Lời Tựa

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT đây không phải là một tác phẩm hư cấu, và tôi nghĩ tốt hơn là nên đề cập đến những cuốn sách mà xưa nay tôi thường tham khảo nhất.

Tôi đã phần lớn dựa vào tác phẩm LALITA VISTARẠ Đó là một tuyển tập ghi chép lộn xộn về những truyền thuyết và những thiên khảo luận có tính cách kinh viện; tuy nhiên, nhiều truyền thuyết quí báu nói về nguồn gốc, về tuổi thơ và tuổi xuân của Phật vẫn được duy trì trong những trang sách này, và ở đây, cũng vậy, chúng ta còn biết thêm về việc giáo dục và những việc hành xử ban đầu của Ngài.

Tôi cũng đã phần lớn sử dụng thi phẩm trác tuyệt BUĐHACARITA của Asvaghosa, ở một vài chương tôi đã trích lại hầu như nguyên văn từng dòng từng chữ. Thi phẩm BUĐHACARITA do Ẹ B. Cowell xuất bản.

Về CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT, tôi đã ghi thêm vài truyện bổn sanh (Jatakas). Đây là những truyện mà Phật nhớ lại những tiền kiếp xa xưa của Ngài. Một số truyện như thể cũng sẽ được tìm thấy trong tuyển tập bao quát AVADANASATAKA.

Hai tác phẩm hiện nay: cuốn Đức Phật (LE BOUĐHA) của H. Oldenberg, do Ạ Fourcher dịch, và cuốn Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (HISTOIRE DU BOUĐHISME DANS L'INDE) của H. Kern, do Gédéon Huet dịch, cũng như những khảo luận khác được đăng tải trong các tạp chí khoa học đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Vì thế, khi động đến truyện Visvantara, tôi lại nhớ đến bài Sogdian của R. Gauthiot được đăng trong tạp chí Á Châu (JOURNAL ASIATIQUE).

Cuối cùng, tôi thật là đắc tội vong ân bội nghĩa sâu dày nếu tôi không bày tỏ lòng biết ơn anh bạn cố tri Sylvain Lévi của tôi, người đã rộng lượng và đã tận tình khích lệ tôi rất nhiều.

Ước mong độc giả sẽ cảm thấy thích thú khi đọc tự truyện tuyệt diệu về hoàng tử Tất Đạt Đa, người, qua thiền định, có thể đạt đến trí tuệ tối thượng này.

A. F. HEROLD