Truyện ngắn của Tác giả thấm được cái “hồn của núi” để sáng tác nhỏ này tựa như một câu chuyện dân gian vùng cao đẫm không khí sương giá. Lâu nay thường gặp những truyện ngắn viết đề tài miền núi theo lối “miền xuôi” hoặc “giả miền núi”. Hy vọng với khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của mình, cây bút mới Đỗ Bích Thúy sẽ tạo được sự chú ý của nhiều bạn đọc sau truyện ngắn này.

Mẹ tôi xếp gạo, muối vào gùi, bảo: “Mang lên cho thằng Dìn”. Dìn là em trai tôi, năm nay mười sáu rồi nên cho nó đi thay một vụ Ong trên Phạ Lấu. Ở Tả Choóng nhà nào cũng nuôi ong. Cứ đến vụ Ong là cả bản vắng ngắt vắng ngơ, còn toàn đàn bà với trẻ con, đàn ông lên rừng canh ong hết.

Trời tối hẳn tôi mới tới chỗ Dìn. Ở rừng, mặt trời lặn là sương xuống, đè nặng trình trịch trên tán cây. Dìn dựng lều dưới gốc cây sồi già ngoài bìa rừng, ong xếp thành dãy ngoài chỗ trống. Sương phủ xuống rất nhanh, chỉ một lúc đã không nhìn thấy tổ ong đâu. Sương tạt cả vào lều. Ngoài mái lều che tạm bằng lá cọ sương rơi xuống thành giọt.

Dìn vừa chất lửa to đốt cơm lam vừa kể: “Đêm qua có con gì vào ngủ cùng mà em không biết, sáng nay thấy còn một túm lông dính ở cổ”. “Mày ngủ có quay mặt vào lửa không?”. “Lúc đầu thì có, sau mỏi quá lại quay ra ngoài. Nhưng làm sao cở”. “Lúc ngủ phải quay mặt vào lửa thì mới không lo ma dại bắt đi”. “Thật thế à?” - giọng Dìn đã bắt đầu run. “Chứ còn gì! Ma dại muốn bắt ai thì phải đi vào mồm người ấy mới xuống bụng lôi ruột ra được. Thế mà lúc ngủ ai cũng mơ được ăn được uống, thế là há mồm ra. Há mồm thì ma có cửa để vào rồi. Nếu mày quay mặt vào lửa, nhỡ có há mồm ma dại cũng không dám đi qua lửa để vào”. Dìn run thật sự: “Thế thì hôm qua ma dại đến tìm em rồi. Chắc tại em không mở mồm nên nó chưa vào đấy thôi”. Nhìn quanh quất ra ngoài bóng đêm mịt mùng, Dìn hầu như im lặng cho đến lúc đi ngủ. Biết tôi hay doa. mà không lần nào nó nghĩ ra.

Rừng đêm hoang vu. Đầu tháng, trăng chỉ nhú lên mờ mờ chốc lát rồi lặn mất. Lẫn trong tiếng gió là tiếng nước trườn êm ái trên đá cuội. Mỗi bản có một con suối riêng, suối nào mang nước về bản ấy. Người già bảo ngày xưa, lúc con người sống chung với nhau một nơi thì nguồn nước không phải chia năm sẻ bảy ra thế. Nhưng sau này anh em, con cháu đông quá phải chia ra, dắt díu nhau chuyển nhà chuyển bản, có khi xa nhau cả ngày đường. Xa lâu quá thì quen cũng thành lạ, cái gì cũng muốn giành lấy cho mình, kể cả nguồn nước. Thế là suối Phạ Lấu về Tả Choóng, suối Nậm Thào về Nậm Thào, suối Sán Thúng về Tả Chải... chỉ còn chung nhau mỗi cái đầu nguồn...

Đá đỏ làm cho nước như có màu đỏ. Lá rừng rụng xuống cũng ra màu đỏ.

Một đứa bé gái đầu tóc ướt sũng; hai cánh mũi đỏ lự phập phồng, tay xách ống bương to tướng lò dò đi tới. “Này, lấy nước làm gì sớm thế?”. “Cháu lấy cho mẹ”. “Mẹ cháu là ai?”. “Bác không biết đâu”. “Biết đấy. Ai ở Tả Choóng bác cũng biết mà”. “Mẹ cháu không ở Tả Choóng. Mẹ cháu ở trên đỉnh Tả Khâu”. “Sao lại ở tận trên ấy?”. Tiếng đứa bé bất chợt lạc đi, nghe xa xôi như tiếng gió: “Mẹ cháu nằm trên ấy còn rét, chưa ai phải lo lên nương, xuống đồng nên hội nào cũng đông. Đám con trai chưa vợ thằng nào cũng cắp sáo vào nách, mặt đỏ bừng bừng từ sáng sớm đến tối mịt, lân la chỗ này chỗ kia, bắt quen con gái người ta. Bãi Tả Díu rộng thế, toàn người là người, va vào nhau là quen, đưa sáo lên môi, cười bằng mắt là thân rồi. Năm ấy, mới mười chín tuổi, tôi cũng đã được đứng sau một cái ô đỏ với cô gái đẹp nhất hội, hát hay nhất hội. Cô gái ấy đã thành vợ tôi nếu như sau đấy vài hôm, bàn tay hai đứa còn chưa nguội hơi ấm của nhau, tôi không gặp Lử trên đường dắt ngựa thồ mật ong xuống huyện. Lử rút dao khỏi bao, đặt lên cổ con ngựa của tôi, ngọng líu: “Mộ tra mùa o nứa mà cú khô lái đựa e gá ta là vợ đô. Đồ á rác” (Một trăm mùa ong nữa mày cũng không lấy được em gái tao làm vợ đâu. Đồ áo rách). Mười năm trước, lúc cả tôi và Lử còn chưa thuộc hết lối lên rừng, tôi đã từng xui Lử đút con ong bò vẽ vào mồm mà mút. Nhà Lử giàu nhất Tả Choóng, bạc chôn đầy dưới mấy chục cái cột nhà. Cậy thế, Lử coi khinh đám bạn cùng lứa, có cái gì cũng chơi một mình. Chơi một mình nên mới không biết ong bò vẽ mà đốt thì người lớn cũng lăn ra ốm mấy ngày liền. Vừa đút con ong vào mồm, Lử đã trợn ngược mắt lên, lăn đùng ra, chỉ một lúc đã đầy một mồm lưỡi. Tôi chỉ khoái được một lúc rồi sợ. Sợ quá, bỏ trốn lên lều canh nương mấy ngày liền. Lử đã ngọng càng ngọng thêm. Từ ấy, cứ anh em tôi ngang qua là Lử xuỵt chó, thế là lại đánh nhau.

Vậy mà tôi còn muốn lấy em gái Lử làm vợ mình. Làm thế thì không được rồi. Nhìn mặt nhau còn nhổ nước bọt thì làm sao gọi anh em với thằng Lử được. Năm sau Mây lấy chồng. Nhà chồng Mây ở Tả Khâu. Ngày Mây mặc váy áo đẹp leo dốc lên Tả Khâu, tôi cũng ngược dòng Phạ Lấu, đến nơi Mây vẫn ngồi cho nước mắt chảy ròng ròng theo dòng nước. Nước đã trôi đi rồi, cả nước mắt của Mây cũng thế. Nhưng hình bóng Mây vẫn còn, vết chân Mây còn in trên vạt cỏ tím, sợi chỉ màu trên dây lưng Mây còn mắc ở bụi cây gai...

Đứa bé gái vén váy cúi xuống dòng nước múc đầy một ống bương, ngẩng lên nói thêm: “Trời lạnh quá, cháu rắc đầy hạt cỏ mà không thấy mọc. Phải có nước ở đầu nguồn Phạ Lấu này. Ở Tả Khâu cũng có nước, nhưng Êèm Mí bảo nước Tả Khâu không như nước Phạ Lấu, Êèm Mí lại không phải người Tả Khâu... ”. Đứa bé lệch người mang ống bương nước quay đi. Tôi định bảo nó để lại bác mang giúp mà không sao nói được.

***

Ngày xưa, nhà thằng Lử chẳng bao giờ có người đi ong, nhưng mùa ong nào ống mật cũng chất đầy góc nhà. Mật đòi nợ, mật ăn vạ, mật mua rẻ... bố Lử cứ để tất cả đấy, đến khi cả phiên chợ không còn ai bán mật ong nữa mới cho ngựa thồ xuống. Đã giàu lại càng giàu, bao nhiêu người nghèo lại nghèo đi. Bao nhiêu năm trời nước dòng Phạ Lấu cạn khô. Muốn có nước ăn người lớn trẻ con phải đi cả ngày, ra tận sông mới gùi về được. Năm ấy bất chợt lũ về. Lũ như bầy hổ đói tranh ăn, dâng cuồn cuộn, qua một đêm đến sáng đã không thấy làng bản đâu, chỉ loáng thoáng nhấp nhô những mái nhà rũ rượi dưới mưa. Ông Lù, bố Lử, ngồi nhìn trâu bò vừa bắt nợ về lóp ngóp bơi đi tứ phía không làm gì được, tức quá, mang con dao sáng loáng ra đầu hồi, đứng giữa trời mưa mà chửi. Ông chửi trời, chửi đất, chửi rừng núi, suối sông. Ông càng chửi trời càng mưa lớn. Sau lũ, người nghèo nhìn đồng thấp đồng cao phủ dày một lớp phù sa đỏ, giẫm lên mềm như đống trấu ủ mà mừng. Mùa tới thế nào cũng đủ nuôi cả nhà rồi. Hết mưa, người ta mừng thì ông Lù ốm. Ôậm ba ngày, bảy ngày không dậy được, cả tháng không dậy được. Vợ con đi gọi thầy mo về. Thầy mo bảo phải chuyển chỗ ở, phải quay hướng nhà. Vậy là cả nhà gồng gánh bỏ Tả Choóng mà đi, không nói với ai một lời.

***

Tôi gùi mấy ống mật đầu mùa về bản. Trong gùi có cả viên đá cuội đỏ bầm như máu. Đi được một đoạn chợt thấy gùi trên vai nặng trĩu như có ai đi sau vít xuống. Viên đá cuội đã ngả sang màu nâu, chẳng khác gì cuội cuối dòng.

Sau lưng tôi, tít xa kia, ngửa mặt lên vẫn thấy Tả Khâu còn sương mù phủ trắng vấn vít. Những con chim lớn, sải cánh dài, lao vun vút vượt qua đỉnh núi.

Lần đầu tiên gặp nhau ở hội xuân, Mây bảo: “Nghe tiếng sáo của Sính ai cũng muốn thành con chim bay thật cao, thành mũi tên lao về phía mặt trời”. Và tôi đã hứa chỉ thổi sáo cho mình Mây nghe, từ ngày này qua ngày khác. Ngày Mây theo chồng ngược dốc Tả Khâu, tôi đã ném cây sáo vào bếp lửa.

Tôi đi như chạy. Dưới kia, sau lớp giang ken dày, nước nguồn Phạ Lấu vẫn lặng lẽ chảy về Tả Choóng.

Hết