Lời cha răn dạy thuở nào

Tỉnh ra thì đã thương đau một đời!

Ph. H. N.

- Ồ, bà Hồng! Sao đi một mình, còn ổng đâu?

Người đàn bà đang lơn tơn băng qua đường, nhìn lên cũng vừa thấy hai chị em Kim, Vân đi trờ tới, hỏi.

- Ổng đi trước rồi. Có bao giờ ổng chịu chờ vợ đi chung đâu?

- Sao lạ vậy? Trường học gần xịt mà cũng kẻ đi trước người đi sau. Ông Phong nhà bà kỳ nhỉ!

- Kêu em bằng tên được rồi, em nhỏ hơn chị Kim nhiều mà. Hồng cười – Ổng đi trước xách cặp cho người đẹp thích hơn đi với bà xã.

- Mèn ơi, người đẹp của ông Phong là ai thế? Chúng ta học English có mấy lớp, chạy qua chạy lại, đụng đầu nhau, biết mặt hết ráo. Nói thử xem chị biết ai không?

- Em không biết tên cô tạ Chỉ biết cô ta có cô em hay cô chị gì đó, mặc áo ni cô đi học.

- A, em biết rồi! Vân kêu lên – Chị Sương đó.

- Hèn chi, có lần chị thấy chồng em cầm áo len đàn bà chờ trước restroom. Chị tưởng chờ em, chị có lời ghẹo ông tạ Tệ thiệt! Đừng nghĩ vẩn vơ cho mệt, đi với tụi chị. Cô Sương tốt lắm. Kim vừa nói vừa nghĩ đến hai chị em Sương mới từ trại tị nạn quạ Cả hai hiền lành, dễ thương, nói năng đàng hoàng,.

- Em đâu có ghen, chỉ buồn thôi. Ông xã em tánh nào vẫn tật nấy, vẫn không bỏ, từ Việt Nam lận.

Ba người vừa đi vừa chuyện trò, đã bước vào trường lúc hào không haỵ Ai nấy, tự tìm lớp mình.

Chờ cho Hồng đi khuất, Kim bước gấp theo Vân. Hai chị em ngồi yên vị trong lớp. Tất cả học sinh đều mở tập dò bài trong lúc chờ giáo sự Kim bâng khuâng nghĩ đến Lệ Hồng, nàng đã bốn đứa con mà vẫn giữ được nét thanh lịch tuy có hơi tròn lẳn một chút. Càng hấp dẫn chứ sao! Gương mặt Hồng trắng mịn mòng mong, hồng hồng như da trái mận hồng đào, trông đẹp chẳng thua gì da mặt các cô gái Đà-Lạt, quê nhà khi xưa. Cô bé Sương thì trái lại, người ốm gầy, da mặt còn tái xanh được che giấu dưới làn phấn hồng. Chỉ có đôi mắt và cặp lông mày là tươi nhuận, trong sáng, thêm chiếc miệng cười rất xinh làm bớt đi vẻ tiều tụy của gương mặt thỏn. Thêm dáng đi yểu điệu tiểu thư của nàng dễ gây tình cảm với mọi người. Nhưng cũng khó mà nói Sương đẹp hơn Hồng. Anh chàng Phong lạ nhỉ?

*

- Ồ, may quá! Mình gặp nhau ở chợ. Lệ Hồng kéo tay Kim – Em muốn nói chuyện nhiều với chị, thích nhỉ, hôm nay hên ghê! Không hiểu sao em luôn nghĩ đến chị, muốn tâm sự đủ thứ với chị.

- Được rồi! Trên đường về, mình đi tà tà vừa nói chuyện. Em có mua gì nhiều không? Chỉ sợ nặng tay thôi. Ủa, mà lúc nãy chị thấy cậu nào đi theo em, phải không?

- Dạ, không. Ông ta ở tiểu bang khác đến, gợi chuyện làm quen em. Nhưng khi thấy hai đứa nhỏ này gọi mẹ Ơi mẹ à từ xa chạy tới, ông ta lãng xa.

- Em thấy chưa, em còn duyên lắm. Kim cười tiếp - Bước ra đường đã có người chạy theo. Ông Phong nhà em không khéo có ngày mất vợ như chơi.

Mặt Lệ Hồng đã hồng càng hồng thêm, bẽõn lẽõn vỗ vai Kim:

- Cái chị này, ghẹo em hoài. Được như lời chị nói thì hạnh phúc biết bao!

Giọng nàng như có gì nghẹn ở cổ, rồi thì tiếng thở dài tiếp theo. Ngạc nhiên Kim ngó sửng Hồng:

- Chị làm em buồn, phải không? Cho chị xin lỗi nhé!

- Ồ! Không, không. Em phải xin lỗi chị thì đúng hơn. Từ ngày ba em mất, tánh em thỉnh thoảng vậy đó. Biết mà không sao sửa được! Rồi, Hồng cười buồn – Bởi vậy, em cần chị ghê lắm. Vừa rồi, nếu không có ý kiến của chị, chắc em chưa ghi tên đi học English. Ở xứ lạ, hiếm hoi lắm mới gặp được người có tấm lòng tốt như chị. Nếu chị không chê em, xin cho em được làm em gái của chị nhé!

Xúc động Kim nắm chặt tay Hồng:

- Em khách sáo thiệt. Không phải mình đã là chị em “mí” nhau, rồi sao? Muốn chia sẻ với chị gì đây, người đẹp? Chị sẵn sàng chờ nghe.

Hai người tủm tỉm cười cùng nhớ lại buổi đầu quen nhau. Hôm ấy, Kim và cô bạn Sâm bước qua cửa căn apartment nhà Hông vì cửa không đóng. Hồng đang ngồi phía sau bàn máy may, đạp xành xạch. Từng chồng cao cánh tay áo được xếp gọn trên bàn kế bên. Hai đứa con nhỏ Hông đùa giỡn, bò lăn trên sàn gỗ nâu vàng bóng trong khi hai đứa lớn ngồi xem TV. Hồng ngừng tay, vui vẻ đứng lên mời hai nàng ngồi, rồi lăng xăng tìm ly tách rót nước.

Vào năm 1979, ở Sacramento đường sá vắng teo. Thủ đô California trông quạnh quẻ đìu hiu với sương mù giăng giăng đầy trời. Những gia đình di tản sang đây trước năm 75 có vẻ thờ ơ, nhạt nhẽo như xa cách với những gia đình người Việt mới qua định cư sau. Dường như họ sợ gặp phải phiền nhiễu lôi thôi khi tiếp xúc với dân “boat people”? Dân vượt biển bọn nàng về vùng này chẳng có là bao, rải rác vài ba gia đình trên mấy con đường ở downtown. Hễ nghe gia đình nào mới đến là bọn nàng tìm đến hỏi han, chia sẻ những thiếu thốn... Aâu đó cũng là một cách ấm lòng kẻ tha hương bọn nàng.

Hồng vắt sổ một cánh tay áo chỉ được trả công mấy cents mà phải ngồi suốt ngày trên máy, kiếm chẳng được mấy đồng. Kim ái ngại nhìn sự vất vả của Hồng. Nàng cảm thấy lối kiếm tiền của Hồng không ổn, uổng phí thời gian. Tiền bạc thì bọn nàng đã từng có và đã mất sạch ở quê nhà. Dám bỏ nơi chôn nhau cắt rún, gạt lệ từ giã mẹ chạ. . Ngay cả sự sống chết cũng đành phó mặt cho biển cả. Đến được đất nước tạm dung này, đã là một ân sủng của Thượng Đế ban chọ Ít nhất phải nghĩ đến tương lai sáng sủa hơn. Kim không ngần ngại đem ý nghĩ này nói với Hồng và khuyên nàng: nên ghi tên đi học English trước đã. Nếu không hiểu biết English thì làm sao tiếp xúc với hàng xóm quanh vùng? Còn phải giao thiệp mua bán và dạy dỗ con cái. Và đủ mọi vấn đề phức tạp đang chờ đón bọn nàng. Lợi dụng khoảng thời gian này, được hưởng tiền trợ cấp chính phủ, bọn nàng phải cố gắng tối đa, tranh thủ học lấy một nghề thích hợp với khả năng của mình. Ở đây, không như ở quê nhà, người phụ nữ phải có một nghề vững chắc. Nàng cần phải đi học như chồng. Sau này mới có khả năng lo cho mấy đứa con. Hơn nữa, chính phủ cấp cho cả hai người, đâu phải chỉ cấp cho riêng mỗi một mình ông Phong. Tất cả đến trường đều hưởng quyền lợi như nhau.

Hồng xúc dộng và cảm kích trước những lời chân tình của Kim, nàng như một người mới, tươi tắn, gọn ghẽ hơn và hăng hái ghi tên đi học.

Và, hôm nay, Hồng trông mát mắt, ra dáng cô sinh viên thon thả với túi xách trên vai.

- Ồ, sao nhìn em kỹ thế? Em thiệt tình mà! Em không có chị mà cũng không có anh. Từ ngày gặp chị, chị sẵn sàng chỉ dạy em những vấn đề em không hiểu. Nói ra chị dừng cười, lời cha em dạy khi em hiểu thì người đã không còn. Chị thấy em ngu hết cỡ chưa. Mãi đến giờ phút này lời nói của cha vẫn còn ám ảnh em, người rất đau khổ khi chấp nhận gả em cho Phong. Lúc đó, em. ..

- Trong mắt đắm say chỉ nhìn thấy người yêu trên hết. Hạnh phúc tràn ngập trong lòng đâu còn tâm trí đề nghe lời khuyên của mẹ, và lời cảnh cáo của chạ Thế nào? Chị đoán có đúng không?

- Trời ơi, chị nói đúng bon tâm tình em lúc đó. Cha cảnh cáo em nhiều lần nhưng em khăng khăng quyết lấy cho được người em yêu. Bây giờ nghĩ lại, thực thấm thía tình thương của cha mẹ, với kinh nghiệm từng trải, cha mẹ như đã nhìn thấy viễn ảnh đau khổ của cuộc đời em sau này mà không cách nào cản ngăn. Khi em hiểu thì... Thôi thì sống vì con, vui với bổn phận làm mẹ. Nhưng em không hiểu sao lòng mãi ân hận, có cảm tưởng như em chưa thông suốt đều gì?

- Chị nghĩ, em vì quá nhớ thương hai bác, cám cảnh mình ở xứ người, bơ vơ, lạc lỏng, gặp nhiều điều trái ý. Chạnh lòng nhớ đến tình thương của cha mẹ dành cho khi xưa mà tiếc ngẩn tiếc ngơ, chứ gì?

- Em à, nuối tiếc cũng không quay trở lại được. Chấp nhận hiện tại và vui sống là tốt nhất. Hình như Phong làm em đau khổ, phải không? Phong đâu có nét đặc biệt để các cô chạy theo, em lo chi cho mệt.

- Chính thế. Khi xưa em ghen kinh khiếp, chị nhìn cái thẹo trên tay em thì biết, Hồng đưa bàn tay trái cho Kim nhìn – Đây là dấu tích một cơn ghen dại dột của em. Mỗi lần nhìn em nghe buồn tủi dâng lên nghẹn ở cổ. Rồi Hồng cười cay đắng, bây giờ em mà ghen, nàng lắc đầu, chỉ thương thân tủi phận và có cảm giác như bị sỉ nhục. Tác phong chồng em, chị đã nhìn thấy. Tại sao chồng em phải làm như thế?

Đôi mắt Hồng như có ngấn nước, nàng nhìn lên vòm trời trong xanh với đám mây trắng bàng bạc trôi. Bên ven đường theo lối về, cỏ non xanh mượt, mềm mại, nhấp nhô dợn sóng theo chiều gió. Hồng có cảm giác như đang đi trên lối mòn quê nhà.. . Tâm hồn nàng đang bồng bềnh trôi về vùng kỷ niệm tuổi thợ Tâm sự nàng chất chứa bao năm chẳng khác nào cơn sóng cuồn cuộn được dịp tuôn…...

Nàng được tiếng là nữ sinh ngoan hiền và xinh xắn của trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Thọ Thuở ấy, học sinh thường có thói quen, sau buổi cơm chiều, xong xuôi bài vở hay kéo nhau ra vườn hoa Lạc Hồng tán gẩu vừa ngắm hoa, đôi khi thong dong theo dọc mé sông nhìn trời mây nước. Kế tiếp, cả bọn nàng lượn vòng Trưng Trắc qua công viên Dân Chủ nghe nhạc xập xình từ cái loa do đài phát thanh phóng tới uốn éo re ré, có lúc muốn điếc tai đau đầu. Thật ồn ào náo nhiệt. Các cô cậu tìm dịp liếc mắt đưa tình hay nguýt, háy nhau để làm quen. Thỉnh thoảng về đêm, bọn nàng rủ nhau đến hàng quà bình dân ăn cháo trắng cá cơm kho khô, hột vịt muối…….. . Nơi đây đủ món ăn dân nghèo, nào hột vịt lộn, khô mực, khô cá sặc, nào nghêu, sò, nào chuối nướng, bắp, ổi, ...

Và chính nơi đây, Lệ Hổng “biết” Phong. Mẹ Phong bán cháo trắng, hột vịt lộn và một vài món nhậu. Thoạt tiên, bọn nàng tò mò thấy “thằng bé” rút tập vở trong áo ra, đứng cạnh ngọn đèn khí đá, chăm chỉ đọc khi không có khách. Một đứa trong bọn buột miệng: “Mặt mũi “thằng bé” trông sáng sủa cũng tàm tạm được!” “Ê, bộ cảm rồi sao ta!” Tiếng cười nghịch ngợm vang trong gió đêm.

Lệ Hồng không ngờ “thằng bé” học chung trường với bọn nàng. Và cùng lứa tuổi nên bắt đầu quen và chơi thân nhau ngaỵ Phong học ban “B” – ban toán - Còn bọn nàng học ban “A” – ban khoa học – Đời sống nghèo nàn của Phong trông vào đôi gióng gánh cháo trắng bán đêm của bà mẹ. Học sinh nam nữ trường Nguyễn Đình Chiểu cảm thông thường rủ nhau đến ăn giúp hội. Lệ Hồng là người sốt sắng nhất, nàng còn mua xách về cho các em ăn. Những lần như thế, Phong thường tìm cách mang giúp nàng một đoạn đường để được dịp trò chuyện. Dần dần trở thành đôi bạn, nàng gặp những bài toán hóc búa nhờ Phong giảng hộ. Tình cảm cô, cậu tăng dần. .. Và khi phát giác lá thư tỏ tình của Phong cặp giữa cuốn sách toán cho nàng mượn, nàng chạy tọt vào phòng khép chặt cửa, hồi hộp, run rẩy đọc thư chàng. Tình yêu tuổi học trò nhẹ nhàng êm ái đang ngất ngây tâm hồn cô nữ sinh vừa chớm yêu.

Bà Kiến An, mẹ Lệ Hồng bắt gặp nàng ngồi mơ mộng khi đang học bài hay cười vu vơ khi đứng một mình. Bà giật mình, với kinh nghiêm từng trải, bà nghĩ là con bà đang yêu.

Lệ Hồng còn quá nhỏ, bà lo lắng theo dỗ ngọt, hạch hỏi nhiều lần. Khi biết con gái cưng yêu con trai bà bán cháo đêm lề đường, bà biến sắc hốt hoảng nắm chặt tay con:

- Con biết gia đình mình thế nào không? Cha con làm sao gã con cho hạng người này? Đâu xứng môn đăng hộ đối với nhà tạ Con chọc giận cha con rồi. Nghe mẹ, cắt đứt liên lạc với nó ngay.

Lệ Hồng ôm mặt khóc nức nở, nàng không thể xa Phong, nàng nài nỉ mẹ rũ lòng thương nói giúp chạ Phong tuy con nhà nghèo, mồ côi cha nhưng chàng chăm học. Nhìn vẻ si tình thảm nảo của con, bà băn khoăn nghĩ đến chồng, lắc đầu lo lắng.

Sau đó, ông Kiến An dạy cho Hồng một trận đòn nên thân, cấm hẳn sự liên lạc với Phong và bắt nàng nghĩ học một tuần. Một tuần lễ nàng nhất định không ăn uống, nằm lì trong phòng. Sự ăn vạ của nàng mới đầu cha bỏ mặc còn hét mẹ không được chạy ra chạy vào phòng nàng. Nhưng sau ba ngày, mẹ không dằn được lòng thương con, giận dữ trách hờn cha muốn giết con. Cha nàng có vẻ nao núng, nhượng bộ nhưng với một điều kiện, cuối năm nay Phong phải thi đỗ bằng Trung Học. Khoảng thời gian này hai người không được gặp nhau. Rồi ông cho gọi Phong đến nhà để ông “quan sát” và tìm hiểu…. ..

Nước da tái mét của Phong với dáng vóc gầy yếu đã khiến ông Kiến An thất vọng, và tội nghiệp thương con gái vô vàn. Ông buồn phiền nhìn vợ thở hắt ra:

- Con gái mình rồi đây sẽ đau khổ suốt đời. Có người chồng ươn yếu như vậy làm sao hạnh phúc?

- Ông nói nghe lạ chưa! Aên uống tẩm bổ đầy đủ có sức khỏe mấy hồi mà lọ Sức con trai mới lớn khỏe như voi. Thôi đừng nghĩ chuyện không đâu nữa.

- Chúa ơi, nhìn nó là biết liền. Chém chết thằng nhỏ đó đang trong thời kỳ bệnh lao phổi, bà biết chưa? Sức khỏe khó trở lại bình thường dù cho chạy chửa hết bệnh. Yêu nhau chưa đủ, sức khỏe còn phải cân xứng. Con Hồng sẽ khổ một đời. Mình liệu đem lời lẽ khuyên nó. Khi đã kết hôn thì luật công giáo không cho bỏ nhau. Chừng đó con mình.. . Thôi, thôi, đó là việc của bà.

Mẹ Hồng ưu tư, chồng bà chưa bao giờ nói sai. Bà ngẩn ngơ đi vào phòng con gái.

Cuối năm Phong thi đậu bằng Trung học. Người vui mừng nhất là Lệ Hồng, nàng tươi thắm, ánh mắt rực lửa yêu trong khi ông bà Kiến An kém vui. Và đúng như sự tiên đoán của cha, Phong ngã bệnh. Bác sĩ bảo chàng lao lực quá sức, bệnh phổi có mòi trầm trọng. Mẹ Hông khuyên nàng nên rời xa Phong, Ngược lại, lòng nàng thêm xúc động tội nghiệp vừa thương cảm người yêu sống trong cảnh nghèo khổ mới ra nông nỗi. Tình yêu mù quáng con trẻ khiến lòng cha mẹ xót xạ Và vì quá thương con, ông Kiến An đã gọi riêng nàng nói những điều mà ông cảm thấy khó thốt nên lời.

- Con à, rồi ông ngập ngừng, thực cha không biết nói sao cho con hiểu. Những lời lẽ này chỉ nên dành cho nam giới, nhưng… .. . vì con gái của cha... Con à, hạnh phúc vợ chồng quan trọng còn tùy thuộc gối chăn. . . vấn đề sinh lý giữ vai trò hàng đầu sau tình yêu, nhưng đó là lý thuyết. Tình yêu chỉ là chất liệu, ái ân giữa hai thể xác phải tương xứng mới hạnh phúc, mới bền vững. Người đàn ông ra ngoài có quyền lăng nhăng bà nọ cô kia. Còn đàn bà khi không thỏa mãn với chồng, buồn khổ sống ép mình và sống vì đám con. Sức khỏe thằng Phong kém cỏi dù cho nó không bị bệnh. Tạng người của nó ăn uống thế nào cũng vậy thôi. Con mạnh mẽ gấp đôi nó, làm sao tìm thấy những giây phút ân ái mặn nồng bên người chồng như nó? Cha chỉ sợ con đau khổ một đời và luôn cả đám cháu ngoại của cha sau này. Có thể con không tin hay không hiểu lời cha dạy lúc này. Chừng năm, mười năm nữa con hiểu thì cha mẹ đã không còn. Hãy suy nghĩ lời cha dạy mà quyết định. Cha mẹ nào chẳng muốn con hạnh phúc?

Hồng ôm mặt khóc rấm rức, chỉ mong cha giữ lời. ..

Sau lễ đính hôn, Phong được cha mẹ vợ cho lên Sàigòn cùng với Vĩnh, em trai Lệ Hồng tiếp tục học thi Tú Tài. Saigòn – Mỹ Tho tuy không xa nhưng Vĩnh và Phong ít khi về. Bởi ngoài bài vở học ở trường, bọn Phong còn ghi tên học thêm vài môn yếu kém. Thỉnh thoảng Hồng được theo cha mẹ lên Sàigòn thăm Phong và em trai. Những lần như thế Hồng bắt gặp những lá thư tình của các cô trong cặp sách Phong, có khi gặp cả thư Phong viết dở nửa chừng, lâm ly mùi mẫn. Nàng đau đớn ghen hờn, nước mắt chảy dài. Phong theo năn nỉ, dỗ dành chỉ yêu một mình nàng. Lời nói của Phong như thoa mật, nàng nghe ngọt lịm, cùng chàng dung dăng dung dẻ đi bát phố…... Nhưng khi rời xa Phong, nỗi phiền muộn âm thầm nung nấu lòng mà nàng không thể mách cha mẹ Nàng chỉ còn nhờ em trai theo sát, canh chừng Phong. Vĩnh vốn vô tư, không tin lời nàng còn bênh Phong chầm chập...

Vừa đậu Tú Tài phần I, thì tình hình chiến sự leo thang, bọn Phong và Vĩnh được lệnh gọi nhập ngủ. Thế là, trước khi vào quân trường Thủ Đức, đám cưới Phong - Hồng được tổ chức khá long trọng vì ông bà Kiến An quen biết nhiều nhà tai mắt khắp vùng Mỹ Tho.

Hạnh phúc thực thấm thía với Hồng khi chàng ra đơn vị. Những lần đi thăm là những lần ghen tương khóc hết nước mắt. Rồi đứa con đầu lòng ra đời mà Phong thì không thay đổi, tánh nào tật nấy, bay bướm lẳng lơ, trăng hoa hết cách. Nàng đau khổ ôm con tìm chỗ vắng ngồi khóc một mình bị mẹ bắt gặp. Mẹ nàng nhíu mày ưu tư tìm cha.

Sau đó, cha mẹ tìm cách chạy chọt, lo lót đưa Phong về tiểu khu Mỹ Thọ Nhưng, đời làm vợ của nàng vẫn là nhừng dòng lệ âm thầm với những trận bắt ghen tình địch, rượt đuổi theo chồng. Nói ra thì thực ê chề, xấu hổ, lúc nào nàng cũng bị chồng đánh lạc hướng, tức tối đau điếng nhìn theo hai người...

*

Như tỉnh cơn mê, đôi mắt buồn rười rượi Hồng nắm tay Kim hỏi:

- Sao vậy? Tại sao vậy? Phong biết em yêu chàng tha thiết, tại sao phải làm vậy chứ? Rồi nàng chìa bàn tay mang vết sẹo dài, một trong những vết tích ghen điên khùng của em. Chị biết không, em đang ép nước mía bán cho khách, có người cho hay Phong lấy Honda chở đào vòng xuống Bắc Vàm Cống. Em đút nguyên bàn tay cầm mía vào máy ép trong khi tay mặt giật mạnh cái cần quaỵ Một tiếng hét đau đớn, em ngất xỉu. Mọi người xúm đến tìm cách gỡ bàn tay em và lo lắng sợï động đến thai nhi đưa em đi nhà thương gấp. Lúc đó em có thai đứa thứ ba, thằng Cảnh. May mà chỉ dập xương, gân còn tốt, bác sĩ tận tình khâu vá băng bó. Bàn tay hơi khó coi với cái sẹo dài và cử động có phần yếu hơn khi xưa. Cái tức tối trong lòng em không hiểu sao chồng em chạy theo mấy bà nạ dòng hai, ba con, nhan sắc và tư cách kém xa em, có thể nói không đáng xách giày cho em là đằng khác. Lòng tự ái em bị tổn thương nặng nề vừa nhục vừa tủi. Nhiều lúc uất ức em muốn chết quách cho rồi nếu không nghĩ đến con.

- Ngày nay tình cảm trong em đã lắng đọng bình thản, điều khó hiểu này em vẫn chưa giải tỏa được. Cha mẹ nếu còn, liệu em có dám hỏi ổng bả hay không? Tâm sự đời em chị đã biết, chị người ngoài cuộc sáng suốt nhận xét dễ dàng hơn. Xin chị giúp em vài ý kiến.

Kim thân thiết cười cười vẻ bí mật bảo Hồng:

- Em muốn biết lắm hả? Trước nhất nghe lời chị, trang điểm ăn diện, liếc mắt cho tình, giao du bạn bè nam nữ tự nhiên bình thường không phải e dè sợ sệt, miễn lòng em đoan chính. Chị chắc chắn Phong sẽ để mắt “săn sóc” em nhiều hơn. Tin chị đi!

Lệ Hồng trân trân nhìn Kim ngơ ngác hỏi:

- Chị nói gì em không hiểu?

- Aäy, rồi em sẽ hiểu. Em đã có bốn con với chồng, thì đâu còn lạ gì chuyện chăn gối vợ chồng, phải không em? Bây giờ chắc chắn em đã thông hiểu lời dạy của bác trai khi xưa? Sao em không chiêm nghiệm tìm hiểu? Nước da chồng em trắng men mét, người gầy yếu, đôi vai như co rút, nhìn là biết có bệnh. Phong tự biết mình thua kém vợ mọi mặt, hắn phải tìm cách “giữ “ em chứ. Nhiều người đàn ông bồ bịch lăng tăng, lung tung, còn phao tin cho vợ bắt ghen ngày này tháng nọ, cốt ý muốn cột chặt bà vợ bên cạnh họ. Tại sao vậy? Tìm việc làm lu bù choán hết thời giờ cho vợ để các bà không phải ngồi không so sánh kỳ kèo nghĩ đến điều thiếu kém của chồng; cũng có thể sợ các bà rỗi rảnh quần là áo lụa trang điễm ra đường, lỡ gặp người khác “cua” mất thì sao? Chồng em đã chọn con dường này “bảo vệ” em hữu hiệu nhất. Em nghĩ lại đi, hơn mười năm chồng vợ, có giờ phút nào em sống cho em không? Lúc nào cũng xuề xòa, lôi thôi đi bắt ghen, đúng không? Cái lối yêu và giữ vợ của chồng em chẳng khác đường lối chánh sách “yêu dân” của cộng sản chút nào, bắt dân làm việc búa sua cực nhọc mà đói meo ruột. Bao tử trống rỗng kêu réo ngày đêm, người dân còn bụng dạ nào nghĩ cách chống phá chính quyền, đòi hỏi yêu sách với đảng nhà nước công sản. So sánh này có hơi tàn nhẫn một chút nhưng đó là sự thãt. Tình yêu của Phong dành cho vợ độc đáo thiệt!

Hồng lắp bắp nói như hụt hơi:

- Chuyện như thế ư? Chẳng lẽ. . .chẳng lẽ.. . nhà em.. .nhà em. . Ôi!. . . Ánh mắt nàng tối lại, buồn u uất.

- Em không tin hả? Bình tĩnh, từ từ suy ngẫm tuần tự thì em sẽ hiểu. Mỗi khi em vật vã hờn ghen Phong đền bù vuốt ve yêu chiều em hết mình, chắc không sai chứ? Bốn đứa con xinh đẹp của em đã nói lên điều này. Hiện tại, chồng em vẫn xài mửng cũ, thì em phớt lờ hắn, tỉnh bơ vui chơi. Đời mới ba mươi tuổi đâu đã già. “Tô son điểm phấn ngạo với nhân gian một nụ cười” vẫn chưa muộn, em à. Bây giờ là lúc em nên quên hết, để tâm hồn thảnh thơi, thong dong sống cho mình một chút.

Hồng đang trong trạng thái mơ mơ màng màng, ngơ ngơ ngác ngác, nàng có cảm giác trên chòm cây cha mẹ chợt ẩn chợt hiện, nhìn nàng; nhất là cha, đôi mắt phủ ngập tình thương khích lệ nàng yêu đời vui sống. “Ôi cha, nàng thầm thì với cha, một người cha tuyệt diệu, những lời cha dạy in khắc trong tâm khảm ngày thơ, con đã thấm thía hiểu sâu sắc.”

Những gút mắc trong lòng được cởi mờ, nàng bàng hoàng siết chặt tay Kim:

- Cảm ơn chị lắm, lắm. Chị đã giúp em “hiểu” được lòng chồng em. Tình yêu của Phong đâu có đơn thuần, thì ra có tính toán, nếu không muốn nói là thủ đoạn cả với người yêu. Đáng sợ thiệt!

- Hình thức nào cũng chỉ là yêu em, đáng hạnh phúc lắm chứ!

Nàng mỉm cười mà ánh mắt vời vợi dường như nàng đang tự hờn trách sự khờ dại, yêu mù quáng…. . . Giọng nàng nhẹ như hơi gió:

- Hy vọng như thế để sống nốt khoảng đời còn lại bên chàng.

Hết