liên sẽ đến đây, đang ở căn phòng cạnh phòng vú Năm. Hồng Liên là một bông hoa ...

Nhật Hưng xua tay vẻ bất cần:

Sá gì một bông hoa đồng nội đó mẹ ơi!

Bà Xuân Khuê quả quyết:

– Hồng Liên hơn hẳn mấy cô gái bồ bịch chẳng ra gì của con đó.

Nhật Hưng phản ứng:

– Mẹ lúc nào cũng thành kiến, cũng xuyêu tạc.

Bà Xuân Khuê khó chịu:

– Con nói thế à?

Rồi không để cho Nhật Hưng có thời gian phảu ứng nữa, với giọng uy quyền của người mẹ bà phán:

Tuần sau sẽ tổ chức cưới gấp. Đám cưới thật lớn ở Sài Gòn.

Nhật Hưng nẩy lên như đỉa phải vôi:

– Bộ cưới chạy tang sao mẹ gấp dữ vậy?

Bà Xuân Khuê lừ mắt với con trai:

– Cái thằng nói bậy!

– Chứ sao mẹ bá t con cưới vợ gấp.

– Chủ yếu là con cưới vợ để tu tâm sửa tánh. Lo làm ăn chứ không rong chơi nữa.

Nhật Hưng hỏi như chọc bà Xuân Khuê:

– Mẹ nghĩ là con cưới cô ta thì sẽ lo làm ăn à?

Bà Xuân Khuê tự tin đáp:

– Phải là như vậy. Con cưới Hồng Liên rồi vào Sài Gòn lập nghiệp luôn.

Sống ở Sài Gòn dễ làm ăn hơn. ở Đà Lạt chỉ là nơi mẹ nghỉ dưỡng, con cũng đi về giải trí thôi. Kể từ nay phải chấm dứt việc ăn chơi tiêu tiền như nước nghe chưa.

Bà Xuân Khuê rất có bản lĩnh. Luôn cương quyết trong việc phán lệnh răn đe Nhật Hưng. Bà cũng không hiểu tại sao Nhật Hưng rất thích chơi ngông, chơi trội. Lúc rlào Nhật Hưng cũng muốn chứng tỏ mình hơn người khác. Bà luôn bực mình cậu con gàn bướng. Tuy nhiên có điểu an ủi là Nhật Hưng biết nghe lời bà. Nhật Hưng rất sợ bà buổn giận. Lời bà nói ra là Nhật Hưng phải thực hiện.

– Con phải cưới Hồng Liên do mẹ chọn.

Mẹ đã quyết định rồi.

Sau khi gằn từng tiếng đầy mệnh lệnh, bà Xuân Khuê bước nhanh vào phòng ngủ.

Nhật Hưng nhíu mày, đùa đùa giọng:

– Xin mẹ hãy từ từ tính chuyện cưới xin!

Chuyện cưới vợ cho con đâu có gì mà gấp lì mẹ?

Bà quay lại:

– Mẹ thì gấp, con có hiểu không.

Nhật Hưng thản nhiên:

– Con chưa già, có gì gấp đâu mẹ.

– Chưa già nhưng con vẫn phải cưới vợ gấp.

Mẹ thích cô ta rồi ép buộc con.

Bà Xuân Khuê nhấn giọng:

– Hồng Liên rất xinh đẹp lại thùy mị nết na, không có chổ nào con chê được đâu.

Nghe nói đã biết đó là cô gái cổ điển, mẫu mực Á Đông. Chắc hợp với mẹ chứ không hợp với Nhật Hưng.

Nhật Hưng nhún vai:

Mẹ yêu quý cô ta, muốn cưu mang hay muốn làm gì cũng được, sao lại gài con cưới?

Bà Xuân Khuê nghiêm mặt:

– Là mẹ muốn cho con cưới vợ tốt. Biết chưa? đừng có nói nhiều!

Nhật Hưng giơ tay lên:

– Khoan đã mẹ ơi!

– Nhưng bà Xuân Khuê lạnh lùng đóng sầm cửa phòng ngủ với thái độ nghiêm khắc và dứt khoát.

Nhật Hưng thở hát ra một cách chán nản.

Hoa viên biệt thự Xuân Khuê đẹp lộng lẫy với đủ các loại hoa.

Những giò phong lan đẹp mê hồn với các màu tím, vàng, trắng, đỏ lung linh.

Hoa hồng bạch, hồng vàng, hồng đào, Mimosa ... thôi thì đủ cả Hồng Liên không thể nào nhớ tên hết các loại hoa. Cô chỉ biết mải mê ngắm nhìn trầm trồ khen ngợi.

Ngôi biệt thự nguy nga với vườn hoa đẹp nức lòng người xứng danh là ở xứ Đà Lạt mộng mơ.

Buổi sáng sớm, Hồng Liên quét lá rụng ở lối sỏi Hoa nhiều, cây cối nhiều nên lá rụng cũng nhiều, cây cối nhiều nên lá rụng nàm chơ vơ. Một nhà vàn đã viết:

Mỗi chiếc lá rụng có một tâm hồn riêng, một cuộc sống riêng''.

Quét lá xong, Hồng Liên lựa chọn những đóa hồng vàng đẹp nhất để cắm trong phòng của bà Xuân Khuê.

Những cánh hồng vàng mềm mại còn ướt đẫm sương mới dịu dàng, tinh khiết làm sao?

Hồng Liên nâng niu từng đóa hoa trước khi cất. Hoa ở đây nhiều loại màu vàng và cả tím nữa.

Hồng Liên ngẩn nhìn những đóa hoa Hoàng hậu tím bên kia mà lòng chợt bâng khuâng:

“Sao lại tên là Hoàng Hậu Khi em chỉ đứng một mình Đợi vua chắc từ lâu lắm Nên mãi tím màu thủy chung Hoàng hậu chờ vua trong cung Em đợi chờ anh ngoài mưa nắng Anh đến, tình em đằm thắm Dù vua chằng có ngai vàng ...”.

Bỗng Nhật Hưng chạy bộ vút qua chỗ Hồng Liên.

Thân thể cường tráng khỏe mạnh của Nhật Hưng lộ ra trong chiếc áo thun quần sọt trẻ trung.

Hồng Liên thật sự bối rối, cô nép mình vào cụm hoa để Nhật Hưng chạy tự nhiên. Đúng ra chính cô mới là người mất tự nhiêu.

Không xem sự có mặt của Hồng Liên là cái thá gì cả, Nhật Hưng vẫn thản nhiên chạy. Dường như anh củng cố ý khoe sự cường tráng tươi trẻ của mình.

Chạy được vài vòng, Nhật Hưng ngồi phịch trên chiếc ghế đá bắt đầu phô trương thanh thế.

Giọng gia chủ cất lên phán:

– Cô vào nhà mang nước lọc ra đây cho tôi uống!

Vui vẻ thực hiện mệnh lệnh, Hồng Liên cứ ngỡ như mình là Ôsin được phục vụ cậu chủ vậy. Cô lao nhanh vào nhà lấy nước lọc mang ra giọng nhã nhặn:

– Nước đây anh?

– Hừ!

Chẳng một lời cám ơn, Nhật Hưng lấy chai nước lọc rót uống một cách khoan khoái. Xong, anh chiếu cho Hồng Liên một tia nhìn đầy vẻ giễu cợt, Hồng Nên muốn nổi gai.

Bất chợt Nhật Hưng kéo Hồng Liên đến chiếc băng đá vắng, nằm khuất chỗ hòn non bộ:

– Theo Tôi!

Hồng Liên hoảng hốt nhưng vẫn líu ríu bước chân theo anh.

– Anh làm gì vậy?

Ấn Hồng Liên xuống băng đá. Nhât Hưng hất hàm:

– Ai thèm làm gì cô.

Ngượng không thể tả hai má Hồng Liên nóng ran.

Giọng Nhật Hưng hạch hỏi:

– Cô ở đâu trôi đến đây? ở xứ chó ăn đá gà ăn muốí' đó hả? Muốn nhào vào nhà tôi lắm phải không? Không dễ đâu nha?

Chờ cho đối phương thấm, Nhật Hưng tung đòn ra tiếp:

– Tôi chỉ cưới cô là vì bị mẹ bắt buộc cưới cho mẹ tôi vui lòng, chứ cô đừng hòng được làm vợ tôi.

Khấp người Hồng Liên như bị lửa đốt, cô phải ghìm những cơn phẫn nộ cá sự tui thân.

Hà cớ gì mà Nhật Hưng khinh khi Hồng Liên dư thế Hồng Liên cố giừ vẻ hòa nhã:

– Em có làm gì đâu mà anh ác cảm với em thế?

Nhật Hưng nhếch môi cười nhạo báng:

– Việc cô muốn làm vợ tôi đã thấy không ổn rồi. Cô dân dã đâu bằng may cô người yêu thanh lịch của tôi.

Hồng Liên cựa quậy trên ghế ngồi. Nào cô có ham có muốn làm vợ Nhật Hưng đâu. Đồ tự phụ hách dịch. Đây chỉ là ước mong của bà Xuân Khuê.

Không được thì thôi, Hồng Liên đâu có màng. Chính bà Xuân Khuê đã đề cập vấn đề.

Lộ vẻ bất bình, Hồng Liên bảo:

Anh đừng so sánh em với ai cả.

– Phai so sánh cho cô biết để cô tưởng mình ngon lắm.

– Em không tưởng gì cả.

Nhật Hưng liếc nhìn Hồng Liên, cất giọng giễu cợt:

– Chỉ tưởng làm vợ tôi thôi.

Hồng Liên đíuh chính:

– Đây là ý của dì Khuê, em không biết.

Nâng cằm Hồng Liên lên Nhật Hưng cười khẩy:

– Làm vợ anh, em sẽ khổ dài dài đấy cô bé lọ lem ạ. Đừng có mơ!

Muốn hất bàn tay Nhật Hưng ra mà Hồng Liên không dám. Tức không thể tả, anh chàng Nhật Hưng khinh thường cô quá đáng.

Tảng lờ, Hồng Liên buông giọng:

– Có gì đâu mà anh hăm dọa.

Nhật Hưng cười nhạo báng:

Thật đấy! Ai mà thèm hăm dọa em hả lọ lem? Khổ dài dài biết chưa?

Liếm môi ấm ức Hồng Liên không nói gì.

Thấy thế Nhật Hưng cười đắc ý.

– Không hiểu sao mẹ tôi lại chọn Ôsin cho tôi cưới làm vợ. Bà thật lẩm cầm rồi.

Phật ý, Hồng Liên nghiêm giọng bảo:

– Anh không được nói dì Xuâl Khuê như thế!

– Ái chà! Được mẹ tôi chọn làm dâu rồi bênh bà dữ. Đừng lên mặt với tôi nhé!

– Em chỉ nói theo lẽ phải.

Nhật Hưng gằn lại:

– Lê phải gì? Tưởng mẹ tôi thương rồi làm phách há?

Rồi anh nhìn thẳng vào mặt Hồng Liên tinh quái đáp:

– Anh sẽ cưới em cho mẹ đó.

Đồ vô duyên! Hồng Liên giương mắt nhìn Nhật Hưng.

Nhật Hưng nhe răng cười lại và nói như châm chọc cô.

– Í quên! Cưới em vì mẹ anh!

Khinh thường chế nhạo Hồng Liên, Nhật Hưng đã tỏ thái độ thật rõ. Hồng Liên tủi thân rưng rưng nước mắt.

– Anh đâu cần phải miễn cường. Nhíu đôi mày rậm như đám cỏ mọc hoang, Nhật Hưng hậm hực bảo:

– Tất cả là tại mẹ tôi. Lời bà là lệnh phải thực hiện. Còn tôi muốn chứng tỏ cho mẹ tôi thấy tôi là con có hiếu.

Ngữ này mà là con có hiếu! Thấy tướng biết ngang tàng cãi cha, cãi mẹ.

Hồng Liên nhủ thầm chớ làm gì dám thốt ra lời.

Đưa tay vuốt má Hồng Liên, Nhật Hưng dài giọng phán:

– Đòi là vợ tôi, tự cô muốn chuốc khổ vào thân đó nha! Đừng có mơ, vinh dự đó không dành cho cô đâu.

Cơn tức như lửa bốc lên đến đinh đầu, Hồng Liên nuốt nước bọt như nuốt cơn tức vào lòng, nước mầt chỉ chực trào ra.

– Thế nhưng Hồng Liên không thèm khóc trước mặt anh.

Chuốc khổ vào thân. Đeo gông vào cổ. Hồng Liên đâu có mơ làm vợ gã thanh niên cao ngạo này.

Dường như Nhật Hưng rất há hê thích thú châm chọc, nhạo báng Hồng Liên và anh cũng nói thật suy nghĩ của mình:

Cô nhớ chưa Không có làm vợ thật của tôi được đâu đừng có mơ!

Nói xong, Nhật Hưng cười khẩy đứng dậy lao nhanh về phòng.

Năm phút sau, Tùng Sơn đã lái chiếc LaDa mui trần chờ Nhật Hưng ở cổng ... Thế nhưng hôm nay Nhật Hưng đã đổi ý không rong chơi nữa mà ở nhà, lên sân thượng bơi lội thư giãn ở hồ bơi.

Nhật Hưng không báo với anh chàng vệ sĩ kiêm tài xế Tùng Sơn để Tùng Sơn cứ chờ hoài chờ mãi.

Lớ ngớ đứng chờ mãi sốt, cả ruột Tùng Sơn khum tay che gió đốt thuốc hút.

Vẫn không thấy cậu chủ đi ra, Tùng Sơn xớ rớ lại cổng nhìn vào nhà và ngó quanh tìm Nhật Hưng.

Có lẽ hôm nay Nhật Hưng ở nhà. Tùng Sơn còn lạ gì tính khí ngông nghênh chơi trội và hay làm tình làm tội người khác của Nhật Hưng.

Chờ làm chi cho mất công, cần gì Nhật Hưng sẽ gọi cho Tùng Sơn. Cậu chủ đã sắm cho anh chiếc di động.

Nhớ lúc Nhật Hưng đưa chiếc di động cho Tùng Sơn mà anh giật mình.

– Cậu chủ cho tôi?

Mày giữ lấy mà xài.

– Tôi có cần gọi đến cho ai đâu.

Tao sẽ gọi cho mày. - Rồi Nhật Hưng giải thích - Không phải lúc nào mày cũng kè kè theo tao 24 trên 24 giờ. Lúc nào cần, tao gọi. Mày rảnh cứ đi chơi, bộ mày không có bồ bịch sao?

Đúng là cậu chủ hào phóng. Nhưng Tùng Sơn cũng chắng muấn lợi dụng sự hào phóng của Nhật Hưng bao giờ.

Đứng lớ ngớ rồi Tùng Sơn quyết định ra về Bất chợt, Tùng Sơn nhìn thấy Hồng Liên đứng khóc một mình đầy vẻ tủi thân dưới gốc Mimosa vàng rực.

Tiếng khóc rấm rứt khiến Tùng Sơn nao lòng. Anh vội bước vào trong tới chỗ Hồng Liên đang đứng.

– Vì sao cô khóc?

Hồng Liên giật mình ngước đôi mát đẫm lệ nhìn lên:

– Anh là ai?

Không giấu giếm, Tùng Sơn đáp một cách thành thật:

– Tôi là vệ sĩ kiêm tài xế cho cậu chủ Nhật Hưng.

Mắt Hồng Liên chăm chú nhìn người đối điện Tùng Sơn có vóc dáng cao to chững chạc.

Đúng là tiêu chuẩn của một vệ sĩ. Anh ăn mặc khá tươm tất, tác phong có vẻ bình dị, mực thước.

Thấy yên tâm trước người thanh niên này, Hồng Liên ân cần hỏi:

– Anh thay Nhật Hưng là người thế nào?

Tùng Sơn cùng Hồng Liên ngồi xuống chiếc băng đá đưới rặng cây Mimosa vàng.

Anh từ tốn trả lời cô:

Nhật Hưng là chàng trai hào hoa, phong nhã, giàu có, thích chơi ngông nhưng cũng hào phóng, không có ác ý gì với ai.

Hồng Liên tuôn một hơi tiếp theo lời của Tùng Sơn.

– Cao ngạo, hống hách, khinh người và luôn ác ý với tôi.

Biết Hồng Liên đang ấm ức Nhật Hưng, Tùng Sơn động viên:

– Cô nói rõ hơn đi!

Nhìn Tùng Sơn, Hồng Kiên trầm tư kể:

– Em là Hồng Liên ở Đồng Thá p. Mẹ em mới vừa mất. Bà bảo em đến đây gặp dì Khuê. Dì Khuê rất thương em nhận là dâu.

Còn anh ta ... hic ... hic ...

Hồng Liên lại khóc tấm tức, giọng đứt quãng không kể được.

lấy chiếc khăn tay Tùng Sơn ân cần đưa cho Hồng Liên và kiên nhẫn chờ cho cơn xúc động trong cô lắng dịu.

Rất tự nhiên Hồng Liên cầm chiếc khăn tay trắng tinh của Tùng Sơn chùi nước mắt và kể tiếp:

Nhật Hưng khinh thường nhạo báng em là lọ lem, là Ôsin mà mơ làm vợ anh ta.

Đừng có mơ chuyện đó. Thật ra, em cũng đâu có muốn, cần gì anh ta phải miễn cưỡng.

Bỗng dưng, Tùng Sơn buột miệng:

– Cậu chủ Nhật Hưng có rất nhiều cô bồ.

Hồng Liên đáp thản nhiên:

– Em biết chứ. Công tử hào hoa như Nhật Hưng thì biết bao người đẹp chung quanh, sao lại phải cưới em.

Tùng Sơn hỏi dồn:

– Bà chủ bảo cậu Nhật Hưng cưới cô à?

Hồng Liên ấm ức bảo:

– Nhưng Nhật Hưng tỏ vẻ khinh thường, chế nhạo và thóa mạ em nữa. Anh ta chê em thậm tệ làm sao mà em chịu nổi.

Tùng Sơn nhẹ lời an ủi Hồng Liên:

– Cô cũng đừng buồn, những người giàu thường hay có thái độ như thế.

– Giàu rồi tự cho mình cái quyền khinh thường người nghèo sao?

Tùng Sơn giải thích về cậu chủ:

– Cậu Nhật Hưng thì luôn luôn chơi trội, không thích ai hơn mình.

Hồng Liên mím môi:

– Ai giàu mà cũng giống như Nhật Hưng hết thì chịu sao thấu.

– Nói thế chứ cậu Hưng cũng không đến nỗi nào đâu. Cô yên tâm đi!

Nhìn Tùng Sơn Hông Liên kêu lên:

Anh đừng có bênh cậu chủ của anh!

Thấy Hồng Liên thôi khóc, Tùng Sơn thở phào anh mỉm cười để an ủi cô.

– Tôi nói thật. Cậu Hưng cũng có điểm tốt.

Lắc đầu, Hồng Liên nói với vê cay đắng:

– Em chẳng thấy anh ta tốt, chỗ nào.

– Em bất mãn vì bị anh khinh thường và chê bai thậm tệ.

– Cô đừng mặc cảm về điểu đó!

Hồng Liên xót xa hỏi:

– Em nghèo em chấp nhận điều đó. Nhưng ghèo có phái là cái tội không anh?

– Nghèo không phải là cái tội.

Tùng Sơn trả lời rồi thân mật n.ói tiếp:

– Tôi cũng nghèo như cô nhưng tôi không mặc cảm. Vì hoàn cảnh nên tôi phải làm vệ sĩ cho Nhật Hưng để kiếm tiền nuôi mẹ. Hoàn cảnh sao phải chịu vậy.

Hồng Liên gật nhẹ:

– Hoàn cảnh sao phải chịu vậy:

– Thế thì cô đừng có buồn!

– Em không buồn, chỉ tức Nhật Hưng thôi.

– Tức mà làm chi, cô hãy sống thật thanh thản thì sẽ thấy dễ chịu hơn.

Hồng Liên bày tỏ:

– Em nghĩ có lúc mình phải vươn lên chứ không nên buông xuôi cho số phận.

Tùng Sơn tán thành ngay:

– Đồng ý? Buông xuôi là tỏ ra bất lực.

Hồng Liên nhìn anh mỉm cười. Hai người hoàn toàn xa lạ chỉ mới gặp nhau thôi mà đã trở nên thân thiết.

Không hiểu sao Hồng Liên lại tin tưởng Tùng Sơn và kể hết mọi chuyện cho anh nghe.

Phải chăng do hai người có sự đồng cảm với nhau, hiểu nhau.