Chương I

(Người đẹp thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh)

    

gược dòng lịch sử: Chúa Nguyễn Phúc Tần được tiếng là Hiền Vương là người tài đức vẹn toàn. Lịch sử ghi nhận: " Hiền vương là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng nhân tài. Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa được lấy vào cung phục vụ chúa. Nguyễn Phúc Tần, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi liền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ độc giết Thị Thừa để trừ hậu họa".

Tìm hiểu tư liệu và xác định được Thị Thừa có mối tình cảm với Nguyễn Hữu Cảnh (Người có công gầy dựng cơ đồ về phương Nam). Tác giả cố gắng tái tạo lại, âu cũng là cách tìm mối liên hệ về ngày xa xưa ấy.

Trước đây mình xác định được là họ Đoàn, khi mình đưa lên mạng thì Tộc Họ Đoàn chộp lấy ngay. Vào google gõ tựa đề đó sẽ thấy. Mình không trách họ.

Một ngày kia, bỗng dưng mình thắc mắc là tại sao mình đi tin là họ Đoàn từ 1 comment nào đó của 1 người vô danh, mình phân vân vì tài liệu thường gọi là Đào Thị. Trong khi đó, mình có quan điểm thương xót những phận ả đào gian nan, nếu lấy theo đúng tài liệu thì vẫn đúng ý mình hơn, là các nàng ả đào vẫn có tác phẩm thương xót cho họ đó chứ. Cho nên, mình sửa chữa lại và lấy tên là Đào Thị Thừa.

I

Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, khi đã được mười sáu tuổi tiếng đồn sắc đẹp không thua gì Tây Thi. Nhà họ Đào đã là người của quân Trịnh, bọn lính tới quán rượu chỉ cần nhìn ngắm Thị Thừa là thỏa mãn trong lòng. Vài tên ngà ngà say, kháo rằng:

- Có con gái đẹp mà đem dâng cho Chúa Thượng, ắt được trọng thưởng ngay đó.

- Thật à!- Nhà họ Đoàn cũng uống rượu với mấy chú lính, thích thú.

Biết con gái mình tiến cung sẽ được trọng thưởng, nên cha nàng luôn tâm đắc việc đó và dự định một ngày đẹp trời nào đó đưa nàng về Thăng Long. Ông muốn lập công trạng với triều đình, dù duy nhất có một đứa con gái.

- Cha đã quên lời hẹn ước rồi sao? Chứ con không quên người đó...

- Nữ nhi thường tình, vừa đến tuổi dậy thì là đã biết yêu thương người khác rồi! - Cha nàng không mấy quan tâm xem nàng nghĩ gì, ông chỉ mong sắp tới mình được thưởng bổng lộc triều đình.

Thị Thừa nghe vậy rất phiền muộn, nỗi nhớ mong khắc khoải trong lòng da diết. Kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên mấy năm trước với Nguyễn Hữu Cảnh hiền hiện trong mắt mình.

Trong Bảy lần tranh chấp với Đàng Ngoài, cuộc chiến lần thứ năm và lần lớn nhất trong cuộc xung đột Trịnh -Nguyễn. Nguyễn Phúc Tần là vị Chúa chủ động đưa quân đánh ra Bắc, Chúa sai Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính tiến chiếm được bảy huyện Nghệ An được năm năm. Thời gian đó là vào năm 1656, Nguyễn Hữu Dật cùng Nguyễn Hữu Tiến vượt sông Gianh đánh quân Trịnh tan tác. Chiến tranh liên miên giữa hai Chúa Đàng Trong và Đàng Ngoài, người dân khốn khổ vô cùng. Có lúc phải chạy loạn lên rừng sống, có lúc bị lấy hết lúa gạo phải đi tìm cái ăn rất nhọc nhằn, nhưng chinh chiến vẫn không có ngày kết thúc. Trong hai danh tướng đánh ra Đàng ngoài, Nguyễn Hữu Dật đối xử với muôn dân nơi chiếm đóng có tấm lòng, nên Chúa Nguyễn Phúc Tần yêu quí hơn. "Tương truyền mỗi lần được chúa Nguyễn ban thưởng, ông thường chia cho cấp dưới, nhất là những người nghèo khó, hoặc xét theo hoàn cảnh mà ban thưởng. Bởi vậy ông rất được lòng tướng sĩ và nhân dân. Không những thế, đối với tù binh, ông cũng đối xử rất nhân hậu". (tg trích ra từ dòng lịch sử). Chẳng như trại lính đóng gần vài nhà dân, ông không cho đuổi đi hoặc quân lính rầy rà, cứ để cho họ thoải mái trông lính tráng tập luyện. Hoặc có khi ông bày kế cho họ may vá áo của lính và vẫn trả công họ đàng hoàng. Mấy nhà dân chạy tán loạn trước đây, cũng quay về nơi ở cũ. Một vài nhà có nghề chày lưới vẫn kiếm được một ít tiền nhờ bán cá, họ còn bán được mấy rỗ tre đan và đôi khi thắt võng cho lính nằm ngủ nghỉ. Nguyễn Hữu Dật nói với ba quân rằng: "Ta chiếm được đất, mà không có dân ở. Ta chỉ chiếm cục đất vô hình, chiến công của ta không có gì là lẫy lừng. Có họ, mà ta vẫn đối xử tốt như dân mình, thì chiến công ấy sẽ được nhân lên gấp bội".

Khoảng mấy năm sau, Nguyễn Hữu Dật nhớ con cái quá mà cho người vượt sông Gianh về Nam mang con ra vùng Nghệ An. Bà vợ Nguyễn Thị Thiện cũng là gốc người Thanh hoá, theo để chăm sóc các con và chồng. Mấy đứa gồm Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Trung, Nguyễn Hữu Kính (sau được gọi là Cảnh) và Nguyễn Hữu Tín cũng cùng cha ra sa trường. Nguyễn Hữu Cảnh (xin được gọi tên theo hiện tại-tg) chỉ mới tám tuổi, người đen đúa chỉ thấy được hàm răng và hai con mắt là trắng. Đám trai lớn chỉ thích trêu ghẹo đến nổi nóng, thường hay thách đố đám lớn đánh nhau. Mặt mày xưng húp mà cũng khoe khoang với bà Thiện: " Một mình con đánh nhau cả bọn". Bà Thiện nổi giận la mắng mấy người anh, rồi cắt cử hai tên lính theo canh giữ, có gì là thưa gởi ngay cho bà biết. Cho nên mấy đứa lớn chơi một lúc cũng bỏ rơi, trốn bỏ Nguyễn Hữu Cảnh một mình.

Khi quân Đàng Trong vượt sông Gianh, có một gia đình họ Đào rất đông con. Họ không sao dẫn dắt các con mình chạy trốn kịp, cứ nghĩ con thơ nheo nhóc sẽ bị tàn sát hết, nhưng quân lính của Nguyễn Hữu Dật không chém giết mà còn được bày kế làm ăn. Cho nên họ cũng an tâm sống cạnh kề trại lính, hằng ngày vẫn xem lính cầm giáo mác, la hét tập trận. Đám anh em họ nhà Đào xem nhóm anh em họ Nguyễn tập luyện võ nghệ, mà bắt chước làm theo, từng đôi từng lứa trạc tuổi nhau chơi rất thân. Mấy đứa lớn còn thích thú ra khoảng trống cổ vũ, một vài đứa còn hứa là lớn lên đi theo Đàng Trong đánh quân Trịnh xem ra vui (Chúng không biết gì nghề chém giết). Trong nhà họ Đào có một đứa con gái nhỏ- Thuở thời trọng nam khinh nữ, lại thêm chinh chiến liên miên mong con trai đem về nhà chiến tích, nên đứa con gái ấy có tên là Đào Thừa. Lúc này Đào Thừa được năm tuổi, gương mặt sáng láng tiếng nói nhỏ nhẹ nghe dễ thương, cũng biết được chút chuyện:

- Không ai chơi ...

- Kệ ta...

Nguyễn Hữu Cảnh ngồi dựa lưng vào gốc cau, mấy dây trầu che phủ, lại đen đúa nên khó mà nhìn thấy. Cố tình ngồi như vậy, để khi mấy anh có tìm cũng khó: “Ai biểu là em mà không chơi, lại chơi với mấy anh em họ Đào kia”. Cô bé Thừa lấy bàn tay mủn mỉm vuốt tóc rối, nhìn gương mặt quạu đeo buồn bực của Cảnh, nói theo mình biết:

- Mặt ca...ca dữ quá!

- Biết rồi!

Cảnh biết cô bé không sợ mình, mà nói vậy. Một lúc, cô bé Thừa tỏ vẻ chín chắn mà bàn kế lâu dài:

- Ca à! mai mốt muốn muội chơi với ca hoài không?

- Muốn chứ...Mà làm sao chơi hoài với nhau được?

- Lớn lên, mình chơi với nhau hoài...là phải cưới nhau đó!

- Ờ! Ca lấy muội làm vợ...

- Đúng rồi! Vậy mình sẽ chơi với nhau hoài...

Xem ra về mặt tình cảm, Nguyễn Hữu Cảnh thơ ngây hơn Đào Thừa nhiều bậc. Nhìn cô bé sáng láng, Cảnh cũng muốn chơi trò trốn tìm. Vẫn đang núp trong đám lá trầu, Cảnh làm bộ hỏi:

- Đố muội tìm được anh?

- Kìa!

- Hảo!

Thế là tuổi thơ có một trò chơi vui với nhau, Cảnh chỉ cần nghiêng qua lại chứ không chịu đi đâu. Cho đến khi lão gia họ Đào về, hỏi mấy đứa lớn có trông chừng đứa em gái nhỏ lọt xuống ao. Đám con trai lớn mới tá hoả ra đi tìm, họ thấy ngay con bé đang đứng, mà Cảnh bị áng khuất trong đám lá trầu, lại đen thui thủi nên cũng hoảng hốt:

- Có thấy Cảnh đâu không?

- Kìa...- Cô bé Thừa xoay lại, những đứa trẻ hay lạc hướng nhìn nên tay chỉ thẳng xuống bờ ao.

Đầu tiên là ông lão họ Đào nhảy xuống, tới hai tên lính được cắt cử trông coi cũng ùn ùn lao theo. Đám công tử con tướng Nguyễn Hữu Dật có mệnh hệ gì, chắc chắn là bay đầu. Bốn năm người con họ Đào đều biết bơi, cũng xuống ao vén lá sen lùng sục, sình bùn hôi hám bốc mùi. Cô bé Thừa không biết vì sao ai cũng nhảy xuống ao làm gì, liền quay lại rủ Cảnh ra coi.

- Huynh Cảnh ra coi bắt cá!

Hai đứa chòm người vào bờ ao xem, những người mò mẫm tìm xác Cảnh không thèm ngó lên một cái. Bấy giờ bà Nguyễn Thị Thiện đang thêu thùa cùng bà vợ nhà họ Đoàn, hay tin có đứa con nào đó của bà rớt xuống ao. Chạy nhanh ra đứng gần Cảnh, vừa hỏi vừa đếm lại mấy đứa con thấy đủ:

- Ai té?

- Con...

- Là sao?

- Mấy người đó mò tìm kiếm con.

- Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.

- Cậu Cảnh...

- Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...

Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.

- Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...

- Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...

- Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.

Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tuổi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.

- Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?

Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.

Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.

- Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.

Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.

Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.