Một câu chuyện như bâng quơ, lối kể cũng... bâng quơ, gặp gì nói nấy thấy sao bảo vậy, tựa người viết chẳng thiết "làm văn chương". Nhưng đó lại là một lối viết của một số cây bút trong vài năm gần đây nhằm cho biết chuyện văn chương chẳng khác cuộc sống này là bao. Thế đấy, y như đời thường. Còn liệu nó có thành công như họ muốn? Thưa, điều đó tùy thuộc vào mỗi bạn đọc.

Dậy đi! Có ma!

Tôi mở mắt ra thấy Minh. Nó không phải ma, nhưng trông nó rất giống một con ma: Đầu tóc bù xù, chiếc áo ngủ rộng lùng thùng màu lam nhạt, gương mặt thất thần càng thêm nhợt nhạt dưới ánh đèn nêông.

Tôi duỗi mình trong chăn, cảm giác thứ nhất là khát. Môi, lưỡi, cổ họng đều khô, thậm chí da cũng khộ Trông Minh càng khô hơn, giọng nó khào khào:

“Xin lỗi chị, nhưng một mình em thức, em sợ quá”.

Tôi nghĩ việc đáng làm trước tiên là lấy một chai nước trong tủ lạnh, rót ra hai cái ly để trên cái bàn con có hai cái ghế bành kê hai bên; ghế nhỏ, lót nệm, có thể ngồi xem tivi thoải mái.

Minh ngồi bên kia, co cả hai chân lên ghế, vạt áo rộng phủ hết gót chân lẫn ngón chân. Nó uống nước từng ngùm một, có vẻ đã lấy lại được bình tĩnh, mặt mày đã có thần sắc, và nó lùa những ngón tay dài vào mớ tóc rối để chải gỡ. Nhìn Minh bây giờ hơi sexy, vì dưới lớp áo ngủ mỏng, nó không mặc gì hết.

“Em sợ quá”.

Minh đặt ly nước xuống bàn, giọng nói bình thường.

Tôi mở tivi, chỉ còn ba đài, một đài nói tiếng Anh, một đài nói tiếng Pháp, và một đài nói tiếng gì không biết, hình như đài ấn Độ. Có một cô nàng và một anh chàng cứ đuổi bắt nhau từng chập rồi ca eo éo. Tần ngần cầm cái rìmốt trong tay, tôi không biết

làm gì nữa. Chẳng còn cái gì khác trong căn phòng nhỏ xíu này.

Minh lặp lại:

“Eo sợ quá”.

Tôi đành hỏi:

“Em mơ thấy gì?”.

“Không phải mợ Em còn thức mà. Em thấy rõ bóng trắng của con mạ Nó thò tay qua cửa sổ bóp cổ em”.

Giường Minh đặt sát cửa sổ có buông tấm màn nhung màu nâu non. Tôi bước vòng qua cái giường đến bên cửa sổ, kéo màn ra, lại có hai tấm rèm thưa màu trắng, tôi vẹt cả rèm ra, mở cửa kính, nhưng không mở được lớp cửa gỗ bên ngoài. Hình như đó chỉ là cửa sổ giả. Tôi nhớ đã quan sát khách sạn này từ bên ngoài, nó bị kẹp giữa hai toà nhà sát nách cao hơn nó, thì cửa sổ này mở ra đâu?

Căn phòng bít bùng, đành để máy lạnh chạy, hồi đầu hôm còn ầm ầm tiếng xe cộ nên không để ý, bây giờ mới nghe tiếng máy chạy ì ì. Tôi nói:

“Em đổi qua giường chị mà nằm, ráng ngủ đi”.

Minh muốn nói gì nữa, nhưng tôi đã tắt tivi, tắt đèn nêông, lên giường cạnh cửa

sổ và trùm chăn tới cổ, nhắm mắt lại.

Con ma thò tay qua cửa sổ bóp cổ tôi. Tôi nắm cổ tay nó, lạnh ngắt. Tôi bấu móng tay mình vào cổ tay con ma, không có hiệu quả gì hết. Tôi quyết định buông tay con ma, với tay bật công tắc. Căn phòng tràn ngập ánh sáng đèn điện. Minh vùng dậy, hốt hoảng:

“Cái gì vậy chị?”.

Tôi nhìn tấm màn nhung không hề lay động, tôi sờ lên cổ không có dấu vết tổn thương nào hết. Tôi nói:

“Không có gì. Chị nằm chiêm bao”.

Giọng của tôi nghe khào khào, môi cổ đều khộ Tôi đi lại cái bàn con rót nước uống và đem một ly cho Minh. Nó uống nước trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Tôi cất cái ly giùm nó. Rồi tôi leo lên giường. Minh bảo:

“Hay là cứ để đèn?”

“Muốn để thì để”.

Tôi kéo chăn trùm qua đầu. Theo một nghiên cứu khoa học thì người nhìn thấy ma lúc thức là người bị tổn thương ở một vùng nào đó trong não; còn người thấy ma trong giấc chiêm bao là người bị trục trặc gì đó ở tim. Có thể Minh bị hỏng não, tôi bị hư tim. Ôi, những người đàn bà không toàn vẹn, ngủ đi!

Sáng hôm sau, cả đoàn du lịch Sơn Thuỷ đều biết chuyện đêm qua có hai người phụ nữ bị ma nhát. Quỳnh đã nghe câu chuyện do Tuyết kể lại, mà Tuyết cũng chỉ nghe Châu nói qua điện thoại mà thôi. Đại khái là Minh không ngủ được, mờ sáng đã gọi điện thoại cho Châu ở phòng kế bên. Châu kể cho Tuyết ở cùng phòng, và Tuyết gặp Quỳnh ở cầu thang khi cùng xuống phòng ăn. Quỳnh đi tới chỗ tôi ngồi, hỏi oang oang:

“Phòng chị có ma hả?”.

Tuyết vội ra dấu suỵt:

“Nhỏ nhỏ thôi, sáng sớm đã la làng khách sạn người ta có ma, muốn người ta chửi hả?”.

Quỳnh nhún vai:

“Ăn sáng xong là tụi mình lên xe đi rồi, lo gì”.

Xe chạy qua bảy cái đèo, ngoằn ngoèo đến chóng mặt. Minh ói hết bánh mì với trứng với càphê với sữa khi xuống dốc đèo thứ hai. Đến cái đèo thứ năm thì nó ói tới mật xanh mật vàng. Anh Đề, hướng dẫn viên du lịch, bảo tài xế dừng lại đâu đó, cho mọi người đi “ca hát”. Lúc xe mới lên đèo, anh ta đã kể câu chuyện tiếu lâm nhiều người đã nghe nhiều lần rồi: Trong lớp học mẫu giáo, cô giáo dạy học trò là muốn đi tiểu thì nói xin phép cô đi ca ca, chứ đừng nói một cách thô lậu là đi đái. Hôm đó nhà đãi cơm khách, đứa bé cứ nhấp nhổm xin phép mẹ cho con đi ca ca, năm lần bảy lượt đều bị mẹ nó gạt đi: Bác đang nói chuyện mà con ca cái gì? Cuối cùng đứa bé tè tại chỗ. Bị đòn nó khóc: Con mắc ca quá mà mẹ hổng cho ca, con mới ca đại...

Người tài xế xe du lịch có vẻ rành sáu câu đoạn đường này, ông dừng xe ở chỗ có vẻ hoang vắng tuyệt đối, hai bên đường lúp xúp những bụi cây rậm rạp. Những người đàn ông lịch sự băng qua bên kia đường, cây cối bên đó có vẻ cao to và xanh tốt hơn. (Trên xe anh Đề đố mọi người biết tại sao cây cối gần đường phát triển sum sê hơn cây cối mọc xa đường?). Những người phụ nữ kéo nhau đi từng nhóm năm nhóm ba, tản vô các bụi cây hơi khuất. Tôi dìu Minh xuống xe. Nó ngồi xệp ngay bên đường ói thêm một chập nữa, rồi tôi đỡ nó đứng dậy. Châu, Tuyết và Quỳnh là những người đầu tiên xuống xe, bây giờ đang từ sau những lùm cây bước ra, mặt mày nhẹ nhõm, bước đi không còn cấp bách lắm. Châu hỏi Minh: “Có sao không?”.

Minh lắc đầu. Làn gió mát của núi rừng làm Minh rùng mình, nhưng có vẻ tươi tỉnh lại một chút. Tuyết gọi anh hướng dẫn:

“Chỗ này đẹp quá, anh ngừng lâu lâu một chút cho tôi chụp hình nha”.

Anh Đề pha trò - như thể một trong những nghiệp vụ bắt buộc của hướng dẫn viên du lịch là chọc cười du khách bằng bất cứ cách nào.

“Đừng chụp mấy gốc cây nhé!”.

Tuyết đưa máy ảnh về phía thung lũng xa xa, chưa kịp bấm máy thì nghe một tiếng la thất thanh. Mọi người đều hướng về phía đó. Có chút chộn rộn lao xao ở một lùm cây xa xạ Ba bốn người phụ nữ dắt díu nhau chạy ra, người thì cười, người có vẻ ngượng, người mang một vẻ mặt cố-giữ-bí -mật-chuyện-này. Những người khác hỏi han, các bà đáp vòng vọ Khi chiếc xe bắt đầu chạy tiếp thì câu chuyện bà Tần gặp quỷ xì ra và rộ lên. Bà khẳng định là bà thấy nhột sau lưng, quay lại thì thấy một con quỷ rừng đầy lông lá rất dễ sợ. Bà chỉ nhìn thấy nó trong một giây thôi, nó biến mất một cách huyền bí vào giữa rừng xanh. Một người nào đó nói:

“Chắc là một con khỉ rừng”.

Anh Đề nói:

“Nếu lông lá thì chắc là khỉ, còn nếu có râu thì chắc là dê”.

Quỳnh bắt đầu thấy chuyến đi này thú vị.

“Từ đây cho tới chiều thế nào cũng có người đụng đầu sinh vật ngoài hành tinh cho mà coi”.

Nhưng hết buổi chiều và buổi tối chẳng có gì đặc biệt xảy ra. Xe đến thành phố biển, ăn trưa, nghỉ ngơi, tắm biển, ăn tối, “sinh hoạt tự do” như ghi trong tờ chương trình phát cho mọi người. Minh và tôi lại ở chung phòng. Minh nói:

“Em mệt quá, chẳng muốn đi đâu cả”.

Tôi nói:

“Vậy em nằm nghỉ đi. Chị đi dạo bờ biển một lát”.

Tôi chuẩn bị đi thì Minh nói:

“Em đi dạo với chị luôn”.

Tôi nhìn gương mặt rã rượi của Minh. Rồi nhìn quanh căn phòng. Không chừng phòng này cũng có ma.

Về tới nhà, tôi xổ vali ra, giặt một đống quần áo. Rồi lau nhà, dọn dẹp. Làm như mấy ngày tôi đi vắng, mọi thứ trong nhà này tự động bừa bộn ra. Đêm nằm trên cái giường của mình, trong căn phòng của mình, tôi ngủ thẳng một giấc mười tiếng đồng hồ. Đó là hạnh phúc của những chuyến đi du lịch dài ngày: Khi về tới nhà, thấy sướng gì đâu!

Hôm sau, tinh thần minh mẫn, cơ thể sảng khoái, tôi xách giỏ tới cơ quan. Ai cũng hỏi tôi đi chơi vui không. Tôi chia bánh kẹo và khô mực cho sáu người cùng văn phòng. Họ đã bỏ phiếu bầu tôi là lao động tiên tiến và nhất trí để tôi hưởng suất du lịch do công đoàn ngành tổ chức. Khi mọi người ăn bánh kẹo và khô mực, tôi kể chuyện con ma trong khách sạn, con quỷ trên đèo số năm, và những chuyện tiếu lâm của anh Đề hướng dẫn viên du lịch. Ai cũng cười vui thích thú, nói: “Có lý à. Đề nghị công đoàn cơ quan mình tổ chức cho cả cơ quan đi chơi”.

Sau khi mọi người tập trung vô công việc thường ngày của họ rồi, tôi đâm nghĩ lan man vơ vẩn, không chính xác là nghĩ cái gì, thì chuông điện thoại reo. Giọng Minh bên kia đầu dây nói rất dịu dàng:

“Em gọi để cám ơn chị. Và xin lỗi chị nữa. Chị đi du lịch mà gặp em, cứ phải chăm sóc em, mất hết vui”.

Tôi nói không có chị Minh im lặng một lát. Tôi không biết nói gì. Rồi tiếng Minh nghe như không dằn được cơn xúc động:

“Em cám ơn chị nhiều lắm, chị thật là tốt với em”.

Tôi để ống nghe xuống, mỉm cười một mình. Tôi biết tôi chẳng tốt gì. Những chuyện ma quỷ và tiếu lâm nhảm nhí dọc đường quả thiệt là chẳng thú vị gì. Nhưng bây giờ nhớ lại cả chuyến đi, hình như chỉ còn mấy chuyện đó để kể lại nghe chơi.

Hết