Chương 1
Lòng Mẹ và cuộc chiến không cân sức
Sinh ra tôi đã không có bố. Mọi việc nuôi dạy, chăm sóc, ốm đau đều do một tay mẹ tôi lo liệu cả. Khổ thân bà cụ ! Nhà đông con mà chẳng đứa nào dỡ chân đỡ tay được một tí gọi là. Đã vậy lại còn chành chọe, kiện cáo nhau suốt ngày, lúc nào nhà cũng như một cái chợ vỡ. Về sự vắng mặt của bố, thú thực lúc dầu tôi cũng không mấy bận tâm, coi như một sự dĩ nhiên vì chung quanh hàng xóm láng giềng ai ai cũng đều rơi vào cảnh ngộ tương tự. Nhưng rồi càng lớn lại càng băn khoăn. Hỏi thì mỗi người nói một phách. Người báo bố tôi bồ bịch lăng nhăng, đã bỏ rơi mẹ con tôi để đi với một người đàn bà trẻ, đẹp. Người khác lại cả quyết bố tôi ôm mộng làm giàu, đã rời bỏ quê hương để đến một miền đất hứa... Thật là mơ hồ, chẳng biết tin ai. Duy cuối cùng, một cụ già tốt bụng ở cuối xóm cũng chỉ cho tôi rõ sự thật. Theo cụ, bố tôi đi là để tránh một mối thù truyền kiếp ? Số là trong họ hàng nhà Nhện chúng tôi không biết tự bao giờ đã lưu truyền một quan niệm cố hữu, cho rằng mọi ông bố nhện đều vô tích sự, đều là gánh nặng cho gia đình và nhất là đều đe dọa đến sự an toàn tính mạng của con cái. Vì vậy tất cả các bà mẹ nhện, sau những tuần trăng mật êm đềm, sau những lần ái ân ngây ngất, chợt như bừng tỉnh. Bản năng làm mẹ trỗi dậy, họ trở nên dữ tợn vô cùng, sẵn sàng lao vào xé xác ngay người vừa chung chăn gối với mình. Và thế là các đức ông chồng chỉ còn cách cao chạy xa bay, nếu không muốn phơi thây nơi đồng nội. Bố tôi đã ra đi trong bối cảnh như vậy. Ôi ! Thật là một tấn thảm kịch trong lẽ tồn vong của dòng giống chúng tôi? Mọi gia đình nhà Nhện vì vậy không bao giờ có bố. Tôi đông anh em lắm. Tất cả đều sàn sàn nhau, đều nghịch ngợm và phá phách như nhau. Mẹ cõng chúng tôi trên lưng suốt ngày, khi chơi cũng như khi ngủ. Thật là một sự nhẫn nại đáng kính ? ấy là bây giờ nhớ lại tôi mới nói được như vậy, chứ lúc bấy giờ thì có nghĩ gì đâu, cứ tha hồ mà đung đưa, nhún nhẩy. Lúc nào đói lại vỗ vỗ vào lưng mẹ đòi ăn, chẳng cần biết là mẹ đang khỏe mạnh hay đang ốm đau. Thật là vô tâm hết chỗ nói, vô tâm đến mức tàn nhẫn ? Để có cái nhét vào miệng chúng tôi, mẹ đã phải lao động suốt ngày. Trời chưa sáng, bà đã rời hang và mọi con mồi trên đường di đều bị hạ sát một cách không thương tiếc. Một con Gián xuất hiện từ xạ Nó chưa trông thấy chúng tôi, cặp râu dính đầy mỡ nâng lên hạ xuống một cách liên tục để dò đường và để đánh hơi. Chắc cu cậu vừa chui từ một chạn thức ăn nào ra. Trông có vẻ phởn phơ lắm. - ê ! Thằng ăn trộm. Mẹ tôi quát lớn. Qúa bất ngờ, con Gián khựng lại 'nhưng vẫn cố chống chế. - Tôi ăn trộm gì của bà ? - Mặc kệ ! Ăn trộm của ai cũng đều xấu, đều đáng chết. Sau lời buộc tội nghiệt ngã, bản án được thực hiện tức thời. Chỉ một cú nhảy, mẹ tôi đã đè nghiến thằng Gián và cắn chính xác vào gáy của gã. Đôi cánh màu nâu xòe ra lần cuối vẫy vẫy rồi từ từ buông xuôi. Nó đã chết ! Nhưng chúng tôi chưa ăn được ngay mà còn phải chờ mẹ chế biến. Nói cho có vẻ sang vậy thôi, thực ra thì mẹ tôi chỉ tiết vào con mồi một ít nước bọt làm cho tất cả ruột gan xương thịt của ' nó tan rữa ra biến thành một món xúp loãng và chúng tôi chỉ còn việc ghé miệng vào đó mà hút nữa thôi. Không phải chỉ tụi trẻ con chúng tôi mới ăn uống kiểu đó mà người lớn cũng vậy. Tất cá họ hàng nhà Nhện đều ăn theo kiểu hút. Nguyên do là bởi tại cái eo lưng. Eo lưng quá nhỏ, chỉ chấp nhận thức ăn dạng lỏng đi quạ Đứa nào tham lam cố nuốt chửng vài miếng thịt là hiệu quả tức thì. Bụng đau dữ dội, dầu váng mắt hoa và lập tức nôn thốc nôn tháo cho đến kì hết mới thôi. Về chuyện này nghe đâu có liên quan đến vấn đề văn hóa. Số là tự ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc Côn trùng người ta có tổ chức một cuộc thi Hoa hậu. Một trong những tiêu chuẩn hoa hậu là vòng eo số hai phải thật nhỏ. Thôi thì khỏi phải nói? các nàng Ong, cô Kiến, chị Nhện... dua nhau thít bụng cho thật chặt. Họ tích cực đến độ khắp thành phố chỗ nào cũng vương vãi đầy dây lưng đứt. Hậu quả là bây giờ lũ con cháu chúng tôi đứa nào cũng có phần giữa thân mảnh mai như sợi chỉ. Đẹp thì có đẹp nhưng nhiều khi cũng bất tiện, lỡ có việc gì vội muốn ăn nhanh cũng chẳng được, đành ôm bụng đói mà đi... Kì đó nghe nói Bướm đoạt Hoa hậu áo dài, Ong ứng xử hay nhất, còn họ Nhện nhà chúng tôi cũng vớt vát được chút á hậu thể thao, ảnh còn treo trong Bảo tàng lịch sử đến tận bây giờ. Thật là vẻ vang cho nòi giống Nhện ! Chuyện sẽ cứ thế trôi đi, và chúng tôi vẫn mãi mãi là những thằng ăn hại nếu không có một biến cố xảy ra. Tôi còn nhớ mãi, ngày hôm đó trời đã ngả sang chiều mà cả nhà chưa ai có miếng gì lót bụng. Suốt từ sáng tới giờ không có con mồi nào sa bẫy. Một con muỗi mắt cũng không có. Mẹ tôi đứng ngồi không yên, cứ đi ra đi vào, nét mặt căng thẳng chờ đợi. Lưới vân phẳng lì, dây.báo động êm ru không một chút nhúc nhích. Ở chỗ này tôi lại phải dài dòng giải thích một chút cho các bạn rõ. Số là sau khi dã kì công dệt xong một mạng lưới để đón lõng các con mồi, mẹ đưa chúng tôi về ẩn trong một vòm lá kín đáo gần đó, vừa đảm bảo an toàn lại vừa làm cho con mồi mất cảnh giác. Từ lưới về hang tuy không xa nhưng tất cả họ hàng nhà Nhện chúng tôi đều có chung một nhược điểm là mắt rất kém. Chúng tôi bị cận thị nặng nên mặc dù đã cố căng mắt vẫn không nhìn thấy con mồi trên lưới. Mà một khi con mồi đã sa lưới, nếu không xử lí kịp thời thì tai họa khó lường. Loại Ruồi nhà, Muỗi mắt thì chẳng kể làm gì, khi đã vướng lưới không cần đánh đấm gì, chúng cũng tự chết sau một hồi giẫy giụa. Nhưng nếu gặp phải anh Xén tóc hoặc chị Bọ ngựa thì phải coi chừng. Không sớm cắn lưới giải thoát cho chúng là tan cửa nát nhà như chơi. Vì thế để đề phòng mọi bất trắc, bao giờ dệt xong lưới, mẹ tôi cũng giăng từ giữa lưới về hang một sợi dây báo động căng như sợi dây đàn. Mọi biến động xảy ra trên lưới đều làm rung dây và qua đó mà mẹ tôi phán đoán được tất cả, rung nhẹ là mồi nhỏ, mạnh hơn là mồi lớn, dây giật là báo động... Trở lại chiều hôm đó - một buổi chiều định mệnh ? Cả nhà đang buồn như chấu cắn, tương sê phải nhịn đói đi ngủ thì bỗng dây rung lên bần bật, vòm lá chao đảo, chúng tôi bị lắc như đang đi tàu thủy gặp sóng tọ Mẹ tôi vốn từng trải. bà biết ngay là đã gặp loại con mồi nguy hiểm. Không một phút chần chừ, bám theo dây báo động bà phóng ra khỏi hang và chỉ tích tắc sau đã nằm gọn giữa lưới, mắt hướng về phía con mồi. - "Trời ơi ! Ong Bò vẽ... ". Tiếng ai đó thốt lên. Con vật khoang vàng đen vướng vào mép ngoài của lưới ở phía dưới mẹ tôi. Nó đang giận dữ xé rách từng mảng lưới, nhưng gỡ được chỗ này lại vướng vào chỗ khác, tuy vậy lưới cũng bị rách nhiều chỗ lắm rồi. Ong Bò vẽ là một hung thần khét tiếng. Nó hầu như không có đối thủ, mọi con vật đều kiêng nể. Mũi giáo tẩm thuốc độc của nó là một vũ khí cực kì lợi hại, có thể hạ gục những kẻ thù mạnh hơn nó, to hơn nó gấp hàng nghìn lần. Chẳng ai dại gì mà dây vào nó. Phải chi ngày thường thì mẹ tôi đã tháo lưới từ lâu Tháo lưới nghĩa là cắn đứt một vài chỗ xung yếu, mảnh lưới mang con vật sẽ rời khỏi lưới chính, để rồi sau đó nó tự gỡ mà thoát ra, còn mẹ tôi sẽ từ từ vá lại chỗ lưới rách. Nhưng hình như mẹ tôi không có ý định đó, bà bò... bò rất từ từ tới gần con vật. Trời ơi? mẹ tôi định làm gì thế kiả chẳng lẽ mẹ không biết đấy là con Ong Bò vẽ hay sao? - ê ? mụ già ? còn đợi gì mà không tháo lưới ngay cho ta. Con Ong gằn giọng vẻ đe dọa. - Không thể dược ! Mẹ tôi trả lời rành rọt dứt khoát. - Mày muốn gì ? - Tao muốn giết mày vì con tao đang đói. Dứt lời mẹ tôi cúi xuống lấy đà... - Đừng ! mẹ ẹ e... Chúng tôi đồng thanh la lên. ' Nhưng không kịp nữa rồi. Bằng một động tác liều lĩnh, mẹ tôi co chân sau lấy đà và phóng thẳng lên người con vật. Nói thì lâu nhưng thực ra mọi chuyện chỉ diễn ra trong chớp mắt. Toàn bộ thân hình mẹ tôi đã nằm trên lưng con ong nhưng hai chân sau còn bám vào cạnh sườn nó. Cú nhảy như vậy là chưa thật gọn, có lẽ vì trước con mồi nguy hiểm mẹ tôi không dám tiến đến cự li thích hợp nên hơi bị hụt, lẽ ra tất cả các chân đều phải bám gọn trên lưng con mồi. Họ hàng nhà Nhện chúng tôi bao giờ cũng tấn công đối thủ ở phía lưng vì ở đó con vật không có chân chống đỡ, không có răng để cắn và nhất là ngọn giáo tẩm thuốc độc ở phía đuôi không cách gì phóng tới được. Đó là một vị trí tấn công lí tưởng. Có lẽ còn trên mức lí tưởng ở chỗ nó lại kế cận với huyệt tử địa của con vật. Mọi con mồi, kể cả như Cánh cam, Bọ Vừng... dù được trang bị những 'bộ áo giáp cực kì chắc chắn thì giữa đầu và lưng vẫn có một khe hở ở gáy, đó chính là chỗ yếu nhất, chỉ cần luồn được răng vào đó, ấn nhẹ là coi như kết liễu đời đối thủ. Con vật sẽ chết không một lời trăn trối. Nói thì đơn giản như vậy nhưng thực hiện không dễ chút nào vì hình như mọi con vật đều biết điều đó nên hề bị bám vào lưng là bao giờ nó cũng ngẩng cao đầu và khép kín khe hở lại. Đó là chưa kể những bậc cao thủ còn cố tình để hở một chút, lừa cho đối phương lùa răng vào rồi mới khép lại là gãy răng như chơi. Bây giờ lại nói về chuyện mẹ tôi. Hai chân sau của mẹ vừa chạm sườn, nhanh như chớp, con ong đã thò tay chộp được. - Mày phải chết ? Nó gầm lên và cố kéo mẹ tôi về phía bụng. Hiểu được mối nguy hiểm cận kề mẹ tôi cố bám sáu chân còn lại vào những chỗ gồ ghề trên lưng ong và trì người lại. Lũ chúng tôi chạy lăng xăng, muốn giúp mẹ nhưng chẳng làm gì được. Mẹ tôi gắng sức trườn lên, con ong diên cuồng níu lại, hai bên giằng co nhau đến gần sẩm tối. Xem ra mẹ tôi đã có phần xuống sức, mồ hôi vã ra ướt đầm cả lưng và chân bám đã có phần hơi run run trong khi con ong vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Bất chợt thằng em út tôi tách hàng chạy ù té về hang. Trở ra, nó leo qua cánh ong và đến sát miệng mẹ tôi. à ? thì ra nó tiếp nước cho mẹ . Thằng bé láu cá thật, có vậy mà tôi cũng không nghĩ ra. Được uống nước mẹ tôi tỉnh hẳn, con mắt đã có thần trở lại. Bà tập trung tất cả sức lực, cố gắng lần cuối cùng, người đổ về phía trước, chân tì vào các điểm tựa trông như một vận động viên kéo co. Bỗng "phựt"... "phựt", chúng tôi bàng hoàng không còn tin vào mắt mình nữa, hai chân mẹ tôi đứt lìa khỏi thân thể, giẫy giây trong không khí. Chúng tôi tưởng mẹ sẽ té nhào. Nhưng không ? cắn răng chịu đau bà tiếp tục trườn lên phía trước. Qúa mải mê với thắng lợi, con ong cúi xuống nhìn ngắm đôi chân chiến lợi phẩm vừa thu được để lộ ra cái gáy trắng ngần. Thật là một sơ hở chết người. Không chậm trễ, mẹ tôi bập gọn cặp răng nhọn sắc vào huyệt tử địa của con mồi. "ò ọ O... , con vật rú lên một tiếng kêu kinh hoàng. Tất cả lũ chúng tôi đều giật mình vì tiếng kêu quá to của con vật, nhưng cũng hiểu như vậy là kết thúc, con Ong Bò vẽ đã lìa đời. Qúa căng thẳng và kiệt sức mẹ tôi nằm lịm trên lưng ong không bò xuống được nữa, máu từ hai vết thương vẫn ri rỉ chảy ra. Chúng tôi xúm lại khiêng mẹ về hang. Hàng xóm láng giềng kéo sang thăm hỏi chật cả trong nhà ngoài ngõ. Mẹ tôi vẫn nằm thiêm thiếp, chẳng trả lời ai được câu nào nhưng cạy miệng đổ nước thì vẫn nuốt được, khi nào không muốn uống nữa thì bà khẽ lắc dầu. Chúng tôi để mẹ nằm yên và chạy đi tìm thầy thuốc. Bà lang Kiến gió sau khi bắt mạch bảo rằng mẹ tôi bị chấn động thần kinh và hạ huyết áp. Sau khi cầm máu và day huyệt cho mẹ tôi ngủ, bà nói với chúng tôi : - Bệnh của mẹ các con muốn chóng hồi phục phải kiếm cho được nọc ong và sữa ong chúa. Kẹt là bây giờ trong tủ thuốc của bà đã hết nhẵn hai vị đó rồi. - Vậy bây giờ bà bảo chúng con phải kiếm ở đâu? - Khó lắm các con ạ ? - Xin bà cứ chỉ cho, khó mấy chúng con cũng khắc phục được. - Hai vị thuốc đó cũng không xa đâu. Nó nằm ngay trong cơ thể con ong mà mẹ con vừa giết, nhưng bộ giáp của nó quá cứng, các con không cách gì có thể lấy được - Vậy thưa bà, trước đây ai vẫn cung cấp cho bà hai vị này, họ làm cách nào mà lấy được chúng ? - Duy nhất chỉ có bác Xén tóc làm được việc này. Bác độc quyền một bộ kìm sắc và khỏe như kìm cộng lực, có sức công phá mọi bộ giáp. Nhưng từ ngày nơi ở của bác bị người ta thả chất khai quang, cây cối trụi lá, thì bác trôi giạt đi đâu bà cung chẳng biết nữa. - Thưa bà, hai vị thuốc đó nằm ở chỗ nào trong cơ thể con ong ? - à ! về vấn dề này thì bà cũng không nắm chắc lắm đâu nhé. Chỉ nghe bác Xén tóc mỗi lần đến bán hàng lại kể cho nghe thôi đấy. Bác ta nói rằng nọc ong chính là túi thuốc độc nằm ở phía đuôi nối liền với một ngọn giáo rỗng nhọn hoắt. Khi tấn công ai, ong phóng ngọn giáo cắm vào người đó đồng thời túi độc bóp mạnh truyền chất độc qua giáo vào đối phương như người thầy thuốc chích thuốc cho bệnh nhân vậy. - Thế còn sữa chúa thì ở đâu hả bà ? - Hình như ở trong hầu hay dạ dày gì đó. Con ong tiết cái chất này ra là để nuôi chúa nên bổ lắm, người ốm mà dùng nó thì chóng hồi sức vô cùng... Chúng tôi suy nghĩ lung lắm. Làm cách nào để lấy được hai vị thuốc đó cho mẹ bây giờ ? Anh cả bàn : - Hay là anh em ta phân tán mỗi người một hướng đi tìm tung tích ông Xén tóc. Nhưng xem ra phiêu lưu quá, ông lang bạt khắp chân trời góc bể, biết tìm đến bao giờ mà mẹ thì cần thuốc từng ngày, từng giờ. Anh hai góp ý : - Hay là ta thuê bác Bổ củi, cứ bổ mãi chắc giáp cũng phải thủng. Nhưng bà lang Kiến bảo rằng không được, bác Bổ củi chỉ có thể bổ được những vật cứng nhưng dòn, còn ở đây bộ giáp vừa cứng, vừa dai lại đàn hồi, bổ vào sẽ bị bật ra chả có tác dụng gì. Thế là bế tắc. Cuối cùng thằng út - lại vẫn thằng út - đưa ra một ý kiến xem chừng có lí hơn cả:- Em nghĩ túi nọc gắn liền với giáo, hầu và dạ dày nối liền với vòi. Vậy nếu ta kéo cho giáo và vòi bật ra ắt những bộ phận kia cũng phải theo ra. - Nhưng nó cắm chắc một cách khủng khiếp đấy các con ạ ! Bà lang góp ý. Chắc thì cũng phải thử, vì tạm thời bây giờ chưa có ý kiến gì hay hơn. Chúng tôi nghĩ vậy và bắt tay ngay vào việc. Trước tiên là phải bện một sợi thừng thật bền. Công việc này đối với chúng tôi quá đơn giản vì loài Nhện vốn sẵn tợ Sợi dây thừng được chập bằng ba mươi sáu dây tơ, chắc còn hơn cả dây cáp tàu biển, được anh em chúng tôi buộc chặt vào ngọn giáo thò ra ở đuôi ong. Biết là con ong dã chết, vậy mà khi sờ vào ngọn giáo chúng tôi vẫn không khỏi gai người. Công việc xong xuôi, chúng tôi xúm vào kéo. Ban đầu chỉ là anh em trong nhà, sau thêm hàng xóm làng giềng rồi cuối cùng là cả làng này cùng xúm vào giúp. Con ong bị kéo đi một quãng dài mà ngọn giáo vẫn không nhúc nhích. Mọi người hè nhau khuân đá chặn cứng con ong lại nhưng ngọn giáo vẫn trơ trơ không nhích ra được phân nào. Loay hoay mãi tới gần sáng, mọi người mệt rã rời mà công việc vẫn dẫm chân tại chỗ. Đã có ý kiến bàn lùi. Bỗng đất dưới chân mọi người rung rung, tiếng lá khô rào rạo ngày một rõ và một mùi khăm khẳm xộc đến. chẳng ai bảo ai mọi người đều biết là bác Bọ Hung sắp đi quạ Bác là Thanh tra vệ sinh, ở đâu có ô nhiễm là bác tới dọn dẹp. Công việc thường làm về đêm để đảm bảo mĩ quan... rừng núi. Bây giờ bác đang trên đường trở về nhà sau một đêm công vụ, người ngợm lấm láp chưa kịp tắm rửa nên không lấy gì làm thơm tho cho lắm. Được cái bác rất hiền lành và tốt bụng, chẳng bao giờ cãi cọ với ai, sẵn sàng giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý Qua chỗ chúng tôi, bác dừng lại đứng nhìn một cách tò mò, có lẽ bác tưởng đây là một trò chơi gì mới lạ của tụi tôi, nhưng khi hiểu ra vấn đề thì bác hăng hái xáp vô ngay.Có bác tham gia, cả đoàn lại bừng bừng khí thế. Sợi dây căng thẳng, căng nữa... "rắc"... "rắc"... "phựt"... Mọi người ngã dúi dụi, bác Bọ Hung quay tròn mấy vòng, may nhờ vướng vào gốc cây nên đã không lăn xuống vực. Ngoảnh lại nhìn tưởng đã rút được ngọn giáo, hóa ra không phải, mà là dây đứt. Mọi người chưng hửng. Nhưng tất cả không nản, lại bắt tay vào bện sợi thừng mới. Lần này để cho chắc ăn chúng tôi chập tới bảy mươi hai sợi con. Mọi người kêu to quá, sợ cầm không vừa tay nhưng bác Bọ Hung bảo không sao, cứ quàng vào vai là bác kéo dược tất. Và đúng thật, bác khỏe hơn cả làng chúng tôi. Vừa vắt thừng qua vai bác rướn người bước thêm mấy bước là ngọn giáo dã bật ra, kéo theo túi nọc và cả một đoạn ruột lòng thòng nữa. Cả làng reo hò như một ngày hội lớn. Rút được kinh nghiệm, việc kéo vòi và hầu diễn ra gọn gàng hơn, không quá vất vả như trước. Bà lang Kiến tận tình hướng dẫn chúng tôi cách bảo quản và sử dụng thuốc. Qúa vui mừng, chúng tôi quên luôn cả việc cảm ơn bác Bọ Hung, tới khi nhớ ra thì đã chẳng thấy bác đâu nữa cả, hỏi thăm cũng không ai biết nhà. Thật là ân hận quá chừng ! Từ đấy hàng ngày chúng tôi mớm sữa chúa cho mẹ và lấy nọc ong xoa vào những chỗ đau. Nhờ thuốc tốt, mẹ tôi dần dần hồi phục, nhưng cũng yếu đi nhiều so với trước. Không đành lòng khoanh tay ăn bám một bà mẹ tàn phế, anh em chúng tôi rủ nhau lên đường lập nghiệp mặc dù chưa biết rồi đây mình sẽ làm ăn sinh sống ra sao. Cuộc họp gia đình lần cuối có phân công ba người ở lại trông nom săn sóc mẹ nhưng bà kiên quyết khước từ, viện lí do là mình còn khỏe. Biết ra đi là chưa trọn đạo làm con, nhưng trong hoàn cảnh này buộc lòng chúng tôi phải thu xếp hành lí để chuẩn bị lên đường.